Ý kiến của hộ về việc đầu tư cho vùng mía nguyên liệu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân tại xã châu hội huyện quỳ châu tỉnh nghệ an (Trang 69 - 74)

PHẦN IV- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Hộp 4.1: Ý kiến của hộ về việc đầu tư cho vùng mía nguyên liệu

b) Theo giống mía

Với 3 giống mía chính hiện nay là mía ROC 10, VN 84, F 156 thì chỉ có giống mía F 156 là mới được đưa vào trồng những năm gần đây, chưa được sử dụng phổ biến nên diện tích kinh doanh còn nhỏ; Còn 2 giống mía ROC 10, VN 84 đã được trồng lâu năm. Trong 3 giống thì giống ROC 10 là giống có diện tích lớn nhất, phù hợp với chất đất của xã Châu Hội và thu được giá trị kinh tế cao.

Về chi phí vật chất: Dựa vào bảng 4.11 cho thấy, sản lượng giống mía sử dụng cho 1 ha đối với các loại giống đều trên 3 tấn/vụ. Giống mía VN 84 cần lượng giống lớn nhất 4,23 tấn/ha; tiếp theo là giống F 156 sử dụng 3,94 tấn/ha và thấp nhất là giống ROC 10 với lượng giống 3,46 tấn/ha. Kết quả kiểm định cho thấy chi phí giống của giống ROC 10 và VN 84, giống VN 84 và F 156 có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%, còn giữa giống ROC 10 và F 156 không có sự khác biệt nhau. Đối với phân chuồng thì các giống mía không có sự khác biệt nhau, chỉ có giữa giống ROC 10 và VN 84 khác biệt ở mức ý nghĩa 10%. Về phương pháp bón phân vô cơ cho các loại giống mía thì các hộ chủ yếu bón nhiều đạm, ít lân và kali. Chi phí

Theo bà Đặng Thị Thức thôn Kẻ Lè (Châu Hội) cho biết: “Vùng đất trồng mía của nhà tui cằn cỗi mà diện tích mía chỉ khoảng 0,5 ha nên cũng nỏ muốn đầu tư, năng suất bao nhiêu cũng được vì nếu có lỗ thì cũng chẳng đáng bao nhiêu”.

phân đạm của giống VN 84 là lớn nhất 2347,03 ngàn đồng; tiếp theo là giống F 156 với 2231,75 ngàn đồng, thấp nhất là giống ROC 10 với 1715,15 ngàn đồng. Chi phí phân lân, kali giữa các giống mía không có sự khác biệt. Do vậy, điều cần thiết trước mắt cũng như lâu dài đối với các hộ sản xuất là phải cân đối hơn nữa trong bón phân để giảm chi phí từ đó đem lại hiệu quả cao hơn trong quá trình đầu tư sản xuất.

Chi phí dịch vụ: Chi phí dịch vụ của giống VN 84 là lớn nhất 5116,36 ngàn đồng; tiếp theo là giống ROC 10 với 4044,15 ngàn đồng; thấp nhất là giống F 156 với 2904,82 ngàn đồng. Kết quả kiểm định cho thấy chỉ có giữa giống VN 84 và F 156 có sự khác biệt ở mức ý nghĩa 10%, còn giữa các giống khác đều không có sự khác biệt.

Chi phí lao động: Qua bảng 4.11 ta thấy, số công lao động đầu tư cho một ha giữa các loại giống không chênh lệch nhau đáng kể trong giới hạn từ 37-43 công/ha. Điều này cũng dễ hiểu vì các giống mía đòi hỏi mức độ thâm canh không khác nhau nhiều về kỹ thuật chăm sóc và thu hoạch. Công lao động ở đây được tính bao gồm công trồng, chăm sóc và thu hoạch.

Như vậy, hầu như các khoản mục chi phí đầu tư cho giống VN 84 đều lớn nhất. Tổng chi phí đầu tư trên 1 ha cho giống mía VN 84 đạt 19713,39 ngàn đồng;

còn hai giống mía ROC 1O và F 156 có tổng chi phí tương đương nhau lần lượt là 16931,80 ngàn đồng; 16651,55 ngàn đồng.

