Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ tại huyện

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của hộ sản xuất lúa tại huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 43)

4.1.2.1 Nguồn cung cấp giống

Trong những năm gần đây bà con nông dân huyện Cờ Đỏ thƣờng sử dụng các giống lúa đang đƣợc phổ biến trên cả nƣớc hiện nay nhƣ: Jasmine 85, OM4900, IR50404, VD20, OM 4218…. Nguồn cung cấp giống cho nông hộ hiện nay rất đa dạng và phong phú nhƣ mua từ các trung tâm giống, mua từ các đại lý giống, nhà nƣớc hỗ trợ cung cấp giống thông qua phòng nông nghiệp huyện và các hội thảo nông dân hằng năm nhằm giới thiệu thêm những giống mới… Giống đƣợc cung cấp từ những nguồn này là giống chất lƣợng cao, thƣờng là giống F1, nguyên chủng hoặc siêu nguyên chủng, rất ít loại giống F2 nên chƣa bị thoái hóa và vẫn còn nguyên những đặc tính tốt của giống. Nông hộ sử dụng giống này tiết kiệm khá nhiều cho chi phí phân, thuốc bảo vệ thực vật, năng suất lại cao hơn so với lấy giống từ những nguồn khác. Một nguồn giống khác mà nhiều nông dân sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí là lấy giống của mùa trƣớc do chính nông hộ sản xuất hoặc mua từ các hộ khác, những giống này đa số đã bị thoái hóa và nhiễm bệnh... nông hộ sử dụng loại giống này thƣờng có năng suất không cao và thƣờng sử dụng loại giống lấy từ nguồn này ở vụ Hè-Thu. Bảng 4.9 sau thể hiện nguồn cung cấp giống của nông hộ trong mô hình sản xuất.

Bảng 4.9: Nguồn giống của nông hộ tại hai vụ Đông-Xuân và Hè - Thu Nguồn cung cấp Đông-Xuân Hè-Thu Số hộ Tỷ trọng (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Giống chất lƣợng cao 60 75 46 57,5 Giống nhà, mua từ những hộ khác 20 25 34 42,5

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013

Qua số liệu điều tra thể hiện ở bảng 4.9 cho thấy có sự khác biệt lớn giữa nguồn cung cấp giống ở 2 vụ, cả 2 vụ số nông hộ sử dụng giống chất lƣợng cao từ các trung tâm giống, đại lý giống… đều cao hơn số nông dân sử dụng giống tự sản xuất và mùa từ các hộ khác, tuy nhiên ở vụ hè thu tỷ lệ nông hộ sử dụng lại giống từ mùa trƣớc do chính họ sản xuất hoặc mua từ các hộ khác chiếm tỷ trọng cao hơn vụ Đông-Xuân. Lý giải cho điều này có 2 nguyên nhân mà cuộc điều tra thu thập đƣợc, thứ nhất do đa số năng suất của vụ Đông-Xuân đều cao và giống lúa nhìn bề ngoài đều tốt, thứ 2 do ở vụ Hè-Thu, một số công ty lƣơng thực, công ty giống không hợp đồng sản xuất với ngƣời nông dân nhƣ ở vụ Đông-Xuân nên hộ nông dân không có đƣợc nguồn giống từ các công ty này cung cấp dẫn đến việc họ tự sử dụng lại giống vụ Đông-Xuân sản xuất ra. Điều này lúa giống ngày càng lẫn nhiều tạp chất, mất đi tính thuần chủng với những đặc tính tốt sẵn có của giống... ảnh hƣởng đến năng suất và chất lƣợng hạt lúa đầu ra.

