Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 83)

3. Mục tiêu cụ thể

3.5.Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng

* Hoàn thiện chính sách về giá đất

- Hoàn thiện phương thức tính giá đất nông nghiệp theo hướng xác định giá đất nông nghiệp theo hạng đất, theo vị trí. Hiện tại giá đất nông nghiệp tại tỉnh Bắc Kạn được xác định theo các khu vực khác nhau; không có sự phân biệt về hạng đất.

Nên xác định giá đất nông nghiệp theo mục đích sử dụng, theo vị trí, còn việc sử dụng đất đai hiện nay ở từng tỉnh thành, từng khu vực khác nhau, nơi nào có điều kiện lợi thế để kinh doanh, thì nên tăng khoản hỗ trợ của Nhà nước. Với cách xác định như vậy, người dân sẽ thấy được sự quan tâm khách quan của Nhà nước khi thu hồi đất ở những vùng, miền khác nhau tùy theo đặc điểm, điều kiện của từng nơi, không còn tình trạng so bì về giá đất cùng loại giữa nơi nay với nơi khác.

* Triển khai thực hiện chính sách bồi thường đất nông nghiệp bịthu hồi bằng đất nông nghiệp; hỗ trợ các trường hợp bịthu hồi trên 30% đất nông nghiệp bằng hình thức giao đấtởhoặc đất sản xuẩt, kinh doanh dịch vụ phi

nông nghiệp

Việc bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp có thể làm mất ổn định về đời sống, việc làm, thu nhập đối với lao động nông nghiệp không có khả năng chuyển đổi nghề nghiệp. Trong trường hợp có nhiều người cùng mất việc làm tại cùng địa phương, việc chuyển đổi sang các nghề nghiệp giản đơn, lao động phổ thông, buôn bán nhỏ, dịch vụ sửa chữa nhỏ... thường không mang lại hiệu quả vì nhu cầu hàng hoá hay dịch vụ đối với những nghề nghiệp ấy chỉ có giới hạn và nhanh chóng bão hoà. Vì vậy, giải pháp bảo đảm thu nhập, việc làm thường xuyên cho người mất việc làm do bị thu hồi đất là rất cần thiết.

Giải pháp bồi thường đất nông nghiệp bị thu hồi bằng đất nông nghiệp, hoặc hỗ trợ bằng hình thức giao đất ở hoặc đất kinh doanh dịch vụ thực chất là giải pháp bảo đảm việc làm và thu nhập thường xuyên cho người bị mất việc làm. Với đất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp, người được giao đất có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh buôn bán hoặc cung cấp dịch vụ với các quy mô khác nhau, từ kinh doanh nhỏ tới kinh doanh quy mô vừa, hoặc liên kết kinh doanh với những người có nguồn vốn. Với đất ở có thể kinh doanh xây nhà cho thuê. Việc hỗ trợ bằng hình thức giao đất ở tạo cho người bị thu hồi đất một nguồn thu nhập khá cao, ổn định, lâu dài thay thế cho nguồn thu nhập từ lao động nông nghiệp trước khi bị thu hồi đất.

* Xây dựng và ban hành các chính sách hỗtrợ đặc biệt về đời sống, việc làm cho những hộgiađình bịthu hồi hếtđất nông nghiệp (hoặc diện tíchđất nông nghiệp còn lại quá nhỏ)

Các hộ bị thu hồi hết đất nông nghiệp hoặc diện tích còn lại qua nhỏ gặp khó khăn đặc biệt về việc làm và thu nhập. Việc chuyển đổi nghề nghiệp không thể thực hiện một cách nhanh chóng. Vì vậy, phải có chính sách hỗ trợ riêng cho những trường hợp này.

* Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm theo hướng sửdụng ít

đất nông nghiệp và sửdụng nhiều lao động

Hiện nay có nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp cần ít diện tích đất, nhất là các mô hình trồng cây trên giá thể. Địa phương cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, triển khai các mô hình trình diễn các phương thức sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản...) cần ít diện tích đất và sử dụng nhiều lao động. Đây là giải pháp gián tiếp tạo nhiều việc làm trên diện tích nhỏ đất nông nghiệp.

Việc chuyển đổi tập quán canh tác đã quen thuộc sang một tập quán mới là một điều khó khăn đối với nông dân, do đó cần phải có những mô hình trình diễn tốt, kiên trì tuyên truyền, vận động.

Các mô hình sản xuất tiên tiến cần đầu tư cao. Chính vì vậy cần có cơ chế thuận lợi cho việc tiếp cận các nguồn vốn, trong đó đặc biệt quan trọng là nguồn vốn từ các Quỹ bảo đảm việc làm cho người bị thu hồi đất.

* Tăng cường xây dựng cơ sởhạtầng nông thôn

Trong các dự án phát triển, thiệt hại do thu hồi đất không chỉ tác động trực tiếp lên người có đất bị thu hồi mà còn tác động lên những người khác. Hạ tầng bị hư hại, giảm công năng; ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường trong khu dân cư. Vì vậy cần tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như đường đi, kênh mương, hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, hệ thống chuyển tải điện, thông tin liên lạc; hệ thống hạ tầng xã hội như trường học, trạm xá, chợ, sân chơi...

Việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn có hai ý nghĩa, một là sự bồi thường những thiệt hại cho cộng đồng nói chung, bao hàm cả người có đất bị thu hồi và những người khác. Mặt khác, việc nâng cấp cơ sở hạ tầng có tác dụng thúc đẩy kinh tế, văn hoá phát triển, gián tiếp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người có đất bị thu hồi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾNNGHỊ

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng tại một số dự án trên địa bàn thị xã bắc kạn tỉnh bắc kạn (Trang 83)