Mục đích vay vốn

Một phần của tài liệu Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ (Trang 43 - 49)

Tư chấtTình trạng

4.1.2 Mục đích vay vốn

Nguồn vốn vay của nông hộ bên cạnh việc đề nghị xin vay (dự án sản xuất) của nông dân và diện tích đất hay là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ thì

là cho hoạt động sản xuất lúa tuy nhiên một phần lớn hộ không sử dụng hết cho việc sản xuất lúa mà có thể sử dụng cho chăn nuôi hay để một phần sử dụng cho mục đích tiêu dùng trong gia đình.

Bảng 4.8: Nguồn vay vốn

Số hộ % Số tiền được vay (1.000 đồng)

Lãi suất (%)

Ngân hàng CSXH 8 6,27 6.500 0,71

Ngân hàng NNo&PTNT 111 93,28 20.959 1,00

Hội phụ nữ 1 0,84 14.000 0,90

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2008 & 2009

Trong 120 hộ có vay vốn được điều tra, có đến 111 hộ (93%) hộ vay vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Ngoài ra, có 6% hộ vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và có 1 hộ vay vốn ở Hội phụ nữ được khảo sát. Do tất cả những hộ điều tra đều có tài sản thế chấp (đất đai) nên việc vay vốn của hộ tại Ngân hàng NNo&PTNT là khá dễ dàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Chính sách xã hội thì chỉ cho vay với đối tượng là hộ nghèo và có tham gia 1 tổ chức Đoàn thể nào đó nên việc vay vốn từ nguồn này bị hạn chế hơn so với Ngân hàng Nông nghiệp.

Số tiền được vay trung bình ở Ngân hàng Chính sách xã hội bình quân là 6,5 triệu/hộ với lãi suất 0,71%/tháng. Những hộ được vay của Ngân hàng CSXH đều là hộ nghèo và nên hộ được vay với số tiền ít và lãi suất tương đối thấp, vì chủ yếu việc cho vay này là để hỗ trợ người nghèo theo mục đích mà Nhà nước đề ra. Do đó nguồn vay còn hạn chế nên nhiều lúc vốn vay từ Ngân hàng CSXH vẫn chưa đem lại nhiều cải thiện cho nông dân nghèo.

Số tiền được vay ở Ngân hàng Nông nghiệp bình quân 21 triệu đồng, với lãi suất bình quân cho các kỳ hạn vay là 1%, cao hơn so với Ngân hàng CSXH. Mặc dù là Ngân hàng thương mại mục đích chính của NHNo vẫn là hỗ trợ chính cho người nông dân nên đối tượng phục vụ chủ yếu của NHNo vẫn là người nông dân và đây cũng là nguồn vốn vay chủ yếu của hộ sản xuất nông nghiệp.

Hộ vay vốn ở Hội phụ nữ vay được số tiền 14 triệu đồng với lãi suất 0,9%/tháng. Trong thời gian qua hoạt động của Hội phụ nữ giúp nhau vượt khó và

làm giàu đã được đẩy mạnh và được sự hỗ trợ tích cực của các cấp Chính quyền song hoạt động này vẫn chưa đem lại hiệu quả tốt. Vẫn còn quá ít hội viên phụ nữ được hỗ trợ vay vốn và các NHTM vẫn chưa mặc mà với hoạt động này. Trong thời gian tới đây là một trong những kênh cung cấp vốn cần được phát huy và đẩy mạnh hoạt động hơn nữa.

Tuỳ theo điều kiện của mỗi hộ mà người đi vay đến vay vốn với các mục đích cụ thể như: trồng lúa, chăn nuôi (hay kết hợp trồng lúa và chăn nuôi) kinh doanh và mua bán nhỏ hay vay vốn với mục đích tiêu dùng cá nhân. Qua số liệu khảo sát, có 81% lượt người đi vay vốn với mục đích trồng lúa, 21% lượt hộ vay vốn với mục đích chăn nuôi, 7% lượt hộ vay vốn với mục đích tiêu dùng và hộ vay vốn với mục đích kinh doanh và mua bán nhỏ chiếm 3% tổng số lượt hộ vay vốn.

