1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường nông sản cho các hộ nông dân thị trấn như quỳnh, huyện văn lâm, tỉnh hưng yên

108 423 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 0,98 MB
File đính kèm tham gia thị trường nông sản.rar (133 KB)

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình thực tế rủi ro của hộ nông dân khi tham gia thị trường nông sản, đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường cho các hộ nông dân thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và giải pháp giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường nông sản của hộ nông dân. Tìm hiểu thực trạng tham gia thị trường nông sản và các rủi ro khi tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường nông sản cho các hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận vănnày là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào

Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đãđược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồngốc

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010

Người cam đoan

Hoàng Ngọc Quỳnh

Trang 2

LỜI CÁM ƠN

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, để hoàn thành được luậnvăn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sựquan tâm giúp đỡ của các tập thể, các cá nhân trong và ngoài trường

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả các thầy, cô giáo thuộckhoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,

đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS NguyễnPhúc Thọ đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn UBND thị trấn Như Quỳnh, HTX nôngnghiệp và các tổ chức đoàn thể, các hộ nông dân thị trấn đã tạo mọi điều kiệnthuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình và bạn bè đã độngviên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường và thời gian thựchiện để tài này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010

Người cảm ơn

Hoàng Ngọc Quỳnh

Trang 3

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài “Giải pháp giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường nông sản cho các hộ nông dân thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên” là trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình thực tế

về rủi ro của các hộ nông dân khi tham gia thị trường nông sản, từ đó đề xuấtmột số giải pháp giúp hộ nông dân trong thị trấn giảm thiểu những rủi ro đó

Để đạt được mục tiêu chung có các mục tiêu cụ thể: Hệ thống hoá cơ sở

lý luận và thực tiễn về rủi ro và giải pháp giảm thiểu rủi ro khi tham gia thịtrường nông sản cho các hộ nông dân; Đánh giá thực trạng tham gia thịtrường nông sản, những rủi ro của các hộ nông dân khi tham gia thị trườngnông sản; Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro khi tham gia thịtrường nông sản cho các hộ nông dân trong thị trấn

Đề tài được thực hiện tại thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnhHưng Yên Với đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về rủi ro và giải phápgiảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường nông sản, chủ yếu tập trung vào cácrủi ro lớn trong sản xuất và tiêu thụ, đặc biệt là các rủi ro trong tiêu thụ nôngsản Chủ thể là các hộ nông dân thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnhHưng Yên

Các mục tiêu đã được nghiên cứu ở các phần của đề tài Về lý luận: Đềtài đã làm rõ khái niệm thị trường, thị trường nông sản, các rủi ro khi tham giathị trường nông sản, nguyên nhân và giải pháp giảm thiểu của từng rủi ro Vềthực tiễn: Đề tài tìm hiểu thực tiễn và kinh nghiệm giảm thiểu rủi ro thịtrường của các nước trên thế giới và ở Việt Nam

Với các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp chọn điểm nghiên cứu;Phương pháp thu thập tài liệu; Phương pháp xử lý thông tin; Phương phápphân tích gồm: Phân tích thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp chođiểm, phương pháp phân tích SWOT

Trang 4

Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy có một số nét nổi bật:

Các hộ nông dân trong thị trấn tích cực tham gia vào thị trường nông sản, raquyết định sản xuất, mua bán và sử dụng vật tư, tham gia sản xuất và tiêu thụnông sản Các hộ ra quyết định sản xuất chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thânhoặc làm theo phong trào Người nông dân đã chủ động tiếp cận thị trường vật tưnhưng tình trạng vật tư không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, hàng kém chấtlượng vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng đến sản xuất của hộ Bên cạnh đó, việc giá

cả vật tư ngày một tăng cao và có nhiều biến động cũng gây khó khăn cho nông

hộ Nguồn thông tin cung cấp cho nông dân sản xuất rất đa dạng, nhiều nguồnsong thiếu chính thống, thiếu tư vấn cụ thể, vẫn còn tình trạng nhiều thông tin sailệch trên thị trường Thị trường tiêu thụ sản phẩm phát triển với trung tâm chợNhư Quỳnh hoạt động sôi nổi Nông dân trong thị trấn chủ yếu tiêu thụ dưới hìnhthức bán buôn ở chợ hoặc bán tại ruộng, một phần để bán lẻ Các hộ tiêu tụ hoàntoàn tự phát vì tại thị trấn chưa có một công ty nào đứng ra ky hợp đồng tiêu thụvới nông dân

Người nông dân trong thị trấn khi tham gia thị trường nông sản gặp một

số rủi ro chính như: Rủi ro do quyết định sản xuất (làm theo phong trào, theokinh nghiệm bản thân), rủi ro trong quá trình sản xuất và rủi ro trong tiêu thụnông sản

Rủi ro trong quá trình sản xuất: Gồm những rủi ro trong sử dụng đầuvào (vật tư, thông tin…), rủi ro về VSATTP, rủi ro do thiên tai dịch bệnh.Trong đó, rủi ro sử dụng đầu vào xuất hiện nhiều nhất, chủ yếu là rủi ro vềchất lượng, giá cả vật tư và rủi ro về thông tin

Rủi ro trong tiêu thụ: Người nông dân trong thị trấn chủ yếu tiêu thụdưới các hình thức bán buôn cho thương lái, bán buôn tại ruộng hoặc bán lẻ ởchợ Nông sản trong thị trấn khi tiêu thụ gặp nhiều rủi ro như: Rủi ro do bánhàng tự phát không thông qua hợp đồng; rủi ro do biến động cung cầu; rủi ro

ép cấp, ép giá…Trong đó, rủi ro do biến động cung cầu dẫn đến biến động giá

Trang 5

là rủi ro có mức độ xuất hiện lớn nhất Bên cạnh đó, việc tiêu thụ bị ép giácũng là một trong những rủi ro lớn Nông dân ở đây chủ yếu là bán hàng tựphát dẫn đến hiện tượng nông sản không có một thị trường tiêu thụ chắc chắc,gây nhiều khó khăn trong tiêu thụ.

Giải pháp giảm thiểu: Bên cạnh những giải pháp chung để giảm thiểunhững rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ như quy hoạch sản xuất, tăng cườngđầu tư cơ sở hạ tầng cho sản xuất, nâng cao nhận thức người dân, tăng cườngtiếp cận thông tin, tăng cường tham gia tập huấn khuyến nông, tăng cườngcông tác dự báo và định hướng sản xuất của các cấp chính quyền… là một sốnhững giải pháp cụ thể như tuyên truyền, định hướng sản xuất cho nông dân;tập huấn kỹ thuật sản xuất, sử dụng vật tư trong sản xuất, vệ sinh trong sảnxuất; tăng cường mạng lưới vật tư phục vụ sản xuất; khuyến khích tiêu thụnông sản qua hợp đồng và các giải pháp cho từng loại rủi ro Các giải phápđưa ra nhằm giúp cho các hộ nông dân trong thị trấn giảm thiểu những rủi rogặp phải, chủ động trước các rủi ro thị trường

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CÁM ƠN ii

TÓM TẮT iii

MỤC LỤC vi

DANH MỤC BẢNG viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ ix

DANH MỤC CÁC HỘP x

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ i

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Thị trường - Thị trường nông sản 4

2.1.2 Rủi ro - rủi ro của nông dân khi tham gia thị trường nông sản 6

2.1.3 Những rủi ro nông dân thường gặp khi tham gia thị trường nông sản 8

2.2 Cơ sở thực tiễn 19

2.2.1 Rủi ro và một số biện pháp giảm thiểu rủi ro của một số nước trên thế giới 19

2.2.2 Rủi ro và quản lý rủi ro ở Việt Nam 23

2.3 Các nghiên cứu có liên quan 24

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên 26

3.3.1 Đặc điểm tự nhiên 26

Trang 7

3.2 Phương pháp nghiên cứu 36

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 36

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 36

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 37

3.2.4 Phương pháp phân tích 37

3.3 Hệ thống chỉ tiêu 38

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

4.1 Thực trạng tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân ở thị trấn Như Quỳnh 39

4.1.1 Ra quyết định sản xuất 39

4.1.2 Quá trình sản xuất 43

4.1.3 Tiêu thụ sản phẩm 49

4.2 Rủi ro khi tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân 52

4.2.1 Rủi ro do quyết định sản xuất 57

4.2.2 Rủi ro trong quá trình sản xuất 60

4.2.3 Rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm 67

4.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc nâng cao khả năng giảm thiểu rủi ro của các hộ nông dân thị trấn Như Quỳnh 73

