1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn thái dương khu công nghiệp phố nối a huyện văn lâm tỉnh hưng yên

88 333 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 741 KB
File đính kèm nâng cao năng lực cạnh tranh.rar (121 KB)

Nội dung

1.2.1 Mục tiêu chung Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thái Dương. Để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hoá cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thái Dương Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thái Dương trong thời gian tới.

Trang 1

PHẦN THỨ NHẤT

MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường của các thành phần kinh tế ngàycàng gay gắt, khốc liệt Mỗi doanh nghiệp đều đứng trước những thách thức

to lớn, đó là làm sao cho mỗi doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trongđiều kiện cạnh tranh quyết liệt - một tất yếu của nền kinh tế thị trường

Trong môi trường kinh doanh mới, các doanh nghiệp hoàn toàn độc lập

tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh đã cho phép các doanh nghiệpphát huy hết tiềm năng sẵn có của mình, tạo ra nhiều cơ hội cũng như tháchthức trong quá trình sản xuất kinh doanh đó của mỗi doanh nghiệp, khi “chântrụ” của doanh nghiệp trên thị trường bị đe doạ thì nâng cao năng lực cạnhtranh là lời giải hay nhất cho bài toán cạnh tranh để các doanh nghiệp đứngvững trên thị trường

“Thương trường là chiến trường” do đó nâng cao năng lực cạnh tranhphải luôn được đặt lên là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp để không

bị đào thải trong sự cạnh tranh gay gắt của trị trường các doanh nghiệp cầnphải nắm vững được các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh

và vị thế của mình trên thị trường để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, từ

đó phát triển ổn định và bền vững

Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chính của nền Nông nghiệpViệt Nam, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế làm cho ngành chăn nuôingày càng phát triển, do đó các doanh nghiệp luôn cạnh tranh nhau để đưa rađược các sản phẩm thức ăn chăn nuôi đa dạng đáp ứng nhu cầu của ngườichăn nuôi cũng như để thích hợp cho các loại gia súc, gia cầm

Công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam đang còn non trẻ,trước những năm 1960 chưa có công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.Trong những năm 1960, cùng với sự du nhập các giống gia súc ngoại nhập,thức ăn chăn nuôi mới bắt đầu được sử dụng nhưng sự phát triển của công

Trang 2

nghiệp sản xuất thức ăn còn chậm Tuy nhiên ngành đã có sự tăng trưởngmạnh mẽ từ năm 1994, do quá trình đổi mới đầu tư của các doanh nghiệptrong nước và nước ngoài vào ngành đã làm cho sản lượng thức ăn chăn nuôităng trung bình hàng năm hơn 23% trong giai đoạn 1988 – 1998 và tỷ lệ thức

ăn chăn nuôi tiêu thụ tăng từ 1% - 27%, chất lượng thức ăn chăn nuôi cũngđược nâng cao Hiện nay ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ngày càng cónhiều nhà sản xuất mới gia nhập thị trường điều đó dẫn đến gia tăng sự cạnhtranh trên thị trường

Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thái Dương được thành lập ngày21/7/2001 mặc dù công ty đã chiếm lĩnh được một phần thị trường trongnước và đã khẳng định được chất lượng của sản phẩm cũng như chỗ đứngtrong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi nhưng để tìm được một chỗ đứng

ổn định trên thị trường, trước sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ thì doanhnghiệp phải có chiến lược phù hợp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp

Xuất phát từ tình hình trên của công ty chúng tôi tiến hành nghiên cứu

đề tài: “Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của công

ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thái Dương Khu Công Nghiệp Phố Nối A huyện Văn Lâm tỉnh Hưng Yên”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Trách NhiệmHữu Hạn Thái Dương Để từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trang 3

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranhcủa công ty TNHH Thái Dương trong thời gian tới

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Nghiên cứu những vấn đề kinh tế, tổ chức và kỹ thuật có liên quanđến đề tài

- Năng lực cạnh tranh của công ty và các chiến lược nhằm nâng caokhả năng cạnh tranh của công ty

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu.

1.3.2.1 Phạm vi về nội dung

Đề tài nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Thái Dương.Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của công ty trong thời gian tới

Trang 4

PHẦN THỨ HAI TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm

2.1.1.1 Cạnh tranh

Tại sao một số nước có sức cạnh tranh cao và một số khác lại thất bạitrong cạnh tranh? một số doanh nghiệp thành công còn số khác lại không? Đây là những câu hỏi về kinh tế thường đặt ra nhiều nhất trong thời đại ngàynay Cạnh tranh đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất củacác chính phủ và nền công nghiệp ở mọi quốc gia

Cạnh tranh cần được định nghĩa như thế nào?do cạnh tranh là một hiệntượng kinh tế xã hội phúc tạp, do cách tiếp cận khác nhau nên có các quanniệm khác nhau về cạnh tranh

Theo K.Mark khi đề cập tới cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tếTBCN có nói “cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà

tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụhàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch” Tuy nhiên cũng trong nềnkinh tế TBCN, cuốn sách Từ điển Kinh Doanh (xuất bản năm 1992, ở Anh)lại đưa ra khái niệm cạnh tranh đó là “cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địchgiữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành tài nguyên sản xuất của cùng mộtloại về phía mình” Do vậy cạnh tranh là sự ganh đua, là cuộc đấu tranh gaygắt, quyết liệt giữa các chủ thể kinh doanh với nhau trên cùng một thị trườnghàng hóa cụ thể nào đó nhằm chiếm lĩnh khách hàng và thị trường, thông qua

đó mà tiêu thụ được nhiều hàng hóa và thu được lợi nhuận cao

Khả năng cạnh tranh khó được định nghĩa đó là do thuật ngữ này được

sử dụng để đánh giá cho tất cả các doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia và

cả các khu vực liên quốc gia Nhưng những mục tiêu cơ bản lại được đặt rakhác nhau phụ thuộc vào góc độ xem xét là của doanh nghiệp hay của quốcgia Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm

Trang 5

kiếm lợi nhuận trên cở sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với mộtquốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân

Theo Ủy ban cạnh tranh công nghiệp của tổng thống Mỹ thì “cạnhtranh đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường

tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ đáp ứng đượccác đòi hỏi của các thị trường, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhậpthực tế của nhân dân nước đó” Còn báo cáo về cạnh tranh toàn cầu lại địnhnghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là “khả năng của nước đó đạt đượcnhững thành quả nhanh và bền vững về mức sống nghĩa là đạt được các tỷ lệtăng trưởng kinh tế cao được xây dựng bằng thay đổi của tổng sản phẩm quốcnội (GDP) trên đầu người theo thời gian”

Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và là động lực pháttriển của nền kinh tế thị trường không có hoạt động cạnh tranh thì không cókinh tế thị trường trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh là điều kiện cho sựsống còn của doanh nghiệp kết quả cạnh tranh sẽ xác định vị thế của doanhnghiệp trên thị trường, vì thế từng doanh nghiệp đều cố gắng tìm cho mìnhmột chiến lược cạnh tranh phù hợp để vươn lên tới vị thế cao nhất

M.Porter đã đưa ra 5 yếu tố lần lượt quyết định mức độ cạnh tranhtrong một thị trường cụ thể là:

- Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành

- Quyền lực thương lượng của phía những nhà cung ứng

- Quyền lực thương lượng của phía những người tiêu thụ

- Sự đe dọa của những người hoặc sẽ ra nhập thị trường

- Sự đe dọa của những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế

Trang 6

Sơ đồ 1: 5 Yếu tố quyết định cạnh tranh trong ngành

Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường chỉ mang tính tương đối chính

vì vậy trong thực tế bên cạnh những phương thức chiến lược để nâng cao vịtrí tuyệt đối của mình, một số doanh nghiệp còn tìm cách làm giảm vị trítuyệt đối của các đối thủ hoặc kìm chế số lượng đối thủ nhập cuộc như vậy,cạnh tranh có cạnh tranh tích cực và tiêu cực đối với hoạt động kinh tế

Vậy cạnh tranh là gì?

Cạnh tranh là hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp nó được thể hiện trongcác biện pháp kinh doanh Có thể hiểu cạnh tranh của các doanh nghiệp làviệc sử dụng hệ thống các chính sách, các công cụ của các doanh nghiệp đểđối phó và phản ứng với các doanh nghiệp nhằm mục đích tồn tại và pháttriển trên thị trường và để thu lợi nhuận dự kiến hoặc lợi nhuận tối đa cho bảnthân doanh nghiệp và các mặt hàng của doanh nghiệp để đạt mục tiêu cuốicùng là tối đa hoá lợi nhuận trong quá trình cạnh tranh doanh nghiệp sẽ dầnkhẳng định được vị trí của mình trên thị trường

Cạnh tranh có thể đưa lại lợi ích cho người này và thiệt hại cho ngườikhác, song xét dưới góc độ lợi ích toàn xã hội, cạnh tranh luôn có tác động

Sự đe dọa của những người mới hoặc sẽ nhập cuộc

Sự đe dọa của những sản phẩm hoặc dịch vụ thay thế

Cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại

Quyền lực thương lượng của phía những người tiêu thụ

Quyền lực thương lượng

của phía những người

cung ứng

Trang 7

tích cực như: chất lượng tốt hơn, giá rẻ hơn, dịch vụ tốt hơn,…quy luật củacạnh tranh là thải loại những thành viên yếu kém trên thị trường, duy trì vàphát triển những thành viên tốt nhất và qua đó hỗ trợ đắc lực cho quá trìnhphát triển toàn xã hội.

