1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

95 558 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 509,5 KB

Nội dung

Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng. Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và quy định của pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá, phân tích những tác động của các quy định trên đến thực trạng về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam hiện nay. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau: Phân tích các quy định pháp luật quốc tế, quy định của pháp luật Việt Nam về về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng. Phân tích thực trạng việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hải Dương. Đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÊ THỊ THỦY

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRẺ EM

CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội, năm 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

LÊ THỊ THỦY

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ QUYỀN TRẺ EM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM ĐỐI VỚI TRẺ EM

CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

Chuyên ngành: Luật Quốc tế

Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Mai Hải Đăng

Hà Nội, năm 2016

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy hướng dẫn khoahọc TS Mai Hải Đăng Thầy đã tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện đểtôi hoàn thành Luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong Ban Giám hiệu, PhòngĐào tạo, các Thầy cô trong Bộ môn Luật Quốc tế - Khoa Luật, Đại học Quốcgia Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này

Hà Nôi, ngày tháng năm 2016

Tác giả

Lê Thị Thủy

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn của tôi là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực Những kết quả học nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Trang 5

49

Trang 6

2.2 Thực tiễn thi hành pháp luật về quyền trẻ em 51

2.2.2 Thực tiễn thi hành tại một địa phương cụ thể, điển hình (Thành phố

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG, THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẢM BẢO CÁC QUYỀN CỦA TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT

3.1 Đánh giá thực trạng và thực thi pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở

3.2 Một số kiến nghị 78

3.3 Một số giải pháp nhằm đảm bảo quyền của trẻ em có hoàn cảnh đặc

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Công ước Quốc tế về quyền trẻ emLao động - Thương Binh và Xã hộiHội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải(Acquired Immuno Deficiency Syndrome )HIV Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

(Human Immuno Deficiency Virus)ILO Tổ chức Lao động quốc tế

UNICEF Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

QĐTTCP Quyết định của Thủ tướng Chính phủĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội

HCĐB Hoàn cảnh đặc biệt

TELT Trẻ em lang thang

QĐTTCP Quyết định của Thủ tướng Chính phủBLXH Bạo lực xã hội

BVCSTE bảo vệ, chăm sóc trẻ em

MỞ ĐẦU

Trang 8

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trẻ em không chỉ là niềm hạnh phúc của một gia đình mà còn là tươnglai, vận mệnh của một đất nước Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:

“ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồngngười” [1] Thấm nhuần tư tưởng của Người, trong suốt thời gian qua, Đảng

và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ

em, coi sự phát triển của trẻ em có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển củaquốc gia, dân tộc

Quyền trẻ em là những đặc quyền tự nhiên mà trẻ em được hưởng,được làm, được tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm sự sống còn, tham gia

và phát triển toàn diện Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hưởngtất cả những quyền mà mọi trẻ em trên thế giới được hưởng, ngoài ra, nhómtrẻ này còn được hưởng những đặc quyền, sự chăm sóc đặc biệt do các emphải gánh chịu nhiều tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể chất.Vì vậy, xácđịnh quyền trẻ em chính là biện pháp nhằm bảo đảm cho trẻ em không chỉ lànhững người tiếp thu thụ động tình thương hay lòng tốt của bất cứ ai, mà trởthành chủ thể của quyền

Một trong các quy định quan trọng của pháp luật quốc tế về bảo vệquyền trẻ em là Công ước Quốc tế về quyền trẻ em Với 54 điều khoản, Côngước quốc tế này đã đề ra các quyền cơ bản của con người mà trẻ em trên toànthế giới đều được hưởng và được Liên hiệp quốc thông qua năm 1989 [2]

Công ước đã được hầu hết các nước trên thế giới đồng tình và phêchuẩn Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phêchuẩn công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/2/1990 Từkhi tham gia Công ước, Việt Nam đã đạt nhiều tiến bộ trong việc đưa tinh

Trang 9

thần và nội dung của Công ước vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vàpháp luật quốc gia Nhờ vậy, trong những năm gần đây, trẻ em Việt Nam nóichung, nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng được Đảng,Nhà nước và toàn xã hội quan tâm một cách toàn diện hơn, thiết thực hơn

Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em năm 2004, trẻ em có hoàncảnh đặc biệt khó khăn là trẻ em có hoàn cảnh không bình thường về thể chấthoặc tinh thần, không đủ điều kiện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập vớigia đình, cộng đồng

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bao gồm 10 nhóm: trẻ em mồcôi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em lànạn nhân của chất độc hoá học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải làmviệc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xagia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma tuý;trẻ em vi phạm pháp luật [2, Điều 1]

Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, trẻ em luôn giữ vai trò là chủ nhân tươnglai của đất nước, vì vậy, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là trách nhiệmkhông thuộc về cá nhân hay tổ chức nào đó mà là sự chung tay góp sức củatoàn xã hội Để đảm bảo được quyền lợi cho trẻ em, cần có những giải phápngăn chặn, hạn chế trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Đồng thờicần có các biện pháp nhằm giúp đỡ các em đang trong hoàn cảnh đặc biệt khókhăn hòa nhập với cộng đồng, có cuộc sống ổn định và có cơ hội thực hiệnquyền trẻ em theo quy định của pháp luật

Xuất phát từ suy nghĩ trên, em đã chọn đề tài “Các quy định của phápluật quốc tế về bảo vệ quyền trẻ em và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam đối vớitrẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn” làm đề tài nghiên cứu

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 10

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những quy định của

pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật

về quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh khó khăn ở Việt Nam nóichung và trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng

Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của Pháp

luật quốc tế về quyền trẻ em và quy định của pháp luật Việt Nam về quyền trẻ

em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và thực tiễn áp dụng ởViệt Nam Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá, phân tích những tác động của cácquy định trên đến thực trạng về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở ViệtNam hiện nay

Do thời gian có hạn cũng như những yêu cầu về nội dung, chất lượngcủa chương trình đào tạo thạc sĩ, học viên không thể nghiên cứu hết nhữngquy định của Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàncảnh đặc biệt khó khăn, quy định của pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em vàthực tiễn áp dụng tại Việt Nam, tác giả xin nghiên cứu sâu về thực trạng ápdụng những quy định của pháp luật Vệt Nam về quyền trẻ em, đặc biệt là trẻ

em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại một địa phương điển hình, cụ thể là địabàn Thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương)

Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương không phải là một địa phương

có những “điểm nóng” của các vấn nạn về trẻ em như buôn bán trẻ em, trẻ em

bị bạo hành như một số địa phương khác ở các tỉnh vùng biên, vùng sâu, vùng

xa Tuy nhiên, qua một số cuộc kiểm tra, khảo sát thực tế về công tác bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em tại địa phương này, học viên nhận thấy điểm nổibật của Thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương là việc thực hiện rất tốt côngtác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặcbiệt Lãnh đạo cấp ủy, chính quyền tại địa phương này đặc biệt quan tâm và

Trang 11

luôn chú trọng đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Vì vậy, họcviên quyết định chọn địa bàn Thành phố Hải Dương (tỉnh Hải Dương) đểnghiên cứu.

Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của tác giả là đánh giá chính sách, pháp luật củaViệt Nam tác động đến của quyền nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trênphạm vi cả nước và đánh giá chính sách an sinh xã hội của Thành phố HảiDương, tỉnh Hải Dương đối với nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt trên địabàn Thành phố Để đạt được mục tiêu trên, tác giả sẽ tập trung vào các nhiệm

vụ sau:

- Phân tích các quy định pháp luật quốc tế, quy định của pháp luật ViệtNam về về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam nóichung và trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng

- Phân tích thực trạng việc thực hiện pháp luật về quyền trẻ em có hoàncảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Hải Dương

- Đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Hải Dương nói riêng

4 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều các công trình nghiên cứu liên quanđến vấn đề quyền con người nói chung, quyền trẻ em và đặc biệt là quyền củatrẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nghiên cứu trên phạm vi và cách tiếpcận vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau bao gồm cả sách, báo, tạp chí,luận vănthạc sĩ, luận án tiến sĩ và đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, có thể kể đến

một số công trình tiêu biểu như:“Tìm hiểu về quyền con người”, được các

chuyên gia hàng đầu của tổ chức Mạng lưới an ninh con người, do WolfgangBenedek là chủ biên, được Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu quyền con người

và dân chủ châu Âu (ETC), ấn hành tại thành phố Graz (Áo), năm 2006;

Trang 12

“Giới thiệu hệ thống quyền con người”: tác giả Wolfgang Benedek, Trung

tâm Đào tạo và nghiên cứu quyền con người và dân chủ châu Âu (ETC) và

Trường Đại học Graz; “Quyền trẻ em”, Trung tâm nghiên cứu quyền con người thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2000; “Quyền của phụ nữ và trẻ em trong các văn bản pháp lý quốc tế và pháp luật Việt Nam”,

do Văn phòng quốc hội, NXB Chính trị quốc gia, 2003; “Pháp luật quốc gia

và quốc tế về bảo vệ quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương”, của Hội

luật gia Việt Nam, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2007vv

Cũng liên quan đến đề tài về quyền trẻ em đã có nhiều công trình nghiên cứudưới giác độ là luận văn thạc sĩ, một số công trình tiêu biểu có thể kể đến là:

“Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, do

Lê Thị Nga, Khoa Luật, ĐHQGHN (2002); “Thực hiện pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, do Đỗ Thị Oanh, Khoa Luật, ĐHQGHN (2014); “Pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, do Nguyễn Thị Huyền, Khoa Luật, ĐHQGHN (2012); “Pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em

ở Việt Nam hiện nay”, do Lê Thị Phương Nga, Khoa Luật, ĐHQGHN (2008);

“ Tìm hiểu việc thực hiện nhóm quyền được bảo vệ trong công ước quốc tế về quyền trẻ em của các gia đình người dân thành phố Hà Nội hiện nay”, do Lê Thị Vân, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (2008); “Bảo vệ quyền trẻ em đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật”, do Lâm Thị Phương Thanh, Khoa Luật, ĐHQGHN (2009); “Quyền trẻ em trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền: những đảm bảo pháp lý”, do Phan Thị Lan Phương, Khoa Luật, ĐHQGHN (2015); “Quyền trẻ em trên báo in hiện nay”,

do Nguyễn Thu Hà, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

ĐHQGHN (2014); “Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chông bạo lực gia đình”, do Nguyễn Thanh Hương, Khoa Luật, ĐHQGHN

Trang 13

(2014); “Nhận thức về việc thực hiện quyền trẻ em của cha mẹ trên địa bàn miền núi tỉnh Nghệ An”, do Ngô Thị Kiều Trang, Trường Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN (2016); “Bảo đảm quyền trẻ em sống chung

và bị ảnh hưởng bởi HIV/AID ở Việt Nam”, do Lê Thị Hà, Khoa Luật, ĐHQGHN (2014); “Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – lý luận và thực tiễn” của

nhóm sinh viên Ngành Khoa học pháp lý, Trường Đại học Luật, Thành phố

Hồ Chí Minh; “Mô hình nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cấp xã – Nền tảng triết lý và những bài học rút ra” của tác giả

Nguyễn Thu Trang, Bộ môn Công tác xã hội, Trường Đại học, Khoa học xã

hội và Nhân văn, ĐHQGHN; “Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương” của GS.TS Hoàng Thị Kim Quế, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội; “Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” do

Cục Bảo vệ Chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TBXH) nghiên cứu; tác giả Nguyễn

Đăng Dung, cũng có nghiên cứu “Bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương trong tố tụng hình sự, NXB Đại học Quốc gia Hà (2011); Phạm Thị Hải Hà (2012) với nghiên cứu “Qui định của nhà nước trong khám, chữa bệnh chotrẻ em lý luận, thực trạng, giải pháp”,Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công,Học

viện Hành chính Quốc gia vv…

Những công trình nghiên cứu trên về quyền con người, quyền trẻ em,đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đã phân tích một cách sâusắc, toàn diện các vấn đề lý luận về quyền trẻ em, đánh giá thực trạng nhữngqui định hiện hành, tình hình thực hiện pháp luật đối với các quyền trẻ em cóhoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam hiện nay, các nghiên cứu cũng đãđưa ra đề xuất các giải pháp bảo đảm quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khókhăn ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay v.v

Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu trước đây, tác giả muốn tiếp tụcnghiên cứu về thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về quyền trẻ em,

Trang 14

đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở Việt Nam nói chung và cụthể là thực trạng và thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hải Dương, để từ đóđưa ra một số gợi ý chính sách cho Việt Nam

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác –Lênin,

tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời luận văn cũng sử dụng cácphương pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh,khảo sát thực tế

Đồng thời tác giả cũng sử dụng phương pháp thống kê, hệ thống hoácác số liệu cũng như văn bản có liên quan để Luận văn có sức thuyết phục,mang lại ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn

6 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục,nôi dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quyền trẻ em, qui định pháp luật

CHƯƠNG 1

Trang 15

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TRẺ EM, QUY ĐỊNH CỦA

PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM

1.1 Một số khái niệm.

1.1.1 Trẻ em và quyền trẻ em

Theo quy định của pháp luật quốc tế khái niệm trẻ em được hiểu là:

“mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng đối với trẻ em đóquy định tuổi thành niên sớm hơn” (Điều 1, Phần I, Công ước Quốc tế vềquyền trẻ em)

Theo pháp luật Việt Nam, khái niệm trẻ em có sự khác nhau về độ tuổisong trẻ em trước hết là một con người và được hưởng mọi quyền như đãđược nêu ra trong các Công ước quốc tế về quyền con người mà không bị bất

cứ một sự phân biệt đối xử nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôngiáo, chính kiến hoặc quan điểm khác, địa vị, nguồn gốc dân tộc và xã hội, tàisản, dòng dõi hoặc mối tương quan khác Nhưng trẻ em lại là người chưatrưởng thành nên có quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ và bày tỏ quanđiểm, chính kiến của mình về mọi vấn đề liên quan đến bản thân mình Bêncạnh đó, có thể ngầm hiểu rằng khái niệm trẻ em trong pháp luật Việt Namhẹp hơn khái niệm người chưa thành niên, bởi người chưa thành niên baogồm cả trẻ em và những người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, cụ thể:

“Trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật cóthể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [2, Điều1]

Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi [3, Điều 1]; “Trẻ em làngười dưới 16 tuổi” [4, Điều 1] Bộ luật Dân sự 2005, tại điều 18 qui định:Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên, người chưa đủ 18 tuổi làngười chưa thành niên, Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2015 quyđịnh người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội

Trang 16

phạm [5, Điều 12] Bộ luật Lao động 1994 (sửa đổi bổ sung năm 2001, 2006,

2007, 2013) quy định người lao động chưa thành niên là người lao động dưới

18 tuổi (Điều 119), khái niệm trẻ em được hiểu là người chưa đủ 15 tuổi(Điều 120) Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 quy định tuổi chịutrách nhiệm hành chính “Là người từ đủ 14 tuổi trở lên có thể bị xử phạt viphạm hành chính”

“Quyền trẻ em hay quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là tất cả những

gì cần có để trẻ em được sống và phát triển một cách toàn diện, lành mạnh và

an toàn” [6, Tr 36]

1.1.2 Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bìnhthường về thể chất hoặc tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơbản và hoà nhập với gia đình, cộng đồng (Khoản 1, Điều 3, Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em); Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt gồm: trẻ em mồcôi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; trẻ em khuyết tật, tàn tật; trẻ em lànạn nhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em phải laođộng nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại; trẻ em phải làm việc xagia đình; trẻ em lang thang; trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy;trẻ em vi phạm pháp luật (Điều 40 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em,2004)

Theo tổ chức UNICEF, trẻ em có HCĐB là một khái niệm dùng chocác em sống trong một hoàn cảnh, vì một lý do nào đó mà việc đáp ứng cácnhu cầu cơ bản của các em bị hạn chế

Từ định nghĩa trên ta có thể thấy trẻ em có HCĐB có những đặc điểmsau:

- Thể chất và tinh thần không bình thường (đó là đối với các trẻ em cókhuyết tật về thể chất, tinh thần)

Trang 17

- Không đủ điều kiện thực hiện quyền cơ bản và hòa nhập với gia đình

và cộng đồng

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm các đối tượng sau [7]:

1 Trẻ em mồ côi và trẻ em bị bỏ rơi: là những trẻ em mà cả cha lẫn mẹ

đã qua đời, không có họ hàng thân thích, hoặc là những trẻ em mà cha hoặc

mẹ qua đời, người còn lại đã mất tích hoặc không có khả năng nuôi trẻ em; vàtrẻ em bị cha mẹ bỏ rơi không có sự chăm sóc của cha mẹ (Trẻ em được nhậnlàm con nuôi thường không phải tất cả là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt Việcnhận con nuôi là một trong những biện pháp để hỗ trợ các em mồ côi hoặc các

em bị bỏ rơi)

2 Trẻ em bị xâm hại tình dục: bao gồm trẻ em bị lạm dụng tình dục, bị

cưỡng hiếp, hoặc bị lạm dụng bởi các hành vi dâm ô ; trẻ em bị bóc lột tìnhdục với mục đích thương mại (mại dâm, du lịch tình dục, văn hóa phẩm đồitrụy trẻ em, trẻ em bị buôn bán)

3 Trẻ em đường phố/Trẻ em vô gia cư/Trẻ em phải làm việc xa gia đinh: Ở Việt Nam, khái niệm trẻ em đường phố được định nghĩa gồm bốn

nhóm sau đây: a) trẻ em bỏ nhà và sống trên đường phố, những khu vực côngcộng như trong công viên, dưới gầm cầu ở các thành phố mà không có bố mẹhoặc người giám hộ chăm sóc; b) trẻ em từ các gia đình di cư lên thành phố,sống và kiếm sống trên đường phố, các khu công cộng cùng với cha mẹ các

em, hoặc chỉ cùng với cha hoặc mẹ; c) trẻ em làm việc trên đường phố nhưngsống tại nhà với bố mẹ hoặc người giám hộ; và d) trẻ em do hoàn cảnh kinh tếkhó khăn phải bỏ nhà đến sống và kiếm sống trên đường phố, những khu vựccông cộng như công viên, gầm cầu ở các thành phố mà không có cha mẹ hoặcngười giám hộ

