Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động TTQT thông qua LC tại Sở giao dịch Maritimebank (Trang 52)

Đơn vị: Tỷ đồng

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh các thành tựu đạt được, hoạt động phát triển TTQT thông qua L/C của SGD còn tồn tại 3 hạn chế:

Tốc độ tăng trưởng doanh số cũng như doanh thu không ổn định và có xu hướng giảm trong một hai năm trở lại đây

Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng doanh số hoạt động L/C chỉ đạt 6,06%. Con số này quá thấp so với các năm trước, điều này chứng tỏ SGD Maritimebank cần có những biện pháp cụ thể để có thể tăng doanh số cũng như phát triển hoạt động TTQT thông qua L/C.

Sự không đồng đều giữa hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu và L/C xuất khẩu

Nhìn vào thực trạng tỷ trọng doanh số hoạt động TTQT thông qua L/C hay số món thanh toán L/C, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa hai hoạt động L/C xuất và nhập khẩu. Trong khi hoạt động L/C nhập khẩu có những bước phát triển đáng ghi nhận với doanh số và số món L/C thanh toán tăng dần theo các năm thì hoạt động L/C xuất khẩu vẫn chưa nhìn thấy sự ổn định.

Theo số liệu thống kê trong giai đoạn 2008 – 2012, số món L/C xuất khẩu thanh toán qua SGD chỉ giao động trong khoảng 40 – 60 món với giá trị không quá 2 triệu USD. So sánh với các chi nhánh khác, những con số này vẫn chưa cao và SGD vẫn chưa khai thác triệt để lợi thế của mình để tăng doanh số cũng như doanh thu của hoạt động L/C xuất khẩu.

KH của SGD chủ yếu là KH truyền thống, hay tự tìm đến SGD khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán TDCT

Xét riêng hoạt động TDCT của SGD thì địa bàn hoạt động của hoạt động này vẫn chưa rộng. KH sử dụng thanh toán L/C nhập khẩu đa dạng hơn cả, trong đó một phần lớn là doanh nghiệp NK thường xuyên với đơn hàng lớn và khả năng tài chính ổn định, phần còn lại là KH NK hàng hóa không thường xuyên với đơn hàng nhỏ. Còn về L/C xuất khẩu, chủ yếu được các doanh nghiệp lâu năm của NH sử dụng. Hầu như việc thu hút KH mới ở SGD là rất ít.

Những hạn chế trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản sau:  Nguyên nhân chủ quan

Có ba nguyên nhân cơ bản xuất phát từ bản thân SGD là:

NH chưa quan tâm đến hoạt động Marketing hoạt động TDCT

Thực tế là SGD hầu như chưa có các biện pháp linh hoạt, phù hợp để kéo KH đến giao dịch mà chủ yếu dựa vào các KH truyền thống, thường xuyên. Nghiên cứu thị trường, phân loại KH, đề xuất các sản phẩm dịch vụ mới, chiến lược quảng bá, … để phát triển hoạt động TDCT chưa được SGD quan tâm. Các loại hình dịch vụ vẫn chưa đa dạng, chủ yếu là L/C trả ngay hay L/C trả chậm. Có thể nói, điều này là nguyên nhân chính dẫn đến tốc độ tăng trưởng doanh số hoạt động TDCT có xu hướng giảm trong những năm gần đây.

Việc tập trung tìm kiếm KH xuất khẩu đã được triển khai nhưng chưa thực sự hiệu quả, minh chứng rõ ràng rằng, tỷ trọng doanh số L/C xuất khẩu vẫn thấp và thậm chí còn giảm trong một số năm. Có thể đúng khi cho rằng việc hoạt động L/C xuất khẩu tăng trưởng chậm là do các yếu tố khách quan từ KH hay từ môi trường vĩ mô. Khi các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn chưa nhiều cũng như sản phẩm của họ kém tính cạnh tranh, hay các doanh nghiệp còn ít kinh nghiệm khi tham gia kinh tế trên trường quốc tế, hoặc có thể là do môi trường kinh tế có nhiều biến động. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng SGD cần quan tâm hơn đến phát triển hoạt động L/C này.

Tóm lại, một trong các nguyên nhân gây ra các hạn chế phát triển hoạt động TDCT là SGD vẫn chưa khai thác hết thị trường tiềm năng của mình, chưa có những chiến dịch Marketing để thu hút các KH mới, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn quận Ba Đình.

còn nhiều bất cập

Với nguyên tắc quản lý tập trung của Maritimebank, tất cả các diện giao dịch TTQT đều tập trung về phòng TTQT Hội Sở giúp NH kiểm soát chặt chẽ các hoạt động TTQT, tránh rủi ro phát sinh và cân đối nguồn ngoại tệ cho NH. Tuy nhiên nguyên tắc này lại làm chậm quá trình TTQT: tốn thời gian, chi phí và giảm hiệu quả TTQT nói chung và hoạt động TDCT nói riêng. Nếu trong quá trình chuyển điện xảy ra những rủi ro không đáng có thì thời gian thanh toán sẽ kéo dài, làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của KH cũng như hoạt động của SGD. Không những vậy, sự phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ có liên quan đến hoạt động TTQT của SGD cũng chưa chặt chẽ, đôi khi còn gây kéo dài thời gian thanh toán. Những hạn chế này ảnh hưởng đến việc phát triển hoạt động TDCT tại Sở giao dịch.

Cán bộ TTQT còn ít, chưa được cập nhật thường xuyên những thay đổi trong hoạt động ngoại thương, các luật lệ cũng như tập quán TMQT được áp dụng trên thế giới

Tình hình kinh tế ngày càng phát triển thì tính phức tạp trong hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TDCT nói riêng càng tăng. Thường xuyên cập nhật những thay đổi trong hoạt động ngoại thương sẽ giúp các cán bộ NH nhanh nhạy trong việc đánh giá, dự đoán và nắm bắt nhu cầu của các KH ở hiện tại cũng như tương lai. Hiện nay, vấn đề này tại SGD vẫn chưa được đề cao.

Do chưa được cập nhật thường xuyên, cán bộ thanh toán dường như chưa có những tư vấn thiết thức về những tập quán thương mại của các nước khác, chưa đưa ra những điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp XNK khi tham gia trao đổi mua bán trên trường quốc tế. Việc thực hiện hoạt động TTQT tại SGD chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu của KH cũng như xem xét đến lợi ích của NH. Điều này hạn chế khả năng thu hút KH sử dụng dịch vụ của SGD.

Ngoài ra, với diễn biến phức tạp của nền kinh tế chính trị trên toàn thế giới, tình trạng lừa đảo xảy ra ở bất cứ đâu với hình thức ngày càng phức tạp và nguy hiểm, gây nhiều khó khăn cho cán bộ TTQT khi họ thực hiện hoạt động thanh toán TDCT.

Nguyên nhân khách quan

Một là, môi trường kinh tế trong nước: cán cân TTQT của Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt

Việt Nam luôn trong tình trạng thâm hụt, dẫn đến khan hiếm ngoại tệ. Điều này không chỉ gây khó khăn cho NH trong hoạt động TDCT, mà còn khiến cho các doanh nghiệp XNK trong nước chịu nhiều sức ép. Trong khi NH phải đối mặt với khó khăn trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình thì các doanh nghiệp XK vừa phải tìm đối tác mua hàng, vừa phải bán hàng với giá thấp.

Một số biện pháp của nhà nước đưa ra như: thúc đẩy XK hàng thủ công mĩ nghệ, hạn chế NK các mặt hàng thiết yếu, hay thu hút vốn đầu tư nước ngoài,… chưa thực sự phát huy tác dụng. Các mặt hàng của DN Việt Nam có sức cạnh tranh thấp, chưa kể đến mẫu mã chưa đa dạng cũng như chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu. Việc nhập khẩu thì vẫn không thể kiểm soát triệt để khi người dân trong nước vẫn có nhu cầu tiêu dùng hàng ngoại. Và, Việt Nam vẫn chưa thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư nước ngoài hiệu quả.

Hai là, môi trường pháp lý: hành lang pháp lý cho hoạt động TDCT còn thiếu và nhiều bất cập

Trong lĩnh vực NH, Việt Nam chưa có văn bản nào về điều chỉnh hoạt động TDCT, chỉ có các văn bản điều chỉnh chính thức như: các nghị định về quản lý ngoại hối, luật các TCTD,… Hoạt động TTQT của NH cũng chủ yếu áp dụng theo UCP 600, eUCP …. Mỗi NH đều xây dựng cho mình một quy trình thanh toán XNK riêng dựa vào kinh nghiệm và căn cứ theo thông lệ quốc tế. Điều này gây nên sự thiếu đồng bộ trong thanh toán XNK giữa các NH, nhất là khi họ có quan hệ đại lý hoặc cùng tham gia trong một giao dịch quốc tế. Và, có thể khi tham gia TMQT, các doanh nghiệp XNK của Việt Nam thường xem các văn bản này như là các văn bản pháp luật. Chính từ nguyên nhân này mà khi xảy ra tranh chấp, các NH và DN sẽ phải chịu nhiều rủi ro hơn khi tham gia tranh kiện.

Bên cạnh đó, cơ chế quản lý ngoại hối của Việt Nam chưa phù hợp và thiếu linh hoạt. Tỷ giá giữa VND và USD chưa phản ánh được quan hệ cung cầu, chưa kể tỷ giá tự do bên ngoài cao hơn nhiều so với tỷ giá trong NH. Dẫn đến thực trạng nhiều DN không được đáp ứng nhu cầu khi cần nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa. Vì vậy, dân cư hay các DN XNK luôn có thói quen giữ ngoại tệ, điều này tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của NH.

Ngoài ra, trong hoạt động XNK của Việt Nam, thủ tục hành chính hay thủ tục hải quan còn rườm rà. Một mặt, chính điều này gây nên tâm lý lo ngại mất thời gian của các doanh nghiệp XNK, mặt khác nó có thể làm cho nạn buôn lậu ngày càng phức tạp, gây khó khăn cho việc quản lý thị trường, giảm thu ngân sách nhà nước,

ảnh hưởng đến sản xuất trong nước và ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán ngoại tệ qua NH.

Ba là, các nguyên nhân xuất phát từ phía KH

- Sự thiếu hiểu biết về TMQT cũng như thiếu kinh nghiệm trong thương lượng ký hợp đồng ngoại thương của các doanh nghiệp VN cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động TDCT của NH. Hầu hết các DN XNK của nước ta đều không có phòng chuyên trách về thanh toán XNK hàng hóa. Có khi đảm nhận vị trí đó chỉ là một số ít nhân viên, thậm chí họ còn không được đào tạo đúng ngành hoặc không liên quan đến lĩnh vực TTQT nói riêng cũng như lĩnh vực NH tài chính nói chung.

- Doanh nghiệp Việt Nam đôi khi quá tin tưởng vào phía đối tác và mong muốn tiết kiệm chi phí cho bản thân họ, nên thường sử dụng các phương thức TTQT khác như nhờ thu, chuyển tiền. Thường thì đối với các doanh nghiệp XK của Việt Nam, một phần vì không nắm rõ các dịch vụ thanh toán của NH, một phần vì muốn sử dụng các dịch vụ thanh toán rẻ hơn, nên đồng ý thỏa thuận với doanh nghiệp NK nước ngoài, rằng sẽ thống nhất sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu, … Điều này đôi khi có thể đem lại rủi ro cho cả NH và chính bản thân doanh nghiệp. Có thể nói, thiếu xót của doanh nghiệp XNK Việt Nam ở đây chính là chưa am hiểu các tập quán và thông lệ quốc tế trong hoạt động TMQT.

- Dường như, doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ có khả năng cạnh tranh trong thị trường trong nước nhưng lại gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh ở thị trường khác như Trung Quốc, Đông Nam Á, …Đa số các doanh nghiệp của ta chưa đáp ứng được các yếu tố cơ bản để cạnh tranh trên trường quốc tế như mẫu mã sản phẩm đa dạng, chất lượng sản phẩm, trình độ công nghệ sản xuất, … Vì vậy mà hoạt động XK còn gặp vô vàn khó khăn.

- Tóm lại, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông nói riêng thường kém về trình độ cũng như hạn chế về kinh nghiệm khi tham gia TMQT và sử dụng các phương thức TTQT. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp XNK ở VN có thói quen sử dụng dịch vụ NH quốc tế của Vietcombank, vì đây là NH đầu tiên thực hiện chức năng là ngân hàng đối ngoại ở Viêt Nam do đó sản phẩm do Vietcombank cung cấp rất đa dạng. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho việc phát triển hoạt động TTQT theo phương thức TDCT của Sở giao dịch Maritimebank.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động TTQT thông qua LC tại Sở giao dịch Maritimebank (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w