Mục lụcLời mở đầu1Phần I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MẸ TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM.3I.Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty giấy Việt Nam31. Quá trình hình thành32. Quá trình phát triển.7II. Tổ chức công tác quản lý và sản xuất của Tổng công ty giấy Việt Nam.91. Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và tổ chức sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam.92. Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty giấy Việt Nam.14III. Tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty giấy Việt Nam.191. Hình thức tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty192. Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty giấy Việt Nam.193. Hình thức tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng công ty giấy Việt Nam.223.1.Đặc điểm tổ chức sổ kế toán223.2. Hệ thống chứng từ sử dụng ở Tổng công ty giấy Việt Nam.243.3. Hệ thống tài khoàn kế toán được sử dụng tại Tổng công ty giấy Việt Nam.253.4. Báo cáo kế toán được lập tại Tổng công ty giấy Việt Nam.26Phần II: Đặc điểm một số phần hành chủ yếu tại Tổng công ty giấy Việt Nam.271. Kế toán phần hành nguyên vật liệu.272. Kế toán phần hành lương và các khoản trích theo lương.303. Phần hành kế toán tài sản cố định.344. Phần hành kế toán tiền mặt.36Phần III:Đánh giá công tác tổ chức hạch toán, kế toán tại Tổng công ty giấy Việt Nam.39
Trang 1Lời mở đầu
Trong thời kỳ hiện nay, công tác Giáo dục – Đào tạo là vấn đề được cả nướcquan tâm chú trọng Bên cạnh việc đầu tư đổi mới trang thiết bị cũng như nâng caotrình độ chuyên môn giảng dạy, vấn đề vở viết, SGK cho học sinh, sinh viên cũng làmột vấn đề cần quan tâm Để đáp ứng nhu cầu đó, Tổng công ty giấy Việt Namkhông ngừng cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất,chất lượng sản phẩm giấy.TCT giấy không chỉ cung cấp vở viết mà TCT còn cung cấp giấy cho các nhà in,nhà sản xuất bản, cơ sở gia công góp phần vào việc sản xuất giấy viết, SGK, giấy
in phục vụ cho sự nghiệp phát triển Giáo dục – Xã hội đất nước
Sau một quá trình học tập và nghiên cứu trên giảng đường trường Đại họcKinh Tế Quốc Dân, được các thầy, cô giáo trang bị cho em một vốn kiến thức rấtphong phú cả về khoa học xã hội và khoa học tự nhiên Là một sinh viên chuyênngành kế toán tổng hợp em hiểu rằng những kiến thức về công tác hạch toán kế toán
mà các thầy cô dạy dỗ, truyền đạt, đó là cơ sở lý thuyết chắc chắn nhất phục vụ chocông việc của em sau này
Trong kỳ học thứ 8 này, chúng em được khoa và trường tạo điều kiện làmquen và vận dụng những kiến thức của chúng em vào thực tế thông qua đợt đi thựctập Nhận thấy, Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam là một doanh nghiệp nhànước có quy mô lớn và có bề dày truyền thống, do vậy, công tác tổ chức hạch toán
kế toán sẽ là một môi trường tốt để cho em tiếp xúc và học hỏi Vì thế, em đã xinthực tập tại Tổng công ty giấy Việt Nam (thuộc thị trấn Phong Châu - huyện PhùNinh - tỉnh Phú Thọ)
Sau 8 tuần thực tập tại TCT, em đã tìm hiểu, thu thập được một số thông tin
về tình hình hiện nay của TCT cũng như công tác tổ chức kế toán của Công ty nhưsau Em hi vọng rằng điều này có thể giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về Tổng công
ty Giấy Việt Nam
Bài viết bao gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan chung về công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam
Phần II: Kế toán một số phần hành chủ yếu tại công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam.
Phần III: Đánh giá về công tác kế toán tại Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam.
Trang 2Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đặc biệt là ThS Lê Kim Ngọctrường đại học Kinh tế Quốc Dân, lãnh đạo Tổng công ty giấy Việt Nam – Cán bộ
và nhân viên phòng tài chính kế toán của Tổng công ty, gia đình và bạn bè đã tạođiều kiện giúp đỡ để em hoàn thành báo cáo này Bài viết của em chắc chắn khôngthể tránh khỏi một số sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý bổ sung củacác thầy cô, các bác các cô, các chú và các bạn để báo cáo thực tập của em đượchoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3Phần I: TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY MẸ - TỔNG
CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM.
I.Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty giấy Việt Nam
1 Quá trình hình thành
Ở Việt Nam, nghề làm giấy đã có từ lâu đời và ngày càng phát triển Trongkháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhiều nhà máy giấy đã ra đời như nhà máyGiấy Việt Trì, nhà máy Giấy Tuyên Quang, Nhà máy Giấy Lào Cai,… và hìnhthành nên một nền công nghiệp Giấy Tuy nhiên, do công xuất nhỏ, kỹ thuật côngnghiệp còn lạc hậu nên sản lượng giấy thấp, chất lượng giấy xấu chưa đáp ứng đượcnhu cầu của xã hội Nhu cầu giấy đặc biệt giấy viết và giấy in ấn là một nhu cầu vôcùng bức xúc Từ đó đặt ra nhu cầu cấp bách đối với Miền Bắc nước ta là phải xâydựng một nhà máy giấy có công suất lớn, công nghệ cao Bước vào thập kỷ 60 – 70của thế kỷ XX khi cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược của nhân dân ta đang ởgiai đoạn khốc liệt ở hai miền Nam - Bắc, chúng ta ngày càng nhận được sự đồngtình ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà bình và công lý trên thế giới, trong đó có
cả các nước có chế độ chính trị khác với nước ta Và Thụy Điển là một trong nhữngnước ủng hộ nước ta sớm nhất, mạnh mẽ nhất Tháng 10 năm 1970 sau chuyếnthăm của phái đoàn viện trợ đầu tiên của chính phủ Vương quốc Thụy Điển do ngàithứ trưởng Bộ ngoại giao dẫn đầu, Việt Nam và Thụy Điển đã bày tỏ ý tưởng vềviệc Thụy Điển sẽ giúp Việt Nam xây dựng một cơ sở giấy theo Công nghệ hiện đạicủa Thụy Điển
Từ năm 1971-1972 Nhiều cuộc khảo sát do các chuyên gia Thụy Điển đãtiến hành nhằm điều tra tiềm năng rừng, nguồn nguyên liệu cung cấp cho Côngnghiệp giấy cũng như xác định phương pháp khai thác vận chuyển Dựa trên cuộckhảo sát, Việt Nam và Thụy Điển nhất chí chọn Bãi Bằng - một vùng gần vùngnguyên liệu Giấy, có nhiều nguyên liệu làm địa điểm đặt nhà máy
Tháng 10 năm 1972 Tên nhà máy Giấy Bãi Bằng được đề cập trong báo cáochi tiết về công trình nhà máy Giấy do Thụy Điển viện trợ Theo báo cáo này, côngnghệ sản xuất Giấy tại nhà máy Giấy Bãi Bằng là công nghệ tiên tiến của các nước
tư bản vào thời điểm này Và để có thể vận hành tốt những công nghệ còn hoàn toàn
lạ lẫm đó, mùa xuân năm 1972, 11 cán bộ nước ta phần lớn là những kỹ sư công
Trang 4nghệ giấy lên đường sang Thụy Điển để học tập và tiếp thu công nghệ sản xuất giấytiên tiến của họ.
Đầu năm 1974 những vấn đề cơ bản về công trình Nhà máy Giấy Bãi Bằng
đã được thảo luận và nhất chí Ngày 20/8/1974 Thứ trưởng bộ ngoại giao nước tađồng chí Nguyễn Cơ Thạch và Thứ trưởng Bộ ngoại giao Vương quốc Thụy ĐiểnLenno – Cơláckenbéc đã chính thức ký hiệp định với tên gọi: “ Thảo luận phát triểnhợp tác về công trình Nhà máy Giấy Bãi Bằng” Nội dung hiệp định đã quy định rõ
sẽ kết thúc xây dựng một nhà máy có công xuất 55000 tấn giấy/ năm trong đó có
50000 tấn giấy in và giấy viết trắng; 5000 tấn giấy bao gói Thụy Điển cung cấpmáy móc thiết bị công nghệ, vật liệu xây dựng và chịu trách nhiệm về thiết kế, kếhoạch xây dựng và lắp máy Ngoài ra, Thuỵ Điển sẽ giúp đỡ về lâm sinh; phươngtiện vận chuyển tre, nứa, gỗ; thiết kế khai thác vận chuyển và đường xá… ThụyĐiển tài trợ cho Việt Nam 620 triệu SEK cộng với 150 triệu SEK dự phòng cho cảphần công nghiệp và lâm nghiệp Việc điều hành và thi công công trình được uỷnhiệm cho SIM – cơ quan phát triển quốc tế Thụy Điển, cho Bộ Công nghiệp nhẹ
và Bộ ngoại thương và công ty tư vấn WB được SIDA thuê làm đầu mối xây dựng.Công trình dự kiến khởi công cuối năm 1974, đến năm 1977 – 1979 nhà máy sẽđược bàn giao cho Việt Nam tự quản lý, tự điều hành
Ngày 5/10/1974 Nhà máy giấy Bãi Bằng chính thức được khởi công xâydựng
Ngày 1/10/1975 Chuyến tàu biển đầu tiên chở thiết bị đã cập bến Cảng HảiPhòng
Trong quá trình xây dựng, do sự bất đồng ngôn ngữ, sự khác biệt về lối sống,văn hoá và cách nhìn nhận vấn đề khác nhau nên quan hệ giữa Việt Nam và ThụyĐiển gặp nhiều khó khăn, thiếu chặt chẽ cởi mở Mặt khác, thời gian này là lúc màViệt Nam vừa bước ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ tàn khốc, khôi phục đất nướcsau chiên tranh nên đất nước ta gặp nhiều khó khăn: cơ sở vật chất kỹ thuật nghèonàn lạc hậu, các tuyến đường giao thông bị phá hoại nặng nề; phương tiện vậnchuyển, thông tin liên lạc thiếu thốn, thô sơ… Những khó khăn này gây trở ngại lớnđến tiến độ công trình Điều này tất yếu dẫn đến Thụy Điển sẽ phải tăng kinh phíviện trợ so với kinh phí thoả thuận trong hiệp định năm 1974 Cuối năm 1976 ThụyĐiển tăng kinh phí viện trợ từ 770 triệu SEK lên 1055 Triệu SEK Đến cuối năm
1978 nhiều công trình phục vụ và phụ trợ của nhà máy được xây dựng:
Trang 5- Khu trại Thụy Điển đủ chỗ cho 600 người ăn ở, đạt tiêu chuẩn cho ngườinước ngoài.
- Đường điện 35 KV
- Đường nước tạm, đường xe lửa, xe ôtô, cảng, trạm xe…
- Xưởng Axêtylen, trạm sơn, hệ thống kho tàng hoàn chỉnh
được đưa vào vận hành thử và sử dụng Song các hạng mục chính của công trìnhcòn đang còn xây dựng dở dang
Căn cứ vào tình hình tiến độ thi công trên công trường, cuối năm 1979 SIDA
đã đưa ra một kế hoạch mới nhằm hoàn thành dự án với tiến độ sửa đổi gọi là MIS
79 với mục tiêu:
- Đưa nhà máy xeo I vào vận hành chính thức ngày 01/02/1980
- Đưa nhà máy xeo II vào vận hành chính thức ngày 01/09/1980
- Hoàn thành xây dựng phân xưởng bột và toàn bộ công trình trước ngày01/04/1981
Như vậy, MIS 79 chậm mất 2 năm so với kế hoạch ban đầu Tuy nhiên tiến
độ của MIS 79 cũng không thực hiện được đúng tiến độ Vì Vậy, một kế hoạch mới
do SM – công ty quản lý Bắc Âu – thay cho công ty WB làm tư vấn cho SIDA đượcđưa ra với mục tiêu:
- Đưa nhà máy xeo I vào vận hành chính thức vào tháng 1 năm 1981
- Đưa nhà máy xeo II vào vận hành chính thức vào tháng 9 năm 1982
- Vận hành phân xưởng bột và toàn bộ công trình tháng 4/1983
SM còn đưa ra khẩu hiệu “ hoàn thành bất kỳ giá nào”, đẩy nhanh tiến độxây dựng, tăng viện trợ thêm 55 triệu SEK Song song với việc đẩy nhanh tiến độ,công tác đào tạo tuyển dụng cũng được xúc tiến để chuẩn bị đầy đủ nhân lực vậnhành nhà máy Đứng trước những bất cập về chất lượng của đội ngũ cán bộ côngnhân Việt Nam không đáp ứng được nhu cầu của chuyên gia Thụy Điển nên côngtác đào tạo luôn được chú trọng, tiến độ đào tạo luôn đi sát với tiến độ thi công
Ngày 6/11/1980 Khánh thành lò hơi đốt than
Ngày 4/11/1980 Khánh thành Tuabin ngưng tụ
Ngày 20/10/1980 Đại diện hai chính phủ ký kết một hiệp định mới có tên “Hiệp định về nhà máy” Kết thúc hiệu lực hiệp định 1974 về nhà máy Giấy BãiBằng mục đích thực hiện những phần còn lại của pha đầu tư, quyết định những điềukhoản cho pha vận hành nhà máy sắp tới Theo hiệp định này, SM phải chuyển giaotrách nhiệm thao tác và quản lý cho phía Việt Nam càng sớm càng tốt
Trang 611 giờ 30 phút ngày 30/11/1980 Bằng Bột giấy nhập từ Thụy Điển, Máy Xeo
I cho ra cuộn giấy đầu tiên Sản phẩm là giấy cuộn lô độ trắng trên 80% và cuộngiấy đầu tiên của máy Xeo II được sản xuất vào ngày 28/2/1982
Ngày 5/12/1980 Nhà máy Điện của tổ hợp Nhà máy Giấy Bãi Bằng đã chínhthức sản xuất ra điện
Ngày 31/8/1982 Nồi bột đầu tiên sản xuất bằng nguyên vật liệu tre, nứa, gỗcủa Việt Nam ra lò
Ngày 12/10/1982 Khánh thành lò hơi thu hồi
Ngày 05/11/1982 Khánh thành phân xưởng hoá chất
Ngày 26/11/1982 Khánh thành nhà máy Bột và Giấy Vĩnh Phú, chấm dứtpha đầu tư mở ra một giai đoạn vận hành nhà máy Giấy Bãi Bằng
Như vậy, Nhà máy Giấy Bãi Bằng ra đời là sự hợp tác giữa chính phủ ViệtNam và chính phủ Thụy Điển, được trang bị băng máy móc hiện đại, công nghệ sảnxuất tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, dây truyền sản xuất hoàn chỉnh khép kín từ sử
lý dữ liệu đến sản phẩm cuối cùng với một hệ thống đầy đủ các thiết bị phụ trợ sảnxuất hoá chất, hơi, điện phục vụ cho quá trình sản xuất Điều này đòi hỏi nhà máyphải có đội ngũ cán bộ công nhân lành nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao cũngnhư đảm bảo về kỹ thuật quy cách chất lượng của nguyên liệu, nhiên liệu, hoá chấtchuyên dùng
Để phù hợp với hoàn cảnh từng thời kỳ khác nhau, Nhà máy Giấy Bãi Bằng
đã có nhiều thay đổi cơ bản về tổ chức theo đó tên gọi của nhà máy cũng thay đổi:
Từ 1974 đến 1982 Nhà máy giấy Bãi Bằng( Nhà máy Giấy Vĩnh Phú)
Từ 1982 đến 1987 Nhà máy Bột và Giấy Vĩnh Phú( Thường gọi là Nhà máygiấy Bãi Bằng)
Từ 1987 Đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp giấy Vĩnh Phú
Ngày 20/9/1993 Thủ tướng chính phủ đã ra quyết định số 176/TTg Thànhlập công ty giấy Bãi Bằng
Ngày 29/4/1995 Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 256/ TTg Thành lậpTổng công ty giấy Việt Nam
Tháng 11/1997 Sáp nhập thêm công ty gỗ Cầu Đuống thành một xí nghiệpthành viên của công ty giấy Bãi Bằng Giúp nhà máy gỗ Cầu Đuống khôi phục, cảitiến sản xuất, hồi sinh phát triển đi lên
Tháng 1/1994 Sáp nhập công ty nguyên liệu giấy Vĩnh Phú về công ty gồm 2phòng chức năng, 16 lâm trường và 2 xí nghiệp thành viên
Trang 7Ngày 1/7/2005 các đơn vị nhà máy gỗ Cầu Đuống, 3 xí nghiệp vận tải, 16lâm trường và phòng lâm sinh tách ra khỏi công ty Công ty Giấy Bãi Bằng trởthành một đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Giấy Việt Nam.
Ngày1/8/2006 Công ty giấy Bãi Bằng và văn phòng Tổng công ty giấy sáp nhập trởthành công ty mẹ là Tổng công ty giấy Việt Nam
2 Quá trình phát triển.
Quá trình phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam được chia thành 2 giaiđoạn chính: Giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1990 và giai đoạn từ năm 1990 đếnnay
Giai đoạn từ năm 1982 đến năm 1990 là giai đoạn có sự hỗ trợ trực tiếp củacác chuyên gia nước ngoài Trong những năm 1982 đến năm 1986 là những năm mànhà Máy Giấy Bãi Bằng vận hành dưới sự quản lý điều hành trực tiếp của cácchuyên gia Thụy Điển Mọi quyết định liên quan đến sản xuất của nhà máy đều docác chuyên gia Thụy Điển quyết định Người Việt Nam cũng tham gia quá trình sảnxuất xong chỉ đóng vai trò như người học việc Cũng trong thời gian này, ThụyĐiển tiến hành chương trình chuyển giao kiến thức nhằm mục đích sớm chuyểngiao quyền vận hành nhà máy cho người Việt Nam Tuy máy móc lúc bấy giờ còntốt, nhưng kết quả sản xuất không được như mong đợi do Nhà máy giấy Bãi Bằngcòn tồn tại nhiều hạn chế: cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp; trình độ quản lýđiều hành, trình độ tay nghề kỹ thuật của đội ngũ cán bộ, công nhân Việt Nam cònnon yếu chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý vận hành một tổ hợp công nghiệp lớnhoạt động Mặt khác, Nguyên liệu thường xuyên không được cung cấp đầy đủ, kịpthời Đây cũng là nguyên nhân hạn chế công suất của nhà máy Những năm cuốicủa giai đoạn này (từ năm 1986 đến năm 1990) là những năm đất nước ta tiến hành
sự nghiệp đối mới thay cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp bằng cơ chế thị trườngnhưng do còn có nhiều hạn chế chưa khắc phục được nên kết quả sản xuất khôngcao
Từ năm 1990 trở đi công nhân Việt Nam chính thức quản lý vận hành nhàmáy sau khi chuyên gia Thụy Điển rút khỏi nhà máy và từ đây nhà máy phát triểnkhông ngừng cả về số lượng và chất lượng
Ngày 30/6/1990 tất cả các chuyên gia Thụy Điển rút về nước, bàn giao lạitoàn bộ việc quản lý, điều hành nhà máy cho cán bộ, công nhân Việt Nam Từ đây,việc quản lý điều hành nhà máy không có sự trợ giúp của chuyên gia cố vấn ThụyĐiển về kỹ thuật, quản lý điều hành cũng như không còn viện trợ để mua sắm thiết
Trang 8bị, máy móc thay thế Thực tế trước mắt lúc bấy giờ đặt ra cho cán bộ, công nhânviên nhà máy phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, tính sáng tạo vận dụng kiến thức
đã học để giúp nhà máy đứng vững và phát triển trong cơ chế thị trường
Với bản lĩnh và quyết tâm của cán bộ công nhân viên nhà máy, nhà máy giấyBãi Bằng đã từng bước khắc phục được những khó khăn, từng bước hoàn thiện môhình quản lý tiên tiến, xây dựng cho mình một vị thế vững chắc trên thị trường cảtrong nước lẫn quốc tế Qua nhiều năm tồn tại và phát triển, công ty giấy Bãi Bằngliên tục đầu tư, đổi mới nầng cấp dây truyền công nghệ, nâng cao chất lượng sảnphẩm, nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân vì vậy công ty giấy Bãi Bằngkhông ngừng đạt được những thành tựu to lớn luôn dẫn đầu ngành cả về số và chấtlượng
Dưới đây là một số chỉ tiêu chủ yếu về kết quả sản xuất kinh doanh minh chứng cho sự thành công của Tổng công ty giấy Việt Nam trong một vài năm gần đây:
Trang 9Qua bảng số liệu trên ta thấy cả sản lượng giấy sản xuất và tiêu thụ đều tăng.Năm 2005 sản lượng sản xuất tăng 13.314,982 tấn (tăng 16,9%) so với năm 2004;sản lượng sản xuất tăng 34.492 tấn (tăng 53%) so với năm 2004 Điều này nói lênTổng công ty giấy (Giấy Bãi Bằng) ngày càng được người tiêu dùng chấp nhận, thịtrường tiêu thụ đang được mở rộng.
Lợi nhuận có xu hướng tăng lên Năm 2005 tăng 19.610.265(nghìn đồng)tăng hơn 4 lần năm 2004 Mặt khác, doanh thu tăng 261.441.642( nghìn đồng) tăng30% nên lợi nhuận tăng không chỉ do doanh thu tăng mà Tổng công ty giấy có biệnpháp giảm chi phí hạ giá thành
Trong quá trình hoạt động của Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công tyluôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước bằng việc khoản nộp ngân sáchtăng lên theo hàng năm:
Năm 2004 nộp ngân sách 45.075.958 ( nghìn đồng)
Năm 2005 nộp ngân sách 52.657.615 ( nghìn đồng)
Năm 2006 dự kiến nộp ngân sách 59.802.213 ( nghìn đồng)
Thu nhập bình quân năm 2004 tăng 1171(nghìn đồng) chiếm 77,34% so vớinăm 2005.Điều này chứng tỏ đời sống cán bộ công nhân Tổng công ty đã được cảithiện góp phần khuyến khích người lao động nâng cao năng suất lao động và chứng
tỏ TCT ngày càng phát triển
II Tổ chức công tác quản lý và sản xuất của Tổng công ty giấy Việt Nam.
1 Đặc điểm quy trình sản xuất sản phẩm và tổ chức sản xuất của Tổng công ty Giấy Việt Nam.
Tổng công ty (TCT) giấy Việt Nam là một đơn vị sản xuất với quy mô lớn.Với sản phẩm chính là giấy in, giấy viết, và giấy photocopy trong đó phần gia côngchiếm một tỷ trọng rất nhỏ Hàng năm, TCT cung cấp một khối lượng lớn các loạigiấy khác nhau( giấy dưới dạng cuộn )cho các nhà in, nhà xuất bản, các đơn vị giacông trên cả nước góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển văn hoá, giáo dục,kinh tế của đất nước Không những vậy, sản phẩm giấy của TCT đã có mặt trên thịtrường quốc tế Điều này chứng tỏ TCT càng ngày càng khẳng định được vị thế củamình cả trong nước và quốc tế Do đặc điểm sản xuất của TCT là dựa vào đơn đặthàng để sản xuất, mỗi khách hàng có nhu cầu khác nhau nên TCT thường có kếhoạch sản xuất sản phẩm với khối lượng đặc tính phù hợp với nhu cầu tránh ứ đọnghàng hoá, tránh ứ đọng vốn trong lưu thông và trong doanh nghiệp
Trang 10Để tiện lợi cho công tác quản lý sản xuất và vận hành thiết bị, quá trình sảnxuất được chia thành các công đoạn; các phân xưởng, các nhà máy sản xuất theoquy trình công nghệ nhất định Có thể khái quát qui trình công nghệ sản xuất giấynhư sau (Sơ đồ 1):
Nguyên liệu thô tre, nứa, gỗ được đưa vào chặt thành mảnh qua hệ thốngmáy chặt bao gồm 2 tuyến máy chặt tre, nứa với công suất 25 tấn/ h và 1 tuyến máychặt gỗ với công suất 60 tấn/h (riêng đối với gỗ cần bóc vỏ trước khi chặt) Sau khiqua công đoạn chặt, rửa các mảnh này được đưa qua hệ thống sàng để tách bỏ mùncưa đồng thời những mảnh không hợp cách được đưa sang máy chặt lại Nhữngmảnh hợp cách được vẩn chuyển vào kho chứa mảnh qua hệ thống băng tải
Từ kho chứa mảnh, mảnh được đưa vào nồi nấu theo tỷ lệ phối trộn tuỳ theoyêu cầu của sản xuất giấy( hiện tại 60% mảnh gỗ keo, 20% bạch đàn, 10% bồ đề,10% tre nứa) Mảnh được đưa vào nồi nấu thông qua hệ thống băng tải và khi nấubột hoá chất sử dụng là xút và Na2SO4 Tại TCT có 4 nồi nấu bột với công nghệ nấubột theo phương pháp sunfat
Sau công đoạn nấu bột là công đoạn rửa Tại đây, ta sẽ thu được bột chín,phần bột sống sẽ được đưa quay lại công đoạn nấu và dịch đen loãng thu hồi đượctrong quá trình rửa bột được đưa vào chưng bốc thành dịch đen đặc cung cấp chonồi hơi thu hồi, các chất hữu cơ được đốt cháy sinh nhiệt năng để phát điện đồngthời thu được chất vô cơ nóng chảy là Na2CO3 và Na2S
Trang 11S ơ đ ồ1: Quy trình công nghệ sản xuất giấy tại
Công ty mẹ-TCT Giấy Việt Nam
H2O mua ngoài
Chuẩn bị nguyên liệu (tre,nứa,gỗ)
Xeo giấy
Cuộn lại
Gia công và bao góiNhập kho
CaCO3 trợ bảo lưu
Xút, H2O2, Cl2
NaClOThải ra sông hồng
Nước thải
Nước thải
Na2SO4 hơi phát điện
Vôi sống
Trang 12Hai chất này được hoà tan thành dịch xanh, sau công đoạn xút hoá thu đượcdịch trắng là NaOH và Na2S Dịch trắng lại được đưa vào công đoạn nấu bột tiếptheo.
Bột sau khi rửa được đưa sang công đoạn sàng chọn để loại bỏ mấu mắt vàtạp chất Sau khi rửa xong, bột được cô đặc tới nồng độ 12% và đưa sang công đoạntẩy trắng Theo yêu cầu phải tiến hành tẩy trắng bằng hoá chất như xút, Clo, NaClO,
H2O Các hoá chất này được cung cấp từ nhà máy hoá chất và một số mua ngoài.Công đoạn tẩy gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn Clo hoá, giai đoạn kiềm hoá, giai đoạnHypo hoá
Sau quá trình tẩy trắng, bột giấy được đưa ra phân xưởng xeo để sản xuấtgiấy Trước tiên, bột giấy được bơm tới công đoạn chuẩn bị bột và phụ gia Tại đây,bột giấy được nghiền với hệ thống máy nghiền để đưa độ nghiền của bột từ 15o SRlên 35 - 40o SR Do yêu cầu về sản lượng và chất lượng sản phẩm, TCT đã phảinhập bột ngoại với tỷ lệ dùng từ 15 – 20%, bột ngoại nhập cũng được xử lý tại côngđoạn này Bột sau khi nghiền được phối chộn với một số phụ gia như keo ADK,CaCO3 , Bentonite tinh bột, cataretin… nhằm cải thiện một số tính chất của tờ giấysau này
Để tờ giấy dạt được các tiêu chuẩn mong muốn về biền đẹp, trước khi hìnhthành tờ giấy, dung dịch bột được xử lý qua hệ thống phụ trợ để loại bỏ tạp chất, tạocho bột không bị vón cục và có nồng độ áp lực ổn định Sau khi qua hệ thống phụtrợ, dung dịch bột giấy được đưa lên máy xeo và tờ giấy ướt được hình thành, tờgiấy ướt tiếp tục qua bộ phận sấy khô, kết thúc công đoạn sấy khô tờ giấy đạt độkhô từ 93 – 95% và được cuộn lại thành từng cuộn giấy to
Các cuộn giấy to được chuyển đến máy cắt cuộn để cuộn lại và cắt thành cáccuộn giấy nhỏ có đường kính từ 90 – 100 cm, còn chiều rộng cuộn giấy tuỳ theo yêucầu của khách hàng Nhờ có băng tải và thang máy, các cuộn giấy này được chuyểntới bộ phận hoàn thành để gia công, chế biến, bao gói thành các sản phẩm Tất cảcác sản phẩm này được nhân viên KCS kiểm tra nghiêm ngặt, sau đó bao gói vànhập kho thành phẩm để bán cho khách hàng
Nước thải từ các công đoạn được đưa qua hệ thống xử lý nước thải rồi thải rasông Hồng
Như vậy, có thể nói rằng quy trình công nghệ snả xuất giấy là phức tạp, sản xuấttheo trình tự liên tục, khép kín Với quy trình công nghệ sản xuất giấy như trên thì
tổ chức bộ máy sản xuất được bố chí như sau:
Trang 13* Nhà máy hoá chất:
Nhà máy hoá chất có chức năng sản xuất các loại hoá chất cấp cho các đơn vịtheo kế hoạch của Tổng công ty( TCT ); xử lý chất thải, vệ sinh công nghiệp trongphạm vi nhà máy hoá chất
Nhà máy hoá chất bao gồm 2 phân xưởng:
- Phân xưởng xút( NaOH ) sản xuất xút cho tẩy bột và một phần cho tác dụngvới Clo ở phân xưởng Clo tạo thành NaOH (Hypo) dùng để tẩy bột
- Phân xưởng Clo: sản xuất Clo để cung cấp cho tẩy bột và một phần còn dưbán ra ngoài
* Nhà máy điện:
Nhà máy điện có chức năng quản lý thiết bị, tổ chức sản xuất đảm bảo cungcấp toàn bộ nguồn năng lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất giấy Nhà máy điệnđảm bảo cung cấp đầy đủ, liên tục, có chất lượng các sản phẩm điện, hơi, dịch xilanh, khí nén cho công đoạn sản xuất bột giấy, giấy, hoá chất, xử lý chất thải trongphạm vi quy định đảm bảo chất thải ra theo tiêu chuẩn hiện hành
Nhà máy điện bao gồm các phân xưởng:
- Phân xưởng nước: nhận nước từ nguồn cấp là sông Lô đưa vào xử lý đạt tiêuchuẩn cho phép để cung cấp nước cho sản xuất trong toàn TCT và nước sinhhoạt cho cán bộ công nhân viên
- Phân xưởng lò hơi: sản xuất hơi để chạy tuabin, cung cấp hơi cho phânxưởng điện và phân xưởng Clo
- Phân xưởng nhiên liệu: thực hiện việc tiếp nhận nhiên liệu theo quy định củaTCT, cung cấp nhiên liệu cho sản xuất
- Phân xưởng điện máy
* Nhà máy giấy:
Nhà máy giấy có chức năng tổ chức sản xuất bột, các loại giấy và các loạisản phẩm gia công của giấy theo kế hoạch tháng, quý, năm và kế hoạch dài hạn củaTCT Thu hồi tái sản xuất xút nấu, xử lý nước thải công nghiệp khu công nghiệpBãi Bằng tiếp nhận nguyên liệu thô cho sản xuất bột
Nhà máy giấy có 3 phân xưởng trực thuộc:
- Phân xưởng nguyên liệu: thực hiện việc tiếp nhận nguyên liệu theo quy địnhcủa TCT, sản xuất mảnh cung cấp cho nấu bột
- Phân xưởng bột: tổ chức sản xuất bột đạt yêu quy định để đưa sang xeo giấy
- Phân xưởng giấy: gia công các sản phẩm giấy theo kế hoạch của TCT
Trang 14* Xí nghiệp bảo dưỡng:
Gồm 4 phân xưởng:
- Phân xưởng cơ khí: Tổ chức gia công chế tạo phụ tùng, phục hồi thiết bị bịhỏng, sửa chữa theo định kỳ và đột xuất toàn bộ trang thiết bị cơ khí củaTCT trong khu vực sản xuất
- Phân xưởng điện: Quản lý kỹ thuật cơ điện, tổ chức thực hiện công tác bảodưỡng sửa chữa theo định kỳ và đột xuất toàn bộ trang thiết bị điện của Tổngcông ty trong khu vực sản xuất
- Phân xưởng xây dựng: Tổ chức bảo dưỡng sửa chữa toàn bộ công trình kiếntrúc, hệ thống cống rãnh, mặt đường, đường xá của TCT
- Phân xưởng thông tin đo lường
Xí nghiệp bảo dưỡng có chức năng: quản lý kỹ thuật thuộc lĩnh vực đượcgiao, thực hiện công tác bảo dưỡng và sửa chữa toàn bộ thiết bị trong dây truyền sảnxuất và hệ thống điện nước thông tin, mạng vi tính, các công trình kiến trúc, côngtrình hạ tầng trong khu vực sản xuất và trong phạm vi được phân công
Mỗi nhà máy xí nghiệp đều có bộ phận văn phòng gồm:
+ Bộ phận thống kê: Theo dõi tiêu hao vật tư cho sản xuất và sản lượng sảnphẩm sản xuất trong tháng
+ Bộ phận lao động, tiền lương: Theo dõi, chấm công đi làm, tính lương,thưởng cho đơn vị
Cơ cấu tổ chức sản xuất như trên đã tạo điều kiện cho dây truyền sản xuấtcủa TCT hoạt động một cách đồng bộ, liên tục giúp thực hiện tốt mục tiêu sản xuấtkinh doanh của TCT
2 Tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty giấy Việt Nam.
Dựa trên cơ sở đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm, để đảm bảosản xuất có hiệu quả và quản lý tốt sản xuất, Tổng công ty giấy Việt Nam tổ chức
bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng Trong cơ cấu tổ chức bộ máy quản
lý này, các bộ phận có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, được phân cấp trách nhiệm
và quyền hạn nhất định nhằm đảm bảo chức năng quản lý được trách được linh hoạtthông suốt
Có thể khái quát tổ chức bộ máy quản lý của TCT giấy Việt Nam như sau:( sơ đồ 2 )
Chức năng quản lý của các bộ phận:
- Hội đồng quản trị:
Trang 15Là cơ quan quản lý cao nhất có toàn quyền đối với các quyết định cũng nhưlợi ích của TCT.
- Tổng giám đốc:
Là người đại diện hợp pháp duy nhất của TCT, chỉ đạo chung mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh của toàn bộ TCT và các phòng ban tham mưu Là người chịutrách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT Mọi quiđịnh liên quan đến TCT phải được Tổng giám đốc thông qua và xét duyệt
- Phó tổng giám đốc kinh doanh:
Là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về cung cấp nguyên liệuphục vụ sản xuất theo kế hoạch, chịu trách nhiệm về tiêu chuẩn sản phẩm
- Phó tổng giám đốc kỹ thuật sản xuất:
Là người chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về sản xuất kinh doanh củaTCT, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do các bộ phận làm ra, đảm bảo caonhất khả năng vận hành của máy móc thiết bị đồng thời đề ra các nội quy an toànlao động trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của nhà nước
- Phó tổng giám đốc tài chính:
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toáncủa TCT theo quy định của nhà nước
- Phó tổng giám đốc đầu tư:
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về dự án đầu tư, về kế hoạch đầu tưXDCB phục vụ cho quá trình sản xuất và nhu cầu nâng cao đời sống vật chất, vănhoá, tinh thần cho cán bộ công nhân viên
- Văn phòng:
Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực: hành chính, quản lý tài sản,phương tiện và điều kiện làm việc cho cán bộ công nhân viên trong TCT Thực hiệnchức năng pháp chế, rà soát kiểm tra việc thực hiện các loại văn bản TCT đượcphép ban hành
Trang 16+ Xây dựng đơn giá tiền lương, định mức lao động của TCT.
+ Tổ chức thực hiện nâng lương hàng năm
+ Đề xuất bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều chuyển cán bộ theo biên chế quyđịnh(được hội đồng quản trị cho phép đối với cán bộ, công nhân viên trong bộ máyquản lý điều hành TCT)
- Phòng tài chính kế toán:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: tài chính
kế toán, tổng hợp về vốn, chi phí sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt độngsản xuất kinh doanh của TCT Tổ chức chỉ đạo hướng dẫn công tác kế toán, hạchtoán kinh tế ở các đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc và hạch toán báo sổ; thựchiện việc kiểm tra, kiểm soát tài chính theo quy định của nhà nước
+ Tổng hợp tư vấn giúp Tổng giám đốc về công tác hội nhập kinh tế quốc tế.+ Đánh giá phân tích thị trường, dự báo nhu cầu sử dụng giấy(số lượng,chủng loại) cả trong nước và đảm bảo nhu cầu xuất khẩu giấy, các loại sản phẩmkhác của ngành giấy
- Phòng Xây dựng cơ bản:
Tham mưu cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực: quản lýđầu tư xây dựng cơ bản(XDCB), triển khai thực hiện các dự án đầu tư trong phạm
vi TCT
+ Xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm và dài hạn
+ Xây dựng dự án đầu tư, hồ sơ thiết kế dự toán các hạng mục công trìnhtrên cơ sở kế hoạch đầu tư được phê duyệt
+ Triển khai tổ chức thực hiện các dự án đầu tư, hạng mục công trình
+ Tổ chức nghiệm thu bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng quyếttoán công trình
- Phòng kỹ thuật:
Quản lý kỹ thuật công nghệ môi trường, chất lượng sản phẩm, kế hoạch bảodưỡng, kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động, xây dựng chiến lược phát triển sản xuất
Trang 17bột và giấy trong TCT; nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ sản xuất và bảo
+ Tham gia xét duyệt các dự án, đầu tư mở rộng sản xuất của TCT và các dự
án liên doanh với nước ngoài
+ Xây dựng, rà soát, sửa đổi, ban hành giám sát quy trình công nghệ quytrình an toàn lao động, vệ sinh lao động, tiêu chuẩn sản phẩm đầu vào đầu ra chophù hợp với công nghệ sản xuất tại nhà máy và trình Tổng giám đốc duyệt kết hợpvới cơ quan quản lý của nhà nước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chongành
+ Xây dựng quản lý định mức kinh tế kỹ thuật ở các nhà máy điện, nhà máygiấy, nhà máy hoá chất làm cơ sở xây dựng giá thành sản phẩm
- Phòng phụ tùng:
Xuất khẩu các mặt hàng; nhập khẩu mua sắm thiết bị, phụ tùng, vật liệu đápứng yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa, thay mới; đảm bảo các dây truyền sản xuất củaTCT và các đơn vị thành viên
- Phòng kinh doanh:
Tư vấn cho Tổng giám đốc và tổ chức thực hiện các lĩnh vực tiêu thụ sảnphẩm cung ứng vật tư, nguyên liệu đáp ứng yêu cầu kế hoạch sản xuất kinh doanhngắn hạn, dài hạn của TCT
+ Có trách nhiệm khảo sát, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu; xây dựng phương án tiêu thụ và mạng lưới đại lý bán hàng trình Tổnggiám đốc duyệt
+ Xây dựng kế hoạch mua sắm cung ứng vật tư, nguyên liệu đầy đủ kịp thờicho nhu cầu sản xuất dự trữ theo định mức quy định
Trang 18S ơ đ ồ 2: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam
Hội đồng quản trịTổng giám đốc
Ban kiểm soát
- Phòng kế hoạch
- Phòng xuất nhập khẩu và thiết bị phụ tùng
- Tổng kho
- Các chi nhánh của Tổng công ty
- Phòng tài chính kế toán
- Phòng xây dựng
cơ bản
Trang 19III Tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty giấy Việt Nam.
1 Hình thức tổ chức công tác kế toán của Tổng công ty
Căn cứ vào quy mô, đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, yêu cầu quản lýtài chính, khối lượng công việc nhiều, Tổng công ty giấy tổ chức bộ máy công tác
kế toán theo hình thức tập trung, tất cả các công việc kế toán đều tập trung ở phòngtài vụ Ở phân xưởng và các tổ sản xuất chỉ tổ chức ghi chép ban đầu như việc tínhngày công, theo dõi nguyên vật liệu sản xuất Điều này tạo điều kiện, kiểm tra chỉđạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất từ kế toán trưởng, phó
kế toán trưởng đến kế toán tổng hợp và các nhân viên kế toán Đồng thời, hình thứcnày còn rất thuận tiện trong việc phân công chuyên môn hoá công việc
Xuất phát từ quy mô sản xuất lớn, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên tụcvới số lượng lớn, để có thể phản ánh một cách có hệ thống các nghiệp vụ kinh tếcũng như đảm bảo công tác hạch toán thuận lợi, Tổng công ty vận dụng hình thức
sổ kế toán nhật ký chứng từ bằng việc sử dụng 10 nhật ký chứng từ(được đánh số từ
1 đến 10); 10 bảng kê được đánh số từ 1 đến 11(không có bảng kê số 7) cùng với sổcái và các sổ chi tiết tương ứng
Mặt khác, do đặc điểm, tính chất, số lượng chủng loại vật tư riêng có củangành giấy và yêu cầu quản lý, hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kêkhai thường xuyên Nhờ áp dụng phương pháp này, kế toán có thể theo dõi và phảnánh được một cách thưòng xuyên, liên tục có hệ thống tình hình nhập-xuất-tồn khovật tư, hàng hoá trên sổ kế toán và giá trị hàng tồn kho tại bất kỳ thời điểm nàotrong kỳ kế toán
Mọi chế độ kế toán áp dụng tại TCT được áp dụng thống nhất trong niên độ
kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm Kỳ kế toán củaTCT là tháng
2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty giấy Việt Nam.
Toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện tại phòng tài vụ của Tổng côngty(TCT) Phòng tài vụ gồm 38 người được bố chí theo sơ đồ sau(sơ đồ 3)
Trang 20Sơ đồ 3: Sơ đồ bộ máy kế toán của Công ty mẹ - Tổng công ty giấy Việt Nam
KẾ TOÁN TRƯỞNG
P Kế toán trưởng
tổ tổng hợp
Tổ vật liệu
P Kế toán trưởng tổ xây dựng cơ bản
P Kế toán trưởng
tổ tài chính
Tổ máy tính
Kế toánThống kêtổng hợp
Kế toán TSCĐ
Kế toán giá thành
Kế toán tổng hợp
Tổ XDCB
Kế toán tiền lương
Kế toán tiêu thụ
Kế toán thanh toán
Thủ quỹ
Kế toán đời sống