0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Đặc điểm nông hộ trong mẫu điều tra

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 36 -36 )

4.1.1.1 Quy mô nhân khẩu

Qua cuộc điều tra cho thấy quy mô nhân khẩu ở địa bàn nghiên cứu có sự biến động cao; trong 80 hộ điều tra, hộ có số nhân khẩu ít nhất là 2 thành viên trong khi hộ nhiều nhất lại có đến 8 thành viên trong gia đình. Quy mô nhân khẩu chủ yếu tập trung nhiều nhất ở mức từ 4 đến 6 ngƣời mỗi hộ, trung bình mỗi nông hộ có 5 thành viên trong gia đình.

Kết quả điều tra cho thấy quy mô nhân khẩu tại huyện Cờ Đỏ không đồng đều. Tỷ lệ số nhân khẩu từ 1-3 ngƣời chiếm tỷ lệ chỉ 14%, trong khi đó tỷ lệ này từ 4-6 ngƣời lại rất cao chiếm 75% tổng số nông hộ, hộ dân có số nhân khẩu trên 6 ngƣời chiếm tỷ lệ thấp nhất là 11%. Huyện đƣợc thành lập và đi vào hoạt động đã lâu nhƣng công tác dân số chƣa thực sự hiệu quả, bên cạnh đó là việc một số gia đình có nhiều thế hệ cùng chung sống với nhau, điều này dẫn đến mất cân

bằng số nhân khẩu giữa các hộ nông dân, tuy nhiên nhân khẩu đông cũng là yếu tố cung cấp lao động trong ngành nông nghiệp vốn cần nhiều lao động chân tay. Số liệu điều tra cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.1: Quy mô nhân khẩu của nông hộ

Số thành viên Số hộ (Hộ) Tỷ trọng (%) 1-3 ngƣời 11 14 4-6 ngƣời 60 75 Trên 6 ngƣời 9 11 Trung bình (Ngƣời) 5 Lớn nhất (Ngƣời) 8 Nhỏ nhất (Ngƣời) 2

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013

4.1.1.2 Độ tuổi lao động chính trong mô hình nghiên cứu

Độ tuổi lao động chính của nông hộ có ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả sản xuất và tiếp cận khoa học kỹ thuật mới. Theo kết quả nghiên cứu, đa số lao động chính của nông hộ có độ tuổi trung niên, độ tuổi trung bình là 52 tuổi, lao động chính có đô tuổi trẻ nhất là 29 tuổi và cao nhất là 77 tuổi.

Qua số liệu điều tra cho thấy độ tuổi lao động chính nằm trong khoảng từ 41 đến 50 tuổi chiếm 40%, cao nhất so với các nhóm tuổi còn lại, nhóm tuổi từ 51 đến 60 tuổi chiếm 33,75%, còn lại 2 nhóm trên 60 tuổi và từ 29 đến 40 tuổi chiểm lần lƣợt là 18,75% và 7,5%. Điều này cho thấy trong sản xuất nông nghiệp, lao động thƣờng có độ tuổi cao. Độ tuổi tỷ lệ với kinh nghiệm sản xuất do vậy độ tuổi càng cao kinh nghiệm sản xuất càng nhiều, sản xuất có nhiều thuận lợi hơn. Bên cạnh đó, lý do độ tuổi lao động sản xuất nông nghiệp thƣờng cao là do ảnh hƣởng của các ngành khác thuộc khu vực 2 và 3 đã kéo theo một số lao động trẻ tuổi chuyển sang ngành khác nông nghiệp. Bảng 4.2 dƣới đây thể hiện độ tuổi lao động chính trong mô hình nghiên cứu.

Bảng 4.2: Độ tuổi lao động của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu

Nhóm tuổi Số hộ Tỷ trọng (%) Từ 29 đến 40 tuổi 6 7.5 Từ 41 đến 50 tuổi 32 40.0 Từ 51 đến 60 tuổi 27 33.8 Trên 60 tuổi 15 18.7 Tổng 80 100.00 Lớn nhất (tuổi) 77 Nhỏ nhất (tuổi) 26 Trung bình (tuổi) 52

4.1.1.3 Trình độ học vấn của lao động chính trong mô hình nghiên cứu

Tuy ngành sản xuất lúa không đòi hỏi tính chuyên môn cao nhƣng dựa vào trình độ học vấn của mình thì nông dân sẽ dễ tiếp thu những kiến thức về kỹ thuật khoa học trong sản xuất lúa hơn, nắm bắt đƣợc những kỹ thuật canh tác mới, tiếp cận thông tin dễ dàng hơn, tính toán và sử dụng hợp lý các khoản chi phí trong sản xuất lúa góp phần giảm thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận, tăng cao năng suất. Vì vậy trình độ học vấn của lao động có ảnh hƣởng sâu sắc đến việc sản xuất lúa của nông hộ.

