Trong các trường hợp khiếu nại về bồi thường GPMB thì cótới 70% là khiếu nại về giá đất nông nghiệp bồi thường quá thấp so với giá đấtchuyển nhượng thực tế trên thị trường hoặc giá đất ở
Trang 1NGUYỄN MẠNH DUY
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẮC KẠN,
TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Thái Nguyên – 2014
Trang 2NGUYỄN MẠNH DUY
ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TẠI MỘT SỐ DỰ ÁN TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BẮC KẠN,
TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành : Quản lý đất đai
Mã số : 60.85.01.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Đức Nhuận
Thái Nguyên – 2014
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trongbất kỳ luận văn nào khác
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đãđược chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả luận văn
Nguyễn Mạnh Duy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình điều tra, nghiên cứu để hoàn thành luận văn, ngoài sự
nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo củacác nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơquan, đồng nghiệp và nhân dân địa phương
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoahọc TS Nguyễn Đức Nhuận đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi trong suốt quátrình hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáoKhoa Quản lý Tài nguyên Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, tập thểPhòng Tài Nguyên và Môi trường, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Ban bồithường giải phóng mặt bằng thị xã Bắc Kạn
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những người thân, cán bộ đồngnghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong quá trình thực hiệnluận văn này
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn
Nguyễn Mạnh Duy
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu tổng quát 2
3 Mục tiêu cụ thể 2
Chương 1:TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 3
1.1 Cơ sở khoa học 3
1.1.1 Khái quát chung về thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư 3
1.2 Cơ sở pháp lý 4
1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng 4
1.3 Cơ sở thực tiễn 8
1.3.1 Khái quát chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng của một số nước trong khu vực và một số tổ chức ngân hàng 8
1.3.2 Nghiên cứu chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở Việt Nam 13
1.3.3 Khái quát công tác giải phóng mặt bằng tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn 29
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1 Đối tượng nghiên cứu 30
2.2 Phạm vi nghiên cứu: 30
2.3 Nội dung nghiên cứu 30
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Bắc Kạn liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng thuộc 2 dự án nghiên cứu 30
2.3.2 Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Bắc Kạn và mối quan hệ của nó đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất 30
2.3.3 Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở hai dự án 30
2.3.4 Đánh giá ảnh hưởng của công tác thu hồi đất đến sinh kế của người dân 31
2.3.5 Đề xuất một số giải pháp trong công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất 31
2.4 Phương pháp nghiên cứu 31
Trang 62.4.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: 31
2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp 31
2.4.3 Phương pháp tổng hợp thống kê và xử lý số liệu 31
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
3.1 Điều kiện tự nhiên, - kinh tế xã hội và tình hình phát triển của thị xã Bắc Kạn 32
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 32
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 36
3.2 Công tác quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 40
3.2.1 Tình hình quản lý và sử dụng đất đai 40
3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất 42
3.3 Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của hai dự án nghiên cứu trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 46
3.3.1 Giới thiệu về hai dự án nghiên cứu 46
3.3.2 Căn cứ pháp lý liên quan đến hai dự án 47
3.3.3 Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng hai dự án nghiên cứu 48
3.3.4 Đánh giá kết quả thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất tại 02 dự án trên địa bàn thị xã Bắc Kạn 51
3.4 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân 65
3.4.1 Phương thức sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ của các hộ 65
3.4.2 Tác động đến tài sản sở hữu của hộ 68
3.4.3 Tác động đến tình hình ổn định cuộc sống của hộ gia đình 69
3.4.4 Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến việc làm của người dân 70
3.4 5 Tình hình lao động, việc làm của người dân 71
3.5 Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng 75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78
1 Kết luận 78
2 Kiến nghị 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2013 43
Bảng 3.2: Hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2013 45
Bảng 3.3 Tổng hợp diện tích các loại đất thu hồi của dự án Bệnh viện đa khoa 500 giường 49
Bảng 3.4 Tổng hợp diện tích các loại đất thu hồi của dự án Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ 257 đoạn qua TX Bắc Kạn 51
Bảng 3.5 Xác định đối tượng được bồi thường và không được bồi thường 53
Bảng 3.6 Tổng hợp kết quả bồi thường về đất của hai dự án 55
Bảng 3.7 Ý kiến của người bị thu hồi đất về giá đất tính bồi thường tại 2 dự án 55
Bảng 3.8 Tổng hợp đơn giá bồi thường tài sản tại 2 dự án 58
Bảng 3.9 Ý kiến của người bị thu hồi đất trong việc bồi thường về tài sản gắn liền với đất 59
Bảng 3.10 Tổng hợp kết quả hỗ trợ 61
Bảng 3.11: Tổng hợp kết quả hỗ trợ 63
Bảng 3.12: Phương thức sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của các hộ dân 66
Bảng 3.13: Tài sản sở hữu của các hộ trước và sau khi thu hồi đất 68
Bảng 3.14: Đánh giá về tình hình tiếp cận cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất 69
Bảng 3.15: Sự thay đổi về thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất 70
Bảng 3.16: Sự thay đổi về lao động và việc làm của các hộ dân trước và sau khi bị thu hồi đất 70
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, lànguồn nội lực, là nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọnghàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố khu dân cư, xây dựng các
cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng
Trong quá trình đổi mới ở nước ta, đặc biệt những năm gần đây, việc xâydựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị mới đã phát triển nhanh đápứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước với mục tiêu đưa nước ta trở thành mộtnước công nghiệp vào năm 2020 Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước, một diện tích lớn đất đai, trong đó chủ yếu là đất tạicác khu vực nông thôn, đất nông nghiệp được thu hồi sử dụng vào mục đíchphát triển công nghiệp, phát triển đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng Việc thu hồiđất diễn ra trên diện rộng trong nhiều năm qua đã tác động lớn tới đời sốngnhân dân và tình hình kinh tế - xã hội khu vực có đất bị thu hồi ở cả hai góc
độ tích cực và tiêu cực
Có thể thấy trên cả nước, việc bồi thường, giải phóng mặt bằng và côngtác tái định cư đều gặp rất nhiều vướng mắc làm chậm trễ việc khởi công xâydựng và kéo dài tiến độ thi công của các công trình, không những gây thiệt hạicho Nhà nước mà còn là nguyên nhân của những vụ khiếu kiện kéo dài, làm ảnhhưởng đến sự ổn định kinh tế - xã hội - chính trị của địa phương Cần có chínhsách hợp lý để bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, của nhà đầu tư vàngười có đất bị thu hồi, nhưng đồng thời cũng phải có tác dụng ngăn chặnnhững người có tư tưởng cơ hội lợi dụng nhu cầu của Nhà nước để đem lại lợiích bất hợp pháp cho bản thân
Trang 10Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp mà nhu cầu đầu tư ngày càngtăng thì vấn đề lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi Nhà nước giao đấtcũng như thu hồi đất ngày càng được quan tâm Trong nhiều năm qua Chínhphủ, các Bộ ban hành và UBND các tỉnh thành trong cả nước đã ban hành vàtriển khai nhiều văn bản chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ tái định
cư cho người có đất bị thu hồi Những bất cập đã được chỉnh sửa, bổ sungthường xuyên nhằm đáp ứng được những đòi hỏi của thực tế Tuy nhiên, đểhoàn thiện về cơ chế chính sách khi thực hiện thu hồi, bồi thường, giải phóngmặt bằng và tái định cư khi thu hồi đất cần có nhiều công trình nghiên cứusâu, rộng và nghiên cứu tại nhiều tỉnh thành khác nhau trên cả nước, nhằmđáp ứng hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, Chủ đầu tư và nhân dân Vì vậy
tôi thực hiện đề tài “Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn” để tìm ra những nguyên nhân về
các khó khăn và đưa ra những giải pháp để công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định
cư hiệu quả và hợp lý hơn
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học
1.1.1 Khái quát chung v ề thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
* Nhà nước thu hồi đất
Là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người đượcNhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất viphạm pháp luật về đất đai.[14]
* Bồi thường về đất
Là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất thuhồi cho người sử dụng đất[14].
* Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Là việc Nhà nước trợ giúp cho người có đất thu hồi để ổn định đờisống, sản xuất và phát triển[14].