4.4 Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường nông sản của hộ nông dân 76

4.4.1 Quan điểm 76

4.4.2 Định hướng và mục tiêu 77

4.4.3 Những giải pháp chủ yếu để giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường nông sản cho các hộ nông dân thị trấn Như Quỳnh 77

5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 92

5.1 Kết luận 92

5.2 Kiến nghị 93

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của thị trấn Như Quỳnh qua 3

năm 2007 - 2009 28

Bảng 3.2: Tình hình biến động về dân số và lao động của thị trấn qua 3 năm 2007 - 2009 30

Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng của thị trấn Như Quỳnh qua 3 năm 2007 – 2009 32

Bảng 3.4: Kết quả sản xuất kinh doanh của thị trấn qua 3 năm 2007 - 2009 35

Bảng 4.1 Nguồn thông tin đến với các hộ 40

Bảng 4.2 Lựa chọn quyết định sản xuất của các hộ nông dân 42

Bảng 4.3 Nguồn cung cấp giống cây trồng cho các hộ 44

Bảng 4.4 Nguồn cung cấp phân bón, thuốc BVTV cho các hộ 45

Bảng 4.5 Thực tế sử dụng vật tư của các hộ điều tra 48

Bảng 4.6 Tỷ lệ hộ điều tra bán sản phẩm nông nghiệp 49

Bảng 4.7 Sự lựa chọn nơi bán nông sản của các hộ điều tra 51

Bảng 4.8 Mức độ xuất hiện rủi ro của các hộ điều tra năm 2009 53

Bảng 4.9 Tác động của những rủi ro đối với hộ nông dân 56

Bảng 4.10 Nhận thức của hộ về thị trường nông sản và rủi ro thị trường 59

Bảng 4.11 Rủi ro thiên tai, dịch bệnh và mức độ ảnh hưởng đến năng suất 66

cây trồng 66

Bảng 4.12 Bảng biến động giá bán bình quân của các nông sản qua các năm 2007 - 2009 68 Bảng 4.13 Chênh lệch giá bán bình quân của nông dân bán cho thương lái và giá bán bình quân người tiêu dùng nhận được của các sản phẩm năm 2009 .71

Trang 10

DANH MỤC ĐỒ THỊ

Hộp 4.5 Ý kiến của người dân về việc bán nông sản cho thương lái 53

Hộp 4.4 Ý kiến của thương lái về giá bán nông sản 54

Hộp 4.1 Ý kiến người dân về công nghệ trồng rau của một số hộ 72

Hộp 4.2 Ý kiến của người tiêu dùng về chất lượng nông sản …72

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, đặc biệt sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chứcthương mại thế giới (WTO), chủ trương của Đảng chuyển từ nền nông nghiệp

tự cấp tự túc sang nền sản xuất hàng hóa, phát triển nông nghiệp theo cơ chếthị trường đã mở ra nhiều cơ hội cho người dân, nhưng cũng xuất hiện nhiềuthách thức mới Mỗi hộ nông dân là một chủ thể sản xuất nhỏ, tham gia vàothị trường nông sản với đặc trưng là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, họ không

có sức mạnh thị trường nên dễ gặp rủi ro Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệtcủa cơ chế thị trường đẩy người dân nông thôn rơi vào tình thế bất lợi, rủi rongày càng tăng

Như Quỳnh là một thị trấn kinh tế khá phát triển với trung tâm chợ NhưQuỳnh hoạt động sôi nổi, các hộ nông dân tích cực tham gia vào thị trườngnông sản Nhưng thị trường là nơi luôn diễn ra nhiều biến động nên hộ nôngdân ở đây gặp nhiều rủi ro trong sản xuất và tiêu thụ, dẫn đến hiệu quả kinh tếthấp

Vấn đề đặt ra cần quan tâm giải quyết là:

- Thực trạng tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân ở thịtrấn Như Quỳnh?

- Những rủi ro chủ yếu của người nông dân khi tham gia thị trường nôngsản là gì?

- Làm thế nào để giúp người nông dân có thể giảm thiểu được nhữngrủi ro khi tham gia thị trường nông sản?

Xuất phát từ yêu cầu đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường nông sản cho các hộ nông dân thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên”.

Trang 12

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá, phân tích tình hình thực tế rủi ro của hộ nông dânkhi tham gia thị trường nông sản, đề xuất một số giải pháp giảm thiểu rủi rokhi tham gia thị trường cho các hộ nông dân thị trấn Như Quỳnh, huyện VănLâm, tỉnh Hưng Yên

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm giảm thiểu rủi ro khi tham giathị trường nông sản cho các hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Như Quỳnh,huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về rủi ro và giải pháp giảm thiểurủi ro khi tham gia thị trường nông sản của các hộ nông dân thị trấn NhưQuỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Về nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu một số rủi ro thường gặp khi tham gia thị trường nông sản,ứng xử của người nông dân trước những rủi ro, đề xuất một số giải pháp giúp

hộ nông dân trong thị trấn giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường nông sản

Sản xuất nông nghiệp ở thị trấn Như Quỳnh chủ yếu là trồng trọt vớicây lúa, hoa và rau màu, chăn nuôi hầu như không đáng kể Vì vậy, đề tài nàychỉ nghiên cứu rủi ro trong lĩnh vực trồng trọt của hộ nông dân khi tham gia

Trang 14

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Thị trường - Thị trường nông sản

2.1.1.1 Thị trường

a) Khái niệm

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường

- Thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, hay nó là tập hợp các dànxếp mà thông qua đó người mua và người bán tiếp xúc với nhau để trao đổihàng hóa, dịch vụ

- Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi - mua bán - chuyểnnhượng hàng hóa dịch vụ và các yếu tố sản xuất

- Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, nó thể hiện tổng hòacác mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán

b) Vai trò và chức năng của thị trường

* Vai trò của thị trường

- Thị trường là nơi quyết định giá cả của hàng hóa dịch vụ, đây là vaitrò quan trọng nhất của thị trường Sự tác động qua lại giữa người mua vàngười bán trên thị trường sẽ xác định giá cả cụ thể của từng loại hàng hóa,dịch vụ và mức giá đó sẽ thỏa mãn cả lợi ích của người mua và người bán.Bên cạnh đó, thị trường cũng đồng thời xác định cả số lượng, chất lượngchủng loại sản phẩm cần sản xuất và qua đó sẽ xác định việc phân bổ sử dụngtài nguyên khan hiếm của xã hội

- Thị trường là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, là nơi kiểm nghiệm,đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cáchchính xác nhất

Trang 15

- Thị trường là nơi mà Nhà nước có thể tác động các chính sách kinh tế

vĩ mô để điều tiết, kiểm soát, bình ổn thị trường, khuyến khích sản xuất vàtiêu dùng trong xã hội

* Chức năng của thị trường

- Chức năng thừa nhận: Thị trường thừa nhận hàng hóa dịch vụ ở cáckhía cạnh: Thừa nhận tổng số cung, tổng số cầu về một loại hàng hóa, dịch vụnào đó; thừa nhận quan hệ cung cầu các hàng hóa, dịch vụ đó; thừa nhận giá

cả và chất lượng hàng hóa, dịch vụ

- Chức năng kích thích, điều tiết: Giá cả và lợi nhuận là bàn tay vô hìnhcủa thị trường thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuấtmột cách phù hợp nhất

- Chức năng thực hiện: Thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sảnphẩm hàng hóa tiêu thụ trên thị trường; thực hiện giá trị sử dụng hàng hóa,dịch vụ có mặt trên thị trường; thực hiện một cơ cấu một loại hàng hóa dịch

vụ nào đó

- Chức năng thông tin: Thị trường là nơi cung cấp các thông tin chongười sản xuất, người tiêu dùng, các nhà phân tích, hoạch định chính sách củaNhà nước

2.1.1.2 Thị trường nông sản

a) Nông sản

- Sản phẩm là kết quả hoạt động lao động có mục đích của con người

- Sản phẩm nông nghiệp là kết quả hoạt động lao động trong ngànhnông nghiệp của nông dân Nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, nuôitrồng thủy sản…Ví dụ về sản phẩm nông nghiệp: lúa, ngô, khoai, rau, đậu, gà,vịt, lợn, cá, tôm…

