Vụ HèThu

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của hộ sản xuất lúa tại huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 68)

Qua kết quả hồi quy đƣợc thể hiện trong bảng 4.20, ta thấy hệ số R2 của mô hình hồi quy là 0,5815, hệ số này cho biết có 58,18% sự thay đổi của năng suất đƣợc giải thích bởi các biến độc lập đƣa vào mô hình, còn lại 41,82% còn lại do các yếu tố khác ngoài mô hình quyết định. Mức độ phù hợp của mô hình tƣơng đối cao. Bên cạnh đó, giá trị Prob>F =0,0000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa 1% nên có thể bác bỏ giả thuyết H0: mô hình không có ý nghĩa. Vậy mô hình có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 1% và có thể suy ra cho toàn tổng thể.

Kiểm tra hiện tƣợng tự tƣơng quan, đa cộng tuyến và hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi:

Ta có Mean VIF = 1,75 <2,78, điều này cho thấy không có hiện tƣợng đa cộng tuyến trong mô hình tại vụ Hè-Thu.

Khi kiểm định tự tƣợng quan ta có Prob>chi2 =0,3693 >α=1%  chấp nhận giả thiết H0: mô hình không có hiện tƣợng tự tƣơng quan. Vậy mô hình không bị hiện tƣợng tự tƣơng quan.

Kết quả kiểm định cho thấy mô hình không bị hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi. Vì Prob>chi2 = 0,1730 > α=10% chấp nhận giả thiết H0: phƣơng sai sai số cố định. Vậy mô hình không có hiện tƣợng phƣơng sai sai số thay đổi ở mức ý nghĩa 10%.

→ Giải thích kết quả hồi quy:

Trong 8 biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình, có 5 biến có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, trong đó các biến gồm lƣợng Kali nguyên chất, diện tích đất canh tác, ngày công lao động và giống là các yếu tố ảnh hƣởng cùng chiều với năng suất, biến lƣợng đạm nguyên chất (N) có ảnh hƣởng ngƣợc chiều với năng suất. Còn lại 3 biến lƣợng giống, lƣợng lân nguyên chất (P) và chi phí thuốc bảo vệ thực vật là không có ý nghĩa thống kê. Ảnh hƣởng cụ thể của từng biến đến năng suất nhƣ sau:

+ Diện tích (X2): Hệ số ƣớc lƣợng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và dƣơng. Kết quả trên cho thấy diện tích ảnh hƣởng cùng chiều với năng suất lúa. Cụ thể khi diện tích tăng lên 1% thì năng suất sẽ tăng 0,358% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.

+ Lƣợng đạm nguyên chất (X3): Hệ số ƣớc lƣợng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và âm. Điều này cho thấy lƣợng đạm nguyên chất ảnh hƣởng ngƣợc chiều với năng suất. Cụ thể khi giảm lƣợng đạm nguyên chất sẽ làm năng suất tăng 0,380 với điều kiện các yếu tố không đổi. Hiện nay lƣợng phân đạm nguyên chất đƣợc các kỹ sƣ nông nghiệp tại địa bàn huyện khuyến cáo sử dụng cho vụ Hè-Thu là khoảng 6kg/công, tuy nhiên nông hộ lại sử dụng đến 7,07kg cho 1 công lúa, chính vì thế nông hộ sử dụng thêm lƣợng đạm nguyên chất có thể ảnh hƣởng tiêu cực đến năng suất lúa.

+ Lƣợng Kali nguyên chất (X5): Hệ số ƣớc lƣợng của lƣợng kali nguyên chất có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và dƣơng. Kết quả trên cho thấy lƣợng kali nguyên chất ảnh hƣởng cùng chiều với năng suất. Cụ thể, khi lƣợng kali nguyên chất tăng lên 1% thì năng suất tăng 0,290% với điều kiện các yếu tố khác là không đổi. Trong vụ Hè-Thu, diễn biến thời tiết phức tạp hơn so với Đông-Xuân, mƣa thƣờng xuất hiện vào thời điểm thu hoạch làm tăng sự hao hụt trong thu hoạch và sản xuất, chính vì điều này lƣợng Kali nguyên chất đƣợc khuyến khích sử dụng nhằm làm tăng độ cứng của cây và hạt lúa, cụ thể là 8,5kg kali nguyên chất cho 1 công lúa, tuy nhiên nông hộ mới chỉ sử dụng khoảng 6,16kg. Vì vậy tăng lƣợng kali nguyên chất theo khuyến cáo sẽ làm tăng năng suất lúa cho ngƣời nông dân.

+ Ngày công lao động trung bình (X7): Hệ số ƣớc lƣợng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và dƣơng. Kết quả trên cho thấy ngày công lao động ảnh hƣởng cùng chiều với năng suất. Cụ thể khi ngày công lao động tăng lên 1% thì

năng suất sẽ tăng 0,315% với điều kiện các yếu tố khác là không đổi. Ngày công lao động ảnh hƣởng lớn đến năng suất tại vụ Hè-Thu, nông hộ đầu tƣ càng nhiều công lao động sẽ làm tăng năng suất lúa do vụ Hè-Thu điều kiện canh tác sản xuất khó khăn nên cần sự tỉ mỉ và đầu tƣ hơn cho khâu chăm sóc. Tuy nhiên nông hộ cũng phải cân nhắc kỹ về năng suất lúa biên và chi phí biên nhằm đảm bảo về mặt hiệu quả tài chính.

+ Giống (X8): Hệ số ƣớc lƣợng của giống có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và dƣơng. Kết quả trên cho thấy giống ảnh hƣởng cùng chiều với năng suất. Cụ thể khi nông hộ sử dụng giống chất lƣợng cao do công ty hoặc nhà nƣớc cung cấp thì năng suất sẽ cao hơn 1,3 kg/1000m2

(=e2,29029x(e0,12401-1)) so với nông hộ sử dụng giống tự sản xuất hoặc mua từ các hộ khác với điều kiện các yếu tố khác là không đổi. Giống do nhà nƣớc hoặc công ty giống cung cấp là loại giống nguyên chủng hoặc ở dạng F1 nên vẫn còn nguyên những đặc tính tốt của giống nhƣ kháng sâu, bệnh, phù hợp với điều kiện địa phƣơng… Vì vậy, sẽ thuận lợi hơn trong sản xuất nếu sử dụng giống từ những nguồn này.

4.6 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CHO NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ- THÀNH PHỐ CẦN NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ- THÀNH PHỐ CẦN THƠ

4.6.1 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa hai vụ tại huyện Cờ Đỏ-Thành Phố Cần Thơ Thành Phố Cần Thơ

4.6.1.1 Thuận lợi

Huyện có mạng lƣới sông ngòi chằng chịt, giao thông thuận lợi cho việc sản xuất lúa. Thuận lợi trong việc vận chuyển lúa và các máy móc cơ giới phục vụ sản xuất, thu hoạch lúa của nông hộ

Sông ngòi chằng chịt kết hợp công tác đầu tƣ các công trình thủy lợi tốt của huyện giúp phục vụ tƣới tiêu thuận tiện và kịp thời.

Có nhiều nguồn vốn để ngƣời dân tiếp cận, giải quyết phần nào nhu cầu về vốn sản xuất của nông dân.

Đƣợc sự hỗ trợ hƣớng dẫn tập huấn kỹ thuật từ các tổ chức, các công ty thuốc bảo vệ thực vật, giúp ngƣời dân biết cách sử dụng thuốc hợp lý góp phần tối thiểu hóa chi phí nông dƣợc.

Lao động có bề dày kinh nghiệm sản xuất lúa cao.

Đƣợc sự hỗ trợ của các cửa hàng vật tƣ nông nghiệp nhƣ mua thiếu, tặng quà, rút thăm trúng thƣởng…. giúp ngƣời nông dân yên tâm sản xuất.

Có sự liên lạc tốt giữa các hộ nông dân, giúp đỡ nhau về thông tin kỹ thuật, giá cả. Nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

Đƣợc sự quan tâm và đầu tƣ của chính quyền địa phƣơng về cơ sở sản xuất nhƣ đất đai, các chính sách hỗ trợ nông dân nghèo… giúp ngƣời dân vƣợt qua khó khăn, chuyên tâm sản xuất.

Thu hoạch lúa hầu hết đều bằng máy giúp tiết kiệm đƣợc chi phí, thời gian, khắc phục tình trang hao hụt trong thu hoạch, góp phần nâng cao năng suất, giải quyết phần nào tình trạng khan hiếm lao động trong nông nghiệp.

Thị trƣờng xuất khẩu gạo phát triển, mở rộng thì trƣờng đầu ra, góp phần giúp nông dân yên tâm trong khâu đầu ra.

4.6.1.2 Khó khăn

Đa số nông hộ đều gặp tình trạng thiếu vốn tự có trong sản xuất, đề khắc phục nông hộ phải vay từ các ngân hàng hoặc vay các nguồn vốn phi chính thức. Vì vầy nông hộ phải mất thêm một phần chi phí lãi suất, làm giảm lợi nhuận và thu nhập của nông hộ.

Lao động hiện nay trong sản xuất lúa đang khan hiếm, do chính sách công nghiệp hóa – hiện đại hóa chuyển giao nguồn lao động giữa các khu vực, lao động nông nghiệp chuyển dần lên thành phố để có thu nhập cao hơn. Từ đó dẫn đễn tình trang khan hiếm lao động trong nông nghiệp, làm tăng giá thuê lao động, góp phần làm giảm lợi nhuận và thu nhập từ việc sản xuất.

Thông tin về khoa học kỹ thuật có đƣợc phổ biến cho hộ nông dân nhƣng mức độ và tần số chƣa đủ nhu cầu về thông tin cho nông hộ. Cụ thể, thông tin chƣa đến đƣợc hết các nông hộ trong địa bàn nghiên cứu, cùng với đó mỗi vụ chỉ có một vài lần nên nông hộ khó nắm bắt một cách sâu và đầy đủ nhằm giải quyết kịp thời các khó khăn phát sinh trong sản xuất.

Lƣợng đầu vào nhƣ giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…và giá cả của chúng không đƣợc ổn định, đặc biệt là vụ Hè-Thu, lƣợng lúa giống chất lƣợng thƣờng khan hiếm và ở mức giá cao, giá cả phân, thuốc, nhiên liệu… ngày càng tăng, làm tăng tổng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận và doanh thu. Hơn nữa hiện nay nông hộ gặp phải tình trạng phân giả, thuốc giả làm nông hộ lâm vào tình trạng “tiền mất tật mang”, chi phí sản xuất tăng nhƣng sản lƣợng vẫn giảm. Đặc biệt vấn đề đầu ra đang là trở ngại đối với nông hộ sản xuất lúa, đáng chú ý là vụ hè thu, qua cuộc điều tra cho thấy rất nhiều hộ nông dân bị thƣơng lái ép bán với giá thấp hơn thị trƣờng do không có đầu ra ổn định, điều này tác động rất lớn đến lợi nhuận cũng nhƣ tâm lý sản xuất của ngƣời dân, khiến nông hộ chán nản với việc sản xuất lúa

Thời tiết diễn biến phức tạp, dịch bệnh trên lúa luôn tiềm ẩn gây trở ngài trong sản xuất. Sâu, rầy phát triển mạnh nhƣ rầy nâu, vàng lùn, ốc bƣu vàng, đạo ôn… gây ảnh hƣởng đến hiệu quả tài chính trong sản xuất lúa của nông dân

4.6.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất cho nông hộ tại huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ huyện Cờ Đỏ - thành phố Cần Thơ

4.6.2.1 Về nông hộ

Thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn nâng cao kỹ thuật cho ngƣời nông dân. Hiện nay đa số nông dân đều sản xuất dựa trên kinh nghiệm cá nhân, do đó năng suất chƣa còn thấp khi gặp điều kiện khó khăn trong canh tác. Do đó để nâng cao năng suất, nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ cần phải cải thiện trình độ canh tác của ngƣời dân dựa trên khoa học kỹ thuật tiến bộ.

Trong quá trình sản xuất nên ghi lại các khoản chi phí để dễ dàng tính toán sao cho hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuân và thu nhập nhất có thể.

4.6.2.2 Về vốn

Nông dân thiếu vốn trong sản xuất, họ không thể trả tiền mặt khi mua vật tƣ mà phải mua thiếu cửa hàng vật tƣ hoặc vay vốn để trả các khoản chi phí. Tuy nhiên hiện nay thủ tục vay vốn vần còn chƣa thực sự thuận lợi để ngƣời dân tiếp cận nguồn vốn chính thức với lãi suất phù hợp mà phải vay một số nguồn vốn phi chính thức với lãi suất cao.

Vì vậy, để nông dân giảm một phần chi phí trong sản xuất, cần đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục vay vốn, có những chính sách hỗ trợ, mở rộng đối tƣợng vay vốn, hỗ trợ lãi suất cho nông hộ nghèo để ngƣời dân tiếp cận nguồn vốn vay một cách thuận lợi và nhanh chóng nhất, giải quyết tình trạng thiếu vốn, nâng cao năng suất và hiệu quả tài chính.

4.6.2.3 Về mật độ gieo sạ

Nhìn vào kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu ta thấy đƣợc lƣợng giống gieo sạ có ảnh hƣởng đến năng suất của vụ Đông-Xuân, theo đó nếu nông dân tăng lƣợng giống lên thêm với mức độ phù hợp thì sẽ làm tăng năng suất, từ đó tăng lợi nhuận và thu nhập của nông hộ.

Để giải quyết vấn đề trên, cần có nhƣng cuộc điều tra, khuyến cáo lƣợng giống nhƣ thế nào là phù hợp nhất để nông dân có mật độ sạ tối ƣu, giúp nâng cao năng suất và hiệu quả tài chính cho nông hộ.

4.6.2.4 Về giá lúa đầu ra

Qua cuộc điều tra cho thấy, hiện nay giá lúa đầu ra vẫn chƣa đƣợc nông dân chủ động chọn lựa, giá lúa vần không ổn định và đa số do bên mua (công ty giống, lƣơng thực, thƣơng lái…) quyết định, từ đó dẫn đến tình trạng nông dân bị ép bán với mức giá thấp.. Cần lập các tổ chức hợp tác theo khu vực sản xuất (những nông hộ có ruộng liền kề nhau) để thăm dò thị trƣờng, tìm đầu ra thích hợp để bán đƣợc giá cao và ổn định hơn. Phải có những chính sách hạn chế việc ép giá nhƣ định giá lúa trần, giá lúa sàn cho từng vụ, tạo điều kiện cho nông hộ

có thể tự mình lƣu trữ và bảo quản lúa để bán với mức giá mà nông dân cảm thấy hợp lý.

4.6.2.5 Về mặt kỹ thuật

Sử dụng phân thuốc hợp lý với liều lƣợng thích hợp, đúng cách, đúng thời điểm, phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng để tránh việc lãng phí và thoái hóa đất nông nghiệp.

Nông dân cần sử dụng giống phù hợp với nhu cầu thị trƣờng, phù hợp với điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu (theo khuyến cáo của các nhân viên kỹ thuật) đê sản phẩm không bị ngƣời mua ép giá, đạt năng suất và lợi nhuận cao.

Cần chủ động áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất nhƣ sử dụng phƣơng pháp sạ hàng tiết kiệm giống và dễ chăm sóc, áp dụng các phƣơng pháp canh tác mới nhƣ ba giảm ba tăng, 4 đúng, một phải năm giảm, chƣơng trình bảo vệ dịch hại tổng hợp IPM… để giảm chi phí, tăng năng suất và lợi nhuận.

Chủ động giảm lƣợng đạm nguyên chất (N) và tăng lƣợng kali nguyên chất theo khuyến cáo của kỹ sƣ nông nghiệp nhằm có mức sử dụng phân bón hợp lý hơn trong sản xuất, nâng cao năng suất và thu nhập.

4.6.2.6 Về thu hoạch và sau thu hoạch

Cần đảm bảo đủ lƣợng máy gặt đập liên hợp cho nông hộ, tránh tình trạng thiếu máy gây tình trạng chi phí thuê máy tăng cao, thu hoạch trễ gây thất thoát trong thu hoạch. Giảm đƣợc chi phí và hao hụt trong thu hoạch sẽ làm tăng năng suất và lợi nhuận trong nông hộ, từ đó hiệu quả tài chính đƣợc nâng cao.

Sau thu hoạch cần có nguồn đầu ra chất lƣợng, thu mua lúa dƣới dạng lúa khô đã qua phơi, sấy để nông dân có thể nâng cao giá lúa đầu ra. Bên cạnh đó các phụ phẩm sau sản xuất lúa cần đƣợc tái sử dụng nhằm nâng cao doanh thu nhƣ rơm rạ có thể bán hoặc tự canh tác nấm rơm, lúa lép có thể làm thức ăn cho gà, vịt….

Kết hợp luân canh tăng vụ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, không để đất bị bỏ hoang với các mô hình nhƣ: lúa-cá, lúa-màu….

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Qua kết quả điều tra từ 80 nông hộ trong địa bàn nghiện cứu tại huyện Cờ Đỏ - Thành phố Cần Thơ cho thấy phần lớn nông hộ đều đạt kết quả sản xuất khá cao, có thể chi trả các chi phí trong cuộc sống đƣợc mà vẫn có dƣ. Tại vụ Đông- Xuân, lợi nhuận của nông hộ cao hơn vụ Hè-Thu, chênh lệch lợi nhuận khoảng 1.634 ngàn đồng/1.000m2. Vụ Đông-Xuân hầu hết các nông hộ đều sản xuất giống lúa thơm với chất lƣợng sản phẩm cao đƣợc thị trƣờng ƣa chuộng nên giá cả, năng suất đều cao hơn, trong khi đó nông hộ sản xuất lúa tại vụ Hè-Thu thƣờng chọn giống lúa phổ thông, chất lƣợng thấp nên tiêu thụ khó khăn dẫn đến phải bán lúa tƣơi cho các thƣơng lái vì vậy giá lúa không cao, năng suất lúa thấp. Tuy nhiên trong cả hai vụ cho thấy sản xuất ở vụ nào cũng mang lại lợi nhuận cho nông hộ, hầu hết đều không ai bị lỗ chỉ là lời ít hoặc lời nhiều. Sản xuất lúa tại huyện Cờ-Đỏ vẫn còn dựa vào kinh nghiệm các nhân nhiều, áp dụng khoa học kỹ thuật chƣa đến nơi đến chốn. Điều này dẫn đến chi phí tăng cao trong khi chất lƣợng và sản lƣợng lúa vẫn chƣa đƣợc cải thiện đáng kể.

Tỷ số lợi nhuận/chi phí trung bình giữa hai vụ là 0,62 lần, chỉ số này đáp

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của hộ sản xuất lúa tại huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)