1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

42 824 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Tuynhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì một trong những thách thức đang đặt rađối với các làng nghề là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, củacộng đồng dân cư đang bị

Trang 1

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Bộ NN&PTNT : Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

KH&CNMT : Khoa học và công nghệ môi trường

TN&MT : Tài nguyên và môi trường

Trang 2

Bảng 3 3 Kết quả phân tích chất lượng đất làng nghề giấy Phong Khê

2

Bảng 4 1 Các giải pháp SXSH cho làng nghề tài chế giấy Phong Khê 28

Trang 3

DANH MỤC HÌ

Hình 2 1 Hiện trang phân bố các làng nghề Việt Nam 4

Hình 2 2 Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất 6

Hình 2 3 Bản đồ vị trí làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh 10

Hình 2 4 Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy vệ sinh kèm theo dòng thải 14

Hình 2 5 Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy vệ sinh kèm theo dòng thải 15

Hình 2 6 Sơ đồ công nghệ sản xuất bìa carton kèm theo dòng thải 17Y Hình 3 1 Khói từ làng nghề Phong Khê – Bắc Ninh 20

Hình 3 2 Hàm lượng một số thông số ô nhiễm trong nước thải làng nghề tái chế giấy 22

Hình 3 3 Nước thải chưa xử lý được xả thải trực tiếp ra môi trường tiếp nhận 23

Hình 3 4 Bãi chôn CTR ở làng nghề tái chế Phong Khê 2 Hình 4 1 Sơ đồ hệ thống thiết bị xử lý nước thải tái chế giấy 27

Hình 4 2 Mô hình quy hoạch hộ sản xuất 30

Hình 4 3 Cơ cấu quản lý môi trường cấp xã 33

Trang 4

MỤC LỤC

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

DANH MỤC HÌNH iii

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2 Mục tiêu đề tài 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY 2

2.1 Tổng quan về làng nghể ở Việt Nam 2

2.1.1 Lịch sử phát triển và phân bố của các làng nghề 2

2.1.2 Phân loại 5

2.1.3 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội 6

2.1.4 Thực trạng ô nhiễm làng nghề 7

2.2 Tổng quan về làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh 10

2.2.1 Khái quát làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh 10

2.2.1.1 Vị trí địa lý 10

2.2.1.2 Điều kiện tự nhiên 11

2.2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 11

2.2.2 Hiện trạng sản xuất của làng nghề tái chế giấy Phong Khê 12

2.2.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng nghề 12

2.2.2.2 Qui trình sản xuất 13

2.2.2.3 Sản phẩm và thị trường tiêu thụ 17

2.2.3 Tác động của làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh đến KT – XH .18

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ GIẤY PHONG KHÊ – BẮC NINH 18

3.1 Hiện trạng môi trường không khí 19

Trang 5

3.2 Hiện trạng môi trường nước 21

3.3 Hiện trạng ô nhiễm CTR và môi trường đất 23

3.4 Ảnh hưởng ô nhiễm làng nghề lên sức khỏe của người dân 25

CHƯƠNG 4: CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU VÀ QUẢN LÝ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG 26

4.1 Các giải pháp công nghệ xử lý chất thải 26

4.1.1 Đối với môi trường không khí 26

4.1.2 Đối với môi trường nước 26

4.1.3 Đối với rác thải 27

4.1.4 Các kỹ thuật sản xuất sạch hơn 28

4.2 Các giải pháp về quản lý giảm thiểu ô nhiễm 30

4.2.1 Các giải pháp quy hoạch tổng thể 30

4.2.1.1 Quy hoạch hộ sản xuất 30

4.2.1.2 Quy hoạch cụm sản xuất 31

4.2.1.3 Quy hoạch tập trung khu công nghiệp làng nghề Phong Khê 31

4.2.2 Giáo dục môi trường 32

4.2.3 Quản lý môi trường 32

4.2.3.1 Cơ cấu hệ thống quản lý môi trường làng nghề 32

4.2.3.2 Quản lý VSMT trong thôn xóm 33

4.2.3.3 Quản lý vệ sinh đối với từng hộ sản xuất 34

4.2.3.4 Xây dựng các chính sách khuyến khích hỗ trợ tại làng nghề 34

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 35

Trang 6

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG CHƯƠNG 2: ĐẶT VẤN ĐỀ

Việt Nam là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân số hoạt động sản xuấttrong các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và làng nghề Trong

