Phân tích và so sánh các chỉ số tài chính giữa hai vụ Đông-Xuân và

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của hộ sản xuất lúa tại huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 61)

và Hè-Thu

Khi đánh giá về các chỉ tiêu tài chính của nông hộ trồng lúa tại địa bàn nghiên cứu ta nhận thấy chỉ số lợi nhuận rất quan trọng nhƣng chỉ số thu nhập là quan trọng nhất. Vì đây là giá trị thực sự nông hộ có đƣợc từ việc sản xuất lúa, ảnh hƣởng trực tiếp đến kinh tế và cuộc sống nông hộ. Tổng hợp từ số liệu điều

tra cho thấy mức thu nhập trung bình của các nông hộ có sự biến động rất lớn giữa hai vụ trong năm, thu nhập bình quân của nông hộ tại vụ Đông-Xuân rất cao 2.308 ngàn đồng/1.000m2

trong khi thu nhập từ vụ Hè-Thu chỉ có 674 ngàn đông/công. Có sự chênh lệch cao nhƣ vậy là do chênh lêch lớn về giá lúa và năng suất giữa hai vụ nhƣ đã nói ở phần lợi nhuận. Bên cạnh đó, một số chỉ tiêu khác cũng quan trọng không kém nhƣ: về mặt đầu tƣ là chỉ tiêu doanh thu/chi phí, về mặt khả năng sinh lời cho nông hộ là chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí, thu nhập/chi phí, bên cạnh đó là các chỉ tiêu về lao động gia đình. Ta tiến hành phân tích bảng số liệu về các chỉ tiêu tài chính dƣới đây:

Bảng 4.19: Các chỉ số tài chính sản xuất lúa tại hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu

Chỉ số Đơn vị tính Giá trị trung bình

Đông Xuân Hè Thu Bình quân

LĐGĐ Ngày/1000m2 0,52 0,63 0,58 Thu nhập Ngàn đồng/1000m2 2.308 674 1.491 DT/CP Lần 1,98 1,26 1,62 LN/CP Lần 0,98 0,26 0,62 LN/DT Lần 0,49 0,21 0,35 LN/LĐGĐ Ngàn đồng/ ngày 4.298 979 2.638 TN/LĐGĐ Ngàn đồng/ ngày 4.397 1.076 2.737

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra thực tế 80 nông hộ tại huyện Cò Đỏ năm 2013

a. Vụ Đông-Xuân

Từ kết quả tổng hợp đƣợc từ phỏng vấn 80 hộ sản xuất lúa tại huyện Cờ Đỏ nhƣ trong bảng 4.19 ta thấy trung bình diện tích mỗi hộ là 17,56 công, nông hộ có diện tích nhỏ nhất là 2,6 công và nông hộ có diện tích lớn nhất là 79 công đất. Với giá bán trung bình là 5.950 đồng/kg và năng suất trung bình 786Kg/1.000m2

thì doanh thu vụ Đông-Xuân trung bình đạt 4.569.190 đồng cho một công đất sản xuất lúa, hộ có doanh thu thấp nhất trên 1.000m2

đất sản xuất là 3.100.000 đồng và hộ có doanh thu cao nhất lên đến 6.237.000 đồng.

Nhƣ đã tính toán ở phần trên, tổng chi phí sản xuất trung bình của vụ này là 2.311 ngàn đồng/1.000m2, nông hộ sử dụng chi phí cao nhất lên đến 3.305 ngàn đồng cho một công đất sản xuất trong khi ngƣời có chi phí thấp nhất là 1.670 ngàn đồng.

Trong vụ Đông-Xuân, thu nhập cao nhất trên một công đất sản xuất là 3.681 ngàn đồng, thấp nhất là 856 ngàn đồng/1.000m2. Trung bình mỗi hộ thu nhập khoảng 2.308 ngàn đồng khi sản xuất lúa với diện tích 1.000m2. Đây chính là số tiền nông hộ thực sự có đƣợc sau khi thanh toán tất cả các chi phí, trong cùng một điều kiện sản xuất và điều kiện đầu ra, nông hộ nào sử dụng nhiều lao động gia đình hơn sẽ có thu nhập cao hơn.

Tỷ số lợi nhuận/ chi phí bằng 0,98 lần cho biết nếu nông hộ bỏ ra 1 triệu đồng chi phí sẽ thu lại 0,98 triệu đồng

Tỷ số doanh thu/chi phí bằng 1,98 lần và lợi nhuận/chi phí bằng 0,98 lần có nghĩa là khi nông hộ bỏ ra 1 triệu đồng chi phí thì sẽ thu đƣợc 1,98 triệu đồng doanh thu, trong đó có 0,98 triệu đồng lợi nhuận.

Tỷ số lợi nhuận/doanh thu bằng 0,49 lần cho biết nếu nông hộ bán lúa đạt doanh thu 1 triệu đồng thì lợi nhuận mà nông hộ thu đƣợc là 0,49 triệu đồng.

b. Vụ Hè-Thu

Nhƣ đã phân tích ở phần lợi nhuận và doanh thu, doanh thu và lợi nhuận vụ Hè-Thu thấp hơn so với vụ Đông Xuân. Trên diện tích trung bình nhƣ vụ Đông- Xuân, với giá bán trung bình là 5.287 đồng/kg và năng suất trung bình đạt 560 kg/1.000m2 thì với một công đất sản xuất doanh thu trung bình mà nông hộ đạt đƣợc là tại vụ Hè-Thu là 2.961.031 đồng. Trong 80 hộ điều tra, nông hộ có doanh thu cao nhất là 3.880.800 đồng/1.000m2 và nông hộ có doanh thu thấp nhất là 2.073.600 đồng/1.000m2

.

Với các khoản chi phí đã tính ở trên, chi phí sản xuất trung bình là 2.350 ngàn đồng/1.000m2, nông hộ có chi phí cao nhất là 3.188 ngàn đồng cho 1 công diện tích sản xuất và nông hộ có chi phí nhỏ nhất là 1.904 ngàn đồng. Với khoản chi phí và doanh thu trên thì trung bình nông hộ lời khoảng 612 ngàn đồng/1.000m2. cao nhất là 1.552 ngàn đồng/1.000m2 và thấp nhất là -695 ngàn đồng/1.000m2

nghĩa là nông hộ này lỗ 695 ngàn đồng trên 1 công đất sản xuất lúa.

Trong vụ Hè-Thu, thu nhập cao nhất trên một công đất sản xuất là 1.712 ngàn đồng và thấp nhất là -651 ngàn đồng cho trên 1.000m2. Trung bình cứ 1.000m2 nông hộ thu nhập khoảng 674 ngàn đồng từ việc sản xuất lúa vụ Hè- Thu. Thu nhập thấp hơn nhiều so với vụ Đông-Xuân là vì lợi nhuận vụ này giảm do giá lúa và năng suất thấp. Vụ Hè-Thu đa số nông hộ sản xuất với tƣ tƣởng cầm chừng, không để đất bị bỏ hoang… vì thu nhập từ việc sản xuất lúa vụ này thấp trong khi chi phí và công lao động lại cao.

Tỷ số lợi nhuận/chi phí bằng 0,26 và doanh thu/chi phí bằng 1,26 nghĩa là khi ngƣời nông dân bỏ ra 1 triệu đồng chi phí sẽ thu đƣợc 1,26 triệu đồng doanh thu, trong đó có 0,26 triệu đồng lợi nhuận.

Tỷ số lợi nhuận/doanh thu bằng 0,21 có nghĩa là nều nông hộ bán lúa thu đƣợc 1 triệu đồng doanh thu thì lợi nhuận thu đƣợc là 0,21 triệu đồng.

c. Sánh hiệu các chỉ tiêu tài chính giữa hai vụ Đông-Xuân và Hè-Thu Với điều kiện điều kiện thời tiết thuận lợi cho cây lúa phát triển hơn (số giờ nắng cao hơn, ít mƣa….) và ít sâu, bệnh… nên năng suất vụ Đông-Xuân

(768kg/1.000m2) cao hơn vụ Hè-Thu (560kg/1.000m2) 37,1%. Bên cạnh đó chất lƣợng lúa đầu ra giữa hai vụ là khác nhau do khác nhau về giống và điều kiện canh tác, thu hoạch nên giá bán lúa tại vụ Đông-Xuân cao hơn vụ Hè-Thu, cụ thể: vụ Đông-Xuân giá bán trung bình là 5.950 đồng/kg trong khi vụ Hè-Thu chỉ 5.287 đồng/kg, cao hơn 663 đồng/kg (12,5%) so với vụ Hè-Thu.

Nhìn vào bảng số liệu 4.19 ta thấy chi phí đầu tƣ cho vụ Đông-Xuân thấp hơn Hè-Thu, tuy nhiên sự chênh lệch này rất nhỏ, so với vụ Hè-Thu vụ Đông Xuân đầu tƣ chi phí chỉ thấp hơn 36,5 ngàn đồng/công, tức là thấp hơn chỉ 1,6%.

Trong tình trạng chi phí đầu vào giữa hai vụ không có khác biệt nhiều thì chính sự chênh lệch về giá và năng suất đã dẫn đến doanh thu và lợi nhuận giữa hai vụ có sự chênh lệch rõ rệt nhƣ đã phân tích ở phần doanh thu và lợi nhuận trên.

Từ kết quả tổng hợp và so sánh số liệu giữa hai vụ của 80 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu cho ta thấy các chỉ số tài chính có sự biến động qua từng vụ. Trong đó, các chỉ số tài chính ở vụ Đông-Xuân ngoại trừ tổng chi phí và lao động gia đình đều cao hơn vự Hè-Thu. Nguyên nhân chính là do điều kiện canh tác và thu hoạch tại vụ Đông-Xuân thuận lợi trong khi vụ Hè-Thu lại không có đƣợc điều này, giá bán và năng suất là hai yếu tố quyết định sự chênh lệch các chỉ tài chính giữa hai vụ. Vì vậy, nông dân ở đây nói riêng và hầu hết các hộ nông dân nói chung đều xem Đông-Xuân là vụ lúa quan trọng nhất trong năm, quyết định đến chất lƣợng cuộc sống của họ. Sau đây ta đi vào phân tích và so sánh một lần nữa các chỉ tiêu tài chính giữa hai vụ để thấy rõ sự khác biệt về hiệu quả tài chính mang lại từ việc sản xuất lúa ở hai vụ.

Chỉ tiêu doanh thu/chi phí: Trung bình trong năm, khi nông hộ bỏ ra 1 triệu đồng chi phí đầu tƣ vào việc sản xuất lúa thì nông hộ sẽ thu lại 1,62 triệu đồng doanh thu, điều này cho thấy việc sản xuất lúa có mang lại lợi nhuận cho nông hộ tại địa bàn nghiên cứu. Cụ thể nếu xét riêng cho từng vụ ta thấy tỷ số này ở vụ Đông-Xuân là 1,98 lần trong khi vụ Hè-Thu chỉ là 1,26 lần, cao hơn 0,72 (56,69%) lần so với Hè-Thu. Điều này cho thấy nếu nông hộ đều bỏ ra 1 triệu đồng chi phí ở mỗi vụ thì vụ Đông-Xuân sẽ thu đƣợc nhiều hơn 0,72 triệu đồng doanh thu so với Hè-Thu

Chỉ liêu lợi nhuân/chi phí: Kết quả cho thấy tỷ số này trung bình giữa hai vụ là 0,62 lần, nghĩa là trong năm nếu nông hộ bỏ ra 1 triệu đồng chi phí thì sẽ thu đƣợc 0,62 triệu đồng lợi nhuận. Trong những năm qua, để ổn định tình hình sản xuất lúa nhà nƣớc đã đƣa ra những hỗ trợ để nông hộ có thể đạt lợi nhuận 30% chi phí, nhìn vào chỉ tiêu trên của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu ta thấy hiệu quả tài chính ở đây đã vƣợt chỉ tiêu nhà nƣớc đề ra. Cụ thể chỉ tiêu này ở vụ Hè-Thu là 0,26 lần tuy nhiên vụ Đông-Xuân lên đến 0,98 lần, hơn 0,72 so với vụ Hè-Thu (274%). Điều này cho thấy nều mỗi vụ nông hộ đều bỏ ra 1 triệu đồng

chi phí thì tại vụ Đông Xuân sẽ thu đƣợc nhiều hơn 0,72 triệu đồng so với Hè- Thu.

Chỉ tiêu lợi nhuận/doanh thu: Trung bình giữa hai vụ tỷ số này là 0,35 lần cho ta biết cứ 1 triệu đồng doanh thu thu đƣợc sẽ có 0,35 triệu đồng lợi nhuận trong đó. Ở vụ Hè-Thu chỉ số này là 0,21 lần trong khi vụ Đông-Xuân đạt 0,49 lần, cao hơn 0,28 lần (tƣơng đƣơng 139%) so với Hè-Thu. Điều này cho thấy với cùng 1 triệu đồng doanh thu, lợi nhuận vụ Đồng-Xuân sẽ nhiều hơn 0,28 triệu đồng so với vụ Hè-Thu.

Chỉ tiêu lợi nhuận/lao động gia đình: Với giá trị trung bình giữa hai vụ là 2.638 ngàn đồng/ngày, chỉ tiêu này cho biết trong năm khi nông hộ bỏ ra 1 ngày công lao động gia đình sẽ thu về 2.638 ngàn đồng lợi nhuận. Trong đó mỗi ngày công lao động tại vụ Hè-Thu thu về 979 ngàn đông lợi nhuận, vụ Đông-Xuân con số này lên đến 4.297 ngàn đồng, hơn 3.319 ngàn đồng (tƣơng đƣơng 339%) so vơi Hè-Thu. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động gia đình tại vụ Đông Xuân hiệu quả hơn vụ Hè-Thu gấp hơn 3 lần.

Chỉ tiêu thu nhập/lao động gia đình: có giá trị trung bình giữa hai vụ là 2.737 ngàn đồng/ngày, có nghĩa là trong một năm nếu nông hộ bỏ ra 1 ngày công lao động gia đình sẽ tạo ra 2.737 ngàn đồng thu nhập. Trong đó với một ngày công lao động ở vụ Hè-Thu nông hộ thu đƣợc 1.076 ngàn đồng thu nhập, trong khi ở vụ Đông-Xuân lên đến 4.397 ngàn đồng, gấp 4 lần so với vụ Hè-Thu.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất của hộ sản xuất lúa tại huyện cờ đỏ thành phố cần thơ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)