Đơn vị: Tỷ đồng
2.2.2. Phân tích thực trạng phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C tại Sở giao dich Maritimebank
dich Maritimebank
2.2.2.1. Doanh số hoạt động TTQT thông qua L/C tại SGD Maritimebank
Những năm gần đây, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh giữa các NH, tập đoàn tài chính trở nên ngày càng gay gắt và khốc liệt. Để đáp ứng kịp thời với sự thay đổi của thị trường, SGD Maritimebank cũng mở rộng các phương thức thanh toán của mình để đáp ứng nhu cầu KH ngày càng đa dạng và phong phú. Là một sở giao dịch trẻ, SGD cũng không tránh khỏi những khó khăn khi tìm kiếm KH sử dụng dịch vụ thanh toán XNK, do sự tranh đua lớn giữa của các NH lân cận. Tuy nhiên, SGD vẫn luôn cố gắng đạt được các chỉ tiêu kế hoạch về TTQT với ba hình thức chính: chuyển tiền, nhờ thu và TDCT.
Chỉ tiêu 2009 2010 Tăng trưởng 2010/2009 2011 Tăng trưởng 2011/2010 2012 Tăng trưởng 2012/2011 Doanh số phát hành LC NK 2,2667 2,5668 +13.23% 2,2335 -12.99% 2,6000 +16.18% Doanh số LC NK 1,9167 2,1334 +11.3% 2,2335 +4.69% 2,3000 +2.99% Doanh số nhờ thu NK 0,1667 0,1836 +10% 0,0667 -63.63% 0,2500 +375% Doanh số nhờ thu XK 0,2500 0,3165 +26.67% 1,1669 +368.42% 0,9000 -22.86% Tổng doanh số 4,6001 5,2003 +13.04% 5,7006 +9.62% 6,05 +6.14%
Biểu đồ 2.3: Tình hình hoạt động TTQT của SGD Maritimebank 2010 – 2012
(Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT tại SG D Maritimebank)
Doanh số hoạt động TTQT tăng rõ rệt trong giai đoạn 2009 – 2012. Mặc dù trên địa bàn không có nhiều doanh nghiệp XNK, SGD luôn cố gắng mở rộng thị trường, nâng cao doanh số hoạt động. Nếu như năm 2010 chỉ đạt 5,2003 triệu USD (tăng 13,04% so với năm 2009) thì doanh số đến năm 2011 là 5,7006 triệu USD (tăng trưởng 9,62% so với năm 2010, tốc độ tăng trưởng đến năm 2012 có giảm so với năm 2011 là 6,14%, doanh số đạt 6,05 triệu USD.
Trong 4 năm từ 2009 – 2012, doanh số hoạt động TTQT đã tăng từ 4,6001 triệu USD lên 29,43 triệu USD. Điều này thể hiện hoạt động TTQT đã được SGD quan tâm và phát triển. Điểm mạnh nổi bật của SGD Maritimebank là luôn đảm bảo thuận lợi cho giao dịch của KH, đáp ứng nhu cầu thanh toán của KH.
Một trong những phương thức TTQT là phương thức TDCT với nhiều ưu điểm nổi trội, đảm bảo cân bằng lợi ích cho các bên tham gia. Doanh số hoạt động này luôn chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị hoạt động TTQT trong các năm.
Bảng 2.5: Tỷ trọng doanh số TDCT tại SGD Maritimebank 2008 – 2012
Chỉ tiêu Doanh số hoạt động TDCT (triệu USD) Tổng giá trị hoạt động TTQT (triệu USD) Tỷ trọng (%) 2008 11,89 15,19 78,28 2009 13,71 17,32 79,16 2010 15,46 20,32 76,08 2011 17,66 21,45 82,33 2012 18,73 29,43 63,65
(nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT tại SGD Maritimebank)
Có thể thấy, tỷ trọng của doanh số hoạt động TDCT trong tổng giá trị hoạt động TTQT tại Sở giao dịch Maritimebank luôn cao, dao động từ khoảng 60% - 80%.
Biểu đồ 2.4: Doanh số hoạt động TDCT tại Sở giao dịch Maritimebank 2008 – 2012
(nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT tại Sở giao dịch Maritimebank)
Qua biểu đồ, ta thấy doanh số hoạt động TDCT luôn tăng trong giai đoạn 2008 – 2012. Giai đoạn 2008 – 2011, hoạt động TDCT tại SGD phát triển mạnh do chi nhánh đã chủ động, nắm bắt được xu thế phát triển của kinh tế đất nước sau khi gia nhập tổ chức kinh tế thế giới (WTO). Tốc độ tăng trưởng doanh số hoạt động này cũng có xu hướng giảm. Thứ nhất, dường như là khả năng cạnh tranh của SGD chưa cao, số lượng TTV vẫn còn ít, và sản phẩm dịch vụ L/C vẫn chưa đa dạng. Hầu hết các sản phẩm của SGD đều là các sản phẩm truyền thống, áp dụng chung cho mọi đối tượng. Các sản phẩm dịch vụ dành riêng cho nhu cầu KH thân thiết hay KH tiềm năng hầu như là chưa có. Thứ hai, ngày càng có nhiều NH nước ngoài thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở nước ta sau khi Việt nam gia nhập WTO. Với nguồn vốn khổng lồ cũng như công nghệ hiện đại, những NH đó làm cho việc cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt.
L/C nhập khẩu
Một trong các hoạt động mang lại nguồn thu lớn cho NH và đóng góp đáng kể cho sự phát triển của doanh số hoạt động thanh toán XNK là phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu.
Bảng 2.6: Tình hình hoạt động L/C nhập khẩu tại Sở giao dịch Maritimebank 2008 – 2012
Chỉ tiêu
Số món phát hành Doanh số hoạt động L/C nhập khẩu
Số món Tăng trưởng (%) Số tiền (triệu USD) Tăng trưởng (%) Năm 2008 98 _ 10,67 _ Năm 2009 112 14,28 13,17 23,43 Năm 2010 110 -1,78 14,69 11,54 Năm 2011 124 12,73 16,02 9,05 Năm 2012 133 7,26 17,71 10,54
(nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT tại Sở giao dịch Maritimebank)
Qua bảng số liệu trên, ta thấy số lượng L/C phát hành của Sở giao dịch Maritimebank liên tục tăng qua các năm 2008 – 2012. Ngoài những cố gắng nỗ lực từ phía NH như nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh toán viên, hoàn thiện quy trình thanh toán, duy trì mối quan hệ với các KH lâu năm cũng như mở rộng địa bàn hoạt động, ta cần xem xét đến những yếu tố khách quan:
Thứ nhất, không thể phủ nhận rằng nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, hay hàng hóa từ nước ngoài của Việt Nam tăng sau khi gia nhập WTO1. Các doanh nghiệp NK trên địa bàn quận có nhiều cơ hội để nhập khẩu các nguyên liệu cần thiết để sản xuất kinh doanh, đồng thời nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại để nâng cao năng suất làm việc. Kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của dân cư ngày một tăng cao, dẫn đến nhu cầu về hàng hóa ngoại như thiết bị điện, hàng tiêu dùng, … cũng tăng lên.
Thứ hai, L/C ngày càng trở thành một dịch vụ thanh toán ưa thích của nhiều KH khi tham gia TMQT2. Đặc điểm nổi bật của L/C là giảm thiểu rủi ro cho cả hai bên tham gia giao dịch mua bán quốc tế, KH của SGD sẽ được đảm bảo chỉ thanh toán tiền khi đã nhận được hàng. Bên cạnh đó, mặc dù chi phí có cao hơn các dịch vụ TTQT khác nhưng phần lớn KH vẫn ưu chuộng phương thức thanh toán TDCT hơn khi tham gia mua bán trên thị trường quốc tế.
1“Nhập khẩu tăng nhanh từ khi gia nhập WTO”, báo mạng vov.vn
Việc tăng cả về số lượng và giá trị L/C NK góp phần làm tăng doanh số hoạt động L/C của SGD. Tuy nhiên, so với các NH khác, SGD cần phải cố gắng hơn nữa để phát triển hoạt động này, thu hút nhiều KH hơn nữa.
Bảng 2.7: Tỷ trọng doanh số L/C nhập khẩu trong tổng doanh số hoạt động TTQT tại Sở giao dịch Maritimebank 2008 – 2012
Chỉ tiêu Doanh số L/C nhập khẩu (triệu USD) Doanh số hoạt động TTQT (triệu USD) Tỷ trọng (%) Năm 2008 10,67 11,89 89,74 Năm 2009 13,17 13,71 96,06 Năm 2010 14,69 15,46 95,02 Năm 2011 16,02 17,66 90,71 Năm 2012 17,71 18,73 94,55
(nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT tại Sở giao dịch Maritimebank)
Doanh số L/C nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn 90% trong doanh số hoạt động TTQT, ngoại trừ năm 2008 với 89,74%. Để lý giải điều này thì:
Đầu tiên, KH của SGD chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa phục vụ sản xuất kinh doanh. Hầu hết các KH tìm đến dịch vụ TTQT của SGD đều để sử dụng dịch vụ L/C nhập khẩu. Một phần là do các doanh nghiệp trên địa bàn thường có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu – hàng hóa (như sợi dệt, len, nguyên liệu xây dựng …) cũng như máy móc thiết bị công nghệ cao rất lớn, một phần là do các doanh nghiệp không đủ năng lực, trình độ cũng như vốn đầu tư mà chỉ có thể nhập khẩu linh kiện, phụ tùng về lắp ráp để tránh bị đánh thuế cao.
Hơn nữa, nhu cầu về hàng hóa ngoại nhập, đặc biệt là hàng tiêu dùng như mặt hàng điện tử, thiết bị gia đình,… trong dân cư ngày càng cao. Có thể nói, sức cạnh tranh của hàng hóa nội vẫn còn khá thấp, về cả chất lượng và mẫu mã. Tóm lại, nghiệp vụ TTQT tại SGD chủ yếu phục vụ cho mở L/C, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu. Tuy vậy, việc phát triển hoạt động L/C nhập khẩu cũng cần phải được chú trọng, do các DN trên địa bàn vẫn còn thói quen sử dụng dịch vụ thanh toán ủy thác để trả tiền hàng nhập khẩu.
L/C xuất khẩu
Hiện nay, thanh toán L/C xuất khẩu chưa thực sự là hoạt động được sử dụng rộng rãi và là một công cụ thanh toán phổ biến. Một mặt, hoạt động xuất khẩu của nước ta chưa thực sự là thế mạnh, mặt khác do tâm lý chung của các nhà XK là họ muốn có một NH có nhiều đại lý tại các nước trên thế giới có uy tín cao làm trung gian thanh toán cho họ.
Bảng 2.8: Tình hình hoạt động L/C xuất khẩu tại Sở giao dịch Maritimebank 2008 – 2012
Chỉ tiêu
Số món thanh toán Doanh số hoạt động L/C xuất khẩu
Số món Tăng trưởng (%) Số tiền (triệu USD) Tăng trưởng (%) Năm 2008 55 _ 1,22 _ Năm 2009 30 -45,45 0,54 -55,74 Năm 2010 37 23,33 0,77 42,59 Năm 2011 59 59,46 0,64 -16,88 Năm 2012 43 -27,12 1,02 59,38
(nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT tại Sởgiao dịch Maritimebank )
Cả số món thanh toán và doanh số hoạt động L/C tại Sở giao dịch Maritimebank đều có xu hướng biến động trong giai đoạn 2008 – 2012. Cả số món thanh toán và doanh số hoạt động L/C xuất khẩu Sở giao dịch Maritimebank đạt cao nhất trong năm 2008 với 55 món và tổng giá trị là 1,22 triệu USD. Các năm 2009 - 2011, số món thanh toán có xu hướng biến động, theo đó, doanh số hoạt động L/C XK của sở giao dịch cũng không ổn định và doanh số luôn nhỏ hơn 1 triệu USD. Sang năm 2012, tuy doanh số đã tăng nhưng không đáng kể, con số này được thống kê là 1,02 triệu USD (thấp hơn năm 2008 0,2 triệu USD). Nguyên nhân chính là do:
Doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam phải chịu sức ép từ nhiều phía. Không tránh khỏi sự ảnh hưởng của nền kinh tế ảm đạm trong nước cũng như quốc tế, doanh nghiệp địa phương phải đối mặt với nhiều khó khăn trong công việc quản lý kinh doanh từ việc kiểm soát thị trường nguyên liệu đầu vào cũng
như nghiên cứu mở rộng thì trường đầu ra1. Mặt khác, hoạt động L/C xuất khẩu chưa thực sự phát triển, một phần là do phía doanh nghiệp Việt Nam thường dễ dàng chấp nhận các yêu cầu từ phía đối tác nước ngoài. Cụ thể là khi xuất khẩu hàng hóa, các doanh nghiệp nước ta thường tin tưởng bên đối tác nên chấp nhận thanh toán nhờ thu hoặc chuyển tiền sau khi giao hàng để có thể tiết kiệm chi phí.
Có thể nói, hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức TDCT tại Sở giao dịch Maritimebank có doanh số chưa cao, nhưng đã góp phần vào sự tăng trưởng của hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán L/C nói riêng của SGD.
Bảng 2.9: Tỷ trọng doanh số L/C xuất khẩu trong tổng doanh số hoạt động TTQT tại Sở giao dịch Maritimebank 2008 – 2012
Chỉ tiêu Doanh số L/C xuất khẩu (triệu USD) Doanh số hoạt động TTQT (triệu USD) Tỷ trọng (%) Năm 2008 1,22 11,89 10,26 Năm 2009 0,54 13,71 3,94 Năm 2010 0,77 15,46 4,98 Năm 2011 0,64 17,66 3,62 Năm 2012 1,02 18,73 5,45
(nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT tại Sở giao dịch Maritimebank )
Thị phần về thanh toán L/C xuất khẩu của Sở giao dịch Maritimebank khá nhỏ. Tỷ trọng doanh số L/C xuất khẩu trong doanh số hoạt động TTQT thấp và có xu hướng giảm trong giai đoạn 2008 – 2012. Nếu như năm 2008 là 10,26% thì tỷ trọng này giảm một cách nhanh chóng xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm là 3,62% trong năm 2011, kết thúc năm 2012 là 5,45%.
Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng doanh số L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu trong doanh số hoạt động L/C
(nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT tại Sở giao dịch Maritinebank)
Qua biểu đồ, sự mất cân đối rõ rệt giữa hoạt động L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu là rất rõ ràng. Trong giai đoạn 5 năm, tổng giá trị L/C nhập khẩu trong doanh số hoạt động L/C luôn chiếm tỷ trọng lớn và duy trì ở mức lớn hơn 90% qua các năm. Trong khi đó, một xu hướng trái chiều được nhìn thấy trong tỷ trọng của doanh số L/C xuất khẩu, cụ thể là giảm từ 10,26% trong năm 2008 xuống chỉ còn 5,45% trong năm 2012. Đây là một minh chứng rõ rệt cho thực trạng của hoạt động XNK của Việt Nam. Sự mất cân đối này bắt nguồn từ những nguyên nhân chính là: ở Việt Nam, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa máy móc thiết bị công nghệ cao phục vụ sản xuất và tiêu dùng là rất lớn; các doanh nghiệp trong nước không đủ năng lực, trình độ cũng như vốn để đầu tư công nghệ sản xuất mà chỉ có thể nhập khẩu linh kiện về lắp ráp để tránh bị đánh thuế cao.
Do vậy, ngoài các yếu tố khách quan, bản thân SGD, ngoài theo sát các chính sách và quy định của NH cấp trên, cần phải chủ động có những chính sách quan hệ KH phù hợp để mở rộng mạng lưới hoạt động L/C xuất khẩu, nhằm nâng cao doanh số hoạt động này.
2.2.2.2. Doanh thu hoạt động TTQT thông qua L/C
Để phát triển hoạt động TTQT nói chung và TDCT nói riêng, sở giao dịch luôn cố gắng đổi mới trang thiết bị, cơ sở vật chất, đồng thời nâng cao trình độ nghiệp vụ các cán bộ, nhân viên phòng TTQT. Do vậy, khả năng thu hút KH của SGD ngày càng cao, ngày càng nhiều doanh nghiệp XNK tìm đến với các dịch vụ của NH, việc này không những làm tăng doanh số hoạt động TDCT mà còn tăng doanh thu cho toàn SGD.
Biểu đồ 2.6: Doanh thu hoạt động TDCT tại Sở giao dịch Maritimebank 2008 – 2012
(nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT tại Sở giao dịch Maritimebank)
Số lượng L/C XNK của SGD tăng đồng thời với việc doanh thu hoạt động TDCT cũng tăng đáng kể trong giai đoạn 2008 – 2012. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chưa đồng đều, doanh thu từ hoạt động L/C tăng lên đến 2.943,062 triệu đồng trong năm 2012, trong khi con số này chỉ là 1.147,01 triệu đồng năm 2008, nghĩa là đã tăng 156,59% trong giai đoạn 5 năm. Đặc biệt trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng đạt 54,69%, tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn 2008 – 2012. Doanh thu từ hoạt động TDCT của SGD chủ yếu từ tiền phí mở và thông báo L/C. Tuy nhiên, biểu phí mà SGD áp dụng vẫn khá cứng nhắc, chưa khuyến khích các KH. Cụ thể, việc áp dụng các chính sách ưu đãi cho KH mới, có doanh số giao dịch lớn, có khả năng tài chính lành mạnh vẫn chưa có sự linh hoạt. Có thể thấy, hoạt động TDCT đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Tuy chưa cao nhưng doanh thu từ hoạt
động L/C đã góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của SGD.
2.2.2.3. Rủi ro trong hoạt động TTQT thông qua L/C
Trong hoạt động của NH, rủi ro không chỉ là sự mất vốn mà có thể là: đọng vốn trong thanh toán, nợ quá hạn, …Phương thức TDCT, mặc dù được đánh giá là phương thức tối ưu trong các phương thức TTQT hiện nay, vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro. Rủi ro có thể phát sinh trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình TTQT kể từ khi phát hành L/C, thông báo L/C, xác nhận cho đến giai đoạn thanh toán cuối cùng.
Để đánh giá mức độ rủi ro mà chi nhánh có thể gặp phải, có thể xem xét đến chỉ tiêu cho vay bắt buộc đối với KH. Đây là một hình thức của nợ quá hạn. Trong một số trường hợp, KH không có khả năng thanh toán do nguyên nhân khách quan, NH sẽ cho vay bắt buộc để thanh toán các L/C quá hạn.
Dù vậy, với tình hình kinh tế thế giới ngày càng phát triển đi kèm với đó thì tình trạng lừa đảo cũng ngày càng tăng, nên chi nhánh cần phải cập nhật cảnh báo