đó làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam Trong nhữngnăm gần đây, với sự giúp đỡ của các ban ngành làng nghề đã ngày một phát triển vàthể hiện rõ hơn nét đặc sắc trên nhiều phương diện: kinh tế, xã hội, du lịch Tuynhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì một trong những thách thức đang đặt rađối với các làng nghề là vấn đề môi trường và sức khỏe của người lao động, củacộng đồng dân cư đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất của các

làng nghề

Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà nước cũngnhư các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển bềnvững các làng nghề Đã có nhiều làng nghề thay đổi phương thức sản xuất cũng nhưquản lý môi trường và thu được hiệu quả đáng kể Song, đối với không ít làng nghề,sản xuất vẫn đang tăng về quy mô, còn môi trường ngày càng ô nhiễm trầm trọng Làng nghề tái chế giấy với những đóng góp không nhỏ vào nhu cầu sử dụngtrong đời sống con người, giải quyết được vấn đề việc làm nhằm cải thiện được đờisống vật chất cho người dân nhưng bên cạnh đó các vấn đề ô nhiễm môi trườngnhư : ô nhiễm đất, ô nhiễm không khí, chất thải rắn, ô nhiễm nước cũng ngày cànggia tăng Trong đó vấn đề nổi cộm là ô nhiễm nguồn nước mặt

Cũng như các làng nghề tái chế giấy khác, làng nghề tái chế giấy Phong Khê –Bắc Ninh một làng nghề điển hình trong loại làng nghề tái chế giấy về qui mô sảnxuất , trình độ công nghệ, trang thiết bị và tiềm lực lao động, cũng không thể tránhkhỏi các vấn đề về ô nhiễm môi trường và sức khỏe lao động

Chính vì vậy, chuyên đề “Đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm ” được thực

hiện, nhằm xác định các vấn đề môi trường chủ yếu gây tác động đến hệ sinh thái

và dân cư trong làng nghề Từ đó, đề xuất các biện pháp quản lý và biện pháp kỹ

Trang 7

thuật để giảm thiểu ô nhiễm nhằm hướng đến mục tiêu phát triển làng nghề xanh,làng nghề bền vững.

CHƯƠNG 3: Mục tiêu đề tài

Đánh giá được mức độ ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế giấy đến môitrường nông nghiệp nông thôn và sức khỏe của con người Từ đó đề xuất các giảipháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm

CHƯƠNG 4: Nội dung nghiên cứu

 Phân tích hiện trạng sản xuất của làng nghề tái chế giấy

 Xác định các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường

 Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường của làng nghề

 Đề xuất các giải phảp giảm thiểu ô nhiễm

CHƯƠNG 5: Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu

 Phương pháp phân tích và đánh giá : dựa vào tài liệu tham khảo và tài liệuthu thập được đề xác định nguồn gây ô nhiễm

 Phương pháp phân tích hệ thống

CHƯƠNG 6: TỔNG QUAN VỀ LÀNG NGHỀ VÀ LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ

GIẤY CHƯƠNG 7: Tổng quan về làng nghể ở Việt Nam

7.1.1 Lịch sử phát triển và phân bố của các làng nghề

Đa số các làng nghề đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song song vớiquá trình phát triển KT-XH của đất nước Như làng đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh)với hơn 900 năm phát triển , làng nghề gốm Bát tràng (Hà Nội văn hóa và nông)cũng gần 500 năm tồn tại, nghề chạm bạc ở Đồng Xâm (Thái Bình) hay nghề điêukhắc đá mỹ nghệ Non Nước (Đà Nẵng) cũng điển hình thành cách đây hơn 400năm,…

Trước đây , làng nghề không chỉ là trung tâm sản xuất sản phẩm thủ công màcòn là điểm văn hóa của vùng Làng nghề là nơi hội tụ những thợ thủ công có taynghề cao mà tên tuổi đã gắn liền với sản phẩm trong làng Ngoài ra, làng nghề cũng

Trang 8

chính là điểm tập kết nguyên vật liệu, là nơi tập trung những tinh hoa trong kỹ thuậtsản xuất sản phẩm của làng.

Trong vài năm gần đây, làng nghề đang thay đổi nhanh chóng theo nền kinh tếthị trường, các hoạt động sản xuất tiêu thủ công phục vụ tiêu dùng trong nước vàxuất khẩu được tạo điều kiện phát triển Quá trình công nghiệp hóa cùng với việc ápdụng các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề nông thôn, thúc đẩy sản xuấttại các làng nghề làm tăng mức thu nhập bình quân của người dân nông thôn, cáccông nghệ mới đang ngày càng được áp dụng phổ biến Các làng nghề mới và cáccụm làng nghề không ngừng được khuyến khích phát triển nhằm đạt được sự tăngtrưởng, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định ở khu vực nông thôn

Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau như vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên,mật độ phân bố dân cư, điều kiện xã hội và truyền thống lịch sử, sự phân bố và pháttriển làng nghề giữa các vùng của nước ta là không đồng đều, thường tập trung ởnhững khu vực nông thôn đông dân cư nhưng ít đất sản xuất nông nghiệp, nhiều laođộng dư thừa lúc nông nhàn Theo thống kê của Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, hiệnnay nước ta có 2.790 làng nghề, riêng ở Hà Nội có 1.160 làng nghề, phân bố tập

trung chủ yếu tại đồng bằng sông Hồng (chiếm khoảng 60%); còn lại là ở miền Trung (chiếm khoảng 30%) và miền Nam (khoảng 10%)

Trang 9

Hình 2 1 Hiện trang phân bố các làng nghề Việt Nam (Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2008)

Bảng 1 1 Phân bố các loại hình làng nghề ở các vùng nông thôn Việt Nam

Ươm tơ,dệt nhuộm,

đồ da

Chế biến,nông sản,thực phẩm

Tái chếphế liệu

Thủ công

mỹ nghệ

Vật liệuxây dựng,gốm sứ

Nghềkhác

Trang 10

7.1.2 Phân loại

Mỗi hình thức làng nghề được phân loại dựa trên những đặc thù riêng và tùytheo mục đích mà có thể lựa chọn cách phân loại phù hợp Trên cơ sở tiếp cận vấn

đề môi trường làng nghề, cách phân loại theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm

là phù hợp hơn cả, vì thực tế cho thấy mỗi ngành nghề , mỗi sản phẩm đều cónhững yêu cầu khác nhau về nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau,nguồn và dạng chất thải khác nhau, và vì vậy có những tác động khác nhau đối vớimỗi trường Ta có thể phân làng nghề thành những loại sau:

 Theo làng nghề truyền thống và làng nghề mới

 Theo ngành sản xuất , loại hình sản phẩm

 Theo quy mô sản xuất , theo quy trình công nghệ

 Theo nguồn thải và mức độ ô nhiễm

 Theo mức độ sử dụng nguyên/ nhiên liệu

 Theo thị trường tiêu thụ sản phẩm, tiềm năng tồn tại và phát triển

Dựa trên các yếu tố tương đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị trường nguyênvật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề nước ta ra thành 6nhóm ngành chính như sau:

 Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ

 Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da

 Làng nghề thủ công mỹ nghệ

 Làng nghề vật liệu xây dựng khai thác đá

 Làng nghề tái chế phế liệu

 Các hình thức làng nghề khác

Trang 11

Dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da Vật liệu xây dựng khai thác đá Tái chế phế liệu

Các hình thức khác Thủ công mỹ nghệ

Hình 2 2 Biểu đồ phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất

(Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp , 2008)

7.1.3 Vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế - xã hội

Với hơn 2000 làng nghề trong cả nước, gồm 11 nhóm ngành nghề, sử dụng hơn

10 triệu lao động, đóng góp hơn 40 ngàn tỷ đồng cho thu nhập quốc gia… các làngnghề truyền thống đã và đang đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh

tế xã hội Việt Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế nông thôn:

 Sản xuất tiểu thủ công nghiệp tận dụng nguồn nguyên liệu phong phú với giáthành rẻ Các nghề truyền thống chủ yếu sử dụng các nguyên liệu sẵn có trongnước, vốn là các tài nguyên thiên nhiên điển hình của miền nhiệt đới: tre nứa, gỗ, tơtằm, các sản phẩm của nông nghiệp nhiệt đới (lúa gạo, hoa quả, ngô, khoai, sắn…),các loại vật liệu xây dựng…

 Mặt khác, sản phẩm từ các làng nghề không chỉ đáp ứng các thị trường trongnước với các mức độ nhu cầu khác nhau mà còn xuất khẩu sang các thị trường nướcbạn với nhiều mặt hàng phong phú, có giá trị cao Trong đó, điển hình nhất là cácmặt hàng thủ công mỹ nghệ (hiện nay, mặt hàng này xuất khẩu đạt giá trị gần 1 tỷUSD/năm) Giá trị hàng hóa từ các làng nghề hàng năm đóng góp cho nền kinh tế

Trang 12

quốc dân từ 40 – 50 ngàn tỷ đồng Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanhquá trình CNH - HĐH nông thôn.

 Đặc biệt, phát triển các nghề truyền thống đang góp phần giải quyết công ănviệc làm cho hơn 11 triệu lao động chuyên và hàng ngàn lao động nông nhàn ởnông thôn, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân

 Hơn nữa, nhiều làng nghề hiện nay có xu hướng phát triển theo hướngphục vụ các dịch vụ du lịch Đây là hướng đi mới nhưng phù hợp với thời đạihiện nay và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời có thể giảm thiểu tình trạng

ô nhiễm môi trường, nâng đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, phục vụmục tiêu phát triển bền vững

7.1.4 Thực trạng ô nhiễm làng nghề

Vấn đề môi trường mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ởtrong phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận TheoBáo cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề "Môi trường làng nghề ViệtNam" Hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm môi trường (trừcác làng nghề không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô nhiễm nhưthêu, may ) Chất lượng môi trường tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêuchuẩn khiến người lao động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe,trong đó 95% là từ bụi; 85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất Kết quả khảo sát 52làng nghề cho thấy, 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng;27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ” [www.isge.monre.gov.vn]

Với môi trường nước

Ô nhiễm hữu cơ thường nặng nề nhất ở các làng nghề chế biếnlương thực, thực phẩm và sản xuất chế biến gỗ, mây tre đan bởinước thải của các làng nghề này thường có hàm lượng chất hữu cơrất cao, dễ bị phân huỷ Nước thải không được xử lý chảy trực tiếpvào cống rãnh ao hồ, hàm lượng các chất hữu cơ trong nước thảiquá lớn vượt khả năng phân huỷ, hiện tượng phú dưỡng, ô nhiễmmôi trường nước tác động xấu tới các thuỷ vực

Trang 13

Ô nhiễm nguồn nước do các hợp chất vô cơ độc hại như acid,bazo, muối kim loại nặng thường thấy ở các làng nghề cơ khí, mạ,đúc, tẩy nhuộm Đây là nguồn ô nhiễm nguy hiểm, không nhữnggây tác động trực tiếp tới nguồn nước mặt mà còn ảnh hưởng tớinguồn nước ngầm, gây nhiều bệnh hiểm nghèo cho nhân dân làngnghề.

Ô nhiễm nguồn nước do tác nhân là các chất màu, xơ sợi thường thấy ở các làng nghề dệt, tẩy nhuộm, sơn mài, ươm tơ đãlàm cho nước chuyển màu, tăng hàm lượng chất hữu cơ trong nước,gây mùi khó chịu, giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởngtới môi trường sống của các loài động thực vật thuỷ sinh, ô nhiễmnguồn nước sinh hoạt của nhân dân

Với môi trường không khí:

Ô nhiễm môi trường không khí thường xảy ra ở các làng nghềsản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ, cơ khí do quá trình sử dụngthan, dầu với số lượng lớn đãtạo ra các khí như SO2, CO2, CO,

NOx Ngoài ra còn do sử dụng các loại hóa chất bay hơi như HCL,aldehyte, axetan, phenol Các loại khí này hầu hết chưa qua xử lý,thải trực tiếp ra môi trường xung quanh gây biến đổi thành phầnmôi trường không khí của làng nghề

Ô nhiễm môi trường không khí do tác nhân bụi (bụi lắng và bụi

lơ lửng) thường thấy ở hầu hết các làng nghề ở các mức độ khácnhau Ở làng nghề cơ khí, dệt, sản xuất đồ mộc, hàm lượng bụi lớnhơn nhiều so với làng nghề mây tre đan, chế biến thực phẩm Cáclàng nghề tái chế kim loại như: Nấu nhôm, sắt thép, gang, đúc kimloại, dệt,làm chăn bông, chế biến gỗ, đặc biệt là công đoạn đánhbóng kim loại không những gây bụi lắng mà còn tạo ra hàmlượng bụi lơ lửng rất cao Làng nghề tái chế nhựa, trong quá trình

Trang 14

vận chuyển, phơi khô, nghiền hạt gây ô nhiễm bụi với hàm lượngcao, có nơi cao hơn TCCP 4 lần, tại vị trí sản xuất cao gấp 8 lần.

Ô nhiễm môi trường do tiếng ồn tập trung ở một số làng nghề

cơ khí, đúc, mộc, dệt Các thiết bị gây ồn là máy cưa, máy bào, máycán sắt, máy mài, máy đột dập, máy dệt Ví dụ, kết quả là tiếng ồn

ở làng nghề Vân Chàng trong khu dân cơ là 65- 87,5 dB, vượt quáTCCP 1,2- 1,5 lần; đa tại khu vực máy cán và máy miết xaongnhôm tiếng ồn lên tới 95- 100 dB

Ô nhiễm môi trường do các tác nhân tạo mùi: Một số làng nghềtrong hoạt động đã tạo ra các chất gây mùi khó chịu, có thể ảnhhưởngtới cả các làng lân cận cách xa 1- 2 km Qua thống kê, chothấy 100% các làng nghề mây tre đan, sản xuất đồ mộc, chế biếnlương thực đều gây ô nhiễm môi trường nước và tạo ra mùi khóchịu

Với môi trường đất:

Các chất ô nhiễm từ các làng nghề thải vào môi trường đất đãlàm thay đổi thành phần hóa, lý của đất, làm cho năng suất vật nuôi,cây trồng giảm và gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con ngưới

Ô nhiễm môi trường đất xảy ra nghiêm trọng nhất ở các làngnghề tái chế kim loại Theo số liệu điều tra sơ bộ, hàm lượng cáckim loại nặng trong nước thải của các làng nghề tái chế kim loạihầu hết đều cao hơn TCCP nhiều lần và thải trực tiếp vào môitrường mà không qua xử lý Một ví dụ điển hình về các làng nghềtái chế kim loại gây ảnh hưởng tới môi trường đất là làng nghề táichế chì ở xã Chỉ Đạo (Hưng Yên) Nguyên liệu để sản xuất củalàng nghề này là các bình ắc quy hỏng, nhiên liệu sử dụng để nấu làthan đã qua sử dụng từ các xưởng đúc kim loại, lò vôi Các kim loạinặng có trong chất thải phát sinh từ quá trình sản xuất chì ở xã ChỉĐạo xâm nhập vào môi trường đất chủ yếu qua hai con đướng là

Trang 15

phát tán vào không khí rồi theo nước mưa lắng đọng vào đất vàtheo nước thải đổ vào nước tưới ruộng Môi trường đất bị ô nhiễm

đã ảnh hưởng đến năng suất cây trồng và sức khỏe của người dân

xã Chỉ Đạo

Ảnh hưởng của làng nghề tới sức khỏe cộng đồng:

Chất thải trong hoạt động sản xuất của các làng nghề ảnh hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp tới sức khỏe của ngưới sản xuất và của cộng đồng nói chung Số liệu thống

kê của các phòng y tế các huyện và trạm y tế xã về tình hình sức khỏe của nhân dânlàng nghề cho thấy rằng ở các làng nghề khác nhau thì các bệnh nghề nghiệp cũngnhư tỷ lệ ngưới mắc bệnh nghề nghiệp có khác nhau: ở làng nghề cơ khí, đúc, sảnxuất nguyên vật liệu… do sử dụng lượng than lớn nên tỷ lệ ngưới mắc các bệnh vềphổi, phế quản cao; làng nghề tẩy nhuộm vải sợi, mạ kim loại sử dụng nhiều hóachất độc hại, kim loại nặng thì tỷ lệ ngưới bị bệnh ung thơ cao, tuổi thọ giảm; làngnghề gây ô nhiễm nguồn nước như chế biến lương thực, mây tre đan, chế biến gỗ thì

tỷ lệ ngưới mắc bệnh ngoài do, bệnh mắt hột, bệnh phụ khoa tăng; làng nghề gâytiếng ồn lớn thì tỷ lệ ngưới mắc bệnh thần kinh, tuổi thọ giảm

CHƯƠNG 8: Tổng quan về làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh 8.1.1 Khái quát làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh

8.1.1.1 Vị trí địa lý

Xã Phong Khê có tổng diện tích tự nhiên là 548,67 ha Có vị trí:

 Phía Bắc giáp với xã Đông Phong của Huyện Yên Phong

 Phía Nam giáp với phường Võ Cường

 Phía Đông giáp với Khúc Xuyên

 Phía Tây giáp với xã Vân Tương,xã Phú Lâm của huyện Tiên Du

Xã Phong Khê có tuyến đường sắt chạy qua,tiếp giáp với đường QL1A và có QL18 (Hạ Long - Nội Bài),tạo điều kiện giao lưu thuận lợi

Trang 16

Hình 2 3 Bản đồ vị trí làng nghề tái chế giấy Phong Khê – Bắc Ninh

(Nguồn: Google Earth)

8.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

 Địa hình của xã tương đối bằng phẳng thuộc vùng thấp trũng của tỉnh BắcNinh

 Khí hậu: Hàng năm có 2 mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc và gió mùa ĐôngNam Gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau,gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưarào Nhìn chung khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng và phongphú

 Đặc điểm tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên chủ yếu của xã là tài nguyênđất ngoài ra không có tài nguyên khoáng sản nào khác

8.1.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội

a Điều kiện kinh tế

 Sản xuất nông nghiệp: tổng thu từ chăn nuôi và trồng trọt ước đạt 9.044 tỷ đồng

Trang 17

Trồng trọt: Tổng diện tích gieo cấy cả năm là 285 tạ/ha, đạt 95% so với chỉ tiêu

kế hoạch đề ra Gồm có hai vụ: chiêm xuân và mùa

Chăn nuôi: đàn lợn ở mức trên 3500 con, đàn gia cầm 20.000 con, xã có 5,6 cái

ao hồ, gía trị thu từ chăn nuôi ước đạt 3.5 tỷ đồng

 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và môi trường: sản xuất giấy củacác hộ doanh, xí nghiệp vẫn cơ bản được duy trì và phát triển do số lượng nhà máyđược nâng công suất sản xuất và lắp đặt mới tăng, giá sản phẩm đầu ra đáp ứng Giátrị sản xuất công nghiệp ước đạt 1.150 tỷ đồng

 Công tác thương nghiệp và dịch vụ : Dịch vụ vận tải buôn bán nhỏ, xén giấy,làm hàng gia công đặc biệt là gia công giấy khăn ăn, giấy thơm ngày càng pháttriển, tính cuối năm 2010 cả xã có khoảng 100 hộ làm gia công các loại giấy ăn,khăn thơm và giấy vệ sinh cao cấp Doanh thu từ dịch vụ ước đạt 90 tỷ đồng,

b Điều kiện xã hội

 Dân số: Dân số tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2010 toàn xã có 9522 khẩu,

2227 hộ

Thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm

- Phối hợp với Ngân Hàng chính sách xã hội quản lý tốt các nguồn vay, phốihợp trung tâm dạy nghề thành phố mở 3 lớp dạy nghề nông dân, giải quyết và tạoviệc làm mới cho 500 lao động

Về giáo dục đào tạo

- Phong trào giáo dục của nhà trường được duy trì và giữ vững, kết quả giáo dụcngày càng được nâng cao, tỷ lệ học sinh khá giỏi đạt trên 80%, tăng 10% so vớicùng kỳ Số học sinh yếu kém chiếm 5,9% tăng so với năm học trước 4,7% TrườngTHCS và Tiểu học giữ vững danh hiệu tiên tiến

Công tác y tế:

Trong năm không để ra bệnh dịch lớn, tổ chức khám chữa bệnh cho 5.768 lượtngười, đạt 107% kế hoạch năm, điều trị tại trạm y tế 462 người, tiêm chủng mởrộng cho 1.715 lượt đạt 101%, tổ chức uống vitamin A cho 1.166 người, thực hiện

Trang 18

chương trình mục tiêu y tế quốc gia, tiếp tuc tổ chức thực hiện và nâng cao chuẩnquốc gia về y tế xã.

8.1.2 Hiện trạng sản xuất của làng nghề tái chế giấy Phong Khê

8.1.2.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của làng nghề

Làng nghề tái chế giấy xã Phong Khê có nguồn gốc từ làng nghề giấy thônDương Ổ Làng nghề giấy Dương Ổ có lịch sử lâu đời bắt đầu hình thành từ năm

1450 Trước kia, làng chuyên sản xuất giấy theo phương thức hoàn toàn thủ côngtheo thức gia truyền Sản phẩm giấy được sử dụng làm giấy viết,vẽ tranh lụa, làmvàng mã,pháo… Trước nhu cầu sử dụng ngày càng tăng, làng tái chế giấy PhongKhê đã đầu tư trang thiết bị nhằm sản xuất giấy mới quy mô từ nguyên liệu là cácloại giấy thải Hiện nay làng nghề đã có nhiều xưởng sản xuất như giấy vệ sinh,giấy ăn, giấy vàng mã, bìa cát tông…

Hiện nay, số lượng các cơ sở sản xuất giấy tại làng nghề đã lên tới 234 cơ sở.Trong đó, có 56 cơ sở tại Cụm công nghiệp Phong Khê 1; 22 cơ sở tại CCN PhongKhê 2 (Cụm công nghiệp và dịch vụ thương mại Phong Khê - do Xí nghiệp giấyHợp Tiến làm chủ đầu tư); còn lại là các hộ nằm xen kẽ trong các khu dân cư củacác thôn là: Dương ổ 112 cơ sở (trong đó có 32 cơ sở lấn chiếm đất đai tại khu vựcĐồng Ngòi), Đào Xá 30 cơ sở, Châm Khê 9 cơ sở, Ngô Khê 5 cơ sở

8.1.2.2 Qui trình sản xuất

a Qui trình sản xuất giấy dó:

 Nguyên liệu chủ yếu là: Vỏ dó

 Nguyên liệu phụ: Nhựa thông, vôi, giấy mò

 Qui trình:

Vỏ gió được ngâm nước sau đó cho vào nấu Sau khi nấu, vỏ được ngâm tiếp vào nước đặc Sau khi đã rửa sạch nước vôi, vỏ được đem nghiền thành bột ( nghiềnbằng cối, chày giã chân hoặc máy nghiền bằng điện) Trong bể xeo giấy được hòa với tỉ lệ thích hợp và được đánh tới, tạo độ mịn và đồng nhất cho mặt giấy Giá xeo giấy thủ công từng tờ, bốc giấy ẩm theo từng tờ và được can trên tường thành từng

Trang 19

mảnh cho bay hơi nước Sau khi đem phơi khô tự nhiên cho mềm đều giấy, giấy được bóc từng tờ, phân loại và xếp thành từng tập.

Hình 2 4 Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy vệ sinh kèm theo dòng thải

b Qui trình sản xuất giấy vệ sinh, giấy ăn và vàng mã:

 Nguyên liệu chính: Bìa carton, giấy loại, báo loại

 Nguyên liệu phụ: kiềm, nhựa thông, chất tẩy

Trang 20

 Qui trình:

Giấy phế liệu sau khi phân loại được ngâm vào dung dịch nước sau đó được tẩytrắng bằng nước javen, nghiền nhỏ, pha loãng và đánh tới Giấy sau khi xeo đượcsấy bằng hơi nước, cuộn vào lô, cắt thành cuộn nhỏ và bao gói thành sản phẩm Đốivới sản phẩm có màu thì không cần tẩy trắng mà cho thêm chất màu trộn vào bộtgiấy trước khi xeo

Hình 2 5 Sơ đồ công nghệ sản xuất giấy vệ sinh kèm theo dòng thải

Trang 21

c Qui trình sản xuất bìa carton:

 Nguyên liệu chính : Bìa carton loại, giấy loại, báo loại

 Nguyên liệu phụ : Kiềm, nhựa thông, chất tẩy

 Qui trình :

Giấy loại, bìa loại được ngâm được trong nước cho mủn ra sau đó được nghiền nhỏ Bột giấy được hòa loãng và đánh tơi rồi chuyển sang bể xeo thành bìa, bìa được sấy khô bằng nhiệt của hơi nóng sau đó được cuộn thành các lô, cắt thành cuộn nhỏ và bao gói thành phẩm Hơi nước nóng được lấy từ lò hơi chạy bằng than

đá Các công đoạn nghiền, đanh tơi, xeo đã sử dụng máy móc thay thế cho lao động thủ công

Hình 2 6 Sơ đồ công nghệ sản xuất bìa carton kèm theo dòng thải

Ngày đăng: 02/03/2016, 18:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w