Bảng 4.3 Trình độ học vấn của nông hộ Trình độ học vấn Số hộ Tỷ trọng (%) Không học 4 5 Cấp I 30 38 Cấp II 27 34 Cấp III 19 24 Tổng 80 100

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013

Từ số liệu điều tra cho thấy, trình độ học vấn của lao động chính tƣơng đối thấp, số lao động tham gia sản xuất không học chiếm 5%, học đến cấp I chiếm tỷ trọng cao nhất với 38%, cấp II chiếm 34% và học từ cấp III trở lên 24%. Số liệu trên trùng khớp với thực tế trong sản xuất nông nghiệp hiên nay, đó là lực lƣợng sản xuất nông nghiệp nƣớc ta phần lớn có trình độ học vấn chƣa cao. Do ảnh hƣởng của quan niệm lạc hậu - không cần học nhiều vẫn có thể sống đƣợc nhờ những sản phẩm tự có trong tự nhiên; do dƣ âm của chiến tranh để lại, khi đối chiếu số tuổi trung bình của nông hộ sản xuất ta thấy đƣợc hầu hết đều đƣợc trải qua tuổi thơ trong chiến tranh khiến điều kiện học tập hết sức hạn chế dẫn đến trình độ học vấn thấp kém.

Hiện nay, đƣợc sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng nên cuộc sống của ngƣời nông dân đƣợc tăng lên đáng kể, các phƣơng tiện thông tin đại chúng đƣợc áp dụng rộng rãi, các chƣơng trình tập huấn kỹ thuật trồng lúa diễn ra ngày càng thƣờng xuyên đã hỗ trợ ngƣời nông dân có đủ điều kiện nắm bắt thông tin, nâng cao trình độ, bù đắp dần những thiếu sót về trình độ học vấn. Ngoài ra kinh nghiệm trồng lúa nhiều năm cũng phần nào giúp ngƣời nông dân bù đắp những thiếu sót về trình độ học vấn.

4.1.1.4 Diện tích đất sản xuất trung bình

Nguồn lực đất đai là yếu tố tiên quyết quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất lúa của nông hộ. Đa số đất để sản xuất lúa của nông hộ chủ yếu là đất nhà, cũng có một số ít nông hộ thuê thêm đất để sản xuất. Diện tích đất trong vài năm gần đây của các nông hộ đa số không thay đổi. Trong 80 hộ điều tra, có đến

69 nông hộ không thay đổi diện tích gieo trồng lúa chiếm tỷ lệ 86,3% và 11 hộ còn lại có diện tích đất tăng lên do họ mua thêm hoặc thuê đất để mở rộng quy mô sản xuất và tích lũy. Từ kết quả thu thập ta tổng hợp đƣợc bảng số liệu về diện tích đất trồng lúa của nông hộ cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.4: Diện tích đất sản xuất của nông hộ

Diện tích đất Số hộ Tỷ trọng (%) Dƣới 5 công nhỏ 10 12,5 Từ 5-10 công nhỏ 26 32,5 Trên 10 công nhỏ– 15 công nhỏ 16 20,0 Trên 15 công nhỏ– 20 công nhỏ 10 12,5 Trên 20 công nhỏ 18 22,5 Tổng 80 100

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013

Qua số liệu thống kê từ kết quả điều tra thực tế cho thấy diện tích đất trồng lúa của nông hộ từ 5 công đến 10 công chiếm tỷ lệ cao nhất (32,5%), tiếp theo là diện tích trên 20 công chiếm 22,5% (18 hộ), diện tích đất trên 10 công đến 15 công chiếm 20% (16 hộ), còn lại dƣới 5 công và trên 15 công đến 20 công mỗi loại chiếm 12,5% (10 hộ). Điều này chứng tỏ rằng tổng diện tích trồng lúa của nông hộ tại huyện Cờ Đỏ thuộc loại khá, vào khoảng 17,5 công/hộ. Trong tƣơng lai các nông hộ này sẽ tiếp tục duy trì và phát triển việc sản xuất lúa vì theo khảo sát thì đây là ngành nghề truyền thống lâu đời của họ, là nguyên nhân chính khiến nông hộ chọn cây lúa làm cây canh tác chính.

4.1.1.5 Kinh nghiệm sản xuất lúa của nông hộ

Số năm kinh nghiệm đƣợc thể hiện qua số năm mà nông hộ sản xuất, nông hộ sản xuất càng lâu năm sẽ tích lũy đƣợc càng nhiều kinh nghiệm. Kinh nghiệm sản xuất góp phần rất lớn vào hiệu quả sản xuất, giúp nông hộ có hƣớng giải quyết các vấn đề thƣờng gặp trong sản xuất lúa mộ cách hiệu quả nhất. Đa số các nông hộ đều có thâm niên trong việc trồng lúa, trung bình có khoảng 22 năm kinh nghiệm sản xuất, nông hộ có kinh nghiệm cao nhất trong cuộc điều tra có 41 năm kinh nghiệm và thấp nhất là 4 năm. Bởi đây là nghề truyền thống lâu năm của huyện nên việc số năm kinh nghiệm trung bình của nông hộ tại huyện là điều dễ hiểu.