Khi xem xét vấn đề cạnh tranh ta phải chú ý đến 4 vấn đề:

Thứ nhất, nói đến sự ganh đua nhằm giành lấy phần thắng của nhiềuchủ thể cùng tham dự

Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào

đó mà các bên đều muốn giành giật (một cơ hội, một sản phẩm, dự án…;mộtloạt điều kiện có lợi; một thị trường, một khách hàng…) mục đích cuối cùng

là kiếm được lợi nhuận cao

Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràngbuộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thịtrường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…

thứ tư, trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia cạnh tranh bằng đặctính và chất lượng sản phẩm, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm, cạnh tranhbằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt, cạnhtranh thông qua hình thức thanh toán…

Cạnh tranh có thể diễn ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng,giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng, giữa người sản xuất với người sảnxuất Trong cuộc cạnh tranh này người ta dùng nhiều biện pháp cạnh tranhgiá cả hàng hoá để đánh bại đối thủ, hoặc cạnh tranh phi giá cả như dùngthông tin, quảng cáo sản phẩm, quảng cáo dây chuyền sản xuất…để kíchthích người tiêu dùng

Cạnh tranh mang tới sự chuyển biến tích cực đến chất lượng hoạt độngkinh doanh của các doanh nghiệp cũng như nội dung của nhiều chính sáchnhà nước, hỗ trợ bước đầu cho việc hình thành một môi trường cạnh tranhlành mạnh ở Việt Nam nhiều doanh nghiệp đã tập trung đầu tư chiều sâu, đổimới sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh nhiều văn bản pháp luật đã

Trang 8

được ban hành tạo hành lang pháp lý cho sự vận hành của cơ chế cạnh tranhđặc biệt luật doanh nghiệp mới được ban hành đã mở rộng cửa gia nhập thịtrường cho các nhà đầu tư

2.1.1.2 Năng lực cạnh tranh

Hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Có quan niệm gắn năng lực cạnh tranh với ưu thế củasản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường Có quan niệm lại gắn năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp với thị phần mà nó chiếm giữ, có quan niệm lạicho rằng sức cạnh tranh đồng nghĩa với hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp

Một nhà sản xuất được gọi là nhà sản xuất cạnh tranh nếu có khả năngcung ứng một sản phẩm có chất lượng cao với mức giá thấp hơn so với cácđối thủ cạnh tranh Một công ty được xem là có sức cạnh tranh khi nó duy trìđược vị thế của mình trên thị trường cùng với các nhà sản xuất khác với cácsản phẩm thay thế, hoặc đưa ra thị trường các sản phẩm tương tự với mức giáthấp hơn hoặc cung cấp các sản phẩm tương tự với đặc tính về chất lượnghay dịch vụ ngang bằng hoặc cao hơn

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định trên cơ sở các nhóm yếu tố chủ yếu qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2: Các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Uy tín, thương hiệu, chất lượng và giá cả sản phẩm

Công nghệ và dịch vụ trợ giúp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm Chất lượng,khả năng

cung ứng các đầu vào

Trang 9

Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các góc độ khác nhau như nănglực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp,năng lực cạnh tranh quốc gia.

Năng lực cạnh tranh sản phẩm thể hiện qua: giá cả, chất lượng, mẫu

mã, kiểu dáng,…phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của dân chúng Một hàng hóađược coi là có sức cạnh tranh cao khi chúng có chất lượng vượt trội so vớicác hàng hóa cùng loại, cùng một mặt bằng giá hoặc có chất lượng vượt trộiđộc đáo riêng có tức là sản phẩm phải có chất lượng riêng luôn đáp ứng đượcnhu cầu của khách hàng, luôn được ưa chuộng, chiếm được thị trường trên thịtrường cạnh tranh Đối với giá cả của sản phẩm chủ yếu do chi phí sản xuấtquyết định do đó nếu chất lượng như nhau thì để giảm chi phí doanh nghiệpcần quản lý tốt, sử dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất,…lúc đó mới tạo rakhả năng cạnh tranh cho sản phẩm mặt khác hình thức, nhãn mác của sảnphẩm cũng làm tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết đó là khi tham gia vàocác hoạt động kinh doanh trên thị trường thì muốn doanh nghiệp mình tồn tại

và đứng vững Để tồn tại và đứng vững các doanh nghiệp phải có nhữngchiến lược cạnh tranh cụ thể và lâu dài mang tính chiến lược ở cả tầm vi mô

và vĩ mô Họ cạnh tranh để giành những lợi thế về phía mình, cạnh tranh đểgiành giật khách hàng, làm cho khách hàng tự tin rằng sản phẩm của doanhnghiệp mình là tốt nhất, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu người tiêu dùng nhất.Doanh nghiệp nào đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, kịp thời, nhanhchóng và đầy đủ các sản phẩm cũng như dịch vụ kèm theo với mức giá phùhợp thì doanh nghiệp đó mới có khả năng tồn tại và phát triển

Để có được năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải phát triểncông tác maketing bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường để quyết định sảnxuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Nghiên cứu thị trường

để doanh nghiệp xác định được nhu cầu thị trường và chỉ sản xuất ra những

gì mà thị trường cần chứ không sản xuất những gì mà doanh nghiệp có Cạnh

Trang 10

tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng caohơn, tiện dụng với người tiêu dùng hơn Muốn vậy các doanh nghiệp phải ápdụng những thành tựu khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất kinh doanh,tăng cường công tác quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân, cửcác cán bộ đi học để nâng cao trình độ chuyên môn Cạnh tranh thắng lợi sẽtạo cho doanh nghiệp một vị trí xứng đáng trên thị trường tăng thêm uy tíncho doanh nghiệp Trên cơ sở đó sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất kinhdoanh, tái sản xuất xã hội, tạo đà phát triển mạnh cho nền kinh tế.

Năng lực cạnh tranh Quốc gia là mức độ tăng trưởng của nền kinh tếquốc đân và sự có mặt ( hay thiếu vắng) các yếu tố quy định khả năng tăngtrưởng kinh tế dài hạn trong các chính sách kinh tế đó được thực hiện Ví dụđiển hình là Nhật bản, sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bảntrở nên hoang tàn, nhân dân chìm trong cảnh mất mựa, thiếu thốn Vậy màđến năm 1968 Nhật bản đó trở thành một nước có nền kinh tế đứng thứ haitrên thế giới ( sau Mỹ) và được xếp hàng các cường quốc kinh tế lớn nhất, kỷlục về sự tăng trưởng kinh tế này là một trong những đỉnh cao để xác địnhnăng lực cạnh tranh lớn của nền kinh tế Nhật bản năng lực cạnh tranh đượcchia làm 8 nhóm chính bao gồm 200 chỉ số khác nhau, các nhóm yếu tố xácđịnh năng lực cạnh tranh tổng thể chủ yếu có thể kể ra là:

Nhóm 1: Mức độ mở cửa nền kinh tế thế giới bao gồm các yếu tố thuế

quan, hàng rào phi thuế quan, hạn chế nhập khẩu, chính sách tỷ giá hối đoái

Nhóm 2: Nhóm các chỉ số liên quan đến vai trũ và hoạt động của chính

phủ bao gồm mức độ can thiệp của Nhà nước, năng lực của Chính phủ, thuế

và mức độ trốn thuế, chính sách tài khoá

Nhóm 3: Các yếu tố về tài chính bao gồm các nội dung về khả năng

thực hiện các hoạt động trung gian tài chính, hiệu quả và cạnh tranh, rủi ro tàichính đầy đủ và tiết kiệm

Trang 11

Nhóm 4: Các yếu tố về công nghệ bao gồm năng lực phát triển công

nghệ trong nước, khai thác công nghệ thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài,phát triển công nghệ thông qua các kênh chuyển giao công nghệ khác

Nhóm 5: Các yếu tố và kết cấu hạ tầng như giao thông liên lạc và kết

cấu hạ tầng khác

Nhóm 6: Quản trị bao gồm các chỉ số và quản trị nguồn nhân lực và

các yếu tố quản trị không liên quan đến nguồn nhân lực

Nhóm 7: Các yếu tố về lao động bao gồm các chỉ số về trỡnh độ tay

nghề và năng suất lao động, độ linh hoạt của thị trường lao động, hiệu quảcủa các chương trình xã hội , quan hệ lao động trong một ngành

Nhóm 8: Các yếu tố về thể chế gồm các yếu tố về chất lượng, các thể

chế về pháp lý, các luật và văn bản pháp quy khác

Dựa vào các nhóm chỉ số này có thể đánh giá, xem xét để rút ra kết luận vềviệc định liệu các chính sách, biện pháp đó được sử dụng ở một Quốc gia cóthực sự nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế không Chẳng hạn nhữngnăm qua chính phủ Việt Nam đó đưa ra chủ trương khuyến khích phát triểncác loại hình doanh nghiệp hợp tác liên doanh, liên kết với nước ngoài nhằmhọc hỏi kinh nghiệm chuyển giao công nghệ và tăng trưởng kinh tế Thếnhưng hiệu quả kinh tế đem lại không lấy gì làm chắc chắn

Như vậy năng lực cạnh tranh là tổng hợp các yếu tố để xác định vị thế

so sánh tương đối hay tuyệt đối, tốc độ tăng trưởng phát triển bền vững, ổnđịnh của doanh nghiệp trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranhtrên cùng một thị trường cạnh tranh xác định trong một khoảng thời gian hoặcmột thời điểm nhất định, thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng để thuđược lợi ích ngày càng cao cho doanh nghiệp

Trang 12

Lợi thế cạnh tranh có thể được biểu hiện và đo được bằng các chỉ tiêuvừa định lượng vừa định tính

- Các chỉ tiêu định tính

1 Chất lượng sản phẩm, vệ sinh công nghiệp và thực phẩm cao hay thấp làcác chỉ tiêu chuẩn về chất lượng và độ an toàn sử dụng

2 Quy mô, khối lượng và sự ổn định của sản phẩm

3 Kiểu dáng mẫu mã của sản phẩm, phù hợp với thị hiếu và tập quán tiêudùng trên các thị trường đến mức độ nào

4 Môi trường thương mại, thể hiện mức đôh vàkhả nưng giao dịch cũng như

1 Cơ cấu sản phẩm của công ty thể hiện sức cạnh tranhh

2 Sản lượng hàng hoá tiêu thụ trong ngày, tháng, quý, năm lượng hàng hoátiêu thụ hàng ngày nhiều hay ít

3 Số lượng khách hàng tiềm năng, số lượng khách hàng thật

Lợi thế cạnh tranh xét theo tính chất thương mại còn là nghệ thuậtbuôn bán được thể hiện thông qua nội dung mang tính giải pháp về chiếnlược và sách lược của một ngành hàng, một sản phẩm trong quá trình sảnxuất và trao đổi thương mại, chiến lược cạnh tranh suy cho cùng là chinhphục thê giới khách hàng bằng uy tín, giá cả và chất lượng