4 Trẻ em phải lao động trong môi trường độc hại và nguy hiểm: Theo

Công ước 182 của Tổ chức Lao động thế giới ILO, lao động trong điều kiện

Trang 18

môi trường độc hại và nguy hiểm là những công việc mang tính chất gây hạicho sức khỏe, sự an toàn và đạo đức của trẻ em (ví dụ như làm việc trong môitrường nguy hiểm, tham gia vào những công việc bất hợp pháp như buôn bánchất ma túy, những công việc quá sức và nặng nhọc với độ tuổi của trẻ em…

5 Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS: Khái niệm trẻ em bị ảnh hưởng

bởi HIV/AIDS rộng hơn so với khái niệm trẻ em nhiễm HIV/AIDS Các vănkiện quốc tế định nghĩa “Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS” là: trẻ em bịnhiễm HIV dương tính; trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS do các em bị mấtcha hoặc mẹ hoặc gia đình các em bị ảnh hưởng hậu quả nghiêm trọng (trẻ em

mồ côi và trẻ em sống trong những gia đình có người nhiễm) và những trẻ em

có nguy cơ nhiễm HIV cao)

6 Trẻ em lạm dụng chất ma túy: là trẻ em sử dụng ma túy trái phép và

những em nghiện ma túy

7 Người chưa thanh niên vi phạm pháp luật: là tất cả những người

dưới 18 tuổi có hành vi vi phạm pháp luật hoặc bị cáo buộc là có hành vi viphạm pháp luật hành chính hoặc hình sự

8 Trẻ em khuyết tật: là trẻ em có khuyết tật thể chất hoặc tâm thần, trẻ

em khuyết tật cũng bao gồm đối tượng trẻ em bị khuyết tật bẩm sinh, hoặcnhững em bị khuyết tật do tai nạn, ốm đau và bị tiếp xúc với hóa chất độc

9 Trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học

Là nạn nhân bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh do di chứng di truyền từ bố

mẹ bị nhiễm chất độc hóa học hoặc bị tiếp xúc với chất độc hóa học gây ranhững tổn hại nặng nề về sức khỏe, tinh thần

1.2 Các quy định pháp luật về quyền của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt 1.2.1 Nguồn pháp luật

Trang 19

Luật quốc tế về quyền con người có thể hiểu là hệ thống các quy tắc,tiêu chuẩn và tập quán pháp lý quốc tế xác lập, bảo vệ và thúc đẩy các quyền

và tự do cơ bản cho mọi thành viên của cộng đồng nhân loại [8, Tr 131] Mặc

dù hiện nay vẫn còn một số tranh cãi nhất định, song về cơ bản nguồn củaLuật quốc tế nói chung, trong đó có nguồn của Luật quốc tế về quyền conngười, những nguồn sau thường được viện dẫn khi giải thích, tuyên truyền,phổ biến, giáo dục

1 Các điều ước quốc tế, chung hoặc riêng, đã quy định về nhữngnguyên tắc được các bên đang tranh chấp thừa nhận;

2 Các tập quán quốc tế;

3 Nguyên tắc chung của luật được các quốc gia văn minh thừa nhận;

4 Các án lệ (các phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế) và quan điểmcủa các chuyên gia pháp luật có uy tín cao

Bên cạnh đó, các quy định của pháp luật quốc tế về quyền trẻ em, quyềntrẻ em có có hoàn cảnh đặc biệt có thể kể đến là:

Tuyên bố Giơnevơ (năm 1924) về quyền trẻ em Sau Tuyên bố Giơnevơ(năm 1924) về quyền trẻ em được Hội Quốc liên thông qua thì vấn đề “quyềntrẻ em” chính thức được đề cập

Trong Tuyên bố này, vấn đề quyền trẻ em được liệt kê cụ thể theo 5nhóm quyền như: (1) Trẻ em phải được phát triển một cách bình thường cả vềthể chất và tinh thần; (2) Trẻ đói phải được cho ăn, trẻ ốm phải được chữa trị,trẻ lạc hậu phải được giúp đỡ, trẻ phạm tội phải được giáo dục, trẻ mồ côi vàlang thang phải có nơi trú ẩn và phải được chăm sóc; (3) Khi xảy ra tai họa,trẻ em là người đầu tiên được cứu trợ; (4) Trong đời sống, trẻ em phải cóquyền được kiếm sống và phải được bảo vệ chống lại mọi hình thức bóc lột;(5) Trẻ em phải được nuôi dưỡng theo nhận thức rằng, tài năng của chúngphải phục vụ cho đồng bào mình

Trang 20

Năm 1948, Liên Hợp quốc thông qua Tuyên ngôn thế giới về quyềncon người, trong đó đã khẳng định “Mọi người đều được hưởng tất cả cácquyền và quyền tự do, mà không có bất kỳ sự phân biệt nào, như về chủngtộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, gốc gác dân tộc hoặc xãhội, tài sản, nơi sinh hoặc bất cứ một thực trạng nào khác” Trẻ em được thừanhận là chủ thể được thừa hưởng đầy đủ các quyền con người, được bìnhđẳng như các thành viên trong xã hội khác.

Năm 1959, Liên Hợp quốc ra Tuyên bố thứ hai về quyền trẻ em Tuyên

bố năm 1959 kế thừa và phát triển nội dung của Tuyên bố Giơnevơ năm 1924,khẳng định rằng: Trẻ em, do chưa trưởng thành về tinh thần và thể lực cần có

sự bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, bao gồm sự bảo vệ về pháp lý thích hợp,trước cũng như sau khi sinh Loài người có trách nhiệm trao cho trẻ em nhữngđiều tốt đẹp nhất Tuyên bố năm 1959 kêu gọi các bậc cha mẹ, đàn ông vàphụ nữ với tư cách là những cá nhân, kêu gọi các tổ chức tình nguyện, giớicầm quyền địa phương và chính phủ các nước công nhận những quyền của trẻ

em và phấn đấu để thực hiện bằng luật pháp và những biện pháp khác theo 10nguyên tắc và những nguyên tắc này như là 10 nhóm quyền cơ bản của trẻem

Năm 1989, Liên Hợp quốc đã thông qua Công ước về quyền trẻ em(CRC) Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, một văn bản quốc tế đề cập toàndiện về quyền trẻ em theo hướng tiến bộ, bình đẳng, toàn diện và mang tínhpháp lý cao, làm cơ sở cho việc thúc đẩy chăm sóc và bảo vệ các quyền trẻ

em trên thực tế Một tập hợp các quyền trẻ em trên tất cả các lĩnh vực đã đượcCRC ghi nhận, bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc một cách có hiệuquả; được phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức và xãhội CRC gồm 54 điều khoản với nội dung quy định các quyền dân sự, chính

Trang 21

trị, kinh tế, văn hóa, nêu rõ các nguyên tắc, các quyền khác nhau, các cơ chếtheo dõi và thực hiện.

Không chỉ đề cập đến trẻ em nói chung, CRC còn đề cập đến việc bảo

vệ quyền của những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (gồm: trẻ em tàn tật,lang thang cơ nhỡ, bị ảnh hưởng của xung đột vũ trang ) Đồng thời, CRCxác định những biện pháp nhằm xóa bỏ những nguy cơ đang đe dọa nghiêmtrọng cuộc sống của nhiều trẻ em như bị lạm dụng tình dục, bóc lột sức laođộng, ảnh hưởng của chất ma túy và bị buộc phải tham gia vào các cuộc xungđột vũ trang CRC được coi là văn kiện pháp lý quốc tế cơ bản và toàn diệnnhất về quyền trẻ em trong thời điểm hiện nay Để bổ sung cho CRC, LiênHợp quốc còn thông qua hai Nghị định thư bổ sung, đề cập đến việc cấm sửdụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang và cấm buôn bán trẻ em, mạidâm trẻ em và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em (Việt Nam đã phê chuẩn 2Nghị định thư này) Đến nay, đã có hơn 80 văn kiện quốc tế liên quan đếnquyền trẻ em được ban hành để bảo vệ lợi ích tốt nhất cho trẻ em như: Hướngdẫn của Liên Hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở người chưa thành niên,gọi tắt là Hướng dẫn Riát (1990); Quy tắc của Liên Hợp quốc về Bảo vệngười chưa thành niên bị tước quyền tự do (1990); Tuyên bố thế giới về sựsống còn, bảo vệ và phát triển của trẻ em (1990) Tuyên bố về chống bóc lộttình dục trẻ em vì mục đích thương mại (1996); Chương trình hành độngchống việc bóc lột tình dục trẻ em vì mục đích thương mại (1996); Công ước

182 về việc cấm và những hành động tức thời để loại bỏ những hình thức laođộng trẻ em tồi tệ nhất và Khuyến nghị 190 về loại bỏ những hình thức laođộng trẻ em tồi tệ nhất (1999); Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừngtrị tội phạm buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em; Công ước Lahay về bảo

vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nhận con nuôi quốc tế (1993);

Trang 22

Như vậy, đến những năm cuối thế kỷ XX, các chương trình về bảo vệtrẻ em của UNICEF mới bắt đầu tiếp cận theo “nhóm đối tượng” để đáp ứngnhu cầu của các nhóm trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, trong đó tập trung vàomột số nhóm trẻ em bị những hình thức gây tổn hại chính là: bóc lột, ngượcđãi, bỏ rơi và bạo lực Đến năm 2003, việc tiếp cận bảo vệ trẻ em theo “nhómđối tượng” được chuyển hướng sang hình thức bảo vệ theo cách “tiếp cận hệthống” - nghĩa là giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến tất cả các nhómtrẻ em, trong đó việc xây dựng môi trường an toàn, thân thiện với trẻ em vàthúc đẩy “hệ thống bảo vệ trẻ em” được coi là ưu tiên hàng đầu.