- Nông sản hàng hóa là những sản phẩm nông nghiệp được đem ra traođổi trên thị trường

b) Thị trường nông sản

Trang 16

Thị trường nông sản là nơi người bán và người mua hàng hoá nông sảngặp nhau, tác động qua lại lẫn nhau xác định giá cả, số lượng, chất lượng củamột hay nhiều loại nông sản.

c) Đặc điểm của thị trường nông sản

Thị trường nông sản mang đặc trưng của thị trường cạnh tranh hoànhảo như:

- Có vô số người bán, vô số người mua tham gia vào thị trường

- Các sản phẩm trên thị trường là hoàn toàn đồng nhất

- Có sự phân biệt giữa đường cầu thị trường và đường cầu từng doanhnghiệp

- Cả người mua và người bán đều biết rõ tất cả các thông tin trên thịtrường

- Việc tham gia hay rút khỏi thị trường là hoàn toàn tự do

Bên cạnh đó, thị trường nông sản còn có những đặc điểm riêng khácvới những thị trường khác

- Hàng hóa là nông sản: Là những sản phẩm của ngành nông nghiệp

- Bản chất sinh học của sản xuất nông nghiệp: Đối tượng của sản xuấtnông nghiệp là những sinh vật - cơ thể sống Sự biến động mạnh mẽ về thờitiết, sâu bệnh và cỏ dại ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

- Tính mùa vụ trong kinh doanh: Sản xuất nông nghiệp có tính cungchậm và cầu mang tính thời vụ

- Sự không ổn định của thời tiết: Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiềuvào điều kiện tự nhiên nên các doanh nghiệp kinh doanh, người sản xuất phảiquan tâm tới các loại thiên tai, dịch bệnh như hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh…

2.1.2 Rủi ro - rủi ro của nông dân khi tham gia thị trường nông sản

2.1.2.1 Khái niệm về rủi ro và sự cần thiết phải giảm thiểu rủi ro khi nông dân tham gia thị trường nông sản

* Khái niệm về rủi ro

Trang 17

Môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội mà nông dân sản xuất có biếtbao điều không chắc chắn xảy ra bất lợi đối với nông dân như thiên tai, dịchbệnh, giảm giá nông sản, tăng giá đầu vào… Các sự kiện đó xảy ra với nhữngxác suất ước đoán chủ quan được gọi là sự rủi ro Trong nông nghiệp, nôngdân phải đương đầu với hàng loạt rủi ro như: mất mùa, giá nông sản hạ, giáđầu ra xuống thấp, thiếu vốn, sự thay đổi bất lợi về lãi suất, thiên tai, dịchbệnh…

* Sự cần thiết phải giảm thiểu rủi ro

Những rủi ro khác nhau có những tác động rất khác nhau đến kết quả

và hiệu quả sản xuất của người nông dân Mỗi rủi ro xảy ra đều có nguyênnhân nhưng bất kể do nguyên nhân gì thì rủi ro xảy ra thường gây cho conngười những khó khăn trong cuộc sống như mất hoặc giảm thu nhập, ảnhhưởng đến đời sống nông dân Vì vậy, việc giảm thiểu rủi ro nói chung, rủi rokhi tham gia thị trường nông sản nói riêng cho các hộ nông dân là rất cầnthiết

2.1.2.2 Ứng xử của người nông dân đối với rủi ro

Nông dân có cách ứng xử rất khác nhau với rủi ro Nếu có rủi ro xảy ra,

họ thường thu hẹp quy mô sản xuất để tối thiểu hoá sự thiệt hại về mùa màng.Nhìn chung, có thể chia nông dân theo sự ứng xử với rủi ro ra thành ba nhómnhư sau:

- Thứ nhất: Có người tiếp thu ngay kỹ thuật mới thực hiện đầu tư nhưyêu cầu kỹ thuật Những người này thưừong đạt kết quả cao nếu không có rủi

ro xảy ra, nhưng cũng bị lỗ lớn nếu có điều bất thuận xảy ra Đây là nhữngngười chịu rủi ro và thường chiếm khoảng 5 - 7% trong tổng số nông dân

Trang 18

- Thứ hai: Có người thực hiện đầu tư tối thiểu để chắc ăn hơn Nếuđược mùa, họ cũng được thu(đương nhiên là thấp hơn so với những ngườichịu rủi ro) Nếu mất mùa, họ cũng bị thiệt hại song mức thiệt hại là khônglớn Những người đầu tư theo kiểu này được gọi là những người tránh rủi ro.Phần lớn nông dân( 65 - 80%) thuộc nhóm này.

- Thứ ba: Những người đầu tư ở mức trung bình Những người này đạtđược mức lãi không cao hơn và nếu có rủi ro xảy ra mức thiệt hại cũng thấphơn so với những người chịu rủi ro Những người này được gọi là nông dântrung lập Có khoảng 13 - 15% nông dân thuộc nhóm này

2.1.3 Những rủi ro nông dân thường gặp khi tham gia thị trường nông sản

Khi tham gia thị trường nông sản, hộ nông dân gặp rất nhiều rủi ro, bắtđầu từ rủi ro do quyết định sản xuất, rủi ro trong quá trình sản xuất và rủi rotrong tiêu thụ

Rủi ro trong tiêu thụ

Rủi ro

sử dụng đầu vào

Rủi ro an toàn vệ sinh thực phẩm

Rủi ro thiên tai dịch bệnh

Rủi ro do tiêu thụ tự phát

Rủi ro biến động cung cầu

Rủi ro bị

ép cấp,

ép giá Thông tin đa chiều

Trang 19

2.1.3.1 Rủi ro do quyết định sản xuất

a) Khái niệm và nguyên nhân

Rủi ro do quyết định sản xuất là những rủi ro hộ nông dân gặp phải donhững quyết định sản xuất của mình không phù hợp

Xưa nay nông dân thường làm theo phong trào, thấy sản phẩm nào cógiá bán cao là đổ xô đi nuôi trồng nhưng đến khi thu hoạch được giá lại giảm,cung vượt quá cầu Để làm ra sản phẩm không phải dễ, phải tính toán kỹlưỡng, trồng cây gì, nuôi con gì cho hiệu quả, cho phù hợp, song dù có tínhtoán kỹ đến mấy cũng chịu sự phụ thuộc vào thị trường

b) Biện pháp giảm thiểu

Để giảm thiểu rủi ro trong quyết định sản xuất cần quy hoạch vùng sảnxuất với những vùng chuyên canh riêng để đảm bảo lúc nào cũng có sản phẩm

để bán Nông dân cần theo dõi và cập nhật thường xuyên thông tin thị trường

để nắm bắt nhu cầu thị trường, từ đó có những quyết định sản xuất phù hợp.Chính quyền địa phương cần định hướng, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thờicho nông dân

2.1.3.2 Rủi ro sử dụng các yếu tố đầu vào

a) Khái niệm và nguyên nhân

Rủi ro sử dụng các yếu tố đầu vào là những rủi ro mà hộ nông dân gặpphải khi sử dụng các đầu vào cho sản xuất nông nghiệp như giống, phân bón,thuốc BVTV, thông tin…

+ Rủi ro khi sử dụng vật tư nông nghiệp

Có 2 loại rủi ro chủ yếu mà nông dân thường gặp khi sử dụng vật tư làrủi ro về chất lượng và rủi ro về giá cả

Rủi ro về chất lượng vật tư: Sản xuất nói chung và sản xuất nôngnghiệp nói riêng chịu ảnh hưởng rất lớn của chất lượng đầu vào Sản xuấtnông nghiệp chỉ hiệu quả khi có những cây con giống cũng như thức ăn, phânđạm, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý

Trang 20

Rủi ro về giá cả vật tư: Người nông dân có bất lợi lớn khi thương thảogiá cả của các nguyên liệu đầu vào Việc từng hộ nông dân mua sản phẩm vớikhối lượng nhỏ cho thấy nhìn chung họ không thể thương lượng giảm giá.Thêm vào đó, các hộ nông dân thường mua các sản phẩm ở khâu cuối cùngcủa kênh tiêu thụ các hàng hoá đầu vào (bán lẻ) Do vậy, khoản thanh toán mà

hộ nông dân phải trả cho lượng hàng hoá này đã bao gồm chi phí của tất cảcác khâu trung gian trong kênh cung cấp nguyên liệu đầu vào Điều này khiếncho khoản chi trả thực tế của hộ nông dân trên một đơn vị sản phẩm cao hơn.Mặt khác, do năng lực tài chính eo hẹp khiến cho người nông dân thườngkhông có khả năng thanh toán ngay, đẩy người nông dân phải chấp nhận mứcgiá do các đại lý bán lẻ đưa ra Mức giá này thường cao hơn rất nhiều so vớimức giá trị thực tế của hàng hoá Điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng đầu

tư vào sản xuất của các hộ nông dân Một số hộ nông dân mua vật tư nôngnghiệp của các đại lý tư nhân Do đó, vẫn còn tình trạng người nông dân muaphải những sản phẩm đầu vào có chất lượng kém, bị ép giá trong quá trình sảnxuất Hộ nông dân thích mua ở tại các cửa hàng tư nhân vì thuận tiện gần nhà

và tiết kiệm chi phí vận chuyển nên hiện tượng bị ép giá càng dễ xảy ra.Nguyên nhân là do họ có ít sự lựa chọn, thiếu kiến thức về các tiêu chuẩn chấtlượng và do thiếu thông tin về nơi cung cấp, chất lượng và tính năng của sảnphẩm, đặc biệt là các sản phẩm mới (giống năng suất cao, kỹ thuật…)

+ Rủi ro về thông tin

Thông tin là đầu vào hết sức quan trọng đối với nông dân khi họ thamgia thị trường nông sản Rủi ro về thông tin trước hết biểu hiện ở thông tin vềgiá cả và chất lượng vật tư Người nông dân có ít thông tin về giá cả và chấtlượng vật tư nên dễ mua phải vật tư kém chất lượng hoặc với giá cao khiếncho chi phí sản xuất tăng Ngày nay, với phương tiện thông tin đại chúng nhưtivi, báo, đài, internet… làm cho tốc độ lan truyền thông tin rất nhanh cùngvới tâm lý người tiêu dùng nên khi xuất hiện thông tin có thể tác động ngay

Trang 21

tới người sản xuất làm ngưng trệ việc tiêu thụ của họ, kéo dài thêm thời điểmthu hoạch, đẩy giá bán xuống thấp.

b) Biện pháp giảm thiểu

- Giảm rủi ro sử dụng vật tư nông nghiệp

Biện pháp giảm thiểu rủi ro về giá cả: Dự trữ đầu vào khi giá cả ổnđịnh để sử dụng khi giá tăng cao, đây là biện pháp thường được những ngườinông dân tiên tiến sử dụng đối với các đầu vào có sự dao động theo chu kỳ.Ngoài ra nó cũng được Nhà nước và các tổng công ty sử dụng như nhữngcông cụ đắc lực chống lại những cú sốc về giá Công cụ này sẽ hiệu quả hơnkhi có những thông tin chính xác về tình hình cung cầu trong tương lai.Nhưng công cụ này cũng có những hạn chế như tốn kém về tài chính nênnhiều hộ nông dân không thể áp dụng, bản thân nó cũng chứa đựng những rủi

ro nếu giá giảm xuống Đa dạng hoá đầu vào là công cụ vô cùng hữu ích vớisản xuất nông nghiệp, nó làm tăng thêm sự lựa chọn của nông dân với các đầuvào để tìm ra các phương án tối ưu nhất Ví dụ: Khi giá phân đạm tăng mạnhngười nông dân ở khu vực miền núi tỉnh Bắc Giang đã phát triển chăn nuôi đểlấy phân bón cho cây vải và nuôi cá

Biện pháp giảm thiểu rủi ro về chất lượng: Chủ yếu dựa vào hệ thốngluật pháp và sự quản lý của Nhà nước Nhưng tình trạng thả nổi về chất lượnghàng hoá vẫn chưa được khắc phục, điều này không chỉ ảnh hưởng đến ngườinông dân mà rủi ro của nó còn chuyển tới toàn xã hội Phải tạo ra một thịtrường các yếu tố đầu vào phát triển lành mạnh, cần phải có sự quản lý, giámsát chặt chẽ, hạn chế tối thiểu hiện tượng hàng giả, hàng kém chất lượng xuấthiện trên thị trường, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân mua được đầu vào vớigiá hợp lý

Trang 22

- Giảm rủi ro về thông tin: Cung cấp thông tin cho người dân không chỉcác thông tin về giống cây, con mới, thông tin về kỹ thuật sản xuất, phòng trừsâu bệnh mà còn phải tăng cường hơn nữa thông tin cho người nông dân vềchất lượng, giá cả vật tư nông nghiệp, đặc biệt giá cả các sản phẩm đầu ra của

hộ nông dân Nông dân cần tích cực tìm hiểu thông tin thị trường, thườngxuyên cập nhật những thông tin mới để nắm được nhu cầu thị trường

2.1.3.4 Rủi ro do thiên tai dịch bệnh

a) Khái niệm và nguyên nhân

Đây là nhóm rủi ro do các hiện tượng thiên nhiên như lũ lụt, hạn hán,mưa đá, đất lở, dịch bệnh… gây ra Những rủi ro này thường dẫn đến nhữngthiệt hại to lớn về người và của

Rủi ro do thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra do sản xuất nôngnghiệp chịu nhiều tác động thất thường của thời tiết như bão lụt, hạn hán, dịchbệnh Mặc dù trình độ khoa học kỹ thuật ngày càng tiên tiến và hiện đại, conngười ngày càng chế ngự được nhiều những ảnh hưởng xấu của thiên nhiênsong hàng năm điều kiện tự nhiên vẫn đe dọa và gây tổn thất lớn cho quá trìnhsản xuất nông nghiệp Những thiên tai, dịch bệnh xảy ra thường xuyên nhưngrất khó lường trước, khó đối phó nên rủi ro về thiên tai, dịch bệnh luôn đượcxem là một trong những rủi ro khó kiểm soát nhất mà các hộ nông dân gặpphải trong quá trình sản xuất

b) Biện pháp giảm thiểu

+ Tăng cường thủy lợi, thực hiện tưới tiêu hợp lý, thực hiện canh tác vàquản lý sâu bệnh bằng biện pháp tổng hợp Hoàn thiện giống cây và giốngcon cho phù hợp với các điều kiện sản xuất bất thuận như hạn, úng, đất dốc…

+ Đa dạng hóa sản xuất: Để giải quyết rủi ro do thiên nhiên gây ra, mộttrong những biện pháp được đưa ra là đa dạng hóa sản xuất Đa dạng hóa cóthể được hiểu là sự gia tăng về số lượng nguồn thu nhập thấp và sự cân đối

Trang 23

giữa những nguồn khác nhau Vì thế, đối với người nông dân họ có thể hiểu là

hộ nào có hai nguồn thu nhập được coi là đa dạng hóa hơn so với hộ chỉ có 1nguồn thu nhập và một hộ với hai nguồn thu nhập Mỗi người chiếm 50% sẽ

đa dạng hóa hơn so với một hộ mà một nguồn chiếm tới 90% tổng thu nhập

Các hộ nông dân còn có thể thực hiện đa dạng hóa bằng cách chuyển từviệc sản xuất lương thực tự cấp tự túc sang nền nông nghiệp thương mại hóa

Vì vậy, khi thực hiện đa dạng hóa không nhất thiết người nông dân phải tăng

về số lượng hay cân đối nguồn thu nhập mà có thể thực hiện đa dạng hóabằng cách chuyển từ trồng nhiều loại sản phẩm để tiêu dùng trong gia đìnhsang chuyên trồng một vài loại sản phẩm hàng hóa để đem bán ra trên thịtrường

Người nông dân có thể thực hiện đa dạng hóa bằng cách chuyển dịch từtrồng cây có giá trị thấp sang cây có giá trị cao hơn, sang chăn nuôi và ngànhnghề phi nông nghiệp, chuyển sang cây có giá trị cao sẽ làm cho lợi ích kinh

tế trên một đơn vị ruộng đất hay lao động cao hơn nên nguồn thu nhập sẽ đạtcao hơn và đây cũng là một phương tiện để giúp nông dân giảm nghèo

Đối với các hộ nông dân, việc thực hiện đa dạng hóa là một chiến lượclàm giảm rủi ro Khi đa dạng hóa được thúc đẩy thì nhìn chung hộ phải hysinh về giác độ thu nhập bình quân Cho nên đa dạng hóa thường xuất hiện ởcác hộ khi nguồn thu nhập biến động mạnh và đặc biệt khi hộ không thích rủi

ro Điều này phù hợp với nghiên cứu thử nghiệm cho các hộ nông dân nghèolàm nông nghiệp dựa hoàn toàn vào tự nhiên Ở những vùng có tiềm năngthấp hộ có xu hướng có nhiều nguồn thu nhập hơn những hộ ở những vùng cótiêm năng kinh tế cao hơn

Hộ nông dân thường áp dụng mức độ đa dạng hóa hỗn hợp cây trồngcao như một chiến lược giảm rủi ro liên quan đến thời tiết bất lợi Nhiều nơi

đã giảm tầm quan trọng của cây lúa và chuyển sang cây ăn quả, rau, chănnuôi Loại hình đa dạng hóa này giúp nông dân tăng thu nhập nhưng lại làm

Trang 24

cho nông dân phải đối mặt với rủi ro của thị trường, đặc biệt là những hànghóa mau hư hỏng.