Lợi thế cạnh tranh được duy trì sẽ giúp doanh nghiệp thắng thế trên thịtrường và vượt lên trên các đối thủ

2.1.1.4 Sản phẩm

Thông thường khi nói về sản phẩm người ta thường nghĩ ngay tới mộthình thức vật chất cụ thể đã và đang tồn tại, được tổng hợp từ các đặc tính vật

Trang 13

lý, hoá học, sinh học…nhưng theo quan điểm của Marketing thì sản phẩm làthứ có khả năng thoả mãn nhu cầu mong muốn của khách hàng, cống hiến lợiích cho họ và có thể đưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút sựchú ý mua sắm và tiêu dùng, một sản phẩm được cấu tạo và hình thành từ haiyếu tố: vật chất và phi vật chất.

sản phẩm về lâu dài quyết định sự tồn tại và phát triển của doanhnghiệp

Theo quan niệm truyền thống: sản phẩm là tổng hợp các đặc tính vật lýhọc, hoá sinh học…có thể quan sát được dùng để thoả mãn những nhu cầu cụthể của sản xuất hoặc đời sống

Theo quan niệm marketing: sản phẩm là thứ có khả năng thoả mãn nhucầu mong muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có thểđưa ra chào bán trên thị trường với khả năng thu hút chú ý mua sắm và tiêudùng

Ngày nay người tiêu dùng hiện đại khi mua một sản phẩm không chỉchú ý đến các khía cạnh vật chất, mà còn quan tâm đến nhiều khía cạnh phivật chất, khía cạnh hữu hình và cả các yếu tố vô hình của sản phẩm đó là:

- Giá trị của sản phẩm: khi khách hàng quyết định mua sắm một loạisản phẩm cụ thể họ thường kỳ vọng vào những lợi ích do tiêu dùng sản phẩm,

do vậy khi quyết định mua họ buộc phải lựa chọn điều này liên quan đến giátrị tiêu dùng của sản phẩm: giá trị tiêu dùng của sản phẩm là sự đánh giá củakhách hàng về khả năng của sản phẩm trong việc thoả mãn nhu cầu của họ.sản phẩm được nhiều người đánh giá, giá trị cao thì khả năng cạnh tranh củasản phẩm cũng như bản thân doanh nghiệp se được nâng cao

- Sản phẩm mới: sản phẩm mới là sản phẩm hoàn toàn chưa có trên thịtrường hoặc sản phẩm đã có nhưng chưa được hoàn thiện hơn nhằm thoả mãnnhu cầu của người tiêu dùng và thúc đẩy bán hàng, tăng lợi nhuận cho doanhnghiệp

Trang 14

2.1.1.5 Thị trường

Thị trường là tổng thể các khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầuhay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoảmãn nhu cầu và mong muốn đó, thị trường chuyển giao quyền sở hữu sảnphẩm và tiền tệ nhằm thoả mãn yêu cầu của hai bên cung và cầu về một loạisaảnphẩm nhất định từ đó xác định rõ sản lượng và giá cả trao đổi của sảnphẩm

Trong thị trường điều quan trọng đối với cả cung và cầu là phải hiểuđược nhu cầu và nắm bắt được thông tin thị trường để từ đó cung cấp kịp thờinhu cầu của thị trường

Một điều quan trọng trong thị trường đó là cơ chế thị trường đây làtổng thể các nhân tố (cung, cầu, giá cả thị trường) các quan hệ cơ bản vậnđộng dưới sự chi phối của quy luật thị trường trong môi trường cạnh tranhnhằm mục tiêu lợi nhuận

Các đặc trưng của cơ chế thị trường bao gồm:

- Các vấn đề có liên quan đến sự phân bố sử dụng các nguồn tàinguyên sản xuất khan hiếm về cơ bản được quyết định bởi các quy luật kinh

tế thị trường mà cốt lõi là quy luật cung cầu

- Tất cả các mối quan hệ thị trường đều được tiền tệ hoá

- Động lực chính phát triển kinh tế được biểu hiện tập trung ở mức lợinhuận thu được

- Tự chọn phương án sản xuất kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm từ haiphía cung và cầu

- Cạnh tranh là môi trường, động lực, phương tiện thúc đẩy sản xuấtkinh doanh phát triển

- Nhà kinh doanh là nhân vật trung tâm và khách hàng chi phối ngườibán trên thị trường

- Có chênh lệch giàu nghèo trong xã hội

Trang 15

- Có những khiếm khuyết cần có sự điều tiết của nhà nước (phá hoạimôi trường, khủng hoảng thừa, tệ nạn xã hội…)

- Có xu hướng phát triển kinh tế mang tính hội nhập khu vực và quốc tế

2.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.1.2.1 Các nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan là những nhân tố thuộc yếu tố bên trong doanhnghiệp Các yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinhdoanh và khả năng cạnh tranh của Công ty Bởi vậy mà nó được coi là cácyếu tố cấu thành khả năng cạnh tranh của Công ty

Khả năng về tài chính.

Vốn là tiền đề vật chất cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.Bất cứ hoạt động đầu tư, mua sắm hay phân phối nào cũng đều phải xem xéttính toán đến tiềm lực tài chính của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có tiềmlực lớn về tài chính sẽ rất thuận lợi trong việc huy động vốn đầu tư, trongmua sắm đổi mới công nghệ và máy móc cũng như có điều kiện để đào tạo vàđói ngộ nhõn sự Những thuận lợi đó sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao đượctrình độ chuyên môn tay nghề cho cán bộ, nhân viên, nâng cao chất lượng sảnphẩm, hạ thấp chi phí để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp Nếudoanh nghiệp nào yếu kém về tài chính sẽ không có điều kiện để mua sắm,trang trải nợ và như vậy sẽ không tạo được uy tín về khả năng thanh toán vàkhả năng đáp ứng những sản phẩm có chất lượng cao đối với khách hàng.Làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không tiến triển được và cónguy cơ bị thụt lùi hoặc phá sản Như vậy khả năng tài chính là yếu tố quantrọng đầu tiên để doanh nghiệp hình thành và phát triển

Nguồn lực và vật chất kỹ thuật

Nguồn lực vật chất kỹ thuật sẽ phản ánh thực lực của doanh nghiệp đối với thủ cạnh tranh về trang thiết bị hiện có được tận dụng và khai thác trong quá trình hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Bởi vì:

Trang 16

Trình độ máy móc, thiết bị và công nghệ có ảnh hưởng mạnh mẽ tới khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có hệ thống trang thiết

bị máy móc, công nghệ hiện đại thì các sản phẩm của doanh nghiệp nhất định

sẽ được bảo toàn về chất lượng khi đến tay người tiêu dùng Có hệ thống máymóc hiện đại sẽ thúc đẩy nhanh qua trình tiêu thụ hàng hoá, tăng nhanh vũngquay về vốn, giảm bớt được khâu kiểm tra về chất lượng hàng hoá có đượcbảo đảm hay không Nếu xét về công nghệ máy móc có ảnh hưởng đến giáthành của sản phẩm và như vậy sẽ ảnh hưởng đến giá bán của doanh nghiệpthương mại Ngày nay do tác động của cuộc cách mạng khoa học và côngnghệ, cuộc chiến giữa các doanh nghiệp đang trở thành cuộc cạnh tranh vềtrớ tuệ, về trỡnh độ công nghệ Công nghệ tiên tiến không những đảm bảonăng suất lao động, chất lượng sản phẩm cao, giá thành hạ mà cũn cú thể xáclập tiêu chuẩn mới cho từng ngành sản xuất kỹ thuật Mặt khác khi mà việcbảo vệ môi trường như hiện nay đang trở thành một vấn đề của toàn cầu thìdoanh nghiệp nào có trình độ công nghệ cao thiết bị máy móc nhất định sẽdành được ưu thế trong cạnh tranh

Nguồn nhân lực

Con người là yếu tố quyết điịnh mọi thành bại của hoạt động kinh doanh.Bởi vậy, doanh nghiệp phải chú ý việc sử dụng con người phát triển nhân sự,xây dụng môi trường văn hoá và có nề nếp, tổ chức của doanh nghiệp Đồngthời doanh nghiệp phải quan tâm đến các chỉ tiêu rất cơ bản như số lượng laođộng, trình độ nghề nghiệp, năng suất lao động, thu nhập bình quân năng lựccủa cán bộ quản lý

Con người là yếu tố chủ chốt, là tài sản quan trọng và có giá trị cao nhấtcủa doanh nghiệp Bởi chỉ có con người mới có đầu óc và sáng kiến để sángtạo ra sản phẩm, chỉ có con người mới biết và khơi dậy được nhu cầu conngười, chỉ có con người mới tạo được uy tín và hình ảnh của doanh nghiệp

mà tất những yếu tố này hình thành nên khả năng cạnh tranh Vậy muốn nângcao khả năng cạnh tranh của mình doanh nghiệp phải chú ý quan tâm đến tất

Trang 17

cả mọi người trong doanh nghiệp, từ những người lao động bậc thấp đến nhàquản trị cấp cao nhất, bởi mỗi người đều có một vị trí quan trọng trong cáchoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Những người lãnh đạo chính lànhững người cầm lái con tàu doanh nghiệp, họ là những người đứng mũi chịusào trong mỗi bước đi của doanh nghiệp, là những người có quyền lực caonhất và trách nhiệm thuộc về họ cũng là nặng nề nhất Họ chính là nhữngngười xác định hướng đi và mục tiêu cho doanh nghiệp, cũng thực hiện quyếtđịnh của họ là những nhân viên dưới quyền.