Bảng 4.9: Mục đích vay vốn của người đi vay

Số hộ %

Trồng lúa 96 80,67

Chăn nuôi 25 21,01

Tiêu dùng 8 6,72

Kinh doanh và mua bán nhỏ 3 2,52

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2008 & 2009

Huyện Cờ Đỏ có diện tích trồng lúa chiếm đến hơn 90% diện tích đất nông nghiệp nên phần lớn nông dân sản xuất chính là trồng lúa vì thế mục đích vay vốn trồng lúa chiếm cao nhất trong nghiên cứu này.

Bảng 4.10: Khả năng đáp ứng vốn vay theo mục đích vay vốn

Trung bình Cao nhất Thấp nhất Trồng lúa

Nhu cầu vay vốn (ngàn

đồng) 17.099 300.000 3.000

Số tiền được vay (ngàn đồng) 16.797 300.000 2.000 Khả năng đáp ứng vốn vay

(%) 96,45 100,00 25,00

Chăn nuôi

Nhu cầu vay vốn(ngàn đồng) 31.067 200.000 4.000 Số tiền được vay(ngàn đồng) 30.733 200.000 4.000 Khả năng đáp ứng vốn

vay(%) 98,25 100,00 73,68

Số tiền được vay(ngàn đồng) 14,667 40,000 4,000 Khả năng đáp ứng vốn vay(%) 100.00 100.00 100.00 Kinh doanh và buôn bán nhỏ

Nhu cầu vay vốn(ngàn đồng) 105.000 200.000 10.000 Số tiền được vay(ngàn đồng) 105.000 200.000 10.000 Khả năng đáp ứng vốn

vay(%) 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2008 & 2009

Tuỳ theo điều kiện của mỗi hộ mà họ lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện của nông hộ và căn cứ vào mô hình sản xuất đó để xác định được nhu cầu về nguồn vốn sản xuất. Đối với các tổ chức cho vay, ứng với mô hình sản xuất sẽ có định mức cho vay khác nhau.

Qua số liệu khảo sát được trình bày trong bảng 4.10 cho thấy:

Nhu cầu về vốn vay với mục đích kinh doanh và mua bán nhỏ bình quân là 105 triệu đồng; hộ kinh doanh có nhu cầu vốn cao nhất là 200 triệu đồng và hộ buôn bán nhỏ có nhu cầu vốn thấp nhất là 10 triệu đồng. Tỷ lệ vốn được đáp ứng cho mục đích kinh doanh và mua bán nhỏ đạt 100% nhu cầu về vốn vay.

Để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, các Ngân hàng đã mở ra dịch vụ cho vay với mục đích tiêu dùng của người dân. Những hộ vay vốn với mục đích tiêu dùng có nhu cầu về vốn trung bình khoảng 15 triệu đồng; nhu cầu vốn tiêu dùng cao nhất là 40 triệu đồng và thấp nhất là 4 triệu đồng. Trong thực tế qua số liệu điều tra, các tổ chức cho vay cũng đáp ứng 100% nhu cầu của người tiêu dùng.

Đối với hoạt động chăn nuôi, tuỳ theo quy mô chăn nuôi ở mỗi hộ mà nhu cầu về nguồn vốn vay cũng khác nhau, cụ thể: nhu cầu về vốn đối với những hộ này bình quân khoảng 31 triệu đồng; hộ chăn nuôi có nhu cầu cao nhất là 200 triệu đồng, hộ có nhu cầu thấp nhất là 4 triệu đồng. Đối với mục đích chăn nuôi, khả năng đáp ứng nguồn vốn vay dao động trong khoảng từ 74% đến 100%, khả năng đáp ứng nguồn vốn vay bình quân đối với mục đích này là 98%.

Số hộ vay vốn với mục đích trồng lúa chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số hộ có vay vốn. Nhu cầu về vốn vay đối với trồng lúa thấp nhất là 3 triệu đồng, cao nhất là

300 triệu đồng và nhu cầu về vốn vay bình quân đối với những hộ trồng lúa khoảng 17 triệu đồng. Nhu cầu về vốn vay và khả năng cho vay đối với những hộ này phụ thuộc rất nhiều vào diện tích đất đai được sở hữu của nông hộ. Thực tế cho thấy, khả năng đáp ứng về nguồn vốn vay bình quân đối với hoạt động trồng lúa là 96%, thấp nhất so với những hộ đi vay với mục đích khác. Có những hộ được đáp ứng 100% nhu cầu về vốn vay, tuy nhiên có hộ chỉ được đáp ứng 25% nhu cầu về lượng vốn vay để phục vụ sản xuất. 4.1.3 Thực tế sử dụng vốn vay Bảng 4.11: Hiện trạng sử dụng vốn Số hộ % Sử dụng đúng mục đích hoàn toàn 83 70,34 Sử dụng đúng mục đích một phần 35 29,66 Tổng 118 100,00