+ Bảo hiểm nông nghiệp

Có nhiều hình thức bảo hiểm nông nghiệp gồm có bảo hiểm cây trồng,bảo hiểm vật nuôi, bảo hiểm nuôi trồng thủy sản, bảo hiểm mùa màng và cáchoạt động liên quan Phạm vi của bảo hiểm nông nghiệp cũng bao gồm cả bảohiểm sau thu hoạch, quá trình chế biến và vận chuyển sản phẩm

Có thể nói, chính sự tồn tại của rủi ro là phát sinh hoạt động bảo hiểm.Bảo hiểm có thể được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Đứng trên quanđiểm cộng đồng, bảo hiểm có thể được hiểu là phương thức xử lý rủi ro thôngqua việc dự trữ, đề phòng rủi ro, chuyển giao, phân tán rủi ro Theo quanđiểm xã hội, bảo hiểm không chỉ là chuyển giao rủi ro mà còn là sự giảm rủi

ro do việc tập trung một số lớn các rủi ro cho phép có thể tiên đoán về tổn thấtkhi chúng xảy ra

Bảo hiểm nông nghiệp có nhiều nội dung nhưng trên thực tế hình thứcbảo hiểm sau thu hoạch, chế biến và vận chuyển sản phẩm ít được áp dụng.Loại bảo hiểm nông nghiệp hay được sử dụng là bảo hiểm cây trồng và bảohiểm mùa vụ

Bảo hiểm cây trồng có thể thực hiện cho một loại rủi ro cụ thể hoặc cóthể thực hiện cho tất cả các loại rủi ro Bảo hiểm cây trồng cho một loại rủi ro

cụ thể chỉ chi trả cho những mất mát do một loại hiểm họa cụ thể gây ra như

lũ lụt, hạn hán, sương muối… Bảo hiểm này thường do các công ty tư nhânđảm nhiệm Bảo hiểm cho tất cả các loại rủi ro thường bồi thường cho nhữngthiệt hại do thiên nhiên gây ra

Hoạt động bảo hiểm mùa vụ cũng là nhằm giải quyết vấn đề rủi rotrong nông nghiệp, cụ thể là nhằm ổn định thu nhập của người nông dân Cơchế tính phí và đền bù được căn cứ vào sự biến động của sản lượng Có nghĩa

là bảo hiểm mùa vụ hạn chế rủi ro nông nghiệp thông qua việc giải quyết vấn

Trang 25

đề về rủi ro sản lượng Vì thế, hoạt động bảo hiểm rủi ro mùa vụ chỉ phát huytác dụng trong trường hợp sự biến động thu nhập của nông dân chủ yếu là do

sự biến động về sản lượng gây ra

2.1.3.4 Rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm

a) Khái niệm và nguyên nhân

Rủi ro về vệ sinh an toàn thực phẩm là các rủi ro do sản phẩm làm rakhông đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụsản phẩm trên thị trường Ví dụ: Cây trồng thì dư lượng thuốc bảo vệ thựcvật hoặc lượng phân bón hóa học quá nhiều, vật nuôi thì không tiêm phòng,

vệ sinh thực phẩm tốt…

Khi sản xuất, hộ nông dân muốn đạt năng suất cao nên đã dùng rấtnhiều phân bón hóa học hoặc các loại thức ăn tăng trưởng làm cho cây trồng,vật nuôi phát triển nhanh nhưng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Trong chăn nuôi, người nông dân không chú ý đến các biện pháp phòng dịchthú y mà chỉ tập trung tìm cách tăng trọng cho đàn gia súc gia cầm Sản xuấttốt, an toàn nhưng chế biến mất vệ sinh, lưu thông mất vệ sinh thì cũng trởthành sản phẩm bẩn Phân bón giả tràn lan, thực phẩm có các chất trong danhmục cấm, thuốc BVTV, phụ gia thực phẩm không đảm bảo chất lượng vẫnđược lưu hành đầy trên thị trường ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, gâynguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng Rủi ro này xảy ra do nhận thức củangười dân còn hạn chế hoặc do họ vì mục tiêu lợi nhuận cố tình sản xuấtkhông đúng quy trình sản xuất, dùng vật tư kém chất lượng, sản phẩm làm rakhông đảm bảo VSATTP

b) Biện pháp giảm thiểu

Trang 26

Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho hàng nông sản, trước hếtcần phải làm thay đổi nhận thức của người nông dân về vấn đề này Địaphương cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kiến thức vệ sinh an toànthực phẩm, nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước bằng việc ban hành cáctiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm Tăng cường công tác kiểm tra việcsản xuất thức ăn chăn nuôi, chất kích thích tăng trưởng, kháng sinh cấm,thuốc bảo vệ thực vật và phân bón Chính quyền địa phương cần có quy chế

xử phạt nghiêm khắc đánh thẳng vào trách nhiệm và lương tâm người sảnxuất

2.1.3.5 Rủi ro trong tiêu thụ sản phẩm

* Rủi ro do tiêu thụ tự phát không thông qua hợp đồng

a) Khái niệm và nguyên nhân

Nông dân thường sản xuất và tiêu thụ tự phát, sản xuất ra là đem bán

mà không cần biết có tiêu thụ được không Vì thế hiện tượng dư thừa, ế hàngvẫn xảy ra do không có thị trường tiêu thụ chắc chắn, không thông qua hợpđồng

b) Biện pháp giảm thiểu

Để giảm thiểu rủi ro này cần khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hợpđồng Các doanh nghiệp nên ký hợp đồng với nông dân trên cơ sở hai bêncùng có lợi, nên ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, mua hàng theo giá thịtrường và vẫn cho phép nông dân bán nông sản ra thị trường Nhờ đó, doanhnghiệp sẽ yên tâm về nguồn nguyên liệu, còn nông dân không phải lo lắng vềđầu ra cho nông sản Cần đảm bảo đầu ra có thể tiêu thụ được hết thông quahợp đồng, thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và nông dân, thắt chặt hệthống pháp luật xử lý khi vi phạm hợp đồng

Trang 27

* Rủi ro do cung cầu biến động

a) Khái niệm và nguyên nhân

“Mất mùa được giá mà được mùa mất giá” là căn bệnh kinh niên củasản xuất nông nghiệp Nông sản cứ đến mùa lại nơm nớp lo sợ rơi vào tìnhtrạng thừa hàng hoặc bị ép giá Được mùa thì số lượng nông sản tăng trongkhi nhu cầu tiêu dùng vẫn thế, dẫn đến lượng cung vượt quá cầu làm cho giágiảm, cung vượt cầu còn dẫn đến hiện tượng dư thừa không bán được hàng, ếhàng Nông dân trúng mùa lại lo rớt giá, ế hàng Cả cánh đồng rau từng bị bỏ

đi do không có nơi tiêu thụ Nhiều loại hoa và rau không tiêu thụ được(không có thị trường tiêu thụ) dẫn đến người nông dân thua trắng vì hoa vàrau là những thứ không thể bảo quản lâu được Nhiều khi giá cao thì không

có để bán, còn lúc trúng mùa giá lại rẻ như bèo Nhiều người trữ nông sản đểchờ giá lên nhưng nhiều khi giá vẫn tiếp tục giảm hoặc nông sản lại bị hỏngphải đổ đi nên nông dân vẫn bị thiệt

