TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANHĐÀO ANH DUY PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngà
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀO ANH DUY
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115
Tháng 8-Năm 2013
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐÀO ANH DUY MSSV: 4105037
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
Mã số ngành: 52620115
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
VŨ THÙY DƯƠNG
Tháng 8-Năm 2013
Trang 3TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn “……….”,
do học viên ……… thực hiện dưới sự hướng dẫn của Luận văn đã báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua ngày ………
Trang 4LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tại Trường Đại học Cần Thơ, em đã được quý Thầy Cô của trường nói chung và quý Thầy Cô của Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh nói riêng truyền đạt nhiều kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn
vô cùng quý giá cả về lý thuyết và thực tiễn Những kiến thức hữu ích đó sẽ là hành trang giúp em trưởng thành và tự tin bước vào cuộc sống
Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh lòng biết ơn sâu sắc Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn Cô Vũ Thùy Dương đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, cũng như bổ sung cho em những kiến thức còn thiếu sót trong suốt quá trình nghiên cứu để em có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này
Em cũng xin chân thành cảm ơn phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ, và các bạn Lê Thị Lụa, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Phùng Trí Lượng,
Hồ Nguyễn Bảo Giang đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thu số liệu sơ cấp Cuối cùng em xin kính chúc quý Thầy Cô, các Anh Chị và các bạn được nhiều sức khỏe và công tác tốt
Em xin chân thành cảm ơn!
Cần Thơ, Ngày 5 , tháng 12, năm 2013 Sinh viên thực hiện
Trang 5TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này đƣợc hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác
Cần Thơ, ngày … tháng … năm …
Sinh viên thực hiện
Trang 6NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
…… , Ngày … Tháng…… năm 2013
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
Trang 7NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
− Giáo viên hướng dẫn: Vũ Thùy Dương
− Học vị: Thạc sĩ
− Bộ môn: Kinh tế nông nghiệp và tài nguyên môi trường
− Sinh viên: Đào Anh Duy
− MSSV: 4105037
− Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
− Tên đề tài: “Phân tích kết quả sản xuất lúa của hộ sản xuất lúa tại huyện
Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ”
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1 Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
2 Hình thức:
3 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài:
4 Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn
5 Nội dung và kết quả đạt được:
6 Các nhận xét khác:
7 Kết luận:
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Giáo viên hướng dẫn
ThS Vũ Thùy Dương
Trang 8NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
Trang 9
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
1.4.1 Phạm vi không gian 3
1.4.2 Phạm vi thời gian 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3
1.4.4 Giới hạn nội dung 3
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
CHƯƠNG 2 6
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 6
2.1.1 Khái niệm về nông hộ 6
2.1.2 Khái niệm sản xuất 7
2.1.3 Khái niệm hàm sản xuất 7
2.1.4 Hàm s ản xuất Cobb – Doughlass .7
2.1.4 Khái niệm vụ Đông Xuân và Hè Thu 8
2.1.5 Khái niệm các chỉ số phản ánh kết quả sản xuất 8
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 10
CHƯƠNG 3 12
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 12
3.1 GIỚI THIỆU VỀ HUYỆN CỜ ĐỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ 12
3.1.1 Vị trí địa lí 12
3.1.2 Đặc điểm tự nhiên 12
3.1.3 Mạng lưới giao thông 13
3.1.4 Tổng quan về kinh tế 13
3.1.5 Xã hội 14
3.1.6 Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2013 14
3.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ 17
3.2.1 Thực trạng nông nghiệp nói chung 17
3.2.2 Tình hình sản xuất lúa vụ Đông-Xuân và Hè Thu giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013 20
CHƯƠNG 4 23
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ 23
4.1 MÔ TẢ VỀ CUỘC ĐIỀU TRA 23
4.1.1 Đặc điểm nông hộ trong mẫu điều tra 23
4.1.2 Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ tại huyện 30
4.2 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH CHI PHÍ ĐẦU TƯ 34
Trang 104.3 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KẾT QUẢ
SẢN XUẤT LÚA CỦA HAI VỤ ĐÔNG-XUÂN VÀ HÈ-THU 45
4.3.1 Doanh thu và lợi nhuận 45
4.3.2 Phân tích và so sánh các chỉ số tài chính giữa hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu 48
4.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG XUẤT LÚA VỤ ĐÔNG-XUÂN VÀ HÈ-THU TRONG NĂM 2013 52
a Vụ Đông-Xuân 53
b Vụ Hè Thu 55
4.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ- THÀNH PHỐ CẦN THƠ 57
4.6.1 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa hai vụ tại huyện Cờ Đỏ-Thành Phố Cần Thơ 57
4.6.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất cho nông hộ tại huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ 59
CHƯƠNG 5 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
5.1 KẾT LUẬN 61
5.2 KIẾN NGHỊ 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
Trang 11DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Số quan sát theo từng xã 10
Bảng 2.2 Các biến độc lập đƣa vào mô hình 11
Bảng 3.1 Diện tích xuống giống qua các năm 17
Bảng 3.2 Số lƣợng chăn nuôi huyện Cờ Đỏ 18
Bảng 3.3 Diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Cờ Đỏ 18
Bảng 3.4 Diện tích cây màu huyện Cờ Đỏ 19
Bảng 3.5 Diện tích xuống giống của hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu 20
Bảng 3.6 Cơ cấu giống lúa giai đoạn 2011-2013 21
Bảng 3.7: Sản lƣợng lúa huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010-2013 22
Bảng 4.1: Quy mô nhân khẩu của nông hộ 24
Bảng 4.2: Độ tuổi lao động của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu 24
Bảng 4.3 Trình độ học vấn của nông hộ 25
Bảng 4.4: Diện tích đất sản xuất của nông hộ 26
Bảng 4.5: Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ 27
Bảng 4.6: Nguyên nhân chọn cây lúa canh tác 27
Bảng 4.7: Nguồn vốn sản xuất của nông hộ 28
Bảng 4.8 Nhu cầu vốn sản xuất cho 1.000m2 29
Bảng 4.9: Nguồn giống của nông hộ tại hai vụ Đông-Xuân và Hè - Thu 30
Bảng 4.10: Thông tin về kỹ thuật canh tác 31
Bảng 4.11: Tình hình tập huấn của nông hộ 32
Bảng 4.12 Hình thức thanh toán mua vật tƣ nông nghiệp 32
Bảng 4.13 Hình thức bán lúa ở hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu 33
Bảng 4.15: Chi phí giống tại hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu 37
Bảng 4.16 Chi phí giống và lƣợng giống trung bình ở hai vụ 38
Bảng 4.18: Kiểm định sự khác biệt về doanh thu và lợi nhuận vụ Đông-Xuân so với Hè-Thu : 48
Bảng 4.19: Các chỉ số tài chính sản xuất lúa tại hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu 49 Bảng 4.20: Kết quả chạy hồi quy hàm năng suất vụ Đông-Xuân và Hè-Thu 53
Trang 12DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010-2012 15
Hình 3.2 Diện tích cây ăn trái giai đoạn 2010-2013 19
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn vay của nông hộ 29
Hình 4.2 Cơ cấu chi phí trung bình của hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu 37
Hình 4.3 Lƣợng N, P, K nguyên chất của hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu 40
Hình 4.4 Biểu đồ so sánh chi phí thuê lao động giữa hai vụ lúa 42
Hình 4.5 Biểu đồ so sánh chi phí giữa hai vụ lúa 45
Trang 14CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, dù tình hình kinh tế rất khó khăn, ngành Nông nghiệp vẫn tiếp tục thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam Nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho khoảng 70% dân cư, là nhân tố quyết định trong việc xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định chính trị - xã hội Trong nội bộ nền kinh tế, nông nghiệp là ngành có sức lan tỏa lớn nhất và có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế khác Ngành nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến xuất khẩu Bên cạnh đó nông nghiệp còn là đầu ra của một số ngành công nghiệp và dịch vụ, như: nhiên liệu, phân bón, cơ khí, tín dụng, bảo hiểm…Sản phẩm nông nghiệp không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thị trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.Trong đó, ngành nông nghiệp trồng lúa ở nước ta là một trong những ngành sản xuất lương thực vô cùng quan trọng đạt được những thành tựu đáng kể Năm 2012 năng suất đạt 5,6 tấn/ha (tăng 0,3 tấn/ha so với năm 2011), bình quân lương thực đầu người là 546,3 kg/người Đặc biệt năm
2012 nền nông nghiệp tiếp tục đạt những kỷ lục mới về sản lượng lúa (43,7 triệu tấn, tăng gần 1,7 triệu tấn so với năm 2011) và lượng gạo xuất khẩu (đạt 8 triệu tấn gạo), góp phần đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia
Cần Thơ vốn đang là thành phố có xu hướng công nghiệp hóa Song, với lợi thế về mặt tự nhiên và con người, nông nghiệp vẫn luôn là thế mạnh của Cần Thơ Phát triển nông nghiệp luôn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành và phát triển kinh tế tỉnh nhà Trong đó, Huyện Cờ Đỏ là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của thành phố Cần Thơ Diện tích đất sản xuất của huyện chiếm 77,3% diện tích tự nhiên, chủ yếu phục vụ cho ngành nông nghiệp Địa bàn huyện có Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ, trại giống trực thuộc Công ty giống cây trồng miền Nam – là những đơn vị đi đầu trong việc ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm Đó là những điều kiện thuận lợi để huyện Cờ Đỏ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế huyện nhà Thu nhập của người dân tại huyện Cờ Đỏ phần lớn dựa vào sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là lúa Sản xuất lúa luôn giữ vai trò chủ đạo trong việc phát triển kinh tế, xã hội của người dân huyện Thực tế cho thấy hằng năm sản lượng lúa của huyện khá lớn nhưng vẫn còn tồn tại những yếu kém trong sản xuất như: cơ sở hạ tầng kém, chưa được đầu tư đúng mức, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, năng suất
Trang 15thấp…Bên cạnh đó, sản xuất lúa còn mang tính thời vụ, chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, dịch bệnh, đặc biệt chịu ảnh hưởng của biến động thị trường nên chi phí sản xuất, năng suất, chất lượng, doanh thu và lợi nhuận hằng năm đều không
ổn định làm ảnh hưởn đến thu nhập của người dân trồng lúa trong huyện Những tồn tại trên khiến nông hộ sống bằng nghề trồng lúa gặp nhiều khó khăn trong việc cải thiện cuộc sống
Chính vì những vấn đề trên, nên đề tài: “Phân tích kết quả của hộ sản xuất lúa tại huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sản xuất lúa của Huyện, từ đó đưa ra những giải pháp giúp người dân sản xuất lúa hiệu quả hơn, khăc phục những khó khăn qua đó nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống nông hộ sản xuất lúa
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích kết quả sản xuất của nông hộ trồng lúa ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ Từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm khắc phục khó khăn, nâng cao kết quả sản xuất của nông hộ trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể 1: Đánh giá thực trạng sản xuất lúa của nông dân huyện Cờ
Đỏ - thành phố Cần Thơ
Mục tiêu cụ thể 2: Phân tích các chỉ số phản ánh kết quả sản xuất của vụ lúa
Đông Xuân và Hè Thu trong địa bàn nghiên cứu
Mục tiêu cụ thể 3: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa tại
huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ
Mục tiêu cụ thể 4: Đề xuất một số kiến nghị nhằm cải thiện kết quả sản xuất
cho nông hộ trồng lúa tai huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tình hình sản xuất lúa của nông dân ở huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ hiện nay như thế nào?
- Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ trồng lúa ở huyện Cờ
Trang 16- Cần đề ra những giải pháp gì để tăng cao kết quả sản xuất cho nông hộ sản xuất lúa tại huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi không gian
Do thời gian hoàn thành đề tài có giới hạn cũng như chi phí thực hiện còn hạn chế, đề tài chỉ được thực hiện tại 3 xã Thạnh Phú, Thới Đông, Thới Xuân thuộc huyện Cờ Đỏ thuộc thành phố Cần Thơ, đây là một trong những địa phương sản xuất lúa tiêu biểu của Cần Thơ
1.4.2 Phạm vi thời gian
Trong đề tài nghiên cứu, các số liệu thứ cấp sẽ được lấy tại giai đoạn từ
2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, các số liệu sơ cấp sẽ được thu thập trong 6 tháng đầu năm 2013 Số liệu sơ cấp được thu thập dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp các nông hộ sản xuất lúa ở huyện Cờ Đỏ trong 2 vụ gần nhất (Đông Xuân và Hè Thu năm 2012-2013), cụ thể là ở 3 xã Thới Đông, Thới Xuân và Thạnh Phú
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những hộ nông dân sản xuất lúa hai vụ ở huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ
1.4.4 Giới hạn nội dung
Đề tài phân tích kết quả sản xuất của nông hộ sản xuất lúa ở vụ Đông-Xuân
và Hè-Thu tại huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ 2011-2013 Đề tài không phân tích kết quả sản xuất của lúa vụ 3 hay các mô hình sản xuất lúa khác
Các số liệu phân tích chỉ dừng lại ở các chỉ số sản lượng, năng suất, và các chỉ số tài chính có liên quan
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Trước đây, có khá nhiều tác giả đã quan đâm và tiến hành nghiên cứu về đề tài kết quả sản xuất lúa Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng sản xuất lúa mang lại hiệu quả về mặt tài chính cho người sản xuất Tên đề tài và nội dung chính của một vài tác giả như sau:
+ Luận văn tốt nghiệp, “Phân tích hiệu quả sản xuất của hộ trồng lúa trong
mô hình cánh đồng mẫu lớn tại Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang”, 2013, Nguyễn Văn Bình Tác giả tập trung nghiên cứu hiệu quả sản xuất của hộ nông dân trồng lúa trong mô hình cánh đồng mẫu lớn qua đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất lúa Trong đề tài có sử dụng mô hình sản xuất cobb – doughlass, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS để phân tích các yếu tố tác động đến năng suất lúa và lợi nhuận của nông hộ trồng lúa trong mô hình cánh đồng
Trang 17mẫu lớn Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh tuyệt đối và tương đối thông qua giá trị sản lượng, lợi nhuận… để phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất Từ đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất lúa trong
mô hình
