1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển hoạt động TTQT thông qua LC tại Sở giao dịch Maritimebank

70 563 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

1.Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa đã và đang trở thành xu thế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới. Hiện nay, các quốc gia luôn sẵn sàng mở cửa nền kinh tế, tham gia hội nhập. Không nằm ngoài xu hướng đó, Việt Nam cũng đã có những thành công đáng ghi nhận, hoạt động kinh tế quốc tế luôn là một hoạt động có nguồn thu lớn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế khá cao trong những năm gần đây. Trong đó, hoạt động xuất nhập khẩu, là một trong các hoạt động chính của hoạt động kinh tế quốc tế, chính là cầu nối gắn kết các nền kinh tế trên thế giới với nhau, cùng đẩy nhanh tốc độ phát triển của mỗi quốc gia. Bên cạnh sự phát triển của hoạt động XNK, không thể không nói đến hoạt động TTQT. Trong những năm gần đây, hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán L/C nói riêng ở Việt Nam đã có những bước phát triển lớn, phát huy được thế mạnh của mình. Với các phương thức thanh toán đa dạng, hoạt động TTQT giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước thanh toán nhanh và an toàn hơn khi tham gia hoạt động thương mại trên trường quốc tế. Phương thức thanh toán L/C là phương thức được sử dụng rộng rãi, khá phổ biến hiện nay tại các ngân hàng Việt Nam. Đây cũng là một phương thức thanh toán được Sở giao dịch Maritimebank quan tâm phát triển. Trong giai đoạn 2008 - 2012, doanh số cũng như doanh thu từ hoạt động này luôn tăng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của SGD. Tuy nhiên, doanh số hoạt động thanh toán L/C của SGD vẫn chưa thực sự cao so với các chi nhánh khác, chưa kể tốc độ tăng trưởng doanh số trong hai năm trở lại đây đạt mức thấp và có xu hướng giảm. Do đó, Sở giao dịch Maritimebank cần phải tìm một hướng đi để có thể phát triển hoạt động thanh toán quốc thế thông qua L/C hơn nữa. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại Sở giao dịch Maritimebank” đã được em chọn để làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hiền

Lớp: TTQTD - K12

Khoa: Ngân hàng

Em xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động TTQT thông

qua L/C tại Sở giao dịch Maritimebank” là công trình nghiên cứu của riêng em Tất

cả số liệu trong khóa luận đều là trung thực, phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt

động kinh doanh của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Nam Hà Nội

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em

đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, các cán bộ trong cơ quan thựctập cũng như sự động viên từ gia đình và bạn bè

Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trường Học Viện Ngân Hàng, nhữngngười đã cho em hành trang tri thức trong suốt bốn năm học Đại học

Cháu xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới đội ngũ cán bộ tại Sở giao dịchMaritimebank đã nhiệt tình giúp đỡ, chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm tronghoạt động tín dụng chứng từ của ngân hàng trong suốt thời gian thực tập

Cuối cùng, con xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cha mẹ, những người đãsinh thành, dưỡng dục và nuôi dạy con nên người Cha mẹ đã luôn bên cạnh con,động viên con trong suốt thời gian hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này Con sẽ mãighi nhớ công ơn của cha mẹ

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN 1 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 1

Lớp: TTQTD - K12 1 Khoa: Ngân hàng 1

Em xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại Sở giao dịch Maritimebank” là công trình nghiên cứu của riêng em Tất cả số liệu trong khóa luận đều là trung thực, phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng TMCP ĐT&PT Nam Hà Nội 1

LỜI CẢM ƠN 2 CHƯƠNG I 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THÔNG QUA L/C TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1.Thanh toán quốc tế thông qua L/C 1 1.1.1.Khái niệm TTQT thông qua L/C 1 1.1.2.Đặc điểm và vai trò của TTQT thông qua L/C 2

1.1.3.Các bên tham gia TTQT thông qua L/C 3 1.1.3.1.Người yêu cầu mở L/C (Applicant) 4 1.1.3.2.Ngân hàng phát hành (Issuing Bank) 4 1.1.3.3.Ngân hàng thông báo (Advising Bank) 4 1.1.3.4.Người thụ hưởng L/C (Beneficiary) 4 1.1.3.5.Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank) 4

1.1.3.6.Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank) 4

Trang 4

1.1.3.7.Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank) 4

1.1.3.8.Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) 5 1.1.4.Bộ máy tổ chức và quy trình nghiệp vụ TTQT thông qua L/C 5

Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ TTQT thông qua L/C 5

1.2.Phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại NHTM 7 1.2.1.Quan điểm về phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại

NHTM 7 1.2.2.Sự cần thiết phải phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C

tại NHTM 7 1.2.2.1.Sự cần thiết đối với NH 7 1.2.2.2.Sự cần thiết đối với khách hàng 8 1.2.2.3.Sự cần thiết đối với xã hội 8 1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT thông qua

L/C 8 1.2.3.1.Doanh số hoạt động TTQT thông qua L/C 9

1.2.3.2.Doanh thu hoạt động TTQT thông qua L/C 9

1.2.3.3.Rủi ro trong hoạt động TTQT thông qua L/C 9

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TTQT

thông qua L/C tại NHTM 10 1.3.1.Nhân tố chủ quan 10 1.3.2.Nhân tố khách quan 12

CHƯƠNG II 14 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THÔNG QUA L/C TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT

NAM 14

Trang 5

2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 15 2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 15 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch

Maritimebank Việt Nam 17 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 18

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động 2010 – 2012 19

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh 2010 – 2012 22

2.2.1 Quy trình TTQT thông qua L/C tại Sở giao dịch

Maritimebank 22 2.2.1.1 L/C nhập khẩu 22

Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu 23

Sơ đồ 2.3: Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại SGD 26

2.2.2.1 Doanh số hoạt động TTQT thông qua L/C tại SGD

Maritimebank 27

Biểu đồ 2.3: Tình hình hoạt động TTQT của SGD Maritimebank 2010 – 2012 28

Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh số TDCT tại SGD Maritimebank 2008 – 2012 29

Biểu đồ 2.4: Doanh số hoạt động TDCT tại Sở giao dịch Maritimebank 2008 – 2012 30 Bảng 2.6: Tình hình hoạt động L/C nhập khẩu tại Sở giao dịch Maritimebank 2008 – 2012 31

Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh số L/C nhập khẩu trong tổng doanh số hoạt động TTQT tại Sở giao dịch Maritimebank 2008 – 2012 32

Bảng 2.8: Tình hình hoạt động L/C xuất khẩu tại Sở giao dịch Maritimebank 2008 – 2012 33

Trang 6

Bảng 2.9: Tỷ trọng doanh số L/C xuất khẩu trong tổng doanh số hoạt động TTQT tại Sở giao dịch Maritimebank 2008 – 2012 34

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng doanh số L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu trong doanh số hoạt động L/C 35

2.2.2.2 Doanh thu hoạt động TTQT thông qua L/C 36

Biểu đồ 2.6: Doanh thu hoạt động TDCT tại Sở giao dịch Maritimebank 36

2008 – 2012 36

2.2.2.3 Rủi ro trong hoạt động TTQT thông qua L/C 37

2.3 Đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại Sở

giao dịch Maritimebank 37 2.3.1 Kết quả đạt được 38 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 38 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THÔNG QUA

L/C 43 TẠI SỞ GIAO DỊCH MARITIMEBANK 43 3.1 Định hướng của Sở giao dịch Maritimebank trong năm 2013 43

3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh 43 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C 43 3.2 Các giải pháp phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại

SGD Maritimebank 44 3.2.1 Tăng cường công tác Marketing cho hoạt động thanh toán

TDCT 45 3.2.2 Thường xuyên cập nhật những thay đổi trong hoạt động ngoại thương, các luật lệ cũng như tập quán TMQT mới được áp dụng 47

3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động tư vấn khách hàng 48

3.3 Một số kiến nghị 49 3.3.1 Đối với Maritime Hội sở chính 49

Trang 7

3.3.2 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 50

KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 8

7 NHTB : Ngân hàng thông báo

8 NHTM : Ngân hàng thương mại

16 TTQT : Thanh toán quốc tế

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ TTQT thông qua L/C Error: Reference source not

found

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Error:

Reference source not found

Sơ đồ 2.2: Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu Error: Reference source not found

Sơ đồ 2.3: Quy trình thanh toán L/C xuất khẩu tại SGD Error: Reference source

not found

LỜI CAM ĐOAN 1 Sinh viên: Nguyễn Thị Thu Hiền 1

Lớp: TTQTD - K12 1 Khoa: Ngân hàng 1

Em xin cam đoan rằng khóa luận tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại Sở giao dịch Maritimebank” là công trình nghiên cứu của riêng em Tất cả số liệu trong khóa luận đều là trung thực, phản ánh đúng thực tế tình hình hoạt động kinh doanh của

Ngân hàng TMCP ĐT&PT Nam Hà Nội 1

LỜI CẢM ƠN 2 CHƯƠNG I 1 CHƯƠNG I 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THÔNG QUA L/C TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THÔNG QUA L/C TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1

1.1.Thanh toán quốc tế thông qua L/C 1

Trang 10

1.1.1.Khái niệm TTQT thông qua L/C 1 1.1.2.Đặc điểm và vai trò của TTQT thông qua L/C 2

1.1.3.Các bên tham gia TTQT thông qua L/C 3 1.1.3.1.Người yêu cầu mở L/C (Applicant) 4 1.1.3.2.Ngân hàng phát hành (Issuing Bank) 4 1.1.3.3.Ngân hàng thông báo (Advising Bank) 4 1.1.3.4.Người thụ hưởng L/C (Beneficiary) 4 1.1.3.5.Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank) 4

1.1.3.6.Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank) 4

1.1.3.7.Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank) 4

1.1.3.8.Ngân hàng trả tiền (Paying Bank) 5 1.1.4.Bộ máy tổ chức và quy trình nghiệp vụ TTQT thông qua L/C 5 1.2.Phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại NHTM 7 1.2.1.Quan điểm về phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại

NHTM 7 1.2.2.Sự cần thiết phải phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C

tại NHTM 7 1.2.2.1.Sự cần thiết đối với NH 7 1.2.2.2.Sự cần thiết đối với khách hàng 8 1.2.2.3.Sự cần thiết đối với xã hội 8 1.2.3.Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT thông qua

L/C 8 1.2.3.1.Doanh số hoạt động TTQT thông qua L/C 9

1.2.3.2.Doanh thu hoạt động TTQT thông qua L/C 9

Trang 11

1.2.3.3.Rủi ro trong hoạt động TTQT thông qua L/C 9

1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TTQT

thông qua L/C tại NHTM 10 1.3.1.Nhân tố chủ quan 10 1.3.2.Nhân tố khách quan 12

CHƯƠNG II 14 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THÔNG QUA L/C TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT

NAM 14 2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 15 2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 15 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch

Maritimebank Việt Nam 17 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn 18 2.1.3.2 Hoạt động tín dụng 20 2.1.3.3.Các hoạt động khác 21 2.1.3.4 Kết quả kinh doanh 21 2.2.1 Quy trình TTQT thông qua L/C tại Sở giao dịch

Maritimebank 22 2.2.1.1 L/C nhập khẩu 22 2.2.2.1 Doanh số hoạt động TTQT thông qua L/C tại SGD

Maritimebank 27 2.2.2.2 Doanh thu hoạt động TTQT thông qua L/C 36

2.2.2.3 Rủi ro trong hoạt động TTQT thông qua L/C 37

2.3 Đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại Sở

Trang 12

giao dịch Maritimebank 37 2.3.1 Kết quả đạt được 38 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 38 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THÔNG QUA

L/C 43 TẠI SỞ GIAO DỊCH MARITIMEBANK 43 3.1 Định hướng của Sở giao dịch Maritimebank trong năm 2013 43

3.1.1 Định hướng phát triển kinh doanh 43 3.1.2 Định hướng phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C 43 3.2 Các giải pháp phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại

SGD Maritimebank 44 3.2.1 Tăng cường công tác Marketing cho hoạt động thanh toán

TDCT 45 3.2.2 Thường xuyên cập nhật những thay đổi trong hoạt động ngoại thương, các luật lệ cũng như tập quán TMQT mới được áp dụng 47

3.2.3 Đẩy mạnh hoạt động tư vấn khách hàng 48

3.3 Một số kiến nghị 49 3.3.1 Đối với Maritime Hội sở chính 49 3.3.2 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước 50

KẾT LUẬN 55 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

Trang 13

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hội nhập kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa đã và đang trở thành xuthế khách quan của sự phát triển kinh tế thế giới Hiện nay, các quốc gia luônsẵn sàng mở cửa nền kinh tế, tham gia hội nhập Không nằm ngoài xu hướng

đó, Việt Nam cũng đã có những thành công đáng ghi nhận, hoạt động kinh tếquốc tế luôn là một hoạt động có nguồn thu lớn, góp phần vào sự tăng trưởngkinh tế khá cao trong những năm gần đây Trong đó, hoạt động xuất nhậpkhẩu, là một trong các hoạt động chính của hoạt động kinh tế quốc tế, chính làcầu nối gắn kết các nền kinh tế trên thế giới với nhau, cùng đẩy nhanh tốc độphát triển của mỗi quốc gia

Bên cạnh sự phát triển của hoạt động XNK, không thể không nói đến hoạtđộng TTQT Trong những năm gần đây, hoạt động TTQT nói chung và hoạt độngthanh toán L/C nói riêng ở Việt Nam đã có những bước phát triển lớn, phát huyđược thế mạnh của mình Với các phương thức thanh toán đa dạng, hoạt độngTTQT giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước thanh toán nhanh và an toàn hơnkhi tham gia hoạt động thương mại trên trường quốc tế

Phương thức thanh toán L/C là phương thức được sử dụng rộng rãi, khá phổbiến hiện nay tại các ngân hàng Việt Nam Đây cũng là một phương thức thanh toánđược Sở giao dịch Maritimebank quan tâm phát triển Trong giai đoạn 2008 - 2012,doanh số cũng như doanh thu từ hoạt động này luôn tăng, góp phần không nhỏ vào

sự phát triển của SGD Tuy nhiên, doanh số hoạt động thanh toán L/C của SGD vẫnchưa thực sự cao so với các chi nhánh khác, chưa kể tốc độ tăng trưởng doanh sốtrong hai năm trở lại đây đạt mức thấp và có xu hướng giảm Do đó, Sở giao dịchMaritimebank cần phải tìm một hướng đi để có thể phát triển hoạt động thanh toánquốc thế thông qua L/C hơn nữa

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: “Phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C

tại Sở giao dịch Maritimebank” đã được em chọn để làm đề tài cho chuyên đề tốt

nghiệp của mình

Trang 14

2 Kết cấu chuyên đề

Kết cấu chuyên đề tốt nghiệp gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại ngân hàng thương mại

Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại Sở giao dịch Maritimebank

Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại Sở giao dịch Maritimebank

Trang 15

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THÔNG QUA L/C TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Thanh toán quốc tế thông qua L/C

1.1.1 Khái niệm TTQT thông qua L/C

TDCT là một sự thỏa thuận bất kỳ, cho dù được mô tả hoặc gọi tên như thếnào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không hủy ngang của ngân hàng phát hành(NHPH) về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp

TTQT thông qua L/C là một sự thỏa thuận, trong đó, một ngân hàng (ngân hàng phát hành L/C) sẽ phát hành một bức thư (L/C) theo yêu cầu của KH (người xin mở L/C), theo đó, NHPH cam kết thanh toán cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình được một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản và điều kiện của L/C cho NHPH.

Có thể hiểu đơn giản là trong phương thức TDCT, việc NHPH đại diện chonhà NK thanh toán tiền hàng sẽ bảo đảm cho nhà XK nhận được khoản tiền tươngứng với hàng hóa cung cấp khi họ có bộ chứng từ đầy đủ và phù hợp với quy địnhcủa L/C Đồng thời, nhà NK cũng có cơ sở để tin rằng NH sẽ không trả tiền trướckhi họ nhận được số lượng và chất lượng hàng do bộ chứng từ đại diện và tươngứng với số tiền bỏ ra

Theo quy tắc giao dịch chung, tên gọi của phương thức TDCT là khôngbắt buộc Nhưng nội dung của phương thức này phải thể hiện một thỏa thuận

mà theo đó một NH sẽ thực hiện theo yêu cầu và theo chỉ thị của một KH hoặctrên danh nghĩa chính mình, phải trả tiền hoặc trả tiền theo lệnh của một ngườikhác hoặc chấp nhận và trả tiền hối phiếu do người này ký phát, khi bộ chứng

từ được xuất trình và tuân thủ đầy đủ các điều kiện của tín dụng Vì vậy, trênthực tế ta có thể gặp nhiều thuật ngữ khác nhau dùng để chỉ phương thức thanhtoán TDCT, bằng tiếng Anh: Letter of Credit; Credit; Documentary Credit;…bằng tiếng Việt: Tín dụng thư (TDT); Thư tín dụng (TTD); Tín dụng chứng từ(TDCT); …

Trang 16

1.1.2 Đặc điểm và vai trò của TTQT thông qua L/C

1.1.2.1 Đặc điểm của TTQT thông qua L/C

Để phát triển hoạt động TDCT cần phải tìm hiểu, làm rõ năm đặc điểm chínhcủa hoạt động này

Thứ nhất, trong phương thức TDCT, có ba mối quan hệ được hình thành:giữa nhà XK và nhà NK ràng buộc nhau bởi HĐTM; giữa người NK và NHPH córàng buộc bởi đơn xin mở L/C; giữa NHPH và người XK có ràng buộc thông quamột L/C Các ràng buộc này đều độc lập lẫn nhau Nhà NK được NH đảm bảo nhà

XK đáp ứng đủ các quy định của L/C và sẽ nhận được đủ số hàng hóa theo đúng bộchứng từ và các điều khoản trong HĐNT Nhà NK chỉ phải thanh toán khi nhậnđược bộ chứng từ phù hợp với các điều khoản trong L/C Nhà XK sẽ được NHPHđảm bảo thanh toán khi xuất trình được bộ chứng từ đúng theo quy định trong L/C.Nhờ vậy, nhà XK sẽ thu hồi vốn nhanh, giảm thiểu được rủi ro mất vốn khi nhà NKkhông có khả năng thanh toán hoặc thanh toán chậm Ngoài ra, NH sẽ giúp đỡ và tưvấn giảm thiểu các rủi ro cho nhà XK, hoặc có thể hỗ trợ về mặt tài chính như chiếtkhấu bộ chứng từ, bán bộ chứng từ cho NH hay thế chấp bộ chứng từ,…

Thứ hai, NH và các bên liên quan chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ, khôngdựa trên hàng hóa hay dịch vụ Nghĩa là, các chứng từ trong giao dịch L/C rất quantrọng, là bằng chứng về việc giao hàng của người bán, là đại diện cho giá trị hànghóa được giao, do đó, chúng trở thành căn cứ để NH trả tiền, để nhà NK hoàn trảtiền cho NH,… NH sẽ chỉ thanh toán tiền khi nhà XK xuất trình chứng từ hoàn hảo

và sẽ không chịu trách nhiệm về sự thật hàng hóa mà bất kỳ chứng từ nào đại diện.Với đặc điểm này, nhà XK có thể làm giả chứng từ, gây thiệt hại cho nhà NK khi

mà vừa không được nhận hàng hóa theo đúng quy định vừa phải thanh toán tiền choNHPH

Thứ ba, phương thức TDCT yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ trứng từ; NHkhông chịu trách nhiệm kiểm tra các chứng từ không quy định trong L/C Đây lànguyên tắc cơ bản trong giao dịch L/C bởi lẽ giảm L/C chỉ bằng chứng từ và thanhtoán chỉ căn cứ vào chứng từ Người XK phải lập được bộ chứng từ phù hợp vàtuân thủ chặt chẽ các quy định trong L/C, bao gồm số loại, số lượng của mỗi loại vànội dung chứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu, có như vậy

NH mới chấp nhận thanh toán

Thứ tư, quy trình thanh toán L/C được tiến hành rất thận trọng Việc này đòi

Trang 17

hỏi các bên tham gia phải tỉ mỉ trong việc lập bộ chứng từ cũng như trong việc kiểmtra chứng từ Một sai sót nhỏ trong bộ chứng từ cũng có thể là nguyên nhân để NH

từ chối thanh toán Đôi khi, nhà XK không đáp ứng được các quy định của L/C,xuất trình bộ chứng từ không phù hợp thì có thể bị trì hoãn hoặc từ chối thanh toán

và phải tự xử lý hàng hóa đã xuất Nhà XK sẽ phải chịu các chi phí như phí lưu kho,bảo hiểm hàng hóa, phí lưu tàu quá hạn,…

Thứ năm, phương thức TDCT không những bảo vệ quyền lợi một cách tươngđối cho cả người NK và người XK, mà còn đem lại độ an toàn trong thanh toán, và

là phương thức TTQT được sử dụng rộng rãi, chiếm khoảng hơn 70% giá trị thanhtoán Tuy nhiên, đối với NH, đi đôi với lợi nhuận thu được thì phương thức TDCTlại tồn tại nhiều rủi ro Các NH không chỉ là trung gian giữa nhà XK và nhà NK màcòn bị rằng buộc trách nhiệm với tư cách là một thành viên tham gia vào phươngthức thanh toán, do vậy NH có thể gặp nhiều rủi ro nếu bên bán, bên mua cố tìnhlừa đảo, hoặc do sai sót khi kiểm tra chứng từ NHPH phải thanh toán cho người thụhưởng L/C ngay sau khi người đó xuất trình được bộ chứng từ phù hợp, ngay cả khinhà NK chưa hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả

1.1.2.2 Vai trò của TTQT thông qua L/C

Trong xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế và TMQT ngày càng phát triển,TTQT nói chung đã trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM.Như một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ dây chuyền thực hiện một hợp đồngngoại thương, TTQT thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán của mình trong hoạtđộng TTQT Với các chức năng nổi bật là thanh toán, tín dụng và đảm bảo thanh toán,phương thức TDCT được sử dụng nhiều như là chiếc cầu nối kinh tế trong nước vớikinh tế thế giới, có tác dụng thúc đẩy hoạt động XNK dịch vụ hàng hóa, thu hút đầu tưnước ngoài, kiều hối và các quan hệ tài chính, tín dụng quốc tế khác

Hoạt động thanh toán TDCT ngày càng trở thành một dịch vụ quan trọng đốivới các NHTM, nó đem lại nguồn thu đáng kể không những về số lượng mà cả về tỷtrọng Hơn nữa, hoạt động thanh toán này còn là một mắt xích quan trọng trong việcthúc đẩy phát triển các hoạt động kinh doanh khác của NHTM như kinh doanhngoại tệ, tài trợ XNK, hoạt động bảo lãnh, …Hoạt động này yêu cầu trách nhiệmcủa NH cao nhưng bù lại cũng đem lại nguồn thu lớn từ thu phí dịch vụ, do vậy đây

là động lực thúc đẩy phát triển quan trọng cho các NHTM

1.1.3 Các bên tham gia TTQT thông qua L/C

Trang 18

1.1.3.1 Người yêu cầu mở L/C (Applicant)

Người yêu cầu mở L/C là bên mà theo yêu cầu của họ, L/C được phát hành.Trong TMQT, người yêu cầu mở L/C thường là người NK, yêu cầu NH phục vụmình phát hành một L/C và có trách nhiệm pháp lý về việc NHPH trả tiền chongười thụ hưởng L/C

1.1.3.2 Ngân hàng phát hành (Issuing Bank)

Ngân hàng phát hành (NHPH) là NH, theo yêu cầu của người yêu cầu hoặcnhân danh chính mình, phát hành một L/C Thông thường, hai bên mua bán sẽ thỏathuận và quy định trước NHPH trong hợp đồng mua bán Nếu không có thỏa thuậntrước thì nhà NK được phép tự chọn NHPH

1.1.3.3 Ngân hàng thông báo (Advising Bank)

Ngân hàng thông báo (NHTB) là NH tiến hành thông báo L/C cho bên thụhưởng theo yêu cầu của NHPH NHTB thường là một CN hay NH đại lý của NHPH

ở nước nhà NK

1.1.3.4 Người thụ hưởng L/C (Beneficiary)

Người thụ hưởng L/C là bên mà vì quyền lợi của bên đó, một L/C được pháthành Nghĩa là, người thụ hưởng được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hốiphiếu đã chấp nhận thanh toán của L/C

1.1.3.5 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank)

Ngân hàng xác nhận (NHXN) là NH, theo yêu cầu hoặc sự ủy quyền củaNHPH, thực hiện hay bổ sung sự xác nhận của mình đối với một L/C Về lý thuyết,NHXN thường là những NH lớn và có uy tín, đảm bảo việc trả tiền cho nhà XKtrong trường hợp NHPH không đủ khả năng thanh toán Tuy nhiên, trên thực tế thìNHXN có thể được chỉ định bởi người thụ hưởng hoặc sẽ được chọn bởi NHPH vàNHTB thường được đề nghị là NHXN

1.1.3.6 Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank)

Ngân hàng được chỉ định (NHđCĐ) là NH tiếp nhận, kiểm tra và thực hiệnthanh toán hay chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp theo sự chỉ định củaNHPH Hay nói cách khác, NHđCĐ là ngân hàng mà ở đó L/C có giá trị thanh toánhoặc chiết khấu, hoặc là bất cứ NH nào nếu L/C có giá trị tự do

1.1.3.7 Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank)

Trang 19

Ngân hàng chiếu khấu (NHCK) là NH, theo yêu cầu của người mở L/C,đứng ra mua hối phiếu có kỳ hạn chưa đến hạn trả tiền do người bán ký phát cho

NH trả tiền

1.1.3.8 Ngân hàng trả tiền (Paying Bank)

Ngân hàng trả tiền (NHTT) là NH mở L/C hoặc là NH do NH mở L/C chỉđịnh thay mình chiết khấu hối phiếu hay thanh toán tiền cho người XK

1.1.4 Bộ máy tổ chức và quy trình nghiệp vụ TTQT thông qua L/C

Sơ đồ 1.1 Quy trình nghiệp vụ TTQT thông qua L/C

1, Sau khi hai bên mua bán ký kết hợp đồng ngoại thương với điều khoảnthanh toán TDCT, nhà NK làm đơn xin mở L/C gửi đến NH yêu cầu mở một thư tíndụng với người thụ hưởng là bên XK

2, Sau khi hồ sơ mở L/C được hoàn tất, NHPH mở L/C và chuyển sang choNHTB để báo cho nhà XK biết theo yêu cầu của nhà NK

3, Khi nhận được L/C, NHTB lập Thư thông báo L/C cho nhà XK Sau khikiểm tra tính chân thực của các điều khoản trong L/C, xem xét các điều khoản cóthể xảy ra rủi ro đối với KH và NH, bộ phận TTQT của NHTB có trách nhiệm lậpthư thông báo Nếu được Tổng giám đốc/ Giám đốc phê duyệt, thư thông báo sẽđược chuyển cho nhà XK

Trang 20

4, Nhà XK nếu chấp nhận L/C thì tiến hành việc giao hàng, nếu không thì đềnghị sửa đổi, bổ sung L/C cho phù hợp với HĐNT

5, Sau khi giao hàng, nhà XK lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C để xuấttrình cho NHTB NHTB sẽ gửi bộ chứng từ đến NHPH L/C cùng với chỉ thị thanhtoán nếu bộ chứng từ hoàn hảo

Trong trường hợp bộ chứng từ không hợp lệ: nếu bộ chứng từ còn những saisót nhỏ như lỗi sai về chính tả thì NH có thể yêu cầu nhà XK chỉnh sửa lại chochính xác Còn nếu bộ chứng từ có những sai sót lớn như giao hàng không đúngquy định, bộ chứng từ đã quá hạn,… thì NH gửi bộ chứng từ sang NHPH và liệt kêcác sai sót và nêu rõ có hay không chấp nhận, đồng thời thông báo lại cho nhà XK

6, NHPH xem xét cẩn thận bộ chứng từ, nếu xuất trình là phù hợp thì tiếnhành thanh toán ngay cho nhà XK; nếu không thì từ chối thanh toán và lập tứcthông báo cho NHTB và nhà XK trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận bộchứng từ

7, NHPH chuyển bộ chứng từ cho nhà NK và đòi tiền nhà NK khi chấp nhậnthanh toán hoặc nhận được tiền

8, Nhà NK kiểm tra cẩn thận bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì hoàn trả tiềnlại cho NHPH L/C, nếu không thì có quyền từ chối trả tiền

Để đáp ứng yêu cầu đa dạng của các doanh nghiệp, NH cung cấp khá nhiềuloại hình L/C

Đối với các doanh nghiệp, NK hàng hóa từ bạn hàng quen biết với số lượng

và chủng loại hàng mua ổn định trong một thời gian lâu dài, có thể áp dụng L/Ctuần hoàn L/C tuần hoàn là L/C không thể hủy ngang mà sau khi sử dụng xong,hoặc sau khi hết hạn hiệu lực L/C thì sẽ tự động khôi phục lại giá trị như cũ màkhông cần mở L/C mới Nhờ vậy, nhà NK có cơ hội mua được hàng hóa trongthời gian dài khi thị trường đang có lợi thế cho mình, đồng thời có thể tiết kiệmchi phí lưu kho, phí bảo quản, không bị đọng vốn khi chưa thể tiêu thụ hàng hóangay một lúc

Đối với các doanh nghiệp, là trung gian mua bán hàng hóa trên thị trườngquốc tế, có thể sử dụng L/C giáp lưng hoặc L/C chuyển nhượng L/C chuyểnnhượng là một L/C mà người hưởng đầu tiên có thể yêu cầu NH phục vụ mìnhchuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần giá trị L/C gốc cho một hoặc nhiều người

Trang 21

hưởng lợi thứ hai, nhờ đó nhà XK (thực chất là đối tác trung gian) tiến hành dịch vụ

XK mà không cần đến vốn của mình Còn L/C giáp lưng là loại L/C được mở dựatrên một L/C đã có người thụ hưởng khác Khi người thụ hưởng nhận được L/C gốc(không phải là L/C chuyển nhượng) nhưng họ lại không có đủ khả năng cung cấphàng hóa được, khi đó họ sẽ thỏa thuận với NHPH một L/C giáp lưng với nội dungtương tự cho người cung cấp hàng hóa

Đối với các doanh nghiệp NK khối lượng hàng lớn và đối tác yêu cầu phải cótiền ứng trước hoặc tiền đặt cọc, NH có thể đưa ra loại hình L/C dự phòng L/C dựphòng là L/C, theo sự yêu cầu của nhà NK, do NHPH với cam kết sẽ hoàn trả lại sốtiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/C cho nhà NK trong trường hợp nhà

XK đã nhận được L/C, tiền đặt cọc, tiền ứng trước nhưng lại gặp khó khăn trongquá trình giao hàng hoặc không hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo đúng quy định

Đối với các doanh nghiệp có phương thức mua bán đổi hàng (mua nguyênliệu, bán lại thành phẩm) thì có thể chọn L/C đối ứng Với loại hình L/C này, ngườigia công sẽ được đảm bảo về quyền lợi vì sản phẩm làm ra có đặc điểm riêng dongười đặt hàng quy định, nên chỉ có người đặt hàng tiêu thụ sử dụng L/C thôngthường chỉ bắt đầu có hiệu lực khi L/C kia đối ứng với nó được mở

1.2. Phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại NHTM

1.2.1 Quan điểm về phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại NHTM

Trong các nghiệp vụ chính của NHTM, TTQT là nghiệp vụ quan trọng, cótốc độ tăng trưởng cao, mang lại khoản thu phí ngày một tăng Thông qua nghiệp vụTTQT để chắp nối phát triển các nghiệp vụ khác như tín dụng, tài trợ XNK muabán ngoại tê, bảo lãnh, mở rộng quan hệ tài khoản, quan hệ NH đại lý,… Thanhtoán L/C là một bộ phận quan trọng trong TTQT Do vậy, việc phát triển hoạt độngnày cả về quy mô lẫn chất lượng sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động TTQT nói riêng vàhoạt động của toàn NHTM cũng như nền kinh tế nói chung

1.2.2 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại NHTM

1.2.2.1 Sự cần thiết đối với NH

Đối với NH là NHPH, phát triển hoạt động TDCT sẽ đem lại các khoản thunhập từ việc thu phí từ hoạt động mở L/C, các khoản phí liên quan đến giao dịchL/C và các khoản liên quan đến chuyển đổi ngoại tệ Hơn nữa, các hoạt động của

NH cũng sẽ được phát triển như tăng được tài khoản ký quỹ, tăng quan hệ tín dụng

Trang 22

với nhà NK, tăng được doanh số bán ngoại tệ,… Ngoài ra, NH còn tăng cường mốiquan hệ đối với các NH đại lý, là cơ sở làm tăng tiềm năng kinh doanh đối ứng giữacác NH.