Trong bất cứ một doanh nghiệp nào chỉ mới có nhà lãnh đạo giỏi vẫn chưa

đủ, vẫn chỉ mới có người ra quyết định mà chưa có người thực hiện nhữngquyết định đó Bên cạnh đó phải có một đội ngũ nhân viên giỏi cả về trình độ

và tay nghề, có óc sáng tạo và trách nhiệm và có ý thức trong công việc Cónhư vậy họ mới có thể đưa ra những sản phẩm có chất lượng tốt mang tínhcạnh tranh cao Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung trước kia ban lãnhđạo có thể họ không có trình độ chuyên môn cao chỉ cần họ có thâm niêm lâunăm trong nghề là họ yêú thế đứng ở vị trí lãnh đạo, và đội ngũ nhân viên cầngiỏi về chuyên môn, tay nghề, vẫn có thể tồn tại lâu dài trong doanh nghiệp.Ngày nay với quy luật đào của nền kinh tế thị trường nếu như nếu ban lãnhđạo không có độ chuyên môn cao, không có năng lực lãnh đạo trước sau họcũng sẽ bị đào thải, sẽ phải rời khỏi vị trí mà họ đang nắm giữ

Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp nào có đội ngũ lãnh đạo giỏi,tài tình và sáng suốt thì ở đó công nhân viên rất yên tâm để cống hiến hếtmình, họ luôn có cảm giác là doanh nghiệp mình sẽ luôn đứng vững và pháttriển, trách nhiệm và quyền lợi của họ được bảo đảm được nâng đỡ và pháthuy ở đâu có nhân viên nhiệt tình có trách nhiệm có sự sáng tạo thì có sựphát triển vững chắc, bởi những quyết định mà ban lãnh đạo đưa ra đó cóngười thực hiện Như vậy để có năng lực cạnh tranh thì những người trongdoanh nghiệp đó phải có ý thức và trách nhiệm và nghĩa vụ về công việc của

Trang 18

mình Muốn vậy khi tuyển dụng đào tạo và đãi ngộ nhân sự là vấn đề quantrọng, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

2.1.2.2 Các nhân tố khách quan

Là hệ thống toàn bộ các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp, có liên quan vàảnh hưởng đến quá trình tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp.Các yếu tố khách quan bao gồm:

Nhà cung cấp

Nhà cung cấp đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó đảmbảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành ổn định theo

kế hoạch đó định trước Trên thực tế nhà cung cấp thường được phân thành

ba loại chủ yếu: loại cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu, loại cung cấp nhâncông, loại cung cấp tiền và các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm Như vậy mỗidoanh nghiệp cùng một lúc có quan hệ với nhiều nguồn cung cấp thuộc cả baloại trên Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy đủ về số lượng,kịp thời về thời gian, đảm bảo về chất lượng và ổn định về giá cả Mỗi sự sailệch trong quan hệ với nhà cung cấp đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, điều đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Để giảm tính độc quyền và sức ép từ phía các nhà cung cấp, các doanhnghiệp phải biết tìm đến các nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý vớiphương châm là đa dạng hoá các nguồn cung cấp, thực hiện nguyên tắc

“không bỏ tiền vào một ống” Mặt khác trong quan hệ này doanh nghiệp nêntìm cho mình một nhà cung cấp chính có đầy đủ sự tin cậy, nhưng phải luôntránh sự lệ thuộc, cần phải xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình Như vậydoanh nghiệp cần phải thiết lập mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp để

họ cung cấp đầy đủ về số lượng

Khách hàng

Khách hàng là những người đang mua và sẽ mua hàng của doanh nghiệp.Đối với doanh nghiệp khách hàng là yếu tố quan trọng nhất, quyết định nhất

Trang 19

đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Tính chất quyết của kháchhàng thể hiện ở các mặt sau:

Khách hàng quyết định hàng hoá của doanh nghiệp được bán theo giánào? Trên thực tế doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà người tiêu dùngchấp nhận Khách hàng quyết định doanh nghiệp bán sản phẩm như thế nào?Phương thức bán hàng và phương thức phục vụ khách hàng do khách hànglựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trường người mua có quyền lưạ chọn theo ýthích của mình và đồng quyết định phương thức phục của người bán Điềunày cho thấy tính chất quyết định của khách hàng làm cho thị trường chuyển

từ thị trường người bán sang thị trường người mua, khách hàng trở thànhthượng đế Do vậy doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố kháchhàng, khách hàng có thể ganh đua với doanh nghiệp bằng cách yêu cầu chấtlượng sản phẩm cao hơn, hoặc ép giảm giá xuống, mặt khác khách hàng cũnlàm cho cỏc đối thủ cạnh tranh chống chọi lại nhau và dẫn đến làm tổn haođến làm tổn hao đến lợi nhuận của doanh nghiệp Nhóm khách hàng thườnggây áp lực với doanh nghiệp là những nhóm khách hàng tập trung và mua vớikhối lượng lớn Nhóm khách hàng mua đúng tiêu chuẩn phổ biến và không

có gì khác biệt vì họ cú thể tỡm được nhà cung cấp khác một cách dễ dànghoặc nhóm khách có đầy dủ thông tin về sản phẩm , giá cả thị trường, giáthành của nhà cung cấp Điều này đem lại cho khách một lợi thế mạnh hơntrong cuộc mặc cả so với trường hợp họ chỉ có ít thông tin

Bên cạnh đó sự yêu cầu của khách hàng cũng sẽ gây áp lực làm tụtgiảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Điều này thể hiện ở chỗ nếudoanh nghiệp không theo đuổi kịp những thay đổi trong nhu cầu của kháchhàng thì họ sẽ có xu hướng chuyển dịch sang những doanh nghiệp khác màdoanh nghiệp đó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ Hiện tượng này dẫnđến lượng khách hàng sẽ giảm đi và ngày một thưa dần nếu doanh nghiệpkhông kịp thời đáp ứng nhu cầu của họ Và như vậy sức cạnh tranh sẽ giảm

Trang 20

sút Điều đó chứng tỏ yếu khách hàng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tồn tại,vận hành và phát triển của doanh nghiệp

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn

Doanh nghiệp luôn phải đối phó với hàng loạt các đối thủ cạnh tranh Vấn

đề quan trọng ở đây là không được coi thường bất kỳ đối thủ nào, nhưngcũng không nên coi đối thủ là kẻ địch Cách xử lý khôn ngoan nhất khôngphải là hướng mũi nhọn vào đối thủ của mình mà ngược lại vừa phải xácđịnh, điều khiển và hoà giải, lại vừa phải hướng suy nghĩ và sự quan tâm củamình vào khách hàng có nghĩa là mình đã thành công một phần trong cạnhtranh Mặt khác cũng nên quan tâm tới việc dự đoán trong tương lai và địnhhướng tới khách hàng Trên thực tế cho thấy cạnh tranh có thể diễn ra trênnhiều mặt khác nhau nhưng có thể nói cạnh tranh với nhau chủ yếu là kháchhàng Vì thế, trong cạnh tranh người được lợi nhất là khách hàng, nhờ cócạnh tranh mà khách hàng được tôn vinh là thượng đế Để có và giữ đượckhách hàng, doanh nghiệp cần phải tìm cách sản xuất ra những sản phẩm cóchất lượng tốt hơn, đẹp hơn và rẻ hơn, không những thế cần phải chiều lòngkhách hàng lôi kéo khách hàng bằng cách hoạt động quảng cáo khuyến mói

và tiếp thị

Có thể nói rằng khi doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác mới bắtđầu bước chân vào thị trường thì họ là những đồng nghiệp, những đối tác đểgây dựng thị trường, để hình thành nên một khu vực cung cấp hàng hóa vàdịch vụ cho khách hàng Nhưng khi có người khách hàng đầu tiên bước vàokhu vực thị trường này, thì họ sẽ trở thành đối thủ của nhau, họ tìm mọi cách

để lôi kéo khách hàng về phía mình

Trong những thời điểm và những giai đoạn khác nhau thường có nhữngđối thủ cạnh tranh mới gia nhập thị trường và những đối thủ yếu hơn rút rakhỏi thị trường Để chống lại các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các doanhnghiệp thường thực hiện các chiến lược như phân biệt sản phẩm, nâng caochất lượng sản phẩm, bổ sung những đặc điểm mới của sản phẩm, không

Trang 21

ngừng cải tiến, hoàn thiện sản phẩm của mình có những đặc điểm khác biệtnổi trội hơn trên thị trường, doanh nghiệp nên đề phũng và lường trước cácđối tác làm ăn, các bạn hàng, bởi vì họ có thể trở thành những đối thủ cạnhtranh tiềm ẩn.

Nếu ở trong một thị trường kinh doanh nhất định, doanh nghiệp vượt trộilên các đối thủ về chất lượng sản phẩm, về giá cả và chất lượng phục vụ thỡdoanh nghiệp đó có khả năng cạnh tranh và sẽ có điều kiện để tiến xa hơn sovới các đối thủ

Sự xuất hiện của các sản phẩm thay thế.

Những sản phẩm thay thế cũng là một trong các lực lượng tạo nên sức épcạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp cùng nghành Sự ra đời của sảnphẩm mới là một tất yếu nhằm đáp ứng biến động của nhu cầu của thị trườngtheo hướng ngày càng đa dang, phong phú Chính nó làm giảm khả năngcạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế Các sản phẩm thay thế nó sẽ có ưuthế hơn và sẽ dần thu hẹp thị trường của sản phẩm thay thế Để khắc phụctình trạng thị trường bị thu hẹp các doanh nghiệp phải luôn hướng tới nhữngsản mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mới hay nói cách khácdoanh nghiệp phải luôn hướng tới khách hàng để tìm độ thoả dụng mới

2.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, cạnh tranh là một quy luậtkhách quan của nền sản xuất hàng hoá, là một nội dung trong cơ chế vậnhành của thị trường sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá dịch vụ bán

ra càng nhiều, số lượng người cung cấp càng nhiều thì khả năng cạnh tranhngày càng gay gắt, nhưng cũng chính nhờ sự cạnh tranh mà nền kinh tế thịtrường vận động theo hướng ngày càng nâng cao năng suất lao động xã hội -yếu tố đảm bảo cho sự thành công của mỗi quốc gia trong con đường pháttriển Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh trở thành một quy luật quantrọng thúc đẩy sự phát triển mọi doanh nghiệp đều phải tự mình vận động để

Trang 22

đứng vững trong cơ chế thị trường cơ chế thị trường mở đường cho doanhnghiệp nào biết nắm thời cơ, biết phát huy tối đa thế mạnh của mình và hạnchế tối thiểu những bất lợi để giành thắng lợi trong cạnh tranh.

