Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, em chọn nghiên cứu đề tài “Hải Quan với công tác chống gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa trong điều kiện hiện nay của Việt Nam” Những nghiê
Trang 1MỞ ĐẦU:
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trở thành thành viên của tổ chức kinh tế thế giới WTO là một mốc vô cùng quantrọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, khắc phục được tìnhtrạng bị phân biệt đối xử trong buôn bán quốc tế như đối xử tối huệ quốc (MFN)không điều kiện, thuế quan thấp cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, cải thiện cơchế giải quyết tranh chấp thương mại với các nước, sự đối xử theo hệ thống ưu đãithuế quan phổ cập và củng cố cải cách kinh tế Việt Nam Một năm sau hội nhập,kinh tế - xã hội Việt Nam đã có những chuyển biến ngoạn mục mà cả bạn bè quốc
tế lẫn các nhà làm chính sách Việt Nam cũng không khỏi ngạc nhiên
Tuy nhiên, Việt Nam một năm sau WTO cũng phải đối diện với không ít vấn đềphát sinh, hệ quả của tăng trưởng nóng và vẫn chưa hết lúng túng khi giải quyếtchúng Bởi lẽ, so với thế giới, Việt Nam còn là một trong những nước nghèo vớimức GDP đạt 836 USD/người/năm, hệ thống chính sách kinh tế - xã hội đangtrong quá trình hoàn thiện, chưa đồng bộ, trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý… có
sự chênh lệch so với các nước phát triển
Một trong những vấn đề nóng đó là gian lận thương mại ngày càng gia tăng Hiệnnay, việc gian lận xuất xứ hàng hoá nhằm các mục đích khác nhau diễn ra hết sứctinh vi, gây ra thất thu thuế lớn cho Ngân sách nhà nước Việc phát hiện, ngănngừa, đấu tranh chống các hành vi gian lận thương mại, gian lận xuất xứ có ý nghĩathiết thực trong việc chống thất thu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ nguồn thu lớncho ngân sách, giúp cán cân thanh toán thu - chi ngân sách cân bằng, đúng kếhoạch và góp phần tích cực cho việc tích luỹ vốn để tiến hành sự nghiệp côngnghiệp hoá, hiện đại hoá
Trong quá tŕnh học tập của sinh viên, đề án môn học là một trong những phần có vai tṛò và ý nghĩa quan trọng Làm đề án môn học sinh viên sẽ hiểu sâu hơn về môn học đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên t́ìm hiểu, mở rộng kiến thức lí thuyết và thực tế, giúp cho việc học tập tốt hơn Xuất phát từ ý nghĩa thực
tiễn đó, em chọn nghiên cứu đề tài “Hải Quan với công tác chống gian lận
thương mại về xuất xứ hàng hóa trong điều kiện hiện nay của Việt Nam”
Những nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện những lí luận chung về xuất xứhàng hóa và công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa trong điều kiện gia nhập
Trang 2kinh tế quốc tế hiện nay Đồng thời, về thực tiễn, đề tài kiến nghị những giải phápnâng cao hiệu quả của công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Về lý luận: Đề tài đưa ra những kiến thức cơ bản về xuất xứ và phân loại xuất xứ
của hàng hóa, sự cần thiết phải xác định xuất xứ của hàng hóa và các quy tắc ápdụng để xác định xuất xứ của hàng hóa gian lận xuất xứ và sự cần thiết chống gianlận xuất xứ, các hình thức gian lận chủ yếu, dấu hiệu và biện pháp hạn chế
Về thực tiễn: Đề tài đánh giá thực trạng và những hạn chế của công tác chống gian
lận thương mại nói chung và chống gian lận xuất xứ hàng hóa nói riêng ở ViệtNam hiện nay Từ đó đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của công tácchống gian lận xuất xứ hàng hóa
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
Đề tài được giới hạn phạm vi và đối tượng nghiên cứu về chống gian lận xuất
xứ của hàng hóa, các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước đang được ápdụng trong công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa Xu hướng phát triển củathương mại quốc tế và ảnh hưởng của các xu hướng này đến tình hình gian lận xuất
xứ, đến công tác chống gian lận xuất xứ trong thời gian tới Đưa ra những giảipháp khả thi để nâng cao hiệu quả của công tác chống gian lận xuất xứ hàng hóa
4 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
GLTM luôn đi kèm với hối lộ và tham nhũng đang là vấn nạn được nhiềunhà nghiên cứu, nhiều quốc gia quan tâm Có một số tài liệu trong nước đề cập đếnvấn đề này ở các góc độ khác nhau, phù hợp với tình hình hiện tại của từng quốcgia Buôn lậu và GLTM ở Việt Nam trong những năm qua có chiều hướng giatăng, đang là vấn đề “nhức nhối” được Đảng và Nhà nước quan tâm Chủ yếu làtình hình buôn lậu và GLTM trong nội địa mà chưa có một tài liệu nào đề cập mộtcách toàn diện, có hệ thống về mặt lý luận và thực tiễn để từ đó đề ra các giải phápphòng, chống GLTM cho phù hợp với tình hình hiện nay ở nước ta nhằm giúp chocác cơ quan hữu trách quản lí kinh doanh xuất nhập khẩu có hiệu quả
Trang 35 Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề đặt ra ở phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu, đềtài sẽ sử dụng tổng hợp các phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích các số liệu thực tế đã nghiêncứu thu thập được Các phương pháp này được sử dụng trong sự kết hợp chặt chẽvới nhau trên cơ sở các quan điểm kinh doanh thương mại và pháp lý của Đảng vàNhà nước
6 Kết cấu của đề tài.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia thành 3 phần như sau:
ChươngI: Cơ sở lý luận chung về GLTM về xuất xứ hàng hóa và kinh nghiệm
thực tiễn chống GLTM qua xuất xứ của Hải quan các nước
ChươngII: Thực trạng công tác chống GLTM về xuất xứ hang hóa trong điều kiện hiện nay củaViệt Nam
Chương 3: Định hướng và 1 số giải pháp kiến nghị nâng cao hiệu quả công tác
chống gian lận xuất xứ hang hóa ở Việt Nam
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Quang Huy đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề án này!
Trang 4ChươngI: Cơ sở lý luận chung về GLTM về xuất xứ hàng hóa và kinh nghiệm thực tiễn chống GLTM qua xuất xứ của Hải quan các nước :
1.1 Cơ sở lý luận về gian lận thương mại qua xuất xứ hàng hóa
1.1.1 Gian lận thương mại hàng hóa xuất nhập khẩu ( GLTM)
1.1.1.1 Khái niệm GLTM
GLTM là một thuật ngữ luôn gắn liền với buôn lậu Theo tổ chức Hải quan Thếgiới WCO: “GLTM trong lĩnh vực Hải quan là hành vi vi phạm pháp luật Hảiquan, lừa dối Hải quan để lẩn tránh một phần hoặc toàn bộ thuế xuất, nhập khẩu, viphạm các biện pháp cấm hoặc hạn chế do luật pháp Hải quan quy định, để thuđược khoản lợi nào đó trong việc vi phạm này”
Ở nước ta hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào đề cập một cách đầy đủkhái niệm về gian lận thương mại cũng như gian lận thương mại trong lĩnh vực Hảiquan Mặc dù vậy, thuật ngữ GLTM được sử dụng một cách rộng rãi ở các Bộ,ngành, các tổ chức khác nhau Sau đây, chúng ta xem xét quan điểm của WCOđịnh nghĩa về GLTM
1.1.1.2 Một số loại hình GLTM hàng hóa xnk
Các hình thức GLTM theo cách phân loại của tổ chức Hải quan thế giới (WCO).Năm 1995, hội nghị chống GLTM do Hải quan thế giới triệu tập tại Brussel (Bỉ)với sự tham gia của đại diện Hải quan từ hơn 50 nước và tổ chức quốc tế đã đưa ra
16 hình thức GLTM cơ bản:
- Buôn lậu hàng hóa (kể cả hàng bị cấm nhập khẩu và đặc biệt hàng thuộc côngước Washington bảo vệ động thực vật quý hiếm và các quy định quốc gia về bảo
vệ môi trường) qua biên giới hoặc ra khỏi kho Hải quan
- Khai báo sai
- Khai tăng, giảm trị giá
Trang 5- Lợi dụng chế độ ưu đãi xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế).
- Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công
- Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập (đây là hàng hóa được miễnthuế XNK nhưng đã sử dụng sai mục đích…)
- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu (như các loại giấy phép theo nhucầu chuyên ngành như hàng cho an ninh, quốc phòng, y tế, văn hóa,…)
- Lợi dụng chế độ quá cảnh
- Khai sai về số lượng, chất lượng hàng hóa
- Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng được ưu đãithuế, thuế nhập khẩu dành cho đối tượng sử dụng nhất định
- Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định bảo vệ người tiêu dùng
- Hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã
- Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan kể cả các chứng từhàng đã xuất khẩu
- Kinh doanh “ma”, gian lận trong đăng ký kinh doanh nhằm hưởng tín dụng tráiphép
- Thanh lý có chủ đích
1.1.2 GLTM hàng hóa xnk thông qua xuất xứ
1.1.2.1 Xuất xứ hàng hóa và xác định xuất xứ hàng hóa
a, Khái niệm “Xuất xứ hàng hóa”
Xuất xứ hàng hóa : là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóahoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trongtrường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất rahàng hóa đó
b, Xác định xuất xứ hàng hóa
Trang 6Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) với nhiều nước Theo đóhàng hóa sản xuất từ các nước có ký FTA sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan Xácđịnh xuất xứ hàng hóa, vì vậy, là khâu hết sức quan trọng; nếu làm không đúnghoặc sẽ gây thiệt hại cho doanh nghiệp, hoặc sẽ dẫn đến gian lận, trốn thuế Việcxác định xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu giữ vai tṛò quan trọng trong hoạt độngkinh doanh thương mại quốc tế:
Thứ nhất, xuất xứ hàng hoá là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất
lượng hàng hoá, nhất là những sản phẩm thô và đặc sản Xuất xứ hàng hoá giúpchúng ta h́ình dung được nguồn gốc, quê hương, nơi sản xuất của hàng hoá, từ đóchúng ta có thể nh́ìn nhận hay đánh giá qua được chất lượng của hàng hoá đó Điềunày đă được chứng thực ở nhiều quốc gia, chẳng hạn nói đến Pháp người ta nghĩngay đến đất nước của rượu vang đỏ được chiết xuất từ những cánh đồng nho bạtngàn, hay nói đến Braxin người ta nghĩ ngay đến quê hương của cà phê với chấtlượng nổi tiếng thế giới
Thứ hai, xuất xứ hàng hoá có liên quan đến việc tính thuế quan nhập khẩu, cụ thể
là đến việc vận dụng mức thuế (thuế ưu đăi, hoặc thuế b́nh thường hay thuế trảđũa), đến những thủ tục hải quan (nếu hàng từ nước anh em đến thủ tục có thể đơngiản, nếu hàng từ nước thù địch đến có thể bị kiểm tra, khám xét kỹ càng hơn)
Chính sách thương mại của các quốc gia và thoả thuận thương mại khu vực đôi khi
có sự phân biệt Việc xác định được xuất xứ hàng hoá giúp có thể phân biệt đượcđâu là hàng nhập khẩu được hưởng ưu đãi để áp dụng chế độ ưu đăi theo các thoảthuận thương mại đặc biệt và đâu là hàng không được hưởng ưu đăi
Thứ ba, xác định xuất xứ hàng hoá c ̣òn có tác dụng trong việc thực hiện chính
sách thương mại của một nước hay một khối nước dành cho nước hay khối nước
cụ thể nào khác Chẳng hạn, trên cơ sở kết quả thống kê về hàng hoá có chứngnhận xuất xứ được hưởng ưu đăi, liên minh Châu Âu (EU) có thể xác định đượcmức độ phát triển kinh tế chung và kinh tế từng ngành hàng của các nước ưu đăi
Từ đó EU sẽ áp dụng chính sách nước trưởng thành và hàng trưởng thành đối vớimột số nước có tốc độ phát triển khá cao theo quyết định đề nghị của Uỷ ban Châu
Âu về việc sửa đổi chế độ ưu đăi thuế quan mới đối với một số nước đang pháttriển và có hiệu lực thi hành từ 01/01/1995 đến 31/12/1997 Theo quyết định đềnghị này, các mức ưu đăi sẽ được chuyển dần từ các nước đang phát triển giàu cósang các nước kém phát triển hơn
Trang 7Thứ tư, xác định xuất xứ hàng hoá là yếu tố cần thiết cho việc thu thập số liệu
thống kê thương mại Xác định xuất xứ khiến cho việc biên soạn các số liệu thống
kê thương mại hàng năm được tiến hành dễ dàng hơn
c, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa : Xác định xuất xứ hàng hóa dựa vào
"Giấy chứng nhận xuất xứ" (C/O – CERTIFICATE OF ORIGIN)
C/O là văn bản do tổ chức thuộc quốc gia hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hoácấp dựa trên những quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốcxuất xứ của hàng hoá đó (Khoản 1, 4 điều 3 Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày20/02/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật Thương mại về xuất xứ hànghóa)
Nội dung của C/O bao gồm tên và địa chỉ của người mua, tên và địa chỉ của ngườibán, tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất hoặckhai thác hàng, xác nhận của cơ quan có thẩm quyền
C/O có vai tṛò quan trọng trong hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu Tầm quantrọng của C/O có thể được xem xét ở nhiều khía cạnh: tác dụng đối với người xuấtkhẩu, với người nhập khẩu, với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thậm chí nó c ̣ònđóng vai tṛò quan trọng đối với cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu
- Tác dụng của C/O đối với Cơ quan Hải quan nước xuất khẩu.
Khi thủ tục thông quan hàng hoá có quy định phải dựa trên sự xuất trình đầy đủ cácchứng từ hàng hoá, trong đó có C/O, th́ C/O là một căn cứ quan trọng để Cơ quanHải quan cho phép người xuất khẩu thông quan hàng hoá C/O giúp Cơ quan Hảiquan thuận tiện trong việc kiểm tra và xác định xuất xứ hàng hoá đang làm thủ tụchải quan xuất khẩu, đánh giá được khả năng xuất khẩu thực tế hàng hoá có xuất xứ
từ nước mình, xác định được tỷ lệ hàng hoá quá cảnh
- Tác dụng của C/O đối với Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.
C/O giúp Cơ quan Hải quan nước nhập khẩu kiểm tra, quản lý được hàng hoá nhậpkhẩu phù hợp với chính sách ngoại thương và quan hệ kinh tế đối ngoại của Chínhphủ nước mình và Chính phủ nước xuất xứ hàng hoá C/O c ̣òn giúp Cơ quan Hảiquan ngăn chặn được kịp thời hàng hoá từ những nước đang là đối tượng bị hạnchế và cấm nhập khẩu, xác định mức thuế áp dụng cho lô hàng nhập khẩu phù hợpvới chế độ thuế quan hiện hành Trên cơ sở thông tin về C/O cho phép Cơ quanHải quan tiến hành công tác thống kê ngoại thương, xác định nguồn nhập chủ yếucủa từng mặt hàng để từ đó có chế độ tính thuế nhằm bảo vệ sản xuất trong nước
Trang 8Như vậy, việc xác định xuất xứ hàng hoá là chỉ tiêu quan trọng cho việc đánh giáchất lượng, là công cụ để thực hiện chính sách thương mại trong quan hệ songphương và đa phương của các quốc gia Trong điều kiện hiện nay, khi việc gianhập các liên kết kinh tế - thương mại khu vực và thế giới trở thành một xu thế,một nhu cầu bức thiết nhằm duy trì và đẩy mạnh quan hệ thương mại, thì việc xácđịnh xuất xứ hàng hoá càng có ý nghĩa quan trọng.
1.1.2.2 Khái niệm GLTM thông qua xuất xứ hàng hóa
GLTM thông qua xuất xứ hàng hóa: chính là việc cố tình khai sai xuất xứ đểhưởng tiêu chuẩn với cách thức gian lận, lẩn tránh việc nép thuế và việc tuân thủpháp luật Hải Quan, xuất trình C/O giả mạo đánh lừa các cơ quan chức năng, cơquan Hải quan và người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận không chính đáng
1.1.2.3 Các dấu hiệu phát hiện GLTM qua xuất xứ hang hóa
Phần lớn các ngành hàng hoặc mặt hàng gian lận thương mại qua C/O đều có liênquan đến ngành hàng hoặc mặt hàng bị áp thuế chống bán phá giá
Chúng ta có thể dựa vào các dấu hiệu sau: Số C/O không nằm trong hệ thống số C/
O của VCCI hoặc số C/O này có trong hệ thống số của VCCI nhưng đã cấp choCty khác, cho sản phẩm khác Có cả những trường hợp tên nhà XK bị mạo danh,tên DN không có trong danh sách cấp C/O của VCCI Ngoài ra, chúng ta cũng cóthể nhận biết C/O giả qua con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền ký C/O
Nguyên nhân dẫn đến gian lận thương mại thường xảy ra đối với các sản phẩm tạmnhập tái xuất qua lãnh thổ Việt Nam để hợp thức hóa chứng từ Điểm đáng chú ý làgian lận thương mại thường liên quan đến quy tắc xuất xứ
Thứ nhất là liên quan đến quy tắc xuất xứ chuyển đổi mã số HS: DN khai sai mã
HS nguyên liệu đầu vào để mã HS đầu vào khác với HS của thành phẩm XK
Thứ hai là quy tắc xuất xứ tỷ lệ phần trăm: DN giải trình trị giá nguyên liệu NKthấp hơn so với trị giá thực tế của sản phẩm NK hoặc nâng trị giá thành XK đểchứng minh trị giá nguyên liệu NK hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ thấp hơn tỷ
lệ phần trăm được quy định
1.1.2.4 Các hình thức GLTM bằng xuất xứ thường gặp
Hiện có hai hình thức làm giả: đó là làm giả C/O trong nước và làm giả C/Ongoài nước Làm giả C/O trong nước là do một cá nhân hoặc một tổ chức trong
Trang 9nước làm Làm giả ngoài nước cũng do cá nhân hoặc tổ chức ở nước ngoài làm giảC/O hàng hóa XK từ lãnh thổ một quốc gia hoặc ngoài lãnh thổ quốc gia đó Hiệnnay tình trạng làm giả C/O cho hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc đang diễn ra phổbiến.
Hình thức vụ gian lận thương mại qua C/O thường là làm giả giấy xuất xứ,sửa chứng từ, số lượng và trị giá trên tờ khai với mục đích tránh thuế chống bánphá giá, hưởng ưu đãi thuế
Làm giả C/O trong nước có thể được thực hiện trước khi cấp C/O, trong khicấp C/O và sau khi cấp C/O Trước khi cấp thì C/O có thể được làm giả trongtrường hợp DN cung cấp bằng chứng sai (chứng từ giả) hoặc sửa chữa chứng từ:Hóa đơn, Bảng kê, Tờ khai Hải quan xuất /nhập Trong khi cấp C/O có thể làmgiả trong trường hợp: khi cán bộ cấp C/O kiểm tra phát hiện hàng hóa không đápứng tiêu chuẩn, DN thay thế hoặc bổ sung chứng từ đã qua sửa chữa hoặc quayvòng sử dụng chứng từ nhiều lần Và sau khi C/O đã được cấp thì DN có thể gianlận qua việc sửa chữa các dữ liệu trên C/O như sửa số lượng và trị giá thấp (đểgiảm thuế), tên hàng
Làm giả C/O ngoài nước gồm các hành vi: mạo danh trên C/O giả do một DNnước ngoài làm giả; làm giả hoàn toàn giấy chứng nhận từ bên ngoài…
1.1.2.5 Những ảnh hưởng xấu do GLTM bằng xuất xứ gây ra cho kinh tế
xã hội
Đối tượng Doanh nghiệp là người bị ảnh hưởng nhiều nhất trong việc làm giả C/O
Việc các C/O (giấy chứng nhận nguồn gốc) giả đang gây ra những hậu quả rất xấucho chính các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tìm kiếm thị trường làm ăn, kýkết các hợp đồng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh đất nước.Với DN
sẽ bị ảnh hưởng đến uy tín cũng như bị mất bạn hàng và thị trường mình đang làm
ăn DN cũng sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự
Không những thế, uy tín của các DN cùng ngành hàng trên thị trường Việt Namcũng sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí sản phẩm sẽ bị loại ra khỏi danh sách được hưởng
ưu đãi thuế quan và sẽ mất khả năng cạnh tranh khi XK Nặng hơn là uy tín củaViệt Nam cũng bị đặt dấu hỏi Ngoài ra, uy tín của Tổ cấp C/O cũng sẽ bị ảnhhưởng
Tác động của gian lận thương mại qua xuất xứ đến nền kinh tế.
Như chúng ta đã biết động cơ chủ yếu của các hành vi gian lận thương mại là gianlận thuế,thu lợi nhuận bất chính Chính vì lẽ đó mà gian lận thương mại qua xuất
Trang 10xứ góp phần cùng với các loại GLTM khác làm cho Nhà nước thất thu thuế lớn,làm ảnh hưởng đến quá trình tích luỹ vốn của Nhà nước để cân đối thu chi ngânsách, để đầu tư cho quá trình CNH HĐH đất nước Khi ngân sách mất cân đối Nhànước sẽ phải cắt giảm các chương trình, dự án Các chính sách kinh tế, tài chính ítnhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Do đồ ngoại trên nhận được ưu đãi thuế ,giá rất rẻ cho nên, gian lận thương mạiqua xuất xứ đã tạo ra sự mất ổn định về giá cả, gây rối loạn thị trường nội địa, gâyách tắc cho sản xuất và tiêu dùng trong nước
Về an ninh, chính trị, xã hội
Một phần tạo nên uy tín của Đảng và Nhà nước là xây dựng nên một xã hội côngbằng văn minh Khi GLTM tăng lên sẽ kéo theo một chuỗi những tác hại như thuhẹp ngân sách cho giáo dục và phúc lợi, đẩy mạnh tham nhũng gian thương, kìmhãm sự phát triển của các doanh nghiệp hoạt động chính thống và hợp pháp.Những tác hại mà buôn lậu và GLTM gây ra cho nền kinh tế và văn hóa xã hội sẽlàm mất đi các giá trị đạo đức Đồng tiền bất chính cám dỗ người dân và làm giatăng các tệ nạn xã hội Nó sẽ khiến lòng tin với Nhà nước bị mai một
Tác động của gian lận thương mại đối với các doanh nghiệp
Cũng giống như hàng giả, hàng hoá gian lận sẽ có chi phí thấp do gian lận đượcthuế do đó "tính cạnh tranh" cao hơn đặc biệt là cạnh tranh bằng giá cả và uy tíncủa quốc gia ghi trong xuất xứ hang hóa Điều đó làm cho các doanh nghiệp làm ănchân chính nếu có cạnh tranh được thì cũng bị thiệt hại nặng nề, tuy nhiên đa phần
là không cạnh tranh được và kết quả có thể dẫn tới phá sản
Tác động của gian lận thương mại đến người tiêu dùng
Gian lận thương mại gây ra tình trạng hàng ngoại tràn ngập vào thị trường nội địavới giá rẻ tạo ra tâm lý ưa dùng hàng ngoại cho người tiêu dùng Tuy nhiên nguồnhàng này là không ổn định và rất bấp bênh cho nên nó luôn tạo ra những cơn sốt vềhàng hoá và giá cả Tuy nhiên thực tế, người tiêu dùng phải trả tiền cho những
Trang 11hàng hóa không đúng xuất xứ, không đúng chất lượng so với số tiền mình bỏ ra,gây thiệt hại về kinh tế gia đình.
1.1.2.6 Nguyên nhân hình thành loại hình GLTM này
Có nhiều nguyên nhân (động cơ) thúc đẩy hành vi gian lận thương mại Nhưng nóichung động cơ chủ yếu đó là chủ hàng hay những người có hành vi gian lậnthương mại muốn thu lợi riêng cho bản thân mình và không muốn làm nghĩa vụvới ngân sách nhà nước, chẳng hạn như:
- Trốn thuế xuất nhập khẩu
- Muốn hưởng ưu đãi thuế quan bất hợp pháp
- Lợi dụng tên tuổi, uy tín cuả nước xuất xứ hoặc doanh nghiệp sản xuất để thu lợi
Một phần nguyên nhân là do công tác quản lý thiếu chặt chẽ, việc xử lý sai phạmchưa nghiêm, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực nàycòn hạn chế:
- Do hiện nay có khá nhiều DN dịch vụ làm các chứng từ hải quan, thuế và C/O… nhưng chưa có hành lang pháp lí để quản lí các DN này (hầu hết các vụ làmgiả C/O bị phát hiện thời gian qua tập trung ở các DN giao nhận làm dịch vụ) Điềunày không chỉ gây khó khăn cho các cơ quan quản lí của Nhà nước mà các Hiệphội cũng không thể kiểm soát và kiểm tra thông tin của các DN này; XK tiểu ngạchphát triển nhiều, không thông qua Hải quan dẫn đến việc không kiểm soát được cácnguồn nguyên phụ liệu của DN
- Do hiện nay chế tài xử phạt đối với các DN gian lận còn quá thấp so với lợinhuận từ gian lận thương mại (Nghị định 06/2008/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sungtại Nghị định 112/2010/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt độngthương mại) chưa đủ mạnh để răn đe các DN vi phạm
1.2 Kinh nghiệm thực tiễn chống GLTM qua xuất xứ của Hải quan các nước
1.2.1 Thực trạng GLTM qua xuất xứ trên thế giới
Tình trạng GLTM qua xuất xứ ở các nước trên thế giới cũng diễn biến vô cùngphức tạp Tổ chức chống gian lận thương mại của EU (OLAF) đã chính thức mở
Trang 12nhiều văn phòng tại nhiều nước trên thế giới để tiến hành hoạt động chống GLTM
và buôn lậu
Ngoài các Văn phòng OLAF đã được đặt tại Bungari, Ba Lan và Rumani trước khicác nước này gia nhập EU thì Bắc Kinh là quốc gia đầu tiên ngoài châu Âu màOLAF có văn phòng chính thức
Văn phòng chống gian lận thương mại (OLAF) tại Bắc Kinh, động thái được cho làxuất phát từ lượng thuốc lá giả khổng lồ có xuất xứ từ Trung Quốc đang ngày càngtràn ngập trên các thị trường chợ đen EU trong những năm gần đây Cùng với hoạtđộng chính là phát hiện và xử lý việc sản xuất và buôn bán thuốc lá giả, hoạt độngthuế quan hỗn hợp EU-Trung Quốc còn khám phá ra một loạt các vụ hàng hóa
"rởm" như quần áo, đồ điện và điện tử
Việc có mặt tại một trong những khu vực năng động nhất thế giới này sẽ thúc đẩyhơn nữa hiệu quả của OLAF trong cuộc chiến chống buôn lậu và chống các hoạtđộng buôn bán gian lận Việc triển khai OLAF tại Trung Quốc sẽ tăng cường việcbảo hộ các quyền lợi tài chính của EU và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tácquốc tế với các nhà chức trách Trung Quốc
1.2.2 Những kinh nghiệm phòng, chống GLTM xuất xứ hàng hóa mà Hải quan các nước sử dụng
1.2.2.1 Hải quan Hàn Quốc tăng cường chống gian lận về xuất xứ
Năm 2007, Hải quan Hàn Quốc (KCS) lên kế hoạch về việc cung cấp thôngtin liên quan đến xuất xứ hàng hoá theo yêu cầu của nước nhập khẩu nhằm giúpcác nước này xác minh hàng hoá có nhãn mác xuất xứ giả mạo
Đây là một việc làm thể hiện sự sẵn sàng phối hợp với các cơ quan Hải quan kháccủa KCS, cũng như để đối phó với việc dán nhãn xuất xứ giả mạo ngày càng tăngnhằm mục đích tránh các biện pháp bảo vệ và hạn ngạch nhập khẩu của Mỹ, EU,
….Việc làm này dựa trên cơ sở nhận thức rằng những nhà xuất khẩu vi phạmnguyên tắc xuất xứ hoặc xuất khẩu hàng hoá giả mạo không chỉ làm ảnh hưởngđến hình ảnh quốc gia của Hàn Quốc, ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu tiềm năngcủa nước này mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia
Những năm gần đây, Hải quan Hàn Quốc (KCS) tăng cường chiến dịch ngănchặn hàng hóa từ nước thứ ba nhưng khai báo là hàng xuất xứ Hàn Quốc
Trang 13Tại cuộc họp với đại sứ EU được tổ chức vào ngày 03/6/2011, Hải quan HànQuốc công bố “ Tăng cường các biện pháp kiểm soát hàng hóa quá cảnh bất hợppháp” và thẳng tay trừng phạt hàng hóa giả mạo.
Các trường hợp hàng hóa của bên thứ ba giả mạo có xuất xứ Hàn Quốc để đượchưởng ưu đãi về thuế sẽ gia tăng khi Hiệp định thương mại tự do FTA với EU và
Mỹ có hiệu lực
Ngoài ra, bắt đầu từ tháng 6/2011, Hải quan Hàn Quốc sẽ thiết lập và vậnhành một cơ quan mới để kiểm soát hàng quá cảnh bất hợp pháp do Phó Ủy viênđảm trách Hải quan Hàn Quốc có kế hoạch xây dựng một hệ thống quản lý toàn bộquá trình hàng hóa được vận chuyển từ khi nhập cảnh, bốc xếp, vận chuyển, và rờikhỏi lãnh thổ
Hải quan Hàn Quốc sẽ tập trung vào các công ty tham gia vào quá trình vậnchuyển hơn là những trường hợp riêng lẻ Họ sẽ tăng cường tỷ lệ kiểm tra đối vớinhững công ty có rủi ro cao sau khi đánh giá khả năng vi phạm của 178 công ty cótham gia vào xếp dỡ hàng hóa, vận chuyển hàng hóa tại cảng Busan, sân bayInchone và các cảng biển, sân bay khác ở Hàn Quốc
Hải quan Hàn Quốc sẽ tập trung vào những hàng hóa có rủi ro cao trướcbằng việc phân tích trước những thông tin liên quan đến việc quá cảnh, theo dõi vàkiểm soát thời gian các containers di chuyển bằng công nghệ GPS
Ngoài ra, Hải quan Hàn Quốc sẽ tìm kiếm chia sẻ thông tin tiềm ẩn khả năng gianlận về nguồn gốc với cơ quan hải quan EU và Mỹ Cơ quan này cũng có kế hoạchchia sẻ thông tin điêu tra bằng cách tổ chức họp mặt hàng năm bàn về các vấn đềđiều tra và các mặt hàng có xu hướng làm giả xuất xứ
Hải quan Hàn Quốc sẽ tiêu diệt tất cả các hoạt động bất hợp pháp bằng cáchtiến hành điều tra theo kế hoạch về gian lận xuất xứ trước khi Hiệp định Thươngmại tự do FTA giữa Hàn quốc và EU có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 dựa trên
"các biện pháp tăng cường để kiểm soát hàng quá cảnh bất hợp pháp" và họ đã hếtsức để ngăn chặn hàng hóa từ bên thứ ba làm giả xuất xứ Hàn Quốc để xuất khẩusang EU và Mỹ với mức thuế suất ưu đãi
KCS định hướng nâng cao năng lực ngăn chặn và kiểm tra Cụ thể, quan
hệ đối tác giữa Hải quan và đối tác như doanh nghiệp, các tổ chức khác phục vụthu thập thông tin và nâng cao hiệu quả kiểm tra hàng có mức độ rủi ro cao đượccoi là biện pháp quan trọng Hàn Quốc đã ký kết nhiều hiệp định thành lập các khu
tự do thương mại (FTA) với nhiều nước Những nước không thuộc FTA sẽ đượcchú ý hơn cùng với việc tổ chức lại các đơn vị Hải quan tại các khu vực Tại các
Trang 14tuyến biên giới, nhất là biên giới với Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc cũng cảnh báo vềcác lỗ hổng để hàng giả thâm nhập sử dụng chứng nhận xuất xứ của Bắc TriềuTiên Những mặt hàng được làm giả ở khu vực này thường là loại có thuế suất cao
và hàng nông sản
1.2.2.2 Hải quan Singapore chú trọng việc quản lí nhân lực
Từ 1/7/2008, Hải quan Singapore vừa bắt đầu một mô hình tổ chức mớinhằm tăng cường hơn nữa tính hiệu quả và giúp hải quan Singapore thực hiện cácchức năng của mình một cách tối ưu
Việc tái cơ cấu là một phần trong quá trình thay đổi liên tục nhằm giúp choHải quan Singapore trở nên sắc bén hơn nữa trong việc đảm bảo chuỗi thương mạitoàn cầu trong một môi trường hoạt động linh hoạt mà vẫn hoàn thành được các vaitrò về tạo thuận thương mại và đảm bảo số thu.Cơ cấu mới này là sự tổng hợp vàcân bằng chức năng tạo thuận lợi thương mại và kiểm soát nhằm đạt được sự gầnnhất giữa chính sách và thực tế Các chức năng về nguồn nhân lực của cơ quancũng được củng cố để tăng cường việc xây dựng, quản lý năng lực, phát triển côngviệc để hỗ trợ tối đa các hoạt động của hải quan.Cơ cấu tổ chức của Hải quanSingapore gồm 6 phòng với những chức năng riêng biệt:phòng thương mại, phòngxây dựng tổ chức, phòng chính sách và kế hoạch, phòng dịch vụ tổ chức và cửakhẩu, phòng điều tra và thông tin tình báo
Từ đó đến nay, với cơ cấu tổ chức mới phù hợp với bối cảnh hiện tại, Hảiquan Singapore đã hoàn thành xuất xắc các nhiệm vụ của mình, xứng đáng là mộttrong những cơ quan hải quan hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á
1.2.2.3 Hải quan Italia đầu tư mạnh cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ vào quá trình quản lí
Được thành lập từ năm 1859, Hải quan Italia là một trong những cơ quanHải quan có bề dày phát triển nhất ở Châu Âu Hiện nay, Hải quan Italia có gần
Trang 1510000 nhân viên làm việc tại 15 Hải quan vùng, 102 Chi cục hải quan loại 1, 45Chi cục hải quan loại 2 và 225 đội công tác cùng 41 Chi cục thu thuế tiêu thụ đặcbiệt và 15 phòng giám định hải quan.
Việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông giúp đẩy nhanhquá trình giao dịch với các doanh nghiệp từ khai báo, xử lý thông tin cho đến thôngquan hàng hoá, thu thuế Hệ thống của Hải quan Italia đáp ứng được yêu cầu xử lýtrực tuyến và truy cập an toàn từ xa với 98,4% tờ khai điện tử, 1,6% khai báo trêngiấy với tổng số tờ khai năm 2011 là 7,8 triệu tờ Một điểm đáng chú ý là việc khaiđiện tử được thực hiện tự nguyện Thời gian xử lý trung bình chỉ mất khoảng 07phút và đang có xu hướng rút ngắn hơn trong thời gian tới Số lượng doanh nghiệpđược hưởng ưu đãi từ các thủ tục đơn giản hoá chiếm khoảng 89% doanh nghiệpnhập khẩu và 74% doanh nghiệp xuất khẩu Hải quan Italia cũng đi đầu trong việc
áp dụng quy chế ưu tiên đặc biệt ở Châu Âu Cơ chế một cửa cũng là một kháiniệm quen thuộc tại Hải quan Italia vì đã được triển khai tại tất cả các cửa khẩu với
sự kết nối thông tin với các ngành liên quan Các doanh nghiệp thực hiện khai báotheo thẩm quyền riêng được công nhận và dữ liệu được xử lý thống nhất tại cơquan Hải quan Nhờ vào việc áp dụng cơ chế một cửa thống nhất trên nền tảngcông nghệ thông tin, trong giai đoạn 2002 - 2012, số lượng các vụ vi phạm về thuếđược phát hiện tăng từ 20,4% lên 36,8% trong lĩnh vực thuế và chính sách thươngmại
1.2.2.4 Hải quan Mỹ xử lý nghiêm với gian lận xuất xứ
Trên thế giới các nước đều xử lý rất nghiêm các trường hợp làm giả C/O Ví
dụ Hải quan Hoa Kỳ khi phát hiện ra những trường hợp gian lận thương mại trongchuyển tải, DN Việt Nam sẽ bị đưa vào danh sách "đen" các nhà chuyển tải bấthợp pháp, danh sách sẽ được cập nhật thường xuyên và thông báo vào tháng 3 vàtháng 9 hằng năm Ngoài ra, Hải quan Hoa Kỳ cũng sẽ gửi thông điệp cảnh báođến nhà sản xuất, gửi về cơ quan có thẩm quyền Việt Nam, thậm chí Hoa Kỳ sẽngừng vận chuyển bằng tàu thủy và từ chối cho phép tàu đi Các nhà nhập khẩu
Trang 16Hoa Kỳ sẽ tra cứu trong danh sách này trước khi ký kết hợp đồng, làm ăn vớikhách hàng các nước.
1.2.2.5 Tổ chức Hải quan thế giới WCO: Năm 2012 được chọn là Năm kết nối
Tổng thư ký WCO công bố năm 2012 sẽ tập trung thúc đẩy kết nối, tăngcường hợp tác và truyền thông, với khẩu hiệu "Biên giới phân chia, Hải quan kếtnối" nhấn mạnh các kênh kết nối con người với con người, thể chế và thông tin tạonền tảng và điều kiện thuận lợi cho việc đạt được những mục tiêu chính của cơquan Hải quan WOC khuyến khích các cơ quan Hải quan và các bên liên quansáng tạo, đổi mới trong việc triển khai chủ đề kết nối ở mọi khía cạnh hợp tác hảiquan trong suốt năm 2012 Sự góp tích cực và hợp tác của các nước thành viên đãđạt được nhiều thành quả quan trọng đóng góp vào sự phát triển thương mại quốc
tế, bảo vệ an ninh quốc gia, lợi ích cộng đồng , giảm thiểu GLTM nói chung và đặcbiệt là GLTM qua xuất xứ
ChươngII: Thực trạng công tác chống GLTM về xuất xứ hàng hóa trong điều kiện hiện nay củaViệt Nam
2.1 Các quy định pháp lí về chống gian lận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam 2.1.1 Chủ trương, chính sách của Nhà nước
2.1.1.1 Chủ trương ,chính sách của nhà nước
Xác định xuất xứ hàng hóa là vấn đề kỹ thuật phức tạp, rất quan trọng, liênquan đến lợi ích chủ quyền quốc gia Đây là vấn đề rất mới mẻ đối với Việt Nam.Thuế xuất nhập khẩu và chính sách ưu đãi của các nước thành viên có quan hệdành cho nhau hưởng chế độ Tối huệ quốc (MFN)
Đấu tranh phòng chống buôn lậu và GLTM nói chung và cụ thể thông qua hoạtđộng XNK, đầu tư nước ngoài là nhiệm vụ quan trọng mà Đảng và Nhà nước đãgiao cho ngành Hải quan) Từ sau khi đất nước thực hiện chính sách đổi mới, mởcửa nền kinh tế và đặc biệt là từ sau khi Việt Nam tăng cường quan hệ thương mại
Trang 17với Trung Quốc và các nước Tây Âu, đi đôi với việc kim ngạch xuất nhập khẩu và
số thu thuế XNK tăng là số lượng vụ các vụ GLTM và buôn lậu ngày càng tăngvới thủ đoạn đa dạng và tinh vi hơn
Thích ứng với những khó khăn đề ra trước mắt, Tổng cục Hải quan đã đưa
ra nhiều chủ trương, chính sách nhằm giảm thiểu GLTM xuất xứ Quy trình thủ tụchải quan ngày càng đơn giản để dễ dàng phát hiện ra việc gian lận Nhà nước cũngđưa ra những quy chế phối hợp giữa các lực lượng trong Chi cục Hải quan, giữacác Chi cụ Hải quan thuộc Cục Hải quan các tỉnh, thành phố thông qua Biên giớibản bàn giao, thông qua hồi báo bằng fax, điện thoại trao đổi trực tiếp Các biệnpháp tăng cường giám sát, quản lý được tăng cường và triển khai đồng bộ giữa cáclực lượng chuyên trách của cơ quan Hải quan như khâu thủ tục thông quan, khâugiám sát, khâu giám sát hồ sơ và nhiều khâu khác
Các chính sách trên kết hợp với nhiều chính sách khác của nhà nước đã đạt đượcnhững kết quả đáng kể trong việc giảm số vụ GLTM và buôn lậu và tăng thu chongân sách nhà nước
2.1.1.2 Một số văn bản pháp lí
- Thông tư niên tịch Bộ Thương Mại –Tổng cục Hải quan
Số 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ Ngày 17 Tháng 4 Năm 2000
“Hướng dẫn về việc xác định và kiểm tra xuất xứ hàng hóa”
- Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 02 năm 2006 “ Quy định chi
tiết Luật Thương mại về xuất xứ hàng hoá”
- Luật Hải Quan 2001và luật Hải quan sửa đổi, bổ sung 2005
- Chỉ thị 1007/CT-TCHQ ngày 18/04/2008 của Bộ Tài Chính – Tổng Cục HảiQuan về việc tăng cường các biện pháp chống buôn lậu, gian lận thương mại &chống thất thu thuế
Trang 18- Nghị định 107/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạmhành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt,buôn lậu và gian lận thương mại
- Quyết định 65/2010/QĐ-TTg ban hành 25/10/2010, có hiệu lực 15/12/2010Ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơquan quản lý nhà nước trong công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả
và gian lận thương mại
- Thông tư 02/2009/TT-BCT ban hành 21/01/2009, có hiệu lực 07/03/2009Hướng dẫn việc phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ công tác chỉ đạo,điều hành chống buôn lậu, gian lận thuơng mại và hàng giả của cơ quan cấptrên lực lượng Quản lý thị trường
- Trong Bộ luật hình sự 2000, hành vi GLTM không được đề cập đến, như vậy
có thể nói gian lận thương mại có sự tách biệt với tội danh buôn lậu Xét về góc
độ áp dụng luật pháp có thể khởi tố hình sự tất cả các chủ thể có hành vi thỏamãn dấu hiệu cấu thành tội "vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biêngiới" (Điều 154 Bộ luật hình sự) Điều này cho phép xác định ranh giới giữabuôn lậu, vận chuyển hàng hoá trái phép qua biên giới với hành vi gian lậnthương mại
Tuy nhiên, đối với trường hợp chủ hàng khai báo gian dối xuất xứ khi qua biêngiới, thì cũng có thể coi là vận chuyển trái phép hàng hoá để khởi tố theo Điều
153 Bộ luật hình sự hoặc xử phạt theo quy định tại điều 12, 13 Nghị định138/2004/NĐ-CP về xử phạt hành vi trong lĩnh vực hải quan
Trang 192.2 Thực trạng việc chống gian lận xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam hiện nay 2.2.1 Tình hình GLTM xuất xứ hàng hóa ở Việt Nam những năm gần đây
Hiện tượng gian lận, lừa đảo thương mại qua C/O (giấy chứng nhận xuất xứhàng hóa) đang diễn ra phức tạp diễn ra ở nhiều tỉnh thành và ngày càng tinh vihơn, nhất là khi số lượng các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam bị áp thuế chốngbán phá giá gia tăng nhanh chóng trong vài năm trở lại đây Điều này cũng dễ hiểukhi Việt Nam ngày càng gia nhập sâu và đa dạng vào nền kinh tế thế giới, đặc biệt
là việc thực hiện cắt giảm thuế theo các hiệp định khu vực khác biệt
Mới đây, “Hội đồng Tư vấn cảnh báo và ngăn chặn gian lận thương mại quaC/O” (thành lập từ tháng 10-2010) đã tiến hành kiểm tra hoạt động của nhiềudoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Hoạt động sản xuất thực tế của các doanhnghiệp này cho thấy có dấu hiệu gian lận giữa nguyên liệu nhập khẩu và nguyênliệu bán thành phẩm nhập khẩu nhằm hưởng ưu đãi nếu được cấp C/O Hội đồng
đã có sự xiết chặt kịp thời các quy định đối với các bộ hồ sơ, chứng từ xin cấp C/Ocủa những doanh nghiệp này cũng như yêu cầu Tổng cục Hải quan lưu ý đối với hồ
sơ xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp
Các thành viên của Hội đồng Tư vấn cảnh báo và ngăn chặn gian lận thươngmại qua C/O cũng nhận định, gần đây hiện tượng gian lận thương mại qua xuất xứhàng hóa có xu hướng liên quan đến các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.Đặc biệt, không chỉ đơn thuần là doanh nghiệp có “gốc” từ các nước đang bị hạnchế bởi các rào cản thương mại mà một số dấu hiệu gần đây cho thấy, doanhnghiệp của nước bị áp các rào cản thương mại đã đi đường vòng, thành lập doanhnghiệp tại một nước thứ ba rồi mới đầu tư vào Việt Nam Qua thực tế triển khaicông tác đầu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống vận chuyển tráiphép chất ma túy trong thời gian qua cho thấy, thủ đoạn của các đối tượng ngàycàng tinh vi, liều lĩnh hơn để đối phó với các cơ quan chức năng
Ngoài ra, các đối tượng gian lận thương mại lợi dụng đến làm thủ tục vàongày thứ bảy, hoặc vào các giờ cao điểm khi số lượng doanh nghiệp đến làm thủ
Trang 20tục nhiều; đối với hàng xuất khẩu thì thường đưa hàng hóa vào làm thủ tục vào banđêm như 12h đêm hoặc 1-2h sáng…để lợi dụng lúc sơ xuất của cơ quan hải quan
Dưới đây là một số hình thức và dạng gian lận xuất xứ tiêu biểu hiện nay tại ViệtNam
2.2.1.1 Gian lận C/O form D
Bắt đầu bằng việc bãi bỏ bảng giá thuế tối thiểu, tham gia khu vực mậu dịch
tự do ASEAN (CEPT/AFTA) với những dòng thuế suất ưu đãi, thì bắt đầu có hiệntượng nhập hàng hóa không đủ điều kiện nhưng vẫn sử dụng chứng nhận xuất xứASEAN (C/O form D), thậm chí xuất hiện cả C/O giả mà cơ quan hải quan đã pháthiện khá nhiều tại các cửa khẩu giáp Lào và Campuchia
Theo quy định, hàng hóa có C/O form D, tức trong sản phẩm phải có chứatrên 40% hàm lượng xuất xứ từ ASEAN khi xuất khẩu vào các nước trong ASEAN
sẽ được hưởng mức thuế suất là 0% hoặc 10%, 15% , thấp hơn nhiều so với hàngngoài ASEAN
Vụ việc lớn và điển hình thời gian gần đây là vụ nhập khẩu 23.886 tấn thépcán nguội khai báo từ Philippines, trị giá 206,6 tỷ đồng ở Tp.HCM Thực tế đượcchứng minh là Philippines không có đủ điều kiện đảm bảo gia tăng trên 40% hàmlượng của sản phẩm này
Để hợp pháp hóa được C/O form D đối với lô hàng, người bán (không nằmtrong khu vực ASEAN) đã tiến hành mua lại các công ty thép cán nguội củaPhilippines, sau đó chuyển nguyên vật liệu từ các nước khác vào ASEAN để hợpthức hóa đầu tư và hưởng lợi thuế suất khi xuất khẩu sản phẩm vào các nướcASEAN Vụ việc nếu không được phát hiện thì đã thất thu ngân sách hàng chục tỷđồng
Một số trường hợp sử dụng C/O form D giả thường diễn ra khi nhập khẩucác lô hàng điện tử trong thời gian gần đây Tuy nhiên, các chủ hàng gian lận đãkhông lường trước sự phức tạp của xuất xứ hàm lượng nên đã “sơ suất” sử dụngcác C/O form D “100% hàm lượng ASEAN” Cơ quan hải quan dễ dàng nghi vấn
và chứng minh sự vô lý này khi hầu hết các sản phẩm điện tử đều có các xuất xứlinh kiện đa dạng, đó là chưa kể các chi phí công nghệ thường là của Nhật Bản
Trang 212.2.1.2 Doanh nghiệp nước ngoài lạm dụng xuất xứ Việt Nam
Doanh nghiệp Việt Nam cần cảnh giác với hiện tượng gian lận về xuất xứhàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang EU và Mỹ
Từ năm 2008 đến nay đã xuất hiện có tình trạng các doanh nghiệp ở một sốnước gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sang Mỹ và EU, đã chuyển khẩu hàngsang Việt Nam nhằm lạm dụng xuất xứ (giấy chứng nhận xuất xứ - C/O) từ ViệtNam để xuất khẩu hàng vào các nước này
Sau khi Uỷ ban châu Âu (EC) ra quyết định áp đặt thuế chống phá giá đốivới bóng đèn huỳnh quang tiết kiệm điện compact của Việt Nam với mức thuế66,1%, EC tiếp tục tổ chức điều tra thêm một số mặt hàng khác có xuất xứ từ ViệtNam thuộc dạng nghi ngờ có gian lận thương mại, trong đó có gian lận về xuất xứ
Bộ Thương mại cũng có những quyết định như tạm ngừng việc tạm nhập táixuất, chuyển khẩu đồ gỗ thành phẩm từ nước khác sang Việt Nam để xuất khẩusang Mỹ 1 thời gian nhằm tránh việc có thể Mỹ sẽ áp đặt thuế chống phá giá do trịgiá xuất khẩu đồ gỗ từ Việt Nam sang Mỹ tăng với tốc độ nhanh, ước tính sẽ đạthơn 1 tỷ USD trong năm nay
Cục Hải quan Đồng Nai vừa phát hiện một DN FDI đang thực hiện việc thaycác nhãn mác hàng hóa ghi xuất xứ Trung Quốc bằng xuất xứ VN Sự việc này tiếptục gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng lợi dụng xuất xứ hàng hóa của VN
Ví dụ điển hình : Phòng Chống buôn lậu và xử lý vi phạm Của Cục Hải quan
Đồng Nai vừa có quyết định xử lý vi phạm với Công ty TNHH Công nghiệp SPCTianhua Việt Nam với số tiền 1,28 tỷ đồng về hành vi "xuất khẩu hàng hóa giảmạo xuất xứ" Hồ sơ của lực lượng hải quan cho thấy, tháng 11-2011, Đội Kiểmsoát Hải quan Đồng Nai đã bắt quả tang Công ty TNHH Công nghiệp SPC TianhuaViệt Nam (Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 - Đồng Nai) đang thay thế các nhãnmác ghi xuất xứ Trung Quốc bằng nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam trên lô hànghợp chất xử lý nước, chuẩn bị xuất khẩu đi Mỹ Mở rộng điều tra và thực hiệnkiểm tra sau thông quan tại công ty này, Cục Hải quan Đồng Nai phát hiện từ năm
2006 đến 2011, DN đã có hành vi xuất khẩu mặt hàng Trichloroisocyanuric Acid(một loại hóa chất có tác dụng diệt khuẩn, thường được sử dụng trong ngành nuôi
Trang 22trồng thủy sản) sang Mỹ, giả mạo xuất xứ Việt Nam tại 98 tờ khai xuất khẩu Thủđoạn của DN này là thông qua các công ty trung gian tại Việt Nam nhập khẩu ủythác mặt hàng trên từ Trung Quốc, sau đó thay nhãn mác, xin cấp C/O để có xuất
xứ Việt Nam và xuất khẩu sang thị trường Mỹ Ngoài ra, DN này còn sử dụng cáchóa đơn GTGT không có hàng hóa thực tế để hợp thức hóa một số nguyên liệu đầuvào
Thông thường là các mặt hàng mà các nước xung quanh VN bị các nước haythị trường lớn như EU, Hoa Kỳ áp thuế chống bán phá giá hoặc các biện pháphạn chế nhập khẩu
Nguy cơ thứ nhất các mặt hàng này được chuyển tải bất hợp pháp vào VN để hợpthức hoá các bộ hồ sơ về vận chuyển, sau đó làm giả chứng từ, hồ sơ để hợp thứchoá lô hàng này có xuất xứ tại VN Đây là hình thức làm giả hoàn toàn giấy chứngnhận từ bên ngoài (giả mẫu con dấu và chữ ký của cán bộ cấp C/O)
Thậm chí có nhiều trường hợp DN VN bị mạo danh trên C/O giả do một DNnước ngoài làm giả, chẳng hạn có DN chỉ chuyên kinh doanh vận tải, chưa bao giờlàm hàng dệt may hoặc ký hợp đồng kinh doanh với các nước EU nhưng đã bịphía đối tác nước ngoài mạo danh làm giả C/O với đầy đủ địa chỉ, tên tuổiCty Việc làm giả này hoàn toàn nằm ngoài VCCI và chúng tôi không thể biếtđược
Nguy cơ thứ hai là các Doanh nghiệp FDI đầu tư vào VN sản xuất gia cônghàng hóa XK nhưng ở công đoạn chưa đủ để đáp ứng quy định về quy tắc xuất xứnhưng vẫn khai báo là xuất xứ VN (ghi xuất xứ VN trên nhãn hàng hoặc hợp lýhóa bộ hồ sơ để xin cấp C/O) Điều đáng nói là nhiều trường hợp, hàng hoá của các
DN này không được cấp giấy chứng nhận xuất xứ và có thể dẫn đến nguy cơ làmgiả C/O
Hành vi giả mạo xuất xứ, thực hiện chuyển tải hàng hoá bất hợp pháp, thường xảy
ra đối với hàng dệt may, thuỷ sản, nông sản Trong đó có một số trường hợp điểnhình là: một số mặt hàng của Trung Quốc xuất sang VN, thay bao bì, hoặc bỏ bao
bì rồi xuất đi Đài Loan nhằm gian lận về xuất xứ như gạch men, phân bón Do ĐàiLoan áp dụng thuế suất thuế NK đối với các mặt hàng NK từ Trung Quốc cao hơn
so với hàng NK từ các nước khác trong đó có VN
Cá biệt có doanh nghiệp cùng một lô hàng nhưng lập 02 bộ hồ sơ xuất khẩu,một bộ hàng có xuất xứ Việt Nam, một bộ có xuất xứ Trung Quốc, để tùy theo xơhội mà xuất trình cho Hải quan
Trang 232.2.1.3 Vi phạm về hàng NK
Đại diện Tổng cục Hải quan cho biết, những vi phạm xuất xứ thường xảy rađối với hàng NK Nhiều lô hàng hoá NK không đáp ứng yêu cầu vận tải trực tiếptheo quy định về xuất xứ nhưng đã được Hải quan cho hưởng thuế suất ưu đãi đặcbiệt Nếu áp dụng đúng quy định trong Hiệp định và Thông tư hướng dẫn về xuất
xứ thì sẽ dẫn đến số thuế truy thu lên đến hàng ngàn tỉ đồng Nguyên nhân dẫn đếnhậu quả này là do sự kém hiểu biết các quy định về xuất xứ của DN NK và Hảiquan địa phương không cập nhật kịp thời các văn bản và hướng dẫn của cơ quancấp trên Vấn đề này, hiện Tổng cục Hải quan đang chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Tàichính và sau đó báo cáo Thủ tướng
Đã có nhiều hàng hoá không đạt tiêu chuẩn xuất xứ nhưng vẫn được cấp C/O form
ưu đãi đặc biệt,
Ví dụ : Trường hợp các lô hàng thép cán nguội NK từ Philippnes Một trường hợp
vi phạm lớn khác về việc cấp C/O sai quy định về hàm lượng xuất xứ được kể đến
là 23 lô hàng sản phẩm điện tử, điện lạnh NK trị giá 730.000 USD, có C/O mẫu Dchứng nhận 100% giá trị sản phẩm xuất xứ từ Thái Lan Các lô hàng này đượcnhập về từ nhà xuất khẩu Chokchaimukdahan Import - Export được hưởng ưu đãithuế suất theo CEPT/AFTA Theo thông báo của Bộ Công Thương và căn cứ kếtquả kiểm tra thực tế của đoàn kiểm tra liên ngành Thương mại - Hải quan - Quản
lý thị trường tại một số cửa khẩu biên giới với Lào thuộc Cục Hải quan Hà Tĩnh,C/O mẫu D của các lô hàng NK từ Thái Lan không phải là C/O bị làm giả, nhưngPhòng cấp C/O của Thái Lan đã cấp không đúng quy định của Hiệp định và luậtpháp Thái Lan (tại ô số 8 trên C/O có đánh dấu “X”, thể hiện hàm lượng ASEANcủa sản phẩm đạt 100% trong khi sản phẩm thực tế không thể đạt tiêu chuẩn xuất
xứ như vậy) Do vậy, các lô hàng này đã bị xử lý truy thu thuế
2.2.2 Hải quan Việt Nam triển khai thực hiện chống gian lận xuất xứ hàng hóa
2.2.2.1 Đầu tư trang thiết bị , công cụ kiểm tra, giám định xuất xứ hang hóa
Để nâng cao hiệu quả của công tác giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu, ngànhhải quan đã, đang có nhiều dự án trang bị máy móc hiện đại Hiện, ngành đã trang
bị hệ thống máy soi container (do Nhật Bản tài trợ) tại cảng Cát Lái TP Hồ Chí
Trang 24Minh, cảng Hải Phòng và cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), góp phần nâng năng lựcquản lý của hải quan Việt Nam.
Hiện ngành hải quan đang gấp rút triển khai hệ thống thông quan hàng hóa
tự động (VNACCS) và hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin tình báo (VCIS) theo côngnghệ Nhật Bản Hệ thống này sẽ được triển khai và hoàn thiện trong vòng 2 năm(từ tháng 4-2012 đến tháng 3-2014) Hy vọng việc ứng dụng hệ thống thông quanhiện đại này sẽ làm thay đổi căn bản phương thức quản lý của hải quan Việt Nam
từ hình thức thủ công sang quản lý bằng phần mềm điện tử, nâng cao hiệu quảquản lý, đồng thời tạo thuận lợi cho người dân và DN khi thực hiện thủ tục hảiquan
Hải quan Việt Nam xác định đến năm 2020 sẽ trở thành “Hải quan mọi lúcmọi nơi” nghĩa là cán bộ Hải quan làm việc mọi lúc mọi nơi và người khai hảiquan thực hiện thủ tục mọi lúc mọi nơi Để đạt được mục tiêu đó, trong giai đoạn2011-2015 ngành Hải quan thực hiện trong năm 2011, đối với 13 cục Hải quantỉnh, thành phố được nêu tại Quyết định 103/2009/QĐ-TTg, hải quan điện tử sẽđược triển khai ở tất cả các loại hình được quy định trong Thông tư 222/2009/TT-BTC, tại 100% các Chi cục, đạt tỷ lệ 80% kim ngạch và tờ khai thông qua hải quanđiện tử đến giai đoạn cuối năm 2011 Đối với các cục Hải quan còn lại, sẽ tiếp tụctriển khai tại 7 đơn vị (Cục Hải quan Long An, Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Ninh,Khánh Hòa, Bình Định, Quảng Nam), trong đó mỗi đơn vị lựa chọn từ 1-2 Chi cụcHải quan có khối lượng công việc lớn để thực hiện thủ tục hải quan điện tử trongnăm 2011 Đồng thời, Hải quan Việt Nam cũng xây dựng và vận hành hệ thốngChỉ số đánh giá hoạt động nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động của toàn ngành cũngnhư của các đơn vị hải quan trong ngành đối với một số lĩnh vực cơ bản
Chuyển đổi mạnh mẽ phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phươngthức thủ công sang phương thức điện tử trên cơ sở áp dụng đầy đủ e-Permits, e-C/
O ( Quản lý và trao đổi thông tin giấy phép, C/O điện tử)
2.2.2.2 Bổ xung kiến thức kinh nghiệm nghiệp vụ- Triển khai thực hiện công tác thu thập , xử lý thông tin nghiệp vụ Hải quan có hiệu quả
Hiệu quả của hoạt động phòng chống buôn lậu, GLTM phụ thuộc rất lớn vàonăng lực, trình độ của cán bộ làm công tác tại các khâu nghiệp vụ trong quy trìnhthủ tục hải quan, cán bộ thuộc lực lượng kiểm tra sau thông quan và kiểm soát hảiquan Để nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ, toànngành đã thực hiện một sốbiện pháp sau: