Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 40)

3. Mục tiêu cụ thể

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Bắc Kạn là đô thị vùng cao, nằm sâu trong nội địa của vùng Đông Bắc, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước. Thị xã Bắc Kạn gồm có 4 phường nội thị và 4 xã thuộc ngoại thị. Trên địa bàn thị xã có đường Quốc lộ số 3 chạy xuyên suốt(Hà Nội –Thái Nguyên–Cao Bằng)là tuyến giao thông chính giao lưu với bên ngoài; đồng thời có một số tuyến kết nối thị xã đi các huyện và các tỉnh khác, hiện đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp. Ngoài ra, thị xã có sông Cầu và suối Nặm Cắt chảy qua, tạo môi trường sinh thái tốt, cảnh quan đẹp, là nơi cung cấp nguồn nước mặt quan trọng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.

Cách thủ đô Hà Nội 166 km về phía Đông Bắc, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh, thị xã có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh – huyện Bạch Thông;

- Phía Tây giáp xã Quang Thuận, Đôn Phong – huyện Bạch Thông; - Phía Nam giáp xã Thanh Vận, Hòa Mục – huyện Chợ Mới; - Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông;

Là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơi tập trung các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội, các sở, ban ngành tỉnh, nơi tập trung hầu hết các ngành công nghiệp nhẹ …

Do có những lợi thế đó, thị xã Bắc Kạn có sức hút, có khả năng giao thương, hội nhập trao đổi mọi mặt với bên ngoài, đồng thời tác động lan toả đến phát triển kinh tế - xã hội của các huyện trong tỉnh.

3.1.1.2. Địa hình

Thị xã Bắc Kạn là thung lũng lòng chảo nằm ven theo hai bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi những dãy núi có độ cao trung bình từ 150 – 200 m.

-Địa hình núiđá vôi: tập trung ở xã Xuất Hóa, vùng này bao gồm chủ

yếu núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏ đứt đoạn.

-Địa hình đồi núi thấp: phân bố hầu hết ở các xã, phường độ cao trung

bình từ 150 – 160 m so với mực nước biển.

-Địa hình thung lũng: hầu hết phân bố các phường nội thị là khu vực

có địa hình tương đối bằng phẳng.

3.1.1.3. Tài nguyên đất

a. Diện tích

Theo số liệu thống kê năm 2011 thị xã Bắc Kạn có diện tích đất tự nhiên

(DTTN) là 13.688,00 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 11.261,60 ha, chiếm 82,27% DTTN; đất phi nông nghiệp 1.195,39 ha, chiếm 10,61% DTTN và đất chưa sử dụng 1.231,01 ha, chiếm 13,88% DTTN.

b. Thổ nhưỡng

Đánh giá theo địa hình và mức độ thích nghi đối với loại cây trồng, vật nuôi, đất đai của thị xã được chia thành 6 nhóm chính sau:

- Đất phù sa sông: Nằm trên các khu vực có địa hình thấp, nơi tích tụ phù sa do xói mòn từ đồi núi dọc theo triền sông Cầu và phân bố dọc theo các triền suối. Nhóm đất này tương đối thuần nhất về màu sắc có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nặng, diện tích có thành phần thịt nhẹ đến trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất. Loại đất này có tỷ lệ chất dinh dưỡng cao, khả năng giữ chất màu, giữ ẩm tốt, ít bị xói mòn. Đây là các loại đất tốt nhất cho canh tác, phù hợp với nhiều loại cây trồng. Hiện loại đất này đang được sử dụng trồng lúa nước và các loại rau màu.

-Đất phù sa ngòi suối: Đất có thành phần cơ giới nhẹ, cấp hạt lớn, hạt thô, địa hình bậc thang, càng xa bờ càng nặng hơn, song chịu ảnh hưởng trực tiếp của địa hình, đá mẹ và độ che phủ thực vật xung quanh. Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình, tỷ lệ canxi trong đất thấp, lượng sắt, nhôm di động cao. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây công nghiệp.

-Đất dốc tụ trồng lúa nước: Phân bố xen kẽ, rải rác khắp các đồi núi, chứa nhiều sỏi cát sắc cạnh, thành phần cơ giới thịt nhẹ, đôi khi tầng mặt là thịt trung bình. Đất có phản ứng chua, thiếu lân, nghèo chất dinh dưỡng.

- Đất Feralít biến đổi do trồng lúa: Đây là loại đất do san đồi thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Tầng đất mỏng, các chất đạm, mùn tổng số khá, Lân, Kali tổng số bình thường, các chất dễ tiêu nghèo, đất rất chua. Do địa hình bậc thang nên khả năng giữ nước, giữ màu kém. Hiện nay loại đất này đang được cấy 2 vụ lúa hoặc một lúa một màu, nhưng bị hạn hán do không chủ động nước nên thường xuyên bỏ hoá vụ đông xuân.

-Đất Feralít nâu vàng phát triển trên phù sa cổ: Phân bố rải rác ở ven

sông suối của địa hình đồi núi thoải. Tầng đất dày(tới trên 1m)nhưng lại xuất hiện nhiều cuội sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp. Đất chua, nghèo dinh dưỡng, lượng nhôm di động trong đất cao, H+ chiếm ưu thế nên ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất hữu cơ do vậy các chất dinh dưỡng nghèo.

-Đất feralít vàng đỏ phát triển trên đá granit: Ở thị xã loại đất này chủ

yếu phân bố ở độ cao 200 – 700m, tầng đất từ trung bình đến dày nhưng có nhiều đá lộ đầu, thành phần cơ giới ở tầng mặt có tỷ lệ cát cao và nhiều cát thô, càng xuống dưới cát càng giảm dần, tỷ lệ sét tăng. Hàm lượng mùn cao, tốc độ phân giải chất hữu cơ chậm, đất có phản ứng trung tính, ít chua. Thích hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày, cây ăn quả, cây lâm nghiệp.

3.1.1.4. Tài nguyên nước

Hiện tại trên địa bàn thị xã hai nguồn nước: nước mặt và nước ngầm, chất lượng đều tốt có thể sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trên địa bàn.

* Nguồn nước mặt: Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu và các con suối chảy qua địa bàn xã như suối Nông Thượng, suối Thị Xã (suối Bắc Kạn), suối Pá Danh, suối Nặm Cắt, suối Xuất Hóa. Trong đó suối Nông Thượng có chức năng tiêu toàn bộ lượng nước mưa, nước thải của lưu vực phía Nam và phía Tây thị xã Bắc Kạn.

- Sông Cầu có chiều dài chảy qua địa phận thị xã khoảng 20 km, rộng trung bình 40m, lưu lượng dòng chảy bình quân năm là 73 m3/s, mùa lũ là 123 m3/s, mùa khô là 8,05 m3/s. Độ dốc dòng chảy trung bình là 1,750. Là con sông lớn của vùng Đông Bắc được bắt nguồn từ nhiều con suối chảy ra thuộc địa phận xã Ngọc Phái, Phương Viên huyện Chợ Đồn.

- Suối Nông Thượng có diện tích lưu vực 14,2 km2, chiều dài suối 4,7 km. - Suối Thị Xã có diện tích lưu vực 2,3 km2, chiều dài suối 2,8 km. - Suối Pá Danh có diện tích lưu vực 2,8 km2, chiều dài suối 2,7 km. - Suối Nặm Cắt có diện tích lưu vực 110 km2,chiều dài nhánh chính của suối 25 km, là phụ lưu lớn nhất của sông Cầu. Lưu lượng nước trung bình là 1,43 m3/s và lưu lượng tối đa là 1,65 m3/s.

* Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của cơ quan Địa chất, tại thị xã Bắc Kạn có khả năng khai thác nước ngầm tập trung với quy mô nhỏ, lưu lượng giếng từ 6,69 l/s đến 12,11 l/s. Chất lượng nước ngầm đảm bảo chỉ tiêu cơ bản, có thể sử dụng làm nước uống; tuy nhiên cần lưu ý đến các yếu tố như Fe, SiO2, NO3 và chỉ tiêu vi sinh.

Trữ lượng nước ngầm được xác định:

- Cấp B (cấp công nghiệp): 4.330 m3/ngày đêm.

- Cấp C1: 2.838 m3/ngày đêm.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)