* Tái định cư
Tái định cư là việc di chuyển đến một nơi khác với nơi ở trước đây đểsinh sống và làm ăn Tái định cư bắt buộc đó là sự di chuyển không thể tránh khỏikhi Nhà nước thu hồi hoặc trưng thu đất đai để thực hiện các dự án phát triển.Tái định cư được hiểu là một quá trình từ bồi thường thiệt hại về đất, tàisản; di chuyển đến nơi ở mới và các hoạt động hỗ trợ để xây dựng lại cuộcsống, thu nhập, cơ sở vật chất, tinh thần tại đó Như vậy, tái định cư là hoạtđộng nhằm giảm nhẹ các tác động xấu về kinh tế - xã hội đối với một bộ phậndân cư đã gánh chịu vì sự phát triển chung
Hiện nay ở nước ta, khi Nhà nước thu hồi đất ở mà phải di chuyển chỗ ởthì người sử dụng đất được bố trí tái định cư bằng một trong các hình thức sau:
- Bồi thường bằng nhà ở tái định cư
- Bồi thường bằng giao đất ở mới
- Bồi thường bằng tiền để người dân tự lo chỗ ở[14].
Trang 121.2 Cơ sở pháp lý
1.2.1 Các y ếu tố ảnh hưởng đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
1.2.1.1 Việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện
Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triểncủa nền kinh tế - xã hội Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đấtđai đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính
ổn định cao và phù hợp với tình hình thực tế
Ở nước ta, sau khi ban hành Luật Đất đai 1987, 1993, Chính phủ đã hailần trình Quốc hội Luật sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Đất đai (1998,2001) và Nhà nước ban hành Luật đất đai 2003 nhằm đáp ứng yêu cầu pháttriển kinh tế - xã hội đất nước Cùng với đó, chính sách bồi thường, GPMBcũng luôn được Chính phủ không ngừng hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp vớiyêu cầu thực tế triển khai Với những đổi mới về pháp luật đất đai, thời gianqua công tác GPMB đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, cơ bản đáp ứngđược nhu cầu về mặt bằng cho việc phát triển các dự án đầu tư Tuy nhiên bêncạnh đó, do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật đất đai qua cácthời kỳ mà công tác bồi thường GPMB đã gặp khá nhiều khó khăn và cản trở.Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm về quản lý,
sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường GPMB
Bên cạnh ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai,việc tổ chức thực hiện các văn bản đó cũng có vai trò rất quan trọng Kết quảkiểm tra thi hành Luật Đất đai năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trườngcho thấy, nhận thức của người dân và kể cả một bộ phận không nhỏ cán bộquản lý đất đai ở địa phương về chính sách pháp luật nhìn chung còn hạn chế,trong khi đó việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưatốt Nhận thức pháp luật chưa đến nơi đến chốn, thậm chí lệch lạc của một sốcán bộ quản lý đất đai cùng với việc áp dụng pháp luật còn thiếu dân chủ,
Trang 13không công khai, công bằng ở các địa phương chính là nguyên nhân làm giảmhiệu lực thi hành pháp luật, gây mất lòng tin trong nhân dân cũng như các nhàđầu tư và ảnh hưởng trực tiếp tiến độ giải phóng mặt bằng[1].
* Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam, nhưng lại làđiều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển Vì vậy, việc sửdụng thật tốt nguồn tài nguyên đất không chỉ quyết định tương lai của nềnkinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và pháttriển xã hội Quy hoạch sử dụng đất được xem là một giải pháp tổng thể địnhhướng cho quá trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế Thôngqua quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ đất đai, khắcphục những nhược điểm do lịch sử để lại hay giải quyết những vấn đề mà quátrình phát triển đang đặt ra[17].
Thông qua việc lập, xét duyệt và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để
tổ chức việc bồi thường GPMB thực sự trở thành sự nghiệp của cộng đồng màNhà nước đóng vai trò tổ chức Bất kỳ một phương án bồi thường GPMB nàođều dựa trên một quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nhằm đạt được các yêucầu như là phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất Quy hoạch sửdụng đất không chỉ là công cụ “tạo cung” cho thị trường mà còn là phươngtiện quan trọng nhất thực hiện các mục tiêu chính trị - xã hội hóa về côngbằng, dân chủ, văn minh trong bồi thường GPMB và cũng là công việc màhoạt động quản lý nhà nước có ảnh hưởng nhiều nhất, hiệu quả nhất, đúngchức năng nhất[17].
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động tới chính sách bồi thườngđất đai trên hai khía cạnh:
- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quantrọng nhất để thực hiện việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sửdụng đất
Trang 14- Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nhân tố ảnhhưởng tới giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất; từ đó tác động tới giá đấttính bồi thường.
* Đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Theo quy định của các nước, đất đai là một trong các tài sản phải đăng
ký quyền sở hữu, quyền sử dụng Ở nước ta, theo quy định của Luật Đất đai,người sử dụng đất phải đăng ký quyền sử dụng đất với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Giấy chứngnhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý khẳng định quyền sử dụng đấtcủa các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với những mảnh đất (lô đất) cụ thể,làm căn cứ cho việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất và giải quyếtcác tranh chấp liên quan tới quyền sử dụng đất Trong công tác bồi thườngGPMB, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để xác định đối tượngđược bồi thường, loại đất, diện tích đất tính bồi thường Hiện nay, công tácđăng ký đất đai ở nước ta vẫn còn yếu kém, đặc biệt là đăng ký biến động về
sử dụng đất; việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn chưa hoàn tất.Chính vì vậy mà công tác bồi thường GPMB đã gặp rất nhiều khó khăn Làmtốt công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì côngtác bồi thường GPMB sẽ thuận lợi, tiến độ giải phóng mặt bằng nhanh hơn
1.2.1.2 Yếu tố giá đất và định giá đất
Một trong những vấn đề đang gây ách tắc cho công tác bồi thườngGPMB hiện nay đó là giá bồi thường cho người có đất bị thu hồi
Giá đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quyđịnh hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất. Theo quyđịnh của pháp luật đất đai hiện hành thì giá đất được hình thành trong cáctrường hợp sau đây:
- Do UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung làUBND cấp tỉnh) quy định (căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp xác định giáđất và và khung giá đất do Chính phủ quy định) và được công bố công khaivào ngày 01 tháng 01 hàng năm;
Trang 15- Do đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu dự án có sử dụng đất;
- Do người sử dụng đất thỏa thuận về giá đất với những người có liênquan khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sửdụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
Để xác định được giá đất chính xác và đúng đắn chúng ta cần phải cónhững hiểu biết về định giá đất Định giá đất đó là những phương pháp kinh
tế nhằm tính toán lượng giá trị của đất bằng hình thái tiền tệ tại một thời điểmkhi chúng tham gia trong một thị trường nhất định Khi định giá đất ngườiđịnh giá phải căn cứ vào mục đích sử dụng của từng loại đất tại thời điểmđịnh giá để áp dụng phương pháp định giá đất cho phù hợp với thực tế Hiệnnay, việc định giá đất chủ yếu sử dụng một số phương pháp truyền thống nhưcác nước trên thế giới thực hiện, đó là phương pháp so sánh trực tiếp vàphương pháp thu nhập
Giá đất tính bồi thường thiệt hại về đất là thước đo phản ánh mối quan
hệ kinh tế giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và nhà đầu tư Theo quy địnhcủa Luật Đất đai năm 2003, nguyên tắc định giá đất là phải sát với giá thịtrường trong điều kiện bình thường Tuy nhiên, tình hình phổ biến hiện nay làgiá đất do các địa phương quy định và công bố đều không theo đúng nguyêntắc đó, dẫn tới nhiều trường hợp ách tắc về bồi thường đất đai và phát sinhkhiếu kiện [13] Kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai năm 2005 của Bộ Tàinguyên và Môi trường cho thấy trong 17.480 đơn tranh chấp, khiếu nại, tố cáo
về đất đai thì có tới 12.348 trường hợp là khiếu nại về bồi thường, GPMB(chiếm 70,64%) Trong các trường hợp khiếu nại về bồi thường GPMB thì cótới 70% là khiếu nại về giá đất nông nghiệp bồi thường quá thấp so với giá đấtchuyển nhượng thực tế trên thị trường hoặc giá đất ở được giao tại nơi táiđịnh cư lại quá cao so với giá đất ở đã được bồi thường tại nơi bị thu hồi[1]Như vậy, nếu công tác định giá đất để bồi thường GPMB không đượclàm tốt sẽ làm cho công tác GPMB ách tắc, dẫn tới không có mặt bằng đầu tư,làm chậm tiến độ triển khai dự án hoặc làm lỡ cơ hội đầu tư
Trang 16tự mua hoặc thuê đất đai, nhà cửa mà không nhất thiết phải thông qua Nhànước thực hiện chính sách tái định cư và bồi thường.
