Những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch (Trang 25 - 29)

II. Thực trạng thu hút đầu tư vào phát triển ngành dulịch Việt Nam giai đoạn (2003-2007).

2. Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch

2.2. Những mặt tồn tại

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng VN cần thận trọng khi tiếp nhận các dự án đầu tư trong lĩnh vực này. “Nếu các địa phương không tính toán kỹ, việc phát triển ồ ạt các dự án trong cùng một khu vực sẽ gây tình trạng manh mún, phá vỡ qui hoạch chung ở những khu vực ven biển” - một quan chức của Tổng cục Du lịch cảnh báo. Theo các chuyên gia, hầu hết dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch đều chiếm diện tích đất rất lớn và ở những vị trí “đắc địa” nhằm mục đích thu hút khách. Do đó, năng lực tài chính và chuyên môn của nhà đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng mà cơ quan thẩm định cần phải xem xét khi

chấp thuận đầu tư, nếu không rất có thể bài học về tình trạng “xí phần, giữ đất, không triển khai” của một số dự án trước đây có thể sẽ lặp lại.

Thiếu quy hoạch tổng thể phát triển các vùng, khu vực có tiềm năng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương – yếu tố quan trọng, trực tiếp quyết định đến sự hình thành phát triển du lịch và “resort”. Do đó tại nhiều nơi, đặc biệt những khu vực có tiềm năng du lịch, trong quá trình đầu tư xây dựng (ĐTXD) nhiều khu du lịch và “resort”, khi lựa chọn địa điểm để lập QHCT, dự án đầu tư xây dựng chưa được nghiên cứu kỹ về thị trường, quản lý bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch, quản lý kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận... đã gây nên hiện tượng lập QHCT, dự án ĐTXD tràn lan tại cùng một khu vực. Các khu du lịch và “resort” có cùng tính chất hoạt động, đơn điệu về sản phẩm làm ảnh hưởng rất lớn đến tính khả thi và phát triển bền vững của dự án ĐTXD.

- Chất lượng quy hoạch, đặc biệt là QHCT khu du lịch, các “resort” chưa cao, yếu tố sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, thị trường khách, yếu tố kinh tế, tài chính, xã hội... chưa được nhà đầu tư nhìn nhận, phân tích đánh giá thấu đáo, dẫn đến hiệu quả đầu tư của quy hoạch chưa thật sự tương xứng với yêu cầu, chất lượng trong công tác đầu tư phát triển kinh doanh du lịch. Hiện tượng này dẫn đến một số dự án quy hoạch, ĐTXD phát triển khu du lịch, “resort” bị kéo dài, rơi vào tình trạng quy hoạch, dự án "treo", gây thiệt hại cho chính bản thân nhà đầu tư và địa phương nơi có dự án đầu tư.

Về quản lý đầu tư xây dựng, quản lý kinh doanh, khai thác du lịch, "resort" - Trình tự thủ tục quản lý ĐTXD các địa điểm, “resort” còn bất cập: công tác kiểm soát đầu tư phát triển KDL gồm từ khâu lập, xét duyệt quy hoạch, cung cấp thông tin về quy hoạch, thẩm định và xét duyệt dự án đầu tư, cấp phép đầu tư, cấp đất, cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, cấp giấy phép xây dựng, thẩm định thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, đấu thầu, lập hồ sơ hoàn công, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu công trình, cấp phép kinh doanh dịch vụ du lịch...

hiện chưa đồng bộ, bị cắt khúc, thiếu những qui định phù hợp với đặc thù hoạt động của khu du lịch. Chủ đầu tư phải mất quá nhiều thời gian trong việc lo chạy các thủ tục, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng đầu tư, hiệu quả đầu tư còn bị hạn chế. Nguyên nhân của tình trạng này là hiện nay chưa có cơ chế quản lý thích hợp, còn nhiều chồng chéo trong quản lý đầu tư, kinh doanh và khai thác: về quản lý đầu tư xây dựng thực hiện theo qui định luật pháp về quản lý ĐTXD; quản lý môi trường theo pháp luật bảo vệ môi trường, quản lý đất đai theo qui định luật pháp về đất đai; quản lý kinh doanh, khai thác phục vụ hoạt động du lịch thực hiện theo Nghi định số 39, một số văn bản pháp luật khác liên quan. Hiện nay Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch đang được soạn thảo, sẽ là cơ sở quan trọng để quản lý đầu tư kinh doanh KDL và “resort” .