Số liệu điều tra cho thấy, nông hộ sản xuất tại huyện Cờ Đỏ có bề dày kinh nghiệm cao và khá phong phú. Số năm kinh nghiệm trên 20 năm chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 63,8% (51 hộ), tiếp đến là các nông hộ có số năm kinh nghiệm từ 10 năm đến 20 năm chiếm 28,8 % (23 hộ), còn lại 6 hộ chiếm 7,5% có số năm kinh

nghiệm dƣới 10 năm. Điều này chứng tỏ ngành nông nghiệp trồng lúa đã gắn liền với ngƣời dân Cờ Đỏ rất lâu và đây đƣợc xem là loại cây không thể thay thế trong cuộc sống ngƣời dân huyện nhà, góp phần lớn vào kinh tế hộ gia đình và phát triển nền kinh tế chung huyện Cờ Đỏ. Bảng 4.5 trình bày số năm kinh nghiệm sản xuất của nông hộ trong mẫu nghiên cứu.

Bảng 4.5: Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ

Số năm kinh nghiệm Số nông hộ Tỷ trọng (%)

Dƣới 10 năm 6 7,5

10 – 20 năm 23 28.8

Trên 20 năm 51 63,8

Tổng 80 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013

4.1.1.6 Nguyên nhân nông hộ chọn cây lúa làm cây canh tác chính

Qua cuộc điều tra thực tế cho thấy, nguyên nhân chính các nông hộ chọn cây lúa để canh tác là do ảnh hƣởng của tập quán canh tác lâu đời tại địa phƣơng, nhu cầu thị trƣờng và thu nhập ổn định. Số liệu cụ thể nhƣ sau:

Bảng 4.6: Nguyên nhân chọn cây lúa canh tác

Nguyên nhân Số nông hộ Tỷ lệ (%)

Tập quán canh tác tại địa

phƣơng 80 100

Nhu cầu thị trƣờng 49 61

Thu nhập ổn định 37 46

Nguyên nhân khác 19 24

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013

Nguyên nhân hàng đầu để nông hộ chọn nghề trồng lúa là do tập quán canh tác lâu đời tại địa phƣơng (chiếm 100%), bên cạnh đó nhu cầu thị trƣờng cũng ảnh hƣởng lớn đến việc chon cây lúa để canh tác với 61% nông hộ, 46% nông hộ nhận thấy đây là ngành có thu nhập ổn định nên quyết định chọn mô hình trồng lúa để canh tác. Sở dĩ thu nhập ổn định là nguyên nhân có tỷ lệ thấp nhất là do những năm vừa qua mặc dù đƣợc sự hỗ trợ của nhà nƣớc về giá lúa và hoạt động xuất khẩu lúa gạo làm cho giá lúa tăng cao, nhƣng nông hộ lại chỉ đƣợc bán với giá thấp hơn so với giá thực tế nhà nƣớc đƣa ra, lý do là một số thƣơng lái đã lợi dụng đặc điểm khó bảo quản của hạt lúa nên ép giá lúa xuống theo giá mà hộ muốn; đây chính là nguyên nhân khiến nhiều ngƣời dân coi việc sản xuất lúa không còn là ngành có thu nhập ổn định. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác chiếm 19% nông hộ sản xuất lúa nhƣ nhà nƣớc khuyến cáo trồng lúa, không đủ điều kiện để chuyển sang mô hình canh tác khác….

Trong bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào, vốn luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Sản xuất nông nghiệp cũng không ngoại lệ, vốn giúp ngƣời dân đáp ứng kịp thời các nhu cầu trong sản xuất. Ngoài vốn tự có, ngƣời nông dân còn giải quyết vấn đề thiêu vốn sản xuất bắng cách vay hoặc mƣợn. Qua điều tra thực tế các hộ nông dân tại huyện thu đƣợc bảng cơ cấu nguồn vốn nhƣ sau: Bảng 4.7: Nguồn vốn sản xuất của nông hộ

Nguồn tài chính Số hộ Tỷ trọng (%)

Vốn tự có 30 37,5

Vốn tự có + vay 39 48,8

Vốn tự có + mƣợn 11 13,8

Tổng 80 100,0

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013

Trong quá trình điều tra, đa số các hộ nông dân đều có chung khó khăn là thiếu vốn trong sản xuất. Điều này giải thích lý do nguồn tài chính của nông hộ đa số là kết hợp giữu tự có và vay, chiếm 48,75% (39 hộ), Nông hộ chỉ sử dụng vốn tự có trong sản xuất chiếm 37,5% (30 hộ) và còn lại 13,75% (11 hộ) huy động vốn từ việc mƣợn. Những năm gần đây, thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng đã đơn giản đi nhiều, giúp ngƣời dân tiếp cận nguồn vốn một cách dễ dàng, bên cạnh đó huyện cũng có chính sách hỗ trợ vay ƣu đãi đối với một số trƣờng hợp đăc biệt khó khăn… điều này đang giúp ngƣời dân quyết định chọn hình thức vay vốn nhiều hơn. Nhìn chung nông hộ trong mô hình điều tra có diện tích đất trung bình không nhiều, khoảng từ 5 đến 10 công nên một số gia đình khá giả vẫn đủ khả năng đáp ứng nhƣ cấu về vốn sản xuất nên không vay hoặc mƣợn. Bên cạnh hình thức vay, mƣợn vốn sản xuất cũng đang diễn ra tại địa bàn nghiên cứu với 13,75% (11 hộ) chọn hình thức huy động vốn này. Mộ số hộ nông dân không có tài sản thế chấp hoặc vì một số lý do khác nên không thể tiếp cận hình thức vay vốn nên sử dụng hình thức mƣợn vốn của ngƣời quen, hình thức này giúp giảm bớt một phần chi phí so với vay vì không có lãi, tuy nhiên để có thể mƣợn đƣợc tiền phải có quan hệ rất thân thiết với chủ vay nên hình thức này ít xảy ra.

Đối với hình thức vay, hiện nay trên thị trƣờng có rất nhiều tổ chức chính thức và phi chính thức để vay. Thị trƣờng chính thức là các ngân hàng, hội, nhóm, câu lạc bộ nông nghiệp... thị trƣờng phi chính thức đƣợc sử dụng trong mô hình nghiên cứu là vay ngƣời quen. Nguồn vốn chính thức luôn có lãi suất thấp hơn so với phi chính thức, bên cạnh đó một số ngân hàng có thêm những ƣu đãi về lãi suất cho nông hộ trồng lúa. Tuy nhiên, những nguồn vốn này nông dân khó tiếp cận vì muốn vay từ những nguồn này nông dân phải có tài sản thế chấp, làm một số thủ tục có liên quan mất thời gian... nên nông hộ tìm đến thị trƣờng phi chính thức một số vì không có khả năng vay vốn từ ngân hàng, một số vì tiết

kiệm thời gian làm thủ tục vay vốn. Hình dƣới đây thể hiện cơ cấu nguồn vay vốn của nông hộ. 49% 5% 5% 13% 28%

Ngân hàng Nông Nghiệp Ngân hàng chính sách Hội, Nhóm, CLB Vay người quen Ngân Hàng TMCP

Nguồn:Số liệu điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013

Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn vay của nông hộ

Từ hình 4.1 cho thấy, nhìn chung đa số hộ nông dân sử dụng nguồn vốn chính thức để vay, vay nhiều nhất là nguồn vốn từ Ngân hàng Nông Nghiệp với 49% nông hộ trong mô hình chọn hình thức này, tiếp đến là vay từ các Ngân hàng TMCP, các nguồn vốn vay khác chiếm tỷ lệ nhỏ với tỷ trọng nhƣ trong hình trên.

Nhìn chung vốn để sản xuất lúa khá cao. Số tiền trung bình đầu tƣ cho 1.000m2 lúa là 2,11 triệu đồng. nông hộ đầu tƣ nhiều nhất là 4 triệu đồng cho 1 công lúa. Nhu cầu từ 1 đến 1,5 triệu cho một công sản xuất lúa chiếm tỷ lệ cao nhất trong mô hình điều tra (33,75%) Với nguồn vốn trên 1,5 đến 2 triệu và trên 2 triệu đến 2,5 triệu đều chiếm 21,25% tổng số hộ điều tra. Nhu cầu nguồn vốn trên 2,5 triệu chiếm 23,75%, đây là bộ phận có ít thành viên trong gia đình, không có phƣơng tiện máy móc sẵn có nên phải tốn nhiều chi phí hơn so với các nông hộ khác.

Qua điều tra 80 nông hộ phỏng vấn thì nhu cầu vốn phục vụ sản xuất trong sản xuất lúa của nông hộ đƣợc thể hiện trong bảng 4.8 sau:

Bảng 4.8 Nhu cầu vốn sản xuất cho 1.000m2

Nhu cầu vốn để sản xuất Số hộ Tỷ lệ (%)

Từ 1-1,5 triệu đồng 27 33,75

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ THÀNH PHỐ CẦN THƠ (Trang 36 -36 )

×