Cạnh tranh là một điều kiện và là một yếu tố kích thích kinh doanh.Quy luật cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, sản xuất hànghóa ngày càng phát triển, hàng hóa sản xuất ra nhiều, số lượng người cungứng ngày càng nhiều thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt, kết quả cạnh tranh làloại bỏ những Công ty làm ăn kém hiệu quả, năng suất chất lượng thấp vàngược lại nó thúc đẩy những Công ty làm ăn tốt, năng suất chất lượng cao

Do vậy, muốn tồn tại và phát triển thì doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, tìmmọi cách nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nhằm đáp ứng tốt hơn nhucầu khách hàng Các doanh nghiệp cần phải tìm mọi biện pháp để đáp ứngnhu cầu thị hiếu của người tiêu dựng như sản xuất ra nhiều loại hàng hóa cóchất lượng cao, giá cả phù hợp với chất lượng sản phẩm, phù hợp với mứcthu nhập của từng đối tượng khách hàng Có như vậy hàng hóa của doanhnghiệp bán ra mới ngày một nhiều, tạo được lòng tin đối với khách hàng.Muốn tồn tại và phát triển được thì doanh nghiệp cần phải phát huy hết ưuthế của mình, tạo ra những điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh từ đódoanh nghiệp mới có khả năng tồn tại, phát triển và thu được lợi nhuận cao.Trong nền kinh tế thị trường muốn tồn tại và phát triển thì cạnh tranh luôn làmục tiêu của mỗi doanh nghiệp Cũng trong nền kinh tế đó khách hàng làngười tự do lựa chọn nhà cung ứng và cũng chính là những người quyết địnhcho doanh nghiệp có tồn tại hay không Họ không phải tìm đến doanh nghiệpnhư trước đây nữa và họ cũng không phải mất thời gian chờ đợi để mua hànghoá dịch vụ, mà đối ngược lại trong nền kinh tế thị trường khách hàng đượccoi là thượng đế, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải tìm đếnkhách hàng và khai thác nhu cầu nơi họ Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải

có những chương trình giới thiệu truyền bỏ và quảng cáo sản phẩm của mình

để người tiêu dùng biết đến, để họ có sự xem xét, đánh giá và quyết định có

Trang 23

nên tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp hay không? Ngày nay việc chàomời để khách hàng tiêu thụ sản phẩm của mình đó là vấn đề khó khăn nhưngviệc giữ lại được khách hàng còn khó khăn hơn rất nhiều Bởi vậy mà doanhnghiệp nên có những dịch vụ cả trước khi bán, trong khi bán và dịch vụ saukhi bán hàng hoá cho khách hàng để những khách hàng đó là những kháchhàng truyền thống của doanh nghiệp, chính họ là những nhân tố quan trọngtrong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Thách thức hàng đầu khi hội nhập kinh tế quốc tế là tính cạnh tranhngày càng khốc liệt trên cả thị trường trong nước và xuất khẩu do các hàngrào thuế quan bảo hộ, các chính sách ưu đãi đang dần bị loại bỏ Vì vậy,doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế phải không ngừng lớn lên để nâng caohiệu quả sản xuất kinh doanh và tăng cường năng lực cạnh tranh

2.1.4 Nội dung đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

 Vốn của doanh nghiệp chính là năng lực tài chính của doanh nghiệp.tài chính của doanh nghiệp phải luôn xác định đúng nhu cầu vốn cần thiết vềmặt số lượng, thời gian, cân nhắc lựa chọn các nguồn vốn huy động sao chothích hợp và có hiều quả tình hình vốn tài chính của doanh nghiệp thể hiệnqua một số chỉ tiêu như:

+ Khả năng thanh toán hiện thời =

Tổng tài sản

Tổng số nợTổng số tài sản

Tổng số nợVốn chủ sở hữu

Trang 24

 Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu Nghiên cứu thị trường là quá trình nghiên cứu, phân tích giới tiêu dùng, chiakhách hàng thành các nhóm khác nhau.

Lựa chọn thị trường mục tiêu là lựa chọn thị trường bao gồm nhóm kháchhàng có cùng nhu cầu mong muốn hoặc yêu cầu mà doanh nghiệp có khả năngđáp ứng, đồng thời có thể tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh

 Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp là phương thức nhằm đảmbảo sự thành công của doanh nghiệp, để nâng cao năng lực cạnh tranh cần ápdụng nhiều chiến lược khách nhau như: chiến lược sản phẩm, chiến lượcphân phối, chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh

 Năng lực quản lý và điều hành

Quản lý và điều hành là một công việc hàng ngày của người lãnh đạodoanh nghiệp đối với tập thể lao động trong doanh nghiệp, là công việc xâydựng những bộ phận được điều động, điều phối để chỉ đạo công việc về mặtkinh tế và kỹ thuật một cách thuận lợi nhất

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới

 Sản phẩm mới là vấn đề sống còn trong sự phát triển và cạnh tranh củadoanh nghiệp trên thị trường không có một doanh nghiệp nào có thể tồn tại

mà không có sản phẩm mới Tuy nhiên phát triển sản phẩm mới là vấn đềmạo hiểm, chứa đựng nhiều rủi ro nhưng đó cũng là con đường duy nhất đểdoanh nghịêp thành công và đứng vững trên thị trường

 Trình độ công nghệ thể hiện khả năng cạnh tranh của doanh nghiệpbằng giá cả với trang thiết bị máy móc và công nghệ mới, tiên tiến doanhnghiệp sẽ tận dụng được các nguồn lực và đưa ra thị trường được các sảnphẩm có lợi thế cạnh tranh về giá Sự lạc hậu về công nghệ và kỹ thuật sẽ tạo

ra chất lượng sản phẩm thấp và không ổn định làm doanh nghiệp lhó lhăntrong việc lựa chọn mặt hàng kinh doanh, hạn chế khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp

Trang 25

 Nguồn nhân lực của doanh nghiệp: lao động là một lợi thế cạnh tranh khi doanh nghiệp có nguồn lao động chất lượng và chi phí rẻ.

Tất cả những nội dung trên tạo ra năng lực cạnh tranh cho một doanh nghiệp và đảm bảo cho năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường thì doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao được các nội dung trên

2.1.5 Khái quát chung về thức ăn chăn nuôi

- Định nghĩa thức ăn chăn nuôi: là loại thức ăn có hàm lượng ding dưỡng đểnuôi sống vật nuôi do con người tạo ra

- Đặc điểm thức ăn chăn nuôi:

Thức ăn chăn nuôi là loại thức ăn dinh dưỡng nhưng người chăn nuôiquan tâm đến các chỉ tiêu quan trọng như: năng lượng, đạm, canxi, phốt pho,các vitamin và khoáng vi lượng ataron đó năng lượng bao gồm: nhiệt năng

và cơ năng

+ Nhiệt năng sinh ra giúp cơ thể chống lại giá lạnh của môi trường

+ Cơ năng giúp cơ thể hoạt động ( từ nhịp đập của tim, sự co bóp dạ dày, cáchoạt động của chi…) Nếu thức ăn cung cấp thiếu năng lượng co vật sẽ chốngchịu bệnh tật và yếu tố môi trường( nóng lạnh…) kém và sẽ ốm yếu Nếuthức ăn cung cấp thừa năng lượng con vật sẽ ít đi lại do nó đã nạp đủ năngluợng sẽ không ăn thúc ăn khác nữa do đó thiếu các chất dinh dưỡng cần thiếtdẫn đén con vật sẽ trở nên nhiều mỡ, nhỏ con( năng lượng thừa sẽ chuyểnthành mỡ dự trữ) điều bất lợi là có thể biến đạm thành mỡ và sản phẩm kémgiá trị

+ Đạm ( protit ): là một chất dinh dưỡng quan trọng vì nó tham gia chính tạo

ra cơ thể Nó tạo ra thịt và máu đến kháng thể cao thì con vật mới có khảnăng kháng bệnh tốt Đạm được tạo bởi một đơn vị đạm hay một chuỗi đượctạo bởi ít hay nhiều acidamine( có 21 loại) và kết cấu lại theo tỷ lệ nhất địnhđặc trưng cho từng loại mô và di chuyển giống loài

+ Canxi(C), phốt pho (P): cơ thể có 4% là khoáng nhưng chủ yếu là C và P( xương có 99% C, P) Các khoáng khác chiếm tỷ lệ nhỏ gọi là khoáng vi

Trang 26

lượng C và P tham gia vào tạo xương và duy trì xương; giúp tăng trọng và

sử dụng tốt thức ăn, giúp tạo vỏ trứng , giúp làm đông máu, giúp hoạt độngđộng xương, co cơ, co bóp, co chằng…

Ngoài ra, các Vitamin và khoáng chất tuy tham gia với một lượng nhỏ nhưngchúng lại giữ vai trò hết sức quan trọng vì thiếu sẽ gay rối loạn tiêu hoá, hạnchế sinh trưởng và phát triển chăn nuôi

Do đó sản phẩm thức ăn chăn cần phải cung cấp đầy đủ các dưỡng chất trênthì con vật mới khoẻ mạnh và đạt yêu cầu tăng trọng của ngành chăn nuôi.TACN được cấu tạo bởi ba mức: sản phẩm cốt lõi, sản phẩm cụ thể, và sảnphẩm giá trị

- Sản phẩm cốt lõi TACN là loại nguyên liệu dùng làm nguồn dinh dưỡngcung cấp năng lượng cho vật nuôi Các thành phần chính tạo nên cốt lõiTACN là protein, canxi, phốtpho, lysine… và chất phụ gia như chất tạo mùi,kháng sinh, chất oxi hoá Tuỳ theo loại thức ăn : loại bột hay loại viên vàcách thức sử dụng cho từng loài vào từng khởi điểm khác nhau của vật nuôi

mà cơ cấu hàm lượng mỗi chất trên có sự thay đổi

- Sản phẩm cụ thể :là sản phẩm mà cốt lõi của nó đã được đóng bao vàtrang trí bao bì của sản phẩm TACN thường có 2 lớp :lớp trong là những lớpbao bì nilon ,lớp ngoài là các bao lớn dễ dàng trong khâu vận chuyển