Bảng 4.11 : Một số đầu vào chính cho sản xuất mía theo giống mía

(Tính trung bình cho 1 ha mía)

Chỉ tiêu ĐVT

ROC 10 (1) VN 84 (2) F 156 (3) BQ So sánh (1000đ)

SL

GT

(1000đ) SL

GT

(1000đ) SL

GT

(1000đ) SL

GT

(1000đ) (1)-(2) (1)-(3) (2)-(3)

1. CPTG (IC) 14823,80 17857,89 14661,05 15296,90 3034,09*** 162,75NS 3196,84**

a) Chi phí VC 10779,65 12741,53 11756,23 11251,73

- Giống Tấn 3,46 2092,38 4,23 2759,02 3,94 2074,38 3,66 2197,83 666,64** 18,00NS 684,64**

- Phân bón 7872,58 8935,09 8769,73 8186,65

+ Phân chuồng Tấn 8,26 4130,00 9,06 4530,00 8,84 4420,00 8,48 4240,00 400,00* 290,00NS 110,00NS + Đạm Kg 241,92 1715,15 319,97 2347,03 302,48 2231,75 263,78 1900,50 631,88*** 516,60** 115,28NS + Lân Kg 132,29 402,47 113,53 385,44 129,48 433,40 128,82 404,40 17,03NS 30,93NS 47,96NS + Kali Kg 98,63 1139,28 96,78 1151,22 100,41 1189,26 98,60 1148,81 11,94NS 49,98NS 38,04NS + Vôi bột Kg 242,84 485,68 260,70 521,40 247,66 495,32 246,47 492,94 35,72NS 9,64NS 26,08NS

- Thuốc BVTV 1000đ 335,21 361,21 347,66 341,32 26,00NS 12,45NS 13,55NS

- CPVC khác 1000đ 479,48 686,21 564,46 525,93 206,73** 84,98NS 121,75NS

b) Chi phí DV 4044,15 5116,36 2904,82 4045,17 1072,21NS 1139,33NS 2211,54*

- Thuê cày bừa 1000đ 573,11 408,63 515,70 537,70

- Lãi vốn vay 1000đ 1702,32 3681,96 1234,71 1952,57

- Phí DV khác 1000đ 1768,72 1025,77 1154,41 1554,89

2. Chi phí LĐ công 42,16 2108,00 37,11 1855,50 39,81 1990,50 40,99 2049,50

* Tổng chi phí 16931,80 19713,39 16651,55 17346,40 2781,59*** 280,25NS 3061,84**

Chú thích: ***, **, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10% tương ứng, NS: không có ý nghĩa thống kê.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010)

c) Theo quan hệ hợp tác

Quan hệ mua vật tư phân bón giữa hộ nông dân và nhà máy

Hầu hết các hộ mua vật tư phân bón từ các đại lý bán lẻ và mua chịu của nhà máy. Những hộ có quy mô sản xuất lớn, số lượng vật tư phải sử dụng nhiều, đặc biệt là phân bón đã liên kết được với nhà máy để được hưởng những ưu đãi về giá cả và vận chuyển. Theo sự cung cấp của ban kỹ thuật mía các xóm cho biết: Hầu hết các loại phân bón và giống mía nhà máy đường Tate & Lyle đầu tư cung cấp đều có mức giá thấp hơn giá thị trường khoảng 500 đồng/kg. Nếu quy ra với một số lượng phân bón lớn sẽ giảm chi phí cho hộ nông dân đáng kể. Ngoài ra hộ mua vật tư của nhà máy được mua chịu với lãi suất bằng không, kèm theo điều kiện nhà máy sẽ trừ tiền phân bón vào tiền bán sản phẩm của hộ khi nhập mía cho nhà máy. Tuy nhiên, số hộ được vay vật tư phân bón của nhà máy hạn chế, chỉ những hộ gia đình thực hiện ký kết hợp đồng bán mía cho nhà máy đường thông qua người chủ hợp đồng của mình, các chủ hợp đồng sẽ liên lạc trực tiếp với nhà máy để đảm bảo lợi ích cho người dân thì những hộ đó mới được nhà máy cho vay giống, các loại phân bón…

Bảng 4.12: Quan hệ hợp tác trong mua vật tư phân bón của hộ điều tra Quy mô QMN QMV QML Tổng

n % n % n % n %

1. Nhà máy đường 6 20,00 12 60,00 9 90,00 27 45,00

2. Trạm vật tư Quỳ Châu 0 - 3 15,00 1 10,00 4 6,67

3. Đại lý bán lẻ 24 80,00 5 25,00 0 - 29 48,33

* Tổng 30 100,00 20 100,00 10 100,00 60 100,00

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010) Qua bảng 4.12 ta thấy, tỷ lệ hộ được liên kết hợp tác trong mua vật tư phân bón chỉ chiếm 45% tổng số hộ điều tra. Do vậy, nhà máy đường cần tạo điều kiện hơn nữa để mọi hộ nông dân đặc biệt là hộ nghèo có cơ hội được hợp tác với nhà máy, vừa được hỗ trợ về các đầu vào và vừa ổn định đầu ra đảo bảo HQKT trong sản xuất mía nguyên liệu của mỗi hộ.

