II. Thực trạng thu hút đầu tư vào phát triển ngành dulịch Việt Nam giai đoạn (2003-2007).
4. Cải tiến và nâng cao chất lượng quản lí đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh tại các
Công tác đầu tư phát triển, kinh doanh, khai thác khu du lịch là một quá trình liên tục, đòi hỏi cơ chế quản lí đồng bộ, minh bạch, đơn giản.
Vì vậy, cần xây dựng ban hành và thực hiện quy chế quản lí khu du lịch theo quy của luật du lịch. Các khu du lịch phải có ban quản lí, có chức nămg quản lí khai thác kinh doanh và phát triển khu du lịch phù hợp với đặc thù giải trí nghỉ ngơi của khách du lịch vừa là cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi hỏi chất lượng cao về mọi mặt. Nội dung quản lí du lịch bao gồm:
+ Quản lí ranh giới, phân khu chức năng hoạt động theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với khu du lịch, quản lí tài nguyên du lịch, môi trường, du lịch, quản lí đầu tư phát triển, quản lí sử dụng và khai thác cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng du lịch
+ Quản lí hoạt động của khách du lịch, các tổ chức cá nhân có hoạt động kinh doanh du lịch, sự tham gia của cộng đồng tại khu du lịch
+ Phối hợp các ngành trong quản lí khu du lịch theo quy hoạch, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Công tác quản lí đầu tư phát triển và quản lí kinh doanh, khai thác khu du lịch đòi hỏi cơ chế phù hợp với đặc thù khu du lịch. hệ thống văn bản pháp luật về quản lí quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lí môi trường tài nguyên cần được bổ sung những yêu cầu, nguyên tắc quản lí hoạt động du lịch, bảo vệ tài nguyên du lịch, quản lí kinh doanh dịch vụ du lịch đáp ứng yêu cầu quản lí hoạt động của khu du lịch.
Vấn đề đầu tư phát triển kinh doanh, khai thác du lịch mang tính tổng hợp cao. Để xây dựng và phát triển một khu du lịch chất lượng cao, tương xứng với tiềm năng du lịch theo đúng yêu cầu, mục tiêu đặt ra đòi hỏi những giải pháp mang tính đồng bộ, sự lồng ghép, phối hợp đa ngành từ quân lí quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, quản lí đất đai, kiến trúc, bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lí kinh doanh đến quản lí an toà, trật tự xã hội…những nội dung cụ thể cần được tiếp tục nghiên cứu nhằm tìm ra giải pháp phát triển du lịch bền vững phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân.
KẾT LUẬN
Hội nhập nền kinh tế toàn cầu đặt ra cho Việt Nam nhiều thách thức và cơ hội. Du lịch được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. Làm thế nào để phát triển ngành du lịch Việt Nam xứng đáng với tiềm năng là một câu hỏi lớn.
Theo nhiều du khách đến Việt Nam chúng ta đang có một tiềm năng du lịch to lớn cả về thiên nhiên ưu đãi cũng như con người. Chúng ta cũng đang có sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong việc đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đóng góp cho sự phát triển đất nước.
Với lợi thế và tiềm năng của mình trong ngành du lịch thì các khu du lịch nói riêng và ngành du lịch Việt Nam nói riêng đang rất cần vốn đầu tư trong và ngoài nước. Nguồn vốn huy động trong nước là nền tảng và cơ sở và nguồn vốn huy động từ nước ngoài là động lực để phát triển ngành du lịch .Muốn phát triển tất yếu phải có vốn đầu tư đó là điều tất yếu.
Để thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch một cách hợp lý, sử dụng để phát triển ngành du lịch Việt Nam đúng với tiềm năng vốn có cần phải có chính sách huy động vốn, tạo môi trường đầu tư thuận lợi, quản lý đầu tư một cách hiệu quả phấn đấu đến năm 2010 đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.Việt Nam là thực sự là điểm đến của khách du lịch trên toàn thế giới.Phát huy hết tiềm năng sẵn có mà thiên nhiên ưu đãi cho Việt Nam.Lựa chọn đề tài với mục đích tìm hiểu tiềm năng du lịch của Việt Nam cũng như những mặt hạn chế và thiếu sót để khắc phục và phát triển ngành du lịch Việt Nam.Nhưng với kiếm thức hạn chế, phương pháp tiếp cận đề tài còn nhiều bất cập, vì vậy kính mong sự góp ý của thầy, cô giáo để em khắc phục được nhược điểm của mình./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Giáo trình kinh tế du lịch
2.Giáo trình nhập môn khoa học du lịch 3.Niên gián thống kê 2006
4.Tạp chí du lịch
5.Tạp chí kinh tế phát triển 6.Tạp chí cộng sản
7.Tạp chí thông tin KT-XH 8.Khoa học thương mại 9. www.dulichvietnam.com.vn 10. www.thegioidulịch.org
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU...1
Chương I: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ...2
ngành du lịch Việt Nam...2
I. Khái quát chung về ngành du lịch Việt Nam...2
1. Khái niệm,vai trò của ngành du lịch...2
1.1. Khái niệm...2
1.2.Vai trò của ngành du lịch...3
2.Nội dung đầu tư vào du lịch...6
2.1. Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật...6
2.2. Đầu tư vào nguồn nhân lực...7
2.3. Đầu tư vào quảng bá xúc tiến du lịch...9
2.4. Đầu tư vào cải thiện môi trường tự nhiên ...9
II. Thực trạng thu hút đầu tư vào phát triển ngành du lịch Việt Nam giai đoạn (2003-2007). ...10
1. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam...10
1.1. Tình hình đầu tư vào sản phẩm du lịch ở Việt Nam...10
1.2.Tình hình về nguồn nhân lực trong ngành du lịch...12
1.3. Thực trạng về đầu tư quảng bá du lịch Việt Nam...15
2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch...17
2.1. Những thành quả đạt được...17
2.1.1 Giai đoạn 2003-2005...17
2.1.2 Giai đoạn 2006-2007...19
2.2. Những mặt tồn tại...25
Chương II:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch...29
1. Giải pháp về cơ chế chính sách...29
2. Hoàn thiện quy hoạch ...34
3. Tăng cường mở rộng thị trường...36
4. Cải tiến và nâng cao chất lượng quản lí đầu tư xây dựng, khai thác, kinh doanh tại các khu du lịch...37
KẾT LUẬN...39