Một số giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ (Trang 68 - 71)

Tư chấtTình trạng

4.3.3Một số giải pháp hỗ trợ khác

Phát huy chương trình khuyến nông: phát triển nông hộ bền vững là việc sử dụng nguồn lực sẵn có của nông hộ kết hợp với cộng đồng để tối ưu hóa phương thức sản xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất, tăng thu nhập cho nông hộ.

Vai trò của khuyến nông rất quan trọng trong việc chuyển giao khoa học kỹ thuật đến sản xuất nông hộ, quá trình chuyển giao đòi hỏi cán bộ khuyến nông có một trình độ nhất định, có kỹ năng giao tiếp, kênh chuyển giao và tài liệu chuyển giao. Tác động khuyến nông là làm thế nào nổ lực thấp nhất mà mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất. Tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi, cách tiếp cận chuyển giao kỹ thuật đến nông dân như: trình diễn kỹ thuật, thí nghiệm trên đồng, hội thảo đầu bờ, huấn luyện ở trạm trại, hỗ trợ tín dụng….

Cho vay phải phối hợp với chương trình phát triển nông thôn. Tín dụng cần

được bổ sung bằng tiến bộ kỹ thuật, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ vật tư đầu vào như hạt giống, phân bón, có thị trường trao đổi sản phẩm do nông dân làm ra.

Quan tâm nhiều hơn đến phụ nữ nông thôn. Cấp tín dụng trực tiếp cho phụ nữ

để tăng cơ hội giúp họ tham gia hoạt động kinh tế, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc, nâng cao lòng tự tin và khả năng tự chủ của phụ nữ. Ngoài một số chương trình cho vay của NHNo và một số chương trình nhỏ của các tổ chức khác kết hợp với Hội liên hiệp phụ nữ, nhìn chung đa phần các khoản vay ở nông thôn đều chưa chú ý đến khách hàng phụ nữ. Môi trường ngoại vi Tình hình nội tại Nhiệm

Chủ động trong việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cũng như nắm bắt được xu thế trong sản xuất

Người nông dân cần phải có tay nghề vững vàng thì mới sản xuất có hiệu quả và từ đó mới tạo được niềm tin từ các TCTD. Người nông dân có tay nghề cao, sản xuất tốt là một trong những yếu tố quan trọng để có thể đẩy mạnh hoạt động sản xuất, cải thiện đời sống và làm giàu cho bản thân.

Bên cạnh đó người nông dân cần có những phương thức sản xuất và kinh doanh hợp lý, nâng cao giá trị chất lượng sản phẩm nông sản bằng cách sử dụng các phương pháp công nghệ mới, phải tiếp xúc với các nhà khoa học kỹ thuật cùng nhau áp dụng cải tiến phương thức canh tác tiên tiến, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như tạo sự ổn định của chất lượng đầu ra cho sản phẩm.

Trong năm 2009 Nhà nước ta thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ lãi suất cho nông dân, đây là một giải pháp tiếp sức cho nông dân trong hoàn cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Để được vay vốn và hỗ trợ lãi suất, các nông dân vay phải có địa chỉ cư trú hợp pháp và được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là người trực tiếp sản xuất (không phải mua về để bán lại), có hợp đồng vay vốn với ngân hàng thương mại theo quy định. Các ngân hàng thương mại cho vay theo cơ chế tín dụng thông thường, thực hiện giảm trừ số tiền lãi được hỗ trợ vào số tiền lãi phải trả cho các tổ chức, cá nhân vay khi đến hạn thu lãi vay. Không được từ chối hỗ trợ lãi suất, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất.

Cần tham gia tích cực các đoàn thể để có thể tận dụng sự giúp đỡ trong việc tiếp cận nguồn vốn vay. Hiện nay việc cho vay vốn thông qua các tổ, đoàn thể rất được các NHTM sử dụng, vì thế nông dân nên tích cực tham gia để có thể nhận được sự hỗ trợ vốn kịp thời. Ngoài việc thuận lợi cho việc quản lý còn là yếu tố quan trọng thúc đẩy ý thức cộng đồng.

Thị trường: giữ ổn định giá nông sản, khi giá cả nông sản được giữ ổn định ở

mức tương đối cao thì kế hoạch làm ăn của nông dân ổn định hơn. Để giá cả nông sản ổn định thì hàng hóa không những được tiêu thụ trong nước mà phải được thị trường nước ngoài chấp nhận, khi đó chất lượng sẩn phẩm phải cao và phải đảm bảo về

lượng nhưng do tính chất sản xuất nhỏ tự phát của nông dân làm cho chỉ tiêu này vẫn còn là thách thức rất lớn.

Một phần của tài liệu Nhu cầu vay vốn và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ tại Huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ (Trang 68 - 71)