Bảng 4.13: Một số đầu vào chính trong sản xuất mía theo quan hệ hợp tác mua vật tư phân bón

(Tính trung bình cho 1 ha mía)

Chỉ tiêu ĐVT Hợp tác (I) Không hợp tác (II) BQ So sánh

(1000đ)

SL GT

(1000đ) SL GT

(1000đ) SL GT

(1000đ) (I)-(II)

1. CPTG (IC) 14155,54 17823,18 15296,90 3667,64***

a) Chi phí vật chất 10233,78 13504,55 11251,73

- Giống Tấn 3,28 1923,82 4,51 2804,98 3,66 2197,83 881,15***

- Phân bón 7552,09 9589,96 8186,65

+ Phân chuồng Tấn 7,85 3925,00 9,87 4935,00 8,48 4240,00 1010,00***

+ Đạm Kg 225,98 1581,86 347,55 2606,63 263,78 1900,50 1024,77***

+ Lân Kg 134,84 404,52 115,47 404,15 128,82 404,40 0,37NS

+ Kali Kg 99,79 1147,59 95,97 1151,64 98,60 1148,81 4,05NS

+ Vôi bột Kg 246,56 493,12 246,27 492,54 246,47 492,94 0,58NS

- Thuốc BVTV 1000đ 325,37 376,66 341,32 51,29***

- Chi phí vật chất khác 1000đ 432,50 732,95 525,93 300,45***

b) Chi phí dịch vụ 3921,76 4318,63 4045,17 396,87NS

- Thuê cày bừa 1000đ 602,64 393,81 537,70

- Lãi vốn vay 1000đ 1473,87 3013,32 1952,57

- Phí dịch vụ khác 1000đ 1845,25 911,50 1554,89

2. Chi phí lao động công 43,16 2158,00 36,18 1809,0 40,99 2049,50

* Tổng chi phí (TC) 16313,54 19632,18 17346,40 3318,64***

Chú thích: ***, **, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5%, 10% tương ứng, NS: không có ý nghĩa thống kê.

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2010)

Qua bảng 4.13 ta thấy, phần đa các khoản mục chi phí đối với sản xuất mía của các hộ có quan hệ hợp tác mua phân bón của nhà máy đều thấp hơn so với các hộ không hợp tác. Đặc biệt là các khoản mục chi phí vật chất, đây là khoản mục chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu đầu tư cho cây mía. Nhóm hộ không hợp tác có mức chi phí vật chất lớn hơn nhóm hộ hợp tác trên 3 triệu đồng/ha. Qua việc kiểm định t-stat cho thấy trong chi phí vật chất bao gồm giống, phân chuồng, đạm, thuốc BVTV, chi phí vật chất khác giữa nhóm hộ hợp tác và không hợp tác có sự khác biệt nhau rừ rệt ở mức ý nghĩa thống kờ 1%. Cũn chi phớ lõn, kali, vụi bột trong chi phí vật chất thì không có sự khác biệt nhau vì mặc dù hộ hợp tác được ưu đãi về giá nhưng số lượng sử dụng nhiều hơn so với hộ không hợp tác. Tuy nhiên, do nhà máy đường chỉ đầu tư vật tư, giống, phân bón, BVTV mà chưa có sự đầu tư nhiều về dịch vụ như làm đất, phun thuốc sâu công nghiệp…Nên kết quả kiểm định t-stat về chi phí dịch vụ không có sự khác biệt nhau.

Như vậy, hợp tác trong vấn đề muc vật tư phân bón giữa nông dân và nhà máy là hình thức mang lại hiệu quả cho hộ, vừa giảm được chi phí vật chất, vừa có thêm nguồn vốn đầu tư cho cây mía phát triển. Trong tương lai nên duy trì hình thức hợp tác này.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất mía nguyên liệu của các hộ nông dân tại xã châu hội huyện quỳ châu tỉnh nghệ an (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w