3. Mục tiêu cụ thể
3.4. 5 Tình hình lao động, việc làm của người dân
Bảng 3.16: Sự thay đổi về lao động và việc làm của các hộ dân trước và sau khi bị thu hồi đất
ĐVT: người
STT
Chỉ tiêu điều tra
Trước khi thu hồi đất Sau khi thu hồi đất Tổng số Tỷ lệ (%) Tổng số Tỷ lệ (%) I. Dựán xây dựng Bệnh viện 500 giường
1 Số hộ điều tra 60
2 Số nhân khẩu 240 240
3 Số người trong độ tuổi lao động: 188 100 188 100
- Làm nông nghiệp 38 20.2 15 7.8
- Phi nông nghiệp 150 79.8 173 92.2
+ Buôn bán nhỏ, dịch vụ 110 133
+ Cán bộ, CNVC 40 40
II. Dựán nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ257
1 Số hộ điều tra 60
2 Số nhân khẩu 288 288
3 Số người trong độ tuổi lao động: 201 100 201 100
- Làm nông nghiệp 5 2.5 5 2.5
+Tiểu thủ công nghiệp
+ Buôn bán nhỏ, dịch vụ 97 97
+ Cán bộ, CNVC 99 99
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
Qua bảng 3.16 đối với dự án 1 số người trong độ tuổi lao động là 188 người trước khi thu hồi đất có 38 lao động làm nông nghiệp chiếm 20.2% sau khi thu hồi số lao động này giảm xuống còn 15 tương ứng với 7.8%. Số người lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp trước khi thu hồi là 150 người chiếm 79.8%, sau khi thu hồi tăng lên 92.2 % là 173 người.
Ở dự án 2 trong tổng số 60 hộ điều tra có 288 nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động là 201 người. Trước khi thu hồi đất có 5 người làm nông nghiệp chiếm 2.5% vì là đất đô thị nên số người làm nông nghiệp rất ít, đa phần người dân là cán bộ công chức nhà nước và làm nghề kinh doanh buôn bán. Do vậy số người lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tại dự án 2 trước và sau thu hồi đất không có sự thay đổi 196 lao động chiếm 97.5%.
* Những thuận lợi, khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng tại hai dựán - Thuận lợi
Chính sách, pháp luật về đất đai nói chung và công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng ngày càng hoàn thiện. Hội đồng bồi thường trong quá trình thu hồi đất đã áp dụng theo các văn bản luật từ Trung ương đến các quyết định mà UBND tỉnh quy định. Đặc biệt trong công trình xây dựng Bệnh viện đa khoa 500 giường UBND tỉnh Bắc Kạn đã có quyết định riêng “ Quyết định số 3799/2009/QĐ-UBND ngày 15/12/2009 của UBND tỉnh Bắc Kạn về việc ban hành quy định một số chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án Bệnh viện đa khoa 500 giường tỉnh Bắc Kạn ( Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn) quyết định có các quy định cụ thể về cơ chế bồi thường, hỗ trợ di chuyển, chính sách về tái định cư rộng hơn các văn bản hiện hành giúp cho
quá trình bồi thường giải phóng mặt bằng để xây dựng dự án được thuận lợi. - Giá bồi thường dựa trên giá đất UBND tỉnh công bố vào ngày 01/01 hàng năm, giá đất UBND tỉnh công bố dựa trên khung giá đất của Chính phủ. Giá đất UBND tỉnh Bắc Kạn xây dựng hàng năm cơ bản đã sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường, giá bồi thường tài sản trên đất được UBND tỉnh Bắc Kạn thường xuyên sửa đổi theo giá cả thị trường hiện hành do đó thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng trong quá trình thực hiện hai dự án.
Các chính sách hỗ trợ theo quy định cho người có đất bị thu hồi như hỗ trợ di chuyển tháo dỡ; trợ cấp cho các gia đình chính sách, hỗ trợ thuê nhà ở tạm trong thời gian chưa nhận được nhà TĐC cũng được hội đồng bồi thường quan tâm và thực hiện tốt theo các văn bản hiện hành của pháp luật.
- Về tái định cư: Trong quá trình thực hiện hai dự án khu tái định cư đã được bố trí hợp lý. Dự án xây dựng Bệnh viện 500 giường được bố trí khu tái định cư trước cổng bệnh viện với đơn giá tái định cư hợp lý, khả năng sinh lợi và cơ sở vật chất, tiếp cận phúc lợi tốt hơn được các hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi đồng tình ủng hộ. Với dự án Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ 257 đoạn qua thị xã Bắc Kạn khu tái định cư mới gần trung tâm, các cơ sở hạ tầng phúc lợi xã hội cũng tốt hơn vị trí cũ của các hộ có đất bị thu hồi.
Trong quá trình thực hiện hai dự án công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất luôn được sự quan tâm hàng đầu của Đảng, Nhà nước; của chính quyền, các tổ chức, đoàn thể thị xã Bắc Kạn. Các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương đã tuyên truyền vận động, giải thích cặn kẽ để người dân nhanh chóng bàn giao mặt bằng, đảm bảo tiến độ và mục tiêu đặt ra.
Khó khăn
Việc xác định giá đất để bồi thường hỗ trợ đang là vấn đề nóng bỏng và rất bất cập trong thực tiễn thi hành Luật đất đai hiện nay. Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, trên cơ sở khung giá đất do Chính phủ quy định,
UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể áp dụng cho địa phương mình. Giá đất này được sử dụng làm căn cứ để tính trong tất cả các trường hợp liên quan đến các vấn đề tài chính về đất đai trong đó có bồi thường khi thu hồi đất. Mặc dù giá đất trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được lập cơ bản đã sát với giá thị trường, tuy nhiên tại một số vị trí đất có khả năng sinh lời cao đặc biệt trong công trình Nâng cấp, cải tạo đường tỉnh lộ 257 có nhiều vị trí có khả năng sinh lời cao nhưng giá đất bồi thường chưa sát với giá thị trường nhưng với sự tác động tích cực từ các đoàn thể thừ tổ phố, UBND các cấp nên công tác bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện tốt.
* Đánh giá chung
Qua tìm hiểu và nghiên cứu đề tài, tôi có một số đánh giá về công tác bồi thường, hỗ trợ và TĐC ở địa bàn như sau:
Trong thời gian qua, chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế đã được thể chế hóa trong Luật Đất đai năm 2003, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành. Các quy định này đã tạo hành lang pháp lý khá đầy đủ, cụ thể hoá các nguyên tắc, điều kiện bồi thường về đất, về tài sản phù hợp với thực tế quản lý và thực trạng sử dụng đất đai; quy định giá đất tính bồi thường sát với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường, tăng các khoản hỗ trợ ổn định đời sống, ổn định sản xuất, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm và lập khu TĐC bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ ... nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi chính đáng của người có đất bị thu hồi.
Trên cơ sở các quy định của Luật Đất đai năm 2003, các Nghị định của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành các văn bản về chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất phù hợp với điều kiện cụ thể tại địa phương. Tiến độ bồi
thường, GPMB đối với các dự án triển khai trong thời gian gần đây đạt kết quả khả quan, được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, công tác bồi thường, GPMB vẫn còn một số khó khăn, tồn tại như sau:
- Giá đất tính bồi thường vẫn còn thấp hơn giá thị trường, nhất là giá đất ở và đất vườn liền kề với đất ở.
- Việc xác định diện tích đất được bồi thường, hỗ trợ; xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, TĐC, hộ gia đình nhiều thế hệ sinh sống cùng một thửa đất vẫn gặp nhiều khó khăn.
- Hệ thống tài liệu pháp lý về quyền sử dụng đất chưa đầy đủ, sự buông lỏng trong quản lý đất đai của các cơ quan có thẩm quyền, đặc biệt là ở cấp xã trước đây dẫn tới khi thực hiện công tác GPMB rất khó xác định nguồn gốc đất cũng như những biến động về đất đai.