+ Luận văn tốt nghiêp, “Hiệu quả tài chính trong mô hình trồng khóm của nông hộ tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang”, 2013, Lê Thị Ngọc Lý Đề tài tập trung phân tích thực trạng và hiệu quả tài chính trong mô hình trồng khóm của nông hộ tại thành phố Vị Thanh tỉnh Hậu Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ tại địa bàn nghiên cứu Trong đề tài có sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh để đánh giá thực trạng trồng khóm trên địa bàn Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi
phí (CBA – Cost Benefit Analysis) để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình Sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để kiểm định
ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan đến hiệu quả sản xuất cũng như lợi nhuận trong mô hình trồng khóm của nông hộ trên địa bàn
+ Đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Đông Xuân ở Đồng bằng sông Cửu Long” Phạm Lê Thông và cộng sự, 2010, tạp chí khoa học Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá, so sánh hiệu quả kinh tế của 2 vụ lúa
Hè Thu và Đông Xuân Từ đó cung cấp thêm thông tin cho việc ra quyết định lựa chọn vụ mùa để tăng thu nhập cho nông hộ Đề tài sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas để phân tích và đánh giá ảnh hưởng của giá cả đầu vào đến năng suất, phương pháp bình phương bé nhất (OLS) và phương pháp ước lượng khả năng cao nhất (MLE) để ước lượng tham số của mô hình biến ngẫu nhiên phản ánh mức độ hiệu quả của các nông hộ Kết quả nghiên cứu cho thấy mức hiệu quả kinh tế giữa hai vụ là tương đương nhau khoảng 57% Tuy nhiên vẫn có phần lợi nhuận bị mất đi do chưa đạt được mức hiệu quả tối đa do đó nông dân có thể cải thiện lợi nhuận nếu được tập huấn kỹ thuật đồng bộ và hướng dẫn lựa chọn đầu vào tối ưu tương ứng với giá cả thị trường
+ Luận văn tốt nghiệp“Phân tích hiệu quả tài chính của sản xuất lúa chất
lượng cao ở huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ”,2011, Dương Thị Diễm Như, tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích các tỷ số tài chính, sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phân tích hồi quy đa biến để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, thu nhập, lợi nhuận của nông hộ trồng lúa tại huyện Cờ Đỏ - Thành phố Cần Thơ Qua đó đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất lúa chất lượng cao của nông hộ huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Tuy đã có nhiều tác giả nghiên cứu về đề tài liên quan đến kết qủa sản xuất lúa nhưng hầu hết mỗi đề tài chỉ đúng tại địa bàn nghiên cứu, khi đem sang địa phương khác thì đề tài không còn đúng nữa, hơn nữa đề tài trên chưa từng được
Trang 18thực hiện tại địa bàn huyện Cờ Đỏ Vì thế đề tài “Phân tích kết quả sản xuất của
hộ sản xuất lúa tại huyện Cờ Đỏ-thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện
Trang 19CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm về nông hộ
Tác giả Frank Ellis định nghĩa “Hộ nông dân là các hộ gia đình làm nông nghiệp, tự kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất của mình, sử dụng chủ yếu sức lao động của gia đình để sản xuất, thường nằm trong hệ thống kinh tế lớn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục bộ vào các thị trường và có xu hướng hoạt động với mức độ không hoàn hảo cao” Còn nha khoa học Traianốp cho rằng
“Hộ nông dân là đơn vị sản xuất rất ổn định” và ông xem “hộ nông dân là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp” Lê Đinh Thắng (1993) thì cho rằng: “Nông hộ là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức kinh tế cơ sở trong nông nghiệp và nông thôn”
Từ những định nghĩa trên cho thấy nông hộ là những hộ sống ở nông thôn, hoạt động sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, nguồn thu nhập chính từ nghề nồng Ngoài hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tham gia các hoạt động phi nông nghiệp (tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại….) nhưng ở mức độ nhỏ và vừa Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật,…) là đơn vị sản xuất
tự thực hiện tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực vào các ngành sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó
Đặc trưng của nông hộ
+ Nông hộ là một đơn vị kinh tế xã hội khá đặc biệt Có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lí, sử dụng các yếu tố sản xuất; có sự thống nhất giữa các quá trình sản xuất, trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng
+ Về mặt sở hữu của nông hộ: đó là sở hữu chung, trong đó các thành viên
có sự bình đẳng trong việc sở hữu quản lí và sử dụng tài sản
+ Nông hộ dựa trên một cơ sở kinh tế chung là mỗi thành viên đều có nghĩa
vụ và trách nhiệm, đều có ý thức đóng góp làm tăng quỹ thu nhập của hộ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của mỗi thành viên
+ Nông hộ là một đơn vị kinh tế vừa sản xuất vừa tiêu dùng Đơn vị tiêu dùng của hộ xét cả khía cạnh tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho cá nhân của hộ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của hộ và của xã hội nói chung + Xem xét cơ cấu sản xuất của nông hộ cũng như các yếu tố bên trong của nông hộ như đất đai, lao động, vốn, công cụ sản xuất, để thấy được đặc trưng kinh tế của nông hộ trong nông thôn nước ta
Trang 202.1.2 Khái niệm sản xuất
Vào thế kỷ thứ XVIII, nhà kinh tế người Pháp Quensney cho rằng: “Sản xuất trước hết phải sáng tạo ra sản phẩm và phải mang lại thu nhập ròng” Một khái niệm khác được Thống kê tài khoản quốc gia 1993 của Liên Hợp Quốc đưa
ra như sau: “Sản xuất là quá trình sử dụng lao động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế để chuyển những chi phí là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác Tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có thu tiền hoặc không thu tiền”
Theo kinh tế vi mô, Sản xuất là một quá trình kết hợp các nguồn lực (resources) hoặc các yếu tố đầu vào của sản xuất (inputs) được sử dụng để tạo ra sản phẩm đầu ra (outputs) hoặc dịch vụ (services) mà người tiêu dùng có thể dùng được
+ Yếu tố đầu vào: là các loại hàng hóa và dịch vụ dùng để sản xuất ra hàng hóa dịch vụ khác Trong sản xuất lúa thì các yếu tố đầu vào bao gồm: giống, phân bón, thuốc nông dược, đất, nước, lao động, vốn, máy móc thiết bị
+ Yếu tố đầu ra (sản phẩm): hàng hóa và dịch vụ được tạo ra từ quá trình sản xuất, yếu tố đầu ra thường được đo bằng sản lượng
Mối quan hệ giữa số lượng các yếu tố đầu vào và số lượng sản phẩm đầu ra của quá trình sản xuất được biểu diễn bằng hàm sản xuất
2.1.3 Khái niệm hàm sản xuất
Hàm sản xuất là hàm cho biết lượng đầu ra tối đa mà nhà sản xuất có thể sản xuất được với lượng đầu vào xác định cho trước, ứng với trình độ kỹ thuật, công nghệ nhất định Hay nói cách khác, một hàm sản xuất đơn giản mô tả quá trình biến đổi một tập hợp yếu tố đầu vào nhất đình thành sản lượng đầu ra Theo Philip Wicksteed, hàm sản xuất của một hàng hóa Y theo dạng tổng quát như sau:
Y = f(X1, X2,…., Xn)
Trong đó, Y là mức sản lượng đầu ra, các biến X1, X2,….Xn là các yếu tố đầu vào Hàm số trên cho thấy sự tồn tại của mối quan hệ giữa biến phụ thuộc Y và các yếu tố đầu vào X
2.1.4 Hàm sản xuất Cobb – Doughlass
Hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng
Y = α0X1α1X2 α2X3 α3….Xn αn
Hay LnY = Lnα0 + α1LnX1 + α2LnX2 + α3LnX3+….+ αnLnXn
Trang 21Trong đó : Y là lượng đầu ra, Xi (i=1,2,3,…n) là lượng các yếu tố đầu vào Hằng số α0 được gọi là tổng năng suất nhân tố, thể hiện tác động của những yếu
tố không có trong hàm sản xuất Với cùng lượng đầu vào Xi, α0 càng lớn thì sản lượng tối đa đạt được sẽ càng lớn αi (i= 1,2,3, ,n) là những tham số đo lường hệ
số co dãn của sản lượng theo các yếu tố đầu vào Chúng được giả định là cố định
và có giá trị nằm trong khoảng từ 0 đến 1 Do đó hàm sản xuất Cobb – Douglass đơn giản và đảm bảo được những thuộc tính quan trọng của sản xuất nên thường được sử dụng nhiều trong thực nghiệm
2.1.4 Khái niệm vụ Đông Xuân và Hè Thu
Là việc gieo trồng hai lần lúa xuống nguồn đất đai sẵn có và sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào như giống, phân bón, thuốc nông dược, vốn, máy móc thiết bị… để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt Thường thì nông dân gieo trồng vào đầu tháng 10 và thu hoạch vào đầu tháng giêng (âm lịch) được gọi là vụ Đông Xuân, còn vụ Hè Thu gieo trồng giữa tháng 2 và thu hoạch vào tháng 5 (âm lịch)
2.1.5 Khái niệm các chỉ số phản ánh kết quả sản xuất
Các chỉ số tài chính là các chỉ số phản ánh kết quả sản xuất một cách cụ thể nhất
Các chỉ số tài chính chỉ tính dựa trên góc độ cá nhân, tất cả chi phí và lợi ích đều tính theo giá thị trường
Phân tích kết quả sản xuất nhằm xác định hiệu quả của việc sử dụng vốn, tài sản hoặc khả năng sinh lời của nó mà một cá nhân đầu tư khi tham gia vào quá trình sản xuất
Theo Đinh Phi Hổ (2003) Các chỉ số phản ánh kết quả sản xuất như sau: + Năng suất = Sản lượng/ diện tích canh tác
+ Giá bán: là giá của một đơn vị sản phẩm mà người sản xuất thu được + Tổng doanh thu: là tất cả số tiền mà người sản xuất thu được sau khi bán sản phẩm của mình (kể cả trên sản phẩm phụ)
+ Tổng chi phí (TC): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất trên một đơn vị diện tích Tất cả các khoản chi phí trong đề tài nghiên cứu đều được tính trên một công (1.000m2
)
Tổng chi phí = chi phí vật chất + chi phí lao động + chi phí khác
+ Lợi nhuận (LN): là phần dư ra sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí Là mục tiêu cuối cùng của nông hộ sản xuất Lợi nhuận chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan và chủ quan
LN= Tổng doanh thu - Tổng chi phí
Trang 22+ Thu nhập: Là phần giá trị còn lại của tổng doanh thu sau khi trừ di tổng chi phí không bao gồm lao động gia đình
+ Doanh thu trên chi phí (DT/CP): tỷ số này cho biết 1 đơn vị chi phí đầu tư
sẽ thu được bao nhiêu doanh thu tương ứng Tỷ số nhỏ hơn 1 nhà sản xuất bị lỗ,
tỷ số lớn hơn 1 nhà sản xuất có lời Chỉ số càng cao hiệu quả sản xuất càng lớn DT/CP = Tổng Doanh thu/ Tổng chi phí
+ Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Tỷ số này cho biết một đơn vị chi phí đầu tư vào sản xuất thì nông hộ thu lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận tương ứng, chỉ
số càng lớn càng có lợi Tỷ số này nhằm đánh giá hiệu quả lợi nhuận của chi phí đầu tư
LN/CP = Lợi nhuận/ Tổng chi phí
+ Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT) Thể hiện trong 1 đơn vị doanh thu có bao nhiêu đơn vị lợi nhuận
LN/DT= Lợi Nhuận/ Tổng doanh thu
+ Lợi nhuận trên lao động gia đình (LN/LĐGGĐ): Tỷ số này cho biết khi nông hộ bỏ ra 1 ngày công lao động gia đình thì sẽ tạo được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận
+ thu nhập trên lao động gia đình (TN/LĐGĐ): tỷ số này cho biết khi nông
hộ bỏ ra 1 ngày công lao động sẽ thu được bao nhiêu đơn vị thu nhập
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Nguồn số liệu này chủ yếu thu thập từ phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ, trung tâm khuyến nông, phòng thống kê huyện Số liệu thu thập chủ yếu về tình hình kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất nông nghiệp của huyện trong giai đoạn 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp Ngoài ra, còn được thu thập từ các báo cáo, sách, và các trang web về nông nghiệp trên Internet
2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu được lấy từ kết quả phỏng vấn trực tiếp từ các hộ gia đình sản xuất lúa tại huyện Cờ Đỏ - Thành phố Cần Thơ trong 2 vụ Đông Xuân và Hè Thu năm 2012-2013
Để đạt được mục tiêu mong đợi hay có thể đánh giá được vấn đề một cách chính xác trong giới hạn cho phép, đề tài đã dựa vào phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
Trang 23Đề tài sẽ chon phỏng vấn 80 quan sát (hộ) nhằm đảm bảo tính đại diện cho tổng thể, đồng thời đảm bảo thời gian, chi phí và nhân lực Vùng nghiên cứu là các xã Thạnh Phú, Thới Đông, Thới Xuân thuộc huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ Sau khi tham khảo ý kiến của trưởng cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Cờ
Đỏ, tôi đã chọn địa bàn nghiên cứu tại các xã trên Vì ở đây, các nông hộ sản xuất lúa chiếm tỷ trọng cao, diện tích trồng lúa nhiều và tập trung nên nghiên cứu
số liệu tại các xã này có tính đại diện cao để suy ra cho cả huyện Cờ Đỏ Số quan sát của từng xã được chia theo tỷ lệ phần trăm diện tích đất sản xuất lúa của từng
Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu phòng nông nghiệp huyện Cờ Đỏ
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Đối với mục tiêu cụ thể 1, Dùng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối, thống kê mô tả, vẽ biểu đồ để thấy được tỷ trọng diện tích đất trồng lúa trong
cơ cấu đất sản xuất huyện Cờ Đỏ Đánh giá được sự biến động của diện tích đất tròng lúa qua từng năm (2010-2013) Ngoài ra, thống kê được sự tăng giảm của sản lượng lúa hằng năm, từ đó thấy được tình hình sản xuất lúa của huyện Cờ Đỏ giai đoạn (2010-2013)
Đối với mục tiêu cụ thể 2, Tính các chỉ tiêu như: năng suất, giá bán, tổng doanh thu,tổng chi phí, lợi nhuận, thu nhập, doanh thu trên chi phí, lợi nhuận trên chi phí, thu nhập trên chi phí, doanh thu trên lao động gia đình, lợi nhuận trên lao động gia đình, thu nhập trên lao động gia đình,lợi nhuận trên doanh thu…nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của nông hộ sản suất lúa hai vụ huyện Cờ Đỏ Sử dụng phương pháp so sánh tương đối, tuyệt đối, lập bảng biểu để so sánh các chi tiêu tài chính giữa hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu Sử dụng phần mềm SPSS để kiểm định sự khác biệt về các chỉ số phản ánh kết quả sản xuất giữa hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu
Đối với mục tiêu cụ thể 3, Dùng mô hình hồi quy đa biến đê phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa và lợi nhuận ở hai vụ Đông Xuân và Hè Thu
Sử dụng phần mềm Stata để tiến hành xử lý số liệu thu thập
Mô hình năng suất
Trang 24Nhằm phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa 2 vụ Đông-Xuân và Hè-Thu, đề tài sử dụng mô hình hàm sản xuất Cobb – Douglass,
- là sai số hỗn hợp của mô hình
- Các biến độc lập gồm:
Bảng 2.2 Các biến độc lập đưa vào mô hình
Y Năng suất Kg/1.000m2 Năng suất trên 1.000m2
mà nông hộ sản xuất
X1 Lượng giống Kg/1.000m2 Lượng giống được sử dụng trên
cho lúa trên 1.000m2 đất
X4 Lượng lân Kg/1.000m2 Lượng lân nguyên chất được bón cho
lúa trên 1.000m2 đất
X5 Lượng Kali Kg/1.000m2 Lượng Kali nguyên chất được bón
cho lúa trên 1.000m2 đất
Số ngày công lao động trên 1.000m2
X8 Loại giống Biến giả
Nhận giá trị là 1 nếu nông hộ sử dụng lúa chất lượng cao do trung tâm giống hoặc nhà nước cung cấp, các giống khác nhận giá trị là 0
Trang 25Tổng diện tích của huyện là 310,48 Km2 với dân số khoảng 122464 người
về hành chính, huyện gồm 1 thị trấn là thị trấn Cờ Đỏ và 9 xã: Đông Hiệp, Đông Thắng, Thạnh Phú, Thới Đông, Thới Xuân, Thới Hưng, Trung An, Trung Hưng, Trung Thạnh
Là một trong những huyện có diện tích đất nông nghiệp lớn nhất Thành Phố Cần Thơ, huyện Cờ Đỏ được xem là vùng trọng điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh nhà Với những thuận lợi về điều kiện tự nhiên cùng với sự quan tâm, đầu tư của ban lãnh đạo Thành Phố Cần Thơ, sau khi được thành lập năm 2004, huyện
đã có bước chuyển mình mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trở thành địa phương năng động, bứt phá trong nền kinh tế chung của tỉnh nhà
3.1.2 Đặc điểm tự nhiên
a Địa hình
Địa hình trũng do nằm cách xa sông Hậu, không được phù sa bồi đắp nên
có địa hình trũng thấp và bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch chằng chịt với các kênh lớn như: Kênh Thị Đội, kênh Bà Đầm, kênh Xáng Ô Môn Do địa hình trũng thấp, khó thoát nước nên thường xuyên bị ngập lụt trong suốt mùa mưa và đầu mùa khô, cuối mùa khô có thể chỉ còn lại các vùng nước nhỏ
Nhìn chung, huyện Cờ Đỏ có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lưu và phát triển kinh tế-xã hội với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh
b Khí hậu
Khí hậu Cờ Đỏ mang đăc điểm của khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa rõ
ràng: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau Thời tiết khá thuận lợi cho việc canh tác và sản xuất nông nghiệp
c Tài nguyên đất
Trang 26Địa bàn huyện chủ yếu có 2 loại đất chính:
+ Đất phù sa lầy: Hình thành trên những vùng trũng thường xuyên bị ngập nước Do bị ngập nước nhiều tháng trong năm nên đất bị yếm khí tạo thành tầng đất tích tụ lầy màu xám xanh Loại đất thường ngập úng vào mùa mưa, nhưng lại thiếu nước vào mùa khô, vì vậy muốn khai thác tiềm năng của loại đất này cần có
hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh để chủ động trong việc tưới tiêu Trong quá trình canh tác, cần kết hợp bón thêm phân hóa học và phân hữu cơ cân đối với liều lượng thích hợp, chú trọng bón phân lân trong sản xuất lúa và hoa màu
+ Đất phù sa nhiễm phèn: phần lớn là đất nhiễm phèn ít hoặc trung bình Sự hình thành đất nhiễm phèn gắn liền với quá trình tạo khoáng FeS trong đất Khi đất bị ẩm, FeS không bị biển đổi gọi là phèn tiềm tàng Khi đất khô, ion S2-
bị biến thành ion SO42-
gọi là đất phèn hoạt động Trên đất phèn tiềm tàng vẫn có thể canh tác Do tầng sinh phèn thường nằm rất cạn nên biện pháp quan trọng nhất để đất phèn tiềm tàng khồng hoạt động là giữ nước trên mặt đất, hoặc ít nhất
là giữ nước cao hơn tầng đất phèn
3.1.3 Mạng lưới giao thông
Địa bàn huyện bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt, bao gồm các con kênh lớn như: kênh Thị Đội, kênh Bà Đầm, kênh Xáng Ô Môn Giao thông đường bộ có tỉnh lộ 922 thông với quốc lộ 91 Trung tâm huyện Cờ Đỏ ở vị trí giao lưu của nhiều tuyến đường giao thông trong khu vực Từ thị trấn Cờ Đỏ có thể theo tỉnh lộ 922 về Ô Môn đi trung tâm thành phố Cần Thơ, hoặc theo tỉnh lộ
921 về Thốt Nốt đi Long Xuyên, nếu đi theo đường Bốn Tổng - Một Ngàn thì đến Vĩnh Thạnh và Rạch Giá Còn nếu đi đường liên xã có thể về huyện Giồng Riềng (tỉnh Kiên Giang), thị xã Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang)
Huyện đã thực hiện quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, với cơ cấu giống chủ yếu năm 2013 gồm Jasmine 85, OM 4218, OM 6976, VD20, IR50404, OM5472 Sản xuất nông nghiệp ở Cờ Đỏ trước đây chủ yếu là trồng lúa, một năm, nông dân huyện sản xuất 3 vụ lúa, nhưng do đây là vùng đất trũng nên hiệu quả canh tác không cao Từ năm 2010, một số xã trên địa bàn huyện đã chuyển
Trang 27đổi phương thức canh tác - nuôi cá trên diện tích trồng lúa Nhiều đồng lúa đã trở thành những ao cá bạt ngàn, nối tiếp nhau Huyện Cờ Đỏ nuôi nhiều loài các khác nhau như: cá lóc, các tra, cá rô… trên diện tích gần 140 ha, góp phần mang lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ gia đình Nuôi cá trên đồng ruộng không những thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho từng nông hộ mà còn giúp nông dân sử dụng tài nguyên đất hợp lý, hạn chế tình trạng sản xuất 3 vụ lúa/năm làm suy thoái đất, ô nhiễm môi trường Đây là một hướng đi mới, hợp lý của huyện Cờ Đỏ góp phần xây dựng một nền nông nghiệp chất lượng cao, phát triển bền vững
Thị trấn Cờ Đỏ có nhiều tiềm năng phát triển về thương mại-dịch vụ, là vùng sản xuất lúa trọng điểm của thành phố Thế nhưng, suốt một thời gian dài,
do cơ sở hạ tầng kém, đầu tư chưa đúng mức, nên đời sống người dân còn khó khăn, trên 11% dân số của huyện thuộc diện hộ nghèo
3.1.5 Xã hội
Là huyện ngoại thành của thành phố Cần Thơ, cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện còn nhiều hạn chế Huyện thuộc vùng trũng, 90% dân số của huyện sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, nhưng hệ thống đê bao chưa khép kín, kinh thủy lợi cấp 2, thủy lợi nội đồng đã bị bồi lắng, nhưng không được nạo vét thường xuyên Toàn huyện mới có 1/10 xã, thị trấn đạt chuẩn xã văn hoá, 3/41 trường học đạt chuẩn quốc gia Trung tâm y tế huyện hiện phải sử dụng phòng khám khu vực thị trấn làm trụ sở, trang thiết bị thiếu thốn, chưa đáp ứng nhu cầu khám, điều trị của người dân cũng như thực hiện các chương trình y tế quốc gia
Để Cờ Đỏ phát triển, chính quyền Cờ Đỏ xác định đầu tư kết cấu hạ tầng là đòn bẩy để phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động Bên cạnh đó, huyện sẽ tiến hành quy hoạch đất xây dựng trụ sở hành chính của các cơ quan cấp huyện, khu đô thị tái định cư (40 ha), trung tâm thương mại (8,3 ha), nâng cấp hệ thống chợ, xây dựng khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, để mời gọi đầu tư Ngoài ra, huyện sẽ quy hoạch xây dựng một số tuyến đường ở khu vực thị trấn để mở rộng không gian kiến trúc đô thị, tạo điều kiện khai thác quỹ đất, để tái đầu tư vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng của huyện Năm 2011, huyện Cờ Đỏ đã hoàn thành và tiến hành cho xe chạy trên tuyến đường mới Bốn Tổng Một Ngàn, mở rộng giao thông lên thị xã Một Ngàn, rút ngắn khoảng cách đến tỉnh Hậu Giang, tạo điều kiện phát triển kinh tế ở các
xã nghèo dọc tuyến đường Năm 2013, huyện Cờ Đỏ tiến hành khởi công xây dựng các trụ sở hành chính và quy hoạch lại thị trấn theo hướng hiện đại hóa, hiện vẫn đang quy hoạch và xây dựng
3.1.6 Tình hình phát triển kinh tế giai đoạn 2010-2013
3.1.6.1 Cơ cấu kinh tế huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010-2012
Trang 28Trong 3 năm 2010, 2011, 2012, khu vực 1 vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế huyện Cờ Đỏ, khu vực 3 xếp thứ 2 và đứng thứ 3 là khu vực 2 Tuy nhiên, thực hiện theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, trong 3 năm qua, huyện Cờ Đỏ đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh mạnh mẽ, giảm tỷ trọng khu vực 1, tăng tỷ trọng khu vực 2 và 3 Cụ thể, năm 2010 tỷ trọng khu vực
1 là 55,54%, năm 2011 giảm 2,96% xuống còn 52,85% và năm 2012 chỉ còn 49,87% Bên khu vực 2 và 3 có chiều hướng tăng lên, tỷ trọng khu vực 2 trong 3 năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 13,11%, 13,73%, 14,95% Khu vực 3 tăng mạnh hơn khu vực 2, năm 2010 tỷ trọng chiếm 31,35%, năm 2011 là 33,42% và năm 2012 chiếm 35,15%, cơ cấu kinh tế huyện được thể hiện cụ thể ở hình 3.1 như sau:
(Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010-2012)
Hình 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010-2012
Có được những sự thay đổi như vậy là do chính sách đầu tư của ban ngành các cấp vào cơ sở vật chất của huyện, giao thông dần hoàn thiện tạo điều kiện giao lưu mua bán giữa các địa phương với nhau, thu hút đầu tư thương mại từ các địa phương khác vào huyện nhà