Trên bao bì TACN được giới thiệu một cách cụ thể về các thông tin nhưcông ty sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng, tên sản phẩm, trọng lượng, thànhphần dinh dưỡng và hình ảnh trang trí, biểu tượng…

- Sản phẩm phụ giá: là sản phẩm sau khi đã được hỗ trợ, vận chuyển, bảohành điều này làm tăng uy tín và sự tịn tưởng tiêu dùng các sản phẩm của nhàsản xuất

Trang 27

2.2.2 Tình hình sản xuất thức ăn chăn nuôi

Theo số liệu thống kê, hiện cả nước có 241 nhà máy chế biếnTACN(13.7% của nước ngoài, 4.1% liên doanh và 82.2% trong nước) Chínhphủ Việt Nam đang khuyến khích của các công ty đầu tư vào ngành thức ănchăn nuôi trong nước Số lượng các công ty tham gia ngày càng nhiều trong

đó khoảng 20-25 nhà máy đã được xây dựng được thương hiệu, số tiền đầu tư

từ 2-3 triệu USD Khoảng 30 nhà máy đầu tư trên 10 tỷ đồng còn lại là cácxưởng nhỏ, mỗi tháng sản xuất từ 100-300 tấn TACN Tổng số vốn đầu tưcủa các doanh nghiệp Việt Nam khoảng 100 triệu USD, công suất khoảng 2triệu tấn/năm Hiện nay,có khoảng 15 công ty nước ngoài đang hoạt độngtrong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam với tổng số nhà máycủa họ lên tới 36-40 nhà máy công suất 3.6-4 triệu tấn/năm Tính về đánh giáđầu tư, các công ty nước ngoài chiếm 75%, các công ty trong nước chiếm25% về giá trị đầu tư cho ngành TACN

Bảng 2.1: Phân loại các nhà máy sản xuất TACN của Việt Nam theo công suất

2010 nhu cầu về thức ăn tinh cho ngành chăn nuôi cần khoảng 18.6 triệu tấn

và năm 2015 là 24.1 triệu tấn để đạt mục tiêu giảm tỷ lệ nhập khẩu nguyênliệu chế biến thức ăn chăn nuôi xuống còn 50% vào năm 2010

Trang 28

ASEAN là thị trường cung cấp thức ăn gia súc và nguyên liệu chế biếnTACN lớn nhất cho Việt Nam( thường chiếm khoảng 47% lượng nhập khẩu),tiếp theo là thị trường Trung Quốc(19%), thị trường EU(14%) và thị trườngHoa Kỳ(13%) Kim ngạch nhập khẩu TACN và nguyên liệu sản xuất TACNđáp ứng nhu cầu trong nước 6 tháng đầu năm 2007 lên tới 547 triệu tấn.

Bảng 2.2: Sản lượng thức ăn chế biến của Việt Nam

Tổngcộng200

Nhìn chung tổng thể ngành chăn nuôi, dù gia súc hay gia cầm thì đặcđiểm chung cả nước vẫn là nuôi phân tán, chủ yếu là lấy công làm lời, chưaphải là một nền chăn nuôi chuyên nghiệp, qui mô lớn để giảm giá thành, tăngmức cạnh tranh trên thị trường Việt Nam có thế mạnh về trồng trọt, là mộtquốc qia hàng đầu xuất khẩu gạo, cà phê, hồ tiêu, hạt điều…nhưng cây trồnglàm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi như bắp, đậu nành…lại rất thiếu,phải nhập khẩu Hầu hết giá nguyên liệu này đều cao, giá bắp trồng tongnước đến 160 USD/tấn, nếu nhập khẩu bắp từ Mỹ chỉ 135-145 USD/tấn, nênchi phíđầu vào chăn nuôi cao hơn so với khu vực từ 10%-20%, nếu so với thế

Trang 29

giới con số này lên đến 20%-25% Với những bất lợi này và sắp tới, khi mứcthuế nhập khẩu thịt gia súc và gia cầm phải giảm theo cam kết gia nhập WTOthì ngay cả thị trường trong nước cũng sẽ bị cạnh tranh gay gắt trước nhữngsản phẩm ngoại nhập khẩu, dẫn đến hệ quả mất dần thị trường.

Theo qui hoạch ngành chăn nuôi đến năm 2010 nhu cầu về thức ăn tinhcần khoảng 18.6 triệu tấn và năm 2015 là 24.1 triệu tấn Vì vậy đến năm 2010cần có 30% các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi áp dụng qui trình thực hànhsản xuất tốt(GMP), 70% các cơ sở có phòng phân tích chất lượng sản phẩmphải được phân tích, kiểm tra chất lượng để đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêuthụ trong nước

Việt Nam là một nước nông nghiệp, nhưng ngành sản xuất thức ăn chăn nuôikhông chủ động được nguồn nguyên liệu Ngành chế biến thức ăn chăn nuôi đangthiếu quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu thô cũng như công nghiệp phụ trợcho chế biến Bởi vậy, cung cầu đang mất cân đối trầm trọng, khiến giá bán thức

ăn chăn nuôi ở Việt Nam luôn cao hơn 15-20% so với các nước khu vực

Hàng năm, kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi củanước ta khoảng 2 tỷ USD Trong khi, thức ăn chăn nuôi không phải mặt hàngthiết yếu, nên mỗi khi ngân hàng có biến động, doanh nghiệp thức ăn chănnuôi không được ưu tiên vay vốn

Trang 30

Công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Việt Nam còn quá lạc hậu so với nhucầu thực tế Ngoài các đề tài nghiên cứu tiêu hoá với quy mô nhỏ các Việnnghiên cứu ở nước ta chưa có kết quả nghiên cứu nào thành quy trình côngnghệ hoàn chỉnh để có thể phổ biến đại trà vào sản xuất Vì vậy, các doanhnghiệp phải nhập công nghệ từ nước ngoài Hầu hết các nhà máy đều có nhucầu sử dụng hệ thống thiết bị có công suất 20-40 tấn/giờ, nhưng những máymóc thiết bị loại này trong nước chưa sản xuất được buộc doanh nghiệp phảinhập khẩu từ châu Âu với chi phí rất đắt

Đội ngũ cán bộ có tâm huyết với nghề hiện nay cũng rất thiếu, thiếu từ cán bộnghiên cứu đến cán bộ sản xuất, kinh doanh và thị trường Lao động phổ thôngthừa, nhưng lao động chất lượng cao, biết bám thực tế sản xuất thì rất ít

Những năm qua, Nhà nước đầu tư rất nhiều tiền, qua nhiều năm để nghiêncứu công nghệ sản xuất premix, nhưng đến nay kỳ vọng này vẫn còn đang ởphía trước Chưa thể có công nghệ để phổ biến và giúp cho các doanh nghiệptrong nước chủ động hạ giá thành thức ăn chăn nuôi

Hiện các doanh nghiệp nước ngoài sản xuất kinh doanh thức ăn chăn nuôi ở ViệtNam đang thu siêu lợi nhuận, trong khi người chăn nuôi phải mua thức ăn chănnuôi với giá quá đắt Các doanh nghiệp trong nước quản lý yếu, thiếu vốn, thiếucông nghệ, nên không thể cạnh tranh được với các công ty 100% vốn nước ngoài

2.2.2 Tình hình cạnh tranh sản xuất TACN ở một số nước trên thế giới

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Trung Quốc

Trung Quốc là một nước sản xuất lợn lớn nhất thê giới, tuy nhiên trước năm

1949 Trung Quốc không có ngành TACN hiện đại, cơ khí hóa và sự phát triển đãkhông thực sự diễn ra ở lĩnh vực này Đến năm 1985 khi nền kinh tế chuyển sangkinh tế thị trường, mở rộng ngoại thương, chăn nuôi tăng lên do đó nhu cầu đốivới TACN được sản xuất cũng tăng lên Việc dở bỏ những hàng rào thương mại

và du lịch đã cho phép các nhà sản xuất TACN nhập khẩu những nguyên liệu , kỹthuật và thiết bị cũng như các thiết bị gia từ TQ đã được phép đi ra nước ngoài đểhọc hỏi kinh nghiệm Ngành TACN ở TQ đã lớn mạnh trong hai thập kỷ và trở

Trang 31

thành một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới Tại TQ các công ty sảnxuất TACN được chia làm ba loại sở hữu: sở hữu nhà nước, tập thể và tư nhân.