1.2.2 Quy định của pháp luật Quốc tế về trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

Công ước Quốc tế về quyền trẻ em có 54 Điều, trong đó có rất điều,khoản quy định rõ các quyền dành cho nhóm trẻ em có hoàn cảnh không bìnhthường về thể chất và tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơbản và hòa nhập với gia đình và cộng đồng (có hoàn cảnh đặc biệt):

Trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa

Để nhóm trẻ không có bố mẹ hoặc vì lý do nào đó mà không được sốngcùng bố mẹ, gia đình nhận được trợ giúp từ Nhà nước, các tổ chức xã hộihoặc cá nhân, Điều 20, Công ước Quốc tế về quyền trẻ em đã đưa ra các giảipháp: “Một trẻ em, tạm thời hay vĩnh viễn bị tước mất môi trường gia đìnhcủa mình, hoặc vì những lợi ích tốt nhất của chính bản thân mình mà khôngđược phép tiếp tục ở trong môi trường gia đình, có quyền được hưởng sự bảo

vệ và giúp đỡ đặc biệt của Nhà nước” (Khoản 1); “Các quốc gia thành viênphải cho các trẻ em như thế được hưởng sự chăm sóc thay thế tương ứng,phù hợp với pháp luật quốc gia (Khoản 2); “Sự chăm sóc như thế có thể baogồm nhiều hình thức, chẳng hạn như gửi nuôi, hình thức Kafala theo luật Hồigiáo, việc nhận làm con nuôi, hoặc nếu cần thiết, gửi vào những cơ sở chăm

Trang 23

sóc trẻ em thích hợp Khi cân nhắc các giải pháp, phải quan tâm thích đángđến mong muốn nuôi dạy trẻ em lâu dài cũng như đến nền tảng dân tộc, tôngiáo, văn hóa và ngôn ngữ của đứa trẻ” (Khoản 3).

Đồng thời, để tạo hành lang pháp lý cho những giải pháp trên, Điều 21,Công ước Quốc tế đã quy định “Các quốc gia thành viên mà thừa nhận hoặccho phép việc nhận làm con nuôi phải bảo đảm rằng những lợi ích tốt nhấtcủa trẻ em là mối quan tâm cao nhất trong vấn đề này” và phải bảo đảm việcnhận trẻ em làm con nuôi chỉ được tiến hành với sự cho phép của những cơquan có thẩm quyền, phù hợp với pháp luật và các thủ tục và trên cơ sở cácthông tin thích hợp và đáng tin cậy; việc cho trẻ em ra nước ngoài làm connuôi có thể coi như một biện pháp thay thế để chăm sóc trẻ em, nếu như đứatrẻ đó không thể gửi gắm được cho một gia đình chăm nom hay được một giađình nhận nuôi, hoặc không thể nhận được sự chăm sóc bằng bất cứ cách thứcthích hợp nào khác tại nước nguyên quán; trẻ em được người nước ngoài nhậnlàm con nuôi cũng được hưởng những sự bảo vệ và điều kiện tương đươngtheo các quy định hiện hành của việc làm con nuôi trong nước; việc nhận connuôi không dẫn đến sự trục lợi không chính đáng về tài chính của nhữngngười liên quan trong việc nhận con nuôi; việc đưa trẻ em sang nước kháclàm con nuôi do những cơ quan hay bộ phận có thẩm quyền tiến hành

Trẻ em khuyết tật, tàn tật

khuyết tật, tàn tật trên thê giới (về tinh thần hay thể chất) đều có quyền đượcnhận sự giúp đỡ, chăm sóc đặc biệt, được hưởng một cuộc sống đầy đủ, bảođảm phẩm giá và được tạo cơ hội để có thể tham gia vào cộng đồng

Trang 24

Ngoài ra, quyền trẻ em khuyết tật, tàn tật còn được bảo vệ theo Công

ước Quốc tế về Quyền của Người khuyết tật (có hiệu lực từ ngày 3 tháng 5

năm 2008) Đây là công ước quốc tế về nhân quyền đầu tiên của thế kỷ 21,đồng thời cũng là công cụ luật pháp đầu tiên bảo vệ toàn diện quyền củangười khuyết tật, đồng thời xác lập sự dịch chuyển từ phương thức tiếp cậntheo hướng nhân đạo sang hướng nhân quyền

Trẻ em bị xâm hại tình dục

Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới, “Lạm dụng tình dục” là “sựtham gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó không có ýthức đầy đủ, không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạtđộng tình dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để thamgia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với cácquy định của pháp luật hoặc các thuần phong mỹ tục của xã hội.” Bóc lột tìnhdục” thương mại đối với trẻ em bao gồm việc lôi kéo đứa trẻ đó vào các hoạtđộng mại dâm, khiêu dâm, và buôn bán trẻ em

Điều 34 của Công ước quốc tế về Quyền trẻ em có qui định rõ tráchnhiệm của các quốc gia thành viên: “ các quốc gia thành viên cam kết bảo vệtrẻ em chống mọi hình thức bóc lột tình dục và lạm dụng tình dục Vì mụcđích này, các quốc gia thành viên phải thực hiện đồng bộ các giải pháp songphương và đa phương thích hợp để ngăn ngừa:

Còn trong Chương trình nghị sự Stockholm, năm 1996, Tuyên bốYokohama, năm 2002 và Cam kết khu vực và Chương trình hành động củakhu vực Đông Nam Á - Thái Bình Dương đối với bóc lột tình dục thương mạitrẻ em, Uỷ ban Liên hiệp quốc về quyền trẻ em đã đưa ra các giải pháp tíchcực như:

Trang 25

Xây dựng độ tuổi tối thiểu cho phép tham gia hoạt động tình dục, nghĩa

là nếu dưới ngưỡng tuổi đó trẻ em được coi là quá trẻ hoặc chưa phát triểnđầy đủ về mặt tâm sinh lý để có thể chấp thuận tham gia vào bất cứ hoạt độngtình dục nào Ủy ban Liên hiệp quốc về quyền trẻ em nhấn mạnh rằng việcgiới hạn độ tuổi cần phải cân nhắc dựa trên các nguyên tắc tôn trọng khả năngphát triển tâm sinh lý bình thường của trẻ em cũng như vì lợi ích, sức khoẻ và

sự phát triển toàn diện của trẻ

Chiến lược phát hiện các nạn nhân trẻ em bị lạm dụng và bóc lột tìnhdục: cảm giác xấu hổ và sợ hãi của những kẻ phạm tội thành niên thường làmcho các nạn nhân trẻ em bị lạm dụng và bóc lột tình dục miễn cưỡng nói ratình trạng của mình và yêu cầu giúp đỡ Thậm chí, chúng ta rất khó có thể tiếpcận được những trẻ em tham gia vào các hoạt động mại dâm và những trẻ emtừng bị buôn bán và đang bị ép buộc tham gia vào các hoạt động mại dâm.Những trẻ em này rất sợ cảnh sát hoặc các cán bộ chức trách và có thể trốntránh tiếp xúc với các cán bộ y tế hoặc cán bộ làm công tác xã hội Trongnhững trường hợp này, cần phải có những biện pháp đặc biệt để phát hiện vàtiếp cận với các nạn nhân trẻ em bị lạm dụng và bóc lột tình dục Đồng thời,nhân viên cảnh sát, cán bộ làm công tác lao động xã hội, bộ đội biên phòng vàcác cán bộ chức trách tiếp xúc với các trẻ em bị bóc lột tình dục hoặc bị buônbán cần phải được tập huấn các kỹ năng

Truy tố kẻ phạm tội lạm dụng và bóc lột tình dục: các biện pháp hữuhiệu cần phải được thực hiện nhằm đảm bảo bất kỳ cá nhân nào tham gia vàocác hình thức lạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em sẽ bị truy tố và chịu cáchình phạt thích đáng

Cùng với công tác điều tra và truy tố kẻ phạm tội lạm dụng và bóc lộttình dục trẻ em kể trên, cần phải có những biện pháp đặc biệt nhằm bảo vệ sự

an toàn và thông tin về nạn nhân trẻ em bị lạm dụng và bóc lột tình dục (đặcbiệt là trong trường hợp hành vi bóc lột tình dục có quy mô và có tổ chức), và

Trang 26

bảo vệ lời khai của nạn nhân khi những nạn nhân đó bị phát hiện ngoài lãnhthổ quốc gia mình.

Không có hình thức trừng phạt nào đối với các nạn nhân trẻ em: Uỷ banLiên hiệp quốc về quyền trẻ em nhấn mạnh những trẻ em dưới 18 tuổi bị épbuộc tham gia vào các hoạt động mại dâm đều được coi là nạn nhân và sẽkhông phải chịu bất kỳ một hình thức trừng phạt nào Hầu hết những đứa trẻtham gia vào hoạt động mại dâm đều không tự lựa chọn để trở thành kẻ bándâm mà thực tế là những đứa trẻ này thường rơi vào bẫy của người lớn và bị

ép buộc một cách trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động mại dâm Nhữngđứa trẻ tham gia vào hoạt động mại dâm cũng có thể do sức ép về nghèo đói

và sinh tồn

Hợp tác quốc tế: bóc lột tình dục trẻ em nếu có yếu tố quốc tế thì cần có

sự hợp tác và hỗ trợ về mặt pháp lý giữa các quốc gia, đảm bảo luật pháp củatừng quốc gia có các khung hình phạt thích đáng đối với các cá nhân phạm tộilạm dụng và bóc lột tình dục trẻ em, khuyến khích việc dẫn độ, điều tra vàtruy tố các cá nhân phạm tội bóc lột tình dục trẻ em

Hỗ trợ các nạn nhân trẻ em: Trẻ em bị bóc lột tình dục cần phải được

hỗ trợ lâu dài và đặc biệt để có thể phục hồi tâm sinh lý, tái hoà nhập cộngđồng và có thể vượt qua những ám ảnh kỳ thị Nếu có thể, các hình thức hỗtrợ cần được thực hiện ngay tại gia đình và cộng đồng của nạn nhân đó, thay

vì được tiến hành tại các trung tâm phục hồi nhân phẩm Các hình thức hỗ trợđối với các nạn nhân trẻ em cần phải có sự tư vấn của một chuyên gia có kinhnghiệm và được thực hiện theo một kế hoạch cụ thể nhằm hỗ trợ cho chínhnạn nhân đó và gia đình của nạn nhân Các hình thức hỗ trợ có thể bao gồmviệc sắp xếp nơi cư trú tạm thời; tư vấn sức khoẻ, tâm sinh lý; hỗ trợ phục hồitâm sinh lý; hỗ trợ tiếp tục học tập; đào tạo nghề và tạo công ăn việc làm; tạocác nghề có thu nhập ổn định cho nạn nhân và gia đình của nạn nhân đó; hỗtrợ hồi hương; và các hành động tích cực ngăn ngừa và xoá bỏ kỳ thị Những

Trang 27

nạn nhân trẻ em sau khi trở về với gia đình cần tiếp tục được giám sát và giúp

đỡ để có thể tái hoà nhập dễ dàng, đồng thời gia đình của các em cũng cầnđược tiếp tục hỗ trợ để tạo ra một môi trường bảo vệ hiệu quả cho các em.Đối với những trẻ em không thể có sự chăm sóc của gia đình thì Chính phủphải có trách nhiệm chăm sóc các em, đặc biệt là phải tạo ra một môi trườnggiống như gia đình cho các em

Trẻ em đường phố

Công ước quốc tế về quyền trẻ em không đưa ra khái niệm rõ ràng vềtrẻ em đường phố Tuy nhiên, Uỷ ban Liên hiệp quốc về quyền trẻ em khuyếncáo các quốc gia đang áp dụng các hình thức trừng phạt trẻ em đường phốtheo các quy định về tình trạng vô gia cư và trẻ em đường phố có thể bị cảnhsát bắt giam Có rất nhiều đứa trẻ buộc phải sống và làm việc xa gia đình vìcác lý do khác nhau, ví dụ như bị cha mẹ ruột hoặc cha mẹ kế ép buộc, hoặc

có thể các em phải kiếm tiền để hỗ trợ thêm cho gia đình Chính vì vậy, việcđưa những đứa trẻ này trở về với gia đình sẽ không phải là mong muốn nhấtcủa các em, đặc biệt là trong những trường hợp mà gia đình của các em khôngnhận được một hình thức hỗ trợ nào

Trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS

Trước sự gia tăng của đại dịch HIV/AIDS trên toàn thế giới cũng nhưnhững ảnh hưởng của đại dịch này đối với trẻ em, các quyền của trẻ em trongbối cảnh đại dịch HIV/AIDS được xây dựng và tài liệu hướng dẫn thực hiệncác quyền của trẻ em đã được phổ biến tới các quốc gia

Các tài liệu hướng dẫn này bao gồm: các hướng dẫn quốc tế vềHIV/AIDS và quyền con người của UNOHCHR; Tài liệu số 3 vể HIV/AIDS

và Quyền trẻ em của Uỷ ban Liên hiệp quốc về quyền trẻ em; Chương trìnhhành động quốc tế nhằm bảo vệ, chăm sóc và hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ dễ bị tổnthương trong một thế giới có HIV/AIDS của UNICEF/UNAIDS

Trang 28

Cùng với các chiến lược phòng chống HIV/AIDS được kể ra ở trên,những tài liệu này còn nhấn mạnh đến các chương trình hỗ trợ trẻ em bị ảnhhưởng của đại dịch HIV/AIDS như sau:

Không phân biệt đối xử: Các quốc gia cần phải quy định và thực hiệncác điều luật về chống phân biệt đối xử và các điều luật liên quan nhằm bảo

vệ bệnh nhân HIV/AIDS Cần phải xây dựng các chương trình giáo dụctruyền thông nhằm thay đổi thái độ và hành vi phân biệt đối xử và kỳ thị đốivới những bệnh nhân HIV/AIDS Luật pháp và các chính sách của nhà nướcphải đảm bảo quyền bình đẳng của những trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS

ví dụ những việc học tập, đào tạo nghề, tạo việc làm, vui chơi mà không bịbất kỳ sự phân biệt hoặc kỳ thị nào

Tư vần và xét nghiệm tình nguyện: Các quốc gia phải thực hiện việc tưvấn và kiểm tra sức khoẻ tự nguyện và đảm bảo bí mật cho tất cả trẻ em bịảnh hưởng bởi HIV/AIDS Các quốc gia cần phải tránh việc áp đặt kiểm traHIV/AIDS đối với trẻ em trong bất kỳ tình huống nào Các quốc gia cũng cầnphải đảm bảo tính bảo mật về các kết quả xét nghiệm HIV và các thông tinliên quan đến cá nhân các em

Chăm sóc sức khoẻ: Chính phủ phải thực hiện các biện pháp tích cựcnhằm đảm bảo sự sẵn có và khả năng dễ tiếp cận các phương tiện, dịch vụ vàthông tin liên quan đến HIV/AIDS, liên quan đến việc chăm sóc và hỗ trợ baogồm các loại thuốc an toàn và hiệu quả, chuẩn đoán bệnh và các phương tiệnliên quan giúp cho việc phòng chống, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, cũngnhư ngăn ngừa các nguy cơ và điều kiện lây nhiễm Chăm sóc dựa vào giađình và cộng đồng: Cần phải xây dựng các chiến lược nhằm nâng cao nănglực của gia đình và cộng đồng để tạo ra một môi trường thích ứng cho trẻ mồcôi, trẻ bị nhiễm hoặc bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và bảo vệ các em trướccác hành vi lạm dụng, bạo lực, bóc lột, phân biệt đối xử và bị tước quyền thừa

kế Công tác chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, bao gồm trẻ mồ côi

Trang 29

và trẻ bị bỏ rơi nên được thực hiện tại gia đình (họ hàng hoặc cha mẹ nuôi)thay vì được tiến hành trong các bệnh viện hoặc các cơ sở y tế thông thường.Tài liệu quốc tế cũng nhấn mạnh việc chăm sóc và hỗ trợ đối với trẻ em bịảnh hưởng bởi HIV/AIDS không nên đưa vào các chương trình riêng biệt bởi

vì làm như vậy sẽ càng làm tăng thêm sự kỳ thị đối với các em Thay vào đó,công tác hỗ trợ cho trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nên đưa vào các chươngtrình chung hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn và hỗ trợ gia đình các em

Trẻ em sử dụng trái phép các chất ma túy

Điều 33 và Điều 39 của Công ước về quyền trẻ em đã quy định rất rõ

về điều này:

Điều 33 của Công ước về quyền trẻ em yêu cầu các quốc gia thành viênphải đưa ra các biện pháp đúng đắn, bao gồm cả các biện pháp về luật pháp,hành chính, xã hội và giáo dục để bảo vệ trẻ em khỏi việc sử dụng thuốc có

ma tuý một cách bất hợp pháp, ngăn ngừa việc sử dụng trẻ em vào việc sảnxuất và sử dụng các loại chất có chứa ma tuý đó Tuy nhiên, Uỷ ban Liên hợpquốc về Quyền trẻ em lưu ý rằng Điều 33 liên quan tới việc “bảo vệ” trẻ emkhỏi việc lạm dụng ma túy; rằng phạt tù nặng hoặc áp dụng bất cứ một sựtrừng phạt nào khác đối với trẻ em sử dụng ma túy không phải là một biệnpháp bảo vệ trẻ em hữu hiệu Ủy ban cũng khuyến nghị sẽ hiệu quả hơn nếutrao quyền can thiệp hợp pháp cho cán bộ xã hội thay vì cho các cơ quan tưpháp của Chính phủ trong các vụ việc liên quan đến lạm dụng ma túy ở trẻ

em Nói cách khác, trẻ em lạm dụng chất ma túy cần được đối xử như nạnnhân và cần được điều trị và hỗ trợ, chứ không nên bị đối xử như là tội phạm

và phải bị trừng phạt

Điều 39 CRC yêu cầu các quốc gia thành viên xây dựng các chươngtrình phục hồi cho trẻ em nghiện ma túy, trong đó bao gồm tham vấn, chương

Trang 30

trình cai nghiện, và những dịch vụ hỗ trợ khác trong gia đình và cộng đồng.

Ủy ban Liên hợp quốc về Quyền trẻ em đã nhấn mạnh sự cần thiết phải thiết

kế những dịch vụ hỗ trợ đặc biệt cho trẻ em, và tập trung vào việc điều trị tạicộng đồng hơn là các chương trình trong các cơ sở quản lý tập trung Giamgiữ trẻ em trong trung tâm cải tạo bắt buộc có thể làm cho trẻ em tránh đượckhỏi sự cám dỗ về mặt ngắn hạn nhưng lại không dạy được cho trẻ cách đốimặt với những cám dỗ này khi chúng được trả lại đường phố Uỷ ban khuyếncáo biện pháp giao quyền lực pháp lý giải quyết các vụ lạm dụng ma túy củatrẻ em cho các nhân viên xã hội thay vì cho các cơ quan tố tụng hình sự củaChính phủ sẽ mang tính xây dựng hơn Uỷ ban cũng nhấn mạnh sự cần thiếtphải có những dịch vụ phục hồi được thiết kế riêng cho trẻ em; điều trị thôngqua các chương trình dựa vào cộng đồng, thay vì các chương trình mang tínhchất thể chế Do đó, các chương trình cần được thiết kế nhằm điều trị, phụchồi và tái hòa nhập cho trẻ em khi các em đang sống cùng gia đình tại cộngđồng, và nhằm giải quyết những yếu tố nguy cơ trong môi trường sống củacác em góp phần làm cho các em mắc nghiện Trẻ em phải được tạo điều kiệnnói lên quan điểm của mình và được tham gia trong tất cả mọi quyết định liênquan đến việc điều trị mà các em được hưởng Trẻ em được điều trị trong các

cơ sở quản lý tập trung có quyền được kiểm tra định kỳ nơi ăn ở của mình

1.2.3 Quy định pháp luật Việt Nam về quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam (Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em của Việt Nam năm 2004 và Luật Trẻ em được Quốc hội thông quangày 5/4/2016): Trẻ em là người dưới 16 tuổi [4, Điều 1]

Trẻ em có nguy cơ: là trẻ em chưa hoàn toàn rơi vào hoàn cảnh đặc biệtnhưng có nhiều nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, do có xuất hiện một sốnguy cơ trong gia đình và cộng đồng, trong đó bao gồm: trẻ em từ các giađình khó khăn, trẻ em sống trong gia đình khuyết thiếu chỉ có cha hoặc mẹ,

Trang 31

trẻ em khuyết tật chậm phát triển, và trẻ em từ vùng các dân tộc thiểu số,vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn…

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh không bìnhthường về thể chất và tinh thần, không đủ điều kiện để thực hiện quyền cơbản và hòa nhập với gia đình và cộng đồng (khoản 1, Điều 4 Luật Bảo vệ,chăm sóc và giáo dục trẻ em bổ sung sửa đổi năm 2004)

Quyền trẻ em hay quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt đó là tất cảnhững gì cần có để trẻ em được sống và phát triển một cách toàn diện, lànhmạnh và an toàn [6, tr36]

Theo đó, căn cứ vào từng hoàn cảnh cụ thể, Pháp luật Việt Nam chianhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt thành 10 nhóm đặc thù: Trẻ em mồ côi, trẻ

em bị bỏ rơi; Trẻ em lang thang; trẻ em bị khuyết tật, tàn tật; trẻ em là nạnnhân của chất độc hóa học; trẻ em nhiễm HIV/AIDS; trẻ em lao động sớm; trẻ

em bị xâm hại tình dục; trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật TheoLuật Trẻ em được Quốc hội thông qua ngày 5/4/2016, trẻ em có hoàn cảnhđặc biệt sẽ được bổ sung thêm các nhóm mới như: trẻ em bị tổn hại nghiêmtrọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực; trẻ em bị bóc lột; trẻ em bị muabán; trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộnghèo hoặc hộ cận nghèo; trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác địnhđược cha mẹ hoặc không có người chăm sóc

Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

Trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi là những trẻ em mà cả cha lẫn mẹ đãqua đời, không có họ hàng thân thích, hoặc là những trẻ em mà cha hoặc mẹqua đời, người còn lại đã mất tích hoặc không có khả năng nuôi trẻ em; trẻ em

bị cha mẹ bỏ rơi không có sự chăm sóc của cha mẹ

Trang 32

Trẻ em mồ côi không nơi nương tựa được quy định tại điều 51, Luậtbảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004) và Khoản 1, Điều 37, Hiến pháp2013.

Nhà nước đã thể thiện sự quan tâm đặc biệt đối với nhóm trẻ này thôngqua Điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em Trước hết, Nhà nướcphân công, phân trách nhiệm cho chính quyền địa phương sở tại “Trẻ em mồcôi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi được Uỷ ban nhân dân địa phươnggiúp đỡ để có gia đình thay thế hoặc tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ

sở trợ giúp trẻ em công lập, ngoài công lập” (Khoản 1, Điều 51) Ngoài việcphân trách nhiệm cho chính quyền địa phương, Nhà nước cũng khuyến khíchgia đình, cá nhân nhận nuôi con nuôi, các tổ chức nhận đỡ đầu (Khoản 2,Điều 51) Đồng thời, Nhà nước còn thể thiện sự quan tâm, trách nhiệm củamình thông qua chính sách trợ giúp gia đình, cá nhân hoặc cơ sở trợ giúp trẻ

em ngoài công lập nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi không nơinương tựa, trẻ em bị bỏ rơi (Khoản 3, Điều 51)

Như vậy, với các quy định của Điều 51 Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dụctrẻ em đã thể thiện được sự quan tâm, trách nhiệm Nhà nước đối với nhóm trẻ

mồ côi không nơi nương tựa Đồng thời, Điều 51 cũng đã chứng minh đượcviệc nội luật hóa các qui định pháp luật Quốc tế vào pháp luật Việt Nam

Trẻ em bị khuyết tật, tàn tật

Quyền của trẻ em khuyết tật, tàn tật được quy định tại Điều 15, 16, 17

và Điều 52, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004)

Ngoài ra, quyền của trẻ em khuyết tật, tàn tật còn được bảo vệ trongcác quy định chung về người khuyết tật như Hiến pháp nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam (được Quốc hội thông qua năm 1992 và sửa đổi năm2013); Pháp lệnh Người Khuyết tật (1998); Ban Điều phối Quốc gia về Vấn

Trang 33

đề Người khuyết tật (2001); Đề án Trợ giúp Người Khuyết tật của Chính phủgiai đoạn 2006-2010; Giáo dục hòa nhập tầm nhìn tới năm 2015.

Theo tinh thần những quy định trên, trẻ em tàn tật được gia đình, Nhànước và toàn xã hội quan tâm, giúp đỡ, chăm sóc đặc biệt, được tạo điều kiện

để sớm phát hiện bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng; được nhận vào cáclớp học hoà nhập, lớp học dành cho trẻ em khuyết tật, tàn tật; được giúp đỡhọc văn hoá, học nghề và tham gia hoạt động xã hội [9, Điều 4 đến Điều 8]

Đối tượng trẻ em tàn tật nhưng có năng khiếu sẽ được nhận vào cáctrung tâm giáo dục năng khiếu tương ứng Nhà nước có chính sách miễngiảm, trợ cấp học phí, miễn các khoản đóng góp cho nhà trường, có chínhsách trợ cấp xã hội, cấp học bổng cho đối tượng trẻ em này

Các cá nhân, cơ quan tổ chức được Nhà nước khuyến khích, tạo điềukiện giúp đỡ những trẻ em tàn tật bằng nhiều hình thức như mở trường lớp,trung tâm dạy nghề dành cho trẻ em tàn tật

Qua các quy định pháp luật để bảo vệ quyền của trẻ em tàn tật, đãchứng minh được Nhà nước đã có sự quan tâm thích đáng đến nhóm trẻ emnày cả về mặt vật chấtcũng như đời sống tinh thần, phần nào đã bù đắp đượcnhững thiệt thòi cho các em Điều này đã thể hiện tính nhân văn, nhân đạotrong pháp luật Việt Nam

Trẻ em bị xâm hại tình dục

Trẻ em bị xâm hại tình dục bao gồm trẻ em bị lạm dụng tình dục, bịcưỡng hiếp, hoặc bị lạm dụng bởi các hành vi dâm ô ; trẻ em bị bóc lột tìnhdục vì mục đích thương mại (mại dâm, du lịch tình dục, văn hóa phẩm đồitrụy trẻ em, trẻ em bị buôn bán)

Trang 34

Liên quan đến nhóm trẻ này Khoản 4, Khoản 5, Điều 7 và Điều 56,Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (2004) và Điều 112, Điều 114, Điều

115, Điều 116, Điều 253, Điều 254, Điều 255 Bộ Luật Hình sự Việt Nam đãquy định rất cụ thể

Với các quy định trên, công tác bảo vệ trẻ em tránh bị hại tình dục đượcthực hiện ở cả 3 lĩnh vực: phòng ngừa, can thiệp giảm thiểu nguy cơ và phụchồi, hòa nhập với cộng đồng Để ngăn chặn hành vi xâm hại tình dục trẻ em,Khoản 4 và Khoản 5, Điều 7, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em(2004) đã quy định các hành vi bị nghiêm cấm: “Dụ dỗ, lừa dối, dẫn dắt, chứachấp, ép buộc trẻ em hoạt động mại dâm; xâm hại tình dục trẻ em” và “Lợidụng, dụ dỗ, ép buộc trẻ em mua, bán, sử dụng văn hoá phẩm kích động bạolực, đồi trụy; làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, tàng trữ văn hoá phẩmkhiêu dâm trẻ em; sản xuất, kinh doanh đồ chơi, trò chơi có hại cho sự pháttriển lành mạnh của trẻ em”

Đồng thời, đối với những trẻ đã bị xâm hại tình dục, để giúp các emsớm khắc phục được những tổn thương về tinh thần và sức khỏe, hòa nhậpvới cộng đồng, Điều 56, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã quyđịnh rõ trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân:

1 Trẻ em bị xâm hại tình dục được gia đình, Nhà nước và xã hội giúp

đỡ bằng các biện pháp tư vấn, phục hồi sức khoẻ, tinh thần và tạo điều kiện để

Trang 35

Trẻ em lang thang, trẻ em đường phố.

Trẻ lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống

và nơi cư trú không ổn định, trẻ em cùng với gia đình đi lang thang

Ở Việt Nam, khái niệm trẻ em đường phố được định nghĩa gồm bốnnhóm sau đây: a) trẻ em bỏ nhà và sống trên đường phố, những khu vực côngcộng như trong công viên, dưới gầm cầu ở các thành phố mà không có bố mẹhoặc người giám hộ chăm sóc; b) trẻ em từ các gia đình di cư lên thành phố,sống và kiếm sống trên đường phố, các khu công cộng cùng với cha mẹ các

em, hoặc chỉ cùng với cha hoặc mẹ; c) trẻ em làm việc trên đường phố nhưngsống tại nhà với bố mẹ hoặc người giám hộ; và d) trẻ em do hòan cảnh kinh tếkhó khăn phải bỏ nhà đến sống và kiếm sống trên đường phố, những khu vựccông cộng như công viên, gầm cầu ở các thành phố mà không có cha mẹ hoặcngười giám hộ

Qua các quy định tại Khoản 2, Điều 3 và Điều 55 Luật Bảo vệ, chămsóc và giáo dục trẻ em 2004 cho thấy rằng pháp luật Việt Nam đã thực hiệnđúng tinh thần của Công ước quốc tế về quyền trẻ em Nhà nước đã quy định

cụ thể trách nhiệm của cơ quan nhà nước: “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi cótrẻ em đến lang thang phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi có trẻ em đilang thang trong việc giúp đỡ, đưa các em về lại gia đình hoặc đối với trẻ emlang thang mà không còn nơi nương tựa thì được tổ chức chăm sóc, nuôidưỡng tại gia đình thay thế hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; đối với trẻ em langthang của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xoá đói, giảm nghèo” (Khoản

1, Điều 55); “Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để trẻ emlang thang được sống trong môi trường an toàn, không rơi vào tệ nạn xã hội”(Khoản 3, Điều 55)

Trang 36

Không chỉ dừng lại ở sự hỗ trợ đối với các trẻ em đi lang thang, Nhànước còn “tạo điều kiện để gia đình lang thang định cư, ổn định cuộc sống và

để trẻ em được hưởng các quyền của mình” (Khoản 2, Điều 55) và “trẻ emlang thang của hộ nghèo thì được ưu tiên, giúp đỡ để xoá đói, giảm nghèo”

Điều này cho thấy pháp luật Việt Nam đã có sự linh hoạt trong việc thực thipháp luật Các nhà làm luật đã căn cứ vào tình hình thực tiễn của xã hội ViệtNam để có những chính sách hỗ trợ trẻ em một cách thiết thực và hiệu quảnhất Không chỉ giúp đỡ cá nhân trẻ em mà còn giúp đỡ gia đình của trẻ em

đó ổn định cuộc sống Cách làm này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật, chỉkhi nào có một môi trường sống tốt bên cạnh cha mẹ thì trẻ em mới phát triểnthể chất và nhân cách toàn diện nhất

Trong nhiều năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực tập trung vàoviệc hồi gia cho trẻ em đường phố hoặc trên tinh thần tự nguyện hoặc bắtbuộc và khuyến khích gia đình các em có trách nhiệm và giữ các em ở lại vớigia đình Trẻ em đường phố thường được xác định và thu gom bởi công an,sau đó được đưa vào các Trung tâm bảo trợ xã hội, từ 7 đến 15 ngày, sau đócác em có thể được gửi về các Trung tâm bảo trợ xã hội để được chăm sóc lâudài hoặc các em sẽ được giúp đỡ để đoàn tụ với gia đình Đối với những trẻ

em xác định được cha mẹ thì cho các em hồi gia về quê hương, và thườngphải có sự đảm bảo hoặc cam kết từ phía cha mẹ/người giám hộ Đối vớinhững trẻ em không tìm ra thông tin về gia đình hoặc đã trở về nhiều lần thìđược đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội hoặc các mái ấm từ thiện hoặc nhàtình thương để được chăm sóc lâu dài

Trẻ em bị ảnh hưởng của HIV/AIDS

Trẻ em bị “ảnh hưởng” bởi đại dịch HIV/AIDS bao gồm những trẻ em

bị nhiễm virus HIV; những trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS do mất cha

Trang 37

hoặc mẹ hoặc do gia đình và cộng đồng từ chối chấp nhận (những trẻ mồ côi

và những trẻ sống trong các gia đình bị ảnh hưởng)

Để bảo vệ quyền của nhóm trẻ này, Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS;Luật Phòng chống HIV/AIDS năm 2006 và Điều 53, Luật bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em (2004) đã quy định rất cụ thể

Để giải quyết vấn đề lo ngại toàn cầu về nguy cơ lan tràn đại dịch HIV/AIDS, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc hoàn thiện khung pháp lý giảiquyết vấn đề HIV/AIDS nói chung và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS nóiriêng Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS (năm 1995) là văn kiện pháp lý đầutiên quy định trách nhiệm của toàn xã hội và cơ chế Nhà nước về kiểm soátHIV/AIDS Tiếp đó, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng có một

số quy định cụ thể về HIV/AIDS, quy định trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS không

bị phân biệt đối xử, được tạo điều kiện thuận lợi để chữa trị y tế, được nuôidưỡng bởi gia đình hoặc trung tâm hỗ trợ trẻ em (Điều 53) Tuy nhiên, chưa

có một khẳng định hoặc ưu tiên rõ ràng nào cho việc chăm sóc trong môitrường gia đình, hơn là trong môi trường chăm sóc tập trung

Luật Phòng chống HIV/AIDS năm 2006 cũng quy định các biện phápkiểm soát và phòng chống HIV/ AIDS cũng như chăm sóc, điều trị và hỗ trợcho người nhiễm HIV/AIDS Luật này đảm bảo các bệnh nhân nhiễmHIV/AIDS được quyền sống và hoà nhập xã hội, được chăm sóc y tế, đượclàm việc và giáo dục, và có quyền được tôn trọng tự do cá nhân (Điều 4) Kỳthị phân biệt đối với người nhiễm HIV/AIDS, bỏ rơi trẻ em nhiễm HIV/AIDS,làm lộ thông tin về tình trạng của người nhiễm HIV/AIDS, từ chối chữa trịcho người nhiễm HIV/AIDS bị nghiêm cấm [10, Điều 8] Luật cũng nhấnmạnh yêu cầu cần có chiến lược thông tin giáo dục về HIV/AIDS tập trungvào các nhóm nguy cơ cao [10 Điều 9, Điều 11] Bộ Giáo dục và Đào tạo có

Trang 38

trách nhiệm lồng ghép giáo dục về HIV/AIDS vào chương trình quốc gia [10.Điều 12, Điều 15)] Cấm các cơ sở giáo dục phân biệt kỳ thị đối với học sinhnhiễm HIV/AIDS, cụ thể là không được yêu cầu các em xét nghiệmHIV/AIDS như một điều kiện để được học tập tại cơ sở đó, không được từchối tiếp nhận, kỷ luật, buộc thôi học hoặc hạn chế học sinh tham gia các hoạtđộng của nhà trường vì lý do các em bị nhiễm HIV/AIDS [10 Điều 15].Nghiêm cấm cưỡng ép xét nghiệm HIV/AIDS trừ trường hợp có yêu cầu của

cơ quan điều tra, kiểm sát hay toà án; mọi người đều có quyền tiếp cận dịch

vụ xét nghiệm HIV/AIDS tự nguyện[10 Điều 27, Điều 28] Trẻ em trên 16tuổi có thể tự quyết định xét nghiệm; trẻ em dưới 16 tuổi chỉ được xét nghiệmkhi có sự đồng ý của cha mẹ [10 Điều 27] Luật cũng quy định những biệnpháp ngăn chặn lây nhiễm từ mẹ sang con bao gồm xét nghiệm HIV/AIDSmiễn phí cho phụ nữ mang thai và tư vấn cho phụ nữ nhiễm HIV/AIDS đangmang thai hoặc cho con bú [10 Điều 35]

Như vậy, trong những qua, Việt Nam đã có những tiến bộ vượt bậctrong việc phát triển và cải thiện hệ thống khung pháp lý cho các vấn đề vềHIV/AIDS

Trẻ em sử dụng trái phép các chất ma túy

Cuộc đấu tranh chống lại việc mua bán và sử dụng ma túy trái phép đãđược coi là một trọng tâm của Chính phủ Việt Nam trong những năm gầnđây Uỷ ban quốc gia về kiểm soát ma túy đã được thành lập năm 2000, sau

đó một lọat các văn bản pháp quy chuẩn mực đã ra đời, các chương trình vàphong trào đã được tiến hành nhằm chống lại việc mua bán và sử dụng matuý Thủ tướng Chính phủ cũng đã thông qua Kế họach tổng thể về việcphòng và chống ma túy giai đoạn 1996 - 2000; chương trình hành động chống

ma túy giai đọan 1998-2000 và 2001-2005 và kế hoạch tổng thể về phòng,

Trang 39

chống ma túy tới năm 2010… Tất cả các chương trình này đều tập trung đặcbiệt đến vấn đề ngăn chặn việc sử dụng ma tuý trong trẻ em.

Giáo dục và nâng cao nhận thức thức về việc sử dụng ma túy đã trởthành các chiến lược cơ bản trong cuộc chiến chống việc sử dụng ma túy hiệnnay

Luật Phòng chống ma túy (sửa đổi năm 2013) quy định trách nhiệm củacác thành viên trong gia đình, của Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viênkhác trong việc giáo dục nhân dân về những tác hại của may túy; trong việcgiám sát để ngăn chặn việc sử dụng ma túy có thể xảy ra [11 Điều 8, Điều 9].Hơn nữa, các trường học và các cơ sở giáo dục khác phải có trách nhiệm tổchức và thực hiện các chương trình giáo dục chống ma túy; phổ biến các quyđịnh của pháp luật về ngăn ngừa ma túy, đề cao lối sống lành mạnh trong sinhviên; thực hiện giám sát chặt chẽ các sinh viên và học viên của cơ sở mìnhnhằm bảo vệ họ khỏi ma túy; phối hợp với các cơ quan chức năng, gia đìnhcủa sinh viên và các cơ quan có thẩm quyền khác trong việc tổ chức xétnghiệm khi cần thiết để phát hiện ra số sinh viên bị nghiện Bộ Giáo dục vàĐào tạo cần đưa ra và triển khai các chương trình giáo dục để phòng và chống

ma túy; phát triển và tổ chức các dự án giáo dục về chống ma túy áp dụng chocác trường học và các cơ sở giáo dục khác (Điều 42) Bộ Giáo dục và Đào tạo

đã dần kết hợp việc chống việc sử dụng ma túy vào các chương trình học tạitất cả các cấp học (từ tiểu học đến trung học phổ thông và đại học) nhằm nângcao nhận thức và hiểu biết của sinh viên/học sinh về các nguy cơ, hậu quả vàcác kỹ năng phòng ngừa việc sử dụng ma túy [11 Điều 10]

Nhằm đẩy mạnh việc phối hợp thực hiện nhất quán các quy định pháp

lý này từ cấp trung ương đến địa phương, Chính phủ đã phát động một phongtrào xã hội rộng khắp về phòng chống ma tuý tập trung vào môi trường học

Trang 40

đường Ngày 15 tháng 6 năm 2006, sáu cơ quan bao gồm Bộ Giáo dục và Đàotạo, Bộ Công an, Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niênCộng sản HCM và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký kết Kế hoạch liênngành 1413/KHLN về phối hợp đấu tranh phòng chống ma tuý trong học sinhsinh viên và thanh niên Trong khuôn khổ phong trào này, sự tham gia tổnglực của các Bộ, ngành, các ban ngành đoàn thể và toàn xã hội đã được huyđộng tập trung vào cuộc chiến chống sử dụng ma tuý trái phép Tất cả các tỉnhthành phố đều đã thành lập các Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch liên ngành1413/KHLN tập trung vào các biện pháp truyền thông giáo dục phòng chống

ma tuý

Nhằm đẩy mạnh việc phối hợp thực hiện nhất quán các quy định pháp

lý này từ cấp trung ương đến địa phương, Chính phủ đã phát động một phongtrào xã hội rộng khắp về phòng chống ma tuý tập trung vào môi trường họcđường Ngày 15 tháng 6 năm 2006, sáu cơ quan bao gồm Bộ Giáo dục và Đàotạo, Bộ Công an, Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế, Trung ương Đoàn Thanh niênCộng sản HCM và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký kết Kế hoạch liênngành 1413/KHLN về phối hợp đấu tranh phòng chống ma tuý trong học sinhsinh viên và thanh niên Trong khuôn khổ phong trào này, sự tham gia tổnglực của các Bộ, ngành, các ban ngành đoàn thể và toàn xã hội đã được huyđộng tập trung vào cuộc chiến chống sử dụng ma tuý trái phép Tất cả các tỉnhthành phố đều đã thành lập các Ban Chỉ đạo thực hiện Kế hoạch liên ngành1413/KHLN tập trung vào các biện pháp truyền thông giáo dục phòng chống

ma tuý

Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng quy định những hình phạt rất nặngnhằm ngăn cản người lớn đưa trẻ tham gia vào việc buôn bán ma túy, vậnchuyển hoặc sử dụng chất ma túy [12 Chương XX]

Ngày đăng: 23/06/2017, 08:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Sách “Hồ Chí Minh-Tuyển tập”, tập II, NXB Sự thât, Hà Nội-1980 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh-Tuyển tập
Nhà XB: NXB Sự thât
3. Luật Chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em (2004), được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em (2004)
Tác giả: Luật Chăm sóc bảo vệ và giáo dục trẻ em
Năm: 2004
5. Luật Hình sự năm 2015, được Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Hình sự năm 2015
6. Luận án “Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Tăng Thị Thu trang, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Quyền trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam hiện nay”
7. Ấn phẩm “Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam” do Bộ Lao động– Thương binh và Xã hội và Unicef biên soạn Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Xây dựng môi trường bảo vệ trẻ em Việt Nam: đánh giá phápluật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ởViệt Nam”
8. GS. TS. Nguyễn Đăng Dung – PGS.TS. Vũ Công Giao – TS. Lã Khánh Tùng (Đồng chủ biên), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội (2009) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội (2009)
9. Luật Người khuyết tật (2010), được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010; Chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Người khuyết tật (2010)
Tác giả: Luật Người khuyết tật
Năm: 2010
10. Luật Phòng, Chống HIV/AIDS (2006), được Quốc hội thông qua ngày 29, tháng 6, năm 2006, Chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phòng, Chống HIV/AIDS
Tác giả: Luật Phòng, Chống HIV/AIDS
Năm: 2006
11. Luật Phòng, chống ma túy 2013, có hiệu lực từ ngày 23 tháng 07 năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Phòng, chống ma túy 2013, "có hiệu lực từ
13. Chuyên đề nghiên cứu “ Vai trò của Trung tâm công tác xã hội đối với việc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em” của tác giả Lê Thu Hà, Cục BVCSTE Sách, tạp chí
Tiêu đề: “ Vai trò của Trung tâm công tác xã hội đối vớiviệc cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em”
20. Tham luận “Mô hình nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cấp xã – Nền tảng triết lý và những bài học rút ra” của tác giả Nguyễn Thu Trang, Bộ môn Công tác xã hội, Trường ĐH KHXH&NV Hà Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Mô hình nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệtkhó khăn cấp xã – Nền tảng triết lý và những bài học rút ra”
2. Công ước Quốc tế về quyền trẻ em, được phê chuẩn ngày 20 tháng 11 năm 1989; có hiệu lực từ ngày 2 tháng 9 năm 1990 Khác
12. Bộ luật Hình sự năm 2015, ban hành ngày 27/11/2015 Khác
14. Báo cáo Chỉ tiêu BVTE năm 2012 của Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Khác
15. Luật Lao động năm 2012, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Khác
16. Kế hoạch Số 352/KH-UBND, ngày 22 tháng 6 năm 2012 về thực hiện chương trình bảo vệ trẻ em Thành phố Hải Dương giai đoạn 2011-2015 của UBND TP Hải Dương Khác
17. Báo cáo Kết quả thực hiện Chương trình Quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn 2011-2015 của UBNDTP Hải Dương Khác
1. ILO says global number of child labourers down by a third since 2000 Khác
3. The United Nations Convention on the Rights of the Child, 1989. 116 Khác
4. Thomas Hammarberg,(2013), Making Reality of the Right of the child Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w