tháng đầu năm 2013
a. Diện tích xuống giống hai vụ lúa Đông-Xuân và Hè-Thu
Theo số liệu điều tra của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ, diện tích xuống giống của 2 mùa Đông-Xuân và Hè-Thu qua từng năm đƣợc thể hiện trong bảng 3.5 sau:
Bảng 3.5 Diện tích xuống giống của hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu
Năm 2010 2011 2012 6 tháng 2013
Diện tích
Đông-Xuân (Ha) 25668,7 25675 24864,7 25182,2
Diện tích Hè-Thu
(Ha) 25120 24505,5 24115,2 24800,7
Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013
Bảng 3.5 cho thấy diện tích xuống giống vụ Hè-Thu và Đông-Xuân ít biến động qua từng năm. Vụ Đông-Xuân, từ năm 2010 đến 2012 giảm nhẹ từ 25668,7 ha giảm còn 24864,7 ha, giảm 3,13% so với năm 2010; đến năm 2013, tổng diện tích vụ Đông-Xuân tăng trở lại đạt 25182,2 ha. Vụ Hè-Thu, diện tích từ năm 2010 đến 2012 giảm nhẹ từ 25120 ha xuống còn 24115,2 ha, đến năm 2013 tăng lên 24800 ha. Đặc biệt trong năm 2011, do mƣa bão kéo dài trong nhiều ngày, diện tích vụ Đông-Xuân trong năm bị thiệt hại là 2345,8 ha, trong đó diện tích bị thiệt hại từ 30 – 70 % là 1.359,2 ha, diện tích bị thiệt hại trên 70 % là 986,6 ha; Vụ Hè-Thu diện tích phải sạ lại là 217 ha (Xã Thới Hƣng)
Diện tích qua từng năm bị giảm nhẹ là do một số hộ nông dân chuyển đổi mô hình canh tác, ngoài ra do chính sách kinh tế của huyện cũng nhƣ cả nƣớc là giảm tỷ trọng khu vực 1, tăng tỷ trọng khu vực 2 và 3 đã ảnh hƣởng đến diện tích gieo sạ hằng năm. Sang năm 2013, việc áp dụng mô hình cánh đổng mẫu lớn đi vào hoàn thiện nên diện tích bắt đầu tăng trở lại ỏ hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu, đây là tín hiệu đáng mừng cho nền nông nghiệp trồng lúa tỉnh nhà.
b. Cơ cấu giống
Do điều kiện thu thập số liệu không cho phép, vì vậy năm 2010 phòng nông nghiệp huyện Cờ Đỏ chƣa thống kê cụ thể đƣợc cơ cấu cụ thể từng giống lúa đƣợc. Tuy nhiên huyện cũng đã thống kê đƣợc cơ cấu giống chung nhƣ sau: Các giống lúa thơm nhƣ: Jasmine 85, VD20, OM4900 chiếm tỷ lệ bình quân
khoảng 47%; Các giống lúa chất lƣợng cao nhƣ: OM4218, OM6162, OM1490… chiếm khoảng 50%, còn lại IR50404 chiếm tỷ lệ 3%.
Năm 2011, 2012 và 2013, giống lúa thơm Jasmine 85 luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu giống vụ Đông-Xuân, các giống khác nhƣ OM1490, OM4218… chiếm tỷ trọng thấp. Tuy nhiên, giống lúa OM4218 lại là lựa chọn của đại đa số nông hộ cho vụ Hè-Thu, giống lúa Jasmine 85 chiếm tỷ lệ khá thấp vào khoảng 10% đến 18%, còn lại là các giống lúa chất lƣợng cao và các giống khác. Cơ cấu giống cụ thể đƣợc trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6 Cơ cấu giống lúa giai đoạn 2011-2013
Đơn vị tính: % Giống 2011 2012 2013 Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu Đông Xuân Hè Thu OM1490 1,72 7 1 - - - OM4218 9,38 51 7,84 71,5 4,61 74,7 JASMINE 85 71,09 18 81,32 17,4 82,6 10,3 VD20 - - 1,6 - 2,07 - IR50404 - - - 1,12 1,22 2,4 Giống khác 17,81 24 8,24 9,98 9,5 12,6
Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2011-6 tháng đầu năm 2013
Có sự khác biệt lớn giữa hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu nhƣ vậy là do đặc điểm riêng của từng giống, bên cạnh đó là nhu cầu về đầu ra cũng ảnh hƣởng đến cơ cấu giống lúa của hai vụ. Jasmine là giống lúa có giá bán khá cao trên thị trƣờng và nhu cầu của ngƣời tiêu dùng rất cao, tuy nhiên đây lại là giống lúa khá khó canh tác trong điều kiện thời tiết bất thƣờng. Tại vụ Đông-Xuân, thời tiết thƣờng rất thuận lợi cho việc canh tác lúa, ít sâu bệnh; nhƣng mùa Hè-Thu lại có thời tiết bất lợi với nắng nóng kéo dài, dịch bệnh, mƣa to thất thƣờng…ảnh hƣởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lƣợng lúa. Đó chính là lý do giống lúa có giá bán cao nhƣ Jasmine chỉ đƣợc trồng phổ biến tại vụ đông xuân, đến vụ Hè-Thu thì tỷ trọng lại rất thấp trong cơ cấu giống. Giống lúa OM4218 thì lại có những ƣu điểm để canh tác trong những mùa thời tiết khắc nghiệt nên luôn chiếm tỷ trọng cao trong vụ Hè-Thu. Tuy nhiên giá lúa OM4218 lại thấp hơn Jasmine85.
Bên cạnh đó, điều tra cho thấy sự xuất hiện của giống lúa VD20 từ năm 2012, đây là giống lúa thơm rất đƣợc ƣa chuộng tại thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, giá bán rất cao dao động từ 7000Đ/Kg đến 8500Đ/Kg. Tuy nhiên đây lại là giống lúa khó canh tác đạt năng suất cao, đòi hỏi nông hộ phải có nhiều kinh nghiêm, có kỹ thuật canh tác tốt… Nên việc phổ biến giống VD20 là tín hiệu cho
thấy sự đi lên về kỹ thuật canh tác cũng nhƣ việc phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp đang đạt hiệu quả tốt.
c. Sản lượng
Những năm vừa qua, nhờ việc áp dụng mô hình trồng lúa mới và khoa học kỹ thuật tiến bộ sản xuất lúa nhƣ: mô hình cánh đồng mẫu, quy trình trồng lúa 4K, áp dụng sạ hàng thay cho sạ tay, giống lúa ngày càng có chất lƣợng tốt…nên sản lƣợng đạt đƣợc ngày càng tăng. Năm 2010 Tổng sản lƣợng lúa đạt 341.509 tấn (tăng 40.934 tấn so với năm 2009), năm 2011 và 2012 sản lƣợng gần bằng nhau vào khoảng 385870,33 tấn, và 6 tháng đầu năm 2013 đã đạt 199087,7 tấn. cụ thể năng suất lúa ở 2 vụ Đông-Xuân và Hè-Thu qua các năm nhƣ sau:
Bảng 3.7: Sản lƣợng lúa huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010-2013
Đơn vị tính: Tấn
Năm Đông-Xuân Hè-Thu
2010 187.381,5 135.648
2011 189.996,5 142.131
2012 186.485,25 130.222,08
6 tháng 2013 178.808 -
Nguồn: Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ giai đoạn 2010-6 tháng đầu năm 2013
Từ số liệu điều tra của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cờ Đỏ cho thấy sự biến động thất thƣờng của sản lƣợng lúa giai đoạn 2010-2013. Từ năm 2010 đến 2011, sản lƣợng cả hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu đều tăng tuy nhiên năm 2012 lại giảm, giải thích cho điều này là do tại vụ đông xuân năm 2012 do ảnh hƣởng của mƣa kéo dài đã làm thiệt hại 690,5ha, trong đó diện tích lúa phải sạ lại là 206,1ha và sạ dặm là 484,4ha. Năm 2013, phòng nông nghiệp chỉ mới tổng hợp đƣợc sản lƣợng của vụ Đông-Xuân; sản lƣợng đạt 178808 tấn, giảm 10677,25 tấn so với năm 2012. Sản lƣợng giảm do mƣa kéo dài vào mùa thu hoạch nên làm tăng lƣơng hao phí lúa khi thu hoach, bên cạnh đó việc trồng nhiều giống lúa VD20 cũng đã làm giảm sản lƣợng do giống lúa này đạt năng suất thấp nhƣng bù lại bán đƣợc giá cao.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sản lƣợng và diện tích trồng lúa một số thời điểm diễn biến không ổn đinh, nhƣng nhìn chung nền nông nghiệp trồng lúa tại huyện Cờ Đỏ vẫn đang phát triển và đi lên theo hƣớng tích cực.
CHƢƠNG 4
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT LÚA TẠI HUYỆN CỜ ĐỎ - THÀNH PHỐ CẦN THƠ