Không chỉ rớt giá mà nhiều khi còn không có người mua, nhiều nơitrồng nhiều đến kỳ thu hoạch mà vẫn chưa tìm được mối tiêu thụ, thương láikhông đến mua hoặc mua nhưng không hết Nhiều hộ cắt cử người thuê xechở đi khắp nơi để bán lẻ từng nông sản một nhưng vẫn ế

Lúc được mùa nhiều người cùng đem bán, lượng cung tăng nên giágiảm, nhà vườn chuyển sang trồng giống khác, đến khi thị trường cần, giátăng thì lại không có để bán Nguyên nhân do tâm lý làm theo phong trào củangười nông dân và thói quen của nông dân là sản xuất cái mình có chứ chưabiết sản xuất cái thị trường cần

Người nông dân thường làm theo phong trào, cây nào, con nào có giátrị kinh tế cao thì ồ ạt nuôi trồng, khi giá giảm thì lại ồ ạt chặt bỏ Một

Trang 28

nguyên nhân nữa là do thiếu thông tin thị trường nên chỉ trông chờ vào sựmay rủi của quy luật cung cầu, hoặc do người nông dân không nắm đượcthông tin thị trường nên không biết thị trường đang cần gì Người nông dântiếp cận thị trường trong tư thế bán cái mình có mà chưa hướng tới bán cáingười tiêu dùng cần.

b) Biện pháp giảm thiểu

Đối với lúa gạo cần xây dựng các kho dự trữ để chủ động hơn, không ai

có thể ép giá và sẽ điều chỉnh giá theo quy luật cung cầu trên thị trường trêntinh thần chủ động

Địa phương cần đứng ra tập hợp và phân bổ lợi nhuận phù hợp cho độingũ thương lái để vận động họ thực hiện thu mua nông sản một cách hợp lýcho nông dân

Địa phương nên dùng nguồn tài chính để hỗ trợ cho nông dân thôngqua việc thu mua va dự trữ, chờ thời điểm rớt giá đi qua thì tung ra thịtrường

Nông dân cũng nên lập các quỹ bảo hiểm rủi ro, quản lý và góp vốn đểđối phó những thách thức của thị trường Hình thức tổ chức có thể là liênminh các hợp tác xã hoặc hiệp hội sản xuất

Vận động nông dân ký các hợp đồng bao tiêu với các doanh nghiệp vớigiá ổn định để đảm bảo không sợ rủi ro khi giá thị trường biến động

Thường xuyên theo dõi thông tin thị trường để biết thị trường đang cần

gì từ đó có những điều chỉnh phù hợp với nhu cầu thị trường

Trang 29

*Rủi ro bị ép cấp, ép giá

a) Khái niệm và nguyên nhân

Nhiều hộ nông dân để tiết kiệm thời gian và công vận chuyển đã đemnông sản ra chợ bán cho các người mua buôn, các thương lái Trong nhiềutrường hợp, thương lái đã ép giá nông dân Những người này sẽ thu mua với

số lượng nhiều và thường với giá rẻ hơn giá bán lẻ trên thị trường Họ ép giánông dân, thu mua của nông dân với giá rẻ nhưng khi bán ra thị trường họđẩy giá lên cao để kiếm lời Lợi dụng nông dân mất công vận chuyển ra chợ

và ngại mang hàng ế về nên họ ép nông dân với giá rẻ Mặc dù nông dân biết

bị ép giá nhưng vẫn chấp nhận bán vì không bán cho họ thì cũng không biếtbán cho ai Nhiều thương lái đến tận nhà, tận ruộng để thu mua Người nôngdân chọn cách tiêu thụ này để tiết kiệm thời gian và chi phí vận chuyển hoặc

để đảm bảo tiêu thụ được nhiều hàng Vì vậy hiện tượng nông dân bị ép giávẫn thường xuyên xảy ra

b) Biện pháp giảm thiểu

Chính quyền địa phương cần có biện pháp tập hợp các thương lái, tổchức lại đội ngũ thương lái, hạn chế nhữung mặt tiêu cực và phát huy khảnăng của họ Ví dụ như bồi dưỡng kiến thức để thương lái tham gia công táckhuyến nông kết hợp thu gom nông sản Nếu biết phát huy vai trò của họtrong chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm, họ sẽ tác động tích cực đến tư duy vàcách thức sản xuất của nông dân

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Rủi ro và một số biện pháp giảm thiểu rủi ro của một số nước trên thế giới

Trang 30

Luôn luôn phải đối mặt với những rủi ro, người sản xuất nông nghiệpkhắp nơi trên thế giới đã biết tự phòng vệ bằng nhiều phương pháp khác nhaunhưng phổ biến nhất đó là đa dạng hoá trong sản xuất Đa dạng hoá là công

cụ chống rủi ro đặc biệt hữu hiệu trong sản xuất nông nghiệp Khi sản xuấthàng hoá phát triển thì tính định hứong của đa dạng hoá càng rõ nét Điểnhình là Châu Phi, theo nghiên cứu của Delgao và Siamwalla, các hộ nông dân

đã chuyển từ sản xuất cây lương thựuc tự cung tự cấp sang sản xuất hànghoá Ở đây đa dạng hoá lại mang lại một ý nghĩa rất to lớn đó là sự tập trungvào sản xuất một nhóm hàng để bán và trao đổi thay vì sản xuất rất nhiều sảnphẩm để tự tiêu dùng Theo cách này người nông dân đã khắc phục đượcnhững mặt yếu của đa dạng hoá là tính manh múm, thiếu tập trung làm giảmthu nhập trung bình Như vậy khi tập trung vào sản xuất một số mặt hàng thếmạnh của mình các hộ sẽ tự nâng cao năng lực sản xuất của mình lên rấtnhiều, đó là cơ sở để nâng cao chất lượng hàng hóa

+ Đa dạng hóa

Tại Đông Á, trong khi cây lúa đang trở nên một phần ngày càng nhỏhơn trong toàn bộ nền kinh tế, đối với các nông dân trồng lúa, cây lúa cũngtrở thành một phần nhỏ hơn trong thu nhập hộ gia đình Nghiên cứu củaHayami và Kikuchi(2000) về làng Laguna, Phillipine trong hơn ba thập kỷ đãchứng minhg xu hướng của sự thay đổi này Tỷ phần thu nhập từ cây lúa đãgiảm từ 50% vào thập niên 70 xuống còn 15% vào thập niên 90 Tỷ phần thunhập của các hoạt động nông trại khác cũng đã giảm sút, nhưng vào thập niên

80 đã giảm thu nhập từ cây lúa Thu nhập từ các hoạt động phi nông trại tăng

từ 10% lên hơn 60% Các điều tra xác định các nguồn thu nhập của hộ đãđược tiến hành ở 6 làng ở hai địa điểm ở Thái lan vào năm 1987 và 1994 và ở

4 làng tại Philipine vào năm 1985 và 1997 Các làng này đại diện cho ba hệsinh thái trồng lúa có thuỷ lợi, nhờ tưới tiêu Mặc dù thời gian nghiên cứu có

Trang 31

ngắn hơn, mô thức này hầu như giống với mô thức của làng Laguna Tầmquan trọng của cây lúa như một nguồn thu nhập hộ gia đình đã giảm sút vàthu phi nông trại tăng ở cả ba môi trường trồng lúa Nhìn chung ở châu Á, sự

đa dạng hoá từ các nông trại trồng lúa sang các cây trồng khác là khó khăn

do hệ thống thuỷ lợi đã được thiết kế để phục vụ trồng lúa Nhưng một ngoại

lệ đáng lưu ý ở Đài Loan là khu vực được tưới tiêu vẫn giữ nguyên khôngthay đổi từ giữa thập niên 60 đến giữ thập niên 80 Nhưng suốt thời kỳ nàydiện tích trồng lúa và mía đã giảm gần 50% và được thay thế bằng cây ăn trái

và hạt làm thức ăn cho vật nuôi cho phép giá trị sản xuất nông nghiệp tiếp tụctăng

+ Liên kết các hộ nông dân thành hiệp hội

Đây là xu hướng đang rất được ưa chuộng ở châu Âu và châu Mỹ.Những người nông dân cùng sản xuất một loại mặt hàng liên kết lại thànhmột hiệp hội Ví dụ: Hiệp hội những người trồng bông, hiệp hội nhữungngười nuôi tôm Những người lãnh đạo hiệp hội có trách nhiệm giải quyếtnhững vấn đề cơ bản của ngành nghề đặc biệt là vấn đề thị trường Chúng ta

đã từng thấy hiệp hội những người nuôi tôm Mỹ kiện các nhà xuất khẩu tômViệt Nam và một số nước khác bán tôm phá giá trên thị trường Mỹ Khingười nông dân được liên kết lại sức mạnh của họ được nâng lên nhiều lần.Trường hợp của tổ chức trung gian bảo hiểm của Mexico là một ví dụ Đây làmột tổ chức được xây dựng để làm trung gian bảo hiểm rủi ro về giá cả củangười nông dân trồng bông ở Mexico Giá bông trong trên thị trường thế giớigần đây dao động mạnh, điển hình năm 1993 đã dao động từ 60 cent đến 1bảng Anh, nếu cứ để người nông dân tự mình đối mặt thì nghề trồng bôngkhông thể phát triển được Trước tình hình đó, tổ chức trung gian bảo hiểm

có tên ASERCA đã đứng ra bảo hiểm mức giá tối thiểu cho người trồng bôngtrong cả vụ Để được bảo hiểm như vậy người trồng bông phải trả một mức

Trang 32

phí bảo hiểm nhất định, hình thức này không phải là mới mẻ vì nó đã được

áp dụng từ lâu và trước đây đã gặp thất bại và thực chất đó là chuyển rủi ro từngười trồng bông sang chính phủ Nhưng ở đây có một điểm mới là tổ chứcnày đã sử dụng khoản tiền phí bảo hiểm của nông dân để mua quyền chọnbán với thời gian giao hàng vào thời vụ thu hoạch để bảo hiểm rủi ro của tổchức này trong việc đảm bảo giá tối thiểu với người nông dân Nếu tại thờiđiểm thu hoạch giá bông trên thị trường thấp hơn giá tối thiểu đã ký thì tổchức thực hiện hợp đồng của mình Bán bông với giá đã ký và trả cho ngườitrồng bông mức giá tối thiểu, bằng cách này tổ chức bảo hiểm đã chuyển rủi

ro từ người nông dân ra thị trường quốc tế Trong trường hợp giá thị trườngcao hơn giá tối thiểu thì tổ chức bảo hiểm không phải trả gì và không phảilàm giá cả có nghĩa là họ không thể thực hiện quyền chọn bán và không phảitrả tiền đền bù cho nông dân Đây là một hình thức đã được đánh giá rấtthành công do không phải dùng đến ngân sách của chính phủ khi rủi ro xảy

ra

Từ bài học này chúng ta nhận thấy để giảm thiểu các rủi ro cần phải có

sự kết hợp thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, sử dụng các giải pháp phảimang tính chọn lọc, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương

+ Bảo hiểm nông nghiệp

Bảo hiểm nông nghiệp đã được áp dụng từ lâu ở các nước phát triểntrên thế giới Năm 1898 các công ty bảo hiểm như Đức đã tiến hành các hìnhthức bảo hiểm đầu tiên cho cây trồng đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm nôngnghiệp Ở Mỹ đã xúc tiến công việc này vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 vớicác công ty bảo hiểm tư nhân nhưng đều thất bại mãi đến những năm 30 củathế kỷ 20 chính phủ Mỹ mới vào cuộc với tư cách là người bảo trợ cho các

Trang 33

công ty bảo hiểm, nhờ đó nó được xúc tiến rất mạnh mẽ nhưng cũng gặp rấtnhiều khó khăn và thất bại.

Năm 1938, công ty bảo hiểm của bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ được thànhlập mang tên FCIC và bắt đầu bảo hiểm cho cây lúa mỳ vào năm 1939.Nhưng từ khi thành lập đến nay công ty luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề,

đó là số nông dân tham gia thấp và số tiền đền bù vượt xa so với phí bảohiểm kể cả tiền được nhà nước trợ cấp Nguyên nhân cơ bản cho số ngườitham gia ít và tỷ lệ rủi ro cao là sự lựa chọn gây hại diễn ra khi người bảohiểm thiếu kiến thức về tình trạng của các nông dân riêng lẻ

Có một điểm chung trong bảo hiểm nông nghiệp của các nước trên thếgiới là hầu hết các công ty bảo hiểm đều thua lỗ, do có ít người tham gia vàđều phải có sự hỗ trợ của Nhà nước về tài chính

Philippine đã ban hành sắc lệnh về mùa màng và thành lập công ty bảohiểm nông nghiệp riêng Hàng năm chính phủ tài trợ 50% chi phí bảo hiểmcho nông dân và bắt buộc tất cả các hộ khi vay vốn ngân hàng phải mua bảohiểm Khi có rủi ro thiên tai lớn, nếu công ty bảo hiểm không đủ khả năngchi trả thì nhà nước cho vay ưu đãi hoặc trợ cấp cho công ty để bồi thườngcho nông dân

2.2.2 Rủi ro và quản lý rủi ro ở Việt Nam

Tại Việt Nam tình trạng độc canh cây lúa vẫn là phổ biến, trong khi cáccây trồng có giá trị cao như cây ăn trái, cây lấy hạt làm thtức ăn chăn nuôi,cây lấy dầu hàng năm vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn

Trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả nhấtđịnh trong việc đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp Đa dạng hoá đã mang tínhchọn lọc và định hướng rõ ràng hơn, đặc biệt là các khu vực các tỉnh phía

Trang 34

Nam Nhưng cũng như các nước Đông Á khác, cây lúa vẫn là cây lương thựcchính trong canh tác nông nghiệp của nông dân đặc biệt là các khu vực miềnnúi phía Bắc Ở đây, việc đa dạng hoá theo hướng chọn lọc và tập trung đã trởthành một bài toán khó mà đa số các hộ đa dạng hoá theo hướng tưới tiêuphục vụ dùng trong gia đình Có rất nhiều nguyên nhân song tác động đếnquyết định của họ vẫn là tâm lý sợ rủi ro, muốn giải quyết vấn đề này cầnphải có những nghiên cứu khoa học thực sự Pederson và Amou đã sử dụng sốliệu điều tra năm 1992-1993 dể nghiên cứu tình hình đa dạng hoá ở Việt Nam.

Họ thấy rằng đa dạng hoá gắn liền với các trang trại nhỏ, diện tích tưới tiêu ít.Ngoài ra họ cho thấy rằng những hộ chuyên canh lúa có xu hướng đa dạnghoá phi nông nghiệp cao hơn

Việt Nam đã tiến hành thử nghiệm bảo hiểm mùa vụ và bảo hiểm giasúc ở một số địa phương như Nam Định, Bắc Giang, Đồng Tháp Nhưngtrong việc thực hiện đã vấp phải những vấn đề hết sức khó khăn do có ítngười tham gia và hành động trục lợi bảo hiểm của nông dân tham gia bảohiểm

Đến nay chúng ta mới có hai công ty tham gia bảo hiểm cho nôngnghiệp song hoạt động kém hiệu quả, đó là công ty Bảo Việt và công tyGroupam của Pháp Sự hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm còn rấthạn chế, vì vậy cần tìm biện pháp khác để giảm thiểu rủi ro cho nông dân

2.3 Các nghiên cứu có liên quan

Vấn đề giảm thiểu rủi ro khi tham gia thị trường nông sản cho các hộnông dân là vấn đề cấp thiết được tất cả các nước nông nghiệp đặc biệt quantâm, cả trong đầu tư nghiên cứu, triển khai các dự án chương trình nhằm gắnkết người nông dân với doanh nghiệp, đảm bảo khâu tiêu thụ, làm giảm rủi ro,đạt mục tiêu nâng cao đời sống và thu nhập của người nông dân hiệu quả

Trang 35

nhất

1) Nguyễn Thị Nguyệt - Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2009), Nghiên cứu năng lực tham gia thị trường của các hộ nông dân ở xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình Nghiên cứu đã đánh giá khả năng tham gia thị trường của

hộ nông dân từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường năng lực tham giathị trường của các hộ nông dân tại xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, tỉnh TháiBình

2) Nguyễn Khải Hoàn - Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2005), Thực trạng rủi ro của các hộ nông dân huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang Nghiên cứu đã

phân tích thực trạng về rủi ro và cách thức quản lý rủi ro của các hộ, từ đó đề xuấtnhững giải pháp giúp nông dân giảm rủi ro có hiệu quả

3) Bùi Thị Minh Nguyệt - Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2004), Nghiên cứu rủi ro và quản lý rủi ro của hộ nông dân huyện miền núi Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình Nghiên cứu đã khảo sát và phân loại rủi ro mà hộ nông dân Lương Sơn

thường gặp và những cách thức quản lý rủi ro của của hộ nông dân nhằm bảo đảmcuộc sống và sản xuất cho gia đình, bước đầu đề xuất một số vấn đề giúp nôngdân quản lý rủi ro để nâng cao mức sống, góp phần phát triển kinh tế xã hội miềnnúi

Như vậy, chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào các rủi ro mà hộ nông dângặp phải khi tham gia thị trường nông sản ở xã Như Quỳnh Vì vậy đây là mộtvấn đề mới, có thể đi sâu vào nghiên cứu

* Những bài học rút ra từ nghiên cứu tổng quan

- Nông dân từ khi sản xuất hàng hóa đến khi tham gia thị trường gặp phảirất nhiều rủi ro Những rủi ro họ thường gặp là rủi ro do quyết định sản xuất, rủi rotrong sử dụng đầu vào, rủi ro ATVSTP, rủi ro thiên tai dịch bệnh, rủi ro trong tiêuthụ

Các giải pháp giảm thiểu: Quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng,

đa dạng hóa cây trồng, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ

Trang 36

- Nhiều nước trên thế giới và Việt Nam đã áp dụng một số giải pháp giảmthiểu rủi ro song không mấy hiệu quả Vì vậy cần phải tìm ra những giải phápmới, cụ thể và phù hợp hơn nữa để giảm thiểu rủi ro cho các hộ nông dân.

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

3.3.1 Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý, địa hình

Như Quỳnh là một thị trấn nằm ở phía Đông Bắc của huyện Văn Lâm,tỉnh Hưng Yên Với vị trí địa lý: Phía Đông giáp với xã Lạc Đạo

Phía Tây giáp với xã Tân Quang

Phía Nam giáp với xã Đình Dù

Phía Bắc giáp với thành phố Hà Nội

Với hệ thống giao thông khá phát triển, thị trấn có trung tâm chợ NhưQuỳnh hoạt động sôi nổi, là đầu mối trao đổi hàng hóa dịch vụ trong và ngoàithị trấn Với vị trí thuận lợi đó đã tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, vănhóa xã hội cũng như việc tiếp thu các thành tựu khoa học kỹ thuật tạo đà thúcđẩy thị trấn phát triển một nền kinh tế đa dạng gồm: Thương mại, dịch vụ,tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp

Địa hình mang nét đặc trưng của vùng Đồng Bằng châu thổ SôngHồng, tương đối bằng phẳng, hơi dốc nên thoát nước nhanh vào mùa mưanhưng khó giữ vào mùa khô

- Khí hậu thời tiết

Thời tiết, khí hậu của thị trấn Như Quỳnh mang đủ tính chất của khíhậu nhiệt đới gió mùa nóng Nhiệt độ trung bình khoảng 22 - 230C, số giờ

Trang 37

nắng trung bình vào khoảng 1400 - 1500 giờ/năm; lượng mưa trung bình vàokhoảng 1400 - 1600mm/năm Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 10với 70% lượng mưa cả năm Độ ẩm không khí trung bình vào khoảng85%/năm Đây là đặc điểm khí hậu khá thuận lợi cho việc phát triển nôngnghiệp như đa dạng hóa về cây trồng và vật nuôi, tạo nhiều sản phẩm cung cấpcho thị trường nông sản.

- Tình hình sử dụng đất đai của thị trấn

Thị trấn Như Quỳnh nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất đaimàu mỡ thuận lợi cho phát triển kinh tế Sự biến động về đất đai của thị trấnđược thể hiện qua bảng 3.1

Qua số liệu bảng 3.1 cho thấy: Thị trấn Như Quỳnh có tổng diện tíchđất tự nhiên 706,73ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp với 304,87 hachiếm 43,14% tổng diện tích đất tự nhiên (năm 2007 và năm 2008), năm 2009

là 302,66 ha chiếm 42,83% Đất nông nghiệp tăng 0,72 % vào năm 2009.Nguyên nhân là do một phần đất nông nghiệp được xã quy hoạch để chuyểnsang làm đất dãn dân, đất SXKD phi nông nghiệp và xây dựng công trìnhthuỷ lợi, đường giao thông nông thôn

Trong đất nông nghiệp, diện tích đất SXNN chiếm tỷ trọng cao Năm

2007 và năm 2008 diện tích đất SXNN là 285,9 ha chiếm 93,78%, năm 2009giảm còn 283,69 ha chiếm 63,1% Diện tích đất trồng lúa giảm qua 3 năm cònđất trồng cây hàng năm khác tăng qua 3 năm Diện tích vườn tạp và diện tíchmặt nước và nuôi trồng thuỷ sản không thay đổi qua 3 năm Nguyên nhân do các

ao thả cá đã được đào từ lâu và trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phươngkhông có chủ trương chuyên từ đất trồng lúa, đât màu sang đào ao nuôi cá

Cùng với việc giảm diện tích đất nông nghiệp nên bình quân diện tíchđất nông nghiệp trên hộ và đất trồng lúa trên hộ đều giảm qua 3 năm Nguyênnhân là do số hộ tăng nhưng diện tích đất nông nghiệp giảm nhưng giảm

Trang 38

không đáng kể Hiện nay, thị trấn đã thực hiện chính sách dồn điền đổi thửacủa Đảng và Nhà nước đề ra Việc dồn điền đổi thửa tạo điều kiện thuận lợicho quá trình canh tác, chuyển đôỉ cơ cấu cây trồng, áp dụng những tiến bộkhoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Trang 39

Bảng 3.1: Tình hình phân bố và sử dụng đất đai của thị trấn Như Quỳnh qua 3 năm 2007 - 2009

(Nguồn: Ban Địa chính thị trấn Như Quỳnh)

Trang 40

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động

Sự biến động về dân số và lao động của thị trấn thể hiện qua bảng 3.2 Qua số liệu bảng 3.2 cho thấy: Thị trấn Như Quỳnh nguồn lực lao độngkhá dồi dào với số nhân khẩu là 12298 khẩu năm 2007, là 12597 khẩu năm

2008 và 12618 khẩu năm 2009, bình quân mỗi năm tăng 1,29%/năm Nguyênnhân là do các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều, dân ở nhiều nơichuyển đến sinh sống và làm việc ngày một đông

Trong tổng số khẩu của thị trấn Như Quỳnh, khẩu nông nghiệp chiếm

tỷ trọng thấp hơn khẩu phi nông nghiệp Lao động của thị trấn qua 3 năm có

xu hướng tăng Năm 2007 là 7193 người, năm 2009 là 8390 người, bình quânmỗi năm tăng 8% Trong đó lao động phi nông nghiệp có xu hướng tăng, laođộng nông nghiệp giảm nhẹ qua các năm, bình quân mỗi năm giảm 1,37%.Nguyên nhân do các công ty, doanh nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều ở thịtrấn, lao động phi nông nghiệp ngày càng tăng

Trong tổng số hộ của thị trấn, hộ nông nghiệp bình quân mỗi năm tăng là0,55% Hộ phi nông nghiệp bình quân mỗi năm tăng là 2,57% Nguyên nhân do

xu hướng chuyển dịch kinh tế, để nâng cao thu nhập thì các hộ bỏ ruộng chuyểnsang làm các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp hoặc buôn bán để nângcao thu nhập cho hộ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội

Bình quân khẩu/hộ, lao động nông nghiệp/hộ nông nghiệp, khẩu nôngnghiệp/hộ nông nghiệp đều giảm qua 3 năm Bình quân một hộ có 2,25 laođộng (2007) và con số này còn tăng lên bình quân tăng 3,49%/năm Như vậy,hàng năm lực lượng lao động của thị trấn luôn được bổ sung thêm theo hướnggiảm tỷ trọng lao động nông thôn, tăng tỷ trọng lao động trong các ngànhcông nghiệp và dịch vụ

Ngày đăng: 14/05/2016, 11:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w