- Giá cả của bất động sản được hình thành trên thị trường và nó sẽ tácđộng tới giá đất tính bồi thường.
Tuy nhiên, quan điểm nhìn nhận về công tác bồi thường TĐC đangtừng bước thay đổi, nhận thức về hậu quả xấu có thể xảy ra đối với các vấn đềkinh tế, xác hội, môi trường trong quá trình thu hồi đất và di dân, mặt bắc, từthực tế khách quan và sự chuyển biến về nhận thức, người bị ảnh hưởng quantâm ngày càng lớn về quyền lợi và phục lợi cho họ vậy, vì vậy TĐC ngày nayđược xem là chương trình phát triển của quốc gia Kinh nghiệm thực tiễn đãgiúp cho các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia lập kế hoạch và cácnhà thực tiễn đi đến thống nhất rằng chi phí phải trả cho những tổn thất do sự
Trang 17thiếu quan tâm và đầu tư trong quá trình thực hiện chính sách TĐC có thể lớnhơn rất nhiều chi phí TĐC đúng đắn Hơn nữa, những người bần cùng hoá, đếnmột thời điểm nhất định sẽ là nguyên nhân làm kiệt quệ nền kinh tế quốc dân.
Do vậy, tránh hay giảm thiểu những ảnh hưởng xấu trong việc di dân TĐC, cộngvới việc khôi phục thoả đáng cho những người bị ảnh hưởng, ngoài việc đạtđược lợi ích nền kinh tế, còn đảm bảo tính công bằng đối với họ, điều này giúpcho các chủ thể an tâm trong quá trình triển khai thực hiện dự án
TĐC được thực hiện theo ba yếu tố quan trọng:
- Đền bù tài sản bị thiệt hại, nghề nghiệp và thu nhập bị mất
- Hỗ trợ di chuyển trong đó có trợ cấp, bố trí nơi ở mới và các dịch vụ
và phương tiện phù hợp
- Trợ cấp khôi phục để ít nhật người bị ảnh hưởng có được mức sốngđạt hoặc gần đạt so với mức sống trước khi có dự án
Đối với các dự án có di dân TĐC, việc lập kế hoạch, thiết kế nội dung
di dân là yếu tố không thể thiếu ngay từ chu kỳ đầu tiên của việc lập dự ánđầu tư và những nguyên tắc chính phải được đề cập đến, gồm:
- Nghiên cứu kỹ phương án khả thi của các dự án để giảm thiểu việc didân bắt buộc, nếu không thể tránh được khi triển khai dự án
- Người bị ảnh hưởng phải được bồi thường và hỗ trợ để triển vọngkinh tế, xã hội của họ nói chung ít nhất cũng thuận lợi như trong trường hợpkhông có dự án: đất đai, nhà cửa, cơ sở hạ tầng thích hợp và các loại bồithường khác tương xứng như trước khi có dự án phải được cấp cho người bịảnh hưởng Chú trọng đến người dân bản địa (các dự án nước ngoài), dân tộcthiểu số, nông dân vì học là những người có quyền lợi hoặc quyền hoa lợitheo phong tục đối với đất và các tài sản khác bị dự án chiếm dụng
- Các dự án về TĐC phải đạt hiệu quả ở mức càng cao càng tốt, các kếhoạch TĐC phải được soạn thảo và xác lập tương ứng với thời gian và ngânsách phù hợp, người di chuyển được hưởng các cơ hội về nơi ở, nguồn lực ổnđịnh cuộc sống ngày càng nhanh càng tốt
Trang 18- Người bị ảnh hưởng được thông báo đầy đủ, được tham khảo ý kiếnchi tiết về các phương án bồi thường TĐC, người bị ảnh hưởng được hỗ trợ ởmức cao nhất về hoà nhập cộng đồng dân cư bản địa bằng cách mở rộng lợiích của dự án đến cả các cộng đồng dân cư địa phương.
- Các chủ đầu tư đặc biệt chú ý đến tầng lớp những người nghèo, trong
đó có những người hoặc chưa có quyền hợp pháp về đất đai, tài sản, những hộgia đình do phụ nữ làm chủ Đồng thời, có kế hoạch xác định quyền hợp phápcủa họ, hạn chế những trường hợp coi lý do ngăn trở bồi thường TĐC là việcthiếu quyền sở hữu, quyền sử dụng đất hợp pháp
- Để không ngừng cải tiến sự hỗ trợ của Ngân hàng với các dự án tronglĩnh vực nhạy cảm này Chính phủ Inđônêxia đã thông qua và thực hiện một
số chính sách bồi thường TĐC bắt buộc Chính sách này nêu rõ các mục tiêu
và phương pháp, định ra các tiêu chuẩn trong hoạt động của các tổ chức Ngânhàng tham gia đầu tư vào các công trình TĐC
1.3.1.2 Thái Lan
Hiếp pháp Thái Lan năm 1982 quy định việc trưng dụng đất cho cácmục đích xây dựng cơ sở hạ tầng, quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyêncho đất nước, phát triển đô thị, cải tạo đất đai và các mục đích công cộng khácphải theo giá thị trường cho những người có đủ điều kiện theo quy định củapháp luật về tất cả các thiệt hại do việc trưng dụng gây ra và quy định việc bồithường phải khách quan cho người chủ mảnh đất và người có quyền thừa kếtài sản đó Dựa trên các quy định này, các ngành có quy định chi tiết cho việcthực hiện trưng dụng đất của ngành mình
Năm 1987 Thái Lan ban hành Luật về trưng dụng BĐS áp dụng choviệc trưng dụng đất sử dụng vào các mục đích xây dựng tiện ích công cộng,quốc phòng, phát triển nguồn tài nguyên hoặc các lợi ích khác cho đất nước,phát triển đô thị, nông nghiệp, công nghiệp, cải tạo đất đai vào các mục đíchcông cộng Luật quy định những nguyên tắc về trưng dụng đất, nguyên tắctính giá trị bồi thường các tài sản bị thiệt hại Căn cứ vào đó, từng ngành đưa racác quy định cụ thể về trình tự tiến hành bồi thường TĐC, nguyên tắc cụ thể xác
Trang 19định giá trị bồi thường, các bước lập và phê duyệt dự án bồi thường, thủ tụcthành lập các cơ quan, uỷ ban tính toán bồi thường TĐC, trình tự đàm phán,nhận tiền bồi thường, quyền khiếu nại, quyền khởi kiện đưa ra toà án Ví dụ:Ngành điện lực Thái Lan là nơi có nhiều dự án bồi thường TĐC lớn nhất nước,
họ đã xây dựng chính sách riêng với mục tiêu: "Đảm bảo cho những người bịảnh hưởng một mức sống tốt hơn" thông qua việc cung cấp cơ sở hạ tầng có chấtlượng và đạt mức tối đa nhu cầu, đảm bảo cho những người bị ảnh hưởng có thunhập cao hơn và được tham gia nhiều hơn vào quá trình phát triển xã hội, vì vậythực tế đã tỏ ra hiệu quả khi cần thu hồi đất trong nhiều dự án
1.3.1.3 Trung Quốc
Về pháp luật đất đai, Trung quốc có nhiều nét tương đồng với pháp luậtViệt Nam Tuy nhiên nhìn tổng thể, việc chấp hành pháp luật của ngườiTrung Quốc rất cao, việc sử dụng đất tại Trung Quốc thực sự tiết kiệm
Do đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước nên không có chính sách bồithường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, kể cả đất nông nghiệp, tuy nhiêntrường hợp cụ thể, Nhà nước sẽ cấp đất mới cho các chủ sử dụng bị thu hồiđất Nhà nước chỉ bồi thường cho các công trình gắn liền với đất khi bị thuhồi của các chủ sử dụng
Việc phương thức bồi thường thiệt hại, Nhà nước thông báo cho người
sử dụng đất biết trước việc họ sẽ bị thu hồi đất trong phạm vi một năm Ngườidân có quyền lựa chọn các hình thức bồi thường thiệt hại bằng tiền hoặc bằngnhà tại khu ở mới Tại thủ đô Bắc Kinh và thành phố Thượng Hải, người dânthường lựa chọn bồi thường thiệt hại bằng tiền và tự tìm chỗ ở mới phù hợpvới nơi làm việc của mình
Về giá bồi thường thiệt hại, tiêu chuẩn là giá thị trường Mức giá nàycũng được Nhà nước quy định cho từng khu vực và chất lượng nhà, đồng thờiđược điều chỉnh rất linh hoạt cho phù hợp với thực tế, vừa được coi là Nhànước tác động điều chỉnh tại chính thị trường đó Đối với đất nông nghiệp, bồithường thiệt hại theo tính chất của đất và loại đất (tốt, xấu)
Trang 20Về TĐC, các khu TĐC và các khu nhà ở được xây dựng đồng bộ và kịpthời, thường xuyên đáp ứng nhu cầu nhiều loại căn hộ với các nhu cầu sửdụng khác nhau Các chủ sử dụng phải di chuyển đều được chính quyền chú ýđiều kiện về việc làm, đối với các đối tượng chính sách xã hội được Nhà nước
có chính sách riêng
Khi di dời thực hiện nguyên tắc chỗ ở mới tốt hơn chỗ ở cũ Khu TĐCđược quy hoạch tổng thể (nhà ở, trường học, chợ), cân đối được giao thôngđộng và tĩnh Trong quá trình bồi thường, GPMB phải lập các biện pháp xử lýđối với việc sắp xếp bồi thường khi không đạt được sự thống nhất, lúc này sẽ
xử lý theo phương thức trước tiên là dựa vào trọng tài, sau đó theo khiếu tố.Tại thành phố Thượng Hải, tiêu chuẩn sắp xếp bồi thường di dời nhàhiện nay được thực hiện theo 3 loại:
- Loại 1: Lấy theo giá thị trường của nhà đất đối với nhà bị tháo dời
cộng thêm với "Giá tăng thêm nhân với diện tích xây dựng của ngôi nhà bị tháo dỡ".
- Loại 2: Đổi theo tiêu chuẩn giá trị, bố trí nhà lấy theo giá thị trường,
giá tương đương với giá nhà bị tháo dỡ, di dời
- Loại 3: Bố trí nhà theo tiêu chuẩn diện tích, đây là tiêu chuẩn mà
chính quyền thành phố, thành phố nơi mà có nhà di dời lập ra đối với nhữngngười có khó khăn về nhà ở Người bị di dời có thể chọn hình thức bố trí nhà
ở cho phù hợp Dựa vào khu vực bố trí nhà ở để tăng diện tích, dựa theo phâncấp từng vùng trong thành phố Càng ra ngoại vi hệ số tăng thêm càng cao,mức tăng thêm có thể là 70%, 80% hay 100%
1.3.1.4 Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB)
Theo kinh nghiệm của các tổ chức Ngân hàng quốc tế thì " chìa khoá dẫntới việc bồi thường TĐC hợp lý là chấp nhận và thực hiện chính sách phát triển
mà con người là trung tâm chứ không phải là chính sách đền bù vật chất "
Vì vậy, mục tiêu chính sách bồi thường TĐC của Ngân hàng thế giới(WB) và Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) là việc bồi thường TĐC sẽđược giảm thiểu càng nhiều càng tốt và đưa ra những biện pháp khôi phục để
Trang 21giúp người bị ảnh hưởng cải thiện hoặc ít ra vẫn giữ được mức sống, khả năngthu nhập và mức độ sản xuất như trước khi có dự án Các biện pháp phục hồiđược cung cấp là bồi thường theo giá trị thay thế nhà cửa và các kết cấu khác,bồi thường đất nông nghiệp là lấy đất đai có cùng hiệu suất và phải thật gầnvới đất đã bị thu hồi, bồi thường đất thổ cư có cùng diện tích được người bịảnh hưởng chấp nhận, giao đất TĐC với thời hạn ngắn nhất Đối với đất đai
và tài sản được đền bù chính sách của WB và ADB là phải bồi thường theogiá xây dựng mới đối với tất cả các công trình xây dựng và quy định thời hạnbồi thường TĐC hoàn thành trước một tháng khi dự án triển khai thực hiện
Về quyền được tư vấn và tham gia của các hộ bị thu hồi đất, WB và ADB quyđịnh các thông tin về dự án cũng như chính sách bồi thường TĐC của dự ánphải thông đầy đủ, công khai để tham khảo ý kiến, hợp tác và tìm mọi cáchthoả mãn nhu cầu chính đáng của họ trong suốt quá trình lập kế hoạch bồithường TĐC cho tới khi thực hiện công tác lập kế hoạch Kế hoạch giải toảđất được thực hiện sau khi đã hội ý với người bị thu hồi đất Việc lập kếhoạch cho công tác bồi thường TĐC được WB và ADB coi là điều bắt buộctrong quá trình thẩm định dự án Mức độ chi tiết của kế hoạch phụ thuộc vào
số lượng người bị ảnh hưởng và mức độ cộng tác của dự án Kế hoạch bồithường TĐC phải được coi là một phần của chương trình phát triển cụ thể,cung cấp đầy đủ nguồn vốn và cơ hội cho các hộ bị ảnh hưởng Ngoài ra cònphải áp dụng các biện pháp sao cho người bị di chuyển hoà nhập được vớicộng đồng mới Để thực hiện các biện pháp này, nguồn tài chính và vật chấtcho việc di dân luôn đuợc chuẩn bị sẵn
1.3.2 Nghiên c ứu chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ở Việt Nam
1.3.2.1 Trước khi có Luật Đất đai năm 1993
Quá trình hình thành các triều đại phong kiến, trong mỗi kiểu Nhànước, tuỳ theo hình thức kinh tế, chính trị xã hội và những đặc điểm truyềnthống, huyết thống, tập tục mà các hình thức sở hữu đất đai luôn được giaicấp thống trị chú trọng Ngay từ thời kỳ phát triển Nhà nước Trung ương tậpquyền đến thời Nguyễn, chính sách bồi thường cho người thiệt hại khi Nhà
Trang 22nước thu hồi đất đã được xác lập và chủ yếu tập trung vào bồi thường choruộng đất canh tác, đất ở không được quan tâm nhiều so với các loại đất khác.Hình thức bồi thường chủ yếu bằng tiền, mức bồi thường được quy định chặtchẽ, tương xứng với những thiệt hại của người bị thu hồi đất.
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, chúng thực hiện chính sách lậpđồn điền, ban hành một số Hiệp ước, Nghị định bất bình đẳng để chiếm hữuđất đai và khai thác tài nguyên của đất nước ta
Sau cách mạng tháng 8/1945, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Namdân chủ Cộng hoà (1946) chỉ rõ: "Nhiệm vụ của dân tộc trong giai đoạn này
là nhằm bảo toàn lãnh thổ giành độc lập hoàn toàn và kiến thiết quốc gia trênnền tảng dân chủ " Với mục tiêu người cày có ruộng, ngày 04/12/1953, Luậtcải cách ruộng đất ra đời nhằm thủ tiêu chính quyền chiếm hữu ruộng đất củathực dân Pháp và tay sai bán nước ở Việt Nam, xoá bỏ chế độ phong kiếnchiếm hữu ruộng đất, thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nông dân, đồngthời tịch thu, trưng thu, trưng mua ruộng Cải cách ruộng đất hoàn thành,nông dân có quyền sử dụng ruộng đất được chia cấp
Ngay sau khi hoà bình được lặp lại ở Miền Bắc (1954), Đảng và Nhànước đã khẳng định con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam là xây dựngchủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam Để đáp ứngnhiệm vụ xây dựng đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, ngày 14/4/1959,Hội đồng chính phủ (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị định 151/TTg quyđịnh thể lệ tạm thời về trưng dụng ruộng đất Đây có thể coi là văn bản phápquy đầu tiên liên quan tới bồi thường TĐC bắt buộc ở Việt Nam Tiếp sau đó,Liên bộ uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Nội vụ ban hành Thông tư Liên bộ
số 1424/TTLB ngày 06/7/1959 hướng dẫn việc thi hành Nghị định 151/TTgvới các nguyên tắc cơ bản là đảm bảo kịp thời và đủ diện tích cần thiết choxây dựng, đồng thời chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của người córuộng đất; những người có ruộng đất bị trưng dụng được bồi thường và trongtrường hợp cần thiết phải được giải quyết công ăn việc làm; chỉ được trưngdụng số ruộng đất cần thiết, không được trưng dụng thừa, hết sức tiết kiệm
Trang 23ruộng đất cày cấy trồng trọt; hế sức tránh những nơi dân cư đông đúc, nghĩatrang liệt sĩ, nhà thờ, chùa, đền, những người có ruộng đất trưng dụng cầnđược báo cáo trước một thời gian là hai tháng để kịp di chuyển.
Khi trưng dụng ruộng đất, Nhà nước xác định, cách bồi thường tốt nhất làvận động nhân dân điều chỉnh hoặc nhượng ruộng đất cho người được trưngdụng để họ tiếp tục sản xuất Trường hợp không làm được như vậy, về đất đượcbồi thường bằng số tiền từ 1 - 4 năm sản lượng thường niên của ruộng đất bịtrưng dụng Mức bồi thường căn cứ vào thực tế ở mỗi nơi, đời sống của nhândân cao hay thấp, ruộng đất ít hay nhiều, tốt hay xấu mà định Có thể nói, Nghịđịnh số 151/TTg ra đời phần nào đáp ứng nhu cầu trưng dụng ruộng đất trongnhững năm 1960 Tuy nhiên, Nghị định này chưa có quy định cụ thể về mức bồithường mà chủ yếu dựa vào sự thoả thuận giữa các bên
Ngày 11 tháng 01 năm 1970, thủ tướng Chính phủ ban thành Thông tư1792/TTg quy định một số điểm tạm thời về bồi thường nhà cửa, đất đai, câycối lưu niên, các hoa màu cho nhân dân ở những vùng xây dựng kinh tế, mởrộng thành phố Nguyên tắc bồi thường theo quy định của Thông tư 1972/TTg
là phải bảo đảm thoả đáng quyền lợi kinh tế của các hợp tác xã và của nhândân, nhưng cũng không vì thiên lệch về phía nhân dân mà Nhà nước phải bồithường quá
Về thể thức bồi thường, trước hết là các ngành, các cơ quan xây dựngphải đến liên hệ với chính quyền các cấp để tiến hành thương lượng với nhândân, căn cứ vào tài sản hiện có hoặc hoa mầu, công sức bỏ ra khai phá vàphân loại đất đai của địa phương mà định giá bồi thường cho phù hợp
Mặc dù chính sách bồi thường về đất chưa được quy định trong luật vàthể chế thành một chính sách đầy đủ, song quy định về bồi thường khi màmức trưng dụng đất tại Thông tư 1792/TTg đã có sự thay đổi so với Nghị định151/TTg, từ "chiếu cố đúng mức quyền lợi và đời sống của những người córuộng đất bị trưng dụng" trước đây sang "đảm bảo quyền lợi kinh tế của HTX
và của nhân dân", đồng thời những quy định tại Nghị định số 151/TTg trướcđây chỉ có tính nguyên tắc thì đến Thông tư 1792/TTg đã được quy định cụthể mức bồi thường nhà ở, đất đai, cây lâu năm, hoa màu trên đất
Trang 24Sau khi giải phóng miền Nam, để đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cáchmạng mới, Hiến pháp năm 1980 ra đời, bước đầu tạo ra sự đổi mới về nhậnthức cũng như phương thức quản lý kinh tế Điều 19 của Hiến pháp khẳngđịnh đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhưng sự phát triển kinh tế vẫn dựa trên
cơ sở chế độ bao cấp Về đất đai, pháp luật không quy định có giá và khôngcho phép đất đai tham gia chuyển dịch dân sự (điều này thể hiện trong Quyếtđịnh số 201/CP ngày 01/07/1980 của Hội đồng Chính phủ) Khi có nhu cầu sửdụng đất, Nhà nước sẽ cấp đất và không thu tiền sử dụng đất, cần bao nhiêu,Nhà nước cấp bấy nhiêu, quan hệ đất đai giữa Nhà nước với người sử dụngđất đơn thuần chỉ là quan hệ "giao - thu"
Luật Đất đai 1987 ra đời dựa trên quy định đất đai thuộc sở hữu toàndân do Nhà nước thống nhất quản lý, khi Nhà nước thu hồi đất để phục vụcho các mục đích công cộng, người sử dụng đất không được Nhà nước bồithường bằng đất, chỉ được bồi thường bằng tiền, tài sản hoa màu có trên diệntích bị thu hồi
Ngày 31 tháng 5 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số186/HĐBT về bồi thường thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyểnsang sử dụng vào mục đích khác Theo quy định của Nghị định số186/HĐBT thì các tổ chức, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để
sử dụng vào mục đích khác phải bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp, đất
có rừng mà người được Nhà nước giao đất phải nộp được điều tiết về ngânsách Trung ương 30%, còn lại 70% thuộc ngân sách địa phương để sử dụngvào việc khai hoang, phục hoá, cải tạo đất nông nghiệp và định canh, định cưcho nhân dân vùng bị lấy đất Người có đất bị thu hồi chỉ được bồi thườngthiệt hại tài sản trên đất, trong lòng đất Nếu Nhà nước thu hồi vào đất làmnhà ở, việc bồi thường thiệt hại về đất không được đặt ra ngoài người bị thuhồi đất làm nhà ở sẽ phải tự lo liệu
Tóm lại, do thời kỳ này đất đai được thừa nhận có giá trị nên các chínhsách bồi thường, GPMT còn nhiều hạn chế, thế hiện trong cách tính giá trị bồithường, phương thức thực hiện Tuy nhiên, nhìn nhận một cách công bằng thì
Trang 25những chính sách này cũng đã đóng vai trò tích cực trong việc GPMB để dànhđất cho việc xây dựng các công trình quan trọng trong hệ thống cơ sở hạ tầngbàn đầu của đất nước.
1.3.2.2 Thời kỳ 1993 - 2003
Trên cơ sở Hiến pháp 1992, Luật Đất đai năm 1993 được Quốc hộithông qua và có hiệu lực từ ngày 15/10/1993 Với quy định "đất có giá" vàngười sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ, đây là sự đổi mới có ý nghĩa rấtquan trọng đối với công tác bồi thường, GPMB của Luật Đất đai năm 1993.Những quy định về bồi thường, GPMB của Luật Đất đai năm 1993 đãthu được những thành tựu quan trọng trong giai đoạn đầu thực hiện, nhưngcàng về sau, do sự chuyển biến mau lẹ của tình hình kinh tế xã hội, nó đã dầnmất đi vai trò làm động lực thúc đẩy phát triển Để tạo điều kiện đẩy nhanhtốc độ GPMB, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, đồng thời đảm bảoquyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất, Luật dửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Đất đai năm 2001, nhiều văn bản quy định về chính sách bồi thường,GPMB đã được ban hành, bao gồm:
- Nghị định số 90/CP ngày 17/9/1994 của Chính phủ quy định về việcbồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích anninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
- Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về việc bồithường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốcphòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; thay thế Nghị định số 90/CP nói trên
- Thông tư 145/1998/TT-BTC ngày 04/11/1998 của Bộ Tài chính hướngdẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ.Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC đã quyđịnh rõ phạm vi áp dụng bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, đốitượng phải bồi thường thiệt hại, đối tượng được bồi thường thiệt hại, phạm vi bồithường thiệt hại và các chính sách cụ thể về bồi thường thiệt hại về đất, tài sảngắn liền với đất, việc lập khu TĐC cũng như việc tổ chức thực hiện
Trang 26Về việc áp dụng: Chính sách bồi thường, GPMB theo quy định của
Nghị định số 22/1998/NĐ-CP và Thông tư số 145/1998/TT-BTC áp dụngchung cho mọi trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất Đây là một điểm khác sovới Nghị định số 90/CP
Đối tượng phải bồi thường thiệt hại: Người sử dụng đất được Nhà
nước giao đất hoặc cho thuê đất có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về đất vàtài sản cho người có đất bị thu hồi để giao hoặc cho mình thuê
Đối tượng được bồi thường thiệt hại: Phải là người có quyền sử dụng
đất, người sở hữu tài sản hợp pháp theo quy định của pháp luật
Phạm vi bồi thường thiệt hại gồm:
- Bồi thường thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất thu hồi
- Bồi thường thiệt hại về tài sản hiện có
- Trợ cấp đời sống và sản xuất cho những người phải di chuyển chỗ ở,
di chuyển địa điểm sản xuất kinh doanh
- Trả chi phí chuyển đổi nghề nghiệp cho người có đất bị thu hồi
- Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện bồithường, di chuyển, GPMB
Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại về đất: Khi Nhà nước thu hồi đất thì
tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có đất bị thu hồi được bồi thường bằngtiền, nhà ở hoặc bằng đất Khi bồi thường bằng đất hoặc nhà ở mà có sựchênh lệch về giá trị thì người được bồi thường được nhận hoặc phải trả lạiphần chênh lệch giá trị đo bằng tiền
Về điều kiện được bồi thường: Do chính sách đất đai của Nhà nước ViệtNam qua các thời kỳ lịch sử có nhiều thay đổi và do còn nhiều bất cập trongcông tác quản lý, sử dụng đất, Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã quy định rất cụthể, chi tiết các trường hợp được bồi thường thiệt hại về đất, về tài sản
Về giá đất để tính bồi thường thiệt hại: Giá đất để tính bồi thường thiệt
hại được xác định trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy địnhcủa Chính phủ nhân với hệ số K để đảm bảo giá đất tính bồi thường phù hợpvới khả năng sinh lợi và giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở địa phương
Trang 27Về chính sách hỗ trợ: Thực tế, khi Nhà nước thu hồi đất của người đang
sử dụng đất ổn định, lâu dài, hậu quả là người dân bị mất đất ở, mất tư liệu sảnxuất, nhiều trường hợp phải di chuyển chỗ ở, đời sống của người bị thu hồi đấtgặp nhiều khó khăn, nên việc thực hiện các chính sách hỗ trợ để khôi phục thunhập, cải thiện mức sống của những người bị ảnh hưởng là rất cần thiết Chínhsách hỗ trợ quy định trong Nghị định số 22/1998/NĐ-CP bao gồm:
- Hỗ trợ về ổn định sản xuất và đời sống, chi phí đào tạo chuyển nghề
- Trợ cấp ngừng việc cho cán bộ công nhân viên của doanh nghiệptrong thời gian ngừng sản xuất kinh doanh đến lúc sản xuất kinh doanh trở lạihoạt động bình thường
- Trợ cấp chi phí di chuyển, hỗ trợ tạo lập chỗ ở đối với người đang sửdụng nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước, thưởng tiến độ
- Hỗ trợ cho các đối tượng chính sách
Về TĐC: Chính sách TĐC được đề cập đầy đủ hơn so với các Nghị
định trước đó, việc Nhà nước chuẩn bị đủ điều kiện để lập khu TĐC (bao gồmquỹ đất, quỹ nhà ở và quỹ tiền mặt) là một phần đảm bảo công tác GPMB thựchiện nhanh chóng Lập khu TĐC được cụ thể hoá một chương riêng trong Nghịđịnh số 22/1998/NĐ-CP, bao gồm quy định thẩm quyền phê duyệt lập khu TĐC,điều kiện bắt buộc phải có khu TĐC, nguyên tắc bố trí đất ở cho các hộ gia đìnhtại khu TĐC và nguồn vốn xây dựng khu TĐC Ngoài ra còn có một số quy định
về chính sách hỗ trợ lập khu TĐC, góp phần khôi phục cuộc sống của người dântrong vùng giải toả Lập khu TĐC, thể hiện chính sách đổi mới của Nhà nước vềquan điểm và mục tiêu lấy con người làm trọng tâm trong quá trình bồi thườngthiệt hại đối với người bị thu hồi đất
Về tổ chức thực hiện: Các văn bản trước đây mới chỉ quan tâm đến nội
dung bồi thường cho đất bị thu hồi và các tài sản gắn liền với đất bị thu hồi,thì Nghị định số 22/1998/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về công tác tổ chứcthực hiện, trách nhiệm của UBND các cấp và Hội đồng bồi thường, GPMB
Trang 28cấp thành phố trong việc chỉ đạo thực hiện công tác bồi thường, GPMB vàTĐC của các dự án như lập phương án bồi thường, xác định mức bồi thườnghoặc trợ cấp cho từng tổ chức gia đình, cá nhân và tổ chức thực hiện bồithường theo phương án được phê duyệt Các quy định này đã giúp cho các địaphương có sự chủ động trong việc lựa chọn phương án bồi thường phù hợpvới điều kiện kinh tế - xã hội, quỹ đất, tập quán của địa phương.
Nhìn chung, trong thời kỳ 1993 - 2003, chính sách thu hồi đất và bồithường, GPMB đã có những tiến bộ nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triểncủa đất nước ta Tuy nhiên, cơ chế bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồiđất trong thời kỳ này vẫn còn một số nhược điểm như sau:
- Vấn đề xác định giá đất để tính bồi thường cho người bị thu hồi đấtchưa được quy định chưa theo một chuẩn mực nhất quán Có nhiều quyết địnhcủa UBND các tỉnh về giá đất để tính bồi thường còn thiếu cơ sở; giá đất docác địa phương quy định hầu hết đều thấp hơn giá đất trên thị trường; người
bị thu hồi đất nông nghiệp thường chịu thiệt thòi, người bị thu hồi đất phinông nghiệp thường được lợi
- Việc thu hồi hất được tiến hành theo dự án, công trình đã được phêduyệt nên người bị thu hồi đất coi đất đang sử dụng vào mục đích nôngnghiệp như đất phi nông nghiệp theo dự án đang triển khai và thường dẫn đếnviệc so bì giá đất bồi thường đất với giá đất phi nông nghiệp
- Nhà đầu tư dự án, công trình phải làm việc rất nhiều đối tác để thựchiện việc bồi thường, GPMB; có trường hợp phải làm việc với UBND cả bacấp tỉnh, thành phố, xã, làm việc với ban bồi thường, GPMB và làm việc vớingười có đất bị thu hồi
- Thu hồi đất nhưng không ưu tiên trả bằng đất mà chủ yếu trả bằngtiền; nhiều trường hợp phải TĐC cho người bị thu hồi đất nhưng chưa đượcgiải quyết thoả đáng, điều kiện của các khu TĐC không bằng khu dân cư đãthu hồi
Trang 291.3.2.3 Từ khi có Luật Đất đai năm 2003
Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua và có hiệu lục thihành từ ngày 01/7/2004 Để hướng dẫn việc bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhànước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, Chính phủ và các
Bộ, ngành đã ban hành các văn bản sau:
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thihành Luật đất đai.[2]
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ vềbồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.[4]
- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ vềphương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất.[3]
- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ về bổsung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiệnquyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thuhồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.[6]
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quyđịnh bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗtrợ TĐC.[7]
Các Nghị định và Thông tư nêu trên đã quy định cụ thể về bồi thường,
hỗ trợ, TĐC, GPMB như sau:
- Quy định những trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh
tế, trách nhiệm của UBND các cấp đối với những trường hợp nhà đầu tư thoảthuận với người sử dụng đất
- Quy định phạm vi, loại đất để tính bồi thường:
+ Quy định về giải quyết các trường hợp đang sử dụng đất nhưngkhông có một trong các loại giấy tờ về đất đai
+ Phạm vi, giới hạn đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư và đấtvườn, ao liền kề với đất ở để được hỗ trợ về đất khi Nhà nước thu hồi đất
- Quy định về giá đất, phương pháp xác định giá đất:
Trang 30+ Xác định lại giá đất cho phù hợp với thị trường đối với trường hợpgiá đất do UBND cấp tỉnh quy định và công bố chưa sát với giá chuyểnnhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường.+ Quy định mở rộng khung giá, nâng mức giá tối đa của khug giá một
số loại đất (các loại đất nông nghiệp, đất ở và đất sản xuất kinh doanh phinông nghiệp tại nông thôn) tăng thêm 50%
- Quy định về hỗ trợ, giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất:+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất có mức sống thuộcdiện hộ nghèo thì được hỗ trợ để vượt qua hộ nghèo
+ Trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bịthu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp không được Nhà nước bồi thườngbằng đất nông nghiệp tương ứng được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạoviệc làm bằng cách giao đất để làm mặt bằng sản xuất hoặc kinh doanh dịch
vụ phi nông nghiệp
- Quy định hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi được giao đất TĐC
mà có nguyện vọng ghi nợ thì được ghi nợ tiền sử dụng đất trên giấy từ chứngnhận quyền sử dụng đất
Nghị định số 69/2009/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành, đã quyđịnh nhiều chính sách mới nhằm giải quyết các vướng mắc trong bồi thườngGPMB, trong đó tập trung nâng cao mức hỗ trợ cho người có đất nông nghiệp
bị thu hồi như: đất vườn, ao xen kẽ khu dân cư hoặc trong cùng thửa đất cónhà ở riêng lẻ, việc bên ngoài được thu hồi theo giá đất nông nghiệp trồng câylâu năm còn được hỗ trợ thêm 30 - 70% giá đất ở trong khu vực; đất nôngnghiệp xen kẽ khu dân cư được hỗ trợ thêm 20 - 50% giá trị đất ở trong khuvực Ngoài ra nông dân bị thu hồi đất sẽ được hỗ trợ chuyển nghề bằng 1,5 - 5lần đất nông nghiệp đồng thời, Nghị định cũng quy định việc lập Quỹ pháttriển đất trên cơ sở trích từ 30 - 50% nguồn thu hàng năm từ tiền sử dụng đất,đấu giá quyền sử dụng đất; bồi thường GPMB; phát triển khu TĐC nhằm đảmbảo vai trò của Nhà nước trong việc ổn định xã hội thông qua chính sách điều
Trang 31tiết tài nguyên đất đai sẽ góp phần làm hài hoà các lợi ích giữa Nhà nước vàcác chủ thể sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai Nhà nước có thểchủ động mua lại diện tích đất của các doanh nghiệp thuộc diện phải được didời ra khỏi các đô thị do quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường để bổsung vào quỹ đất phục vụ mục tiêu chính sách xã hội.
Về cơ bản, chính sách bồi thường, GPMB theo Luật Đất đai năm 2003
đã kế thừa những ưu điểm của chính sách trong thời kỳ trước, đồng thời cónhững đổi mới nhằm góp phần tháo gỡ các vướng mắc trong việc bồi thường,GPMB hiện nay
Về việc thực hiện thu hồi đất và bồi thường GPMB: Nhà nước chỉ
thực hiện thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích như xây dựng khu côngnghiệp, khu công nghệ cao, khu kinh tế và các dự án đầu tư lớn theo quyđịnh của Chính phủ; đối với các dự án sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ phù hợpvới quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt thì nhà đầu tư được nhậnchuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng giá trị chuyểnquyền sử dụng đất của tổ chức, gia đình, cá nhân mà Nhà nước không thựchiện thủ tục thu hồi đất Như vậy, Nhà nước hạn chế các trường hợp màNhà nước bồi thường, hỗ trợ và TĐC và khuyến khích các nhà đầu tư thoảthuận với người có đất
Luật Đất đai năm 1993 quy định chỉ thu hồi đất khi đã có dự án đầu tư
cụ thể, nay Luật Đất đai năm 2003 quy định Nhà nước thực hiện việc thu hồiđất, bồi thường GPMB sau khi đã quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công
bố hoặc khi có dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất phù hợp với quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt, nhằm
để chủ động quỹ đất cho đầu tư phát triển; Nhà nước giao cho tổ chức pháttriển quỹ đất (do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập) đểthực hiện việc thu hồi đất, bồi thường GPMB và trực tiếp quản lý đất đã bị thuhồi đối với trường hợp sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố
mà chưa có dự án đầu tư
Trang 32Về giá đất bồi thường: Giá đất do Nhà nước quy định đảm bảo nguyên
tắc sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trongđiều kiện bình thường; các thửa đất liền kề nhau, có điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội, kết cấu hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùngmục đích sử dụng theo quy hoạch thì mức giá như nhau; đất tại khu vực giápranh giữa các tỉnh, thành phố thuộc trung ương, có điều kiện tự nhiên, kết cấu
hạ tầng như nhau, có cùng mục đích sử dụng hiện tại, cùng mục đích sử dụngtheo quy hoạch thì mức giá như nhau Giá đất để tính bồi thường là giá đấttheo mục đích đang sử dụng đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương quy định và công bố; không bồi thường theo giá đất sẽ chuyển mục đích
sử dụng Việc bồi thường cho người có đất bị thu hồi được tính theo giá đất
do Nhà nước quy định theo các nguyên tắc trên đã tạo nên tính nhất quán vềmặt giá trị Đối với trường hợp giá đất do UBND các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương quy định tại thời điểm thu hồi đất hoặc thời điểm giao đấtchưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trườngtrong điều kiện bình thường thì UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương quyết định giá đất cụ thể cho phù hợp mà không bị giới hạn bởi khunggiá đất do Chính phủ quy định tại Nghị định số 123/2007/NĐ-CP Đây là mộttrong những quy định của pháp luật hiện hành nhằm đảm bảo quyền lợi chongười có đất bị thu hồi trong trường hợp giá bồi thường thiệt hại khi Nhànước thu hồi đất thấp hơn giá đất thực tế trên thị trường
Về đối tượng được bồi thường thiệt hại về đất: So với trước đây, trong
thời kỳ này các đối tượng bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đã mở rộnghơn Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có các loại giấy tờ theoquy định nhưng đất đã được sử dụng trước ngày 01/7/2004, nay được UBND
xã, phương, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quyhoạch sử dụng đất đã được xét duyệt với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thìđược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sẽ được bồi thường khi Nhànước thu hồi đất
Trang 33Về chích sách hỗ trợ: Một trong những mối quan tâm của Nhà nước ta
hiện nay đó là việc thu hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư không được làmảnh hưởng xấu tới đời sống của người dân có đất bị thu hồi, đặc biệt là thuộcdiện hộ nghèo Ngoài các chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sảnxuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp như trước đây, chính sách hỗ trợ khi Nhànước thu hồi đất trong thời kỳ này đã được quy định theo hướng tạo điều kiệncho các hộ vượt nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% đất nôngnghiệp mà không có đất nông nghiệp để bồi thường thì được giao đất làm mặtbằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, trường hợp không có đất làm mặtbằng sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp thì những thành viên trong hộ còntrong độ tuổi lao động được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp
Về TĐC: UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải thực hiện
các dự án TĐC trước khi thu hồi đất Khu TĐC phải có điều kiện phát triểnbằng hoặc tốt hơn nơi cũ Trường hợp không có khu TĐC thì người bị thuhồi đất được bồi thường bằng tiền và được ưu tiên mua hoặc thuê nhà ởthuộc sở hữu của Nhà nước đối với các khu vực đô thị, bồi thường bằng đất
ở đối với khu vực nông thôn Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồiđất phải ở TĐC thì việc bố trí TĐC phải gắn với tạo việc làm hoặc chuyểnđổi nghề nghiệp
Về trình tự tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và TĐC: Một điểm
mới đó là người sử dụng đất được thông báo về việc thu hồi đất và phương ántổng thể về bồi thường, GPMB; quá trình lập phương án bồi thường, hỗ trợ vàTĐC có sự tham gia của người dân có đất bị thu hồi trước khi trình cơ quanNhà nước có thẩm quyền phê duyệt
1.3.2.4 Luật đất đai năm 2013
Luật Đất đai năm 2013 được Quốc hội thông qua và có hiệu lục thi hành từ ngày 01/7/2014 Để hướng dẫn việc bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai năm 2013, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành các văn bản sau:
Trang 34- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;
- Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Về các trường hợp thu hồi đất : Từ 12 trường hợp thu hồi đất quy địnhtại Điều 38 của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 bổ sungtrường hợp thu hồi đất do có nguy cơ đe dọa tính mạng con người để chiathành 4 nhóm để có quy định riêng về cơ chế xử lý đất thu hồi, tài sản trên đấtthu hồi phù hợp với tính chất của từng nhóm, gồm:
+ Nhóm 1: Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh;
+ Nhóm 2: Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;Theo Luật Đất đai năm 2013 thì thu hẹp hơn các trường hợp Nhà nướcthu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: Nhànước chỉ thu hồi đất đối với các dự án đã được Quốc hội quyết định chủtrương đầu tư; dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu
tư và một số trường hợp được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét thông quachủ trương thu hồi đất
+ Nhóm 3: Thu hồi đất do vi phạm pháp luật; đặc biệt đối với trường hợpkhông đưa đất đã được giao, cho thuê vào sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sửdụng, Luật Đất đai năm 2013 quy định chế tài mạnh để xử lý đối với cáctrường hợp này:”Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư
mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụngđất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàngiao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đấtvào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp choNhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đốivới thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạnđược gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thuhồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp
do bất khả kháng”
Trang 35+ Nhóm 4: Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tựnguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
• Thẩm quyền thu hồi đất
Luật Đất đai năm 2013 có sửa đổi thẩm quyền thu hồi đất so với quyđịnh hiện hành để cải cách hành chính khi thực hiện các dự án, trong đó quyđịnh Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền choUBND cấp huyện thu hồi đối với trường hợp khu đất thu hồi có cả tổ chức và
hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất Đây là lần đầu tiên trong Luật Đất đai
có quy định UBND cấp tỉnh được ủy quyền cho UBND cấp huyện thực hiệnthu hồi đất
• Trình tự, thủ tục thu hồi đất
Đối với trường hợp thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, anninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng, Luật Đất đainăm 2013 quy định bổ sung trình tự, thủ tục cưỡng chế kiểm đếm để lậpphương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trình tự cưỡng chế thu hồi đấtnhằm đảm bảo công khai, minh bạch và dân chủ; đảm bảo quyền lợi củangười có đất thu hồi; tăng cường hơn sự tham gia trực tiếp của nhân dân;trách nhiệm đối thoại và giải trình của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khingười dân chưa có ý kiến đồng thuận trong việc thu hồi đất, bồi thường, hỗtrợ, tái định cư
• Trưng dụng đất
So với pháp luật về đất đai hiện hành, Luật Đất đai năm 2013 bổ sungquy định về trưng dụng đất, nhằm thể chế quy định của Hiến pháp mới theohướng trưng dụng đất khác với trưng dụng tài sản, trong đó quy định cáctrường hợp trưng dụng đất, thời hạn trưng dụng đất, bồi thường thiệt hại doviệc trưng dụng đất gây ra
• Về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư: Luật Đất đai 2013 đã luật hóa cácquy định hiện hành tại các văn bản dưới Luật Đất đai 2003
Trang 36Luật không quy định phải lập, duyệt phương án bồi thường tổng thể, đốivới trường hợp đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ quyết định khung chính sáchbồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Đối với người dân mất đất nông nghiệp, đất ở kết hợp kinh doanh dịch
vụ, UBND cấp tỉnh phải có phương án đào tạo, chuyển đổi nghề, tìm kiếmviệc làm cho người dân Với những người dân bị thu hồi đất, mục tiêu an sinhphải đặt lên cao nhất
- Lần đầu tiên quy định tại nguyên tắc bồi thường việc bồi thường bằngtiền được xác định theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND câp tỉnhquyết định tại thời điểm quyết định thu hồi
Hiện nay trên địa bàn tỉnh, đất nông nghiệp thực tế không hình thành giáchuyển nhượng trong trường hợp giữ nguyên mục đích sử dụng, nên giá đất xácđịnh cụ thể trùng với giá quy định tại bảng giá đất Riêng đối với đất ở, khi thựchiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, có địa phương thực hiện xác định lại giáđất theo giá thị trường, có địa phương vẫn dùng bảng giá để áp giá bồi thường.Tuy nhiên theo quy định mới, sau ngày 01/7/2014, mọi trường hợp thu hồi về đất
ở sẽ đều thực hiện xác định lại giá đất để thực hiện bồi thường
- Trong đó một số quy định về bồi thường đối với đất ở thông thoánghơn: Theo quy định hiện hành việc bồi thường đất ở bằng đất chỉ thực hiệntrong trường hợp hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng tái định cư thì này, cácđịa phương có điều kiện về quỹ đất được phép thực hiện bồi thường đất ởbằng đất (quen gọi là đất đổi đất)
- Đồng thời việc thu hồi đất ở cũng được quy định chặt chẽ hơn, đó làviệc thu hồi đất ở chỉ được phép thực hiện sau khi hoàn thành xây dựng nhà ởhoặc hạ tầng khu tái định cư Quy định này tránh cho người dân bị thu hồi đất
ở một cách tùy tiện trong khi chưa thực hiện chu đáo việc bố trí tái định cư
- Trường hợp chậm bồi thường, Nhà nước phải trả lãi suất cho người dân
bị thu hồi Đối với trường hợp người bị thu hồi đất không nhận tiền bồithường, hỗ trợ Luật quy định rõ gửi số tiền này vào tài khoản tạm giữ tại khobạc, như vậy sẽ không có lãi suất như hiện nay đang thực hiện là gửi số tiềnnày vào tài khoản mở tại ngân hàng
Trang 371.3.3 Khái quát công tác giải phóng mặt bằng tại thị xã Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn
Từ năm 2006 đến năm 2013 Ban bồi thường giải phóng mặt bằng thị xãBắc Kạn đã tổ chức thực hiện 159 công trình, với tổng số tiền chi trả cho các
hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất là: 209,773,651,452 đồng Tiếp nhận vàgiải quyết 261 đơn thư liên quan đến các vấn đề trong công tác giải phóngmặt bằng Nhiều dự án công trình do gặp nhiều nguyên nhân mà phải chiathành nhiều giai đoạn bồi thường, giải phóng mặt bằng như chưa có đủ kinhphí, chưa có quỹ đất tái định cư Nhìn chung công tác giải phóng mặt bằngtrên địa bàn thị xã Bắc Kạn trong những năm qua luôn được sự quan tâm, chỉđạo sâu sát trực tiếp và kịp thời của Thường trực Thị ủy, HĐND- UBND thị
xã nên các vấn đề vướng mắc trong công tác bồi thường GPMB được giảiquyết kịp thời Cùng với đó là sự đổi mới chính sách trong công tác thu hồiđất luôn được Chính phủ cùng các bộ ngành, UBND tỉnh quan tâm và phùhợp với tình hình phát triển kinh tế và nguyện vọng của nhân dân
Trang 38Chương2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng,
hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện 02 dự án trên địa bàn thị
xã Bắc Kạn – tỉnh Bắc Kạn như sau:
- Dự án 1: Công trình xây dựng Bệnh viện đa khoa 500 giường
- Dự án 2: Công trình nâng cấp cải tạo đường tỉnh lộ 257 đoạn qua thị
xã Bắc Kạn
2.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chính sách bồi thường,giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư của hai dự án
+ Tổ chức thực hiện, tiền bồi thường, vấn đề về tái định cư
+ Vấn đề giải quyết công ăn việc làm và những vấn đề ảnh hưởng đếnđời sống, xã hội của người dân trong vùng dự án
2.3 Nội dung nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Bắc Kạn liên quan đến công tác gi ải phóng mặt bằng thuộc 2 dự án nghiên cứu.
2.3.2 Tình hình qu ản lý sử dụng đất trên địa bàn thị xã Bắc Kạn và mối quan h ệ của nó đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất.
2.3.3 Đánh giá công tác bồi thường giải phóng mặt bằng ở hai dự án
Trang 392.3.4 Đánh giá ảnh hưởng của công tác thu hồi đất đến sinh kế của người dân 2.3.5 Đề xuất một số giải pháp trong công tác giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Ph ương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp:
- Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng banchức năng từ cấp tỉnh đến cấp huyện, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh BắcKạn, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp
& phát triển nông thôn thị xã Bắc Kạn, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng,UBND các phường điểm đại diện cho các tiểu vùng của thị xã
- Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiêncứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý đất đai
2.4.2 Ph ương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp
- Quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp và lập phiếu điều tra đối vớinhững hộ dân trong khu vực giải phóng mặt bằng thuộc hai dự án theo mẫuphiếu điều tra
- Mỗi dự án sử dụng 60 phiếu điều tra, điều tra nhóm hộ mất 100 %diện tích đất và nhóm hộ mất dưới 50% diện tích đất tại mỗi dự án
2.4.3 Ph ương pháp tổng hợp thống kê và xử lý số liệu
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu điều tra chủ yếu bằng phầnmềm Excel
- Phương pháp so sánh, đánh giá các số liệu điều tra về các vấn đề bồithường, hỗ trợ, tái định cư, công ăn việc làm, ổn định đời sống sản xuất, vấn
đề xã hội, môi trường
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến của phòng Tài nguyên và
Môi trường , Ban giải phóng mặt bằng thị xã Bắc Kạn
Trang 40Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Điều kiện tự nhiên, - kinh tế xã hội và tình hình phát triển của thị xã Bắc Kạn
3 1.1 Điều kiện tự nhiên [23]
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng ĐôngBắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước.Thị xã Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị Trên địa bàn
thị xã có đường Quốc lộ số 3 chạy xuyên suốt (Hà Nội – Thái Nguyên – Cao Bằng) là tuyến giao thông chính giao lưu với bên ngoài; đồng thời có một số
tuyến kết nối thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trìnhcải tạo, nâng cấp Ngoài ra, thị xã có sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạomôi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quantrọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp
Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâmcủa tỉnh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:
- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh – huyện Bạch Thông;
- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong – huyện Bạch Thông;
- Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục – huyện Chợ Mới;
- Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông;
Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơi tập trung các
cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh, nơi tập trunghầu hết các ngành công nghiệp nhẹ …
Do có những lợi thế đó, thị xã Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giaothương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lantoả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh