Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 39)

3. Mục tiêu cụ thể

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp điều tra thu thp sliu thcp:

- Thu thập dữ liệu, số liệu thông tin có sẵn từ các cơ quan, phòng ban chức năng từ cấp tỉnh đến cấp huyện, Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Bắc Kạn, phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Thống kê, phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn thị xã Bắc Kạn, Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng, UBND các phường điểm đại diện cho các tiểu vùng của thị xã.

- Kế thừa có chọn lọc những tài liệu điều tra cơ bản và tài liệu nghiên cứu của các nhà khoa học có liên quan đến công tác quản lý đất đai

2.4.2. Phương pháp điều tra thu thp sliệu sơ cấp

- Quan sát thực tế, phỏng vấn trực tiếp và lập phiếu điều tra đối với những hộ dân trong khu vực giải phóng mặt bằng thuộc hai dự án theo mẫu phiếu điều tra.

- Mỗi dự án sử dụng 60 phiếu điều tra, điều tra nhóm hộ mất 100 % diện tích đất và nhóm hộ mất dưới 50% diện tích đất tại mỗi dự án.

2.4.3. Phương pháp tổng hp thng kê và xlý sliu

- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu điều tra chủ yếu bằng phần mềm Excel

- Phương pháp so sánh, đánh giá các số liệu điều tra về các vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, công ăn việc làm, ổn định đời sống sản xuất, vấn đề xã hội, môi trường

- Phương pháp chuyên gia:Tham khảo ý kiến của phòng Tài nguyên và Môi trường , Ban giải phóng mặt bằng thị xã Bắc Kạn

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điềukiện tự nhiên, - kinh tế xã hội và tình hình phát triển của thị xãBắc Kạn Bắc Kạn

3.1.1. Điều kin tnhiên [23]

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thị xã Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị. Trên địa bàn thị xã có đường Quốc lộ số 3 chạy xuyên suốt(Hà Nội –Thái Nguyên–Cao Bằng)là tuyến giao thông chính giao lưu với bên ngoài; đồng thời có một số tuyến kết nối thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, thị xã có sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạo môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh – huyện Bạch Thông;

- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong – huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục – huyện Chợ Mới; - Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông;

Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh, nơi tập trung hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ …

Do có những lợi thế đó, thị xã Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình

Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm ven theo hai bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150 – 200 m.

-Địa hình núiđá vôi: tập trung ở xã Xuất Hóa, vùng này bao gồm chủ

yếu núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn.

-Địa hình đồi núi thấp: phân bố hầu hết ở các xã, phường độ cao trung

bình từ 150 – 160 m so với mực nước biển.

-Địa hình thung lũng: hầu hết phân bố các phường nội thị là khu vực

có địa hình tương đối bằng phẳng.

3.1.1.3. Tài nguyên đất

a. Diện tích

Theo số liệu thống kê năm 2011 thị xã Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên

(DTTN) là 13.688,00 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 11.261,60 ha, chiếm 82,27% DTTN; đất phi nông nghiệp 1.195,39 ha, chiếm 10,61% DTTN và đất chưa sử dụng 1.231,01 ha, chiếm 13,88% DTTN.

b. Thổ nhưỡng

Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của thị xã được chia thành 6 nhóm chính sau:

- Đất phù sa sông: Nằm trên các khu vực có địa hình thấp, nơi tích tụ phù sa do xói mòn từ đồi núi dọc theo triền sông Cầu và phân bố dọc theo các triền suối. Nhóm đất này tương đối thuần nhất về màu sắc có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, diện tích có thành phần thịt nhẹ đến trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất. Loại đất này có tỷ lệ chất dinh dưỡng cao, khả năng giữ chất màu, giữ ẩm tốt, ít bị xói mòn. Đây là các loại đất tốt nhất cho canh tác, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Hiện loại đất này đang được sử dụng trồng lúa nước và các loại rau màu.

-Đất phù sa ngòi suối: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, địa hình bậc thang, càng xa bờ càng nặng hơn, song chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, đá mẹ và độ che phủ thực vật xung quanh. Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình, tỷ lệ canxi trong đất thấp, lượng sắt, nhôm di động cao. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp.

-Đất dốc tụ trồng lúa nước: Phân bố xen kẽ, rải rác khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đôi khi tầng mặt là thịt trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dưỡng.

- Đất Feralít biến đổi do trồng lúa: Đây là loại đất do san đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Tầng đất mỏng, các chất đạm, mùn tổng số khá, Lân, Kali tổng số bình thường, các chất dễ tiêu nghèo, đất rất chua. Do địa hình bậc thang nên khả năng giữ nước, giữ màu kém. Hiện nay loại đất này đang được cấy 2 vụ lúa hoặc một lúa một màu, nhưng bị hạn hán do không chủ động nước nên thường xuyên bỏ hoá vụ đông xuân.

-Đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Phân bố rải rác ở ven

sông suối của địa hình đồi núi thoải. Tầng đất dày(tới trên 1m)nhưng lại xuất hiện nhiều cuội sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp. Đất chua, nghèo dinh dưỡng, lượng nhôm di động trong đất cao, H+ chiếm ưu thế nên ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất hữu cơ do vậy các chất dinh dưỡng nghèo.

-Đất feralít vàng đỏ phát triển trên đá granit: Ở thị xã loại đất này chủ

yếu phân bố ở độ cao 200 – 700m, tầng đất từ trung bình đến dày nhưng có nhiều đá lộ đầu, thành phần cơ giới ở tầng mặt có tỷ lệ cát cao và nhiều cát thô, càng xuống dưới cát càng giảm dần, tỷ lệ sét tăng. Hàm lượng mùn cao, tốc độ phân giải chất hữu cơ chậm, đất có phản ứng trung tính, ít chua. Thích hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.

3.1.1.4. Tài nguyên nước

Hiện tại trên địa bàn thị xã hai nguồn nước: nước mặt và nước ngầm, chất lượng đều tốt có thể sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

* Nguồn nước mặt: Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu và các con suối chảy qua địa bàn xã như suối Nông Thượng, suối Thị Xã (suối Bắc Kạn), suối Pá Danh, suối Nặm Cắt, suối Xuất Hóa. Trong đó suối Nông Thượng có chức năng tiêu toàn bộ lượng nước mưa, nước thải của lưu vực phía Nam và phía Tây thị xã Bắc Kạn.

- Sông Cầu có chiều dài chảy qua địa phận thị xã khoảng 20 km, rộng trung bình 40m, lưu lượng dòng chảy bình quân năm là 73 m3/s, mùa lũ là 123 m3/s, mùa khô là 8,05 m3/s. Độ dốc dòng chảy trung bình là 1,750. Là con sông lớn của vùng Đông Bắc được bắt nguồn từ nhiều con suối chảy ra thuộc địa phận xã Ngọc Phái, Phương Viên huyện Chợ Đồn.

- Suối Nông Thượng có diện tích lưu vực 14,2 km2, chiều dài suối 4,7 km. - Suối Thị Xã có diện tích lưu vực 2,3 km2, chiều dài suối 2,8 km. - Suối Pá Danh có diện tích lưu vực 2,8 km2, chiều dài suối 2,7 km. - Suối Nặm Cắt có diện tích lưu vực 110 km2,chiều dài nhánh chính của suối 25 km, là phụ lưu lớn nhất của sông Cầu. Lưu lượng nước trung bình là 1,43 m3/s và lưu lượng tối đa là 1,65 m3/s.

* Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của cơ quan Địa chất, tại thị xã Bắc Kạn có khả năng khai thác nước ngầm tập trung với quy mô nhỏ, lưu lượng giếng từ 6,69 l/s đến 12,11 l/s. Chất lượng nước ngầm đảm bảo chỉ tiêu cơ bản, có thể sử dụng làm nước uống; tuy nhiên cần lưu ý đến các yếu tố như Fe, SiO2, NO3 và chỉ tiêu vi sinh.

Trữ lượng nước ngầm được xác định:

- Cấp B (cấp công nghiệp): 4.330 m3/ngày đêm.

- Cấp C1: 2.838 m3/ngày đêm.

3.1.2. Điều kin kinh tếxã hi [23]

3.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a) Khu vực kinh tế nông nghiệp

Khu vực kinh tế nông nghiệp hiện đang là ngành có tỷ trọng giá trị nhỏ, nhưng cũng có đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế chung và đặc biệt là ổn định đời sống của một bộ phận dân cư trong thị xã. Năm 2013 giá trị sản xuất theo giá hiện hành của ngành nông nghiệp đạt 92,414 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng nông lâm nghiệp giai đoạn 2005-2010 tăng 6,3%. Mặc dù giá trị tăng nhưng tỷ trọng của ngành trong cơ cấu GDP giảm 17,26% năm 2005 xuống còn 11,63% năm 2013. Điều này phù hợp với xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

* Sản xuất nông nghiệp

Mặc dù đặc trưng về điều kiện tự nhiên cho phát triển nông nghiệp kém ưu thế so với các nơi khác, tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp lại để giành cho mục đích mở rộng đô thị và phát triển công nghiệp, dịch vụ, song Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã vẫn chủ động khắc phục khó khăn giành thắng lợi, duy trì tốt thành tích trong nhiều năm liên tục.

- Trồng trọt: Ngành trồng trọt hiện đang là ngành chính của nông nghiệp,

tạo ra khối lượng sản phẩm lương thực, thực phẩm lớn. Những năm gần đây trồng trọt đang chuyển dần sang sản xuất hàng hoá, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Cơ cấu sản xuất cây trồng với xu thế ổn định cây lượng thực, tăng diện tích và thâm canh mạnh cây chè, cây ăn quả và rau màu. Giá trị sản xuất chiếm khoảng 45% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp.

-Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi phát triển khá ổn định và đang được chú

trọng mở rộng với nhiều loại hình tổ chức sản xuất: chăn nuôi gia đình, công nghiệp, bán công nghiệp và tận dụng với qui mô nhỏ. Bước đầu áp dụng các tiến bộ kỹ thuật - công nghệ mới, giống có năng suất cao vào sản xuất. Công tác thú y được quan tâm triển khai, công tác tiêm phòng dịch và kiểm dịch định kỳ, phát hiện sớm và ngăn chặn kịp thời các loại bệnh ở gia súc, gia cầm, nên hàng năm không có dịch bệnh lớn xảy ra.

* Lâm nghiệp

Thông qua các chương trình dự án cùng với sự hỗ trợ đầu tư của tỉnh, thị xã trong những năm qua công tác quản lý, trồng và chăm sóc rừng luôn được quan tâm.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng có nhiều chuyển biến tích cực, lực lượng kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, kiểm soát ngăn chăn tình trạng khai thác, lâm sản trái phép...

Tuy nhiên trong lĩnh vực lâm nghiệp còn một số tồn tại: Tình trạng chặt phá rừng, buôn bán lâm sản và động vật trái phép vẫn tiếp diễn, nguy cơ cháy rừng vẫn là mối đe dọa thường xuyên.

3.1.2.2. Khu vực kinh tế công nghiệp, TTCN và xây dựng

Công nghiệp: Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển cả về số lượng, quy mô và trình độ công nghệ, hình thành được cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng, xây dựng được các mô hình phát triển công nghiệp thuỷ điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến lâm sản như: Nhà máy thuỷ điện Nặm Cắt, Công ty cổ phần xi măng Bắc Kạn (6 vạn tấn/năm), Công ty ô tô Tracimexco, Công ty may 19-5, Nhà máy in Bắc Kạn, Công ty bia Bắc Kạn... Đặc biệt, công nghiệp chế biến lâm sản, chế biến thực phẩm và hoa quả đã đáp ứng được một phần nhu cầu trong tỉnh. Một số sản phẩm như giấy đế, trúc, đũa các loại đã là các mặt hàng xuất khẩu đi Đài Loan, Đông Âu và một số nước khác. Sản phẩm chế biến từ hoa quả trở thành đặc sản của tỉnh đã có mặt khắp trên thị trường trong nước như: mứt mận, ô mai mơ, si rô mơ,... Đồng thời, phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh sẽ quy hoạch xây dựng một số cụm công nghiệp như cụm công nghiệp Phiêng My – xã Huyền Tụng, cụm công nghiệp xã Xuất Hóa là cơ hội để thị xã có môi trường thuận lợi thực hiện tiến trình thu hút thêm đầu tư, phát triển thêm nhiều năng lực mới, hứa hẹn tăng nhanh giá trị sản xuất và tỷ trọng công nghiệp - TTCN trong cơ cấu kinh tế của thị xã.

3.1.2.3. Khu vực kinh tế thương mại- dịch vụ

Hoạt động thương mại - dịch vụ ở thị xã Bắc Kạn thời gian qua phát triển khá phong phú và đa dạng, thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

- Thương mại: Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng trưởng khá, năm 2013 đạt 368 tỷ đồng Tỷ trọng thương mại - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế ngày càng cao.

Mạng lưới chợ được quan tâm đầu tư xây dựng, trong giai đoạn từ 2005 - 2013 trên địa bàn thị xã đã xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng 3 chợ gồm chợ Đức Xuân với diện tích xây dựng là 8.000m2, chợ Nguyễn Thị Minh Khai với diện tích là 2.063 m2và chợ trung tâm thị xã. Đáp ứng yêu cầu nguyện vọng của nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và tăng thu ngân sách cho thị xã.

- Vận tải: Hoạt động vận tải đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân. Từ năm 2005 đến nay, nhiều dự án giao thông được triển khai thực hiện và hoàn thành đưa vào sử dụng như đường Trường Chinh kéo dài, tuyến đường nhánh trong khu tái định cư Đức Xuân và đô thị phía Nam, đường đê bao bắc Sông Cầu, nâng cấp Quốc lộ 3 đoạn 10 km qua thị xã Bắc Kạn… Khối lượng hàng hoá vận chuyển ước đạt 218 nghìn tấn, tăng 28,84 nghìn tấn(luân chuyển 17.766 nghìn tấn km, tăng 6416 nghìn tấn);

hành khách vận chuyển được 1.268 nghìn lượt người, tăng 346 nghìn người

(luân chuyển 62.778 triệu người km, tăng 14.698 nghìn người).

- Bưu chính viễn thông: Thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thị xã và đời sống của dân cư. Công tác phát hành báo, bưu phẩm được đảm bảo, mật độ điện thoại đạt gần 100% số hộ dùng điện thoại bàn và di động. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành có nhiều

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)