1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ CHÌ THÔN ĐÔNG MAI, XÃ CHỈ ĐẠO, HUYỆN VĂN LÂM, TỈNH HƯNG YÊN NHẰM ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THÍCH HỢP

56 724 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 15,25 MB

Nội dung

Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghềhiện nay là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động và cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất

Trang 1

QCVN: Quy chuẩn Việt Nam

TCCP: Tiêu chuẩn cho phép

TCKLM: Tái chế kim loại màu

TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS: Trung học cơ sở

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

UBND: Ủy ban nhân dân

VSMT: Vệ sinh môi trường

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC HÌNH v

DANH MỤC BẢNG vi

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 3

1.1 Khái quát về làng nghề Việt Nam 3

1.2 Lịch sử nghiên cứu làng nghề 5

1.2.1 Trên thế giới 5

1.2.2 Ở Việt Nam 5

1.3 Khái quát về khu vực nghiên cứu làng nghề thôn Đông Mai 8

1.3.1 Lịch sử phát triển làng nghề 8

1.3.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 8

1.3.2.1 Vị trí địa lý 8

1.3.2.2 Điều kiện khí hậu 9

1.3.2.3 Đặc điểm thủy văn 9

1.3.2.4 Tài nguyên thiên nhiên 10

1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 11

1.3.3.1 Dân số và lao động 11

1.3.3.2 Tình hình phát triển kinh tế 11

1.3.3.3 Văn hóa - Giáo dục - Y tế 11

1.3.3.4 Giao thông – Mạng lưới điện 12

CHƯƠNG 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Phương pháp kế thừa, tổng hợp các tài liệu 14

2.2 Phương pháp khảo sát thực địa và lấy mẫu 14

2.3 Phương pháp phân tích 18

Trang 3

2.4 Phương pháp phỏng vấn cộng đồng 18

2.5 Phương pháp xử lý và trình bày kết quả 19

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ ĐÔNG MAI 20

3.1 Hoạt động sản xuất tái chế tại thôn Đông mai 20

3.1.1 Tình hình sản xuất 20

3.1.2 Tình hình phát sinh chất thải 21

3.2 Hiện trạng môi trường làng nghề Đông Mai 24

3.2.1 Môi trường không khí 24

3.2.2 Môi trường nước 25

3.2.3 Môi trường đất 29

3.2.4 Tác động của làng nghề tái chế chì đến sức khoẻ của người dân 31

CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ LÀNG NGHỀ ĐÔNG MAI .33 4.1 Hiện trạng quản lý môi trường làng nghề thôn Đông Mai 33

4.2 Một số văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề 34

4.3 Một số giải pháp quản lý môi trường làng nghề thôn Đông Mai 36

4.3.1 Đối với các cơ sản xuất 36

4.3.2 Đối với công tác quản lý địa phương 39

4.3.3 Giải pháp quản lý phối hợp sự tham gia của cộng đồng 41

KẾT LUẬN 42

TÀI LIỆU THAM KHẢO 43

PHỤ LỤC 01 46

PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 46

PHỤ LỤC 02 48

PHIẾU PHỎNG VẤN VỀ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ 48

PHỤ LỤC 03 50

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG NƯỚC MẶT KHU VỰC 50

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo 9

Hình 2.1: Khảo sát thực địa các đợt tháng 03 - 04/ 2014 14

Hình 2.2: Vị trí lấy mẫu khu vực nghiên cứu 15

Hình 2.3: Các điểm lấy mẫu 16

Hình 2.4: Các điểm lấy mẫu 16

Hình 2.5: Các điểm lấy mẫu 17

Hình 2.6: Lấy mẫu nước mặt tại khu vực nghiên cứu 17

Hình 3.1: Khu tái chế tập trung 21

Hình 3.2: Cơ sở tái chế trong khu dân cư 21

Hình 3.3: Nguyên vật liệu tập trung 21

Hình 3.4: Phế thải tích tụ thành đống lớn 21

Hình 3.5: Quá trình phát sinh chất thải tại làng nghề Đông Mai 22

Hình 3.6: Hiện trạng rác thải sau sản xuất 23

Hình 3.7: Chất thải rắn bên cạnh một cơ sở sản xuất 23

Hình 3.8: Vỏ ắc quy được sử dụng làm nắp cống 23

Hình 3.9: Nước thải tại một số cơ sở tái chế 24

Hình 3.10: Hệ thống khí thải khu vực sản xuất 25

Hình 3.11: Ảnh chụp bề mặt nước sông của thôn 25

Hình 3.12: Hàm lượng Pb trong nước mặt tại các vị trí nghiên cứu 26

Hình 3.13: Hàm lượng Cu trong nước mặt tại các vị trí nghiên cứu 27

Hình 3.14: Hàm lượng Mn trong nước mặt tại các vị trí nghiên cứu 28

Hình 3.15: Hàm lượng Pb tổng số trong đất nông nghiệp Đông Mai 29

Hình 3.16: Hàm lượng Cu tổng số trong đất nông nghiệp Đông Mai 30

Hình 3.17: Hàm lượng Zn tổng số trong đất nông nghiệp Đông Mai 30

Hình 4.1: Mức độ quan tâm của chính quyền đối với hoạt động sản xuất tái chế 34

Hình 4.2: Hiệu quả quản lý đối với hoạt động sản xuất tái chế 34

Hình 4.3: Quy trình công nghệ xử lý khí thải 37

Hình 4.4: Sơ đồ quản lý môi trường làng nghề cấp xã 41

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm 10

Bảng 3.1: Chất lượng môi trường không khí xung quanh 24

Bảng 3.2: Nồng độ Pb trong máu người dân đối với hộ sản xuất 31

Bảng 3.3: Nồng độ Pb trong máu người dân đối với hộ không sản xuất 32

Trang 7

MỞ ĐẦU

Các làng nghề truyền thống ở Việt Nam đã và đang có nhiều đóng góp choGDP của đất nước nói chung và đối với nền kinh tế nông thôn nói riêng Nhiều làngnghề truyền thống hiện nay đã được khôi phục, đầu tư phát triển với quy mô và kỹthuật cao hơn, hàng hóa không những phục vụ nhu cầu trong nước mà còn cho xuất

khẩu với giá trị lớn

Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với các làng nghềhiện nay là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động và cộng đồng dân cư

bị ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của các làng nghề

Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nướccũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triểnbền vững các làng nghề Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũngnhư quản lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể Song, đối với không ít làngnghề, sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô nhiễm trầmtrọng

Làng nghề Đông Mai thuộc xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nổitiếng với nghề tái chế kim loại chì Sự gia tăng của các hoạt động sản xuất đã tạosức ép lớn đến môi trường và gây khó khăn trong công tác quản lý tại địa phương

Việc nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết mâu thuẫn giữalợi ích kinh tế và môi trường là việc làm hết sức cần thiết trong giai đoạn phát triểnkinh tế hiện nay trên địa bàn xã Từ những yêu cầu cấp thiết đó, sinh viên đã lựa

chọn và thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: “Đánh giá hiện trạng

môi trường làng nghề tái chế chì thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên nhằm đề xuất một số giải pháp quản lý thích hợp”.