Năm 2010
Khu vực 1 52.85%
Khu vực 2, 13.73%
Khu vực 3, 33.42%
Năm 2012
Khu vực 1, 49.87%
Khu vực 2, 14.95%
Khu vực 3, 35.15%
Trang 293.1.6.2 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
Năm 2010, tình hình kinh tế - xã hội đạt nhiều kết quả khả quan Sản xuất thắng lợi ba vụ lúa với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ đạt hiệu quả khá cao, cụ thể: toàn huyện có 128 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, 520 cơ
sở thương mại dịch vụ Tổng giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 533 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ các loại hàng hóa dịch vụ đạt 662,3 tỷ đồng Đời sống văn hóa xã hội của người dân luôn được quan tâm, nhất là gia đình chính sách, hộ nghèo, đồng bao dân tộc Chất lượng giáo dục tiếp tục được tăng lên Tình hình an ninh trật tự xã hội ổn định
Năm 2011, tiếp tục sản xuất thắng lợi ba vụ lúa với chất lượng và hiệu quả cao Các công trình giao thông nông thôn có sự tập trung đầu tư của các ngành, các địa phương và chất lượng được đảm bảo Toàn huyện có 145 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng 13,28% so với năm 2010, chủ yếu là các nhà máy xay xát, chế biến nông sản, thực phẩm, cơ khí sữa chữa… tổng giá trị sản lượng công nghiệp đạt 550,41 tỷ đồng, tăng 3,2% so với năm 2010 Tổng giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ đạt 1339,4 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với 2010 Năm 2012, mặc dù tình hình chung còn nhiều khó khăn, tuy nhiên kết quả kinh tế-xã hội vẫn có nhiều nét khả quan Tiếp tục giữ ổn định về quy mô diện tích đất sản xuất, xây dựng được lịch thời vụ phù hợp với điều kiện thời tiết với
bố trí hợp lý cơ cấu giống và chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt mô hình cánh đồng mẫu lớn đã được khẳng định hiệu quả vượt trội khi được ứng dụng vào sản xuất lúa tại huyện Cờ Đỏ Toàn huyện có
159 cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (tăng 14 cơ sở so với năm 2011), tổng giá trị sản xuất đạt 668 tỷ đồng, tăng 21,45% so với 2011 Tổng giá trị sản phẩm dịch vụ đạt 1608 tỷ đồng, tăng 20% so với 2011 Công tác cải cách hành chính từng bước đi vào chiều sâu, dân chủ tiếp tục được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động các thành phần kinh tế và người dân tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội
Năm 2013, qua 6 tháng triển khai thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội, huyện đạt được những kết quả đáng phấn khởi Sản xuất thắng lợi 2 vụ lúa, tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm được kiềm chế Toàn huyện có 194 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tổng giá trị công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đạt 530,5 tỷ đồng, tăng 22,4% so với cùng kỳ 2012 Tổng giá trị hàng hóa dịch vụ đạt 1094,1 tỷ đồng, tăng 14,7% so với cùng kỳ năm trước Ngoài ra, triển khai thực hiện tiết kiệm điện, hưởng ứng giờ trái đất, ngành điện lắp đặt 635 điện
kế mới, nâng tỷ lệ hộ sử dụng điện lên 99,13% Hoạt động văn hóa – xã hội tiếp tục được quan tâm, chất lượng giáo dục tiếp tục được đảm bảo
Trang 303.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ -
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2.1 Thực trạng nông nghiệp nói chung
a Cây lúa
Qua nhiều năm, cây lúa vẫn là cây chủ lực của ngành nông nghiệp huyện
Cờ Đỏ, diện tích xuống giống liên tục tăng lên qua các năm cụ thể như sau: Bảng 3.1 Diện tích xuống giống qua các năm
năm 2013 Diện tích xuống
giống (Ha)
Hecta (ha) 54.895,4 61.511,5 62.799,9 60.163,9 Chênh lệch so với
cụ thể là các chính sách hỗ trợ giá lúa, hỗ trợ vay vốn với lãi suất ưu đãi, có đội ngũ kỹ sư về phổ biến kỹ thuật trồng lúa mới cho nông dân….Vì thế diện tích đất sản xuất lúa tăng lên qua từng năm
b Chăn nuôi, thủy sản và hoa màu
Những năm gần đây, cơ cấu chăn nuôi ở huyện Cờ Đỏ chủ yếu là các loại gia súc, gia cầm dễ nuôi, phục vụ nhu cầu thịt và trứng cho tiêu dùng và thương phẩm
Cụ thể số lượng chăn nuôi qua các năm như sau được tổng hợp và thể hiện trong bảng 3.2 sau:
Trang 31Bảng 3.2 Số lượng chăn nuôi huyện Cờ Đỏ
Năm Tổng số
lượng (Con)
Số lượng cụ thể (Con) Trâu Bò Heo Gia
Từ năm 2010 đến 2012 số lượng vật nuôi tại huyện Cờ Đỏ liên tục giảm từ
487492 con (năm 2010) còn 400680 (năm 2012), tuy nhiên chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013 lại tăng vọt lên 617419 con, vượt qua cả số lượng năm 2010 Diễn biến thất thương như vậy là do từ năm 2010 đến 2012, Toàn huyện nói riêng và cả nước nói chung đối mặt với nhưng nạn dịch bệnh trên gia súc gia cầm như: lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm H5N1, heo tai xanh làm số lượng heo và
gà, vịt giảm khá nhiều Bên cạnh đó, việc cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng gián tiếp đến số lượng trâu, bò trong huyện, máy cày dần thay thế cho sức kéo của Trâu, Bò Sang đến năm 2013, tình hình dịch bệnh được dập tắt, ngay lập tức
số lượng vật nuôi tăng lên nhanh chóng, đặ biệt là heo và gia cầm Bên cạnh đó,
số lượng trâu và bò cũng được tăng lên do tiến trình dự án Heifer đã đi vào hoạt động một cách ổn định, mang lại hiệu quả cao cho người nông dân Năm 2013, huyện Cờ Đỏ tiến hành mở thêm 3 trang trại tại xã Thới Đông và Thới Hưng, đây
là một bước tiến mạnh mẽ cho ngành nông nghiệp chăn nuôi huyện nhà
Tuy nhiên, tình hình nuôi trồng thủy sản tại huyện đang có dấu hiệu đi xuống, bằng chứng là diện tích ao nuôi đang liên tục giảm qua các năm, cụ thể như sau:
Bảng 3.3 Diện tích nuôi trồng thủy sản huyện Cờ Đỏ
2013 Diện tích (Ha) 8.067,0 7.639,4 7.593,9 3.905,9 Chênh lệch so với cùng
Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010-6 tháng
đầu năm 2013
Trang 32Từ năm 2010 đến 2012, diện tích nuôi cá tra trên địa bạn huyện liên tuch giảm, đặc biệt giảm mạnh giai đoạn 2010-2011 Sỡ dĩ diện tích nuôi trồng giảm
là do tình hình bất ổn của giá cá tra, ảnh hưởng đến tâm lý của người dân Một số nông hộ đã lấp ao trồng màu nhẳm cải thiện tình hình kinh tế gia đình
Giống cây màu canh tác chủ yếu ở huyện là dưa hấu, mè, đậu xanh và nấm rơm Những năm qua, tình hình canh tác cây màu tại huyện đạt được những tín hiệu tốt, diện tích gieo trồng liên tục tăng qua các năm, cụ thể diện tích tưng năm như sau:
Bảng 3.4 Diện tích cây màu huyện Cờ Đỏ
2013 Diện tích (Ha) 2148,12 3211,40 4127,83 3149,53
Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010-6 tháng
đầu năm 2013
Để chống thoái hóa đất và nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như hiệu quả sử dụng đât, nhiều mô hình canh tác đã được đưa ra, trong đó mô hình 2 lúa – 1 màu đang được sử dụng rộng rãi Mô hình này giúp đất không bị thoái hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất nên ngày càng được nông hộ sử dụng, một số nông hộ đã chuyển hẳn sang trồng màu thay vì trồng lúa, đây là nguyên nhân khiến diện tích cây màu liên tục tăng mạnh qua các năm, góp phẩn cải thiện cuộc sống nông hộ.Bên cạnh cây màu, cây ăn trái cũng được người dân trồng nhằm phục vụ tiêu dung và thương phẩm Nông hộ chủ yếu trồng xoài, cam, quýt, mít, nhãn, mận… diện tích qua thể hiện trong biểu đồ hình 3.2 như sau:
Trang 33Nhìn chung, diện tích trồng cây ăn quả tăng nhẹ qua từng năm, diện tích biến động ít như vậy là do đặc thù của loại cây này; cây ăn quả là loại cây dài ngày, khó biến động diện tích trông mạnh trong thời gian ngắn
3.2.2 Tình hình sản xuất lúa vụ Đông-Xuân và Hè Thu giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013
a Diện tích xuống giống hai vụ lúa Đông-Xuân và Hè-Thu
Theo số liệu điều tra của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Cờ Đỏ, diện tích xuống giống của 2 mùa Đông-Xuân và Hè-Thu qua từng năm được thể hiện trong bảng 3.5 sau:
Bảng 3.5 Diện tích xuống giống của hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu
Diện tích
Đông-Xuân (Ha) 25668,7 25675 24864,7 25182,2 Diện tích Hè-Thu
Vụ Hè-Thu diện tích phải sạ lại là 217 ha (Xã Thới Hưng)
Diện tích qua từng năm bị giảm nhẹ là do một số hộ nông dân chuyển đổi
mô hình canh tác, ngoài ra do chính sách kinh tế của huyện cũng như cả nước là giảm tỷ trọng khu vực 1, tăng tỷ trọng khu vực 2 và 3 đã ảnh hưởng đến diện tích gieo sạ hằng năm Sang năm 2013, việc áp dụng mô hình cánh đổng mẫu lớn đi vào hoàn thiện nên diện tích bắt đầu tăng trở lại ỏ hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu, đây là tín hiệu đáng mừng cho nền nông nghiệp trồng lúa tỉnh nhà
b Cơ cấu giống
Do điều kiện thu thập số liệu không cho phép, vì vậy năm 2010 phòng nông nghiệp huyện Cờ Đỏ chưa thống kê cụ thể được cơ cấu cụ thể từng giống lúa được Tuy nhiên huyện cũng đã thống kê được cơ cấu giống chung như sau: Các giống lúa thơm như: Jasmine 85, VD20, OM4900 chiếm tỷ lệ bình quân
Trang 34khoảng 47%; Các giống lúa chất lượng cao như: OM4218, OM6162, OM1490… chiếm khoảng 50%, còn lại IR50404 chiếm tỷ lệ 3%
Năm 2011, 2012 và 2013, giống lúa thơm Jasmine 85 luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giống vụ Đông-Xuân, các giống khác như OM1490, OM4218… chiếm tỷ trọng thấp Tuy nhiên, giống lúa OM4218 lại là lựa chọn của đại đa số nông hộ cho vụ Hè-Thu, giống lúa Jasmine 85 chiếm tỷ lệ khá thấp vào khoảng 10% đến 18%, còn lại là các giống lúa chất lượng cao và các giống khác Cơ cấu giống cụ thể được trình bày ở bảng 3.6
Bảng 3.6 Cơ cấu giống lúa giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: % Giống
Đông Xuân Hè Thu
Đông Xuân Hè Thu
Đông Xuân Hè Thu
có giá bán cao như Jasmine chỉ được trồng phổ biến tại vụ đông xuân, đến vụ Hè-Thu thì tỷ trọng lại rất thấp trong cơ cấu giống Giống lúa OM4218 thì lại có những ưu điểm để canh tác trong những mùa thời tiết khắc nghiệt nên luôn chiếm
tỷ trọng cao trong vụ Hè-Thu Tuy nhiên giá lúa OM4218 lại thấp hơn Jasmine85
Bên cạnh đó, điều tra cho thấy sự xuất hiện của giống lúa VD20 từ năm
2012, đây là giống lúa thơm rất được ưa chuộng tại thị trường trong nước và quốc tế, giá bán rất cao dao động từ 7000Đ/Kg đến 8500Đ/Kg Tuy nhiên đây lại
là giống lúa khó canh tác đạt năng suất cao, đòi hỏi nông hộ phải có nhiều kinh nghiêm, có kỹ thuật canh tác tốt… Nên việc phổ biến giống VD20 là tín hiệu cho
Trang 35thấy sự đi lên về kỹ thuật canh tác cũng như việc phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp đang đạt hiệu quả tốt
c Sản lượng
Những năm vừa qua, nhờ việc áp dụng mô hình trồng lúa mới và khoa học
kỹ thuật tiến bộ sản xuất lúa như: mô hình cánh đồng mẫu, quy trình trồng lúa 4K, áp dụng sạ hàng thay cho sạ tay, giống lúa ngày càng có chất lượng tốt…nên sản lượng đạt được ngày càng tăng Năm 2010 Tổng sản lượng lúa đạt 341.509 tấn (tăng 40.934 tấn so với năm 2009), năm 2011 và 2012 sản lượng gần bằng nhau vào khoảng 385870,33 tấn, và 6 tháng đầu năm 2013 đã đạt 199087,7 tấn
cụ thể năng suất lúa ở 2 vụ Đông-Xuân và Hè-Thu qua các năm như sau:
Bảng 3.7: Sản lượng lúa huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010-2013
Từ số liệu điều tra của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Cờ Đỏ cho thấy sự biến động thất thường của sản lượng lúa giai đoạn 2010-2013
Từ năm 2010 đến 2011, sản lượng cả hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu đều tăng tuy nhiên năm 2012 lại giảm, giải thích cho điều này là do tại vụ đông xuân năm
2012 do ảnh hưởng của mưa kéo dài đã làm thiệt hại 690,5ha, trong đó diện tích lúa phải sạ lại là 206,1ha và sạ dặm là 484,4ha Năm 2013, phòng nông nghiệp chỉ mới tổng hợp được sản lượng của vụ Đông-Xuân; sản lượng đạt 178808 tấn, giảm 10677,25 tấn so với năm 2012 Sản lượng giảm do mưa kéo dài vào mùa thu hoạch nên làm tăng lương hao phí lúa khi thu hoach, bên cạnh đó việc trồng nhiều giống lúa VD20 cũng đã làm giảm sản lượng do giống lúa này đạt năng suất thấp nhưng bù lại bán được giá cao
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sản lượng và diện tích trồng lúa một số thời điểm diễn biến không ổn đinh, nhưng nhìn chung nền nông nghiệp trồng lúa tại huyện Cờ Đỏ vẫn đang phát triển và đi lên theo hướng tích cực
Trang 36CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ
4.1 MÔ TẢ VỀ CUỘC ĐIỀU TRA
Cuộc điều tra được tiến hành từ ngày 9/9/2013 và kết thúc vào ngày 30/9/2013 Dựa trên cơ sở phân tích các số liệu sơ cấp trực tiếp thu thập, số liệu chủ yếu liên quan đến quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các nông hộ trồng lúa tại địa bàn huyện Cờ Đỏ để đánh giá kết quả sản xuất của nông hộ trồng lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu Số liệu được thu thập bằng cách chọn ngẫu nhiên một số hộ nông dân sản xuất lúa truyền thống lâu năm Tiến hành phỏng vấn trực tiếp lao động chính trong sản xuất của nông hộ mà thông thường là chủ hộ Trong
đó, phỏng vấn tại xã Thạnh Phú 39 hộ, 21 nông hộ ở xã Thới Đông và 20 hộ sản xuất lúa ở xã Thới Xuân Thông tin được phỏng vấn bao gồm các chi phí liên quan đến sản xuất như: diện tích, chi phí phân bón, thuốc nông dược, lao động, năng suất, giá bán sản phẩm, thị trường đầu vào, đầu ra và tiêu thụ sản phẩm ở địa phương Tuy nhiên, những thông tin thu thập được có tính chính xác chưa cao, vì trong quá trình sản xuất các nông hộ không có nhật ký ghi chép lại quá trình sản xuất lúa qua từng vụ của mình, nên những thông tin mà các nông hộ cung cấp có độ tin cậy không cao
Khi thu thập xong số liệu, sau đó tiến hành tổng hợp kết quả số liệu phỏng vấn của 80 nông hộ vào phần mềm Excel Tiến hành lựa chọn các biến đã thu thập được đưa vào phần mềm Stata 11 để chạy hàm hồi qui nhằm mục đích kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của mô hình
4.1.1 Đặc điểm nông hộ trong mẫu điều tra
4.1.1.1 Quy mô nhân khẩu
Qua cuộc điều tra cho thấy quy mô nhân khẩu ở địa bàn nghiên cứu có sự biến động cao; trong 80 hộ điều tra, hộ có số nhân khẩu ít nhất là 2 thành viên trong khi hộ nhiều nhất lại có đến 8 thành viên trong gia đình Quy mô nhân khẩu chủ yếu tập trung nhiều nhất ở mức từ 4 đến 6 người mỗi hộ, trung bình mỗi nông hộ có 5 thành viên trong gia đình
Kết quả điều tra cho thấy quy mô nhân khẩu tại huyện Cờ Đỏ không đồng đều Tỷ lệ số nhân khẩu từ 1-3 người chiếm tỷ lệ chỉ 14%, trong khi đó tỷ lệ này
từ 4-6 người lại rất cao chiếm 75% tổng số nông hộ, hộ dân có số nhân khẩu trên
6 người chiếm tỷ lệ thấp nhất là 11% Huyện được thành lập và đi vào hoạt động
đã lâu nhưng công tác dân số chưa thực sự hiệu quả, bên cạnh đó là việc một số gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau, điều này dẫn đến mất cân
Trang 37bằng số nhân khẩu giữa các hộ nông dân, tuy nhiên nhân khẩu đông cũng là yếu
tố cung cấp lao động trong ngành nông nghiệp vốn cần nhiều lao động chân tay
Số liệu điều tra cụ thể như sau:
Bảng 4.1: Quy mô nhân khẩu của nông hộ
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013
4.1.1.2 Độ tuổi lao động chính trong mô hình nghiên cứu
Độ tuổi lao động chính của nông hộ có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất và tiếp cận khoa học kỹ thuật mới Theo kết quả nghiên cứu, đa số lao động chính của nông hộ có độ tuổi trung niên, độ tuổi trung bình là 52 tuổi, lao động chính có đô tuổi trẻ nhất là 29 tuổi và cao nhất là 77 tuổi
Qua số liệu điều tra cho thấy độ tuổi lao động chính nằm trong khoảng từ
41 đến 50 tuổi chiếm 40%, cao nhất so với các nhóm tuổi còn lại, nhóm tuổi từ
51 đến 60 tuổi chiếm 33,75%, còn lại 2 nhóm trên 60 tuổi và từ 29 đến 40 tuổi chiểm lần lượt là 18,75% và 7,5% Điều này cho thấy trong sản xuất nông nghiệp, lao động thường có độ tuổi cao Độ tuổi tỷ lệ với kinh nghiệm sản xuất do vậy độ tuổi càng cao kinh nghiệm sản xuất càng nhiều, sản xuất có nhiều thuận lợi hơn Bên cạnh đó, lý do độ tuổi lao động sản xuất nông nghiệp thường cao là do ảnh hưởng của các ngành khác thuộc khu vực 2 và 3 đã kéo theo một số lao động trẻ tuổi chuyển sang ngành khác nông nghiệp Bảng 4.2 dưới đây thể hiện độ tuổi lao động chính trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4.2: Độ tuổi lao động của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu
Trang 384.1.1.3 Trình độ học vấn của lao động chính trong mô hình nghiên cứu
Tuy ngành sản xuất lúa không đòi hỏi tính chuyên môn cao nhưng dựa vào trình độ học vấn của mình thì nông dân sẽ dễ tiếp thu những kiến thức về kỹ thuật khoa học trong sản xuất lúa hơn, nắm bắt được những kỹ thuật canh tác mới, tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, tính toán và sử dụng hợp lý các khoản chi phí trong sản xuất lúa góp phần giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, tăng cao năng suất Vì vậy trình độ học vấn của lao động có ảnh hưởng sâu sắc đến việc sản xuất lúa của nông hộ
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013
Từ số liệu điều tra cho thấy, trình độ học vấn của lao động chính tương đối thấp, số lao động tham gia sản xuất không học chiếm 5%, học đến cấp I chiếm tỷ trọng cao nhất với 38%, cấp II chiếm 34% và học từ cấp III trở lên 24% Số liệu trên trùng khớp với thực tế trong sản xuất nông nghiệp hiên nay, đó là lực lượng sản xuất nông nghiệp nước ta phần lớn có trình độ học vấn chưa cao Do ảnh hưởng của quan niệm lạc hậu - không cần học nhiều vẫn có thể sống được nhờ những sản phẩm tự có trong tự nhiên; do dư âm của chiến tranh để lại, khi đối chiếu số tuổi trung bình của nông hộ sản xuất ta thấy được hầu hết đều được trải qua tuổi thơ trong chiến tranh khiến điều kiện học tập hết sức hạn chế dẫn đến trình độ học vấn thấp kém
Hiện nay, được sự quan tâm của chính quyền địa phương nên cuộc sống của người nông dân được tăng lên đáng kể, các phương tiện thông tin đại chúng được
áp dụng rộng rãi, các chương trình tập huấn kỹ thuật trồng lúa diễn ra ngày càng thường xuyên đã hỗ trợ người nông dân có đủ điều kiện nắm bắt thông tin, nâng cao trình độ, bù đắp dần những thiếu sót về trình độ học vấn Ngoài ra kinh nghiệm trồng lúa nhiều năm cũng phần nào giúp người nông dân bù đắp những thiếu sót về trình độ học vấn
4.1.1.4 Diện tích đất sản xuất trung bình
Nguồn lực đất đai là yếu tố tiên quyết quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất lúa của nông hộ Đa số đất để sản xuất lúa của nông hộ chủ yếu là đất nhà, cũng có một số ít nông hộ thuê thêm đất để sản xuất Diện tích đất trong vài năm gần đây của các nông hộ đa số không thay đổi Trong 80 hộ điều tra, có đến
Trang 3969 nông hộ không thay đổi diện tích gieo trồng lúa chiếm tỷ lệ 86,3% và 11 hộ còn lại có diện tích đất tăng lên do họ mua thêm hoặc thuê đất để mở rộng quy
mô sản xuất và tích lũy Từ kết quả thu thập ta tổng hợp được bảng số liệu về diện tích đất trồng lúa của nông hộ cụ thể như sau:
Bảng 4.4: Diện tích đất sản xuất của nông hộ
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013
Qua số liệu thống kê từ kết quả điều tra thực tế cho thấy diện tích đất trồng lúa của nông hộ từ 5 công đến 10 công chiếm tỷ lệ cao nhất (32,5%), tiếp theo là diện tích trên 20 công chiếm 22,5% (18 hộ), diện tích đất trên 10 công đến 15 công chiếm 20% (16 hộ), còn lại dưới 5 công và trên 15 công đến 20 công mỗi loại chiếm 12,5% (10 hộ) Điều này chứng tỏ rằng tổng diện tích trồng lúa của nông hộ tại huyện Cờ Đỏ thuộc loại khá, vào khoảng 17,5 công/hộ Trong tương lai các nông hộ này sẽ tiếp tục duy trì và phát triển việc sản xuất lúa vì theo khảo sát thì đây là ngành nghề truyền thống lâu đời của họ, là nguyên nhân chính khiến nông hộ chọn cây lúa làm cây canh tác chính
4.1.1.5 Kinh nghiệm sản xuất lúa của nông hộ
Số năm kinh nghiệm được thể hiện qua số năm mà nông hộ sản xuất, nông
hộ sản xuất càng lâu năm sẽ tích lũy được càng nhiều kinh nghiệm Kinh nghiệm sản xuất góp phần rất lớn vào hiệu quả sản xuất, giúp nông hộ có hướng giải quyết các vấn đề thường gặp trong sản xuất lúa mộ cách hiệu quả nhất Đa số các nông hộ đều có thâm niên trong việc trồng lúa, trung bình có khoảng 22 năm kinh nghiệm sản xuất, nông hộ có kinh nghiệm cao nhất trong cuộc điều tra có 41 năm kinh nghiệm và thấp nhất là 4 năm Bởi đây là nghề truyền thống lâu năm của huyện nên việc số năm kinh nghiệm trung bình của nông hộ tại huyện là điều
dễ hiểu
Số liệu điều tra cho thấy, nông hộ sản xuất tại huyện Cờ Đỏ có bề dày kinh nghiệm cao và khá phong phú Số năm kinh nghiệm trên 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 63,8% (51 hộ), tiếp đến là các nông hộ có số năm kinh nghiệm từ 10 năm đến 20 năm chiếm 28,8 % (23 hộ), còn lại 6 hộ chiếm 7,5% có số năm kinh
Trang 40nghiệm dưới 10 năm Điều này chứng tỏ ngành nông nghiệp trồng lúa đã gắn liền với người dân Cờ Đỏ rất lâu và đây được xem là loại cây không thể thay thế trong cuộc sống người dân huyện nhà, góp phần lớn vào kinh tế hộ gia đình và phát triển nền kinh tế chung huyện Cờ Đỏ Bảng 4.5 trình bày số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ trong mẫu nghiên cứu
Bảng 4.5: Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ
Số năm kinh nghiệm Số nông hộ Tỷ trọng (%)
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013
4.1.1.6 Nguyên nhân nông hộ chọn cây lúa làm cây canh tác chính
Qua cuộc điều tra thực tế cho thấy, nguyên nhân chính các nông hộ chọn cây lúa để canh tác là do ảnh hưởng của tập quán canh tác lâu đời tại địa phương, nhu cầu thị trường và thu nhập ổn định Số liệu cụ thể như sau:
Bảng 4.6: Nguyên nhân chọn cây lúa canh tác
Tập quán canh tác tại địa
Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013
Nguyên nhân hàng đầu để nông hộ chọn nghề trồng lúa là do tập quán canh tác lâu đời tại địa phương (chiếm 100%), bên cạnh đó nhu cầu thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến việc chon cây lúa để canh tác với 61% nông hộ, 46% nông hộ nhận thấy đây là ngành có thu nhập ổn định nên quyết định chọn mô hình trồng lúa để canh tác Sở dĩ thu nhập ổn định là nguyên nhân có tỷ lệ thấp nhất là do những năm vừa qua mặc dù được sự hỗ trợ của nhà nước về giá lúa và hoạt động xuất khẩu lúa gạo làm cho giá lúa tăng cao, nhưng nông hộ lại chỉ được bán với giá thấp hơn so với giá thực tế nhà nước đưa ra, lý do là một số thương lái đã lợi dụng đặc điểm khó bảo quản của hạt lúa nên ép giá lúa xuống theo giá mà hộ muốn; đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người dân coi việc sản xuất lúa không còn là ngành có thu nhập ổn định Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác chiếm 19% nông hộ sản xuất lúa như nhà nước khuyến cáo trồng lúa, không đủ điều kiện để chuyển sang mô hình canh tác khác…
4.1.1.7 Tình hình tài chính của nông hộ