CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Phân tích mục đích vay vốn và việc sử dụng vốn vay của nông hộ

Một phần của tài liệu Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ (Trang 38 - 40)

d. Đối với mục tiêu

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Phân tích mục đích vay vốn và việc sử dụng vốn vay của nông hộ

4.1 Phân tích mục đích vay vốn và việc sử dụng vốn vay của nông hộ 4.1.1 Thông tin chung nông hộ

Theo số liệu điều tra, số nhân khẩu bình quân của nông hộ là 5 người/hộ, và số lao động trung bình ở mỗi hộ >2 lao động. Hộ có số nhân khẩu cao nhất là 12 người và số lao động cao nhất trong những hộ điều tra là 8 lao động. Theo kết quả điều tra, nhiều hộ gia đình bên cạnh nguồn lao động sẵn có trong gia đình thì khi vào mùa họ tiến hành thuê thêm người làm thêm phụ giúp việc đồng án như: làm cỏ, xới, cắt lúa, suốt,… Bên cạnh đó, hộ có số nhân khẩu thấp nhất là 2 người và số lượng lao động thấp nhất là 1 người. Phần lớn những nông hộ có ít người lao động thì một phần diện tích đất của họ ít và nếu có nhiều diện tích đất thì họ sẽ thuê người làm thêm khi vào mùa vụ.

Bảng 4.1: Nhân khẩu và lao động

ĐVT : người Trung bình Cao nhất Thấp nhất

Số nhân khẩu 5 12 2

Số lượng lao động trung bình 3 8 1

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2008&2009

Qua bảng 1 ta thấy, tỷ lệ lao động bình quân của nông hộ trong vùng điều tra khoảng 60% tổng số nhân khẩu của hộ, và đây là những lao động sẽ tạo nguồn thu nhập cơ bản cho nông hộ và lực lượng lao động càng nhiều sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận được các nguồn vốn vay. Mặc dù trong thời gian qua số người lao động rời bỏ ruộng vườn lên thành thị làm việc cho các nhà máy công nghiệp ngày càng đông song hiện nay lực lượng lao động tại địa phương vẫn còn đủ để đáp ứng nhu cầu lao động nông nghiệp trong huyện.

Số người phụ thuộc bình quân của hộ điều tra > 2 người, chiếm 40% số nhân khẩu của nông hộ; số người phụ thuộc nhiều nhất ở những hộ được điều tra là 8 người. Tỷ lệ người phụ thuộc cao có thể sẽ làm giảm khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của nông hộ.

Bảng 4.2: Tuổi của chủ hộ Tần số % <= 30 tuổi 7 3,37 Trên 30 đến 45 tuổi 47 22,60 Trên 45 đến 60 tuổi 104 50,00 Trên 60 tuổi 50 24,03 Tổng cộng 208 100,00

Nguồn: Thống kê từ số liệu điều tra năm 2008 & 2009

Tuổi của chủ hộ nằm trong khoảng từ trên 45 tuổi đến 60 tuổi chiếm 50% tổng số hộ được điều tra; chủ hộ có độ tuổi trên 60 tuổi chiếm 24%; các nhóm tuổi còn lại được trình bày qua bảng 2. Qua điều tra thực tế cho thấy, phần lớn những hộ có độ tuổi trên 45 thì tài sản của hộ có giá trị cao hơn so với những chủ hộ trẻ tuổi vì những hộ lớn tuổi có thời gian tích luỹ tài sản nhiều hơn. Và những hộ có giá trị tài sản cao sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các khoản vay ở Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng kịp thời nguồn vốn sản xuất. Lao động ở nông thôn được đánh giá có trình độ thấp, và trình độ học vấn của chủ hộ cao hay thấp sẽ làm hạn chế khả năng tiếp cận thông tin về các nguồn vốn vay, về kỹ thuật sản xuất hay khả năng tính toán để sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay...

Một phần của tài liệu Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w