4.1.2.2 Thông tin về kỹ thuật canh tác.

Bên cạnh vốn và lao động là 2 nguồn lực thiết yếu trong sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật canh tác cũng là yếu tố quyết định năng suất lúa đầu ra. Qua cuộc điều tra cho thấy cách tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật, kỹ thuật canh tác của hộ nông dân tại huyện còn hạn chế, chủ yếu là tiếp thu thụ đông, nông hộ ít trực tiếp tìm hiểu những kỹ thuật canh tác mới. Nguồn thông tin về kỹ thuật hỗ trợ cho việc sản xuất lúa đƣợc thống kê nhƣ sau:

Bảng 4.10: Thông tin về kỹ thuật canh tác

Nguồn Số hộ tham gia Tỷ lệ (%)

Cán bộ khuyến nông 27 34

Ngƣời quen 76 95

Nhân viên thuốc bảo vệ thực vật 51 64

Cán bộ hội nông dân 23 29

Phƣơng tiện thông tin đại chúng 80 100

Hội chợ tham quan 12 15

Số quan sát 80 100

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013

Số liệu điều tra cho thấy, đa số nông hộ tiếp cận thông tin vè kỹ thuật canh tác từ các phƣơng tiện thông tin đại chúng (chủ yếu là truyền hình) và học hỏi lẫn nhau chiếm lần lƣợt 100% và 95% tỷ lệ nông hộ trong mô hình nghiên cứu, điều này cho thấy nông dân có trao đổi kỹ thuật canh tác lẫn nhau giúp nhau nâng cao năng suất sản xuất từ những kinh nghiệm và kiến thức của mỗi ngƣời, bên cạnh đó nhân viên của các hãng thuốc bảo vệ thực vật cũng góp phần lớn giúp ngƣời nông dân tìm hiểu về các kỹ thuật canh tác mới với 64% nông hộ sử dụng kênh tiếp cận này. Mỗi vụ các công ty thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là bảo vệ thực vật An Giang luôn tổ chức các cuộc hội thảo giới thiệu sản phảm mới và những kỹ thuật canh tác mới, ngoài ra các nhân viên của công ty thuốc BVTV còn đến tận nhà để hƣớng dẫn nông hộ sử dụng các sản phẩm mới của công ty, giúp ngƣời dân có thêm nhiều lựa chọn để giải quyết các vấn đề trong sản xuất. Tuy nhiên các thông tin kỹ thuật từ cán bộ hội nông dân và cán bộ khuyến nông của huyện còn hạn chế với tỷ lệ tham gia của nông hộ lần lƣợt là 29% và 34%. Việc tổ chức tuyên truyền còn hạn chế nên khi tổ chức hội thảo thì số nông dân biết đƣợc rất ít và cũng không chủ động tham gia hội thảo do phòng nông nghiệp huyện tổ chức nhƣ những hội thảo của công ty thuốc bảo vệ thực vật.

4.1.2.3 Tham gia tập huấn kỹ thuật

Tại địa bàn nghiên cứu, cán bộ huyện, xã, nhân viên từ các công ty thuốc bảo vệ thực vật có tổ chức các buổi tập huấn về kỹ thuật canh tác cho nông dân trong huyện.

Trong 80 hộ phỏng vấn chỉ có 29 hộ tham gia các buổi tập huấn về kỹ thuật chiếm tỷ trọng 36%, còn lại 51 hộ (64%) không tham gia tập huấn kỹ thuật.

Nội dung tập huấn chủ yếu là kỹ thuật trồng lúa, cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy tắc “4 ĐÚNG”, phổ biến lịch gieo sạ tập trung theo vùng sản xuất…Lý do nông hộ không tham gia tập huấn là vì họ không có thời gian tham gia, một phần vì điều kiện đi lại khó khăn, thông báo về tập huấn còn chƣa đến đƣợc tất cả các nông hộ...chi tiết về tình hình tập huấn trong mô hình nghiên cứu nhƣ sau:

Bảng 4.11: Tình hình tập huấn của nông hộ

Tập huấn Số nông hộ Tỷ trọng (%)

Có tham gia 29 36

Không tham gia 51 64

Tổng 80 100

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013

4.1.2.4 Phương thức thanh toán khi mua vật tư nông nghiệp

Vật tƣ nông nghiệp nông nghiệp là những yếu tố cần thiết cho việc sản xuất nông nghiệp, đa số là các loại phân, thuôc bảo vệ thực vật, một số sản phẩm hỗ trợ trọng việc sản xuất. Vật tƣ nông nghiệp quyết định đến năng suất, giá vật tƣ nông nghiệp ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của nông hộ. Phƣơng thức thanh toán chi phí vật tƣ nông nghiệp có thể làm tăng hoặc giảm một phần chi phí, vì vậy quyết định chọn phƣơng thức thanh toán nhƣ thế nào tùy theo điều kiện của nông hộ cho hợp lý giúp nông hộ chủ động trong việc thanh toán và giảm bớt một số chi phí phụ, góp phần nâng cao lợi nhuận. Hiện nay, các của hàng vật tƣ nông nghiệp tại huyện có 3 phƣơng thức thanh toán là trả ngay khi mua hàng, trả sau khi thu hoạch và trả theo thỏa thuận. Hình thức thanh toán và quyết định chọn phƣợng thức thanh toán của nông hộ nhƣ sau:

Bảng 4.12 Hình thức thanh toán mua vật tƣ nông nghiệp

Hình thức thanh toán Tần số Tỷ trọng

Trả ngay khi mua 17 21,25%

Trả theo thỏa thuận 9 11,25%

Tra sau khi thu hoạch 54 67,5%

Tổng 80 100%

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013

Số liệu tổng hợp cho thấy, phần lớn các nông hộ lựa chọn phƣơng thức thanh toán trả sau khi thu hoạch và bán sản phẩm, nông hộ chọn hình thức thanh toán này chiếm tỷ lệ 67,5% tổng mô hình nghiên cứu. Nguyên nhân chính khi chọn hình thức thanh toán trả sau là nông hộ bị thiếu vốn sản xuất. Trong khi đó, hộ nông dân sử dụng nguồn vốn của mình đê trả trực tiếp khi mua chiếm 21,25%,

khi điều tra về nguồn vốn của nông hộ thì số hộ sử dụng vốn tự có để sản xuất lúa chiếm tỷ trọng khá (37.5%) tuy nhiên số nông hộ sử dụng nguồn vốn của mình để trả trực tiếp khi mua vật tƣ nông nghiệp lại ít hơn nhiều. Nguyên nhân do nông hộ cân nhắc sử dụng nguồn vốn có hạn để chi trả cho nhiều loại chi phí, vì thế nếu đầu tƣ cho việc chi trả chi phí vật tƣ ngay thì nông hộ sẽ không còn đủ vốn để đầu tƣ vào các công đoạn khác trong sản xuất lúa. Phần nông hộ còn lại chiếm 11,25% sử dụng hình thức trả theo thỏa thuận, tức là có thể trả chậm, trả theo nhiều lần. Hầu hết những nông hộ sử dụng hình thức này đều quen biết với cửa hàng nông nghiệp.

Nhìn chung, nông hộ tại địa bàn nghiên cứu đều gặp tình trạng thiếu vốn, nguồn tài chính chƣa thực sự vững chắc. Ngƣời sản xuất phải cần thêm nguồn hỗ trợ từ các đại lý vật tƣ với hình thức thanh toán trả sau, hình thức này có thể giúp ngƣời nông dân giải quyết nhất thời tình hình khó khăn về tài chính, tuy nhiên khi thanh toán họ phải chịu thêm một số chi phí do các đại lý quy định, lãi suất; bên cạnh đó, giá vật tƣ do đại lý quyết định nên nếu giá cả vật tƣ xuống thâp ngƣời sản xuất vẫn phải thanh toán với mức giá lúc mua, khi giá lên cao thì nông dân vẫn phải thanh toán theo hiện giá trên thị trƣờng. Điều này làm tăng chi phí sản xuất và ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của nông hộ.

4.1.2.5 Tình hình tiêu thụ

Qua kết quả phỏng vấn, hình thức tiệu thụ sản phẩm của nông dân ở 2 vụ là khác nhau, hầu hêt các nông hộ đều bán lúa tƣơi ở vụ Hè-Thu. Tuy nhiên, tại vụ Đông-Xuân nông hộ sấy lúa khô hoặc phơi sau đó bán cho công ty lƣơng thực, công ty giống….Có sự khác biệt này là do sự khác biệt về chất lƣơng hạt lúa ở 2 vụ, tại vụ Đông-Xuân hạt lúa sản xuất ra thƣờng có chất lƣợng cao nên đƣợc các tổ chức nông nghiệp thu mua, vụ Hè-Thu chất lƣợng lúa giảm nên nông dân chỉ bán đƣợc cho thƣơng lái qua hình thức bán lúa ƣớt tại ruộng với mức giá thấp hơn rất nhiều so với vụ Đông-Xuân.

Ngƣời nông dân sản xuất ra lúa nhƣng không bao giờ là ngƣời quyết định giá cả. Các công ty nông nghiệp mua lúa vào với giá do họ tự đƣa ra theo thỏa thuận hợp đồng ban đầu giữa họ và nông dân, nếu nông dân bán lúa cho ai khác ngoài công ty thì sẽ bị phạt một khoản phí nhất định. Nông dân bán sản phẩm cho thƣơng lái sẽ có nhiều bất lợi hơn nữa; đa số nông dân đều bị tình trạng ép giá nhƣng vẫn phải bán do một số nguyên nhân chính nhƣ: do đặc điểm khó bảo quản của lúa nên nông dân không đủ điều kiện tốt nhất để dự trữ lúa chờ giá cao, đến hạn thanh toán tiền vật tƣ nông nghiệp theo hình thức trả sau khi thu hoạch. Sau khi thu hoạch nông dân có thể phơi, sấy khô rồi bán, hoặc có lái đến tận ruộng mua lúa ƣớt nếu nông hộ đồng ý, hình thức bán lúa ở hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu nhƣ sau:

Hình thức bán Đông-Xuân Hè-Thu Số nông hộ Tỷ trọng (%) Số nông hộ Tỷ trọng (%) Bán lúa ƣớt 15 19 46 58 Bán lúa khô 65 81 34 42

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 hộ tại huyện Cờ Đỏ năm 2013

Qua bảng số liệu trên cho thấy, phƣơng thức bán lúa ở hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu có sự khác biệt lớn, nông dân đa số chọn hình thức bán lúa ƣớt tại ruộng với tỷ trọng 58% so với tổng nông hộ trong mô hình nghiên cứu ở vụ Hè- Thu trong khi số liệu này tại vụ Đông-Xuân chỉ là 19%. Tại vụ Đông-Xuân nông hộ chuộng hình thức sấy, phơi khô xong rồi bán với tỷ trọng 81% so với 42% tại vụ Hè-Thu, hình thức bán này tuy có tốn thêm chi phí sau thu hoạch nhƣng lại bán đƣợc giá cao hơn so với bán lúa ƣớt. Nông dân quyết định bán lúa ƣớt hay lúa khô phải cân nhắc kỹ chi phí bỏ ra cho từng hình thức tiêu thụ rồi mới quyết định, nếu bán lúa khô sau khi phơi sấy phần chênh lệch về doanh thu giữa khi bán với giá lúa khô so với lúa ƣớt có thể bù đắp cho phần chi phí phơi, sấy mà vẫn còn dƣ lại một khoản tiền thích hợp thì nông dân chọn hình thức phơi, sấy rồi bán và ngƣợc lại.

4.1.2.6 Khó khăn chung của nông hộ

Qua kết quả trả lời phỏng vấn của 80 nông hộ, thấy đƣợc hiện nay, sản xuất lúa vẫn còn gặp nhiều khó khăn về chủ quan và khách quan. Ảnh hƣởng của khí hậu biến đổi thất thƣờng, dịch bệnh, chi phí đầu vào tăng cao, đầu ra và giá cả đầu ra không ổn định, luôn phải đứng trƣơc tình trạng đƣợc mùa mất giá. Đặc biệt hầu hết tất cả nông hộ đều gặp tình trạng thiếu vốn trong sản xuất.

Những khó khăn trên đã phần nào hạn chế khả năng sản xuất lúa của nông hộ, tuy nhiên với kinh nghiêm sản xuất phong phú kết hợp với sự giúp đỡ của nhiều phía nhƣ: phòng nông nghiệp huyện, các công ty thuốc bảo vệ thực vật, chính sách hỗ trợ của các ban ngành các cấp trong huyện nói riêng và của tỉnh Cần Thơ nói chung. Nông dân vẫn vƣợt qua khó khăn, sản xuất đạt hiệu quả cao qua nhiều năm, giúp cải thiện và nâng cao đời sống gia đình, phát triển kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của hộ sản xuất lúa tại huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)