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2008 & 2009

Với mục đích vay vốn cụ thể như trên, tuy nhiên trong thực tế chỉ có 70% hộ sử dụng vốn vay đúng hoàn toàn so với mục đích đi vay, còn lại 30% hộ chỉ sử dụng một phần vốn vay đúng với mục đích vay vốn, phần còn lại sử dụng cho mục đích khác trong gia đình và không có hộ nào sử dụng toàn bộ số tiền vay vào mục đích khác với mục đích đi vay. Nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng vốn ngoài mục đích đi vay là:

Thời điểm nhận nguồn vốn vay không đúng với thời vụ sản xuất nên trong thời gian đó người đi vay vốn sử dụng nguồn vốn này ưu tiên giải quyết những khó khăn đang gặp phải. Và nguyên nhân dẫn đến việc nhận vốn không đúng thời vụ sản xuất có thể là do người vay vốn không xác định đúng thời vụ sản xuất hay có thể là do Ngân hàng giải ngân chậm so với thời vụ của người đi vay.

Do gia đình của người đi vay gặp khó khăn đột xuất như gia đình có người bị bệnh, hay cho con đi học…

Do số tiền đi vay dư thừa so với mục đích đi vay, do đó người đi vay sử dụng khoảng tiền dư ra này để sử dụng cho mục đích khác như xây nhà, dùng để chăn nuôi hay đem đi buôn bán…

Tuy nhiên nông hộ do bản chất chân thật chất phát của mình họ vẫn sử dụng vốn cho hoạt động sản xuất là chính, nếu có sử dụng cho những mục đích khác thì cũng sử dụng một phần vì do những lý do khách quan nhằm giải quyết những khó khăn trước mắt và cuối cùng sẽ sử dụng vốn theo đúng mục đích ban đầu. Đây là một trong những ưu điểm mà khi cho nông dân vay vốn các Ngân hàng hoàn toàn yên tâm về nguồn vốn vay của mình.

Bảng 4.12: So sánh mục đích thực tế sử dụng vốn và mục đích vay vốn

Thưc tế sử dụng vốn Mục đích đi vay

Số hộ % Số hộ %

Trồng lúa 100 84,03 96 80,67

Chăn nuôi 32 26,89 25 21,01

Tiêu dùng 33 27,73 8 6,72

Kinh doanh và mua bán nhỏ 3 2,52 3 2,52

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2008 & 2009

Mục đích sử dụng vốn thực tế so với mục đích đi vay như sau:

• Tỷ lệ hộ sử dụng vốn cho trồng lúa chiếm 84%, cao hơn so với mục đích đi vay 3%.

• Tỷ lệ hộ sử dụng vốn cho chăn nuôi cao hơn so với mục đích đi vay 6%.

• Tỷ lệ hộ sử dụng vốn cho mục đích tiêu dùng cao hơn so với mục đích đi vay 21%.

Những hộ đi vay với mục đích kinh doanh và mua bán nhỏ sử dụng 100% nguồn vốn vay đúng mục đích.

Việc tính toán để sử dụng nguồn vốn vay có ảnh hưởng rất nhiều đến việc hiệu quả sử dụng vốn. Việc phân bổ nguồn vốn vay cho các hoạt động sản xuất sẽ giúp cho người vay vốn giảm rủi ro và có thể nâng cao thu nhập. Qua bảng 4.12 ta thấy, có

21% hộ sử dụng vốn cho hoạt động tiêu dùng cá nhân, do đó lượng vốn này sẽ không sinh lợi cho người đi vay. Điều này làm ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của người đi vay. Trong thực tế, các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn vay vẫn chưa tính đến những chi phí do các thành viên khác trong hộ đóng góp, đặc biệt là quan điểm lấy công làm lời trong các nông hộ vẫn còn phổ biến.

Một phần của tài liệu Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ (Trang 43 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w