1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập kế toán tổng hợp tại công ty chè phú đa

56 1,7K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 504 KB

Nội dung

MỤC LỤC PHẦN I: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY CHÈ PHÚ ĐA 1 1.1 Quá trình hình thành và phát triển 1 1.2 Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty chè Phú Đa. 1 1.3 Quy mô và đặc điểm vốn góp. 2 1.4 Tổ chức bộ máy quản lý 2 1.5 Tình hình lao động 4 1.6 Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến sản phẩm. 6 1.7 Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ 7 1.8 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây (2004 2006) 8 1.9 Xu hướng phát triển của Công ty trong những năm tới. 10 PHẦN II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CHÈ PHÚ ĐA 12 2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công ty chè Phú Đa 12 2.2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán 12 2.1.2 Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị 12 2.2 Tổ chức luân chuyển xử lý chứng từ, hoá đơn và chế độ sổ kế toán 14 2.3 Tổ chức thực hiện và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp 16 2.4 Phân công nhiệm vụ phòng kế toán 17 2.5 Tổ chức hạch toán kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty chè Phú Đa. 20 2.5.1 Hạch toán tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng tại Công ty Chè Phú Đa 20 2.5.2 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ 22 2.5.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 27 2.5.4 Kế toán tài sản cố định. 29 2.5.5 Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm. 33 2.5.6 Hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả 36 2.5.7 Lập và trình bày báo cáo tài chính 39 PHẦN III. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CHÈ PHÚ ĐA. 51 3.1.Ưu điểm 51 3.1.1.Về tổ chức bộ máy kế toán. 51 3.1.2 Tổ chức luân chuyển xử lý chứng từ, hoá đơn và chế độ sổ kế toán 51 3.1.3 Về công tác tổ chức thực hiện và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp, tổ chức vận dụng hình thức kế toán, phân công nhiệm vụ trong phòng kế toán. 51 3.1.4 Về việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và việc mở các sổ kế toán. 52 3.1.5 Về công tác lập và trình bày báo cáo tài chính. 52 3.2 Hạn chế 52 3.2.1 Về tổ chức bộ máy kế toán. 52 3.2.2 Về công tác tổ chức thực hiện và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp 53 3.2.3 Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành , sản phẩm của công ty. 53 3.2.4 Về công tác lập và trình bày báo cáo tài chính 54 3.2.5 Về tin học hoá bộ máy kế toán 54

Trang 1

PHẦN I: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY

CHÈ PHÚ ĐA

1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Công ty chè Phú Đa là công ty liên doanh giữa Việt Nam và Iraq, đượcthành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và hoạt động dưới hình thứccông ty trách nhiệm hữu hạn Công ty được thành lập theo quyết định số 2106/GPngày 7/01/1999 do Bộ trưởng bộ Kế hoạch và Đầu tư ký Các bên liên doanh gồmTổng công ty chè Việt Nam (Vinatea Corp) địa chỉ 92 Võ Thị Sáu – Hà Nội và công

ty Foodstuff Trading Baghdad – Iraq, địa chỉ thủ đô Baghdad, Iraq thành lập doanhnghiệp liên doanh

Công ty chè Phú Đa có tên giao dịch là Phuda Tea, trụ sở đặt tại HuyệnThanh Sơn - Tỉnh Phú Thọ

Công ty chè Phú Đa được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 công ty chè nhà

nước trực thuộc Tổng công ty chè Việt Nam, gồm: Công ty chè Phú Sơn hình thành

và phát triển từ tháng 5/1958, Công ty chè Thanh Niên hình thành và phát triển từ tháng 2/1970, Công ty chè Tân Phú hình thành và phát triển từ tháng 8/1988 Sau khi thành lập liên doanh, các công ty trên chuyển thành xí nghiệp trực thuộc công ty

chè Phú Đa, đồng thời Công ty thành lập thêm một xí nghiệp thành viên nữa, đó là

xí nghiệp chè Phú Long, hình thành và phát triển từ tháng 1/2000.

1.2 Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty chè Phú Đa.

Theo Hồ sơ về việc thành lập Công ty chè Phú Đa, các nhiệm vụ kinh doanhchính bao gồm:

+ Đầu tư thâm canh trên diện tích 1200 ha chè hiện có đạt tới năng suất 15tấn/ha

+ Trồng thêm 1000 ha chè giống mới có năng suất cao và chất lượng tốt.+ Thu mua tất cả sản lượng chè tươi từ vườn chè Công ty và khi cần thiết cóthể mua chè từ các hộ trồng chè trên địa bàn để chế biến thành sản phẩm chè đen

+ Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất, chủ yếu nhất của Công ty chèPhú Đa là xuất khẩu ít nhất 95% sản phẩm chè của Công ty sang thị trường Iraq vàcác thị trường khác trên thế giới Mục tiêu kinh doanh này cũng được thể hiện trêngiấy phép kinh doanh số 2106/GP ngày 7/01/1999 do Bộ trưởng Bộ kế hoạch vàĐầu tư ký

Trang 2

1.3 Quy mô và đặc điểm vốn góp.

Tổng vốn đầu tư là 15.100.000 USD Trong đó bên Tổng công ty chèViệt Nam(Vina tea corp) góp 6.800.000 USD (45% vốn điều lệ) bằng giá trị các tàisản gồm: vườn chè, nhà máy, hệ thống kho, văn phòng, dây chuyền chế biến, cácphương tiện vận tải, thiết bị văn phòng và các tài sản khác Giá trị tài sản do phíaViệt Nam góp được Hội đồng liên doanh đánh giá trên cơ sở báo cáo thẩm định giácủa Công ty kiểm toán Công ty kinh doanh thực phẩm Baghdad, Iraq (đối tác liêndoanh) góp vốn bằng ngoại tệ USD (8.300.000 USD) và tiến độ góp vốn của phíaIraq tăng lên theo năm hoạt động Và đến tháng 9 năm 2006 đối tác liên doanh nướcngoài đã góp đủ vốn theo tiến độ góp vốn thoả thuận ở điều lệ Công ty Vốn gópcủa phía Iraq có đặc điểm là nằm trong khoản nợ của chính phủ Việt Nam với chínhphủ Iraq Cho nên trên cơ sở Hiệp định trả nợ ký kết giữa hai chính phủ, theo tiến

độ giải ngân vốn góp đã thoả thuận, hàng năm theo đề nghị của Công ty chè Phú Đa

và ý kiến bằng văn bản của Ngân hàng trung ương Iraq gửi Bộ tài chính, khoản vốngóp của này sẽ được Bộ tài chính thông qua Ngân hàng nhà nước chuyển vào tàikhoản Công ty chè Phú Đa

1.4 Tổ chức bộ máy quản lý

Hệ thống tổ chức của Công ty gồm Hội đồng quản trị, ban Giám đốc, phòng

kế toán, phòng kế hoạch, phòng nông nghiệp, phòng nhân sự hành chính, trung tâmđấu trộn, các xí nghiệp : Thanh Niên, Tân Phú, Phú Long, Phú Sơn

Bộ máy quản lý Công ty chè Phú Đa được thể hiện qua sơ đồ dưới đây:

Trang 3

đ ồ 01: Sơ đồ hệ thống cơ cấu tổ chức của cụng ty chố Phỳ Đa

Hội đồng quản trị (HĐQT) hoạt động theo điều lệ Công ty và Luật đầu tư

nước ngoài tại VN và là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công ty, bao gồm 6 người: 3người phía Việt Nam, 3 người phía Iraq

Hội đồng quản có hoạt đồng với nhiệm kỳ 5 năm Mỗi thành viên có thể tái

cử sau nhiệm kỳ 5 năm Hội đồng quản trị họp mỗi năm ít nhất 2 lần HĐQT cótoàn quyền xem xét, quyết định mọi vấn đề có liên quan đến Công ty, có quyền bổnhiệm, miễn nhiệm các thành viên của Ban giám đốc HĐQT của Công ty khôngphân chia trách nhiệm cụ thể cho các bên Việt Nam hay Iraq và thực hiện lãnh đạoCông ty thông qua các nghị quyết của mình tại cuộc họp hội đồng quản trị, đôn đốc,giám sát việc thực hiện các nghị quyết đó HĐQT sẽ thông qua các vấn đề cơ bảntrong hoạt động của Công ty do ban giám đốc dự thảo như : kế hoạch xây dựng, sảnxuất, kinh doanh, nhân sự, tiền lương, vật tư kỹ thuật; kế hoạch tài chính; kế hoạchtrích lập các quỹ, báo cáo quyết toán Với phần góp vốn 55%, phía Iraq nắm quyềnchủ tịch HĐQT, và có thêm hai nhân sự là Phó tổng giám đốc và Giám đốc thịtrường; bên Việt Nam giữ quyền Tổng giám đốc và các vị trí khác

XN chè Thanh Niên

Tổng giám đốc

Phó tổng giám đốc Giám đốc thị trường

Trang 4

Ban giám đốc của Công ty gồm Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giámđốc thị trường và kế toán trưởng

Ban giám đốc điều hành Công ty về nhân sự, tài chính, công nghệ và mọivấn đề về điều hành quản lý, không phân người chuyên trách từng bộ phận

Trong ban giám đốc, giám đốc thị trường chuyên trách phụ trách công tácmarketing và tìm kiếm thị trường bán sản phẩm Tổng giám đốc và Phó Tổng giámđốc chịu trách nhiệm trước HĐQT về mọi hoạt động của Công ty

Phòng nhân sự hành chính: tổ chức, sắp xếp, quản lý nhân sự, kế hoạch tiền

lương, đào tạo, tuyển dụng lao động Thực hiện các chính sách đối với người laođộng, các chế độ bảo hiểm, xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương, Phòng kế hoạch : xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cơ cấu mặt hàng, tiếnhành định giá và mua bán nguyên liệu, thực hiện các hợp đồng mua bán chè,

Phòng nông nghiệp: xây dựng, chỉ đạo thực hiện quy trình kỹ thuật trong

sản xuất nông nghiệp, đầu tư thâm canh vườn chè hiện có, tổ chức trồng mới, trồngdặm, đảm bảo phát triển vùng nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến chè

Phòng kế toán : trực tiếp quản lý nguồn tài sản, nguồn vốn phục vụ cho sản

xuất kinh doanh, theo dõi chi phí sản xuất, hạch toán và phân tích kết quả sản xuấtkinh doanh, tham mưu cho Ban giám đốc trong lĩnh vực tài chính

Trung tâm đấu trộn: kiểm tra, phân loại, đấu trộn và đóng gói sản phẩm đủ

tiêu chuẩn, đúng mẫu mã đã thoả thuận với khách hàng

Các xí nghiệp thành viên: hạch toán theo phương thức báo sổ Thực hiện

nhiệm vụ sản xuất kinh doanh do Ban giám đốc Công ty giao, tổ chức sản xuất,chế biến và giao chè khô về Trung tâm đấu trộn

Các đội sản xuất nông nghiệp: tổ chức sản xuất, thu mua, vận chuyển chè

búp tươi, cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến

1.5 Tình hình lao động

Số lượng, cơ cấu và trình độ lao động năm 2006 tại Công ty được thểhiện cụ thể ở bảng sau :

Trang 5

Phân loại

Lao động

XN chè PhúSơn

XN chè Thanh Niên

XN chè TânPhú

XN chè Phú Long

Tổng số

219417

198142

4353

1.025987

276018

233143

10851

1071.87332

20616

18322

-11580

2861.924

bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đi học các lớp bồi dưỡng cán bộ, công nghệ ở cáctrường đào tạo chuyên ngành Sắp xếp bố trí lao động sao cho phù hợp với điềukiện kinh doanh cũng như sử dụng lao động hợp đồng thời vụ để tiết kiệm chi phí

Để nâng cao chất lượng lao động hàng năm công ty có tổ chức các hoạtđộng:

Tổ chức lớp nâng cao tay nghề, thi thợ giỏi

Trang 6

Cử cán bộ quản trị, cán bộ công nghệ đi học, bồi dưỡng nâng cao thêm trình

1.6 Đặc điểm quy trình công nghệ chế biến sản phẩm.

Sản phẩm của Công ty được sản xuất theo các bước sau:

đ ồ 02: Quy trình sản xuất từ nguyên liệu đến sản phẩm.

Trong đặc điểm quy trình công nghệ, yếu tố quan trọng nhất là quy trình chếbiến của phân xưởng chính

Quy trình công nghệ của phân xưởng chính tại Công ty chè Phú Đa như sau :

đ ồ 03: Dây chuyền công nghệ phân xưởng sản xuất chính

Các đội sản xuất chè búp tươi tổ chức chăm sóc, thu hái, thu mua nguyênliệu từ vườn chè thuộc Công ty quản lý, sau đó vận chuyển về nhà máy để KCSkiểm tra, đánh giá, phân loại nguyên liệu

Phân xưởng sản xuất phụ trợ bao gồm bộ phận cung cấp năng lượng, bộ phậnsửa chữa máy móc thiết bị để phục vụ cho sản xuất như tổ điện, tổ lò, tổ cơ khí

Hệ thống máy móc thiết bị chế biến chè tại Công ty được nhập khẩu từ cácnước Ấn Độ và Nhật Bản Do quy mô sản xuất lớn nên hệ thống máy móc của công

ty khá phức tạp bao gồm nhiều chủng loại trong đó có thể kể tên các máy móc, thiết

bị chính như: Hệ thống băng tải, máng héo, hệ thống máy lên men, máy vò, lò đốt,

hệ thống sàng tơi, máy sấy; máy đấu trộn các loại bán thành phẩm chè Bên cạnh đó

để nâng cao chất lượng sản phẩm Công ty nhập khẩu máy tách cuộng màu, máy

Các đội SX chè

búp tươi

Phân xưởng sản xuất chính

Kho thành phẩm

Xí nghiệp

Trung tâm đấu trộn

Tổng kho công ty

Trang 7

tách sắt, tách tạp chất từ Nhật Bản Tổng nguyên giá máy móc thiết bị chính tạiCông ty chè Phú Đa tại thời điểm cuối năm 2006 là hơn 26 tỷ đồng

Dây chuyền sản xuất chính đặt tại phân xưởng chính, phân xưởng này cónhiệm vụ tổ chức triển khai sản xuất, chế biến sản phẩm từ khâu bảo quản nguyênliệu đến khâu bảo quản sản phẩm tại kho xí nghiệp sau đó vận chuyển sản phẩm đếnTrung tâm đấu trộn của Công ty Tại trung tâm đấu trộn từ các loại chè bán thànhphẩm được đấu trộn với tỷ lệ thích hợp để hình thành nên sản phẩm Sau đó bộ phậnkiểm định chất lượng kiểm tra, đánh giá chất lượng, phân loại, sau đó đóng bao gói,bảo quản tại tổng kho rồi xếp lên container vận chuyển ra cảng Hải Phòng, xuấtsang Iraq theo hợp đồng đã ký kết

Như vậy chính đặc điểm của quy trình kỹ thuật, công nghệ chế biến đã cóảnh hưởng đến quy trình hạch toán kế toán tại Công ty

1.7 Đặc điểm sản phẩm và thị trường tiêu thụ

Sản phẩm của Công ty là các mặt hàng chè đen OP, FBOP, P, PS, BPS,

F, D Trong đó OP, FBOP, P, PS là các mặt hàng cấp cao do là chè cánh, BPS làchè mảnh, F và D là chè vụn 7 loại chè được phân biệt với những đặc điểm cụ thểnhư sau:

OP – Tôm và lá 1 của búp chè, lẫn một ít cẫng non Xoăn, tương đối đều, đen tự

nhiên, thoáng tuyết Nước đỏ nâu sáng, vị đậm có hậu, hương thơm cao

FBOP – Mảnh gẫy của OP và P, nhỏ, tương đối đều, đen có tuyết Nước đỏ nâu

BPS – Mảnh gẫy lá 3, lá đơn và một phần mảnh vụn lá 2 Tương đối đều, mảnh gẫy

của PS Nước đỏ nâu nhạt, vị ít đậm

F – Chè vụn bị nát trong quá trình phân loại Nhỏ, đen hơi nâu, nước đỏ nâu đậm, vị

đắng

D – Chè bột nhỏ, mịn, sạch Nước đục đỏ nâu tối, chát đắng.

Về thị trường tiêu thụ, những năm gần đây Công ty chủ yếu xuất khẩu trựctiếp sang Iraq (95%), phần còn lại là chè cấp thấp xuất khẩu sang các nước nhưNga, Hà Lan hoặc bán cho các đơn vị kinh doanh chè trong nước

Trang 8

1.8 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây (2004 - 2006)

Công ty chè Phú Đa được đánh giá là một trong những đơn vị kinh doanh cóhiệu quả trong ngành chè của Việt Nam Kể từ khi thành lập cho đến nay Công tyluôn kinh doanh có lãi Tuy nhiên kết quả kinh doanh của Công ty phụ thuộc vàonhiều yếu tố trong đó yếu tốn quan trọng nhất là thị thị trường tiêu thụ Năm 2006

do tình hình chính trị diễn biến hết sức phức tạp ở Iraq ( thị trường tiêu thụ chínhcủa Công ty) cho nên sản phẩm xuất khẩu sang thị trường trong năm chỉ đạt 1/2 kếhoạch Theo đó kết quả kinh doanh giảm đáng kể so với các năm trước

Kết quả kinh doanh của Công ty chè Phú Đa được tổng hợp ở bảng dưới đây :

10 Tổng tài sản ngắn hạn 164.074.529.832 201.225.418.859 147.632.687.195

11 Tổng tài sản dài hạn 87.985.807.379 89.483.859.293 106.869.963.743

12 Tổng vốn chủ sở hữu 226.145.077.381 238.736.375.091 249.462.979.907

Bảng 02: Một số chỉ tiêu kinh tế chủ yếu tại Công ty năm 2004 – 2006

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty) Nhận xét:

Qua bảng số liệu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty quamột số năm cho thấy trong một số năm qua công ty liên tục làm ăn có lãi tuy nhiên

do những khó khăn trong thị trường tiêu thụ nên kết quả sản xuất kinh doanh cógiảm sút đáng kể Cụ thể, năm 2004 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế đạt11.433.511.892 đ nhưng năm 2005 lợi nhuận có giảm đôi chút song vẫn ở mức kháđạt 7.658.563.979 đ, đến năm 2006 lợi nhuận giảm đáng kể chỉ đạt 831.639.049 đ

Trang 9

Như vậy lợi nhuận năm 2006 chỉ bằng 10.58% so với năm 2005 trong đó hoạt độngsản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng rất nhỏ mà chủ yếu là lợi nhuận từ hoạt động tàichính là hoạt động không thường xuyên của doanh nghiệp.Tuy vậy kết quả kinhdoanh của công ty vẫn tương đối tốt so với các công ty trong cùng ngành chè Đâycũng là những khó khăn chung của ngành chè, đặc biệt là do thị trường chính củacông ty là Iraq một thị trường có rất nhiều bất ổn về chính trị trong thời gian qua vàtrong tương lai Do vậy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong tương laichắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn.

Ta có thể phân tích một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của công

ty qua một số năm Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2004 là :12.09% năm

2005 là:5.59% và năm 2006 là : 1.03% Như vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thugiảm qua các năm đây là một điều không tốt; năm 2004 và 2005 tỷ suất này còn ởmức khá nhưng đến năm 2006 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm rất lớn nguyênnhân là do chi phí bán hàng năm 2006 phải chịu thêm khoản chi phí vận chuyển chètrả về của năm 2005 dẫn tới khoản chi phí bán hàng này tăng lên trong khi lượngchè tiêu thụ được không tăng tương ứng do vậy lợi nhuận giảm đi là điều không thểtránh khỏi

Trong cơ cấu chi phí của công ty thì ngoài giá vốn hàng bán chiếm tỷtrọng cao nhất thì chi phí bán hàng cũng chiếm tỷ trọng rất lớn Tỷ trọng chi phí bánhàng so với tổng chi phí năm 2004 là 18.85%, năm 2005 là 12.69%, năm 2006 là15.79% Do đặc điểm của hoạt động xuất khẩu chè ra nước ngoài thì chi phí vậnchuyển chiếm tỷ trọng rất lớn nên khoản chi phí này có ảnh hưởng đáng kể đến tổngchi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp

Năm 2005 Tổng tài sản tăng 15.33% so với năm 2004, nhưng năm 2006Tổng tài sản giảm 14.23% so với năm 2005 Tuy nhiên tài sản dài hạn của công tylại tăng qua các năm; năm 2005 tài sản dài hạn tăng 1.70% so với năm 2004, năm

2006 tài sản dài hạn tăng 14.93% so với năm 2005 đây là một tín hiệu khá tốt docông ty đã có những đầu tư vào dây truyền sản xuất Cụ thể là năm 2006 công ty đãmua một số máy móc thiết bị sản xuất mới cho nhà máy chè Thanh niên Điều nàycho thấy công ty đã chú trọng đầu tư trang bị thêm máy móc thiết bị trong sản xuất

để nâng cao chất lượng sản phẩm

Tổng vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng qua các năm, trong đó tỷsuất tài trợ của công ty cũng tăng qua các năm Tỷ suất tài trợ năm 2004 là :89.72%,năm 2005 là:82.12%, năm 2006 là: 98.02% tỷ suất này như vậy là khá cao phản ánh

Trang 10

khả năng tự chủ về tài chính của công ty là rất tốt Tỷ suất tài trợ của công ty là rấtcao nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải trả của công ty đã được thanh toánhết trong năm nên đến thời điểm cuối năm các khoản phải trả này chiếm tỷ lệ rấtnhỏ trên bảng cân đối kế toán Tuy nhiên việc công ty không chiếm dụng được vốncủa các bạn hàng đây cũng là một điều không tốt vì trong nền kinh tế thị trường cácđối tác kinh doanh thường phải chiếm dụng vốn lẫn nhau trong kinh doanh Một lý

do khác nữa khiến tổng vốn chủ sở hữu của công ty khá cao chính là do nguồn lợinhuận chưa phân phối của công ty còn khá lớn

Tiền lương bình quân của công nhân công ty chè Phú Đa có tăng qua cácnăm tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp đây vẫn là khó khăn chung của các công ty trongcùng ngành Mặt khác do số lượng công nhân trực tiếp sản xuất của công ty chiếm

tỷ trọng rất lớn cộng với đặc điểm của ngành sản xuất chè mang tính mùa vụ phụthuộc rất nhiều vào tình hình thời tiết cho nên đời sống của người làm chè vẫn còngặp rất nhiều khó khăn