Trong công tác quản lý đầu tư xây dựng KDL, “resort” còn thiếu các tiêu chuẩn qui phạm và qui định kỹ thuật phù hợp. Những qui định kinh tế kỹ thuật hiện nay được áp dụng chưa phù hợp với đặc thù rất riêng biệt của KDL, “resort” về qui hoạch phát triển du lịch, bảo vệ cảnh quan, môi trường, chất lượng dịch vụ, quản lý kinh doanh.

Yếu tố thị trường, sản phẩm, bảo vệ tài nguyên du lịch ít được quan tâm trong quá trình thực hiện các dự án ĐTXD du lịch. Một số dự án thiếu tính liên kết từ ĐTXD, khai thác, kinh doanh du lịch, được thực hiện với mục tiêu kinh doanh cơ sở vật chất (nhà nghỉ, khách sạn..), kết cấu hạ tầng là chủ yếu. Nhiều nơi đang ở trong tình trạng bê tông hoá do có mật độ xây dựng quá cao: thay vì việc khai thác quĩ đất cho xây dựng chỉ được phép vào khoảng 5-10%, kiến trúc công trình từ 1-1,5 tầng theo qui định của tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đối với công trình vui chơi giải trí, công trình du lịch, một số KDL có mật độ xây dựng từ 30%-45%. Hiện tượng trên kết hợp với lượng kiến trúc các công trình chưa tương xứng với yêu cầu kinh doanh du lịch bền vững và bất cập khác trong quản lý khai thác tài nguyên du lịch đang dẫn dến những tác động tiêu cực về môi trường, làm biến dạng cảnh quan thiên nhiên, giảm độ hấp dẫn của tài

nguyên du lịch đặc biệt các bãi biển, khu vực đa dạng sinh học cao, các danh lam thắng cảnh, gây nguy cơ suy giảm, cạn kiệt tài nguyên du lịch tự nhiên.

Qui mô đầu tư các dự án du lịch, “resort” còn nhỏ lẻ, đa số được đầu tư xây dựng với qui mô từ 3-15-20 ha, trừ một số khu có qui mô khoảng 100-200ha (như khu du du lịch Tuần Châu thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, KDL sinh thái Linh Trường, Hoằng Hoá, Thanh Hoá..). Phần lớn các“resort” hiện nay thuộc loại hình cụm nhà nghỉ, khách sạn có tính chất chủ yếu là du lịch nghỉ dưỡng với một số cơ sở lưu trú nhà nghỉ, khách sạn được đầu tư xây dựng kèm theo một số dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch. Nhiều hoạt động vui chơi, giải trí, các công trình dịch vụ du lịch cần thiết khác chưa được quan tâm đầu tư xây dựng đồng bộ. Sản phẩm du lịch chưa thực sự được quan tâm đầu tư phát triển, còn trùng lặp, đơn điệu đang tạo ra sự bất cân đối trong cung - cầu dịch vụ du lịch ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của các ngành du lịch, “resort”.

Điều kiện cung cấp hạ tầng ngoài hàng rào chưa theo kịp tốc độ phát triển các KDL, “resort”. Tại các địa phương, do nhu cầu thu hút đầu tư, chấp nhận các dự án đầu tư kinh doanh du lịch với mọi qui mô, tính chất, trong khi đó chưa chuẩn bị điều kiện cần thiết để thực hiện đầu tư các dự án theo giai đoạn phù hợp nhu cầu thị trường, khả năng tài chính, yêu cầu kinh doanh khai thác, nhằm cung cấp điều kiện tiếp cận hạ tầng kỹ thuậtcần thiết cho dự án.

Mặt khác thiếu sự đồng bộ, thống nhất trong việc khai thác tài nguyên du lịch, đặc biệt việc lồng ghép, phối kết hợp các họat động kinh tế xã hội với phát triển KDL, “resort” còn nhiều bất cập. Tại những khu vực có tài nguyên du lịch hấp dẫn một số dự án phát triển hạ tầng giao thông, cảng biển, khai khoáng, vật liệu xây dựng, nuôi trồng hải sản, phát triển đô thị, khu dân cư nông thôn, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự hình thành và phát triển đối với loại hình KDL này.

Chương II:Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp thu hút vốn đầu tư vào ngành du lịch (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w