1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hải quan với công tác chống gian lận thuế trong điều kiện việt nam hiện nay

28 240 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 125,5 KB

Nội dung

Bên cạnh nguyên nhân muôn thủa tồn tại song song với việc Nhà nước thu thuế - đó là động cơ gia tăng lợi nhuận của người kinh doanh, còn có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác

Trang 1

Lời mở đầu

Đối với bất kỳ một quốc gia nào thì thuế cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng và chiếm phần lớn trong tổng thu ngân sách Nhà nước Việc thực thi một số chính sách thuế có hiệu quả sẽ đảm bảo ổn định cho nguồn thu này và từ

đó tạo điều kiện để mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế xã hội, đất nước Ở Việt Nam, theo thống kê của Tổng cục thuế thì 92% ngân sách Nhà nước là thu

từ thuế nên phải có phương pháp tính hợp lý nhằm đảm bảo sự công bằng cho các đối tượng nộp thuế kết hợp với việc hạch toán thuế tại các doanh nghiệp phải theo đúng chế độ kế toán, tài chính và quy định của pháp luật

Thực trạng trốn thuế, gian lận thuế ở Việt Nam hiện nay đang rất phức tạp

Số liệu của các cơ quan thanh tra thuộc ngành tài chính cho thấy, tình trạng gian lận, trốn thuế trong 5 năm qua diễn ra ở hầu hết lĩnh vực Cụ thể, trong giai đoạn 2007-2010, Thanh tra Tổng cục Thuế chỉ tiến hành khoảng 17.000 cuộc thanh - kiểm tra, nhưng đã kiến nghị thu vào ngân sách hơn 11.423 tỷ đồng tiền thuế và gần 1.020 tỷ đồng tiền xử phạt vi phạm hành chính về thuế Kết quả truy thu thuế (do mức độ gian lận) ngày càng tăng Còn thanh tra ngành hải quan dù chỉ thực hiện chưa đến 640 cuộc thanh - kiểm tra trong vòng 5 năm qua, nhưng cũng

đã kiến nghị truy thu và xử phạt hành chính đối với các DN xuất - nhập khẩu vi phạm với số tiền gần 116 tỷ đồng và 160 triệu USD Tình trạng này làm đau đầu các nhà quản lý nói riêng và xã hội nói chung Có những kẻ đã lợi dụng những

kẽ hở trong luật và trong quản lý của nhà nước để bòn rút tiền từ ngân sách nhà nước và đút túi cá nhân mình

Trong nhiều cuộc họp, ngay cả đại diện Tổng cục Thuế và Hải quan đều thừa nhận, tình trạng gian lận thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng diễn biến tinh vi, phức tạp Trong đó gian lận thông qua khai báo mã số và xuất

xứ hàng hoá là hai hình thức phổ biến và có dấu hiệu gia tăng Đây là thực tế đáng lo ngại, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn như hiện nay Nước ta đã hội nhập khu vực và nền kinh tế thế giới, theo đó nhiều dòng thuế

Trang 2

được cắt giảm và ưu đãi khác nhau Đây chính là điểm mà các doanh nghiệp làm

ăn gian dối lợi dụng để gian lận thuế

Đứng trước thực trạng đó Nhà nước, các Bộ, ban, ngành nói chung và ngành Hải quan nói riêng đã từng bước khắc phục kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong công tác giám sát, quản lý, tăng cường công tác thuế, thanh kiểm tra xử

lý những gian lận về thuế, góp phần thu về cho ngân sách nhà nước, bảo đảm sự phát triển kinh tế , công bằng xã hội

Được sự phân công của bộ môn, cùng với sự giúp đỡ của thầy giáo Nguyễn

Quang Huy, với những kiến thức đã tích lũy được, em xin viết chuyên đề: Hải quan với công tác chống gian lận thuế trong điều kiện Việt Nam hiện nay.

