Chính Viễn thông Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông Việt Nam - Phạm Thị Thanh Thuỷ (Trang 48 - 54)

II/ Đánh giá hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bu chính Viễn thông Việt Nam

u chính Viễn thông Việt Nam.

Nh đã phân tích ở các phần trên, ngành Bu chính Viễn thông đóng góp một phần không nhỏ cho Ngân sách nhà nớc. Đây là một nguồn thu quan trọng để chính phủ sử dụng cho các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nớc.

4. Những hạn chế trong việc quản lí và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực B-

u chính Viễn thông Việt Nam.

4.1. Hạn chế chung

• Đối với các dự án sản xuất thiết bị viễn thông (Liên doanh): Đặc thù của các dự án này là phải liên tục đầu t đổi mới công nghệ nhằm tăng cờng năng lực thiết bị, đa dạng hoá chủng loại sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất, chú trọng chuyển giao công nghệ và đào tạo cán bộ. Tuy nhiên thời gian qua các doanh nghiệp này thờng gặp khó khăn về mức thuế suất thuế nhập khẩu cao đối với linh kiện, vật t, phụ kiện nhập khẩu để chế tạo thiết bị, dẫn tới giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh và lại càng khó xuất khẩu.

• Đối với các Hợp đồng Hợp tác kinh doanh (BCC): bên cạnh các dự án viễn thông quốc tế, thông tin di dộng triển khai tốt, các dự án điện thoại nội hạt nhìn chung ít nhiều đều có khó khăn. Gần đây, việc khai thác các BCC về khai thác mạng lới viễn thông đang có chiều hớng chậm lại. Một số hợp đồng không thực

hiện đợc nh kế hoạch đã định do nhiều đối tác yêu cầu xem xét lại các điều khoản phân chia doanh thu do khả năng phát triển thấp hơn dự kiến (dự án điện thoại nội hạt Hải Phòng, Hải Dơng, Hng Yên, Quảng Ninh với Korea Telecom - Hàn Quốc và NTT - Nhật Bản). Dự án điện thoại nội hạt với Cable & Wireless - Anh đã rút Giấy phép đầu t do bên nớc ngoài đổi hớng kinh doanh. Các dự án mới vẫn đang trong quá trình tìm kiếm đối tác nhng rất hạn chế.

• Tuy đã qua nhiêù lần giảm giá nhng giá cớc viễn thông của Việt Nam vẫn cao hơn nhiều so với khu vực và thế giới (Phụ lục 5). Mặt khác, các nớc xung quanh gần đây giảm giá khá nhanh cớc loại dịch vụ này làm cho khoảng cách về cớc giữa nớc ta với các nớc khác càng xa hơn. Đây là một hạn chế không chỉ tác động riêng tới sự phát triển của ngành Bu chính Viễn thông mà còn ảnh hởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nh hoạt động đầu t nớc ngoài vào Việt Nam.

• Với mức độ đầu t nh hiện nay thì sau khi hết hạn các dự án đầu t, và nhất là khi nền kinh tế của ta hội nhập vào năm 2006 thì các doanh nghiệp Bu chính Viễn thông có vốn FDI vẫn cha làm chủ đợc hoàn toàn công nghệ sản xuất cả phần cứng và phần mềm.

4.2. Hạn chế về phía doanh nghiệp

• Hạn chế về lĩnh vực đầu t. Hiện nay, nguồn vốn đầu t trực tiếp nớc ngoài vào lĩnh vực Bu chính Viễn thông tập trung chủ yếu vào hai lĩnh vực: khai thác và công nghiệp viễn thông. Trong khi đó hầu nh cha có một dự án nào cho việc phát triển bu chính. Ngay cả trong lĩnh vực đợc nhận đầu t vẫn còn tồn tại các hạn chế cần khắc phục. Các dự án mạng viễn thông tuy có công nghệ tiên tiến nhng qui mô còn nhỏ, chất lợng mạng nội hạt cha cao, diện phục vụ còn ít, cha thu hút đầu t nhiều vào các vùng sâu, vùng xa. Các công nghệ quản lí, bảo dỡng mạng tiên tiến vẫn cha đợc áp dụng rộng rãi. Việc xây dựng các trung tâm quản lí mạng, trung tâm tính cớc, trung tâm chăm sóc khách hàng vẫn cha đạt đợc tiến độ và

mục tiêu mong muốn. Mặc dù đã có nhiều dịch vụ viễn thông mới đợc triển khai trên mạng nhng tốc độ triển khai lại chậm.

• Hạn chế về hình thức thu hút vốn. Trong giai đoạn đầu, hai hình thức thu hút vốn FDI trong lĩnh vực Bu chính Viễn thông là Liên doanh và BCC đã mang lại lợi ích kinh tế cao nhng cha có đối trọng để tăng cờng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài. Theo qui định hiện hành, đối với các dự án BCC trong Bu chính Viễn thông, bên nớc ngoài đầu t thiết bị và chịu trách nhiệm về kĩ thuật, bên Việt Nam chịu trách nhiệm vận hành và khai thác mạng. Lí do lựa chọn mô hình BCC những năm qua là để vừa phát huy mặt tích cực trong việc huy động vốn và kĩ thuật cho phát triển hạ tầng mạng lới Bu chính Viễn thông, vừa bảo đảm chủ quyền, an ninh qua khai thác mạng của nớc chủ nhà. Đối với lĩnh vực nhạy cảm này, không chỉ ở nớc ta mà ở nhiều nớc khác, chủ nhà cũng phải nắm quyền điều hành. Tuy nhiên, theo nhiều nhà đầu t, một trong những nguyên nhân của tình trạng dự án BCC trong khai thác mạng viễn thông triển khai khó khăn là do các qui định nh vừa nói trên, cộng với thực tế kinh doanh không hoàn toàn thuận lợi nh dự tính ban đầu dẫn đến hình thức BCC không còn đủ sức hấp dẫn các nhà đầu t và cũng không khuyến khích họ bỏ vốn đầu t tiếp.

Thị trờng tiêu thụ sản phẩm và hiệu quả đầu t: hiện nay Bu chính Viễn thông Việt Nam vẫn cha có những qui định cụ thể trong việc bảo hộ thị trờng cho sản xuất công nghiệp trong nớc. Chính điều đó đã ảnh hởng tới hiệu quả các dự án đầu t nớc ngoài và hạn chế sự hấp dẫn đối với các nhà đầu t nớc ngoài, trong khi chúng ta cha có đủ nội lực để phát triển. Bên cạnh đó, với mức độ tiêu thụ sản phẩm nh hiện nay, các Liên doanh chỉ khai thác hết 50-60% công suất thiết bị, thị phần không đủ để thuyết phục các đối tác nớc ngoài đầu t công nghệ sâu hơn. 4.3. Nguyên nhân của các hạn chế trên

Các hạn chế, tồn tại trên đều xuất phát từ một số nguyên nhân nhất định:

• Cha có cơ chế giám sát chặt chẽ về kĩ thuật công nghệ. Qua kết quả khảo sát về thiết bị nhập khẩu trong 42 doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài thuộc ngành công nghiệp do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trờng tiến hành cho thấy trong 727 thiết bị và dây chuyền công nghệ sản xuất có hơn 70% số máy đã hết khấu hao, 50% là thiết bị cũ đợc tân trang lại có nguy cơ ảnh hởng tới hiệu quả đầu t. Trong riêng ngành Bu chính Viễn thông tình trạng này tuy ở mức thấp nhng hậu quả là rất to lớn, do vậy vai trò của một cơ chế giám sát là hết sức quan trọng.

• Vẫn còn bất cập trong khâu tuyển chọn đối tác Liên doanh hoặc đối tác của dự án BCC. Việc tuyển chọn cần phải theo phơng thức giám định đấu thầu chọn đối tác hoặc thẩm định chọn thầu. Nhng trong thực tế, nhiều dự án có tính khả thi lại không đợc chọn mà chọn dự án không khả thi nên có một số đối tác không có thực lực. Có những trờng hợp mặc dù chúng ta đã coi trọng công tác thẩm định mà vẫn sơ hở, bị phía nớc ngoài lợi dụng sự không hiểu biết rõ của ta về tình hình cũng nh chế độ quản lí tài chính ở công ty mẹ, dẫn tới việc chọn đối tác không có chuyên môn, không có vốn, làm ảnh hởng tới hiệu quả đầu t của toàn ngành cũng nh của toàn bộ nền kinh tế.

• Cha làm tốt khâu thẩm định máy móc thiết bị và quản lí đầu vào, đầu ra. Theo Bộ Xây dựng thì Việt Nam cha đủ thực lực để qui hoạch và thiết kế một khu đô thị, khách sạn, cao ốc, văn phòng hiện đại; các ngành cơ sở khác thì cha đủ khả năng thiết kế, sản xuất, lại thiếu thông tin, do đó có khó khăn trong việc thẩm định giá trị công trình xây dựng và máy móc, thiết bị. Thực tế, Bộ Kế hoạch và Đầu t mới chỉ là đầu mối trong việc thẩm định cấp giấy phép và điều chỉnh giấy phép. Còn trong quá trình triển khai các chủ đầu t nớc ngoài phải chạy quá nhiều cửa, nhiều cấp.

Giá đầu vào của nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu của Liên doanh và Hợp đồng BCC do đối tác nớc ngoài bao tiêu hoặc uỷ thác. Nhng đến nay, giá nguyên liệu nhập khẩu cha có cơ quan nào thẩm định. Chính tình trạng trên dễ dẫn đến khả năng lãi giả lỗ thật, bởi vì các đối tác nớc ngoài trong các

doanh nghiệp Liên doanh hoặc các dự án BCC rất hạn chế sự tham gia của cán bộ Việt Nam có thẩm quyền trong quá trình đàm phán về giá.

4.3.2. Nguyên nhân về môi trờng pháp lí

• Luật Đầu t nớc ngoài tại Việt Nam tuy qua nhiều lần sửa đổi nhng vẫn còn khá chung chung, cha cụ thể. Chẳng hạn, một loạt vấn đề liên quan đến FDI nh tổ chức điều hành, đất đai, lao động, tiền lơng, công nghệ, môi trờng, xuất nhập khẩu đợc Luật Đầu t qui định là “phải theo qui định của pháp luật Việt Nam”. Bên cạnh đó còn thiếu nhiều đạo luật, văn bản pháp luật hớng dẫn chi tiết thi hành Luật Đầu t tại Việt Nam.

• Việt Nam vẫn duy trì hai hệ thống luật khác biệt cho đầu t trong nớc và đầu t n- ớc ngoài. Chính sự khác biệt về thủ tục, điều kiện đầu t, mục tiêu và phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp đã gây tâm lí không an tâm cho các nhà đầu t n- ớc ngoài, bởi họ cho rằng các u đãi về thuế lợi tức và miễn giảm thuế lợi tức cha hẳn là yếu tố quan trọng khi họ xem xét quyết định đầu t, mà các yếu tố thị trờng mới là quan trọng.

• Chính sách thuế hiện nay cha bao quát hết các nguồn thu đã và đang phát sinh trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trờng, cha có chính sách điều tiết lãi cổ phần, lãi tiền gửi, lãi cho vay, thuế thu nhập từ tiền bản quyền,... Thuế suất nhập khẩu các thiết bị viễn thông vẫn ở mức cao dẫn tới giá thành sản phẩm cao, cha khuyến khích đợc các nhà đầu t nâng tỉ lệ sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Một số doanh nghiệp Liên doanh đã đợc Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trờng công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao nhng vẫn không đợc hởng chế độ thuế nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào là 0% do khái niệm vật liệu đầu vào cha đợc làm rõ.

Bên cạnh đó, hệ thống chính sắc thuế còn rất phức tạp. Trong một sắc thuế thu còn thu chồng chéo, trùng lắp, cha phù hợp với nền kinh tế thị trờng đa dạng, đa thành phần, cha hoà nhập với hệ thống thuế quốc tế.

4.3.2. Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp

• Điều lệ của các dự án BCC hoặc các Liên doanh đợc xây dựng từ những năm 1990 cho đến nay vẫn cha đợc sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với nhiều văn bản pháp luật mới ban hành.

• Các cơ chế điều hành sản xuất kinh doanh cha đủ sức tạo ra những động lực mới giúp các doanh nghiệp đổi mới t duy, chủ động sáng tạo, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

• Công tác điều hành còn nặng về những vấn đề tác nghiệp, bức xúc, cha tập trung nhiều thời gian bàn về chiến lợc phát triển với các bớc đi cụ thể của ngành trong điêù kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế.

Công tác đào tạo đã đạt đợc những kết quả đáng ghi nhận nhng nhìn chung ch- a đáp ứng kịp để tham gia các dự án đầu t nớc ngoài. Trong cơ cấu lao động của các Liên doanh, lực lợng lao động có trình độ đại học hoặc trên đại học tơng đối lớn. Tuy nhiên việc tổ chức các bộ phận nghiên cứu và phát triển còn yếu, chức năng cha đợc phân định rõ ràng nên không phát huy đợc sức mạnh của đội ngũ cán bộ có trình độ cao.

Ngoài ra còn phải kể đến các nguyên nhân khách quan từ khủng hoảng tài chính, khu vực, thiên tai nặng nề trên nhiều miền của đất nớc, tình hình phát triển kinh tế xã hội chững lại, xu hớng cạnh tranh gia tăng, sức ép giảm cớc viễn thông quốc tế,...

Các nguyên nhân này cần sớm có biện pháp đồng bộ và hữu hiệu của các cơ quan quản lí Nhà nớc cũng nh các doanh nghiệp Bu chính Viễn thông để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lí và sử dụng vốn FDI, nhằm đáp ứng đợc các yêu cầu và đòi hỏi của ngành Bu chính Viễn thông nói riêng và xã hội nói chung.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực Bưu chính viễn thông Việt Nam - Phạm Thị Thanh Thuỷ (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w