1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

75 2,4K 28
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 891,5 KB

Nội dung

Khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% dân số nhưng chỉ chiếm 17% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng. Kinh tế thị trường phát triển thì làm cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là người nông dân càng khó có cơ hội tiếp cận với các nguồn tài chính, tín dụng.

Trang 1

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU1.1 Đặt vấn đề

Khu vực nông nghiệp, nông thôn Việt Nam chiếm hơn 70% dân số nhưng chỉchiếm 17% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng Kinh tếthị trường phát triển thì làm cho nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là người nôngdân càng khó có cơ hội tiếp cận với các nguồn tài chính, tín dụng Việc phân bổ vốnđầu tư còn mất cân đối và chưa hợp lý, thiếu trọng điểm, trọng tâm còn biểu hiệntình trạng ban phát, nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp - nông thôn cónhiều kênh đáp ứng cho nhiều đối tượng, nhưng chưa được phối hợp đồng bộ đểđầu tư, sử dụng có hiệu quả mà còn trong tình trạng dàn trải, chồng chéo do thiếunguồn vốn giá rẻ nên lãi suất các khoản cho vay thương mại đối với nông nghiệp -

nông thôn ở mức rất cao (Ngọc Lan 2008, Nông nghiệp thiếu vốn để phát triển)

Đây là một trong những lý do tại sao tình hình khu vực nông nghiệp Việt Namchưa có những cải thiện mạnh mẽ cả về mức sống và trình độ kinh tế

Có nhiều nguyên nhân làm cho khu vực nông thôn khó tiếp cận các nguồn tàichính Trước hết, do tích lũy của khu vực nông nghiệp rất thấp Đặc biệt, từ năm

2007 đến nay, tỷ lệ lạm phát càng cao, mức tích lũy của người dân càng thấp trongkhi vốn cần để đầu tư sản xuất ngày càng nhiều Trong khi đó, không có vốn huyđộng thành thị chuyển về cho vay nông thôn mà lại có tình trạng vốn huy động từ

địa bàn nông thôn lại chuyển ra cho vay tại đô thị (Sơn 2009, Kinh tế nông thôn và

sứ mệnh giải cứu).

Giải bài toán về vốn cho thị trường tài chính nông thôn trong bối cảnh ViệtNam gia nhập WTO là một vấn đề hết sức khó khăn Việt Nam, cũng như các nướcđang phát triển trên thế giới, phải đối phó với vấn đề thiếu vốn nói chung, đặc biệtthiếu vốn cho lĩnh vực phát triển nông nghiệp và nông thôn Nông nghiệp giữ vaitrò quan trọng trong nước ta nhưng trong thời gian qua nông hộ vẫn còn phải đốimặt với vòng luẩn quẩn nghèo khổ bởi vì thu nhập thấp, nông hộ cần vốn để có thểtrang bị kỹ thuật mới nhưng phần lớn vẫn còn phải áp dụng các phương thức canh

tác truyền thống dẫn đến kết quả là năng suất thấp và thu nhập cũng thấp (Ngọc Lan

2008, Nông nghiệp thiếu vốn để phát triển)… vì thế cần có biện pháp nhằm cung

Trang 2

cấp vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay trên cơ sở phân tích nhu cầu vay vốn

và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay

Vì vậy, việc nghiên cứu vai trò của nguồn vốn cho người nông dân có ý nghĩacấp thiết và quan trọng trong giai đoạn hiện nay Giải quyết vấn đề vốn cho nông hộ

và xem vốn là một trong những thành phần chủ yếu trong tiến trình đưa nông dân,nông thôn đi lên với sự phát triển kinh tế bền vững mà nước ta đang hướng đến.Việc cho vay hộ sản xuất nông nghiệp trong những năm qua của các tổ chức tàichính trong và ngoài quốc doanh tuy đã đạt được những kết quả nhất định song vẫncòn gặp rất nhiều khó khăn Vấn đề tín dụng nông thôn là vấn đề phức tạp đối vớicác nước đang phát triển đặc biệt là đối với Việt Nam, một nước xuất phát điểm làthuần nông, đi lên chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp Để góp phần giải quyết đượcđòi hỏi trên phải có những nghiên cứu về nhu cầu vốn, khả năng tiếp cận vốn vaycũng như đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ

Từ thực tế đó, đề tài “Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ” là đề tài thiết thực Đề tài tập

trung nghiên cứu về nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn vay của hộsản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là hộ sản xuất lúa và đồng thời đưa ra một số giảipháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của nông dân Đề tài nghiên cứu là luận

cứ khoa học để các nhà quản lý địa phương và trung ương, ngân hàng và nhữngngười liên quan đưa ra những chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững.Đồng thời là cơ sở để hỗ trợ người nông dân sử dụng vốn vay hiệu quả hơn nhằmtăng thu nhập, ổn định đời sống

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Phân tích và đánh giá nhu cầu vay vốn trong hoạt động sản xuất hộ nôngnghiệp, cụ thể là hộ trồng lúa và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốnvay của nông hộ nhằm đưa ra các giải pháp nhằm góp phần giải quyết vấn đề vềvốn và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay cho hộ sản xuất

2 Mục tiêu cụ thể

(1) Phân tích và đánh giá mục đích, nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn vay củanông hộ

Trang 3

(2) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn vaytrong hoạt động sản xuất nông nghiệp.

(3) Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ

(4) Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nguồn vốn và nhữngbiện pháp sử dụng hiệu quả vốn vay cho hoạt động sản xuất của nông hộ

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

 Các yếu tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay của người nông dân?

 Vốn vay đã có tác động như thế nào đến hoạt động sản xuất nông nghiệp?

 Nông hộ vay vốn có sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả không?

 Các giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho hoạt động sảnxuất của nông hộ?

1.4 Nội dung nghiên cứu

1.4.1 Phân tích và đánh giá mục đích, nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn vay của nông hộ

 Điều tra một số đặc điểm về các thành viên trong hộ bao gồm: tuổi, giới tính,trình độ học vấn…

 Bằng cách phỏng vấn trực tiếp chủ hộ để tìm hiểu về hoạt động vay vốn của

hộ, xác định nhu cầu vay vốn và mục đích sử dụng các nguồn vốn vay

 Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để đánh giá thực trạng hoạt động tiếpcận vốn cũng như việc sử dụng vốn vay của hộ sản xuất lúa

 Xác định các vấn đề thuận lợi, khó khăn về tình hình vay vốn của hộ

1.4.2 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng vốn vay trong hoạt động sản xuất nông nghiệp

 Tiến hành thu thập thông tin về hoạt động sử dụng vốn vay của hộ thông quaviệc phỏng vấn trực tiếp từng nông hộ

 Phân tích cụ thể bằng các phương pháp Logit, Thống kê mô tả để đánh giáhiệu quả sử dụng vốn vay của hộ trong hoạt động sản xuất đồng thời xácđịnh các yếu tố liên quan đến hiệu quả sử dụng vốn vay

1.4.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ

 Từ các số liệu thu thập được tiến hành xử lý bằng các phương pháp Tobit vàphương pháp hồi quy đa biến để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nônghộ

Trang 4

1.4.4 Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng đáp ứng nguồn vốn và những biện pháp sử dụng hiệu quả vốn vay cho hoạt động sản xuất của nông hộ

 Phỏng vấn, thu thập những nguyện vọng, kiến nghị của hộ sản xuất lúa vềnguồn vốn vay cho hoạt động sản xuất

 Tham vấn từ cơ quan, chính quyền cụ thể là Hội Nông dân, HTX, … về cácchính sách hỗ trợ cho nông dân, đồng thời sử dụng thông tin từ các tổ chứctài chính trên địa bàn để có cách thức hỗ trợ và giải quyết cho hộ nôngnghiệp Từ đó tổng hợp và đề xuất kiến nghị phù hợp

1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Giới hạn thời gian nghiên cứu

 Đối với số liệu thứ cấp: sử dụng số liệu từ năm 2007 về sau

 Đối với số liệu sơ cấp: tiến hành phỏng vấn trực tiếp nông hộ vay vốntrong năm 2008 cho đến tháng 11/2009

Giới hạn không gian nghiên cứu: thu thập số liệu đối với 200 hộ sản xuất

lúa đại diện ở 04 xã thuộc Huyện Cờ Đỏ, Thành phố Cần Thơ

Giới hạn nội dung nghiên cứu

 Nghiên cứu về nhu cầu vay vốn cho sản xuất lúa của nông dân

 Nghiên cứu chỉ tập trung phân tích hiệu quả việc sử dụng vốn vay của

hộ sản xuất lúa trong tổng thể hộ sản xuất nông nghiệp

GANTT CHARTS

T

T

Năm 2010 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 T1 T2

Trang 5

1.6 Kết quả mong đợi

 Xác định được nhu cầu vay vốn của nông hộ

 Đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn vay sản xuất lúa

 Báo cáo kết quả nghiên cứu nhằm cung cấp thông tin cho các tổ chức tàichính trong việc đáp ứng vốn vay và đánh giá hiệu quả cho vay sản xuấtnông nghiệp

1.7 Đối tượng thụ hưởng

Đối tượng thụ hưởng của nghiên cứu gồm:

 Hộ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa nói riêng

1.8 Lược khảo tài liệu

Các nghiên cứu trong nước

Vi Đức (2008) đã nghiên cứu đề tài Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại tỉnh Hậu Giang Luận văn Thạc sỹ Đại học Cần Thơ Đề tài nghiên cứu

các yếu tố tác động đến tín dụng nông thôn và quy mô vay vốn Các mô hình phântích Logit và Tobit được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa các đặc tính của hộ

Trang 6

và khả năng tiếp cận vốn của nông hộ Kết quả đạt được trong đề tài chứng minhđồng vốn vay làm tăng thu nhập, chi tiêu của hộ.

Thanh Hà (2001) đã nghiên cứu Những nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay của nông hộ ở Đồng bằng Sông Hồng, Việt Nam Mô hình Probit và mô hình

OLS đã được sử dụng để phân tích và chỉ ra rằng giá trị tài sản của nông hộ tỉ lệthuận với nhau

Một nghiên cứu của Ngân (2003) về ảnh hưởng của tổng tài sản nông hộ đến khả năng tiếp cận vốn tại Châu Thành, Cần Thơ Đề tài đã sử dụng phương pháp

phân tích Probit để phân tích khả năng tiếp cận tín dụng chính thức và phi chínhthức đồng thời sử dụng mô hình Tobit để xác định nhân tố ảnh hưởng đến lượngvốn vay ở cả hai nguồn vay Kết quả phân tích của đề tài chỉ ra rằng biến tổng tàisản chỉ có ý nghĩa trong cả hai mô hình Logit và Tobit cho nguồn vay phi chínhthức, còn nguồn vay chính thức thì ngược lại

Ngân & Ninh (2005) nghiên cứu về Những nhân tố quyết định đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân ở ĐBSCL Đề tài nghiên cứu nguyên nhân

tại sao một số hộ nông dân sử dụng tín dụng chính thức, còn một số khác thì không

sử dụng Đề tài sử dụng mô hình hai bước Heckman, kết quả chỉ ra những nhân tốảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân và phát hiện

ra một số trở ngại trong việc quyết định mức vay mà các hộ nông dân vay từ các tổchức tín dụng chính thức

Các nghiên cứu ngoài nước

Thanh Hương (2002) nghiên cứu về đề tài Phân tích các hoạt động tài chính doanh nghiệp chính thức và không chính thức của vùng nông thôn nghèo ở Việt Nam Luận văn Thạc sĩ, Dự án Việt Nam – Hà Lan,TP HCM.

Dương và Izumida (2002) nghiên cứu về Những yếu tố quyết định đến sự vay mượn của hộ trong khu vực chính thức ở nông thôn Việt Nam Bằng cách sử dụng

mô hình Tobit và phương pháp Maximum Likelihood, họ đã khảo sát khối lượngvốn vay ở nguồn chính thức sẽ bị tác động bởi những biến số độc lập như tổng diệntích, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn,…Và kết quả là họ tìm thấy rằng có mối quan

hệ rất quan trọng giữa những biến số phụ thuộc

Trang 7

Bài nghiên cứu của Quách, Mulineux và Murinde (2005) ở trường Đại họcBirmingham Họ đã áp dụng mô hình hai bước để phân tích ảnh hưởng tín dụngnông thôn đến hộ nghèo ở Việt Nam Họ đã tìm hiểu khả năng của quỹ chính thức

và phi chính thức ở xóm làng, tiết kiệm tài chính và phi tài chính, số người trong hộ,diện tích đất và nếu hộ là hộ nông dân sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp cận tín dụngchính thứ

Trang 8

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Phương pháp luận

2.1.1 Một số khái niệm

Danh từ “Tín dụng” xuất phát từ gốc La tinh “Creditium”, có nghĩa là một

sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác là lòng tin

Theo K Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từngười sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với mộtlượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu Theo quan điểm này phạm trù tín dụng

có ba nội dung chủ yếu đó là: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tínhthời hạn và tính hoàn trả

Như vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đivay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thứctiền tệ hoặc hàng hóa Quá trình đó được thể hiện qua 3 giai đoạn sau:

- Thứ nhất: Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay Ở giai đoạn này giá

trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, ở đây chỉ có một bên nhận được giátrị và cũng chỉ một bên nhượng đi giá trị

- Thứ hai: Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất Người đi vay

sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, họ được quyền sử dụng giá trị đó để thỏamãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của mình Tuy nhiên người đi vay chỉ đượcquyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định mà không được quyền sở hữu

về giá trị đó

- Thứ ba: Đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng Sau

khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thìvốn tín dụng được người đi vay hoàn trả cho người cho vay Sự hoàn trả này luônđược bảo toàn về mặt giá trị và phải hoàn trả cả phần giá trị tăng thêm dưới hìnhthức lợi tức

Trang 9

Những hành vi tín dụng có thể được diễn ra trực tiếp giữa người thừa vốncần đầu tư với người cần vốn để sử dụng Nhưng thực tế hai người này khó có thểphù hợp được với nhau về quy mô, về thời gian nhàn rỗi và thời gian sử dụng vốn;hoặc cũng có thể phù hợp được thì phải tốn kém chi phí tìm kiếm, nên để thỏa mãnđược nhu cầu cả hai người thì cần thiết phải có một người thứ ba đứng ra tập trungđược tất cả số vốn của những người tạm thời thừa, cần đầu tư kiếm lãi Trên cơ sở sốvốn tập trung được phân phối cho những người cần vốn để sử dụng với hình thứccho vay Người đó không ai khác là các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là cácngân hàng - người môi giới tài chính trên thị trường tài chính Việc các ngân hàngtập trung vốn dưới hình thức huy động và phân phối vốn dưới hình thức cho vayđược gọi là tín dụng ngân hàng.

2.1.2 Một số đặc điểm của tín dụng nông thôn

Tín dụng không là thu nhập: Cũng như tiền không phải là sự thịnh vượng, tíndụng không phải là thu nhập Điều gì là quan trọng trong “năng lực nợ” của người đivay, đó là khả năng hoàn trả lại khoản vay của mình sau khi sử dụng nó vào sảnxuất Khi người cho vay và người đi vay không nhìn tín dụng dưới góc độ này sẽdẫn đến những trở ngại cho cả hai bên

Tín dụng có thể chuyển hoá được: Điều này thể hiện rằng các đơn vị hànghoá khác nhau có thể chuyển hoá lẫn nhau một cách hoàn hảo Khi tín dụng đượcnhận dưới hình thức tiền tệ thì nó có thuộc tính giống nhau như tiền tệ Sự tiêuchuẩn hoá có thể làm cho tiền phục vụ như là một trung gian của sự trao đổi và làmcho những giao dịch bằng tiền trở nên hiệu quả hơn sự mua bán, đổi chác Sựchuyển hoá chỉ ra khó khăn để đánh giá hiệu quả của các chương trình tín dụng

Tín dụng đổ dồn về phía những hoạt động ưu tiên của người đi vay: Nhữngnguồn vay nhận được thông qua tín dụng có khuynh hướng chảy về phía các hoạtđộng mà người đi vay dành nhiều ưu tiên nhất Những vấn đề cần thiết của người đivay, mà họ đã hình dung ra, vượt qua những điều khoản qui định của các tổ chứccho vay Điều này khiến cho sự can thiệp trực tiếp của Chính phủ vào thị trường tíndụng thông qua sắc lệnh quản lý trở nên hiệu quả Đó cũng là một lý do tương tự

Trang 10

làm cho các tổ chức tài chính chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu tín dụng của nôngdân và không gây được sự ảnh hưởng nào cả.

Đòi hỏi sự tin tưởng lẫn nhau: Sự tin tưởng là nhân tố chính yếu cho tài trợtín dụng Nếu không có sự tin tưởng lẫn nhau giữa người vay và người cho vay sẽlàm gia tăng chi phí giao dịch Sự tác động càng hữu hiệu giữa người vay cho vaylàm gia tăng niềm tin lẫn nhau hơn, và kết quả sẽ làm giảm tỷ lệ nợ không trả được,giảm chi phí giao dịch

Giá giảm đẩy nhu cầu tăng: Giá là lãi suất phải trả Cũng như những hàng hoákhác, khi giá giảm thì nhu cầu tín dụng sẽ tăng lên, nhưng nhiều hơn những hànghoá khác Bởi vì tiền có thể chuyển đổi được và có nhiều công dụng hơn những hànghoá khác, hậu quả là giá cả tín dụng đã ảnh hưởng rộng hơn trong nền kinh tế

Tín dụng được các nhà kinh tế công nhận là có vai trò quan trọng trong pháttriển nông nghiệp và nông thôn Lịch sử phát triển nông nghiệp nông thôn nhiềunước trên thế giới đã chứng minh vai trò không thể thiếu của yếu tố đầu vào quantrọng này Tín dụng là điều kiện cần thiết và là trung gian phân bổ nguồn lực chophát triển nông nghiệp và giảm nghèo ở nông thôn Vai trò của tín dụng có thể tậptrung vào những điểm chính sau:

- Giảm chi phí trao đổi và giao dịch, mở rộng thị trường hàng hoá dịch vụ vàphạm vi phân công lao động Tín dụng tạo ra cơ hội cho việc sử dụng hiệu quả cácnguồn lực trong sản xuất nông nghiệp và tạo nguồn thu nhập cho người dân nôngthôn đặc biệt là người nông dân nghèo không có tích luỹ để tái đầu tư

- Đẩy mạnh quá trình thương mại hoá sản xuất nông nghiệp cũng như thayđổi cơ cấu nông nghiệp Tín dụng tạo cơ hội cho người nông dân hướng đến sảnxuất hàng hoá nhờ đó đóng góp đáng kể vào phát triển nông nghiệp Nguồn tín dụnglớn hơn với thời hạn dài hơn sẽ giúp người nông dân mua đủ lượng đầu vào cần thiết

để nâng cao sản lượng, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và

có điều kiện sử dụng kỹ thuật tiên tiến hơn Tiếp cận hơn nữa đến tín dụng sẽ thúcđẩy được ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm và một số các ngànhcông nghiệp và dịch vụ khác có liên quan đến nông thôn, như vậy tín dụng có thể

Trang 11

góp phần thúc đẩy việc đa dạng hoá các hoạt động phi nông nghiệp, đa dạng sinh kế

và đa dạng nguồn thu nhập cho nông dân

- Cung cấp tín dụng được coi là công cụ chủ chốt nhằm phá vỡ vòng luẩnquẩn: thu nhập thấp – tiết kiệm ít - sản lượng thấp, đặc biệt là vùng nông thôn nơi

mà phần lớn là những người nông dân có thu nhập thấp Cung cấp tín dụng thườngđược thực hiện qua các chương trình đặc biệt với mục đích tạo việc làm và tăng mứcthu nhập của người nghèo ở khu vực nông thôn

- Tín dụng, phát triển nông thôn và giảm đói nghèo có một mối quan hệ rấtchặt chẽ Tín dụng thúc đẩy phát triển nông thôn, giảm nghèo đói và đồng thời thunhập người nghèo tăng lên sẽ làm cho hệ thống tài chính nông thôn phát triển hơnnhờ quá trình huy động tiết kiệm và cho vay trong hệ thống tín dụng nông thôn tănglên

2.1.3 Quy trình cho vay

- Phương án sản xuất kinh doanh

- Các tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo nợ vay

Phân tích và thẩm định khách hàng để ra quyết định cho vay:

Việc thẩm định hồ sơ trên các mặt sau:

- Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ pháp lý

- Đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp

- Tính khả thi và hiệu quả của dự án

- Thẩm định tài sản đảm bảo

Ngân hàng thỏa thuận và ký hợp đồng tín dụng với khách hàng

Trang 12

Khi quyết định cho vay, Ngân hàng cho vay vốn phải ký hợp đồng tín dụngsau đó ký hợp đồng thế chấp, cầm cố dựa trên các nội dung được thỏa thuận baogồm:

- Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà NH có thể cho khách hàng sử dụngtrong một khoảng thời gian nhất định

- Thời hạn tín dụng chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị vay vốn là cơ sở

để Ngân hàng xác định thời hạn tín dụng cho khách hàng

- Lãi suất tín dụng được NH thỏa thuận với khách hàng phù hợp quan hệ cungcầu vốn trên thị trường và phù hợp với quy định của pháp luật

Giải ngân

Cách giải ngân có thể thực hiện như sau:

- Phát vay bằng tiền mặt

- Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đối tác bán hàng cho người đi vay

- Chuyển vào tài khoản tiền gửi của khách hàng

Kiểm tra và xử lý nợ vay

Trong quá trình phát tiền vay CBTD phải kiểm tra giám sát chặt chẽ việc sửdụng vốn của khách hàng, nếu phát hiện những sai lệch trong quá trình sử dụng vốn,

sử dụng vốn sai mục đích, ngưng ngay việc phát tiền vay và thu hồi nợ trước hạn

Thu nợ gốc và lãi

Ngân hàng tiến hành tính lãi theo lãi suất đã thỏa thuận tại thời điểm ký hợpđồng Khi sắp đến ngày đáo hạn NH phải thông báo cho khách hàng biết chuẩn bịtiền để trả nợ cho NH Trường hợp đáo hạn mà khách hàng không trả được nợ thì

NH buộc phải chuyển nợ quá hạn

Trong trường hợp khách hàng vì lý do bất khả kháng không thể trả nợ đúnghạn thì khách hàng xin được gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ không vượt quá thờihạn tài trợ vốn, khi được gia hạn nợ thì khách hàng không phải trả lãi theo lãi suất

nợ quá hạn

Thanh lý hợp đồng tín dụng

Sau khi khách hàng đã trả xong nợ gốc và lãi, cán bộ tín dụng đối chiếu xácnhận với kế toán và đóng hồ sơ tài trợ lại, chuyển vào hồ sơ lưu của khách hàng

Trang 13

DẤU HIỆU BẤT THƯỜNG

QUẢN LÝ DANH MỤC HỒ SƠGIẢI NGÂN

THU NỢ

Kiểm tra trước

05 ĐK vay vốn

Kiểm tra trong khi cho vay

XỬ LÝ

Trang 14

2.1.4 Một số học thuyết về tiếp cận tín dụng

a) Phương pháp tiếp cận thị trường vốn cổ điển ở các nước đang phát triển

Những giả định cho các chính sách cổ điển

Các chính sách tài chính nông thôn cổ điển dựa trên các giả định sau:

 Những hộ nghèo bị giới hạn về khả năng tài chính

 Khi thiếu nguồn vốn nông hộ phải trả lãi suất cao hơn bình thường chonhững người cho vay phi chính thức Điều này dẫn đến việc người chovay tiền độc quyền bóc lột và dần dần làm cho người nông dân bầncùng

 Việc thừa nhận các khoản vay của các tổ chức tài chính được xem làmột sự trợ giúp để chống lại những thế lực xấu xa

 Lãi suất là nhân tố quyết định trong việc đi vay và nó góp phần tạo rachi phí đi vay Thông thường, nhu cầu vay vốn của nông hộ được coi

là có lãi suất co giãn

 Các tổ chức tài chính chính thức có những nguồn quỹ có hạn mức vàtrực tiếp để thực hiện các mục tiêu hoạt động và các nhóm khách hàngbằng cách giám sát cho vay chặt chẽ, bằng tài trợ các khoản vay vàbằng những công cụ khác

 Vì tín dụng tiêu dùng hầu như không có nên những nhà cho vay chínhthức không cung cấp những khoản vay ngoài sản xuất (Ngân & Ninh,2005)

b) Phương pháp tiếp cận nền kinh tế có tổ chức mới

Nguồn vốn cho vay thị trường tài chính nông thôn phải được hình thành chủyếu từ nguồn tiết kiệm Do đó, tích cực huy động tiết kiệm để tạo nguồn cho vay rấtquan trọng, hơn nữa chính sách tạo ra những cơ hội tiết kiệm tốt giúp đỡ ngườinghèo hiệu quả hơn chính sách lãi suất thấp Vốn tiết kiệm giúp người dân nghèothoát khỏi vùng luẩn quẩn của sự nghèo đói: thu nhập thấp – không dư thừa cho tiếtkiệm – không đầu tư – năng suất thấp Ngoài ra, huy động tốt có nghĩa nguồn vốn

Trang 15

trong xã hội được sử dụng hiệu quả hơn, đảm bảo tính phát triển bền vững của các tổchức tài chính vì giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài và đáp ứng được nhucầu tín dụng của khách hàng, thu nhập thông tin về khách hàng tốt hơn, đánh giá tốthơn về khả năng tín dụng của khách hàng đồng thời giảm chi phí, khả năng đổ vỡ tíndụng thấp hơn

Trường phái kinh tế có tổ chức mới chỉ ra rằng: thị trường tài chính nôngthôn thường bị phân đoạn và hoạt động không hoàn hảo Sự cố gắng của chính phủtrong mở rộng mạng lưới của tổ chức tài chính, tín dụng nông thôn trong nhiềutrường hợp vẫn không thể bao phủ và đáp ứng hết nhu cầu dịch vụ tài chính, tíndụng đa dạng của dân chúng ở nông thôn Họ còn cho rằng hạn chế tín dụng tồn tạingay cả thị trường cạnh tranh tự do, chỉ tính riêng cơ chế lãi suất đã không đủ khảnăng cân bằng giữa cung và cầu tín dụng (Ngân & Ninh, 2005)

c) Phương pháp tiếp cận kìm hãm tài chính

Trường phái này chống lại những luận điểm của trường phái truyền thống.Trong khi cả hai trường phái đều cho rằng thị trường tín dụng bị “phân đoạn” vàkhông hoàn hảo, nhưng trường phái này lại cho rằng chính các chính sách của Chínhphủ đã kìm chế sự phát triển của thị trường nhiều hơn là do những thuộc tính cố hữucủa nó gây ra Những sự bóp méo đặc thù, mà đã hình thành nên những đặc điểmcủa thị trường tài chính ở những quốc gia đang phát triển, phần lớn là do sự lôi kéogiá cả thị trường của Chính phủ Lãi suất thấp, mà phổ biến là cho vay chính thức,

đã phá vỡ phía cung quỹ cho vay của hệ thống tài chính và xuyên tạc nhu cầu đi vay,hướng dòng chảy nguồn vốn tín dụng vào những người đi vay lớn và những người

có thế lực chính trị

Lý thuyết trường phái này đề cập đến cả hai phía: phía cung quỹ tiết kiệm vàphía cầu quỹ tín dụng của thị trường Về phía cung, sở dĩ các cá nhân tiết kiệm vàcho vay là do những “phần thưởng” nhận được từ việc nắm giữ những tài sản tàichính này, những điều kiện rủi ro là tỷ lệ lạm phát , do đó lãi suất thực cao và giá

cả ổn định được xem như là phương tiện kêu gọi tiết kiệm Tín dụng rẻ, ngược lại,làm cản trở sự phát triển của những tổ chức tài chính chính thức bởi vì lãi suất trầnkhiến cho các ngân hàng không thể tham gia tăng nguồn vốn của họ thông qua huy

Trang 16

động các nguồn vốn tiết kiệm Họ phụ thuộc khá nhiều vào nguồn quỹ có thể chovay thông qua cửa sổ tái chiết khấu của ngân hàng trung ương Như thế, họ gầngiống nhau như các “ống truyền dẫn” các nguồn vốn Chính phủ, và không có vai tròhuy động các nguồn tiết kiệm ở nông thôn.

Trong bất kỳ tình huống nào, mức lãi suất thấp không cân bằng thể hiện rõràng việc định hướng cho vay vốn sai lầm vào các khu vực kinh tế Gonzales –Vega, Adams và một số người khác đã tranh luận rằng một chính sách lãi suất thấptạo nên một sự thừa thải về nhu cầu cho vay, điều này làm cho tín dụng rẻ mà ngânhàng cung cấp trở nên không hề rẻ như tất cả các chi phí của quá trình cho vay đượcxem xét Mặc dù lãi suất danh nghĩa thấp, chi phí phải trả bằng tiền mặt và chi phí

cơ hội do thời gian mà người đi vay phải trả khi thực hiện những thủ tục đi vay cóthể rất cao Tín dụng rẻ cũng dẫn đến tình trạng mà trong đó những người vay lớn cókhả năng vay nhiều, những người vay nhỏ dần dần bị giới hạn Vì thế những nguồnvốn ưu đãi này bị đầu cơ bởi những nhóm người có thế lực hơn, giàu có hơn.Gonzales – Vega kết luận rằng với một tỷ lệ lãi suất bắt buộc, các tổ chức tài chínhphân phối lại những danh mục đầu tư tín dụng của họ theo hướng thiên vị cho nhữngngười đi vay lớn, mà an toàn hơn là những người đi vay nhỏ Tín dụng rẻ cũng đã

mở ra những cơ hội thách thức cho những người cho vay độc quyền Chính phủchặn lãi suất dưới mức lãi suất thị trường dẫn đến việc bóp méo cấu trúc và làm chothị trường hoạt động không hiệu quả, mà còn là sự phân biệt chống lại những ngườinghèo, làm tăng cơ hội cho sự tham nhũng và sự thiên vị

Trường phái này kết luận rằng, theo sau lý thuyết kìm hãm tài chính là sự tự

do hoá tài chính, sự giảm bớt những qui định và gỡ bỏ những can thiệp của chínhphủ từ mọi mặt của thị trường tài chính, như: sự kiềm giữ giá, lãi suất trần, hạn mứctín dụng, mục đích vay, bảo hộ lãi suất, Sự giám sát nguồn vốn cho vay cũng làmột tác động làm hạn chế việc áp dụng những kỹ thuật mới và mức độ đầu tư Cụthể hơn, trường phái này đã nghiên cứu những nỗ lực của chính phủ khi sử dụngnhững công cụ can thiệp “phi thị trường” đã phá huỷ những thuộc tín của tín dụng,

đó là sự chuyển giao Ví dụ, một chương trình tín dụng đặc biệt có mục đích là pháttriển đầu tư sản xuất Nhưng người vay có thể làm lệch hướng tín dụng sang mục

Trang 17

đích tiêu dùng hay mục đích đầu tư ở lĩnh vực không ưu tiên nhưng có nhiều lợinhuận hơn

2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp tiếp cận

- Tham khảo các số liệu thứ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng lúa ở huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ

- Mô tả, phân tích, so sánh

2.2.2 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu của đề tài là 4 xã thuộc huyện Cờ Đỏ - Thành phố CầnThơ Lý do chọn các khu vực này vì nơi đây tập trung tương đối nhiều nông hộ sảnxuất lúa, mang tính đại diện cao nhằm tiết kiệm thời gian trong quá trình khảo sát vàthu thập dữ liệu

2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

 Thu thập số liệu thứ cấp từ: Cục thống kê, Sở (Phòng) Nông nghiệp, cácNgân hàng trong huyện và các bài báo, tạp chí

 Thu thập số liệu sơ cấp: tiến hành phỏng vấn trực tiếp 200 hộ sản xuất nôngnghiệptrong đó 100 hộ có vay vốn và 100 hộ không có vay vốn

2.2.4 Phương pháp phân tích số liệu:

a Phương pháp thống kê mô tả (mục tiêu 1)

Để mô tả và thống kê các số liệu về mục đích vay vốn, nhu cầu vay vốn vàviệc sử dụng vốn vay của nông hộ như thế nào từ đó lập bảng phân phối tần số Kếtquả được trình bày trên biểu bảng hay biểu đồ

b Phương pháp phân tích Logit và Tobit (mục tiêu 2)

Để đánh giá khả năng tiếp cận vốn của nông hộ đề tài sử dụng mô hình kinh tếlượng phân tích có dạng hàm Logarit với biến phụ thuộc trong mô hình là tình trạngvay vốn của nông hộ

Thể hiện như sau:

Y = 1 khi nông hộ có vay vốn

Trang 18

= 0 nếu hộ không có vay vốn.

Mô hình lý thuyết tổng quát có dạng

Ln(C)   oi X i

Trong đó C là tình trạng vay vốn của hộ

o, i là hệ số hồi quy của mô hình

Xi là các biến độc lập hay các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vay vốncủa nông hộ, bao gồm các biến như: giới tính, tỷ lệ phụ thuộc, trình độ học vấn, tuổicủa chủ hộ, diện tích đất, bằng khoán, tổng giá trị tài sản, thu nhập hộ và chi tiêu hộ

Mô hình Logit như sau:

k k

k k o

X X X

X X X i

i

e

e P

2 2 1 1

1)

(

Mô hình Logit tổng quát trong đề tài nghiên cứu như sau:

) 9

8 7

6 5

4 3 2 1

0

(

1

9 8

7 6

5 4

3 2 1

oc Tylephuthu Chitieu

Thunhap TSan

BKoan DTich

Tuoi HVan Gtinh

e

oc Tylephuthu Chtieu

Thunhap Taisan

Bkhoan Dientich

Tuoi Hvan Gtinh

Mô hình phân tích Tobit

Mô hình Tobit nghiên cứu mối tương quan giữa mức độ (số lượng) biến độngcủa biến phụ thuộc (ví dụ như số tiền vay) với các biến độc lập (như các yếu tố kinh

tế - xã hội) Mô hình Topit được trình bày như sau:

0 Y khi U X Y

*

* i

*  

Y

Áp dụng cụ thể trong đề tài:

Y: Lượng tín dụng mà nông hộ có thể được vay

Xi: Các yếu tố kinh tế xã hội có ảnh hưởng đến lượng vốn vay của nông hộ

Mô hình Tobit được sử dụng để phân tích trong lý thuyết kinh tế lượng lầnđầu tiên bởi nhà kinh tế học James Tobin năm 1958 Nó còn được gọi là mô hình hồiqui chuẩn được kiểm duyệt hoặc mô hình hồi qui có biến phụ thuộc bị chặn

Diễn giải các biến sử dụng trong mô hình

Trang 19

Mục tiêu là xác định tình hình tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn vay hiệuquả, các yếu tố ảnh hưởng như giới tính chủ hộ, tuổi chủ hộ, trình độ học vấn, diệntích đất, thu nhập hộ và chi tiêu hộ, tổng giá trị tài sản, hộ có bằng khoán đất haykhông, tỷ lệ phụ thuộc…mỗi biến độc lập trên có mức độ ảnh hưởng đến biến phụthuộc ở những mức độ khác nhau.

Những biến độc lập được diễn giải như sau:

Giới tính là giới tính của chủ hộ Đây là biến giả, nhận giá trị 0 nếu chủ hộ là

nữ, nhận giá trị 1 nếu chủ hộ là nam

Trình độ học vấn thể hiện trình độ học vấn hay số năm đi học của chủ hộ Kỳvọng mang dấu dương Chủ hộ có trình độ học vấn càng cao thì càng dễ tiếp cận vớinguồn vốn vay từ ngân hàng, ngược lại nếu trình độ học vấn thấp làm cho chủ hộkhó nhận biết được thủ tục vay nên việc tiếp cận Ngân hàng gặp nhiều khó khăn Tuổi số tuổi tính từ năm sinh của chủ hộ Các chủ hộ lớn tuổi thường quản lýnhiều tài nguyên, có nhiều kinh nghiệm, có uy tín nên thường dễ dàng tiếp cận đượcvới Ngân hàng so với chủ hộ trẻ tuổi, những người theo đánh giá của Ngân hàng làthiếu kinh nghiệm và uy tín

Bằng khoán hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là biến giả Nó nhận giátrị 0 nếu chủ hộ không có bằng khoán và nhận giá trị 1 nếu chủ hộ có bằng khoán.Các Ngân hàng thường đòi hỏi hộ vay vốn phải có vật thế chấp để làm vật đảm bảovốn vay Nếu chủ hộ có bằng khoán thì sẽ dễ dàng tiếp xúc với Ngân hàng hơn làkhông có bằng khoán hay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Diện tích tổng diện tích đất mà chủ hộ đang sở hữu, bao gồm đất vườn, đấtruộng, đất hoa màu, đất ở và một số đất khác…Các hộ có diện tích đất nhiều thì sẽhoạt động sản xuất nhiều nên khả năng chi trả vốn vay sẽ cao hơn Ngân hàng sẽ chocác hộ có diện tích nhiều hơn vay nhiều tiền hơn vì họ cho rằng các hộ có độ rủi rothấp và có sự đảm bảo tốt Đơn vị tính là mét vuông

Tỷ lệ phụ thuộc, biến này được tính theo tỷ lệ giữa số người không có hoạtđộng tạo thu nhập, hay sống phụ thuộc vào các thành viên lao động khác chia chotổng số thành viên trong gia đình Nếu hộ có tỷ lệ phụ thuộc cao thì khó tiếp cận vớiviệc vay vốn vì Ngân hàng cho rằng họ có khả năng sản xuất và lao động thấp

Trang 20

Thu nhập tổng mức thu nhập trung bình của hộ trong một năm Biến độc lậpnày bao gồm tất cả các khoản thu nhập từ hoa màu, chăn nuôi, trồng trọt, làm thuê Đơn vị tính là ngàn đồng

Chi tiêu tổng mức chi tiêu trung bình của hộ trong một năm, bao gồm tất cảcác khoản chi phí cho hoa màu, chăn nuôi, trồng trọt, sinh hoạt hằng ngày Chi tiêucàng cao sẽ có nhu cầu cao về tín dụng Vì thế, chi tiêu được kỳ vọng sẽ có ảnhhưởng tích cực đến khả năng tiếp cận vốn của hộ Đơn vị tính là ngàn đồng

Tài sản tổng giá trị tài sản của hộ, bao gồm đất đai, nhà cửa, máy móc, vật

tư nông nghiệp, trang thiết bị trong gia đình Với giá trị tài sản càng lớn, hộ càngbiểu hiện rõ sự khá giả trong xã hội Họ thường có nhiều cơ hội đầu tư cho hoạtđộng sản xuất nông nghiệp nên có nhu cầu cao về tín dụng và dễ dàng tiếp cận cũngnhư được chấp nhận cho vay vốn từ các tổ chức tài chính Đơn vị tính ngàn đồng

2.1 Bảng tổng hợp các biến xem xét trong mô hình

c Phương pháp hồi quy đa biến (mục tiêu 3)

Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ đề tài sử dụng phương phápphân tích thống kê mô tả nhằm đánh giá những tác động của đồng vốn vay đến nông

hộ bao gồm các tác động về kinh tế cũng như xã hội

Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp phân tích hồi quy để đánh giá nhữngyếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn vay của nông hộ

Phương pháp hồi quy đa biến

Trang 21

Mục tiêu của mô hình là giải thích biến phụ thuộc Y bị ảnh hưởng bởi nhiềubiến độc lập Xi Phương trình tổng quát như sau:

Y = a + b1X1 + b2X2 + + bkXk

Các tham số a, b được ước lượng bằng phần mềm xử lý

Y là thu nhập từ lượng vốn vay

Hệ số xác định R2: được định nghĩa là tỷ lệ biến động của biến phụ thuộc Y giảithích bởi các biến độc lập Xi (0≤ R2 ≤ 1)

Hệ số tương quan bội R: nói lên tính chất chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụthuộc Y và các biến độc lập Xi

Ho: Tất cả các tham số hồi quy đều bằng 0

H1: Có ít nhất 1tham số hồi quy khác 0

Sau khi thực hiện kiểm định ta đưa vào phương trình hồi quy, đối với phươngtrình hồi quy đa biến ta phải thực hiện kiểm định trên tất cả các tham số của mô hìnhhồi quy

Và các nhân tố được xem xét có khả năng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốnvay được sử dụng cho mô hình hồi quy là:

hộ không được hướng dẫn

X5: trình độ học vấn của chủ hộ, thể hiện số năm đi học của chủ hộ (lớp)

Trang 22

X6: Diện tích đất (m2)

X7: Tỷ lệ vốn sử dụng cho sản xuất, biến thể hiện tỷ lệ % số vốn vay hộ sử dụngcho mục đích chính là sản xuất nhằm tạo ra thu nhập cho gia đình, đơn vị tính %

X8: Số lượng lao động (người)

X9: Giới tính chủ hộ hay người đi vay, biến giả nhận giá trị 1 khi chủ hộ là nam

và nhận giá trị 0 khi chủ hộ là nữ

X10: Tuổi chủ hộ

d Đối với mục tiêu 4

Dựa trên các kết quả đạt được ở các phần phân tích trên, đề tài đưa ra một sốgiải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn vaycủa nông hộ nói chung, hộ trồng lúa nói riêng

CHƯƠNG 3 : TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

3.1.1 Tổng quan về Thành phố Cần Thơ

3.1.1.1 Về điều kiện tự nhiên

Vị trí thành phố Cần Thơ trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và quan hệvới các tỉnh thành trong cả nước, thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung - hạ lưu

và ở vị trí trung tâm châu thổ sông Cửu Long, trải dài trên 55 km dọc bờ Tây sôngHậu, tổng diện tích tự nhiên 1.400,96 km2, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng

Trang 23

- Ranh giới hành chính: Phía Bắc giáp tỉnh An Giang, phía Đông giáp tỉnh

Đồng Tháp, Vĩnh Long, phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang, phía Nam giáp tỉnh HậuGiang

- Tọa độ địa lý, thành phố Cần Thơ nằm trong giới hạn 105o13'38"-105o50'35"kinh độ Đông và 9o55'08"- 10o19'38" vĩ độ Bắc

Với vị trí địa lý trung tâm và quá trình phát triển thành đô thị lớn của vùng,

thành phố Cần Thơ là cửa ngõ giao lưu chính của vùng Tây Nam sông Hậu với vùng

Tứ giác Long Xuyên, vùng Bắc sông Tiền và vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, làgiao điểm của nhiều tuyến giao thông thủy bộ quan trọng Tuy nhiên, trong thờiđiểm hiện tại, cầu Cần Thơ qua sông Hậu đang triển khai xây dựng, sân bay quốc tếđang được nâng cấp, tình trạng bồi lắng cửa Định An là những hạn chế trong pháthuy tiềm năng vị trí của Cần Thơ

Tổ chức hành chính, thành phố Cần Thơ gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng,Bình Thủy, Ô Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện ( Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, VĩnhThạnh) với 67 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn (4 thị trấn, 33 xã, 30phường)

3.1.1.2 Về tài nguyên thiên nhiên

Khí hậu - thời tiết, thành phố Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu của đồngbằng sông Cửu Long với các đặc điểm chung: nền nhiệt dồi dào, biên độ nhiệt ngày

- đêm nhỏ, các chỉ tiêu khí hậu (ánh sáng, lượng mưa, gió, bốc hơi, ẩm độ khôngkhí ) phân hóa thành hai mùa tương phản mùa mưa và mùa khô Địa mạo, địa hình,địa chất, bao gồm 3 dạng địa mạo: đê tự nhiên ven sông Hậu, đồng lũ nửa mở vàđồng bằng châu thổ Cao trình phổ biến từ + 0,8 - 1,0 m, thấp dần từ Đông Bắc sangTây Nam Địa bàn được hình thành chủ yếu từ quá trình bồi lắng trầm tích biển vàphù sa của sông Cửu Long Thổ nhưỡng, có hai nhóm đất chính là nhóm đất phù sa(chiếm 84% diện tích tự nhiên, bao gồm 5 loại đất) và nhóm đất phèn (chiếm 16%diện tích tự nhiên, bao gồm 3 loại đất)

Tóm lại, tài nguyên đất đai khá đa dạng, phần lớn là nhóm đất phù sa có độphì từ khá đến cao, phổ thích nghi khá rộng, nguồn nước mặt ngọt quanh năm và

Trang 24

chịu ảnh hưởng triều cường với trên 40% diện tích có thể tưới tiêu tự chảy, địa hìnhthuận lợi cho bố trí các hệ thống canh tác nông nghiệp, mạng lưới sông rạch thuậnlợi cho giao thông thủy và hình thành các đô thị sinh thái.

3.1.1.3 Về nguồn nhân lực

Dân số tăng từ 1.026.078 người năm 1995 lên 1.141.653người năm 2005,tăng bình quân 1,02%/năm giai đoạn 1996-2000 và 1,13%/năm giai đoạn 2001-

2005 Năm 2008 ước tính dân số đạt 1.171.069 người, trong đó dân thành thị chiếm

tỷ lệ 52,12% dân nông thôn chiếm 48,88% Dân số đô thị tăng nhanh là do địa bànmột số huyện được nâng thành quận

Dân số có cơ cấu trẻ, độ tuổi 15 đến 29 chiếm 30,6% năm 1995 lên 32,9%tổng dân số năm 2005 Tuổi thọ trung bình tăng từ 62 tuổi năm 1999 lên 70 tuổinăm 2005 Tỷ lệ lao động trong độ tuổi tăng từ 53,2% lên 59,8% và 64,8% dân sốvào các năm 1995, 2000 và 2005

Cơ cấu dân số đô thị - nông thôn trong năm 2005 là 51,2% - 48,8% và đếnnăm 2008 là 52,12% - 47,88% do chuyển đổi nhanh dân cư nông thôn thành dân

cư đô thị; dân số trung bình phi nông nghiệp nông nghiệp năm 2005 là 36% 64% (403.078 người – 732.133 người, đến năm 2008 là 38

-% - 62-% (443.899 người – 727.170 người), từ những số liệu trên cho thấy khi nôngthôn được đô thị hóa nhất định sẽ có tác động đến việc chuyển hoạt động nôngnghiệp sang công - thương nghiệp Tuy nhiên nông nghiệp và nông thôn vẫn còngiữ vị trí đáng kể trong nền kinh tế

3.1.1.4 Về kinh tế - xã hội

Tăng trưởng kinh tế tuy có giảm 1,06% so năm 2007 và chưa đạt kế hoạch(16,5%) đề ra nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng chung là 15,21% GDP ước đạt13.300 tỷ đồng (giá so sánh 1994) , trong đó Khu vực I tăng 4,84%, Khu vực IItăng 20,53%, Khu vực III tăng 14,49% Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.444USD, tăng 19% so năm 2007 (1.444 / 1.212)

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, từng bước hình thành cơcấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao nhưng còn chậm so

Trang 25

kế hoạch: tỷ trọng khu vực I tăng 1,59%, khu vực II giảm 2,85%, khu vực III tăng1,27% so năm trước.

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp ước đạt 15.160 tỷ đồng, tăng 17,1% 2007.Giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thủy sản ước đạt 4.354 tỷ đồng, tăng 6,5% so năm

2007 Diện tích lúa cả năm là 218.589 ha, sản lượng 1.199 ngàn tấn (tăng 67.498tấn) Diện tích cây ăn trái 17.650 ha sản lượng 130.500 tấn Diện tích nuôi thủy sản12.870 ha (giảm 1.155ha), sản lượng 183.236 tấn trong đó chủ yếu là sản lượng cátra nuôi 177 ngàn tấn

Tăng mức hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ ước đạt 42.113 tỷ đồng, tăng33,23% so năm 2007 Các hoạt động của năm du lịch quốc gia “Mekong - Cần Thơ2008” đã mang lại hiệu quả thiết thực, thành phố đã đón tiếp và phục vụ 848 ngànlượt du khách lưu trú, tăng 22,45%, doanh thu ước đạt 451 tỷ đồng

Tỷ lệ hộ nghèo ước thực hiện 7,00%( khoảng 17.262 hộ), giảm 1,46% so năm

2007, tỷ lệ hộ sử dụng điện 99,2% (tăng 0,2%), tỷ lệ hộ dân dùng nước sạch tạithành thị 94,5% (tăng 2,5%), nông thôn là 79% (tăng 1%)

3.1.2 Tổng quan về Huyện Cờ Đỏ

3.1.2.1 Vị trí địa lý

Huyện Cờ Đỏ có vị trí tiếp giáp như sau: Đông giáp huyện Phong Điền, quận

Ô Môn, Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và tỉnh Kiên Giang, Nam giáp huyện PhongĐiền, tỉnh Hậu Giang, Bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh

Tổng diện tích đất tự nhiên là: 40.187,90 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp: 36.222,30 ha

+ Đất sản xuất nông nghiệp: 35.906,3 ha

+ Đất lâm nghiệp: 227,1 ha

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: 88,82 ha

- Đất phi nông nghiệp: 3.812,00 ha

+ Đất ở: 1.038,81 ha

+ Đất chuyên dùng: 2.270,51 ha+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: 14,98 ha+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 60,29 ha

Trang 26

+ Đất sông, suối và mặt nước chuyên dùng: 357,37 ha+ Đất phi nông nghiệp khác: 66,39 ha

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 11,59%, tăng 0,94% so với năm 2005,trong đó khu vực I tăng 4,25%, khu vực II tăng 23,54%, khu vực III tăng 21,35%

Trang 27

Thu nhập bình quân đầu người: 10.720.000 đồng, tăng 1.670.000 đồng so năm 2007.Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 1.245 tỷ đồng, trong đó: Trung ương đầu tư: 95 tỷ đồng,Thành phố đầu tư: 120 tỷ, huyện 135 tỷ, khu vực tư nhân: 375 tỷ, Doanh nghiệp: 50

tỷ, đầu tư tín dụng của các ngân hàng: 470 tỷ

Nhờ chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch sản xuất, chủ động phòngchống dịch bệnh nên lĩnh vực nông nghiệp, các chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, diệntích sản xuất lúa cả năm 81.892 ha, sản lượng trung bình cả năm đạt 447.539 tấn,tăng 47.539 tấn so với năm 2007, năng suất bình quân đạt 5,8 tấn/ha Diện tích màu2.648 ha chủ yếu là nấm rơm, đậu nành, đậu xanh, dưa hấu, , sản lượng 18.530 tấn.Diện tích nuôi trồng thuỷ sản 11.409 ha, chủ yếu là nuôi cá trên ruộng lúa, 1.474 hanuôi tôm càng xanh cho sản lượng và giá trị cao hơn năm 2007 Trong năm nôngdân tiếp tục cải tạo vườn tạp trồng cây có hiệu quả kinh tế cao, tận dụng mặt đất,mặt nước ao hồ chăn nuôi, trồng trọt tăng thu nhập

Chăn nuôi, thú y: tổng đàn gia súc gia cầm 355.115 con, đã tiêm phòng497.003 liều vắc – xin các loại gia súc, gia cầm Đồng thời, vận động nhân dân tựnạo vét 15 công trình thuỷ lợi nội đồng phụ vụ tưới tiêu, ước tính tỉ suất đầu tư bìnhquân 01 ha trong năm 1,07 (64.796.757/60.000.000 đồng) nói lên tính rủi ro thấp dogiá trị sản xuất cao hơn chi phí đầu tư

Giáo dục: hệ thống trường lớp, các cấp học, ngành học được sắp xếp, bố trí

hợp lý việc huy động trẻ vào các nhóm trẻ, mẫu giáo, lớp 1 đạt tỷ lệ cao Giữ vữngphổ cập giáo dục đúng độ tuổi Tiếp tục đạt chuẩn phổ cập Trung học cơ sở Côngtác hướng nghiệp dạy nghề cho học sinh được chú trọng Học sinh thi đậu vào cáctrường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng cao Đã xây dựngđược 07 trường chuẩn, trong đó: Mầm non: 01, Tiểu học: 05, Trung học cơ sở: 01

Trang 28

Về y tế: huyện có 01 bệnh viện đa khoa, 01 Trung tâm y tế dự phòng đóng tại

thị trấn Thới Lai, 01 phòng khám đa khoa khu vực đóng tại thị trấn Cờ Đỏ và các xãcòn lại đều có trạm y tế trong đó có 08 trạm đạt chuẩn, đa số cơ sở y tế đều chật hẹp,xuống cấp, không đạt chuẩn, thiếu phòng ( kể cả bệnh viện huyện), trang thiết bị cũhoặc thiếu, không đủ để chuẩn đoán và điều trị Nhìn chung, ngành y tế đã phần nàođảm bảo tốt công tác khám và chữa bệnh Tuy nhiên, đối với các chương trình mụctiêu quốc gia việc thực hiện còn nhiều hạn chế, do thiếu cơ sở hoạt động, đội ngũcán bộ còn phải kiêm nhiệm nhiều, kinh phí chưa đáp ứng đủ yêu cầu

Quốc phòng an ninh: hoàn thành tốt chỉ tiêu tuyển quân và công tác quốc

phòng, quân sự địa phương kể cả về số lượng, chất lượng Tình hình an ninh chínhtrị, trật tự an toàn xã hội, các mục tiêu trọng điểm được giữ vững, tệ nạn xã hội từngbước được đẩy lùi Công tác phối hợp giữa lực lượng quân sự, công an trong việcnắm tình hình cơ sở để kịp thời giải quyết dứt điểm các vụ việc, củng cố vững chắcthế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, tăng cường hoạt độngcủa các cụm tuyến an toàn, sẵn sàng chiến đấu Thực hiện phong trào toàn dân thamgia đấu tranh phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội, triển khai đồng bộ các biện phápnhằm chủ động, tích cực ngăn chặn có hiệu quả các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, tainạn giao thông trên địa bàn huyện

3.2 Hệ thống tín dụng nông thôn Việt Nam

Trước đổi mới, hệ thống tài chính của Việt Nam là hệ thống tài chính mộtcấp Ngân hàng nhà nước Việt Nam nắm giữ vị trí độc quyền với hai chức năngchính: phân bổ các nguồn lực từ Chính phủ sang các đơn vị kinh tế theo kế hoạchtrung ương, và chuyển những khoản thặng dư từ các đơn vị kinh tế trở lại với ngânsách nhà nước

Năm 1988, Việt Nam bãi bỏ hệ thống ngân hàng một cấp và bắt đầu áp dụng

hệ thống hai cấp, với Ngân hàng Nhà nước đóng vai trò như một ngân hàng trungương Có thể nói rằng những bước phát triển quan trọng nhất ảnh hưởng đến khuvực tài chính nông thôn trong giai đoạn chuyển tiếp từ kinh tế kế hoạch tập trungsang kinh tế thị trường là những thay đổi về cơ cấu tài chính chính thức (và bánchính thức) và cách thức hoạt động của hệ thống ngân hàng Những thay đổi đó bao

Trang 29

gồm sự giải thể của những hợp tác xã tín dụng truyền thống trong giai đoạn

1989-1990 và sự hình thành nhiều định chế và tổ chức mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh

tế nông thôn

Về cơ bản, hệ thống tài chính phục vụ nông thôn ở Việt Nam gồm ba mảngchính Thứ nhất là khu vực chính thức với hai định chế thuộc chính phủ là Ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng phục vụ người nghèo, các quỹtín dụng nhân dân chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước, và các ngân hàng cổphần tư nhân Thứ hai, khu vực bán chính thức có sự tham gia của các tổ chức quầnchúng và các tổ chức phi chính phủ Thứ ba, khu vực phi chính thức gồm các nguồntín dụng trong xã hội như từ gia đình, thân nhân, bạn bè và láng giềng, từ nhữngngười cho vay lãi và các hội họ/hụi

3.2.1 Khu vực tài chính chính thức

3.2.1.1 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn là ngân hàng thương mại sởhữu nhà nước được thành lập năm 1990 với mạng lưới chi nhánh toàn quốc ở tất cả

64 tỉnh thành và 527 quận, huyện Tại một số khu vực Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn đã vươn tới làng xã Hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn được coi là lớn nhất xét về khía cạnh mạng lưới chi nhánh ở nôngthôn Việt Nam

Nguồn vốn chính của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn baogồm các nguồn tiền gửi tiết kiệm, hối phiếu, trái phiếu, khoản vay từ Ngân hàng Nhànước, các định chế tài chính khác và vốn tự có Hiện nay huy động vốn của ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ở hầu hết các huyện vùng nông thônkhông đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các hộ gia đình và vì vậy các chi nhánh ởnông thôn vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn cấp tỉnh và Hội sở chính Dù thực tế Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn đã đạt được mức huy động vốn lớn nhưng ngân hàng này vẫn chưa

có phương thức huy động các khoản tiền nhỏ

Trang 30

Hiện nay Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp cận hộ nôngdân nhiều hơn bất kỳ một định chế tài chính nào khác ở Việt Nam Tổng dư nợ củaNgân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tăng trưởng ở mức 30 đến 40%hàng năm và số lượng khách hàng vay vốn tăng từ 2 triệu năm 1993, lên 4 triệu năm

1999 và khoảng 7 triệu năm 2003 Về tổng dư nợ cho nông hộ của tất cả các địnhchế tài chính chính thức, ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn chiếm tỉtrọng khoảng trên 75% Ước tính khoảng 20% khách hàng của Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn (0,8 triệu) là hộ nghèo, chiếm 15% tổng số hộ nghèovay vốn

Như đã được quy định trong các văn bản hiện hành của Ngân hàng Nôngnghiệp và phát triển nông thôn, lãi suất cho vay phải đủ để bù đắp cho chi phí vốn,chi phí quản lý, thuế, dự phòng nợ khó đòi…Trong những năm gần đây, mặc dùchính sách lãi suất đang được nới lỏng theo hướng tự do hoá, lãi suất hiện tại đượcngân hàng cố định là 1% tháng đối với khoản cho vay ngắn hạn và 1.15% thángđối với khoản cho vay trung và dài hạn

Tuy nhiên hầu hết hộ gia đình ở khu vực nông thôn mới chỉ tiếp cận đến cácmón vay ngắn hạn của ngân hàng, trong khi đó họ rất cần các món vay trung và dàihạn, chính những khoản vay này sẽ giúp họ có thu nhập cao hơn

3.2.1.2 Ngân hàng chính sách xã hội

Được thành lập vào năm 2002 trên cơ sở hoạt động của Ngân hàng Ngườinghèo trước đây, Ngân hàng chính sách xã hội có nhiệm vụ cung cấp tín dụngcho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, góp phần thực hiện chươngtrình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo Đến nay Ngân hàng chính sách

xã hội đã có mạng lưới hoạt động gồm 64 chi nhánh cấp tỉnh, 587 phòng giaodịch ở cấp huyện Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức phi lợi nhuận, mụctiêu chủ yếu của ngân hàng là cung cấp tín dụng cho các hộ nghèo nhưng ngânhàng không đưa ra tiêu chí riêng để xác định đối tượng hưởng lợi mà sử dụngcác tiêu chí theo quy định của chính phủ

Trang 31

Nguồn vốn của Ngân hàng chính sách xã hội được vay từ Ngân hàng nhànước và các ngân hàng thương mại Nguồn tiết kiệm huy động được chỉ chiếm13,3% Điều này có nghĩa là ngân hàng chưa thể huy động nguồn tiết kiệm để đápứng nhu cầu vốn của họ Khả năng huy động nguồn tiết kiệm của Ngân hàng chínhsách xã hội bị hạn chế do: với mức lãi suất cho vay thấp là 0,5% Ngân hàng khó cóthể vay vốn trên thị trường tài chính với lãi suất cố định tiền gửi tiết kiệm 3 thánghiện nay là 0,6 –0,65%/tháng Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng phụ thuộc nhiềuvào vốn vay từ các ngân hàng thương mại và ngân sách nhà nước

Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tài chính cung cấp tín dụng cho ngườinghèo lớn nhất Việt Nam Bình quân một món vay khoảng 3 triệu đồng với kỳ hạntối đa là 36 tháng Bên cạnh đó Ngân hàng chính sách xã hội còn thực hiện chươngtrình cho vay giải quyết việc làm, cho vay học sinh sinh viên có hoàn cảnh khókhăn

Bên cạnh đó, rất nhiều tổ chức phi chính phủ và các nhà tài trợ khác đặt câuhỏi về tính hợp lý của lãi suất cho vay đang được ngân hàng áp dụng Các khoản chovay cho dù được trợ cấp hay không tự nó chỉ là một phương tiện cho một mục đích.Nếu không có một phương án đầu tư hiệu quả, việc cung cấp nguồn tín dụng nàykhó có thể là một biện pháp hiệu quả để tăng thu nhập cho hộ gia đình Trong khi đókinh nghiệm của các mô hình thành công trong việc cung cấp tín dụng cho ngườinghèo ở các nước trên thế giới chỉ ra rằng: Lãi suất cho vay đối với nhóm hộ nghèocần được quyết định dựa trên hai nguyên tắc có liên quan mật thiết đến nhau: (1)chúng phải được thiết lập dựa trên cơ sở lãi suất thị trường như là cơ sở quan trọngnhất cho sự tồn tại của tổ chức, và (2) chúng phải được phân loại dựa theo chi phí vàcác dịch vụ được cung cấp Tất cả các tổ chức tài chính phải tự chủ được trong việcquyết định lãi suất, lãi suất không được bao cấp, nếu có hỗ trợ từ bên ngoài thì tiềntrợ cấp có thể được dùng vào việc đào tạo và xây dựng tổ chức, chứ không nên baocấp về lãi suất Lãi suất thị trường cần phải bao gồm 4 thành phần: chi phí vốn, chiphí giao dich hay quản lý, dự phòng nợ khó đòi và lợi nhuận thu được

Hiện nay các khoản vay của các tổ chức tài chính chính thức luôn gắn vớinhững mục đích cụ thể và thường là cho vay để sản xuất kinh doanh, Ngân hàng

Trang 32

chính sách xã hội cũng thường tập trung cho vay để sản xuất, đặc biệt là sản xuấtnông nghiệp Tuy nhiên chủ trương này của ngân hàng lại đang gây nhiều khó khăncho hộ nghèo Với nguồn thu nhập không ổn định, với các khoản tiết kiệm rất nhỏ,

và sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, hộ nghèo thường không có thu nhậpbằng tiền mặt ở những thời điểm khó khăn như giáp hạt, thiên tai, dịch bệnh…trongkhi họ lại thường xuyên có những khoản phải chi tiêu đột xuất vì vậy nhiều khi họphải đi vay nặng lãi ở thị trường tín dụng không chính thức

3.2.1.3 Quỹ Tín dụng nhân dân

Bên cạnh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Ngân hàngchính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân cũng đóng một vai trò tích cực trong việccung cấp nguồn tín dụng cho khu vực nông thôn Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chứctài chính do hộ nông dân thành lập và tự quản lý, có quy mô nhỏ và ở cấp xã Cácquỹ này hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật hợp tác xã

Theo các báo cáo gần đây, mạng lưới Quỹ tín dụng nhân dân hiện nay chiếmkhoảng 5% tổng tín dụng hiện hành của khu vực tài chính nông thôn chính thức vàcho vay đến 6% các hộ nông thôn, trong đó 5% là các hộ nghèo

Nguyên tắc hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân là huy động vốn để cho vaylại Các quỹ này huy động nguồn vốn của người dân và sau đó cho vay đối với cácthành viên khác Thủ tục cho vay và nhận tiền gửi rất đơn giản và phù hợp với trình

độ của người nông dân Hơn nữa sự đa dạng hoá các sản phẩm tín dụng và tiết kiệm

đã tạo ra nhiều sự lựa chọn khác nhau đối với các gia đình có thu nhập khác nhau.Quỹ tín dụng nhân dân có quan hệ gần gũi với với người nông dân trong làng xã hơn

so với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn và tham gia bảo hiểm tiềngửi Tuy nhiên Quỹ tín dụng nhân dân cũng chưa huy động các khoản tiền gửi tiếtkiệm nhỏ của hộ nghèo

Hầu hết các khoản vay của quỹ có thời hạn từ 6-12 tháng, bất kể khối lượngkhoản vay và bản chất đầu tư Mục tiêu của khoản vay được đa dạng hoá với 60%khối lượng cho vay hiện hành phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, 28% chothương mại dịch vụ, 12% cho chế biến nông sản và nghề thủ công và 3% dành cho

Trang 33

tiêu dùng (thanh toán viện phí, thuốc men, học phí,….) một xu thế được người dânđịa phương đánh giá cao

Quỹ tín dụng nhân dân áp dụng mức lãi suất khác nhau tuỳ thuộc vào từngvùng và thường cao hơn so với 1% của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Mặc dù lãi suất cao hơn, nhu cầu khoản vay từ quỹ tín dụng nông dân vẫn giữ

ở mức cao do thủ tục đơn giản, dịch vụ thuận tiện, và gần gũi với khách hàng Cómột điểm khác biệt là Quỹ tín dụng nhân dân không cho vay qua nhóm như Ngânhàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưnggiữ mối liên kết chặt chẽ với các tổ chức hành chính (như UBND) và xã hội (nhưHội Liên hiệp Phụ nữ, Hội nông dân) Các Quỹ tín dụng nhân dân thực hiện mộtchức năng trung gian tài chính tích cực, tăng khả năng tiếp cận cho những người vaytiền và gửi tiền ở nông thôn tới các dịch vụ tài chính, tăng cường kỷ luật tín dụng vàtiết kiệm

3.2.1.4 Ngân hàng Thương mại cổ phần

Hầu hết các ngân hàng cổ phần nông thôn là kết quả của việc tái tổ chức vàsát nhập các hợp tác xã tín dụng nông thôn Hiện nay trên cả nước có khoảng 40Ngân hàng cổ phần nông thôn, trong đó chỉ một số Ngân hàng cổ phần nông thôncho vay đối với hộ nghèo, theo đó các nhóm phụ nữ do hội liên hiệp phụ nữ tổ chức,

ký khế ước vay ngân hàng Mặc dù tỉ lệ trả nợ của nhóm hộ nghèo khá cao (93%)cao hơn mức trung bình, các ngân hàng vẫn rất do dự khi cho hộ nghèo vay Thịtrường vốn vay có độ cạnh tranh cao và các khách hàng khác được coi là có lợi thếhơn so với người nông dân nghèo Do những hạn chế về vốn, thị trường ưu tiên củaNgân hàng cổ phần nông thôn không bao gồm những người nghèo Hiện tại cácngân hàng này đã chuyển thành Ngân hàng thương mại cổ phần

3.2.1.5 Các chương trình tín dụng của hội phụ nữ

Hội phụ nữ có một mạng lưới toàn quốc từ Trung ương tới cấp cơ sở ở cácthôn, xóm Cấu trúc tổ chức này cho phép Hội phụ nữ tiếp cận cả những ngườinghèo nhất ở mọi vùng của đất nước Các hoạt động tín dụng và tiết kiệm của Hộiphụ nữ được chia thành 2 nhóm: (i) liên kết với ngân hàng Nông nghiệp và phát

Trang 34

triển nông thôn và Ngân hàng chính sách xã hội; (ii) quản lý các chương trình tiếtkiệm tín dụng với sự tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế.

Hội phụ nữ thường làm môi giới giữa các ngân hàng và người vay Hội phụ

nữ thực hiện vai trò này thông qua việc hỗ trợ thành lập các nhóm vay vốn, giớithiệu người vay và xác nhận đơn xin vay của hội viên, hỗ trợ ngân hàng thẩm địnhkhoản vay và đôn đốc hội viên trả gốc và lãi cho ngân hàng Ở một số nơi Hội phụ

nữ thực hiện bảo lãnh cho hội viên vay vốn của ngân hàng tuy nhiên các ngân hàngcũng lo ngại rằng Hội phụ nữ không có khả năng tài chính để thực hiện nghĩa vụ bảolãnh trong trường hợp có nhiều người vay không trả được nợ

Bên cạnh việc hợp tác với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn vàNgân hàng chính sách xã hội, Hội phụ nữ cũng thực hiện các chương trình quốc gianhư trường trình 120 và các dự án tín dụng và tiết kiệm do các tổ chức quốc tế tàitrợ Hiện nay Hội phụ nữ hợp tác với khoảng 60 tổ chức phi chính phủ quốc tế trongviệc thực hiện các chương trình tín dụng và tiết kiệm Hầu hết các chương trình nàyđều được kết hợp với các hợp phần khác: kế hoạch hoá gia đình, xoá mù, dinhdưỡng và tín dụng còn được sử dụng như là công cụ để liên kết các chương trìnhphát triển khác

3.2.1.6 Các chương trình cung cấp tín dụng cho người nghèo của các tổ chức phi chính phủ quốc tế

Chương trình của các tổ chức phi chính phủ khá đa dạng, tuỳ thuộc vào cácmục tiêu khác nhau của từng tổ chức Một số tổ chức chỉ quan tâm đến hoạt độngtiết kiệm và tín dụng Các tổ chức khác thì xem hoạt động tín dụng và tiết kiệm như

là một công cụ tiếp cận với cộng đồng để thực hiện các chương trình phát triển khác.Mặc dù có các khác biệt về quy mô nguồn vốn, phạm vi cung cấp dịch vụ và đốitượng hưởng lợi, hầu hết các tổ chức phi chính phủ quốc tế đều coi rằng tín dụngcho người nghèo có ý nghĩa quan trọng để cải thiện điều kiện sống của họ Phụ nữnghèo, người nghèo là dân tộc thiểu số, người nghèo tại các vùng xa xôi hẻo lánh làcác đối tượng mục tiêu của các chương trình tín dụng và tiết kiệm này Tuy nhiêncác chương trình này hoạt động trong phạm vi nhỏ và ít chương trình bền vững tàichính vì phụ thuộc vào vốn từ các nhà tài trợ

Trang 35

3.2.2 Khu vực tài chính không chính thức

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong việc cung cấp tín dụng, các định chế tàichính chính thức không thể đáp ứng mọi nhu cầu tín dụng của hộ gia đình tạonên một thị trường cửa ngỏ cho các dịch vụ tài chính không chính thức ở nôngthôn Dịch vụ tài chính không chính thức chiếm ưu thế trong thị trường tàichính nông thôn với các dịch vụ rất đa dạng: cho vay bằng tiền, bằng hiện vật,các khoản vay nóng và “bán lúa non” Đặc điểm của dịch vụ không chính thức

là cung cấp kịp thời các khoản vay trong trường hợp khẩn cấp, thủ tục vay đơngiản, không cần tài sản thế chấp, dễ tiếp cận nhưng lãi suất thì rất cao

3.2.2.1 Vay bạn bè hoặc người thân

Tín dụng loại này thường không phải trả lãi suất và kỳ hạn cũng linhhoạt, phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người vay và người cho vay Nhữngkhoản vay này dựa trên mối quan hệ mật thiết của những người sống trongcùng một cộng đồng và phụ thuộc chặt chẽ vào năng lực tài chính của ngườicho vay và uy tín của người đi vay Trong một cộng đồng nghèo việc cho vaygiữa bạn bè và người thân thường là rất hạn chế

3.2.2.2 Cho vay nặng lãi

Người cho vay nặng lãi cho vay với các kỳ hạn khác nhau theo mùa, vụhoặc theo ngày bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật (phân bón, giống, thức ănchăn nuôi, lúa gạo…) Họ thường là những người khấm khá ở nông thôn, cónhiều tiền hoặc hàng hoá Những người cho vay này về cơ bản dựa theo lãisuất thị trường khi cho vay tuy nhiên đối với người vay nghèo, ít tài sản thếchấp phải trả lãi suất cao hơn những nhà khá giả Những người cho vay nàycũng thường ấn định mức lãi suất rất cao đặc biệt trong các trường hợp họ nắmđược nhu cầu khẩn thiết (ốm đau, ma chay, bệnh tật), những nhu cầu khôngthể không vay để trang trải của nông dân Do vậy gia đình nông thôn mắc nợ

có thể dễ dàng trở nên nghèo đói và lâm vào vòng luẩn quẩn của nợ nần Mộtthực tế khác nữa là những người cho vay dưới dạng hiện vật (phân bón, thức

ăn chăn nuôi, giống…) thường cho vay kèm theo điều kiện đến vụ thu hoạchngười vay phải bán lại nông sản cho họ với mức giá họ mua vào thường thấp

Trang 36

thậm chí thấp hơn nhiều so với giá của thương lái và những cơ sở thu muakhác Người chịu thiệt vẫn là nông dân - những người thiếu vốn để chủ độngsản xuất và tiêu thụ hàng hoá của mình.

3.2.2.3 Họ, phường, hụi

Về cơ bản thì ba loại hình này có bản chất giống nhau Đó là những hộitín dụng nhỏ do người địa phương tự lập ra Mỗi hội có từ 5 đến 20 thành viênthường là trong cùng một dòng họ với nhiều thế hệ khác nhau hoặc các nhóm

có cùng một nghề nghiệp hoặc lợi ích ví dụ nhóm chăn nuôi bò, nhóm /hội làmvườn, hội buôn bán…Các thành viên của hội đóng góp tiết kiệm để gây quỹcho vay lần lượt từng thành viên của hội Việc cho vay được thực hiện theovòng quay lần lượt Các nhóm thường gặp nhau vào thời điểm mùa vụ để huyđộng vốn và quyết định việc cho vay

3.3 Kết quả hoạt động tín dụng sản xuất nông nghiệp

Ở Việt Nam chính phủ vừa là người điều tiết khu vực tài chính (thôngqua Ngân hàng Trung ương) vừa tham gia tích cực vào lĩnh vực này (thôngqua các ngân hàng thương mại nhà nước mà hiện đóng vai trò chi phối trongkhu vực tài chính) Việc không tách bạch các vai trò này một cách rõ ràng đãtạo ra môi trường chính sách nhiều khi chưa phù hợp với sự phát triển bềnvững của các trung gian tài chính

Nhiều nghiên cứu và đánh giá cho thấy rằng khu vực nông thôn Việtnam có tiềm năng rất lớn về tiết kiệm, tuy nhiên các định chế tài chính chínhthức và bán chính thức đều chưa quan tâm đến các khoản tiết kiệm nhỏ Mặc

dù có một mạng lưới rộng lớn Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônchưa có chiến lược huy động các khoản tiết kiệm nhỏ Tiết kiệm chưa được kếthợp với tín dụng Đối với Ngân hàng chính sách xã hội lãi suất cho vay ưu đãithấp hơn lãi suất huy động và do đó ngân hàng không thể huy động tiết kiệmcủa dân chúng

Cả Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn phần lớn chỉ cho vay để đầu tư sản xuất và do vậy vay tiêudùng trong nhiều trường hợp phải dựa vào khu vực tư nhân Đây chính là lý do

Trang 37

tại sao nhiều hộ nghèo chấp nhận vay nặng lãi, đặc biệt họ thường vay để chitiêu trong thời gian giáp hạt và phải chịu lãi suất cao hoặc bán lúa non Hơnnữa việc hạn chế mục đích sử dụng khoản vay cho hoạt động kinh tế theo quyđịnh đòi hỏi cơ chế giám sát- làm tăng thêm chi phí hoạt động của ngân hàng

Năm 2008, trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhữngbiến động bất lợi, đặc biệt là khủng hoảng tài chính tiền tệ chuyển từ lạm phát sangsuy thoái kinh tế Chính Phủ đã và đang chỉ đạo quyết liệt trong cả nước tập trungthực hiện 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảođảm an sinh xã hội.Từ tình hình trên đã có những tác động và những ảnh hưởng bấtlợi đến hoạt động sản xuất kinh doanh cuả các ngành nghề trên địa bàn thành phốCần Thơ vốn có sức trạnh canh còn nhiều hạn chế Năm 2008 là năm thứ 5 thànhphố Cần Thơ trực thuộc TW với quyết tâm trở thành Thành phố loại I trước năm2010

Dư nợ cho vay toàn thành phố tại thời điểm 31/12/2008 đạt 20.050 tỷ đồng,chiếm 83,54% trong đó khối các tổ chức tín dụng nhà nước chiếm 38,3%, các tổchức tín dụng cổ phần chiếm 52,1%, tổ chức tín dụng liên doanh chiếm 2,1%, tổchức tín dụng hợp tác chiếm 0,4% và tổ chức tín dụng phi Ngân hàng chiếm 7,1%thị phần Nếu phân theo ngành kinh tế thì ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm21,2%, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 38,6% và các ngành còn lại chiếm40,2%

Tính đến năm 2008 có 24 ngân hàng cho vay thu mua lúa gạo với dư nợ chovay 2.348 tỷ đồng, chiếm 10,08% trong tổng dư nợ, ước đạt 10% trong tổng dư nợ.Cuối tháng 11/2009 có 29 tổ chức tín dụng cho vay thu mua lúa gạo với dư nợ là2.643 tỷ đồng, chiếm 8,71% trong tổng dư nợ trong đó dư nợ cho vay xuất khẩu là1.503 tỷ đồng

Hoạt động cho vay nuôi trồng, thu mua, chế biến cá tra, cá basa tính đến cuốinăm 2008 dư nợ đạt 3.349 tỷ đồng, chiếm 14,38% trong tổng dư nợ cho vay ước tỷtrọng chiếm 14% trong tổng dư nợ Nhưng đến năm 2009 tổng dư nợ cho vay đã đạt5.105 tỷ đồng, chiếm 16,82% tổng dư nợ, trong đó cho vay cá tra, cá basa là 4.350

tỷ đồng tăng 1.013 tỷ đồng so với cuối năm 2008

Ngày đăng: 09/04/2013, 08:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

SƠ ĐỒ 1: QUY TRÌNH TÍN DỤNG - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
SƠ ĐỒ 1 QUY TRÌNH TÍN DỤNG (Trang 13)
2.1 Bảng tổng hợp các biến xem xét trong mô hình - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
2.1 Bảng tổng hợp các biến xem xét trong mô hình (Trang 20)
3.1.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội * Kinh tế - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
3.1.2.3 Tình hình kinh tế - xã hội * Kinh tế (Trang 26)
Sơ đồ 2: Bản đồ hành chính huyện Cờ Đỏ - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Sơ đồ 2 Bản đồ hành chính huyện Cờ Đỏ (Trang 26)
Bảng 4.1: Nhân khẩu và lao động - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.1 Nhân khẩu và lao động (Trang 38)
Bảng 4.1: Nhân khẩu và lao động - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.1 Nhân khẩu và lao động (Trang 38)
Qua bảng 1 ta thấy, tỷ lệ lao động bình quân của nông hộ trong vùng điều tra khoảng 60% tổng số nhân khẩu của hộ, và đây là những lao động sẽ tạo nguồn thu  nhập cơ bản cho nông hộ và lực lượng lao động càng nhiều sẽ có nhiều cơ hội tiếp  cận được các ngu - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
ua bảng 1 ta thấy, tỷ lệ lao động bình quân của nông hộ trong vùng điều tra khoảng 60% tổng số nhân khẩu của hộ, và đây là những lao động sẽ tạo nguồn thu nhập cơ bản cho nông hộ và lực lượng lao động càng nhiều sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận được các ngu (Trang 39)
Bảng 4.2: Tuổi của chủ hộ - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.2 Tuổi của chủ hộ (Trang 39)
Bảng 4.3: Học vấn của chủ hộ - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.3 Học vấn của chủ hộ (Trang 40)
Năng lực của người chủ hộ - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
ng lực của người chủ hộ (Trang 40)
Bảng 4.3: Học vấn của chủ hộ - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.3 Học vấn của chủ hộ (Trang 40)
Sơ đồ 3: Năng lực của chủ hộ Bảng 4.4: Diện tích đất đai của nông hộ - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Sơ đồ 3 Năng lực của chủ hộ Bảng 4.4: Diện tích đất đai của nông hộ (Trang 41)
Bảng 4.5: Nguồn thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.5 Nguồn thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ (Trang 42)
Bảng 4.5: Nguồn thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.5 Nguồn thu nhập và cơ cấu thu nhập của hộ (Trang 42)
Bảng 4.7: Giá trị tài sản của nông hộ - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.7 Giá trị tài sản của nông hộ (Trang 43)
Bảng 4.7: Giá trị tài sản của nông hộ - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.7 Giá trị tài sản của nông hộ (Trang 43)
Bảng 4.8: Nguồn vay vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.8 Nguồn vay vốn (Trang 44)
Bảng 4.8: Nguồn vay vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.8 Nguồn vay vốn (Trang 44)
Bảng 4.10: Khả năng đáp ứng vốn vay theo mục đích vay vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.10 Khả năng đáp ứng vốn vay theo mục đích vay vốn (Trang 45)
Bảng 4.9: Mục đích vay vốn của người đi vay - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.9 Mục đích vay vốn của người đi vay (Trang 45)
Bảng 4.10: Khả năng đáp ứng vốn vay theo mục đích vay vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.10 Khả năng đáp ứng vốn vay theo mục đích vay vốn (Trang 45)
Bảng 4.9: Mục đích vay vốn của người đi vay - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.9 Mục đích vay vốn của người đi vay (Trang 45)
Tuỳ theo điều kiện của mỗi hộ mà họ lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của nông hộ và căn cứ vào mô hình sản xuất đó để xác định được nhu cầu  về nguồn vốn sản xuất - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
u ỳ theo điều kiện của mỗi hộ mà họ lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của nông hộ và căn cứ vào mô hình sản xuất đó để xác định được nhu cầu về nguồn vốn sản xuất (Trang 46)
Bảng 4.12: So sánh mục đích thực tế sử dụng vốn và mục đích vay vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.12 So sánh mục đích thực tế sử dụng vốn và mục đích vay vốn (Trang 48)
Bảng 4.12: So sánh mục đích thực tế sử dụng vốn và mục đích vay vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.12 So sánh mục đích thực tế sử dụng vốn và mục đích vay vốn (Trang 48)
Bảng 4.13: Hiệu quả sử dụng vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.13 Hiệu quả sử dụng vốn (Trang 49)
Bảng 4.13: Hiệu quả sử dụng vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.13 Hiệu quả sử dụng vốn (Trang 49)
Bảng 4.14: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng theo mục đích sử dụng vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.14 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng theo mục đích sử dụng vốn (Trang 50)
Bảng 4.14: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng theo mục đích sử dụng vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.14 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng theo mục đích sử dụng vốn (Trang 50)
• So với mô hình trồng lúa và trồng lúa kết hợp với chăn nuôi thì mô hình chăn nuôi có tỷ suất lợi nhuận khá thấp, chỉ đạt 16% trên lượng vốn sử dụng. - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
o với mô hình trồng lúa và trồng lúa kết hợp với chăn nuôi thì mô hình chăn nuôi có tỷ suất lợi nhuận khá thấp, chỉ đạt 16% trên lượng vốn sử dụng (Trang 51)
Bảng 4.15: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng theo nguồn vay - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.15 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sử dụng theo nguồn vay (Trang 51)
Bảng 4.16: Hướng dẫn sử dụng vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.16 Hướng dẫn sử dụng vốn (Trang 52)
Bảng 4.16: Hướng dẫn sử dụng vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.16 Hướng dẫn sử dụng vốn (Trang 52)
Bảng 4.18: Sử dụng tiền lãi từ vốn vay - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.18 Sử dụng tiền lãi từ vốn vay (Trang 54)
Bảng 4.17: Kiểm tra quá trình sử dụng vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.17 Kiểm tra quá trình sử dụng vốn (Trang 54)
Bảng 4.17: Kiểm tra quá trình sử dụng vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.17 Kiểm tra quá trình sử dụng vốn (Trang 54)
Bảng 4.18: Sử dụng tiền lãi từ vốn vay - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.18 Sử dụng tiền lãi từ vốn vay (Trang 54)
Bảng 4.20: So sánh các khoản chi và thu nhập của hộ vay vốn và không vay - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.20 So sánh các khoản chi và thu nhập của hộ vay vốn và không vay (Trang 55)
Qua số liệu trình bày trong bảng 19 cho thấy: - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
ua số liệu trình bày trong bảng 19 cho thấy: (Trang 55)
Bảng 4.20: So sánh các khoản chi và thu nhập  của hộ vay vốn và không vay - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.20 So sánh các khoản chi và thu nhập của hộ vay vốn và không vay (Trang 55)
Bảng 4.21: Lý do không vay vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.21 Lý do không vay vốn (Trang 56)
Bảng 4.21: Lý do không vay vốn - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.21 Lý do không vay vốn (Trang 56)
Bảng 4.2 3: Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn của nông hộ theo Logit ( tác động biên) - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.2 3: Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn của nông hộ theo Logit ( tác động biên) (Trang 59)
Trong kết quả hồi qui của mô hình Logit, các hệ số của hàm hồi qui không trực tiếp giải thích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, cho nên phải  dùng hệ số tác động biên để giải thích sự thay đổi của các biến độc lập lên khả năng  tiếp cận - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
rong kết quả hồi qui của mô hình Logit, các hệ số của hàm hồi qui không trực tiếp giải thích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập, cho nên phải dùng hệ số tác động biên để giải thích sự thay đổi của các biến độc lập lên khả năng tiếp cận (Trang 59)
Bảng 4.23 :  Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn của nông hộ theo  Logit ( tác động biên) - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.23 Các yếu tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận vốn của nông hộ theo Logit ( tác động biên) (Trang 59)
4.2.3 Mô hình Tobit và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay Bảng 4.24: Bảng tổng hợp các biến với xem xét trong mô hình - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
4.2.3 Mô hình Tobit và các yếu tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay Bảng 4.24: Bảng tổng hợp các biến với xem xét trong mô hình (Trang 60)
Bảng 2.25 :Kết quả mô hình Tobit - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 2.25 Kết quả mô hình Tobit (Trang 61)
Bảng 2.26 :Kết quả mô hình Tobit (tác động biên) - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 2.26 Kết quả mô hình Tobit (tác động biên) (Trang 62)
Bảng 2.26 : Kết quả mô hình Tobit (tác động biên) - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 2.26 Kết quả mô hình Tobit (tác động biên) (Trang 62)
Bảng 4.28: Các yếu tố ảnh hưởng tác động có ý nghĩa đến thu nhập từ vốn vay - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.28 Các yếu tố ảnh hưởng tác động có ý nghĩa đến thu nhập từ vốn vay (Trang 64)
Bảng 4.27: Kết quả hồi qui các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ vốn vay - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.27 Kết quả hồi qui các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập từ vốn vay (Trang 64)
Bảng 4.28: Các yếu tố ảnh hưởng tác động có ý nghĩa đến thu nhập từ vốn vay - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Bảng 4.28 Các yếu tố ảnh hưởng tác động có ý nghĩa đến thu nhập từ vốn vay (Trang 64)
Tình hình nội tại - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
nh hình nội tại (Trang 68)
Sơ đồ 5: Quy trình hoạch định chiến lược đơn giản hóa - Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ
Sơ đồ 5 Quy trình hoạch định chiến lược đơn giản hóa (Trang 68)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w