Bài viết gồm những nội dung chính sau đây:

Chương 1: Gian lận về thuế trong điều kiện Việt Nam hiện nay

Chương 2: Chức năng của Hải quan trong công tác phòng chống gian lận về thuế

Chương 3: Kết quả đạt được và một số giải pháp

Trang 3

Chương 1 Gian lận về thuế trong điều kiện Việt Nam hiện nay

1 Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay

Năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015, nước ta có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị ổn định; kinh tế-xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu

Thành tựu

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2011 ước tính tăng 5,89% so với năm

2010 và tăng đều trong cả ba khu vực, trong đó quý I tăng 5,57%; quý II tăng 5,68%; quý III tăng 6,07% và quý IV tăng 6,10% Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4%, đóng góp 0,66 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,53%, đóng góp 2,32 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 6,99%, đóng góp 2,91 điểm phần trăm

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2011 theo giá thực tế ước tính đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010 và bằng 34,6% GDP (Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện năm

2011 bằng 90,6% năm 2010), bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 341,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 309,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,2% và tăng 3,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 226,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 25,9% và tăng 5,8%

Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2011 ước tính đạt 178 nghìn tỷ đồng, bằng 101,8% kế hoạch năm và tăng 6,7% so với năm 2010, trong

đó vốn trung ương quản lý đạt 42 nghìn tỷ đồng, bằng 100,4% kế hoạch năm và tăng 7,1%; vốn địa phương quản lý đạt 136 nghìn tỷ đồng, bằng 102,3% kế hoạch năm và tăng 6,5%

Trang 4

Tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2011 ước tính đạt 674,5 nghìn tỷ đồng, bằng 113,4% dự toán năm và tăng 20,6% so với năm 2010 (Mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 11 của Chính phủ là tăng 7-8%) Tổng chi ngân sách Nhà nước năm 2011 ước tính 796 nghìn tỷ đồng Bội chi ngân sách Nhà nước bằng 4,9% GDP (Kế hoạch đề ra là 5,3%).

Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu năm 2011 ước tính đạt 96,3 tỷ USD, tăng 33,3% so với năm 2010, có 14 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD là: Dệt may 14 tỷ USD, tăng 25,1% so với năm 2010; dầu thô 7,2 tỷ USD, tăng 45,9%; điện thoại các loại và linh kiện 6,9 tỷ USD, tăng 197,3%; giày dép 6,5 tỷ USD, tăng 27,3%; thủy sản 6,1 tỷ USD, tăng 21,7%; điện tử máy tính 4,2 tỷ USD, tăng 16,9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng 4,1 tỷ USD, tăng 34,5%;

gỗ và sản phẩm gỗ 3,9 tỷ USD, tăng 13,7%; gạo 3,6 tỷ USD, tăng 12,2%; cao su 3,2 tỷ USD, tăng 35%; cà phê 2,7 tỷ USD, tăng 48,1%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm gần 2,7 tỷ USD, giảm 5,2%; phương tiện vận tải và phụ tùng 2,4 tỷ USD, tăng 51,3%; xăng dầu 2,1 tỷ USD, tăng 53,6%

Nhập siêu hàng hóa năm 2011 ước tính 9,5 tỷ USD, bằng 9,9% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu Mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua và là năm có tỷ lệ nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu thấp nhất kể từ năm 2002

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước (thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010) Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18,13% Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010

Ở khu vực nông thôn, tình trạng thiếu đói giáp hạt trong năm tuy còn xảy ra nhưng đã giảm so với năm trước Cả nước có 622,8 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 21,7% so với năm 2010, tương ứng với 2621 nghìn lượt nhân khẩu bị thiếu

Trang 5

Đời sống của người làm công ăn lương cũng được cải thiện hơn Mức lương tối thiểu của cán bộ công chức tăng từ 730 nghìn đồng/tháng lên 830 nghìn đồng/tháng từ 01/5/2011 Theo Nghị định số 70/2011/NĐ-CP của Chính phủ, lương tối thiểu cho các doanh nghiệp được điều chỉnh tăng áp dụng cho 4 vùng

từ 01/10/2011, theo đó mức lương tối thiểu của vùng 1 là 2,0 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 1,78 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 1,55 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 1,4 triệu đồng/tháng Như vậy, lần đầu tiên mức lương tối thiểu khu vực doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thống nhất

Khái quát lại, kinh tế-xã hội nước ta năm 2011 đối mặt với một loạt khó khăn và thách thức: Lạm phát tăng trở lại; kinh tế vĩ mô còn nhiều bất ổn; lãi suất tăng cao; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh do tín dụng thu hẹp; tỷ giá có những thời điểm biến động phức tạp

Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã nhìn nhận khách quan, toàn diện về những thiếu sót và tồn tại của nền kinh tế, trên cơ sở đó đề ra nhiều giải pháp, biện pháp quan trọng, cùng với sự quyết tâm và đồng thuận cao của nhân dân cả nước Các giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu ưu tiên hàng đầu là kiềm chế lạm phát được triển khai đồng bộ đã phát huy tác dụng

Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề gian lận thuế ngày càng phức tạp Các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân ngày càng tinh vi hơn trong việc gian lận thuế,với số tiền gian lận ngày càng lớn Vậy gian lận thuế là gì, nguyên

Trang 6

nhân, cách thức và thực trạng gian lận thuế ở Việt Nam hiện nay như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây.

2 Gian lận về thuế

Khái niệm gian lận về thuế

Nguyên nhân gian lận thuế

Theo đánh giá của Tổng cục Hải quan, trong vài năm trở lại đây, tình trạng gian lận thuế xuất nhập khẩu ngày càng trở nên phức tạp Ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính cho rằng nguyên nhân nằm ở chỗ ý thức chấp hành pháp luật của doanh nghiệp chưa cao, trong khi đó cơ chế chính sách trong lĩnh vực quản lý hải quan còn nhiều kẽ hở, thiếu tính đồng bộ

Bên cạnh nguyên nhân muôn thủa tồn tại song song với việc Nhà nước thu thuế - đó là động cơ gia tăng lợi nhuận của người kinh doanh, còn có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác dẫn đến hoạt động gian lận thuế của các DN kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu ngày một gia tăng và cuộc đấu tranh phòng chống hoạt động này chưa đạt kết quả như mong muốn Đó là:

- Hoạt động ngoại thương ngày càng gia tăng đi cùng với nó là sự gia tăng

số lượng DN có hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu Giả sử tỷ lệ gian lận không đổi thì số lượng người gian lận gia tăng đương nhiên gia tăng

- Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, bên cạnh những lợi ích đạt được cho nền kinh tế thì cũng có nhiều bất lợi phải chấp nhận mà một trong số đó là sự du nhập các thủ đoạn gian lận thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Việc đơn giản hóa thủ tục hải quan, một mặt, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, mặt khác, cũng tạo ra kẽ hở để các

Trang 7

DN lợi dụng Ở đây, điều cần lưu ý là, để giảm bớt tác động mặt trái của việc đơn giản hóa thủ tục hải quan thì chúng ta phải hiện đại hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nhưng trên thực tế chất lượng và hiệu quả công tác này của chúng ta chưa tương xứng với mức độ đơn giản hóa thủ tục hải quan.

- Pháp luật nói chung, pháp luật về hải quan và thuế nói riêng của Việt Nam còn những điểm bất hợp lý, thiếu minh bạch nên dễ bị lợi dụng để gian lận thuế

- Máy móc, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động quản lý hải quan nói chung

và phục vụ cho hoạt động kiểm hóa nói riêng mặc dù đã được đầu tư nâng cấp

và hiện đại hóa nhưng chưa đáp ứng đòi hỏi thực tiễn

- Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận công chức hải quan còn hạn chế Thậm chí một số công chức hải quan còn móc nối với DN

để giúp DN gian lận thuế

- Hoạt động hợp tác quốc tế về hải quan tuy đã có nhiều tiến bộ, đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, song vẫn chưa đáp ứng đòi hỏi của công tác quản lý Điều này thể hiện ở việc không cập nhật được kịp thời những thay đổi về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ ở các nước cũng như chữ ký của người có thẩm quyền ký giấy chứng nhận xuất xứ, không có cơ sở dữ liệu tin cậy về giá của hàng hóa ở nước xuất khẩu và thông tin về DN nước ngoài có quan hệ kinh doanh với DN Việt Nam

- Chưa xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về DN để sử dụng chung cho các cơ quan quản lý nhà nước

- Bên cạnh đó, một số ý kiến khác cho rằng Hải quan còn buông lỏng việc xác định lại trị giá tính thuế, tỉ giá tại thời điểm chuyển tiêu thụ nội địa Do vậy, doanh nghiệp lợi dụng để trốn thuế Đơn vị Hải quan nên căn cứ vào thời điểm doanh nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng để xác định số thuế phải nộp: thuế

Trang 8

suất, tỉ giá, tính tại thời điểm đó Một lý do nữa được đơn vị hải quan địa phương nêu ra biểu thuế nhập khẩu ưu đãi tuy đã được sửa đổi theo hướng tích cực, nhưng các mặt hàng có tên gọi hoặc phạm vi sử dụng tương tự nhau vẫn có mức thuế suất chênh lệch và chưa có tiêu chuẩn phân biệt dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện kéo dài…

2.3 Các thủ đoạn gian lận thuế

Một là, cố tình kê khai sai số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu:

Trong điều kiện đơn giản hóa thủ tục hải quan hiện nay, nhiều lô hàng được miễn kiểm tra, việc kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan chỉ tiến hành đối với những lô hàng có nghi vấn, còn lại sẽ kiểm tra sau thông quan đối với một số chủ hàng Vì vậy, nhiều chủ hàng đã lợi dụng sự thông thoáng này để thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không khai báo đầy đủ các mặt hàng hoặc

cố tình khai thiếu số lượng hàng xuất khẩu, nhập khẩu để không phải nộp thuế

Hai là, khai sai tên hàng, chủng loại hàng, mã số hàng hóa:

Thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được phân biệt theo từng mặt hàng

cụ thể Theo thông lệ quốc tế, biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được phân loại theo danh mục HS có mã số hàng hóa cụ thể Như vậy, tên hàng, chủng loại hàng và mã số hàng hóa liên quan trực tiếp đến thuế suất của mặt hàng đó Trong điều kiện thông quan trước, kiểm tra sau, nhiều chủ hàng đã gian lận thuế nhập khẩu bằng việc khai báo sai tên hàng, sai mã số hàng hóa Thậm chí nếu có thể móc nối được với cán bộ hải quan biến chất, chủ hàng lại muốn được đưa vào luồng đỏ (kiểm tra trước, thông quan sau) vì lô hàng này không thuộc diện kiểm tra sau thông quan, nên nếu sai sót này được bỏ qua ở khâu kiểm hóa thì hành vi gian lận có tỷ lệ thành công rất cao Trong trường hợp không móc nối được với cán bộ hải quan, chủ hàng cũng vẫn sẵn sàng thực hiện thủ thuật này

Trang 9

và hy vọng vào việc không nằm ở diện kiểm tra trước hoặc kiểm tra sau thông quan.

Ba là, gian lận về xuất xứ hàng hóa:

Thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam vừa phân biệt theo mặt hàng, vừa phân biệt theo xuất xứ hàng hóa nhập khẩu Theo đó, tùy theo xuất xứ của hàng hóa nhập khẩu mà áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất ưu đãi và thuế suất thông thường Như vậy, cùng một mặt hàng, cùng mã hàng hóa nhưng xuất

xứ khác nhau thì thuế suất có thể chênh lệch rất nhiều

Gian lận về xuất xứ hàng hóa chủ yếu được thực hiện qua thủ thuật nhập hàng hóa không đủ điều kiện nhưng vẫn sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) 100% hàm lượng ASEAN (C/O mẫu D) hoặc sử dụng C/O giả Việc sử dụng C/O giả có thể do người nhập khẩu bị người xuất khẩu lừa nhưng thường là có

sự thỏa thuận giữa hai bên

Bốn là, gian lận về trị giá tính thuế:

Việc gian lận thuế qua trị giá chủ yếu diễn ra ở những mặt hàng có thuế suất cao như: ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, máy móc, hàng tiêu dùng Các hành vi gian lận thường được thực hiện dưới các hình thức sau:

- Chủ hàng câu kết với người xuất khẩu cố tình ghi giá trong hợp đồng và hóa đơn thương mại thấp hơn giá thực tế mua bán đối với những mặt hàng chịu thuế suất cao (chủ yếu là các mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt)

- Chủ hàng dựa vào danh mục dữ liệu giá của cơ quan hải quan để khai báo trị giá của các lô hàng nhập khẩu giống hệt, tương tự thấp hơn trị giá giao dịch thực tế, sau đó khai báo thấp dần trị giá khai báo đối với các lô hàng giống hệt, tương tự đã nhập khẩu trước Bằng hành vi này, chủ hàng đã lợi dụng các quy định về xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu theo phương pháp trị giá giao

Trang 10

dịch hàng nhập khẩu giống hệt/tương tự để được tính thuế với mức giá thấp hơn

so với trị giá giao dịch thực tế

- Chủ hàng khai báo thấp trị giá đối với lô hàng nhập thử (với số lượng ít) để thăm dò thái độ của cơ quan hải quan (hải quan thường ít để ý kiểm tra lô hàng

số lượng ít, tổng giá mua thấp), sau đó nhập khẩu ồ ạt liên tục trong một khoảng thời gian ngắn theo mức giá thấp đã khai báo trước đó và khi cơ quan hải quan chưa kịp xác minh và xử lý, chủ hàng đã tiến hành giải thể DN hoặc bỏ trốn khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh

- Chủ hàng lợi dụng các quy định về chiết khấu, giảm giá hoặc không khai báo tiền bản quyền, phí giấy phép, các khoản trợ giúp, phí hoa hồng hoặc các khoản thanh toán gián tiếp để làm giảm trị giá tính thuế hàng nhập khẩu

- Chủ hàng khai tăng trị giá tính thuế so với giá trị thực tế của hàng hóa nhập khẩu để tăng vốn đầu tư, tăng giá thành hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, từ đó,

“chuyển” lợi nhuận sang cho công ty mẹ ở nước ngoài để được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp Đây là hành vi gian lận giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu nhưng có liên quan chặt chẽ đến hành vi chuyển giá

Năm là, giả mạo điều kiện và chứng từ để hưởng ưu đãi thuế:

Các ưu đãi thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm có các quy định

về miễn thuế, giảm thuế và hoàn thuế Để được hưởng các ưu đãi này, người xuất khẩu, nhập khẩu phải thỏa mãn những điều kiện nhất định và phải có đầy

đủ các hồ sơ, chứng từ để chứng minh các điều kiện đó Các dạng ưu đãi thường

bị lợi dụng để gian lận về điều kiện và giả mạo chứng từ là gia công xuất khẩu, sản xuất xuất khẩu và ưu đãi đối với một số dự án đầu tư ở một số lĩnh vực hoặc

ở địa bàn kinh tế xã hội khó khăn Các biểu hiện cụ thể của thủ thuật gian lận này là:

Trang 11

- Nhập khẩu hàng hóa không phải là thiết bị đồng bộ, không thỏa mãn điều kiện miễn thuế nhưng khai báo là các bộ phận, thiết bị của thiết bị đồng bộ để được miễn thuế.

- Tẩy xóa, sửa chữa vận tải đơn để tăng số lượng hàng hóa xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu để gia công xuất khẩu Điển hình cho thủ đoạn này là Công ty Cổ phần may Hoà Bình Công ty này đã sửa chữa vận tải đơn để làm thủ tục thực xuất áo thun với số lượng 42 kiện hàng nhằm được miễn thuế nhập khẩu của số vải nhập khẩu tương ứng

- Kê khai sai về định mức tiêu hao vật tư, nguyên liệu, khai sai về định mức hao hụt đối với hàng hóa nhập khẩu để sản xuất hoặc gia công hàng hóa xuất khẩu để bán hàng đã sản xuất, gia công từ nguyên liệu nhập khẩu vào thị trường nội địa, từ đó trốn thuế của nguyên liệu nhập khẩu Đây là một thủ đoạn gian lận khá phổ biến hiện nay Dạng gian lận này có ở mọi địa phương trong cả nước Chẳng hạn như, tại Cục Hải quan Bình Dương, năm 2010 tiến hành kiểm tra 60

vụ thì phát hiện 19 vụ vi phạm với số thuế truy thu 8,5 tỷ đồng

- Giả mạo định mức tiêu hao nguyên, vật liệu nhập khẩu đối với hàng hoá gia công Theo đó, DN sử dụng bản định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã ký sao

y bản chính không phải là bản thật (bản gốc), thực chất đó là bản định mức đã cắt dán để hợp thức hoá giấy tờ kèm theo bộ hồ sơ xuất khẩu

Sáu là, lợi dụng quy định quản lý kinh doanh hàng tạm nhập, tái xuất để bán hàng vào thị trường nội địa:

Theo quy định pháp luật hiện hành, nếu thực hiện đúng mục đích của hoạt động tạm nhập, tái xuất thì hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu hoặc không phải nộp thuế khi tạm nhập và khi tái xuất Tùy theo từng trường hợp mà hàng hóa phải làm thủ tục hải quan hoặc không làm thủ tục hải quan nhưng phải lưu ở kho ngoại quan hoặc kho bảo thuế và phải chịu sự giám sát của hải quan Tuy nhiên, một số DN đã sử dụng một số thủ thuật để trốn thuế, đó là các thủ

Trang 12

đoạn khai báo sai số lượng nhập khẩu, khi vận chuyển hàng từ cửa khẩu đến nơi làm thủ tục hải quan để phá dỡ niêm phong, lấy hàng; tự ý tiêu thụ nội địa không khai báo; tái xuất khống mặc dù hàng đã tiêu thụ nội địa… Điển hình là các vụ Công ty TNHH Tuấn Ngân xuất khống 110.000 m vải; Công ty sản xuất - thương mại xuất nhập khẩu Tây Nam (Quân khu 7) đã tiêu thụ nội địa hơn 14.728 tấn xăng dầu trị giá trên 46,8 tỷ đồng với chiêu thức tiêu thụ nội địa hàng hóa tạm nhập, tái xuất.

Bảy là, nhập khẩu hàng nguyên chiếc nhưng tháo rời chia thành nhiều lô hàng nhỏ để được hưởng thuế suất thấp đối với linh kiện:

Theo Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hiện hành, thuế suất đối với linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu thấp hơn thuế suất hàng nguyên chiếc, chẳng hạn như thuế suất linh kiện rời của ô tô, của điều hòa thấp hơn thuế suất ô tô hoặc điều hòa nguyên chiếc Lợi dụng sự chênh lệch thuế suất này, DN tháo rời hàng nguyên chiếc thành linh kiện hoặc nguyên liệu nhập khẩu Một trường hợp điển hình của thủ đoạn gian lận này đã bị phát hiện là Công ty Sanyo Ha Asean Công ty này đã ký hợp đồng với Công ty cổ phần Điện tử Gree tại Bình Dương Theo đó, Công ty cổ phần Điện tử Gree nhập khẩu linh kiện, chi tiết máy điều hòa (một phần mở tờ khai nhập khẩu ở Bình Dương, một phần ở Đồng Nai) lắp thành điều hòa hoàn chỉnh để bán cho Công ty Sanyo Ha Asean Tuy nhiên, cơ quan hải quan đã chứng minh công ty này không hề sản xuất máy điều hòa tại Việt Nam, mà chỉ thực hiện công đoạn lắp ráp đơn giản là thành sản phẩm hoàn chỉnh

Tám là, cố tình nợ thuế xuất khẩu, nhập khẩu sau đó tự bỏ kinh doanh,

bỏ trốn để trốn thuế:

Theo quy định của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, tùy theo từng trường hợp cụ thể, người nộp thuế có thể phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc có thời gian ân hạn thuế từ 15 ngày đến 275 ngày Quy định ân hạn thuế

Trang 13

này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của các

DN Lợi dụng quy định này, một số đối tượng đã thành lập DN, thực hiện nhập khẩu ồ ạt nhiều lô hàng nhưng cố tình nợ thuế sau đó tự bỏ kinh doanh, bỏ trốn

để trốn thuế Đây chính là kiểu DN “ma” đã được đề cập nhiều trong thời gian gần đây Kiểu trốn thuế này khá phổ biến Đó là lý do tại sao số nợ thuế lũy kế của ngành Hải quan rất lớn, tính đến ngày 30/10/2011 số nợ thuế chuyên thu quá hạn là 5.218 tỷ đồng

Chín là, nhập khẩu hàng từ Trung Quốc sau đó bóc nhãn mác ghi xuất

xứ Trung Quốc để dán nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam:

Đây là một chiêu thức rất mới nhằm gian lận thương mại quốc tế trong giới kinh doanh xuất nhập khẩu hàng Trung Quốc Đó chính là việc nhập khẩu hàng Trung Quốc (những hàng chất lượng thấp không có thương hiệu và giá rẻ hoặc hàng thuộc diện bị áp thuế cao khi xuất khẩu từ Trung Quốc sang nước thứ ba) sau đó bóc nhãn mác xuất xứ Trung Quốc và thay bằng nhãn mác xuất xứ Việt Nam Hành vi này không chỉ làm nước nhập hàng bị thất thu thuế, mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hàng hóa Việt Nam

Hậu quả

Gian lận thuế làm giảm nguồn thu cho ngân sách Theo thống kê thuế là

nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước, hàng năm nguồn thu từ thuế chiếm trên 90% tổng thu Ngân sách nhà nước, là nguồn thu ổn định của ngân sách Nhà nước, thuế là khoản thu mang tính luật pháp thể hiện tính cưỡng chế cao

Thuế có vai trò điều tiết nền kinh tế:

- Thuế là công cụ tài chính điều tiết nền kinh tế Đây là vai trò có tính chất quyết định của thuế Sử dụng công cụ thuế, nhà nước có thể mở rộng hoặc thu hẹp một ngành kinh tế nào đó Để khuyếch chương, phát triển một ngành kinh tế nhà nước sử dụng biện pháp: đánh thuế thấp, thu hẹp phạm vi chủ thể nộp thuế,

Trang 14

mở rộng diện miễn, giảm thuế Để thu hẹp một ngành kinh tế nhà nước sử dụng biện pháp: đánh thuế cao, mở rộng phạm vi chủ thể nộp thuế, giảm diện miễn, giảm thuế.

- Thuế là công cụ điều chỉnh giá cả thị trường, hạn chế lạm phát: Khi giá cả một loại hàng hoá nào đó trên thị trường tăng lên, Nhà nước có thể điều chỉnh giá bằng cách giảm thuế đối với mặt hàng đó và ngược lại; Để kiềm chế tốc độ lạm phát nhà nước có thể giảm thuế

- Thuế là công cụ để Nhà nước thực hiện việc bảo hộ nền sản xuất trong nước

Việc gian lận thuế sẽ làm ảnh hường nghiêm trọng tới việc vận hành của nền kinh tế, làm giảm sự phát triển của nền kinh tế nước nhà

Thuế còn là công cụ để điều tiết thu nhập, hướng dẫn tiêu dùng và thực hiện công bằng xã hội Chính vì vậy việc gian lận thuế sẽ làm giảm công bằng xã hội

3 Những văn bản pháp luật, quy định có liên quan

4 Đánh giá hệ thống thuế của Việt Nam hiện nay

- Đội ngũ cán bộ thuế được tăng cường và đào tạo bồi dưỡng, nâng cao kể

cả về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp (năm 1990 cán bộ có trình độ từ trung cáp trở lên chỉ chiếm 36% nhưng

Ngày đăng: 10/04/2016, 22:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Khoa Thuế và Hải quan (2007), Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Chống gian lận thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chống gian lận thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ở Việt Nam
Tác giả: Khoa Thuế và Hải quan
Năm: 2007
4. Lê Xuân Trường (2005), “Đi tìm lời giải cho bài toán chống gian lận giá tính thuế hàng nhập khẩu”, Tạp chí Thanh tra tài chính, số 38 (8/2005) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đi tìm lời giải cho bài toán chống gian lận giá tính thuế hàng nhập khẩu
Tác giả: Lê Xuân Trường
Năm: 2005
2. Võ Hồng Quỳnh – Bạch Hoàn: Hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam Khác
3. Taichinhdientu.vn (2/6/2011): Gian lận định mức – một kiểu trốn thuế tinh vi Khác
5. Vneconomy.vn, Nguyên Linh: Hai hình thức gian lận thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w