Đối với NHTB, NHđCĐ hay NHXN, hoạt động TDCT ngày càng phát triểnđồng nghĩa với việc các NH sẽ có lợi từ việc thu phí thông báo, thanh toán hay xácnhận L/C và các khoản thu nhập khác liên quan đến chuyển đổi ngoại tệ Đồng thời,hoạt động tín dụng XNK, chiết khấu bộ chứng từ cũng được mở rộng đi kèm vớicác mối quan hệ đối với các NH đại lý

1.2.2.2 Sự cần thiết đối với khách hàng

Hoạt động TMQT ngày càng phát triển thì đồng nghĩa với việc phát triểnhoạt động L/C càng trở nên cần thiết Bởi lẽ, nhờ thanh toán qua L/C, nhà NK sẽnhận được dịch vụ thanh toán an toàn; được bảo đảm rằng sẽ chỉ bị ghi nợ tài khoản

số tiền L/C khi tất cả các chỉ thị trong L/C được thực hiện đúng; được đảm bảo nhậnđược hàng hóa với bộ chứng từ theo quy định của L/C

Đồng thời, nhà XK cũng yên tâm hơn trong giao dịch TMQT Khi mà khôngphải nhà NK mà chính NH sẽ đảm bảo sẽ thanh toán tiền hàng cho họ ngay sau khi

họ xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các quy định trong L/C Nhờ vậy, nhà

XK có thể giảm thiểu rủi ro khi mà hàng đã xuất nhưng nhà NK không đủ khả năngthanh toán

1.2.2.3 Sự cần thiết đối với xã hội

Trong bối cảnh kinh tế thế giới ngày càng được quốc tế hóa, các quốc giađang ra sức phát triển nền kinh tế mở cửa và hội nhập hợp tác, TTQT như làchiếc cầu nối kinh tế trong nước với phần kinh tế thế giới bên ngoài Thông quahoạt động TTQT, các quốc gia có thể thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa dịch

vụ, đầu tư nước ngoài, thu hút kiều hối và các quan hệ tài chính tín dụng quốc

tế khác Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TTQT trong phát triểnkinh tế quốc gia, các nước luôn chú trọng và có những giảm pháp đề ra để pháttriển hoạt động này Phương thức TDCT, là phương thức đảm bảo được an toàncho cả nhà XK và nhà NK, là phương thức thanh toán được sử dụng nhiều nhất,

do vậy việc phát triển hoạt động TTQT tại NH thì phần nhiều là nói đến pháttriển phương thức TDCT

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C

Trang 23

1.2.3.1 Doanh số hoạt động TTQT thông qua L/C

Doanh số TTQT thông qua L/C là tổng giá trị các khoản L/C nhập và xuất tạiNH

1.2.3.2 Doanh thu hoạt động TTQT thông qua L/C

Doanh thu từ hoạt động TTQT thôn qua L/C là số tiền NH có lấy từ hoạt độngthanh toán TDCT, bao gồm tổng các loại phí được có trong phương thức L/C như:phí thông báo L/C, phí mở L/C, phí sửa đổi L/C, phí xác nhận L/C… Ngoài ra cũng

có khoản thu từ cho vay hoạt động TTQT theo L/C, thu từ mua bán, chuyển đổingoại tệ cho các doanh nghiệp có nhu cầu mở L/C

Doanh thu từ phí theo phương thức L/C:

DT = ∑ P i x Q i

Trong đó:

DT: Doanh thu từ phí hoạt động TTQT theo phương thức L/C

Pi : Giá dịch vụ thứ i

Qi : Số lượng dịch vụ thứ i thực hiện trong kỳ

Doanh thu hoạt động TTQT thông qua L/C cao chứng tỏ NH kiếm được tiềnlớn từ hoạt động TDCT

1.2.3.3 Rủi ro trong hoạt động TTQT thông qua L/C

Tỷ lệ cho vay bắt buộc ở hoạt động TTQT thông qua L/C là một trong rất

Trang 24

nhiều chỉ tiêu có thể đánh giá sự phát triển của hoạt động này Chỉ tiêu trên phảnáng trong tổng giá trị L/C thanh toán thì tiền cho vay bắt buộc chiếm bao nhiêuphần trăm, hay nói cách khác làn giá trị L/C không được DN thanh toán mà NHkhông thể đòi được ngay chiếm bao nhiêu phần trăm.

Tỷ lệ cho vay bắt buộc = Giá trị cho vay bắt buộc/ Tổng giá trị thanh toán L/C

Trong đó:

+ Giá trị cho vay bắt buộc: là giá trị NH buộc phải cho DN vay khi DN không

đủ số dư thanh toán ngay Đây là cách mà NH dùng để đòiDN trong thời gian tới.+ Tổng giá trị thanh toán L/C: tổng giá trị L/C thanh toán giữa DN và NH

Tỷ lệ tiền cho vay bắt buộc càng cao thì khả năng xảy ra rủi ro càng cao Tỷ lệ chovay bắt buộc càng thấp thì dĩ nhiên khả năng xảy ra rủi ro càng nhỏ

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động TTQT thông qua

L/C tại NHTM

Việc phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT luôn được chútrọng tại các NHTM như tăng cường năng lực tàn chính, khả năng cạnh tranh, mởrộng hoạt động kinh doanh vàn nâng cao uy tín của NH Để có thể pháp triển hoạtđộng TTQT theo phương thức chứng từ, các NHTM cần phải hiểu rõ các nhân tốảnh hưởng đến hoạt động này, xu hướng tác động của các nhân tố đó ra sao, từ đóđưa ra những giảm pháp cần thiết Có thể chia hai nhóm nhân tố cơ bản tác độngđến phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT: nhân tố chủ quan và nhân

tố khách quan

1.3.1 Nhân tố chủ quan

Để phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT, NHTM cần hiểu rõsáu nhân tố chủ quan sau:

Một là, uy tín và năng lực của NH: với uy tín và năng lực tài chính mạnh mẽ,

NH sẽ thu hút được nhiều KH, doanh nghiệp ngoài hơn Đồng thời, chỉnh với nănglực tài chính mạnh mà NH có điều kiện nới rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư côngnghệ mới tiên quyết hiện đại phục vụ cho quá trình thanh toán, thu hút và xây dựngđược đội ngũ nhân viên có trình độ cao,…Trong hoạt động TDCT, một L/C do NH

có uy tín phát hành sẽ không đòi hỏi bất cứ sự xác nhận nào khác của NH khác mà

sẽ dễ dàng được chấp nhận hơn Ngược lại, liệu một NH với uy tín thấp kém, năng

Trang 25

lực còn nhiều hạn chế có thể phát triển hoạt động TDCT và thu hút các doanhnghiệp XNK?

Hai là, chính sách đối ngoại của NH: đây là nhân tố vô cùng quan trọng, ảnhhưởng trực tiếp đến phát triển hoạt động thanh toán TDCT Trong dối cảnh nền kinh

tế hội nhập phức tạp, hoạt động NH quốc tế ngày càng phải hoàn thiện nhanh đểxứng đáng với vai trò là khâu then chốt trong việc làm trung gian thanh toán giữacác doanh nghiệp trong và ngoài nước nhiều hơn nữa Hoạt động kinh doanh đốingoại tại một NHTM bao gồm: tài trợ thương mại, kinh doanh ngoại tệ, chuyển tiền

và chi trả kiều hối, séc du lịch,…với định hướng mở rộng quan hệ đại lý với các NHnước ngoài Để tránh được rủi ro đồng thời bảo đảm sự an toàn – nhanh chóng –chính xác trong hoạt động TTQT, NH cần phải có một hệ thống NH đại lý ở cácquốc gia trên thế giới Với một chính sách đối ngoại hợp lý, NHTM sẽ nâng cao khảnăng cạnh tranh và hội nhập, thu hút nhiều KH trong và ngoài nước, đạt được hiệuquả trong kinh doanh

Ba là, quy trình thanh toán và công nghệ của NH KH luôn mong muốn tìmđến những dịch vụ nhanh chóng thuận tiện Một quy trình thanh toán chuẩn, linhhoạt và thống nhất cùng với công nghệ NH hiện đại sẽ tạo nên sức cạnh tranh cho

NH Việc áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh, NH sẽ tiết kiệmđược chi phí, tăng tốc độ thanh toán, đảm bảo sự an toàn và chính xác, xây dựnghình ảnh của NH đến KH Nhất là đối với NHTM hoạt động trong môi trườngTMQT, nhân tố này lại càng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển thanh toánTDCT

Bốn là, trình độ cán bộ thanh toán viên: Nghiệp vụ TTQT, là một nghiệp vụkhá phức tạp, đòi hỏi thanh toán viên phải có chuyên môn vững chắc với hiểu biếtsâu rộng và có khả năng về ngoại ngữ cũng như tin học Nhờ vây, các nghiệp vụdiễn ra nhanh chóng và an toàn, làm cho KH ngày một an tâm, tin tưởng sử dụngcác dịch vụ của NH Một NH có đội ngũ nhân viên non trẻ có thể sẽ gặp khó khăntrong việc ứng phó với những tình huống xấu xảy ra

Năm là, chính sách quan hệ KH của NH: một chính sách quan hệ KH hợp lýđược xây dựng trên cơ sở củng cố KH cũ và thu hút KH mới Nếu chỉ tập trungquan tâm tới những KH cũ thì sẽ mất đi cơ hội thu hút những đối tượng KH mới vàtiềm năng, ngược lại, nếu chỉ thu hút KH mới sẽ làm mất dần các KH cũ Do vậy,một chính sách quan hệ KH hợp lý là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển

Trang 26

dịch vụ của NH nói chung, hoạt động thanh toán TDCT nói riêng.

Sáu là, các hoạt động có liên quan: Đối với nhà nhập khẩu, muốn mở mộtL/C thì họ còn cần NH cấp tín dụng, trao đổi ngoại tệ để thanh toán và đứng ra bảolãnh nếu cần Đối với nhà NK thì họ có thể nhờ NH tài trợ thông qua cho vay ứngtrước hoặc chiết khấu bộ chứng từ Do vậy, để phát triển hoạt động thanh toánTDCT, NH cần phát triển đồng bộ các hoạt động có liên quan, để sự phối hợp giữacác khâu trở nên suôn sẻ hơn và có chất lượng cao hơn

1.3.2 Nhân tố khách quan

Một là, môi trường kinh tế trong và ngoài nước: đây là nhân tố quan trọng,ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanhtoán TDCT nói riêng tại các NHTM Môi trường kinh tế ở đây chính là những chínhsách vĩ mô của Nhà nước như chính sách quản lý ngoại hối, chính sách thuế haychính sách kinh tế đối ngoại, những chính sách mà đều ảnh hưởng trực tiếp hoặcgián tiếp đến hoạt động kinh doanh của NHTM cũng như của doanh nghiệp XNK

Hoạt động TTQT liên quan mật thiết đến sự vận động luồng tiền tệ ra vàoquốc gia, do đó chịu sự quản lý ngoại hối của quốc gia Căn cứ vào tình hình cụ thể

và những biến động trên thị trường mà nhà nước áp dụng chính sách quản lý ngoạihối tự do hay thắt chặt nhằm hướng sự vận động của hoạt động ngoại hối đi vào ổnđịnh theo chủ trương của Nhà nước

Về chính sách thuế, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ chịunhững tác động rất lớn, đặc biệt là hoạt động XNK Thông qua việc áp dụng mứcthuế cao hay thấp đối với mặt hàng XNK mà Nhà nước có thể hạn chế hay khuyếnkhích sản xuất hay nhập khẩu các mặt hàng nhất định Theo đó, hoạt động TTQT tạiNHTM cũng chịu không ít ảnh hưởng từ những chính sách này

Về chính sách kinh tế đối ngoại, hành vi của các doanh nghiệp XNK sẽ bịchịu ảnh hưởng lớn từ việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộmậu dịch hay tự do hóa mậu dịch, từ đó dẫn đến sự trầm lắng hay sôi động của hoạtđộng TTQT nói chung, hoạt động thanh toán TDCT nói riêng

Một nền kinh tế ổn định và phát triển là một môi trường lợi ích nhất cho sựphát triển hoạt động TTQT Các NHTM sẽ yên tâm hơn khi đầu tư tín dụng, pháttriển các dịch vụ đa dạng, mở rộng hoạt động TTQT và ngày một nâng cao chấtlượng hoạt động thanh toán TDCT

Trang 27

Hai là, mội trường chính trị xã hội trong nước và quốc tế: sự biến động củamôi trường chính trị - xã hội trong nước và quốc tế đều có ảnh hưởng nhất định đếnhoạt động thanh toán TDCT, do hoạt động này là hoạt động mua bán thương mạigiữa các quốc gia với nhau Với sự ổn định về chính trị - xã hội, nền kinh tế của mộtnước sẽ có điều kiện phát triển, trên cơ sở đó cũng có những tác động tích cực đến

sự phát triển hoạt động thanh toán TDCT Ngược lại, không chỉ NH mà cả cácdoanh nghiệp XNK sẽ gặp rất nhiều khó khăn cũng như rủi ro trong hoạt độngthương mại khi nằm trong một quốc gia có nền chính trị - xã hội bất ổn

Ba là, môi trường pháp lý: hoạt động TTQT không chỉ tuân thủ pháp luậttrong nước mà còn phải tuân thủ pháp luật của nước có tiến hành việc kinh doanh.Một hệ thống pháp luật chưa ổn định và thường xuyên thay đổi sẽ khiến cho cácbên đối tác không lường trước được tình hình, làm ảnh hưởng đến khả năng thanhtoán, vì vậy gây thiệt hại cho các bên tham gia Ngược lại, một hệ thống pháp luậtchặt chẽ sẽ tạo cơ hội cho các tổ chức có thể cạnh tranh một cách lành mạnh, côngbằng và tạo được sự phát triển ổn định trong toàn bộ hệ thống NH Việc phát triểnhoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán TDCT nói riêng cũng khôngnằm ngoài sự ảnh hưởng của môi trường pháp lý trong nước và thế giới

Bốn là, các nhân tố từ phía KH: doanh nghiệp tham gia vào TMQT cần phải

có hiểu biết về hoạt động ngoại thương cũng như có một tiềm lực tài chính nhấtđịnh Kinh doanh trên môi trường quốc tế, việc nắm vững kiến thức về L/C và cácquy tắc quốc tế là vô cùng quan trọng, nó giúp cho doanh nghiệp có thể chủ độnghơn, giảm thiểu rủi ro do sự chậm trễ trong quá trình thanh toán, sửa chữa L/C,…Hơn thế nữa, doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt sẽ đảm bảo cho khả năng thanhtoán cho NH Do vậy, hai yếu tố trên sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút KH và pháttriển hoạt động TTQT của các NHTM Tuy nhiên, khi NHPH thanh toán cho nhà

XK, mà nhà NK mất khả năng thanh toán thì NH sẽ nhận nhiều rủi ro Do vậy, NHluôn phải xem xét yêu cầu mở L/C của một doanh nghiệp một cách rõ ràng và thẩmđịnh khả năng tài chính của doanh nghiệp đó trước khi đưa ra quyết định

Trang 28

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT THÔNG QUA L/C TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI VIỆT NAM

2.1 Khái quát về Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

- Ngày thành lập sở giao dịch: 01/07/2005

- Nhân lực (tính đến tháng 01/2010 ) : 77 người, trong đó 22 nam và 55 nữ

- Địa chỉ: số 44 Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

và đầu tư Thành Phố Hà Nội cấp ngày 01/07/2005, đăng ký thay đổi lần 1 ngày17/06/2008 chuyển từ giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh số 0203010090 dophòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư Thành Phố Hải Phòng cấp ngày15/10/2002.Quá trình hình thành Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải đươcchia làm các giai đoạn sau:

 Từ năm 2005 trở về trước: trụ sở chính ( gồm trung tâm điều hành và sởgiao dịch) có địa điểm tại số nhà 5A Nguyễn Tri Phương, Quận Hồng Bàng, ThànhPhố Hải Phòng

 Từ năm 2005 tới nay địa điểm trụ sở đặt tại số nhà 44 Nguyễn Du, QuậnHai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội

Nguyên tắc hoạt động

Sở giao dịch Ngân Hàng Hàng Hải là một đơn vị nằm trong toàn hệ thống

Trang 29

Ngân Hàng Hàng Hải, hạch toán độc lập với Hội Sở Ngân Hàng Hàng Hải Tuynhiên mọi hoạt động của SGD vẫn phải dưới sự chỉ đạo giám sát của Hội Sở.

Trong hoạt động tín dụng: SGD và ban giám đốc Sở chỉ có quyền thẩm định,định giá tài sản, ký kết hợp đồng giải ngân với những hợp đồng vay có giá trị dưới

800 triệu VND, còn những hợp đồng vay có giá trị trên 800 triệu VND SGD phảichuyển hồ sơ lên Hội Sở, Hội Sở sẽ tiến hành thẩm định và đưa ra quyết định chovay hay không

Hoạt động thu nợ: SGD có quyền gửi đơn yêu cầu thu hồi nợ với những kháchhàng vay tiền tại SGD đã quá thời hạn cho vay, trong trường hợp khách hàng không

có khả năng thanh toán, SGD sẽ gửi hồ sơ khách hàng lên Ban thu hồi nợ của HộiSở

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam

2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Cơ cấu tổ chức của sở giao dịch được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức của Sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải.

2.1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

Sở giao dịch Ngân hàng thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam có cơ cấu tổchức bộ máy, nhân sự như sau:

Ban giám đốc: Gồm có 1 giám đốc và 2 phó giám đốc

Giám đốc sở

P KH doanh nghiệp

Phó giám đốc 2

Phó Giám đốc 1

P Khách hàng doanh nghiệp.

P Giao dịch Phố Huế

P Kế toán-

tài chính

P KH cá nhân

4 Phòng

Giao dịch

Trang 30

TT Họ và tên Chức vụ

1 Ông Lê Thanh Tùng Giám đốc

2 Ông Vũ Đức Thực Phó giám đốc

3 Bà Lê Thị Phương Đông Phó giám đốc

Cụ thể chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng chức vụ, vị trí như sau:

Giám đốc( Ông Lê Thanh Tùng): là người chịu trách nhiệm trước nhà nước,

trước cấp trên cơ quan chủ quản là Hội sở Ngân hàng TMCP Hàng Hải về mọi hoạtđộng kinh doanh của sở theo luật doanh nghiệp mà nhà nước đã ban hành Đồngthời giám đốc sở giao dịch cũng là người được giao trách nhiệm quản trị sở giaodịch, chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động kinh doanh, kỹ thuật của SGD, đồngthời trực tiếp quản lý hoạt động của các phòng tín dụng: phòng khách hàng doanhnghiệp, phòng khách hàng cá nhân, và 4 phòng giao dịch ( trừ phòng giao dịch PhốHuế) Giám đốc được quyền thay mặt trung tâm kí kết các hợp đồng, tham gia cácgiao dịch kinh tế có giá trị hợp đồng dưới 800 triệu VND…được quyền tổ chức vàquản lý các hoạt động của đơn vị mình, được quyền trả lương hoặc cho thôi việc đốivới cán bộ, nhân viên thuộc bộ máy của SGD…

Phó giám đốc : là người hỗ trợ giám đốc trong quá trình quản lý sở, giúp cho

giám đốc sở có thể tập trung vào các vấn đề lớn, có tính chất chiến lược Bên cạnh

đó, phó giám đốc còn chịu trách nhiệm về mảng sản xuất kinh doanh hàng ngày và

về mảng đối ngoại của doanh nghiệp Ngoài ra phó giám đốc còn có nhiệm vụ làmthay công việc của Giám đốc trong trường hợp được ủy quyền Hiện tại ở Sở giaodịch đang có 2 phó giám đốc

Hiện nay Sở giao dịch Maritime Bank gồm có 4 phòng nghiệp vụ.

a Phòng tín dụng

Được chia làm 2 phòng là phòng khách hàng doanh nghiệp và phòng kháchhàng cá nhân Mỗi phòng gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viênnghiệp vụ

Phòng Khách hàng doanh nghiệp: gồm 1 trưởng phòng, 2 nhân viên tín dụng,

7 nhân viên hỗ trợ và kiểm soát tín dụng, 3 nhân viên tín dụng mới tuyển dụng

Trang 31

Phòng khách hàng cá nhân: gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và 9 chuyênviên tín dụng và hỗ trợ tín dụng.

Quyền hạn: Được ký các văn bản theo uỷ quyền của Giám đốc trong một sốtrường hợp cụ thể liên quan đến hoạt động tín dụng ;được quyền tham gia các cuộchọp; được quyền trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực tín dụngđối với các nhân viên tín dụng và nhân viên hỗ trợ tín dụng, và được yêu cầu cácphòng ban và các chi nhánh giao dịch của sở cung cấp các thông tin cần thiết choviệc thực hiện nhiệm vụ được giao

b Phòng kế toán- tài chính

Gồm 1 trưởng phòng, 1phó trưởng phòng và 4 nhân viên nghiệp vụ

Quyền hạn: Thực hiện các công tác hạch toán, kế toán, theo dõi và phản ánhtình hình hoạt động các loại vốn, quỹ và tài sản bảo quản tại Sở; Lập và tổ chứcchấp hành kế hoạch thu, chi tài chính của Sở; Thực hiện việc mở tài khoản, giaodịch thanh toán cho Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng trên địa bàn

c Phòng nguồn vốn và thanh toán

Gồm 1 trưởng phòng, 1 phó trưởng phòng và 4 các nhân viên nghiệp vụ

Quyền hạn: Thực hiện nhiệm vụ quản lý, xuất nhập và bảo quản an toàn tuyệtđối Quỹ dự trữ phát hành, Quỹ nghiệp vụ phát hành và các tài sản khác trong khoquỹ tại Sở; Thực hiện các nghiệp vụ về quản lý, lưu thông tiền tệ, cung ứng tiền mặtcho các Tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước trên địa bàn; Tổ chức việc kiểm trachấp hành chế độ an toàn kho, quỹ của các Tổ chức tín dụng, các tổ chức có hoạtđộng ngân hàng

d Phòng dịch vụ khách hàng

Gồm trưởng phòng, phó trưởng phòng và các nhân viên nghiệp vụ

Quyền hạn: Thực hiện trực tiếp hoạt động giao dịch với khách hàng

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch Maritimebank Việt Nam

Trong giai đoạn 2010 – 2012, Việt Nam phải đối mặt với tình trạng suy thoáinền kinh tế, khi mà lạm phát tăng cao, bất động sản không mấy khởi sắc cùng vớinhững biến động của thị trường vàng, 1Không nằm ngoài ảnh hưởng của tình trạngnày, Sở giao dịch Maritimebank cũng gặp không ít khó khăn Tuy nhiên, NH vẫn cố1

Trang 32

gắng giữ vững hoạt động của mình, luôn theo sát những chỉ đạo của cấp trên mộtcách rõ ràng đồng thời luôn nỗ lực đưa ra những định hướng, giảm pháp phát triểncho bản thân Dưới đây là tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịchMaritimebank trong giai đoạn gần đây.

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động của NH thương mại là kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy độngvốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác Trong đó, huy động vốn, hoạtđộng tạo nguồn vốn kinh doanh cho NH, là nhân tố đóng vai trò quan trọng, quyếtđịnh đến hiệu quả cũng như chất lượng hoạt động của NH Nhận biết được tầmquan trọng của hoạt động này, Sở giao dịch luôn tích cực triển khai các phươngthức huy động tiền gửi từ cá nhân, tổ chức một cách phong phú như gửi thư chàosản phẩm dịch vụ đến các KH tiềm năng; phát triển hệ thống quảng cáo tới các xã,huyện; … Bên cạnh đó, Sở giao dịch luôn luôn xây dựng và duy trì các mối quan hệvới các tổ chức, cá nhân có triển vọng cao, nâng cao hiệu quả dịch vụ chăm sóc KH.Nhờ đó mà lượng huy động vốn hàng năm tăng lên đáng kể

Từ năm 2010 đến 2012, tổng nguồn vốn huy động luôn tăng Nếu như năm

2009 lượng vốn huy động là 243 tỷ đồng thì sang năm 2010 tăng lên 289 tỷ đồng(tăng 19%), năm 2011 là 351 tỷ đồng (tăng 21% so với 2010) Bước sang năm 2012con số là 392 tỷ đồng (tăng 12% so với 2011) Việc lượng vốn huy động trong năm

2012 không còn tăng nhanh như các năm trước, chúng ta có thể dễ dàng lý giảmrằng do tình hình kinh tế ngày càng khó khăn, giả cả leo thang, thị trường bất độngsản vẫn mang bầu không khí ảm đạm thì dân cư có xu hướng mua vàng tiết kiệmhay đầu tư vào ngoại tệ có giá thay vì gửi tiết kiệm bằng VND1 Có thể hình dungqua biểu đồ sau:

1

Trang 33

Biểu đồ 2.1: Tổng nguồn vốn huy động 2010 – 2012

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sở giao dịch Maritimebank)

SGD đã triển khai huy động vốn thông qua các hoạt động cụ thể là: nhận tiềngửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế vàdân cư; nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ;phát hành kỳ phiếu, trái phiếu,…

Từ khách hàng 797 907 +13.75% 812 -10.47%

Từ TCTD khác 477 326 -31.59% 432 +32,43%Huy động khác 72 93 +29.26% 68,3 -26.37%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của MSB 2010 – 2012)

Tổng nguồn vốn huy động của Sở giao dịch Maritimebank từ năm 2011 giảm

Trang 34

xuống từ 1.345 tỷ đồng còn 1.318 tỷ đồng (giảm 1.99%), năm 2012 còn 1.316 tỷđồng (giảm 0.2%) Trong đó vốn huy động chủ yếu là từ khách hàng, đặc biệt là từkhách hàng doanh nghiệp, năm 2011 tăng trưởng vốn huy động từ khách hàng sovới năm 2010 là 13,75%, tuy nhiên sang năm 2012 do tình hình kinh tế gặp nhiềukhó khăn, lượng vốn huy động được từ khách hàng giảm so với năm 2011 là10.47% Có thể nói, với những số liệu ở trên cho thấy NH đã sử dụng các hình thứchuy động vốn chưa thực sự hiệu quả Vốn huy động từ tiền gửi tập trung vào tiềngửi từ doanh nghiệp, ngoài ra ngân hàng có chuyển hướng sang tiền gửi tiết kiệm từkhách hàng cá nhân, cho thấy chính sách ngân hàng linh hoạt qua từng thời kỳ kinh

tế khó khăn, do nhận thấy khả năng mất vốn từ khách hàng doanh nghiệp

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Trong những năm gần đây, với những dấu hiệu không mấy khả quan của nềnkinh tế thế giới cũng như kinh tế trong nước, hoạt động tín dụng của Sở giao dịchMaritimebank cũng gặp không ít khó khăn Khi mà các doanh nghiệp lớn nhỏ đềulần lượt thua lỗ, không mạnh tay trong việc đầu tư sản xuất kinh doanh cộng thêm

sự đóng băng của thị trường nhà đất

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ tín dụng 2010 – 2012

( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Sở giao dịch Maritimebank)

Trang 35

Cụ thể là, tổng dư nợ trong giai đoạn 2010 – 2012 chứng kiến một sự tăngliên tục với năm 2010 là 455,262 tỷ đồng (tăng 33% so với năm 2009), năm 2011 là538,662 tỷ đồng (tăng 18.5% so với năm 2010) Tuy nhiên sang năm 2012 Sở giaodịch đã thận trọng hơn trong việc cho vay khách hàng do tình hình kinh tế suy thoái,

dư nợ giảm còn 413,154 tỷ đồng (giảm 23% so với năm 2011) Sau đây là bảng dư

nợ phân loại theo đối tượng khách hàng:

Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng

nghiệp nhỏ và vừa 258,362 353,231 253,362Tổng dư nợ cho vay

của Maritime Bank 342,231 455,261 539,662 413,154

Đến cuối năm 2011, số lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) được coi là khách hàng tiềm năng của Maritime Bank - liên quan đến hoạt động tíndụng, đạt con số trên 2.00 khách hàng, tăng hơn 60 khách hàng so với năm 2010 với

-dư nợ 413 tỷ đồng (chiếm 64% tổng -dư nợ của toàn hệ thống)

Dịch vụ bảolãnh

2.1.3.4 Kết quả kinh doanh

Dù đối mặt với tình hình kinh tế khó khăn như các doanh nghiệp lần lượtthua lỗ và giảm thể, thị trường bất động sản đóng băng, tâm lý lo ngại đầu tư củacác nhà kinh doanh,… nhưng SGD vẫn khẳng định được khả năng hoạt động củamình trong hệ thống tài chính với mức thu nhập trước thuế liên tục tăng trong giaiđoạn 2010 – 2012

Ngày đăng: 24/08/2015, 12:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Thu Thảo (2000), “Nghiệp vụ thanh toán quốc tế”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Thảo
Nhà XB: Nhà xuất bảnĐại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2000
2. Nguyễn Văn Tiến (2011), “Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương”, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoạithương
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
Năm: 2011
3. Phan Thị Thu Hà (2007), “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại
Tác giả: Phan Thị Thu Hà
Nhà XB: Nhà xuất bảnĐại học Kinh tế Quốc dân
Năm: 2007
4. Nguyễn Văn Tiến (2010), “Hỏi – Đáp Thanh toán quốc tế”, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hỏi – Đáp Thanh toán quốc tế
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: Nhà xuất bảnThống kê
Năm: 2010
5. Trần Hoàng Ngân (2007), “Thanh toán quốc tế”, Nhà xuất bản Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thanh toán quốc tế
Tác giả: Trần Hoàng Ngân
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống Kê
Năm: 2007
6. Nguyễn Minh Kiều (2005), “Nghiệp vụ ngân hàng”, Nhà xuất bản thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiệp vụ ngân hàng
Tác giả: Nguyễn Minh Kiều
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2005
12. Đinh Dư Văn (2008), “Kinh doanh đối ngoại ở Ngân hàng Công thương Cà Mau: Thành công và những bài học kinh nghiệm”, website vietinbank.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh doanh đối ngoại ở Ngân hàng Công thương CàMau: Thành công và những bài học kinh nghiệm
Tác giả: Đinh Dư Văn
Năm: 2008
13. Bùi Thị Hoài Trang (2008), “Hoạt động Thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại”, website: doko.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoạt động Thanh toán quốc tế tại ngân hàngthương mại
Tác giả: Bùi Thị Hoài Trang
Năm: 2008
14. Khánh Linh (2012), “NHNN tổng kết hoạt động năm 2012”, website:cafef.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: NHNN tổng kết hoạt động năm 2012
Tác giả: Khánh Linh
Năm: 2012
15. “Kinh tế 2012: Thử thách quá khó”, website: vnexpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế 2012: Thử thách quá khó
16. “Xuất nhập tăng, nhập khẩu giảm” (2012), website: vneconomy.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuất nhập tăng, nhập khẩu giảm
Tác giả: “Xuất nhập tăng, nhập khẩu giảm”
Năm: 2012
17. Xuân Thân (2013), “Nhập khẩu tăng nhanh từ khi gia nhập WTO”, website:vov.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhập khẩu tăng nhanh từ khi gia nhập WTO
Tác giả: Xuân Thân
Năm: 2013
18. Trí An (2012), “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam”, website:cafef.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
Tác giả: Trí An
Năm: 2012
7. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ, số 600 (2007), ICC xuất bản Khác
8. Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng, ISBP số 681 (2007), ICC xuất bản Khác
9. Báo cáo tài chính thường niên 2008 – 2012 của Sở giao dich Maritimebank Khác
10. Tài liệu Quy trình nghiệp vụ TTQT của Maritimebank (2009) Khác
11. Tạp chí kinh tế đối ngoại (2008 – 2012) Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w