1.9 Xu hướng phát triển của Công ty trong những năm tới.

Nhìn một cách tổng thể xu hướng phát triển của Công ty phụ thuộc vàohai yếu tố chính: các nguồn lực của Công ty và môi trường kinh doanh Hiện tạiCông ty chè Phú Đa có vùng nguyên liệu ổn định, hệ thống nhà máy chế biến hiệnđại nhất trong số các nhà máy chế biến chè đen ở Việt Nam ( theo đánh giá của tạp

chí Thế giới chè tháng 11 năm 2006), nguồn nhân lực dồi dào Nhưng công ty

đang đứng trước thách thức lớn đó là sự thay đổi của môi trường kinh doanh Yếu tốnày có thể ảnh hưởng lớn đến xu hướng kinh doanh của Công ty trong tương laigần Kể từ khi thành lập cho đến nay phần lớn sản phẩm của Công ty được tiêu thụ

ở thị trường Iraq, nhưng do sự thay đổi về thể chế chính trị kéo theo sự thay đổi về

cơ chế kinh tế, Iraq trong tương lai sẽ xoá bỏ cơ chế bao cấp nên Công ty hoặc phảicạnh tranh với các công ty khác tại thị trường Iraq hoặc tìm kiếm thị trường mới.Theo báo cáo Ban giám đốc trình tại kỳ họp Hội đồng quản trị lần thứ 12, bắt đầu từnăm 2007 công ty sẽ có những thay đổi về chiến lược để phát triển trong xu thế hộinhập và nguy cơ mất thị trường truyền thống Do vậy để tiếp tục phát triển trongđiều kiện cạnh tranh Công ty có những điều chỉnh sau về mặt chiến lược:

+ Đa dạng hoá sản phẩm; từ việc sản xuất mặt hàng chè đen theo phươngpháp Othordox Công ty đồng thời sản xuất chè đen CTC vốn là loại chè dễ tiêu thụhơn ở các thị trường Trung Đông

Trang 11

+ Trồng mới và thay thế các giống chè hiện có nhằm nâng cao chấtlượng sản phẩm chế biến.

+ Thâm nhập các thị trường khác, trong tương lai gần chiến lược thịtrường của Công ty tập trung vào các thị trường Iran, Pakistan, Nga

+ Cơ cấu lại tổ chức bộ máy, thành lập phòng Marketing sản phẩm

Trang 12

PHẦN II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY CHÈ PHÚ ĐA

2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán và hình thức kế toán áp dụng tại Công

ty chè Phú Đa

2.2.1 Hình thức tổ chức công tác kế toán

Công ty chè Phú Đa có trụ sở đóng tại thị trấn Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ Các

xí nghiệp thành viên, các đội sản xuất nằm rải rác trên địa bàn huyện trong vòngbán kính 20 km Kể từ khi thành lập liên doanh, Công ty đã lựa chọn hình thức kếtoán tập trung Theo đó công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kếtoán của Doanh nghiệp Ở các bộ phận, đơn vị trực thuộc có nhiệm vụ thực hiện cáchạch toán ban đầu các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh tại các đơn vị đó, thuthập chứng từ và gửi về phòng kế toán của Doanh nghiệp

Việc tổ chức công tác kế toán không được nhìn nhận ở trạng thái tĩnh màphải xem xét ở trạng thái động bởi các yếu tố ảnh hưởng tới việc tổ chức công tác

kế toán cũng luôn ở trạng thái vận động Cụ thể, Doanh nghiệp có thể lựa chọn hìnhthức tổ chức kế toán tập trung – phân tán nếu như có thêm đơn vị, bộ phận trựcthuộc ở xa văn phòng công ty Nhưng xét điều kiện hiện nay của Công ty thì việclựa chọn hình thức tổ chức tập trung là phù hợp

2.1.2 Hình thức kế toán áp dụng tại đơn vị

Hiện nay công ty sử dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ Trình tự ghi sổtheo hình thức kế toán này như sau:

Trang 13

1 Hằng ngày, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ để ghi vào các NKCT liên quanhoặc các bảng kê, bảng phân bổ rồi sau mới ghi vào NKCT.

2 Các chứng từ cần hạch toán chi tiết mà chưa thể phản ánh trong NKCT thìđược ghi vào các sổ kế toán chi tiết

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ

chứng từ

Thẻ và sổ kế toán chi tiết

Sổ cái Bảng tổng hợp

chi tiết

Báo cáo tài chính

Ghi hàng ngàyGhi cuốitháng

Đối chiếu,kiểm tra

Sơ đồ 04 : Trình tự ghi số kể toán theo hình thức Nhật ký chứng từ

Trang 14

3 Các chứng từ thu, chi tiền mặt được ghi vào sổ quỹ, sau đó mới ghi vào cácNKCT liên quan.

4 Cuối tháng căn cứ vào số liệu từ bảng phân bổ để ghi vào bảng kê, NKCTliên quan rồi rồi từ NKCT ghi vào sổ cái

5 Căn cứ vào sổ kế toán chi tiết lập bảng tổng hợp số liệu chi tiết

6 Kiểm tra đối chiếu giữa các sổ kế toán có liên quan

7 Tổng hợp số liệu lập Báo cáo kế toán

Do phạm vi hoạt động của công ty khá rộng, quy mô khá lớn bao quát nhiều lĩnhvực, có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh nên lựa chọn hình thức kế toán Nhật kýchứng từ là hợp lý Trình tự ghi sổ được thực hiện theo đúng quy định

2.2 Tổ chức luân chuyển xử lý chứng từ, hoá đơn và chế độ sổ kế toán

Tháng 11 năm 1995, Bộ Tài Chính ban hành chế độ chứng từ kế toán theoquyết định 1141 TC/ QĐ/ CĐKT bao gồm hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắtbuộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn Ngày 25/10/2000 Bộ tài chính ban hànhquyết định số 167/2000/QĐ/BTC sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong quyết định

số 1141 TC/QĐ/CĐKT Ngày 20/3 Bộ tài chính ban hành quyết định số15/2006/QĐ-BTC áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọithành phần kinh tế trong cả nước

Nhìn chung Công ty đã áp dụng hệ thống chứng từ kế toán thống nhất bắtbuộc một cách khá đầy đủ, đúng mẫu biểu ban hành theo các quyết định trên Còn

hệ thống chứng từ kế toán hướng dẫn chủ yếu được sử dụng trong phạm vi nội bộdoanh nghiệp có một số thay đổi nhỏ không đáng kể Công ty sử dụng hệ thống cácbảng kê, sổ nhật ký chứng từ, bảng phân bổ theo đúng quy định Hiện tại Công ty sửdụng phần mềm kế toán EFFECT để hạch toán Tuy nhiên phần mềm này chưa tựđộng kết chuyển được các tài khoản cuối tháng, quý, năm Kế toán nhập tất cả dữliệu vào phần mềm máy tính nhưng máy chỉ in ra được bảng kê và Nhật ký chứng từ

số 1, 2 Còn các bảng kê và Nhật ký chứng từ khác như Nhật ký chứng từ số 7,Bảng kê 4, Bảng phân bổ vật tư, Nhật ký chứng từ số 5 do lỗi thiết kế, và lỗi hệthống chưa sửa chữa được nên kế toán còn phải làm thủ công

Công tác lập, quản lý, sử dụng hoá đơn được Công ty chú trọng

Xét trên góc độ nguồn gốc thì hoá đơn chứng từ ở công ty hiện nay gồm cácloại:

Loại 1: Chứng từ hoá đơn do cán bộ phòng kế toán công ty trực tiếp lập, trựctiếp nhận từ khách hàng

Trang 15

Loại 2: Chứng từ hóa đơn do bộ phận kế toán ở các xí nghiệp trực thuộc chuyển

về

Loại 3: Chứng từ hoá đơn do Công ty cung cấp khi bán hàng hoá, dịch vụ

Chứng từ hoá đơn sau khi được nhân viên phòng kế toán công ty lập, hoặc nhận

từ các bộ phận trực thuộc sẽ được kiểm tra, xử lý và luân chuyển theo quy định.Tuỳ thuộc vào từng loại chứng từ hoá đơn, đặc điểm của nghiệp vụ kinh tế tàichính phát sinh mà việc luân chuyển chứng từ có những chỗ khác nhau, nhưngnói chung chứng từ hoá đơn thường luân chuyển như sau:

Phản ánh nghiệp vụ tài chính vào chứng từ - Kiểm tra - Luân chuyển

- Ghi sổ - Lưu trữ

Tuy nhiên trong thời gian qua tại Công ty không tránh khỏi những sơsuất trong quản lý hoá đơn chứng từ Cục thuế tỉnh Phú Thọ trong thời gian thanhtra về việc chấp hành pháp luật thuế tại Công ty chè Phú Đa đã xuất toán nhữngkhoản chi do hoá đơn đầu vào không phản ánh đầy đủ nội dung theo quy định hoặc

có dấu hiệu sửa chữa, tẩy xoá Ví dụ như trong Biên bản thanh tra thuế tại Công ty

về việc chấp hành pháp luật về thuế năm tài chính 2005 Đoàn thanh tra tỉnh PhúThọ đã xuất toán khỏi chi phí kinh doanh số tiền 87.048.009 đồng, chi tiết như sau:Tổng chi phí sản xuất kinh doanh giảm 87.048.009đ là do:

+ Giá vốn hàng bán giảm 139.669.648đ do đoàn thanh tra xuất toán cáckhoản chi phí không đủ điều kiện hạch toán vi phạm quy định tại tiết 2.1 điểm 2-

Mục III- Phần B Thông tư 128/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính “ Hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN” Gồm:

- Hoá đơn ngày tháng năm sau tiền hàng : 33.394.030đ

- Chi phí mua dụng cụ, công cụ thu mua chè búp tươi không có hoá đơn BộTài chính số tiền : 106.275.618đ

Ngoài ra Công ty hiện đang có căn nhà 3 tầng tại thị trấn cho thuê Nhưngnăm 2005 khi thu tiền Công ty quên phát hành hoá đơn thuế Giá trị gia tăng Thực

tế đây không phải là hành vi cố ý trốn thuế, nhưng do sơ suất và do bên thuê là tưnhân không yêu cầu hoá đơn nên Công ty đã bị phạt và truy thu số tiền thuế giá trịgia tăng trên khoản tiền thu từ cho thuê

Trong năm 2006 Công ty ký hợp đồng với các chủ xe công nông chở chè búptươi từ các đội về nhà máy chế biến Tổng số tiền phải trả trong năm cho các chủ xe

là 1.265.000.000 đồng nhưng chỉ một duy nhất xí nghiệp chè Phú Sơn gửi về phòng

Trang 16

kế toán Công ty hoá đơn hợp lệ với tổng số tiền là 350.620.000 đồng Số tiền vậnchuyển còn lại thuộc các xí nghiệp chè Tân Phú, Thanh Niên, Phú Long không cóhoá đơn hợp lệ theo quy định Bởi năm 2005 khoản tiền vận chuyển này do không

có hoá đơn nên đã bị xuất toán khỏi chi phí tính thuế Năm nay công ty vẫn chưahoàn toàn khắc phục được vấn đề này

2.3 Tổ chức thực hiện và vận dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp

Hệ thống tài khoản kế toán là bộ phận cấu thành quan trọng nhất trong toàn

bộ hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp Bắt đầu từ ngày 1/1/1996 tất cả các doanhnghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế đều phải thực hiện việc áp dụngthống nhất hệ thống tài khoản doanh nghiệp theo quy định 1141/ TC/ QĐ/ CĐKTngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính Trong thời gian hạch toán theo chế độ

kế toán cũ Công ty cũng cập nhật bổ sung những tài khoản mới cho phù hợp với cácchuẩn mực kế toán mới ban hành như TK 515, 811, 711, 635, 3387

Đặc điểm hoạt động của công ty không như một số các doanh nghiệp khác

mà bao gồm nhiều nội dung từ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đến sản xuất,chế biến, XDCB, xuất khẩu Chính yếu tố này ảnh hưởng tới toàn bộ công tác tổchức kế toán nói chung và việc vận dụng hệ thống tài khoản nói riêng Để bao quáttất cả các hoạt động công ty phải sử dụng gần như toàn bộ tài khoản trong hệ thốngtài khoản

Do đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh và công nghệ chế biến sản phẩmqua các bước sau:

+ Trồng và đầu tư thâm canh vườn chè hay thu mua chè búp làm nguyênliệu

+ Vận chuyển chè về nhà máy chế biến qua các giai đoạn như sơ đồ quytrình công nghệ đã trình bày ở sơ đồ trên

+ Xuất chè từ nhà máy sang Trung tâm tinh chế đấu trộn và đóng góinhập kho thành phẩm;

Và từ yêu cầu tính giá thành cho từng giai đoạn sản xuất: sản xuất nôngnghiệp, giai đoạn chế biến, đấu trộn bán thành phẩm; xuất bán sản phẩm nhiều tàikhoản của Công ty phải mở thêm các tài khoản chi tiết

Hiện tại tài khoản tiền gửi của công ty được mở ở nhiều Ngân hàng khácnhau Tiền gửi của Công ty tại Ngân hàng bằng Việt nam đồng, đô la Mỹ và đồngEUR Theo quy định các tài khoản chi tiết tiền gửi Ngân hàng như sau:

Trang 17

TK1121: tiền Việt Nam

TK1122: Tiền ngoại tệ

TK1123: Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý

Nhưng tại Công ty đã mở một số tài khoản chi tiết sai Trên sổ cái Công

ty có một số tài khoản chi tiết mở sai so với qui định như:

Tài khoản 11261: tài khoản tiền gửi USD kỳ hạn tại Ngân hàng ANZ

Tài khoản 11290: tài khoản tiền gửi EUR kỳ hạn tại Ngân hàng ngoại thương ViệtNam

Ngoài ra nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan nhưng kế toánkhông phản ánh vào tài khoản ngoại bảng Ví dụ như hàng năm tại Công ty có hàngtrăm nghiệp vụ kế toán liên quan đến nhập xuất ngoại tệ nhưng kế toán không phảnánh vào tài khoản ngoại bảng Tháng 11 năm 2006 Công ty mua chè đen từ Công tychè Lâm Đồng, khách hàng đã giao quá số lượng hàng theo Hợp đồng là 40 tấn.Công ty không chấp nhận mua lô hàng này mà chỉ chấp nhận số lượng đã thoảthuận theo Hợp đồng đã ký Số hàng thừa Công ty nhận giữ hộ tại kho nhưng kếtoán không thể hiện số hàng này trên tài khoản ngoại bảng 002: Vật tư, hàng hoánhận giữ hộ, gia công

2.4 Phân công nhiệm vụ phòng kế toán

Tại Công ty chè Phú Đa nhiệm vụ tại phòng kế toán được phân công như sau:

Kế toán trưởng:

Kế toán trưởng có các nhiệm vụ sau:

Tham mưu giúp Ban giám đốc tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính kế toáncủa công ty

Tổ chức bộ máy kế toán của công ty phù hợp với khả năng thực tế của từngngười nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kế toán, đáp ứng kế hoạch sảnxuất kinh doanh đã đề ra

Tổ chức việc lập kế hoạch về tài chính tín dụng, kế hoạch về vốn, chỉ tiêutiền mặt nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh có hiệ quả Phối hợp cùng các phòngban liên quan lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa, mua sắm tàI sản cố định, kếhoạch đầu tư, kế hoạch quý, năm

Trang 18

Kế toán trưởng còn có nhiệm vụ soạn thảo văn bản liên quan đến công tác tàichính của công ty và kết hợp với các phòng ban trong công ty xây dựng các địnhmức về chi phí tiền lương, kế hoạch sản xuất, sử dụng vật tư, kế hoạch thu vốn vàxác định giá thành sản phẩm.

Có nhiệm vụ thường xuyên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho banlãnh đạo công ty Cuối kỳ báo cáo kết hợp phân tích, đánh giá tình hình sản xuấtkinh doanh của đơn vị và lập kế hoạch sản xuất kỳ sau

Chịu trách nhiệm trước Ban giám đốc công ty về công tác kế toán tài chínhcủa công ty cũng như số liệu trên các báo cáo tài chính

Ngoài ra kế toán trưởng còn đảm nhiệm thêm phần hành TSCĐ: Ghi chép,phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng, giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tănggiảm và hiện trạng TSCĐ trong công ty cũng như từng bộ phận sử dụng TSCĐ, tạođiều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát việc thường xuyên giữ gìn, bảoquản, bảo dưỡng TSCĐ và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐ trong công ty.Tính toán

và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theomức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định.Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và

dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐ về chi phí và kết quảcủa công việc sửa chữa.Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựngtrang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dõ bớt làm tăng, giảm nguyên giá TSCĐcũng như tình nhượng bán, thanh lý TSCĐ

Phó kế toán trưởng: (làm kế toán tổng hợp)

Kế toán tổng hợp tập hợp số liệu của các kế toán viên khác, khoá sổ để lậpbáo cáo quyết toán Báo cáo kế toán trưởng kịp thời về xử lý số liệu kế toán hàngtháng trước khi khoá sổ lên báo cáo tài chính

Cuối kỳ lập một số báo cáo sau:

1 Bảng cân đối kế toán

2 Báo cáo tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước

3 Báo cáo công nợ

4 Báo cáo phân tích một số chỉ tiêu tài chính

5 Thuyết minh báo cáo tài chính

Kế toán tổng hợp còn chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về thời gian nộpbáo cáo, chất lượng báo cáo Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, hợp lệ trước khi trìnhký

Trang 19

Ngoài ra Phó kế toán trưởng còn có nhiệm vụ: Kế toán thanh toán với ngườibán, thanh toán tạm ứng, phải thu khác Kế toán thuế và các khoản nộp nhà nước,các khoản phải trả nội bộ, các nguồn vốn, kế toán tài khoản thu nhập khác, chi phíkhác

Kế toán vốn bằng tiền & vật tư

Theo dõi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền vay, mở sổ kế toán quỹ tiền mặt,

sổ tiền gửi ngân hàng, sổ tiền vay để ghi chép hàng ngày liên tục theo trình tự thờigian các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính ra số tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngânhàng, tiền vay ở mọi thời diểm

Hàng ngày viết phiếu thu, chi tiền mặt, UNC trả tiền và giao dịch ngân hàng,lập kế hoạch tiền mặt, tiền vay hàng tháng, quý, năm, tiến hành kiểm kê quỹ định kỳhoặc bất thường

Theo dõi vật tư, hàng hoá nhập xuất kho

Hàng tháng, quý, năm tổng hợp và lập các báo cáo kiểm kê vật tư sản phẩm.Cuối niên độ kế toán xem xét các thông tin về giá thị trường để trích lập các khoản

dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Nếu có)

Kế toán chi phí SXKD

Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh

Theo dõi giá thành và chi phí sản xuất

Theo dõi chi phí đầu tư XDCB

Hàng tháng lập các báo cáo quản trị theo yêu cầu của Ban giám đốc về chiphí sản xuất, giá thành sản xuất tại các đơn vị và trung tâm đấu trộn; đồng thời đốichiếu số liệu chi phí sản xuất với các đơn vị làm cơ sở cho việc thanh toán khoáncuối năm

Chuẩn bị các báo cáo định kỳ về giá thành, chi phí sản xuất theo yêu cầu củaHĐQT công ty các phiên họp hàng năm

Trang 20

Kế toán lương

Theo dõi duyệt lương toàn công ty, trực tiếp tính lương cơ quan và bộ phậngián tiếp các xí nghiệp Theo dõi các chi phí tiền lương, thuế thu nhập cá nhân,BHXH, BHYT phải trả

Hàng tháng căn cứ vào kế hoạch thu đôn đốc các đơn vị thu nộp và quyếttoán số thu nộp năm Theo dõi duyệt và thanh toán chế độ BHXH cho CBCNV cơquan, các đơn vị Tổng hợp thanh toán chế độ BHXH toàn công ty.Thanh quyếttoán số thu nộp BHXH hàng tháng quý, năm với cơ quan Bảo hiểm xã hội Huyện vàcác đơn vị trong công ty

Theo dõi các khoản chi phí trả trước và các khoản phải trả

Theo dõi thành phẩm, doanh thu , kết quả, thanh toán với người mua

Theo dõi các khoản phải thu nội bộ

Thủ quỹ công ty:

Thủ quỹ có các nhiệm vụ sau:

Căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi được ban giám đốc, kế toán trưởng ký duyệtlàm thủ tục thu, chi tiền mặt cho khách hàng Phát tiền lương hàng tháng đến từngngười lao động

Quản lý kho quỹ, thực hiện nhập, xuất quỹ tiền mặt và chịu trách nhiệm vậtchất với số tiền mặt tồn quỹ ở mọi thời điểm

Cuối kỳ nhận chứng từ thu, chi theo quy định của Nhà nước

Cuối kỳ lập báo cáo quỹ

Thủ kho

Thủ kho công ty: Quản lý kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá, thực hiện nhập xuấtkho hàng ngày chịu trách nhiệm vật chất với số vật tư tồn kho ở mọi thời điểm Thực hiện kiểm kê kho định kỳ hoặc bất thường theo yêu cầu của công ty

Ngoài phòng kế toán tại trụ sở Công ty tại các xí nghiệp thành viên, mỗi xí nghiệp

có hai kế toán viên, Trung tâm đấu trộn công ty có một kế toán

2.5 Tổ chức hạch toán kế toán một số phần hành chủ yếu tại Công ty chè Phú Đa.

2.5.1 Hạch toán tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng tại Công ty Chè Phú Đa

Hiện tại tiền mặt tại quỹ và tiền gửi tại các Ngân hàng thương mại của Công tygồm đồng Việt Nam, đô la Mỹ và đồng EUR nên kế toán đã mở các tài khoản achitiết để theo dõi và hạch toán

Trang 21

Các nghiệp vụ tiền mặt và các chứng từ sử dụng

Tổ chức chứng từ nghiệp vụ thu tiền mặt

Nghiệp vụ thu tiền mặt: các nguồn thu chủ yếu bao gồm

Thu từ bán hàng, thu từ khách hàng thanh toán hoặc ứng trước, thu hoàn ứng, thutiền điện sinh hoạt từ các xí nghiệp các đội sản xuất, rút tiền Ngân hàng về quỹ và

từ các khoản khác

Các chứng từ sử dụng

Giấy nộp tiền, phiếu thu tiền Các chứng từ gốc (chứng từ nguồn): là nhữngchứng từ phản ánh nguồn thu Như bán hàng thu tiền mặt chứng từ nguồn là hoáđơn GTGT, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ chứng từ nguồn là giấy báo nợ,bảng sao kê Vay nhập quỹ chứng từ nguồn là khế ươc vay, thu từ các hộ sử dụngđiện là bảng kê tính số điện sử dụng và hoá đơn GTGT

Để theo dõi các khoản thu theo quan hệ đối ứng tài khoản kế toán lập bảng kê

số 1 ghi nợ tài khoản 111, ghi có tài khoản 112, 1368, 138, 131, 112, 721, 338,

141, …

Tổ chức chứng từ nghiệp vụ chi tiền mặt

Nghiệp vụ chi tiền mặt chủ yếu tại Công ty gồm chi mua vật tư, hànghoá, chi nộp vào ngân hàng, chi thanh toán cho nhân viên, chi trực tiếp cho kinhdoanh, như hội họp, học tập, chi tiếp khách, tạm ứng và các khoản chi khác

Các chứng từ sử dụng

Phiếu chi, Giấy thanh toán tạm ứng, Giấy đề nghị tạm ứng

Các chứng từ gốc là những chứng từ phản ánh nội dung theo các nghiệp vụ phátsinh

Kế toán lập NKCT số 1 ghi có tài khoản 111, ghi nợ tài khoản 133, 1388, 141,

331, 334, 642, 13682, 627, 152…

Kế toán tiền gửi Ngân hàng

Do mở nhiều loại tài khoản ở các ngân hàng khác nhau nên kế toán mở tài khoản chi tiết như sau:

TK11211: Tiền VND tại Ngân hàng No và PTNT tỉnh Phú Thọ

TK 11212: Tiền VND tại Ngân hàng ngoại thương

TK 11213: Tiền VND tại Ngân hàng Thanh Sơn

TK 11222: Tiền USD tại Ngân hàng ngoại thương

TK 11223: Tiền EURO tại Ngân hàng ngoại thương

TK 11251: Tiền USD tại Ngân hàng ANZ

Trang 22

TK 11261: Tài khoản tiền gửi USD kỳ hạn tại Ngân hàng ANZ

TK 11290: Tài khoản tiền gửi EUR kỳ hạn tại Ngân hàng ngoại thương ViệtNam

Như vậy về việc mở hai tài khoản 11251, 11261, 11290 kế toán đã mở saitheo quy định của hệ thống kế toán Việt Nam

Kế toán mở NKCT số 2 để ghi giảm các khoản tiền gửi Ngân hàng, cụ thể ghi có tài khoản 112, ghi nợ TK 133, 111, 642, 331, 811, 711, 333, 141, 413…và đểghi tăng các khoản tiền gửi kế toán lập bảng kê số 2 ghi nợ tài khoản 112 và ghi có các tài khoản liên quan

2.5.2 Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ

Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ chủ yếu tại Công ty bao gồm chè búp, giống

chè, phân bón, dầu chạy máy, bao bì, các loại cân dùng để cân chè,

Giống và phân bón được công ty sử dụng cho hai mục đích:

Đầu tư trồng mới: Công ty giao giống, phân bón cho các đội trồng mới, chiphí này được tập hợp vào TK 2412, sau khi hình thành vườn chè sẽ đưa vào sảnxuất và phản ánh tăng TSCĐ

Cung cấp cho các tổ trồng chè để đầu tư trồng chè sau đó bán lại cho Công

ty Phần chênh lệch giữa giá mua chè và phần vật tư công ty cung cấp được thanhtoán bằng tiền

Còn nguyên liệu chế biến bao gồm chè búp và chè khô

Nguồn nhập nguyên liệu:

Mua ngoài: Mua của các hộ trồng chè và mua của các công ty chè

Nguyên liệu do công ty tự trồng: Giá nguyên liệu chè búp nhập kho bao gồmcác chi phí phục vụ công tác trồng trọt, bao gồm chi phí nhân công và vật tư đượctập hợp vào TK 1541

Nguyên liệu sau khi nhập kho nếu là chè búp thì sẽ được chế biến thành chèkhô, sau đó nhập kho trở lại Giá nhập kho bao gồm giá trị chè xuất ra chế biếncộng các chi phí phát sinh trong quá trình chế biến Chi phí trong giai đoạn nàyđược tập hợp vào TK: 1542

Chè khô được xuất sang Trung tâm đấu trộn để chế biến và đóng bao bì vànhập kho thành phẩm Chi phí phát sinh trong giai đoạn này chủ yếu là chi phí nhâncông và bao bì được tập hợp vào TK 1546

Trang 23

Quá trình nhập kho nguyên liệu mua của các công ty khác như sau: Trên cơ

sở Hợp đồng các công ty sẽ tiến hành giao hàng theo từng đợt Mỗi lần giao hàng,Công ty Phú Đa sẽ tiến hành kiểm tra chất lượng với sự tham gia của KCS, Trưởngtrung tâm đấu trộn, thủ kho, Người giao hàng Sau khi kiểm tra chất lượng xong sẽlập phiếu kiểm tra chất lượng Trên cơ sở phiếu kiểm tra chất lượng lập Biên bảnnghiệm thu chè khô mua ngoài có chứng kiến và xác nhận của đại diện phòng Kếhoạch, Kế toán, TTĐT, thủ kho và người giao hàng Sau khi thống nhất về khốilượng, chất lượng bên bán sẽ phát hành hoá đơn GTGT Trên cơ sở Hoá đơn, biênbản nghiệm thu kế toán lập phiếu nhập kho và hạch toán nhập nguyên liệu

Nguyên liệu chè búp tươi mua ngoài: Công ty tạm ứng tiền cho các tổ thumua của các nhà máy để đi thu mua chè búp tươi Đơn giá thu mua do công ty quiđịnh cho từng thời kỳ

Ngoài nguyên liệu chính là chè búp tươi vật tư tại Công ty chè Phú Đa còngồm các loại sau:

Vật liệu phụ: Các vật tư nông nghiệp phục vụ công tác trồng và thu hoạch chè tươi Nhiên liệu: Các loại xăng dầu phục vụ vận hành máy móc, phương tiện vận tải,

than đốt, lò sấy

Phụ tùng thay thế và vật liệu xây dựng: chủ yếu phục vụ sửa chửa lớn TSCĐ và

XDCB

Bao bì đóng gói: Dùng tại trung tâm đấu trộn để đóng kiện chè thành phẩm

Nguyên vật liệu được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên

Tài khoản kế toán sử dụng:

Để theo dõi nguyên vật liệu theo từng chủng loại kế toán chi tiết TK 152 nhưsau:

Và do đặc điểm của Công ty là sản xuất nông nghiệp kết hợp với chế biến, để

có thành phẩm phải qua nhiều giai đoạn nên trong quá trình hạch toán nhập xuất chè

Trang 24

búp tươi (nguyên vật liệu chính) ra chế biến kế toán sử dụng tài khoản 154 chi tiếtnhư sau:

TK 1541: Chi phí trồng trọt

TK 1542: Chi phí chế biến

TK 1543: Chi phí điện sản xuất

TK 1544: Chi phí điện máy

TK 1545: Chi phí điện sinh hoạt

TK 1546: Chi phí trung tâm đấu trộn

TK 1547: Chi phí xe Kamaz

Tính giá vật liệu:

Tại Công ty chè Phú Đa đang áp dụng phương pháp kê khai thườngxuyên để quản lý và hạch toán nguyên vật liệu

Kế toán xuất vật liệu theo phương pháp thực tế đích danh

Tổ chức hạch toán chi tiết NVL:

Hiện nay Nhà máy áp dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiếtNVL Theo đó NVL được theo dõi nhập, xuất, tồn tại phòng kế toán và ở kho

Tại kho: thủ kho sử dụng thẻ kho để ghi chép, phản ánh tình hình nhập, xuất,tồn của từng loại vật liệu theo chỉ tiêu số lượng Số liệu được lấy từ những chứng từnhập, xuất hợp lệ Một loại vật liệu được ghi vào một tờ thẻ kho

Tại phòng kế toán: khi nhận được phiếu nhập kho, xuất kho sau khi kiểm tratính hợp lý, hợp pháp của chứng từ cuối tháng kế toán NVL tiến hành ghi thẻ kho.Đồng thời kế toán tiến hành ghi sổ kế toán chi tiết vật tư, ghi cả thông tin về lượng

và giá trị Đến cuối tháng tiến hành đối chiếu số lượng nhập, xuất, tồn giữa kế toánNVL và thủ kho

Trình tự ghi chép tổ chức hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻsong song được thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 25

Tổ chức hạch toán tổng hợp NVL

Nguyên vật liệu của Nhà máy được hạch toán theo hình thức Nhật ký chứng

từ Căn cứ vào các chứng từ nhập xuất kho, thẻ kho kế toán tính thành tiền và ghi sốlượng, giá trị vật tư nhập, xuất sau đó tính ra số lượng vật tư tồn kho Sau đó kếtoán tiền hành ghi vào các sổ liên quan sau:

Từ các chứng từ vật tư kế toán tiến hành ghi NKCT số 5, 10, sổ chi tiết TK

331, Bảng phân bổ số 2 Cuối tháng từ sổ chi tiết TK 331 kế toán tiến hành ghi

Phiếu nhập kho

chi tiết vật tư

Bảng tổng hợp N-X-T

Phiếu xuất kho

Kế toán tổng hợp

Ghi hàng ngàyGhi cuối kỳĐối chiếu

Sơ đồ 05:Quy trình hạch toán chi tiết NVL theo phương pháp thẻ song song

Trang 26

NKCT số 5, 6; căn cứ vào số liệu trên các NKCT có liên quan ghi vào Bảng kê tínhgiá, sau đó ghi tiếp vào Bảng phân bổ số 2 làm căn cứ để ghi Bảng kê số 4, 5, 6 rồitổng hợp số liệu vào NKCT số 7 Căn cứ trên các số liệu của các NKCT có liênquan ghi sổ Cái TK 152, 153 và lên báo cáo tài chính.

Trình tự hạch toán NVL được khái quát qua sơ đồ sau:

1,2,4,7,10

Trang 27

Xét về mặt nội dung, kế toán nguyên vật liệu bao gồm kế toán nhập và kếtoán xuất nguyên vật liệu Toàn bộ vật liệu của Công ty khi nhập được quản lý tạimột kho duy nhất của Công ty.

Do Công ty chè Phú Đa có nhiều xí nghiệp, nhiều phân xưởng, sản phẩm sảnxuất ra qua nhiều giai đoạn, quy trình công nghệ nên kế toán xuất nguyên vật liệuphải chi tiết đến từng phân xưởng, từng giai đoạn sản xuất, từng đối tượng chi phí

Hiện tại Công ty khi xuất vật liệu phải chi tiết cho các phân xưởng sau:

Nông nghiệp các xí nghiệp

Nhà máy các xí nghiệp

Văn phòng các xí nghiệp

Trung tâm đấu trộn sản phẩm

Để có thể theo dõi và tính toán chi phí, giá thành của sản phẩm việc hạchtoán xuất nguyên vật liệu được thể hiện một cách tập trung và cụ thể trên bảng phân

bổ vật tư:

Kế toán kiểm kê vật liệu.

Với các loại vật liệu phụ như xăng, dầu, vật tư sửa chữa, than, củi kế toántiến hành kiểm tra khi nhập kho và cuối năm tổng kiểm tra toàn bộ vật tư tồn kho(ngày 31 tháng 12 hàng năm) Tại Công ty chè Phú Đa việc kiểm kê vật liệu chínhđược tiến hành rất thận trọng bởi chè khô nguyên liệu trước khi đưa ra đấu trộnthành thành phẩm sau thời gian bảo quản trong kho có thể thay đổi thuỷ phần, tănggiảm khối lượng

Thực tế kể từ khi thành lập cho đến nay nguyên liệu chính sau kiểm kêthường tăng lên trung bính là 20 tấn so với số liệu trên sổ kế toán Phần tăng thêmnày được kế toán hạch toán vào thu nhập khác

2.5.3 Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Các hình thức tiền lương tại Công ty

Lương gồm hai loại:

Lương gián tiếp: Tại văn phòng công ty và các xí nghiệp Lương văn phònghạch toán vào tài khoản 642, lương gián tiếp tại các xí nghiệp hạch toán TK 627,riêng lương nhà trẻ mẫu giáo hạch toán vào 642

Lương gián tiếp ở các đội theo % hoàn thành kế hoạch ở các đội, các xínghiệp theo % hoàn thành kế hoạch ở các xí nghiệp Lao động trực tiếp tại các nhàmáy hưởng

Trang 28

Tiền lương tại công ty cũng được phân loại thành tiền lương chính và tiềnlương phụ.

Tiền lương chính là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian côngnhân viên thực hiện nhiệm vụ chính của họ bao gồm tiền lương trả theo cấp bậc vàcác khoản phụ cấp kèm theo lương như phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp khu vực, phụcấp thâm niên

Tiền lương phụ là tiền lương trả cho công nhân viên trong thời gian côngnhân viên thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính và thời gian công nhânđược nghỉ theo chế độ được hưởng như đi nghỉ phép, nghỉ vì ngừng sản xuất, đihọc, đi họp

Trên nguyên tắc tiền lương phụ của công nhân viên trực tiếp sản xuất khônggắn bó việc chế tạo sản phẩm cũng như không quan hệ đến năng suất lao động chonên tiền lương phụ được phân bổ một cách gián tiếp vào chi phí sản xuất các loạisản phẩm Tiền lương phụ thường được phân bổ cho từng loại sản phẩm căn cứ theotiền lương chính công nhân sản xuất của từng loại sản phẩm Nhưng tại Công ty chèPhú Đa tiền lương phụ được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất Tuy nhiênđiều này không ảnh hưởng lớn tới cơ cấu giá thành sản phẩm bởi tiền lương phụchiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tiền lương chính

Công ty thanh toán tiền lương 1 đợt mỗi tháng Phòng kế toán các xí nghiệptính lương công nhân, lương gián tiếp, lương đội trưởng các đội nông nghiệp, phòng

kế toán tính lương văn phòng công ty, duyệt lương các xí nghiệp và thực hiện việcchi trả lương và định khoản vào sổ sách kế toán Phòng kế toán khi thanh toánlương sẽ giữ lại thuế thu nhập cá nhân, các phần phải trích nộp khác

Các sổ sách sử dụng:

+ Sổ cái Tk 334, 335, 338

+ Nhật ký chứng từ 7, 10

+ Bảng kê 4, 5

+ Bảng phân bổ tiền lương

Khi kế toán tiền lương nhận được các chứng từ liên quan đến lao động, tiềnlương tiến hành ghi nhật ký chứng từ số 10 và lập bảng phân bổ lương Đến cuốitháng tiến hành ghi sổ cái các Tk 334, 335, 338; lập bảng kê 4, 5; nhật ký chứng từ

số 7

Quá trình hạch toán lương và các khoản trích theo lương được khái quát qua

sơ đồ sau:

Ngày đăng: 25/08/2015, 22:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w