Mục đích của nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực củahoạt động tái chế kim loại đến sức khỏe người dân và môi trường trên cơ sở nghiêncứu, đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo, huyệnVăn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Nhiệm vụ nghiên cứu

1 Thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan đến khu vực nghiên cứu;

2 Khảo sát thực địa, thu thập mẫu nước, phỏng vấn hộ gia đình trong địa bàn

Trang 8

làng nghề xã Chỉ Đạo;

3 Phân tích, đánh giá hiện trạng môi trường khu vực tái chế kim loại từnhững số liệu đã thu thập được Tìm hiểu công tác quản lý sản xuất và môi trườngtại khu vực làng nghề;

4 Tìm hiểu một số văn bản pháp luật liên quan đến môi trường làng nghề;

5 Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nhữngtác động tiêu cực của hoạt động sản xuất đến môi trường và sức khỏe con người

Nội dung khóa luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, khóa luận bao gồm 4 chương như sau: Chương 1: Giới thiệu chung

Chương 2: Các phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Hiện trạng môi trường làng nghề thôn Đông Mai

Chương 4: Một số giải pháp quản lý làng nghề thôn Đông Mai

Trang 9

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Khái quát về làng nghề Việt Nam

Làng nghề là một trong các đặc thù của nông thôn Việt Nam Nhiều sảnphẩm sản xuất tại các làng nghề đã trở thành thương phẩm trao đổi, góp phần cảithiện đời sống gia đình và tận dụng lao động dư thừa lúc nông nhàn “Làng” là mộtphạm trù lịch sử và văn hoá có sự thay đổi từ thời đại này sang thời đại khác

“Nghề” theo quan điểm chung là các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở địaphương tạo ra được một khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường thường xuyên

và liên tục, những người sản xuất hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề làm là nguồn thuchủ yếu

Theo Khoản 1, Điều 3 Thông tư 46/2011/TT - BTNMT: “Làng nghề là mộthoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc các điểm dân

cư tương tự trên địa bàn một xã, phường, thị trấn có các hoạt động ngành nghề nôngthôn, sản xuất tiểu thủ công nghiệp sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khácnhau” (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011a) Do điều kiện vị trí địa lý khác nhaunên sự phân bố của làng nghề trong các vùng là khác nhau Trên cả nước làng nghềchủ yếu tập trung tại đồng bằng sông Hồng 60%, miền Trung 30% và miền Nam là10% (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2008)

Trong những năm qua, làng nghề nước ta cũng đang có tốc độ phát triểnmạnh thông qua sự tăng trưởng về số lượng và loại hình ngành nghề sản xuất mới.Nhiều sản phẩm thủ công truyền thống của làng nghề có được vị thế trên thị trường.Tuy nhiên, bên cạnh những làng nghề mang tính chất thủ công, truyền thống còn cólàng nghề mà thực chất là sự phát triển công nghiệp nhỏ ở khu vực nông thôn (TrầnDuy Khánh, 2012)

Tính đến tháng 7 năm 2011, tổng số làng nghề và làng có nghề trên toànquốc là 3.355 làng, trong đó có 1.262 làng nghề đã được công nhận và 2.093 làng

có nghề chưa được công nhận (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2011b) Nhìn chung,các làng nghề hiện nay đều phát triển theo xu thế sản xuất hàng hóa, gắn bó mậtthiết với thị trường, không chỉ phục vụ nhu cầu thị trường ở trong nước, phục vụcho du lịch mà còn là hàng xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới

Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trườngnguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra

Trang 10

thành 8 nhóm ngành chính (Bộ tài nguyên và Môi trường, 2011b):

- Làng nghề chế biến lương thực thực phẩm: chiếm 24%

- Làng nghề dệt nhuộm, thuộc da: chiếm 5%

- Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng: chiếm 3%

- Làng nghề gia công cơ kim khí: chiếm 4%

- Làng nghề chăn nuôi: chiếm 1%

- Làng nghề tái chế phế liệu: chiếm 37%

- Làng nghề thủ công mỹ nghệ: chiếm 1%

- Các nhóm ngành khác: chiếm 25%

Việc đẩy mạnh phát triển sản xuất khu vực làng nghề đã tạo sức ép đối vớichất lượng môi trường và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người Theo Bộ tàinguyên và Môi trường (2008), hiện trạng môi trường ở hầu hết khu vực sản xuấttrong các làng nghề đều đang bị ô nhiễm:

Môi trường không khí: ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề cónguồn gốc chủ yếu từ đốt than, là loại nhiên liệu gây phát sinh lượng bụi lớn và khí

ô nhiễm Ngoài ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu, thể hiện ở các thông số ônhiễm như bụi, SO2, NOx, CO, quá trình tái chế còn phát sinh khí độc như hơiaxit, kiềm, oxit kim loại

Môi trường nước: ô nhiễm hữu cơ tại các làng nghề chế biến lương thực,thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ là loại hình sản xuất có nhu cầu nước rất lớn vànước thải có độ ô nhiễm hữu cơ rất cao, nhất là sản xuất tinh bột từ sắn và donggiềng Ô nhiễm chất vô cơ tại các làng nghề dệt nhuộm, tái chế giấy tạo ra nước thải

có hàm lượng cặn lớn, tại các làng nghề tái chế kim loại nặng độc hại vượt tiêuchuẩn cho phép hàng chục lần

Chất thải rắn: hầu hết chất thải rắn tại các làng nghề vẫn chưa được thu gom

và xử lý mà được xả thẳng vào môi trường

Nguy cơ người lao động tiếp xúc với ô nhiễm là rất cao: 95% người lao độngtiếp xúc với khói bụi; 85,9% tiếp xúc với nhiệt và 59,6% tiếp xúc với hóa chất Đặcbiệt, đối với làng nghề tái chế kim loại, môi trường bị tác động và ảnh hưởng nặng

nề, có 4 loại bệnh có tỷ lệ mắc cao: bệnh phổi, bệnh tiêu hóa, mắt và phụ khoa.Trong đó, ung thư phổi (0,35 - 1%) và lao phổi (0,4 - 0,6%) (Bộ tài nguyên và Môitrường, 2008)

Trang 11

1.2 Lịch sử nghiên cứu làng nghề

1.2.1 Trên thế giới

Sự phát triển nhanh không bền vững tại các làng nghề trên thế giới đã gây tácđộng tiêu cực làm ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên và suy giảm đa dạngsinh học Phần lớn các nghiên cứu đều tập trung đánh giá hiện trạng ô nhiễm tại cáclàng nghề (Alam, et al., 2003; Kloos, et al., 1983; Mkandawire, 2008)

Bên cạnh đó, việc nghiên cứu các biện pháp xử lý môi trường nước bị ônhiễm cũng là một trong nhiều vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm (Jasrotia

et al., 2012; Zevenbergen, et al., 1996)

Đối với các nước châu Á, sự phát triển kinh tế làng nghề truyền thống là giảipháp tích cực cho các vấn đề kinh tế xã hội nông thôn Thực tế nhiều quốc gia trongkhu vực có những kinh nghiệm hiệu quả trong phát triển làng nghề, điển hình làTrung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan Trung Quốc sau thời kỳ cảicách mở cửa năm 1978, việc thành lập và duy trì Xí nghiệp Hương Trấn, tăngtrưởng với tốc độ 20 - 30 % đã giải quyết được 12 triệu lao động dư thừa ở nôngthôn Tại Nhật Bản, với sự thành lập “Hiệp hội khôi phục và phát triển làng nghềtruyền thống” là hạt nhân cho sự nghiệp khôi phục và phát triển ngành nghề có tínhtruyền thống dựa theo “Luật nghề truyền thống” (Trần Minh Yến, 2003)

1.2.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống ViệtNam đã được các nhà khoa học kinh tế và môi trường nghiên cứu trên nhiều phươngdiện khác nhau và đã đạt được các kết quả nhất định Có thể nêu ra một số côngtrình tiêu biểu:

Theo công trình nghiên cứu: “Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam”(Bùi Văn Vượng, 2002), tác giả đã tập trung trình bày các loại hình làng nghềtruyền thống: đúc đồng, kim hoàn, rèn, gốm, trạm khắc đá, dệt, thêu ren, giấy dó,tranh dân gian, dệt chiếu, quạt giấy, mây tre đan, ngọc trai, làm trống Công trìnhchủ yếu giới thiệu lịch sử, kinh tế, văn hoá, nghệ thuật, tư tưởng, kỹ thuật, các bíquyết nghề, thủ pháp nghệ thuật, kỹ thuật của các nghệ nhân và các làng nghề thủcông truyền thống Việt Nam Trong cuốn “Bảo tồn và phát triển các làng nghề trongquá trình CNH - HĐH” (Dương Bá Phượng, 2001), tác giả đã đề cập khá đầy đủ vềđặc điểm, khái niệm, con đường và điều kiện hình thành làng nghề, tập trung vào

Trang 12

một số làng nghề ở một số tỉnh với các quan điểm, giải pháp và phương hướngnhằm phát triển các làng nghề trong CNH - HĐH.

Một số đề tài nghiên cứu khoa học khác: “Hoàn thiện các giải pháp kinh tếtài chính nhằm khôi phục và phát triển làng nghề ở nông thôn vùng Đồng bằng sôngHồng” (Học viện tài chính, 2004); “Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩymạnh tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ thời kỳ đến năm2010” (Bộ Thương Mại, 2003) Đặc biệt phải kể đến là đề tài “Nghiên cứu về quyhoạch phát triển làng nghề thủ công theo hướng công nghiệp hóa nông thôn ở nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thônhợp tác cùng với tổ chức JICA của Nhật Bản (2002), đã điều tra nghiên cứu tổng thểcác vấn đề có liên quan đến làng nghề thủ công nước ta về tình hình phân bố, điềukiện KT - XH của làng nghề

Trong các nghiên cứu về làng nghề, vấn đề môi trường làng nghề cũng đãđược nhiều tác giả quan tâm Theo kết quả nghiên cứu công trình “Làng nghề ViệtNam và môi trường”, (Đặng Kim Chi và nnk, 2005), hầu hết mẫu nước thải ở cáclàng nghề được khảo sát có thông số vượt tiêu chuẩn cho phép Môi trường khôngkhí bị ô nhiễm nhất là ô nhiễm bụi vượt tiêu chuẩn cho phép và ô nhiễm do sử dụngnhiên liệu than củi Người dân trong làng nghề cũng mắc một số bệnh liên quan đến

hô hấp, tiêu hóa, nhiều dòng sông chảy qua làng nghề cũng bị ô nhiễm nặng Tácgiả cũng nêu rõ các tồn tại ảnh hưởng tới phát triển kinh tế và bảo vệ môi trườngcủa làng nghề, nêu dự báo phát triển và mức độ ô nhiễm đến năm 2010, một số địnhhướng xây dựng chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững và đề xuất cácgiải pháp cải thiện môi trường cho từng loại hình làng nghề của Việt Nam

Bên cạnh vấn đề môi trường làng nghề, vấn đề sức khỏe người dân tại cáclàng nghề cũng được đề cập ở nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả khác

Công trình “Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề ViệtNam” (Nguyễn Thị Hồng Tú và nnk, 2005) đã nêu một số nét về lịch sử phát triểnlàng nghề Việt Nam, môi trường và sức khoẻ người lao động, an toàn sản xuất làngnghề, các biện pháp phòng ngừa, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho người laođộng làng nghề

Một công trình nghiên cứu khác về khía cạnh này cho thấy, tình trạng sứckhỏe các làng nghề phía Bắc đều trong tình trạng báo động Công trình nghiên cứu:

“Nghiên cứu nguy cơ sức khoẻ ở các làng nghề tại một số tỉnh phía Bắc và giảipháp can thiệp” (Nguyễn Thị Liên Hương, 2006) cho thấy tỷ lệ người lao động có

Trang 13

phương tiện bảo hộ đạt tiêu chuẩn vệ sinh lao động thấp (22,5%); 100% các hộ sảnxuất chế biến lương thực, thực phẩm nước thải không qua xử lý, đổ thẳng ra cốngrãnh.

Hiện tại, đối với mỗi công trình nghiên cứu về vấn đề môi trường làng nghề

ít nhiều đều có đề cập đến các giải pháp khác nhau nhằm cải thiện và bảo vệ môitrường, hướng tới sự phát triển bền vững

Công trình nghiên cứu “Làng nghề Việt Nam và môi trường” (Đặng Kim Chi

và nnk, 2005) dựa trên cơ sở đã nghiên cứu tổng quan về đặc điểm cũng như thựctrạng sản xuất, hiện trạng môi trường các làng nghề, tác giả đã đi đến các giải phápchung nhất cho từng loại hình làng nghề Ở đây cũng đề cập đến việc định hướngxây dựng một số chính sách đảm bảo phát triển làng nghề bền vững (như các chínhsách về hỗ trợ tài chính, chính sách về thị trường, về cơ sở hạ tầng, giáo dục môitrường…) Qua đó đề xuất các giải pháp, nhìn chung tập trung vào hai nhóm giảipháp chính là giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm môitrường cho các làng nghề Các giải pháp này được đề cập cụ thể hơn trong “Đề tàinghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biệnpháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam” (KC.08.09, 2005), cụthể là các “Tài liệu hướng dẫn áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường” cho cáclàng nghề nhựa; chế biến nông sản, thực phẩm; thủ công mỹ nghệ; dệt nhuộm

Ngoài những giải pháp về kỹ thuật (sản xuất sạch hơn và sử dụng công nghệ

xử lý chất thải) thì trong công tác quản lý môi trường, các nhà nghiên cứu hiện đanglưu ý đến một số giải pháp có tính khả thi và có hiệu quả trong điều kiện của ViệtNam hiện nay đó là giải pháp có sự tham gia của cộng đồng và phát triển làng nghềgắn với phát triển du lịch Về khía cạnh này có một số nghiên cứu, bài viết điểnhình như: “Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụngphương pháp có sự tham gia của cộng đồng” (Bạch Quốc Khang và nnk, 2005);

“Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững” (Lê Hải, 2006) Đặcbiệt trong đó có nghiên cứu về “Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu vựclàng nghề ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và xu hướng biến đổi” (Đặng ĐìnhLong và Đinh Thị Bích Thủy, 2005) Nghiên cứu đã đề cập đến tình trạng xung độtmôi trường hiện nay tại các làng nghề Việt Nam, nhất là khu vực Đồng bằng sôngHồng Các tác giả đã nêu cơ sở lý luận của việc nghiên cứu mối quan hệ giữa tínhcộng đồng với xung đột môi trường tại khu vực nông thôn Đồng bằng sông Hồng.Theo kết quả khảo sát của các tác giả tại ba làng nghề điển hình thì tỷ lệ những ýkiến trông chờ sự giải quyết ô nhiễm vào Nhà nước chiếm tới 56,6%; giải pháp

Trang 14

nâng cao nhận thức môi trường chiếm 14,8%; thông cảm và cùng người sản xuất xử

lý ô nhiễm chỉ có 8,5%, đặc biệt ý kiến nếu không xử lý ô nhiễm thì ngừng sản xuấtchỉ có 1,1% (Đặng Đình Long và Đinh Thị Bích Thủy, 2005) Qua đó, thấy rằng ýthức của cộng đồng trong vấn đề phát triển kinh tế gắn với môi trường còn nhiềuhạn chế, vấn đề xung đột môi trường có nguy cơ khá cao và phức tạp

1.3 Khái quát về khu vực nghiên cứu làng nghề thôn Đông Mai

1.3.1 Lịch sử phát triển làng nghề

Làng nghề Đông Mai, xã Chỉ Đạo là một trong những địa phương của huyệnVăn Lâm, tỉnh Hưng Yên có nghề truyền thống thu hồi các sản phẩm từ ắc quy phếliệu và tái chế kim loại màu như: đồng, kẽm, nhôm Nghề tái chế chì ở thôn ĐôngMai đã có từ những năm 1970 và phát triển mạnh nhất vào đầu những năm 1990,thời kỳ cao điểm thường xuyên có gần 30 lò nằm rải rác khắp thôn, sản phẩm làm rađược cung cấp cho các nhà máy sản xuất ắc quy

Trước năm 1998, những lò nấu chì nằm xen lẫn giữa các hộ trong thôn Nướcthải, chất thải trong quá trình sản xuất được thải trực tiếp vào đất, ao và nguồn nướctại địa phương Mỗi ngày thôn nấu trên 10 tấn chì bằng thủ công, thải ra hàng tấnkhói bụi, khói chì Bình ắc quy hỏng thu mua từ nơi khác về rồi phân phối đến các

lò nấu chì, thành phẩm

Thời gian gần đây số lượng lò đun nấu chì trong làng giảm xuống do nhu cầugiảm khiến những hộ sản xuất nhỏ lẻ phải đóng cửa, tuy nhiên quy mô và sản lượngchì tái chế từ các xưởng sản xuất còn tồn tại lại tăng cao hơn Mặc dù đã được cơgiới hóa nhưng hầu hết các công đoạn trong quá trình tái chế ắc quy vẫn sử dụngphương pháp thủ công là chủ yếu, hiệu suất tái chế đạt khoảng từ 20% - 60%(UBND xã Chỉ Đạo, 2006)

1.3.2 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

1.3.2.1 Vị trí địa lý

Chỉ Đạo là một xã có địa hình bằng phẳng, nằm ở phía Đông Bắc huyện VănLâm, tỉnh Hưng Yên giáp xã Đại Đồng ở phía Nam, xã có 5 thôn là Đông Mai,Nghĩa Lộ, Trịnh Xá, Cát Lư và Cát Lớn, có tổng diện tích theo địa giới hành chính

là 597,17 ha (Hình 1.1) Khu vực nghiên cứu thôn Đông Mai thuộc xã Chỉ Đạo,nằm ở phía Tây Bắc của huyện Văn Lâm là địa phương có nghề truyền thống tái chếkim loại màu, với diện tích hành chính 95,37 ha

Trang 15

Hình 1.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo

Nguồn: http://gis.chinhphu.vn

1.3.2.2 Điều kiện khí hậu

Thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùathuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ, một năm chia làm hai mùa rõ rệt cùng với haikhoảng thời gian giao mùa ngắn tạo ra bốn mùa xuân, hạ, thu, đông Đặc trưng nhất

là mùa hè và mùa đông:

Mùa hè bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, gió Đông Nam thịnh hành Nhiệt độdao động từ 25 - 28ºC, nhiệt độ cao nhất trong mùa là 38ºC Mùa đông bắt đầu từtháng 11 đến tháng 3, gió Đông Bắc thịnh hành, trời lạnh và khô hanh Nhiệt độthấp nhất từ 7 - 10ºC

Mưa tập trung từ tháng 7 đến tháng 9, lượng mưa trung bình hàng năm là1.650 mm, lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 850 mm Độ ẩm trung bình hàngnăm là 84,5% Bão thường xuất hiện vào tháng 7 và tháng 8 (Niên giám thống kêtỉnh Hưng Yên, 2011)

1.3.2.3 Đặc điểm thủy văn

Hệ thống thủy lợi của xã Chỉ Đạo nằm trong hệ thống thủy lợi của huyệnVăn Lâm Nguồn nước tưới cho cây trồng chủ yếu lấy từ hệ thống sông Bắc HưngHải kết hợp với hệ thống kênh mương nội đồng, có chức năng cung cấp nước ngọt

Trang 16

cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong xã Để duy trì

và tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi phải đặt trọng tâm vào củng cố bờ kênh,nạo vét khơi thông dòng chảy, xây dựng thêm một số kênh mương nội đồng để giảiquyết tình trạng úng hạn cục bộ

1.3.2.4 Tài nguyên thiên nhiên

* Tài nguyên đất

Xã Chỉ Đạo là một xã thuộc huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên có diện tíchtương đối lớn Diện tích đất chủ yếu là dạng đất đồng bằng, được bồi tụ lâu năm, đấtbằng phẳng, thuận lợi Đất đai của xã tương đối tốt, thuận lợi cho xã phát triển nôngnghiệp theo chiều sâu và theo hướng đa dạng hàng hoá Diện tích đất tự nhiên toàn

Bảng 1.1: Hiện trạng sử dụng đất xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm

Nguồn: UBND xã Chỉ Đạo, 2013

Trong thời gian tới có thể tận dụng diện tích đất bằng chưa sử dụng vàocác mục đích nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp

* Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt sử dụng để cung cấp tưới nước cho cây trồng là sôngHồng, sông Nhuệ và các hồ trong xã Hiện tại ở đại phương vẫn chưa có tàiliệu, dự án thăm dò đánh giá cụ thể nguồn nước ngầm Trên thực tế, hiện nayrất ít hộ gia đình còn sử dụng nguồn nước giếng khoan để phục vụ mục đíchsinh hoạt chủ yếu người dân dử dụng nguồn nước máy Tại làng nghề ĐôngMai có hệ thống kênh mương dẫn nước thải dọc theo các đường trong ngõ, gomnước thải từ các hộ gia đình và nhập vào mương chính trong từng xóm sau đónhập lại với nhau

Trang 17

1.3.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

1.3.3.1 Dân số và lao động

* Dân số

Theo thống kê, tổng dân số năm 2013 của xã Chỉ Đạo là 8.473 ngườisinh sống trong 2.213 hộ với mật độ dân số trung bình 1.418 người/km², tỷ lệtăng dân số tự nhiên là 0,8%/năm (UBND xã Chỉ Đạo, 2013) Dân cư tập trungkhá đông tại các làng xã, hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu Dân số xãthuần nhất là dân tộc Kinh, dân cư chia làm 5 thôn Toàn thôn Đông Mai hiệnnay có 2250 nhân khẩu nằm trong 560 hộ

* Lao động

Số lao động trong độ tuổi của xã Chỉ Đạo là 4.169 người/tổng số dân với

tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 3 tháng trở lên đạt khoảng 20% Trong đó, laođộng nông nghiệp là 2.969 người, lao động phi nông nghiệp là 1.200 người Tạithôn Đông Mai, số người lao động nông nghiệp là 840 người, lao động phinông nghiệp là 250 người (UBND xã Chỉ Đạo, 2013)

1.3.3.2 Tình hình phát triển kinh tế

Mặc dù tình hình kinh tế trong nước có nhiều biến động và khó khăn,song xã Chỉ Đạo đã tập trung khắc phục và phát triển kinh tế theo hướng sảnxuất nông nghiệp làm mũi nhọn Cơ cấu kinh tế của xã bao gồm: sản xuất nôngnghiệp 50,5%; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chiếm 32,5%; thương mại -dịch vụ chiếm 17%

Tổng giá trị sản xuất toàn xã năm 2013 là 96,9 tỷ đồng đạt 113,5% kếhoạch năm với thu nhập bình quân của nhân dân trong xã đạt trung bình khoảng11,4 triệu đồng/người/năm Hiện nay tỷ lệ phát triển dân số xã 1,28%, tỷ lệ hộnghèo 3,55% (UBND xã Chỉ Đạo, 2013)

1.3.3.3 Văn hóa - Giáo dục - Y tế

* Văn hóa

Tỷ lệ xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hóa toàn xã là 5/5 làng văn hóa, nếpsống văn hóa, văn nghệ các đoàn thể được quan tâm đẩy mạnh nhằm thực hiệncác mục tiêu để xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

* Giáo dục

Trang 18

Chính quyền xã đã có những đầu tư thích đáng cho giáo dục với tỷ lệtrường học các cấp có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia là 60% Trình độ giáodục phổ cập cho người dân trên địa bàn xã là cấp trung học cơ sở Trong đó, tỷ

lệ học sinh sau khi tốt nghiệp THCS được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổtúc, học nghề) đạt 93%/tổng số học sinh trong độ tuổi Năm học 2012, học sinhthi đỗ vào các trường đại học là 25 em, vào cao đẳng là 20 em

Trên địa bàn xã có 1 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia với tổng diệntích 0,25 ha, gồm 5 lớp học với 200 cháu; có 1 trường tiểu học gồm 12 phònghọc với 570 học sinh; 1 trường THCS cạnh trường tiểu học với diện tích 0,82

ha, bao gồm 14 phòng học với 365 học sinh Nhìn chung, hiện tại các phònghọc và phòng chức năng đã đủ đáp ứng nhu cầu dạy và học cho cán bộ giáoviên và học sinh

* Y tế

Địa bàn xã Chỉ Đạo có một trạm y tế nằm gần UBND xã với diện tích0,06 ha Công trình bao gồm nhà làm việc 01 tầng, 01 phòng khám và 03 phòngđiều trị Trạm y tế của xã đã tổ chức việc khám chữa bệnh cho người dân trong

xã, duy trì trực trạm 24/24, khám chữa bệnh cho gần 1000 lượt người/năm Xã

đã tích cực hoàn thành các chương trình y tế Quốc gia là chủ động phòng chốngdịch bệnh, tích cực xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị nhằm nângcao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân Xã được Trung tâm y tế Huyệnxếp loại xã đã có phong trào y tế mạnh

1.3.3.4 Giao thông – Mạng lưới điện

* Giao thông

Khu vực xã Chỉ Đạo có Quốc lộ 5A và đường sắt Hà Nội - Hải Phòngchạy từ Đông sang Tây Hệ thống cầu đường chính trên địa bàn đã cơ bản đượcđầu tư, cải tạo Đường giao thông nông thôn được quan tâm xây dựng, cáctuyến đường trục xã, đường trục thôn đã được bê tông hoá 70%

Trang 19

tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện Hệ thống chính trị được củng

cố, dân chủ cơ sở được phát huy, bộ mặt nông thôn ngày một đổi mới

Trang 20

CHƯƠNG 2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp kế thừa, tổng hợp các tài liệu

Quá trình tổng hợp tài liệu nhằm kế thừa các kết quả đã có sẵn và bổsung những thông tin, dữ liệu còn thiếu trong quá trình khảo sát thực địa Trongthời gian hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, sinh viên đã tiến hành tổng hợp tàiliệu từ rất nhiều nguồn khác nhau về đặc điểm khí tượng thuỷ văn, môi trường,các dạng tài nguyên, yếu tố phát triển KT - XH, các vấn đề ô nhiễm môi trườnglàng nghề, thêm vào đó là các giáo trình, tài liệu, sách tham khảo có liên quan;

kế thừa kết quả từ các đề tài, dự án nghiên cứu về khu vực, trên cơ sở đó, phântích, tổng hợp và xử lý số liệu theo mục đích mong muốn

Các tài liệu này được phân loại, sắp xếp có trình tự và được định hướngvào nghiên cứu để đánh giá hoạt động làng nghề

2.2 Phương pháp khảo sát thực địa và lấy mẫu

Để có tính xác thực và thuyết phục về đề tài nghiên cứu, sinh viên đãtiến hành ba đợt khảo sát thực địa tại khu vực thôn Đông Mai, xã Chỉ Đạo,huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (Hình 2.1) Đây là bước cơ bản trong việchoàn thành khóa luận tốt nghiệp

- Đợt 1 thực hiện vào ngày 15/03/2014 nhằm khảo sát ban đầu khu vựcnghiên cứu, thu thập các thông tin ban đầu đánh giá các yếu tố tự nhiên và xã hội

- Đợt 2 thực hiện vào ngày 20/04/2014 nhằm phỏng vấn lấy ý kiến người dânkhu vực nghiên cứu và lựa chọn các địa điểm lấy mẫu

- Đợt 3 thực hiện v o ng y 05/05/2014 nh m ti n h nh l y m u t i ào ngày 05/05/2014 nhằm tiến hành lấy mẫu tại ào ngày 05/05/2014 nhằm tiến hành lấy mẫu tại ằm tiến hành lấy mẫu tại ến hành lấy mẫu tại ào ngày 05/05/2014 nhằm tiến hành lấy mẫu tại ấy mẫu tại ẫu tại ại các địa điểm đã chọn ban đầu đ ểm đã chọn ban đầu đ a i m ã ch n ban ọn ban đầu đầu u

Hình 2.1: Khảo sát thực địa các đợt tháng 03 - 04/ 2014

Trang 21

Dựa vào các kết quả khảo sát có được sinh viên tiến hành lựa chọn 9 vịtrí lấy mẫu nước khác nhau thuộc khu vực làng nghề nghiên cứu Các vị trí lấymẫu bao gồm (Hình 2.2):

Hình 2.2: Vị trí lấy mẫu khu vực nghiên cứu

- ĐM 01 (20°59'22.44"N, 106° 3'1.62"E): lấy tại cống dẫn nước thải chínhxóm Chùa (đi vào đầu làng 50m) Nước thải màu đen, nhiều cặn đáy và chất lơlửng, mùi nặng khó chịu (Hình 2.3)

- ĐM 02 (20°59'19.43"N, 106° 3'10.52"E): hồ trung tâm đối diện nhà vănhóa thôn Đông Mai, là nơi tiếp nhận nước thải sinh hoạt của một nửa dân cư xómChùa Nước có màu xanh đậm, nhiều rác nổi, váng bọt, mùi tanh (Hình 2.3)

- ĐM 03 (20°59'15.17"N, 106° 3'18.04"E): cống nước thải phía sau một cơ

sở sản xuất tái chế nhỏ trong làng, thuộc xóm Đông, cách trung tâm thôn 200m,cách khu sản xuất tập trung 700m Nước có màu nâu đất, nhiều cặn lơ lửng, mùitanh khó chịu (Hình 2.3)

Trang 22

Hình 2.3: Các điểm lấy mẫu

- ĐM 05 (20°58'44.06"N, 106° 3'21.08"E): cống thải phía sau khu sản xuấttập trung, cách trung tâm thôn 1300m Nước có màu xanh đen, nhiều cặn đáy vàchất lơ lửng, có mùi tanh thối và mùi hóa chất nặng (Hình 2.4)

- ĐM 06 (20°59'5.79"N, 106° 3'23.15"E): mương dẫn nước cạnh đường quốc

lộ, cách khu sản xuất tập trung 400m, nước màu đen đặc, hôi thối, là nơi tập trungrác thải sinh hoạt của thôn (Hình 2.4)

Hình 2.4: Các điểm lấy mẫu

- ĐM 07 (20°59'17.40"N, 106° 3'27.51"E): mương nước thải cạnh ruộng lúaxóm Đông, cách trung tâm thôn 300m, nước màu đen đặc, mùi tanh và thối, chứanhiều rác thải và các chất lơ lửng, xung quanh nhiều rau bèo mọc (Hình 2.5)

- ĐM 08 (20°59'12.26"N, 106° 3'13.39"E): mương nước thải cạnh khu sảnxuất tái chế hộ gia đình, cạnh ruộng lúa, cách khu tập trung sản xuất 500m Nướcmàu đen, nhiều cặn đáy lơ lửng, mùi thối, hơi tanh (Hình 2.5)

- ĐM 09 (20°59'18.84"N, 106° 2'54.77"E): cống thải đầu làng, nguồn nướcthải khu sản xuất tái chế nhựa, cách trung tâm thôn 200m, nước màu đen, nhiềuváng bẩn và rác thải, mùi tanh và thối (Hình 2.5)

Hình 2.5: Các điểm lấy mẫu

Trang 23

* Quy trình chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu bao gồm:

+ Chuẩn bị số chai lấy mẫu tương ứng với số mẫu nước cần lấy, các chai

cất theo tỷ lệ 1:1 (theo đúng quy định tại TCVN 5993: 1995 của Bộ Khoa họcCông nghệ và Môi trường (1995): 3 lần đầu bằng nước cất, 3 lần tiếp theo bằngaxit, 3 lần cuối bằng nước cất)

+ Túi nilon, bút không xóa, băng dính giấy

+ Máy đo GPS, máy ảnh, máy đo Eh, pH

+ Sổ ghi nhật kí, bút chì, kéo, bao tay

* Quy trình lấy mẫu bao gồm:

Tại mỗi điểm lấy mẫu: tiến hành đo GPS, chụp ảnh địa điểm lấy mẫu vàkhu vực xung quanh, xác định nguồn thải và khoảng cách so với điểm lấy mẫu(Hình 2.6)

Hình 2.6: Lấy mẫu nước mặt tại khu vực nghiên cứu

+ Ghi kí kiệu mẫu lên chai đựng mẫu;

+ Súc rửa chai đựng mẫu nước 3 lần bằng nước mẫu;

+ Lấy mẫu nước bằng cách nhúng chìm chai đựng xuống khu vực cần lấy,lấy đầy 3/4 chai với mỗi mẫu, ghi tên mẫu bằng băng dính giấy và bút không trôi;

hấp thụ hay hấp phụ lên thành bình, mẫu nước cần được axit hóa về pH < 2, dùngquỳ tím để xác định pH sau khi cho axit vào)

Mẫu nước được bảo quản trong chai nhựa đậy nắp kín, sau khi hoàn tấtquá trình lấy mẫu, các chai mẫu được vận chuyển ngay tới phòng thí nghiệm đểthực hiện các công đoạn tiếp theo

Trang 24

2.3 Phương pháp phân tích

- Chuẩn bị mẫu phân tích kim loại nặng

+ Cho khoảng 40 ml nước qua màng lọc 0,45 µm để loại bỏ cặn lơ lửng;

+ Chuẩn bị các mẫu trắng (Blank) và các dung dịch chuẩn cho các kim loại

Pb, Mn, Cu;

+ Mẫu sau khi lọc đựng trong lọ là mang đến phân tích kim loại nặng bằngmáy quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS 240 FS

- Tiến hành phân tích

Nồng độ các chất Pb, Cu, Mn được xác định bằng máy AAS Tiến hành

bằng nước cất để đánh giá tính đo chính xác của mẫu phân tích

+ Vận hành thiết bị (máy AAS) trước khi phân tích

+ Chạy mẫu Blank

+ Chạy mẫu các dung dịch chuẩn

+ Chạy các mẫu cần phân tích

Sau khi chuẩn bị mẫu, xác định hàm lượng kim loại nặng bằng máy AAS

240 FS Việc xác định được thực hiện tại phòng thí nghiệm Địa chất - Môitrường và Thích ứng biến đổi khí hậu - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

2.4 Phương pháp phỏng vấn cộng đồng

Sinh viên đã lập mẫu phiếu điều tra và tiến hành phỏng vấn trực tiếp các

hộ gia đình sản xuất và không sản xuất tái chế chì tại thôn Đông Mai (Phụ lục

01 và 02) Tuy nhiên, trong quá trình phỏng vấn, sinh viên gặp khó khăn trongcông tác tiếp cận với những hộ gia đình hoạt động tái chế do người dân khônghợp tác cung cấp thông tin Do đó, sinh viên chỉ tiến hành phỏng vấn 80/560 hộgia đình không hoạt động sản xuất (15%) trên địa bàn thôn với những nội dung:

- Các thông tin về đời sống nhân dân: tuổi, nghề nghiệp hiện tại, thu nhậptrung bình tính theo năm hoặc tháng của hộ gia đình

Trang 25

- Các thông tin về ảnh hưởng đời sống sinh hoạt đối với hoạt động sản xuất:bệnh tật do chì gây nên, nguồn nước sinh hoạt gia đình.

- Các thông tin về hiện trạng quản lý làng nghề: Các biện pháp xử lý củachính quyền với những hộ vi phạm, hiệu quả quản lý

- Mức độ hài lòng của người dân đối với công tác quản lý của các cấp chínhquyền địa phương và hiệu quả của công tác quản lý

2.5 Phương pháp xử lý và trình bày kết quả

Từ các kết quả phân tích mẫu nước mặt thu được, sinh viên tiến hành: sosánh hàm lượng các kim loại trong nước với QCVN 08:2008/BTNMT Quychuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt đối với hạng mục nước mặt phục vụ chotưới tiêu (B1), từ đó đưa ra các luận giải về kết quả đo được Bên cạnh đó, cácbiểu đồ thể hiện hàm lượng các nguyên tố và số liệu thống kê từ phiếu điều trađược thực hiện bằng phần mềm Excel và SPSS

Trang 26

CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ THÔN ĐÔNG MAI

3.1 Hoạt động sản xuất tái chế tại thôn Đông mai

3.1.1 Tình hình sản xuất

Trước đây, việc sản xuất được thực hiện trong sân vườn của từng hộ giađình với quy mô nhỏ lẻ Do nhu cầu phát triển của xã hội, quy mô sản xuấtngày càng tăng, sản xuất mang tính chất tập trung cao, làng nghề tái chế hìnhthành các doanh nghiệp, trong làng hiện tại có khoảng 5 cơ sở lớn Năm 2010,toàn thôn có 51 hộ tham gia tái chế kim loại màu mỗi tháng đạt 120 - 150 tấnchì, 25 - 30 tấn kẽm và 15 - 20 tấn đồng Một năm, từ 30.000 tấn ắc quy hỏngqua xử lý thu được 15.000 tấn chì, 10.000 tấn nhựa phế liệu, 2.500 tấn đồng,còn lại 2.500 tấn bông thuỷ tinh không sử dụng được phải loại bỏ Việc sảnxuất của công nhân không được bất cứ một loại hình bảo hộ lao động nào, chỉ

có các trang thiết bị như: khẩu trang, găng tay Riêng năm 2010, thôn thu gomđược 16.000 tấn phế liệu, sản xuất được trên 8.000 tấn thành phẩm (Hội làngnghề truyền thống kinh doanh TCKLM Đông Mai, 2012)

Tại Đông Mai, hoạt động tái chế chì giờ đây chỉ một phần nhỏ còn ởtrong khu dân cư, phần chủ yếu là ngoài cánh đồng Năm 2009, dự án cụm làngnghề xã Chỉ Đạo được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt, với diện tích 21 ha,khu lò nấu chì được bố trí cạnh đường nhựa liên huyện, bao bọc xung quanh là

hệ thống mương tưới tiêu, các ruộng lúa và ruộng rau muống, nhằm tách nhữngngười làm nghề tái chế phế thải khỏi làng (Hình 3.1) Đến nay, công tác di dờivẫn chưa hoàn thiện, một số hộ đã tự nguyện chuyển ra khu vực tập trung Tuynhiên, trong làng vẫn còn một số cơ sở đang thực hiện phá dỡ và nấu luyện chìngay tại khu dân cư (Hình 3.2 - 3.4) Các cơ sở này tự tìm cách để hạn chế ônhiễm như làm tum che khói Tuy nhiên do việc tái chế phế liệu vẫn chủ yếutheo phương pháp thủ công, nên nguy cơ ô nhiễm môi trường vẫn tồn tại

Trang 27

Hình 3.1: Khu tái chế tập trung Hình 3.2: Cơ sở tái chế trong khu dân cư

Hình 3.3: Nguyên vật liệu tập trung Hình 3.4: Phế thải tích tụ thành đống lớn

3.1.2 Tình hình phát sinh chất thải

* Chất thải rắn

Qua quá trình điều tra và khảo sát thực địa cho thấy, với tổng số hộ trongthôn khoảng 560 hộ, lượng rác thải sinh hoạt trung bình một ngày của một hộ là2,56 kg/ngày thì tổng lượng rác thải của thôn một ngày khoảng 1433 kg/ngày(Khảo sát thực địa 04/2014) Đối với rác thải phát sinh trong quá trình sản xuất,việc thống kê các số liệu cụ thể hiện vẫn chưa thể thực hiện được do vấp phải

sự cản trở và thiếu hợp tác của người dân, một phần cũng là do cơ cấu quản lýcủa địa phương còn thiếu chặt chẽ, minh bạch

Chất thải ra từ sản xuất nông nghiệp có nhưng phát sinh rất ít, nói chung

là không đáng kể, lượng rác thải này một phần được đưa về nhà làm chất đốt và

sử dụng trong chăn nuôi, phần còn lại thì đốt và xử lý ngay tại ruộng chiếmkhoảng 90% Kết quả điều tra cho thấy quá trình sản xuất của làng nghề tái chế

Trang 28

chủ yếu phát sinh chất thải là xỉ than, bụi, khí thải và bụi đồng trong quá trìnhmài, tiện sản phẩm (Hình 3.5)

Hình 3.5: Quá trình phát sinh chất thải tại làng nghề Đông Mai

Chất thải trong quá trình tái chế chì phát sinh từ nguồn phế liệu của cảlàng với các cơ sở sản xuất lớn là: 30.000 tấn ắc quy phế liệu (sau khi đã thuhồi được 15.000 tấn chì, 10.000 tấn nhựa phế liệu và 2,5 tấn đồng là khoảng 2,5tấn bông thải của các cơ sở sản xuất) Chất thải rắn phát sinh trong quá trìnhđúc chì gồm: xỉ than khoảng 54 - 70 tấn/năm (chiếm 3 - 5% lượng than), khí

Thị Hồng Liên, 2010)

Theo số liệu điều tra phỏng vấn người dân xung quanh khu vực sản xuấttái chế trong đợt khảo sát thực địa 04/2014, khoảng 48,3% rác thải sau khi táichế không được thu gom và xử lý, đổ bừa bãi gây ảnh hưởng tới mỹ quan vàmôi trường xung quanh, chỉ có 18,3% rác thải sau sản xuất được thu gom và xử

lý tốt trước khi đưa vào môi trường (Hình 3.6; 3.7) Một số hộ gia đình sau khisản xuất không tiến hành thu gom phế thải là các bình ắc quy đã sử dụng màtận dụng để làm nắp cống, chậu hoa ngay trong khu vực sinh sống của gia đình(Hình 3.8)

Ắc quy hỏng

Bản cực chì phế liệu

Tinh chế chì

CaSO4Ngâm nước vôi

Phá dỡ thủ công

- Bụi chì, hơi axit

- Bông thuỷ tinh

Bụi chì, hơi axit

Nồi nấu

Chì thỏi

hơi axit, bụi chì

- Xỉ than Dây điện, lá đồng,

nhựa cách điện

Ngày đăng: 16/05/2017, 11:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Duy Bảo, 2013. Phơi nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam. Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phơi nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam
2. Đặng Kim Chi và nnk, 2005. Làng nghề Việt Nam và môi trường. Nhà xuất bản Khoa học - Kỹ thuật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề Việt Nam và môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bảnKhoa học - Kỹ thuật
3. Trần Thị Lệ Chi, 2010. Phân tích dạng kim loại Chì (Pb) và Cadimi (Cd) trong đất và trầm tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Luận văn thạc sĩ hóa học. Đại học Sư phạm Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích dạng kim loại Chì (Pb) và Cadimi (Cd) trongđất và trầm tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử. Luận vănthạc sĩ hóa học
5. KC.08.09, 2005, Đặng Kim Chi và nnk. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam, Viện Khoa học Công nghệ Môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thựctiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môitrường ở các làng nghề Việt Nam
6. Lê Hải, 2006. Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững, Tạp chí Du lịch Việt Nam. Tr 51- 52, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Môi trường làng nghề với việc phát triển du lịch bền vững, Tạpchí Du lịch Việt Nam
7. Phan Quốc Hưng, 2011. Nghiên cứu xử lý đất nông nghiệp ô nhiễm chì (Pb), đồng (Cu), kẽm (Zn) bằng biện pháp sinh học. Luận án tiến sĩ nông8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xử lý đất nông nghiệp ô nhiễm chì (Pb),đồng (Cu), kẽm (Zn) bằng biện pháp sinh học
10. Nguyễn Thị Liên Hương, 2006. Nghiên cứu nguy cơ sức khỏe ở các làng nghề tại một số tỉnh phía Bắc và giải pháp can thiệp. Luận án Thạc sĩ Y học, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu nguy cơ sức khỏe ở các làng nghềtại một số tỉnh phía Bắc và giải pháp can thiệp
11. Bạch Quốc Khang và nnk, 2005. Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay hướng dẫn xây dựng kế hoạch pháttriển làng nghề sử dụng phương pháp có sự tham gia của cộng đồng
Nhà XB: Nhà xuấtbản Nông nghiệp
12. Trần Duy Khánh, 2012. Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ.Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề và thực hiệnchính sách pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề tại một số tỉnh Bắc Bộ
14. Đặng Đình Long và Đinh Thị Bích Thủy, 2005. Tính cộng đồng và xung đột môi trường tại khu vực làng nghề ở đồng bằng sông Hồng. Thực trạng và xu hướng biến đổi. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tính cộng đồng và xung độtmôi trường tại khu vực làng nghề ở đồng bằng sông Hồng. Thực trạng và xuhướng biến đổi
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
15. Ngô Trà Mai, 2008. Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệ môi trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây. Luận án Tiến sĩ, Đại học Khoa học Tự nhiên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch bảo vệmôi trường một số làng nghề tỉnh Hà Tây
16. Nguyễn Văn Phước, 2003. Đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án giảm thiểu môi trường cho làng nghề Bình Định, Đại học Quốc gia TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiện trạng, đề xuất phương án giảm thiểumôi trường cho làng nghề Bình Định
17. Dương Bá Phượng, 2001. Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trìnhCông nghiệp hóa, Hiện đại hóa
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
18. Nguyễn Thị Hồng Tú và nnk, 2005. Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trong các làng nghề Việt Nam. Nhà xuất bản Y học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về sức khỏe và an toàn trongcác làng nghề Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Y học
19. Bùi Văn Vượng, 2002. Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam. Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Tr.10-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuấtbản Văn hóa - Thông tin
25. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011b. Báo cáo về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo về việc thực hiện chính sách,pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề
31. Tổng cục Môi trường, Bộ tài nguyên và Môi trường, 2008. Báo cáo môi trường quốc gia.Tài liệu Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo môi trường quốc gia
4. Chính phủ, 2007. Nghị định 59/2007/NĐ-CP, Nghị định về quản lý chất thải rắn Khác
13. Ngô Thị Hồng Liên, 2010. Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý môi trường Khác
21. Báo cáo tổng kết quá trình sản xuất kinh doanh của hội làng nghề truyền thống KD TCKLM Đông Mai, 2012 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w