a. Địa hình
Địa hình trũng do nằm cách xa sông Hậu, không đƣợc phù sa bồi đắp nên có địa hình trũng thấp và bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch chằng chịt với các kênh lớn nhƣ: Kênh Thị Đội, kênh Bà Đầm, kênh Xáng Ô Môn... Do địa hình trũng thấp, khó thoát nƣớc nên thƣờng xuyên bị ngập lụt trong suốt mùa mƣa và đầu mùa khô, cuối mùa khô có thể chỉ còn lại các vùng nƣớc nhỏ.
Nhìn chung, huyện Cờ Đỏ có vị trí khá thuận lợi trong việc giao lƣu và phát triển kinh tế-xã hội với các địa phƣơng khác trong và ngoài tỉnh.
b. Khí hậu
Khí hậu Cờ Đỏ mang đăc điểm của khí hậu nhiệt đới, chia làm hai mùa rõ ràng: Mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 năm trƣớc đến tháng 4 năm sau. Thời tiết khá thuận lợi cho việc canh tác và sản xuất nông nghiệp.
Địa bàn huyện chủ yếu có 2 loại đất chính:
+ Đất phù sa lầy: Hình thành trên những vùng trũng thƣờng xuyên bị ngập nƣớc. Do bị ngập nƣớc nhiều tháng trong năm nên đất bị yếm khí tạo thành tầng đất tích tụ lầy màu xám xanh. Loại đất thƣờng ngập úng vào mùa mƣa, nhƣng lại thiếu nƣớc vào mùa khô, vì vậy muốn khai thác tiềm năng của loại đất này cần có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh để chủ động trong việc tƣới tiêu. Trong quá trình canh tác, cần kết hợp bón thêm phân hóa học và phân hữu cơ cân đối với liều lƣợng thích hợp, chú trọng bón phân lân trong sản xuất lúa và hoa màu.
+ Đất phù sa nhiễm phèn: phần lớn là đất nhiễm phèn ít hoặc trung bình. Sự hình thành đất nhiễm phèn gắn liền với quá trình tạo khoáng FeS trong đất. Khi đất bị ẩm, FeS không bị biển đổi gọi là phèn tiềm tàng. Khi đất khô, ion S2-
bị biến thành ion SO42-
gọi là đất phèn hoạt động. Trên đất phèn tiềm tàng vẫn có thể canh tác. Do tầng sinh phèn thƣờng nằm rất cạn nên biện pháp quan trọng nhất để đất phèn tiềm tàng khồng hoạt động là giữ nƣớc trên mặt đất, hoặc ít nhất là giữ nƣớc cao hơn tầng đất phèn.