Tư nhân thì bao gồm các liên doanh của tư nhân và liên doanh của nhà nước vàtập thể, sở hữu đơn lẻ và các loại sở hữu khác

Các liên doanh và các hãng nước ngoài chủ yếu từ Thái Lan, Mỹ, Nhật Bản,Anh và từ các vùng của Hồng Kông và Đài Loan đã có ảnh hưởng to lớn tới cáccông ty sản xuất TACN bởi việc xâm nhập các công thức mới, các kỹ thuật, cáccách quản lý và thực tế làm thị trường hai hãng dẫn đầu về TACN được phânphối trên cả nước là CP (liên doanh với nhà sản xuất Thái Lan) và tập đoàn Hope(một công ty nội địa) Bằng việc tăng sự cạnh tranh của nội bộ ngành, các hãngnước ngoài và các liên doanh đã tạo ra môi trường mà trong đó cả các hãng sảnxuất nhà nước và các nhà máy hợp tác đều có ưu đãi lớn để đạt hiệu quả hơn vàngành TACN đã có tiềm năng để mở rộng nhanh

TQ đã thông qua bộ luật về đầu tư nước ngoài, trong đó lĩnh vực chế biếnnông phẩm (có chế biến TACN) là lĩnh vực được khuyến khích đầu tư Các hãngnước ngoài trong lĩnh vực khuyến khích đầu tư này được hưởng một chế độ ưuđãi thuế quan “2 miễn và 3 giảm” nghĩa là các hãng nước ngoài chế biến TACNđược miễn 33% thuế thu nhập doanh nghiệp (30% với các doanh nghiệp TrungƯơng và 3% với các doanh nghiệp địa phương Trong 2 năm đầu tiên tính từ nămbắt đầu có lợi nhuận Sau đó doanh nghiệp chỉ phải đóng một nửa thuế thu nhậpdoanh nghiệp từ năm thứ 3 đến năm thứ 5 Các doanh nghiệp thuộc sở hữu củanước ngoài cũng được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi đối với các đầu vào củaquá trình sản xuất như vậy những người mua TACN sẽ có lợi từ sự cạnh tranh vềgiá cả của các nhà cung cấp cũng như sự đa dạng về chủng loại và chất lượng sảnphẩm tốt hơn trên thị trường

Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở Thái Lan

Tại Thái Lan, các công ty lớn đặc biệt là CP Group chi phối phần lớn ngànhchế biến TACN Hiệp hội các nhà máy TACN Thái Lan cho biết 56 thành viêntrong hiệp hội sản xuất 70% trong sản lượng TACN của cả nước hầu hết TACN

Trang 32

được sản xuất cho tiêu thụ nội địa Sản lượng các nhà máy TACN tại Thái Lantương đối ổn định trong nhiều năm qua cho thấy một ngành chế biến TACNtrưởng thành của nước này Giá TACN trên thị trường nội địa từ 2003 đến nay doChính Phủ Thái Lan kiểm soát thông qua Bộ trưởng Thương mại (cụ thể là Vụnội thương) kế hoạch hàng năm về lượng nguyên liệu đầu vào TACN nhập khẩu

do hiệp hội TACN Thái Lan phê duyệt

Các doanh nghiệp Thái Lan có lợi thế ở gần các nguồn nguyên liệu thô – muabột gạo, mật đường…từ khu vực địa phương và tìm kiếm các nguồn nguyên liệuchất lượng cao nhưng với giá rẻ để giữ chi phí sản xuất ở mức thấp có thể

Sản lượng các nhà máy TACN tại Thái Lan tương đối ổn định không cónhiều công ty mới tham gia vào thị trường và nhiều công ty cạnh tranh kém đãphải ra khỏi ngành Hầu hết 56 thành viên của hiệp hội doanh nghiệp sản xuấtTACN Thái Lan đều có ít nhất tiêu chuẩn GMP (tiêu chuẩn quản lý tốt sản xuất)được công nhận việc kiểm soát chất lượng TACN được đặt dưới sự kiểm soátcủa DLD (Cục chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp), thường xuyên có những phản hồi

từ thị trường về chất lượng thức ăn cao hay thấp từ các doanh nghiệp nhỏ cạnhtranh bằng giá

Chính phủ Thái Lan quản lý giá cả TACN, không áp dụng thuế “vượt Quota”119% cho một số nguyên liệu đầu vào sản xuất TACN trong nhiều năm qua cho

dù việc vượt Quota vẫn diễn ra thường xuyên Việc xin miễn thuế nhập khẩuđược hiệp hội TACN thực hiện hàng năm Thuế VAT cho nguyên liệu đầu vàođược áp dụng ở mức 0% vì đây được coi là ngành kinh doanh đặc biệt – kinhdoanh nông nghiệp

Hiệp hội TACN của Thái Lan cũng nhận được sự hỗ trợ từ phái Bộ Thươngmại Thái Lan như có thể thuê tư vấn để hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cấp nhàmáy (hỗ trợ kỹ thuật), kiểm tra sản phẩm TACN…

Bài học cho Việt Nam

Chính phủ Thái Lan coi các nhà máy sản xuất TACN thuộc lĩnh vực kinhdoanh nông nghiệp, do vậy ngành được hưởng mức thuế VAT là 0% Chính phủ

Trang 33

Trung Quốc cũng có chính sách tương tự Đây là một chính sách đúng đắnkhuyến khích sản xuất và hạ giá thành của sản phẩm TACN.

Thêm vào đó, Chính phủ Thái Lan kiểm soát giá TACN, đây cũng là mộtchính sách hay mà Việt Nam có thể tham khảo

Đối với các doanh nghiệp sản xuất TACN ở Thái Lan các doanh nghiệp cóphương pháp tiếp cận Marketing tích cực hơn Việt Nam, thay vì chờ đợi sự hỗ trợcủa Chính phủ hay một nơi nào khác, các doanh nghiệp Thái Lan tập trung vàoviệc làm thế nào để có thể bán trên mức hòa vốn

Nguyên liệu pha trộn thức ăn: cố gắng để mua nguyên liệu địa phương càngnhiều càng tốt, tìm kiếm nguồn nguyên liệu với giá rẻ nhất và chất lượng tốt nhất

có thể Đây cũng là một vấn đề đáng lưu tâm cho các doanh nghiệp Việt Nam vìViệt Nam có khả năng tự sản xuất các nguyên liệu TACN

Tìm kiếm thị trường ngách: các doanh nghiệp luôn có khả năng tìm kiếm “thịtrường ngách” làm một nhà sản xuất “hàng độc”, sử dụng các “nguyên liệu đầuvào đặc biệt” nói theo cách khác luôn có thị trường cho TACN chất lượng cao vàchất lượng thấp, các doanh nghiệp có thể cạnh tranh bằng giá cả và dịch vụ saubán hàng cho người chăn nuôi Các công ty TACN Thái Lan coi “bán hàng vàdịch vụ bán hàng” là thế mạnh, họ dự tính “cải thiện hoạt động chăn nuôi ở trangtrại thông qua việc giảm giá thành sản xuất”, bán hàng trực tiếp tới các trang trại

2.3 Các nghiên cứu có liên quan

1 Phạm Thành Long (2008) “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thương mại VIC tại thị trường hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh”, luận văn Thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

2 Nguyễn Phúc Hoàng (2008) “Nghiên cứu nâng cao năng lực cạnhtranh về sản phẩm thức ăn chăn nuôi của nhà máy thực phẩm gia súc cao cấpCon Heo Vàng Nghệ An trên thị trường tỉnh Nghệ An”, luận văn tốt nghiệpđại học, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội

Trang 34

3 Hoàng Thị Thúy (2009), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh vềthức ăn chăn nuôi và thuôc thú y của công ty Cổ phần Hải Nguyên”, luận văntốt nghiệp đại học, trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội.

PHẦN THỨ BA ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Thông tin về công ty

1 Tên công ty: Công ty TNHH Thái Dương

Tên giao dịch: SUN FEEDS COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: SUN FEEDS CO.LTD

2 Địa chỉ trụ sở chính: Xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng YênĐiện thoại: 0321.982125 Fax: 0321.982127

Email: Sunfeeds@netnam.org.vn

3 Ngành, nghề kinh doanh: sản xuất, mua bán, đại lý thức ăn và chất bổsung dùng cho chăn nuôi, mua bán máy móc, nguyên liệu, hàng hóa, vậtphẩm phục vụ dùng cho chăn nuôi, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực sảnxuất thức ăn và chất bổ sung dùng trong chăn nuôi, sản xuất và buôn bán giốngvật nuôi, cây trồng, in ấn bao bì, kinh doanh bất động sản thuộc sở hữu hoặc đithuê, sản xuất chế biến và buôn bán hàng thực phẩm, vận tải hàng hóa

Trang 35

Tháng 10-2002 công ty xây dựng nhà máy sản xuất tại Khu côngnghiệp Phố Nối A-Văn Lâm-Hưng Yên với quy mô lớn, dây truyền sản xuấthiện đại (công nghệ Fomulation của Hoa kỳ) có thể cung cấp 50000 tấn/thángcho hàng ngàn đại lý trên các tỉnh thành trên toàn quốc từ đó đến nay công tyđang từng bước hoàn thiện và phát triển để trở thành tập đoàn Thái Dươnghùng mạnh với nhiều công ty thành viên.

Công ty TNHH Thái Dương hướng đến tất cả các khách hàng mà trướchết là những doanh nghiệp kinh doanh trong cũng ngành chăn nuôi để có thểtrở thành nhà cung cấp lớn nhất các nguyên liệu đầu vào cho họ tiếp đến lànhững bà con nông dân, những trang trại chăn nuôi từ mô hình nhỏ đếnnhững mô hình lớn, các hợp tác xã, các nông trường chăn nuôi, những công

ty kinh doanh thực phẩm khác…từ Bắc vào Nam

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mang tính chất khépkín, từ nguyên liệu đầu vào được công ty nhập khẩu trực tiếp từ Mỹ,Acghentina, Ấn Độ, Singapore…đến thu mua một số nguyên liệu đầu vào từ

bà con nông dân: ngô hạt, bột cá, cám gạo, thóc,…đã giúp cho công ty sảnxuất ra những sản phẩm có giá trị hơn một số đối thủ cạnh tranh, làm chocông ty chiếm được thị phần lớn trên thị trường

Hiện nay với việc đầu tư trên nhiều lĩnh vực nông nghiệp, sản xuấtthức ăn gia súc, chế biến thực phẩm, chế biến nông sản, chăn nuôi, kinhdoanh xuất khập khẩu nông sản, xây dựng kinh doanh bất động sản, khoáng

Trang 36

sản…công ty TNHH Thái Dương ngày càng khẳng định tên tuổi cũng nhưthương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường Việt Nam.

3.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp

Sơ đồ 3: sơ đồ tổ chức quản lý công ty TNHH Thái Dương

Quan hệ chỉ đạo

Quan hệ chức năng

Ban giám đốc gồm một tổng giám đốc đại diện pháp nhân trong giao dịch,quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của công ty và một phó giám đốctrực tiếp điều hành về mặt công nghệ sản xuất, bảo đảm chất lượng sản phẩm

và an toàn trong sản xuất, cải tiến công nghệ sản xuất sản phẩm chịu tráchnhiệm trước giám đốc phụ trách vật tự thiết bị và công tác hành chính, cónhiệm vụ tổ chức chỉ đạo cung ứng kịp thời các yếu tố đầu vào cho sản xuấtkinh doanh của công ty, trực tiếp phụ trách các phòng ban, chăm lo đời sốngcủa cán bộ công nhân viên

Phòng kế toán có năm người trong đó có một kế toán trưởng, một kế toántổng hợp và ba kế toán viên Có nhiệm vụ:

Tổ chức thực hiện toàn bộ công tác kế toán trong toàn công ty

Giúp lãnh đạo những thông tin kinh tế cần thiết hướng dẫn chỉ đạo kiểm tracác bộ phận trong đơn vị, thực hiện đầy đủ các chính sách như chế độ ghichép ban đầu, chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính

lập kế hoạch tài chính hàng năm cho đầu tư chiều sâu trong quá trình sản xuấthạch toán, quyết toán làm báo cáo quyết toán theo chế độ báo cáo kế toán củanhà nước

Phòng

kế

toán

Phòng bán hàng

Phòng thị trường

Phòng

kỹ thuật

Phòng quảng cáo

Phòng quản lý sản xuất Ban giám đốc

Trang 37

Phòng bán hàng gồm ba người, bán và giao hàng đến các đại lý tiêu thụ sảnphẩm của công ty ở các địa bàn khác nhau

Phòng thị trường có chức năng duy trì các thị trường cũ và tìm kiếm các thịtrường mới phòng có 15 người là các trưởng vùng trên toàn quốc

Phòng kỹ thuật có 2 người luôn luôn đảm bảo cho cho các dây truyền máymóc hoạt động hiệu quả, đưa các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Phòng quảng cáo gồm 5người nghiên cứu các chính sách quảng bá sản phẩmphù hợp với từng thời điểm kinh doanh của công ty

Phòng quản lý sản xuất gồm quản đốc, văn phòng kho, tổ kiểm tra KCS vàcông nhân quản đốc là người theo dõi và chỉ đạo các hoạt động mua nguyênliệu vào công ty và các hoạt động sản xuất bộ phận KCS có nhiệm vụ kiểmtra chất lượng sản phẩm sản xuất ra lực lượng đông đảo nhất là công nhânsản xuất trực tiếp tạo ra sản phẩm

3.1.3 Tình hình lao động của công ty

Lao động là yếu tố hàng đầu của các đơn vị khi tiến hành sản xuất kinhdoanh nếu có chế độ tuyển dụng hợp lý, mức tiền lương xứng đáng và cácchế độ khác hợp lý sẽ là nguồn lợi thế to lớn trong cạnh tranh nhất là đối vớicác đơn vị tư nhân trong thời đại nền kinh tế thị trường như hiện nay

Lực lượng lao động ở công ty Thái Dương hiện có tuổi đời rất trẻ, từ giámđốc cho tới nhân viên, công nhân đều là những lao động trẻ có trình độ kỹthuật, điều đó đã tạo ra nhiều lợi thế cho việc phát triển công ty trong tươnglai Tình hình nguồn lao động của công ty thể hiện qua bảng 3.1

Trang 38

Bảng 3.1 Tình hình lao động của công ty qua 3 năm (2007 – 2009)

Năm

Chỉ tiêu

Số lượng(người)

Cơ cấu(%)

Số lượng(người)

Cơ cấu(%)

Số lượng(người)

Cơ cấu(%) 08/07 09/08 BQ

Trang 39

Qua bảng số liệu ta thấy được rằng số lượng lao động biến động tăng đềutheo tính chất lao động cũng như theo trình độ lao động qua các năm Bình quânhàng năm lao động trực tiếp tăng 12%/năm, lao động gián tiếp tăng 10%/năm,lao động theo trình độ đại học tăng 7%/năm Trong đó thì lao động phổ thôngtăng nhiều nhất tới 22%/năm, theo điều tra thì số lao động phổ thông này đa số lànhững thanh niên trong vùng, điều đó chứng tỏ được công ty đã giải quyết đượcnhiều công ăn việc làm cho những thanh niên có khả năng thất nghiệp.

Như vậy, lực lượng lao động cũng như chất lượng lao động đều tăng qua 3năm, sở dĩ có điều này là do ban lãnh đạo công ty nhận thấy việc tiêu thụ sảnphẩm của công ty có xu hướng tăng và quy mô sản xuất tăng nên công ty đãtuyển thêm lao động để đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ ngày càng cao củathị trường thức ăn chăn nuôi công nghiệp hiện nay

3.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Để tiến hành SXKD thì công ty cần phải có một lượng vốn nhất định, nó

là nền tảng cho mọi hoạt động SXKD và là một trong những yếu tố cơ bản tạonên hình thái cơ sở vật chất của sản phẩm hàng hóa hay yếu tố tạo nên kết quảcác hang hóa dịch vụ Do vốn có vai trò quan trọng trong SXKD nên việc quản

lý và sử dụng vốn hợp lý sẽ đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của công ty bướcđầu đi vào hoạt động thuận lợi

Trang 40

Bảng 3.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty qua 3 năm (2007 – 2009)

Ngày đăng: 16/05/2016, 11:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), tạp chí nghiên cứu kinh tế ”nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), tạp chí nghiên cứu kinh tế ”"nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thanh
Năm: 2005
3. Báo cáo đệ trình lên OECD của nhóm t vấn kinh doanh về quản trị công ty (2003), quản trị công ty nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị trờng toàn cầu, NXB Giao thông vận tải Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo đệ trình lên OECD của nhóm t vấn kinh doanh về quản trị công ty (2003), "quản trị công ty nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị trờng toàn cầu
Tác giả: Báo cáo đệ trình lên OECD của nhóm t vấn kinh doanh về quản trị công ty
Nhà XB: NXB Giao thông vận tải Hà Nội
Năm: 2003
4. Nguyễn Tiến Dũng (2002), 13 sách lợc cạnh tranh trong thơng trờng rút từ binh pháp tôn tử, NXB Văn hoá thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Tiến Dũng (2002), "13 sách lợc cạnh tranh trong thơng trờng rút từ binh pháp tôn tử
Tác giả: Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: NXB Văn hoá thông tin Hà Nội
Năm: 2002
5. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW ban chính sách kinh tế vĩ mô (2000), cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam, NXB Lao động Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW ban chính sách kinh tế vĩ mô (2000), "cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng chính sách cạnh tranh ở Việt Nam
Tác giả: Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW ban chính sách kinh tế vĩ mô
Nhà XB: NXB Lao động Hà Nội
Năm: 2000
6. Hoàng Thị Thuý (2009). “ giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về thứcăn chăn nuôi và thuốc thú y của công ty Cổ Phần Hải Nguyên , ” , luận văn tốt nghiệp đại học, trờng Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Thị Thuý (2009).“"giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh về thức"ăn chăn nuôi và thuốc thú y của công ty Cổ Phần Hải Nguyên
Tác giả: Hoàng Thị Thuý
Năm: 2009
7. – Nguyễn Phỳc Hoàng (2008) “ nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh về sản phẩm thức ăn chăn nuôi của nhà máy thực phẩm gia súc cao cấp Con Heo Vàng Nghệ An trên thị trờng tỉnh Nghệ An”, luận văn tốt nghiệpđại học, trờng Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranhvề sản phẩm thức ăn chăn nuôi của nhà máy thực phẩm gia súc cao cấp Con Heo Vàng Nghệ An trên thị trờng tỉnh Nghệ An
8. - Phạm Thành Long (2008).“giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thơng mại VIC tại thị trờng hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh”, , luận văn thạc sỹ kinh tế, trờng Đại học Nông Nghiệp Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH thơng mại VIC tại thị trờng hai tỉnh Nghệ An – Hà Tĩnh
Tác giả: - Phạm Thành Long
Năm: 2008
9. PGS.TS Nguyễn Cúc (2005). Kỹ năng lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp. NXB Lý Luận chính trị Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ năng lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp
Tác giả: PGS.TS Nguyễn Cúc
Nhà XB: NXB Lý Luận chính trị Hà Nội
Năm: 2005
10. Người dịch Tạ Ngọc Ái (2003). Bí quyết kinh doanh ( con đường dẫn đến thành công của các doanh nhân và doanh nghiệp). NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bí quyết kinh doanh ( con đường dẫn đến thành công của các doanh nhân và doanh nghiệp)
Tác giả: Người dịch Tạ Ngọc Ái
Nhà XB: NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội
Năm: 2003
12. PTS Lê Dăng Doanh,Th.S Nguyễn Thị Kim Dung, PTS Trần Hữu Hân (1998), “Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước”, NXB Lao động, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh và bảo hộ sản xuất trong nước
Tác giả: PTS Lê Dăng Doanh,Th.S Nguyễn Thị Kim Dung, PTS Trần Hữu Hân
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 1998
13. Thái Quy Sa (1999), “Cạnh tranh cho tương lai”, Trung tâm thông tin hoá chất, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cạnh tranh cho tương lai
Tác giả: Thái Quy Sa
Năm: 1999
14. Michael E. Potter (1996), “Chiến lược cạnh tranh”, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Tác giả: Michael E. Potter
Nhà XB: NXB Khoa học và kỹ thuật
Năm: 1996
16. Báo điện tử Vietnam Economy (2003), nâng cao sức cạnh tranh không thể dựa vào lợi thế tự nhiên, ngày 30/06/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: nâng cao sức cạnh tranh không thể dựa vào lợi thế tự nhiên
Tác giả: Báo điện tử Vietnam Economy
Năm: 2003
17. Viện Chính sách Chiến lược Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Đại học Tây Úc (2009). Dự án “Phát triển chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị ngành hàng: trường hợp ngành hàng thức ăn chăn nuôi” Mã dự án: 030/06VIE Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Phát triển chiến lược nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chuỗi giá trị ngành hàng: trường hợp ngành hàng thức ăn chăn nuôi”
Tác giả: Viện Chính sách Chiến lược Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Đại học Tây Úc
Năm: 2009
15. TS Lê Đăng doanh (2002), nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ VN nhằm tận dụng hiệp định Thương mại VN – Hoa kỳ và hội nhập kinh tế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w