1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em trong điều kiện hiện nay ở việt nam

125 566 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 125
Dung lượng 1,06 MB

Nội dung

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ LIÊN THANH TRA VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở VIỆ T NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRẦN THỊ LIÊN THANH TRA VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số : 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh HÀ NỘI - 2014 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn cha từng đợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác . Tác giả luận văn Trần Thị Liên 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ THANH TRA VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM 7 1.1. Khái niệm trẻ em, quyền trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em 7 1.1.1. Khái niệm về trẻ em 7 1.1.2. Quyền trẻ em 9 1.1.3. Bảo vệ quyền trẻ em 12 1.1.4. Hệ thống bảo vệ trẻ em 13 1.2. Pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em 13 1.2.1. Luật pháp quốc tế 13 1.2.2. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em 18 1.3. Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em 23 1.3.1. Khái niệm thanh tra 23 1.3.2. Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em 26 1.4. Mô hình thanh tra bảo vệ quyền trẻ em của một số quốc gia trên thế giới 36 1.4.1. Mô hình thanh tra viên vì trẻ em (Ombudsman for Children) 36 1.4.2. Hoạt động thanh tra vì trẻ em của tổ chức phi chính phủ (NGO) 37 1.4.3. Những kinh nghiệm về thanh tra quyền trẻ em trên thế giới có thể được áp dụng ở Việt Nam 38 5 Chương 2: THỰC TRẠNG THANH TRA VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM HIỆN NAY Ở NƯỚC TA 42 2.1. Tổ chức và hoạt động của thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam 42 2.1.1. Giai đoạn 1990-2008 42 2.1.2. Giai đoạn từ khi Ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em giải thể đến nay (năm 2008-nay) 44 2.2. Kết quả thanh tra về quyền trẻ em của thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội 47 2.2.1. Trong công tác tham mưu, tham gia xây dựng chính sách, pháp luật liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em 47 2.2.2. Tiếp công dân, xử lý thư đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em 47 2.2.3. Kết quả hoạt động thanh tra về quyền trẻ em 48 2.2.4. Đánh giá chung kết quả thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em 54 2.3. Những hạn chế, bất cập trong thanh tra quyền trẻ em hiện nay 56 2.3.1. Hạn chế từ các quy định pháp luật 56 2.3.2. Hạn chế về nhận thức 74 2.3.3. Hạn chế về mô hình tổ chức của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội 77 2.3.4. Hạn chế về nguồn nhân lực của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội 79 2.3.5. Hạn chế về thẩm quyền của thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội 84 2.3.6. Thiếu cơ chế phối hợp về thu thập thông tin, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em 85 2.4. Nguyên nhân của hạn chế, thiếu sót trên 87 Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG THANH TRA VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM 90 3.1. Yêu cầu khách quan nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em 90 6 3.1.1. Bảo đảm thực hiện quyền, lợi ích trẻ em 90 3.1.2. Bảo đảm nguyên tắc pháp chế, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội 91 3.1.3. Xuất phát từ những tồn tại, thiếu sót của hoạt động thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em 92 3.1.4. Phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính 92 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em 93 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật 93 3.2.2. Hoàn thiện, đổi mới tổ chức Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội và hoạt động thanh tra bảo vệ quyền trẻ em 100 3.2.3. Tăng cường số lượng, nâng cao năng lực và đảm bảo điều kiện làm việc đội ngũ công chức thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội 105 3.2.4. Phân định rõ thẩm quyền thanh tra, bảo vệ, chăm sóc trẻ em giữa các cấp, các ngành 109 3.2.5. Tăng cường mối quan hệ phối hợp và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức khác trong hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em 110 KẾT LUẬN 112 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tổng hợp kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại, tố cáo về lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em từ 2011-2013 47 2.2 Tổng hợp kết quả thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật đối với người lao động chưa thành niên tại doanh nghiệp của Thanh tra Bộ từ 2011-2013 49 2,3 Tổng hợp kết quả thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật đối với người lao động chưa thành niên tại doanh nghiệp của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh từ 2011-2013 50 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang 2.1 Tổ chức bộ máy Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hiện nay 45 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Vị trí của trẻ em đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Ngày nay các cháu là nhi đồng. Ngày sau các cháu là người chủ của nước nhà, của thế giới" [28]. Ngày nay, tư tưởng đó của Bác Hồ vẫn tiếp tục được kế thừa, phát triển và hoàn toàn phù hợp với tư tưởng của thời đại "Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai". Vì vậy, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là một sự nghiệp lớn lao và hệ trọng. Sự nghiệp ấy đòi hỏi sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo của Nhà nước, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Điều này được thể hiện trong từng bước xây dựng và hoàn thiện nhiều chính sách, pháp luật nhằm tạo một hành lang pháp lý cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Do đó, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở nước ta trong những năm qua có nhiều chuyển biến đáng khích lệ, các quyền của trẻ em đã và đang được cải thiện về nhiều mặt [17]. Trẻ em tự mình không thực hiện được các quyền mà phải dựa vào người lớn. Việc thực hiện quyền trẻ em chủ yếu phụ thuộc vào trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và mọi công dân. Mặc dù đã có sự nỗ lực rất lớn của các cấp, các ngành song sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc trẻ em đang đứng trước những thách thức cam go, nhất là các yếu tố nảy sinh do mặt trái của nền kinh tế thị trường mang lại. Khoảng cách giàu, nghèo, phân biệt về giới giữa các gia đình, giữa các vùng vẫn có xu hướng gia tăng làm cho nhiều trẻ em rơi vào cảnh thất học, nhiều trẻ em phải xa gia đình để kiếm sống; các áp lực về kinh tế, xã hội, lối sống thực dụng hay sự suy đồi của đạo đức làm tăng thêm nguy cơ trẻ em lang thang, trẻ em bị buôn bán, bị xâm hại tình dục, bị bóc lột sức lao động, bị bạo hành cả trong nhà trường, gia đình và ngoài xã hội. 9 Việt Nam là quốc gia có dân số trẻ với khoảng hơn 25 triệu trẻ em, chiếm khoảng gần 29% dân số. Trong đó, số trẻ mồ côi không nơi nương tựa và số trẻ em bị bỏ rơi là 126.248; số trẻ em khuyết tật là 326.327; số trẻ em là nạn nhân chất độc hóa học là 22.559; số trẻ nhiễm HIV/AIDS là 5.704 em; trẻ em làm việc xa gia đình là 6.056, số trẻ em bị tai nạn thương tích là 13.594 [5], [47], [48]. Chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dân số với nhiều nhóm đối tượng trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, trong khi đó, hệ thống bảo vệ, chăm sóc còn nhiều yếu kém, lạc hậu, kiến thức, trách nhiệm của những người chăm sóc trẻ em của gia đình và cộng đồng chưa bắt kịp thời tốc độ phát triển dẫn đến năng lực bảo vệ trẻ em trong gia đình, cộng đồng và những người chăm sóc trẻ em bị giảm sút; hệ thống quản lý nhà nước về bảo vệ quyền trẻ em liên tục điều chỉnh; mạng lưới cán bộ, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bảo vệ quyền trẻ em không ổn định nên việc cập nhật kiến thức và kỹ năng bảo vệ quyền trẻ em rất hạn chế; công tác kiểm tra, giám sát về bảo vệ quyền trẻ em còn rất ít Tất cả các yếu tố đó đã và đang trở thành rào cản trong sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ trẻ em ở nước ta hiện nay; đồng thời, đây cũng là những thách thức không nhỏ đối với những người làm công tác bảo vệ trẻ em, trong đó có công tác thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em. Trước tình hình đó, thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em được xem là yêu cầu cấp thiết trong hoạt động quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Là một trong các nhiệm vụ của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em thời gian qua đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận góp phần phát huy được những yếu tố tích cực, phát hiện được nhiều hiện tượng tiêu cực, từ đó có hướng xử lý kịp thời, nghiêm minh, đảm bảo pháp luật. Qua thanh tra cũng kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhiều chính sách trong công tác bảo vệ quyền trẻ em cho phù hợp. Tuy vậy, đây là một lĩnh vực quản lý rộng, liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức và mang tính "xã hội", nên thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em còn tồn tại nhiều 10 hạn chế, bất cập trong quá trình thực hiện. Bên cạnh hệ thống luật pháp, chính sách còn nhiều "lỗ hổng" thì thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hoạt động chưa hiệu quả, cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ quyền trẻ em còn quá ít về số lượng, chưa đáp ứng về chất lượng so với yêu cầu quản lý nhà nước, các điều kiện để thực hiện công tác thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em còn nhiều thiếu thốn, chưa có cơ chế phối hợp nhằm tập hợp sức mạnh giữa các cơ quan, tổ chức trong hoạt động này… Do đó, việc nghiên cứu công tác thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em để góp phần điều chỉnh, sửa đổi cơ chế, chính sách nhằm đáp ứng với tình hình thực tiễn đất nước và nhu cầu ngày càng cao của sự nghiệp bảo vệ trẻ em càng trở nên cần thiết. Mặt khác, hiện nay ở nước ta, chưa có một công trình khoa học hay một đề tài nghiên cứu một cách toàn diện về thanh tra bảo vệ quyền trẻ em. Vì thế, trước yêu cầu cấp thiết của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em, tôi chọn: "Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam" làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn làm sáng tỏ về lý luận và thực tiễn, đề ra các giải pháp nhằm nâng cao công tác thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em nói riêng, đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ trẻ em nói chung hiện nay ở nước ta. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trước đây, đã có một số nghiên cứu chuyên khảo về lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em như: "Pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1994); "Những điều cần biết về quyền trẻ em", của Vũ Ngọc Bình, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (1996); Bộ tài liệu về lao động trẻ em của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2009); Bộ tài liệu thanh tra về lao động trẻ em - Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2012) Một số công trình nghiên cứu về công tác thanh tra như: "Nâng cao năng lực hệ thống thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội", Đề án của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội (2013); "Các công [...]... lượng hoạt động thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam 13 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ THANH TRA VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM 1.1 KHÁI NIỆM TRẺ EM, QUYỀN TRẺ EM VÀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM 1.1.1 Khái niệm về trẻ em Tùy vào góc độ tiếp cận của từng khoa học cụ thể, khái niệm trẻ em được hiểu ở nhiều cách khác nhau Triết học xem trẻ em là một "khâu" tất yếu trong mối quan hệ... kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra; tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực thanh tra bảo vệ quyền trẻ em; nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em; hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em; thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng về bảo vệ quyền trẻ em. .. 1.1.3 Bảo vệ quyền trẻ em Bảo vệ quyền trẻ em là các biện pháp nhằm đảm bảo quyền trẻ em được thực hiện một cách đầy đủ Do đặc điểm về sự phát triển chưa đầy đủ về cả tâm, sinh lý của trẻ em, nên việc bảo vệ quyền trẻ em chính là việc bảo vệ các quyền về chăm sóc, bảo vệ sự tồn tại và phát triển của trẻ từ khi sinh ra đến khi có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người trưởng thành Ở cấp độ chung, bảo vệ quyền. .. công tác thanh tra bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam và gợi mở một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động này * Mục đích Với mục đích nghiên cứu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể là: - Tổng hợp và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về quyền trẻ em, bảo vệ quyền trẻ em, thanh tra, tổ chức thanh tra và hoạt động của thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em nằm trong tổng thể Thanh tra Lao động... 35 thanh tra trong hệ thống cơ quan thanh tra nhà nước có thẩm quyền thanh tra nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ quyền trẻ em Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối, được giao chức năng thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; do đó, Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội có thẩm quyền thực hiện thanh tra chuyên ngành về bảo vệ quyền trẻ em Hay nói cách khác, Thanh tra. .. điều chỉnh phương thức quản lý, điều hành; cơ quan thanh tra chuyên ngành cũng hướng vào cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao 1.3.2 Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em 1.3.2.1 Các cơ quan có thẩm quyền thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em Cần phải nhắc lại rằng, bảo vệ quyền trẻ em là lĩnh vực rộng, tổ chức của hệ thống bảo vệ trẻ em. .. trò chủ đạo trong thanh tra bảo vệ quyền trẻ em 1.3.2.2 Nhiệm vụ bảo vệ quyền trẻ em trong tổng thể nhiệm vụ của Thanh tra Lao động - Thương binh và Xã hội Thanh tra bảo vệ quyền trẻ em là một trong các nhiệm vụ của Thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội Trên cơ sở quy định pháp luật, có thể tóm tắt các nhiệm vụ cơ bản của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Thanh tra Sở Lao động... thực hiện mô hình đó nhằm mục đích cuối cùng là đổi mới, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em nói riêng và quản lý nhà nước trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội nói chung * Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: "Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam" - được nghiên cứu với tư cách là một trong những hoạt động thuộc phạm vi thanh. .. hội trong thanh tra bảo vệ quyền trẻ em như sau: Nhiệm vụ của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền trẻ em theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành về bảo vệ quyền trẻ em cho các thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra. .. tâm đến công tác thanh tra cũng như làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy lĩnh vực này 6 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em và thanh tra bảo vệ quyền trẻ em Chương 2: Thực trạng thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em hiện nay ở Việt Nam Chương 3: Các . KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ THANH TRA VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM 1.1. KHÁI NIỆM TRẺ EM, QUYỀN TRẺ EM VÀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM 1.1.1. Khái niệm về trẻ em Tùy vào góc độ. thống bảo vệ trẻ em 13 1.2. Pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em 13 1.2.1. Luật pháp quốc tế 13 1.2.2. Pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền trẻ em 18 1.3. Thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em 23. thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em. Trước tình hình đó, thanh tra về bảo vệ quyền trẻ em được xem là yêu cầu cấp thiết trong hoạt động quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Là một trong

Ngày đăng: 21/08/2015, 12:38

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w