1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích nội dung cơ bản trong quy định của pháp luật quốc tế về tội phạm rửa tiền

18 681 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 44,82 KB

Nội dung

Theo đó, rửa tiền là “Hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ buôn bán ma tuý hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội với mục đích che dấu n

Trang 1

BÀI LÀM

1 Phân tích nội dung cơ bản trong quy định của pháp luật quốc tế về tội phạm rửa tiền?

1.1 Khái quát chung về tội rửa tiền

Định nghĩa.

Liên quan đến vấn đề này có rất nhiều định nghĩa khác nhau

Theo định nghĩa thông thường thì rửa tiền được coi là “hành vi biến đổi các khoản thu nhập nhằm che đậy nguồn gốc phi pháp nguyên thủy của chúng”.

Còn theo FATF (Đặc nhiệm chống rửa tiền quốc tế) thì rửa tiền được hiểu là

“một quá trình chuyển đổi doanh thu từ các hoạt động bất hợp pháp thành các nguồn vốn hợp pháp” Giáo sư Byung Ki Lee, Viện nghiên cứu hình sự Hàn Quốc lại cho rằng rửa tiền cũng có thể là “hành vi của bọn tội phạm biến đổi các đồng tiền bất hợp pháp thành đồng tiền hợp pháp.”

Tuy nhiên cách hiểu rõ nhất và đầy đủ nhất đó là theo Công ước Vienna năm 1988 về chống buôn bán chất gây nghiện và Công ước Plermo về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 của Liên hợp quốc Công ước Viên

1988 lần đầu tiên đã đưa ra khái niệm về rửa tiền và có quy định bắt buộc các quốc gia thành viên quy định là hành vi tội phạm trong pháp luật nước mình Khái niệm này được nêu dưới dạng liệt kê các hành vi cấu thành Theo đó, rửa

tiền là “Hành vi chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được từ buôn bán ma tuý hoặc từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội với mục đích che dấu nguồn gốc tài sản hoặc giúp người thực hiện các hành vi trên trốn tránh trách nhiệm pháp lý các hành vi của mình; Hành vi che dấu hoặc nguỵ trang hình thái tự nhiên, nguồn gốc, địa điểm, việc định đoạt, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản hoặc các quyền liên quan đến tài sản mà biết rõ là tài sản do phạm tội buôn bán ma tuý mà có; Hành vi mua, tàng trữ hoặc sử dụng tài sản”.(Điều 3)

 Các văn bản pháp lý quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

- Chương trình Liên hợp quốc về Kiểm soát ma túy (UNDCP), Công ước Viên năm 1988;

Trang 2

- Công ước Pa-léc-mô năm 2000: Hình sự hóa hành vi rửa tiền; quy định tội phạm nguồn; xây dựng các biện pháp phòng ngừa; hợp tác trao đổi thông tin;

- Công ước của Liên hợp quốc về chống tài trợ cho khủng bố năm 1999 và các nghị định thư kèm theo: hình sự hóa chủ nghĩa khủng bố, các tổ chức khủng

bố và các hành vi khủng bố;

- Các nghị quyết của hội đồng bảo an Liên hợp quốc về việc trừng trị những tổ chức, cá nhân khủng bố;

- 49 Khuyến nghị về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố của lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF);

- Điều khoản tham chiếu của APG

Các tổ chức chống rửa tiền trên thế giới.

- Liên hợp quốc

- Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF)

- Các tổ chức quốc tế khác

Theo đánh giá gần đây nhất, hoạt động rửa tiền được xem là có giá trị đứng thứ 3 trên thế giới sau kinh doanh dầu mỏ và buôn bán vũ khí Theo đánh giá của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) có trụ sở chính tại Paris, thì doanh số hoạt động rửa tiền lên đến 1.100 tỷ USD/năm, chiếm 2% GDP toàn cầu Theo bản báo cáo mới đây của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD -Organization For Economic Cooperation And Development) thì doanh số nền kinh tế đen của Anh chiếm xấp xỉ 7% GDP, ở Mỹ xấp xỉ 9%, Đức 10% trong khi Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha gần 25% GDP Ở Nga và các quốc gia Trung, Đông Âu dự đoán doanh số của nền kinh tế đen lên đến 50% GDP1

Như vậy, hành vi rửa tiền được xem là một tội phạm “không biên giới”

-có thể xảy ra từ khi bắt đầu đến kết thúc liên quan đến nhiều quốc gia, muốn chống lại hành vi rửa tiền hiệu quả, phải có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ giữa các quốc gia

1.2 Nội dung cơ bản trong quy định của pháp luật về tội rửa tiền

 Hành vi khách quan.

1Vũ Duy Cương, “Rửa tiền - Một tội phạm quốc tế điển hình”, Tạp chí khoa học pháp lí, Trường đại học luật TP Hồ Chí Minh, tháng 5/2002

Trang 3

Rửa tiền là hành vi rất nguy hiểm Nó không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nền kinh tế mà còn có những ảnh hưởng đến an ninh từng quốc gia, tác động nghiêm trọng đến sự trong sạch và hoàn chỉnh của hệ thống tài

chính toàn thế giới Theo Điều 6 Công ước Plarmo những hành vi khách quan

sau sẽ được coi là phạm tội rửa tiền:

Những hành vi phạm tội do cố ý:

i) Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản mặc dù biết rằng tài sản đó là do phạm tội mà có nhằm mục đích che đậy hoặc che dấu tính chất bất hợp pháp đích thực của tài sản hoặc nhằm tiếp tay cho người có liên quan đến việc thực hiện tội phạm chính lẩn tránh những hệ qủa pháp lý của hành vi phạm tội;

ii) Che đậy hoặc làm thay đổi bản chất đích thực, nguồn gốc, nơi cất giữ, việc định đoạt, vận chuyển của tài sản hoặc quyền sở hữu hay những quyền khác

có liên quan đến tài sản mặc dù biết rằng tài sản đó là do phạm tội mà có;

Những hành vi được quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia:

i) Mua, cất giữ hoặc sử dụng tài sản mặc dù vào thời điểm nhận được tài sản biết rằng tài sản là do phạm tội mà có;

ii) Tham gia thực hiện một trong những hành vi tội phạm theo quy định tại điều này hoặc tham gia vào mọi hình thức liên kết, thỏa thuận, ý đồ hoặc âm mưu phạm tội bằng cách hỗ trợ, xúi giục, tạo điều kiện và hướng dẫn thực hiện hành vi tội phạm đó

 Tội phạm nguồn của tội rửa tiền.

Tội phạm nguồn của tội rửa tiền là hành vi phạm tội chính, từ đó đã tạo ra những đồng tiền mà khi sử dụng đã được rửa thì sẽ dẫn tới hành vi phạm tội rửa tiền Trong điều kiện của mình, Công ước Viên chỉ quy định về các tội phạm nguồn của tội buôn bán bất hợp pháp chất ma túy Vì vậy, những hành vi phạm tội không liên quan đến buôn bán bất hợp pháp ma túy như lừa đảo, bắt cóc và trộm cắp thì không cấu thành tội rửa tiền theo Công ước Viên Tuy nhiên theo năm tháng, cộng đồng quốc tế đã hình thành quan điểm rằng các tội phạm nguồn của tội rửa tiền cần phải được mở rộng, chứ không phải chỉ bó hẹp trong hành vi buôn bán bất hợp pháp ma túy Vì vậy FATF (Lực lượng đặc nhiệm tài chính quốc tế) và các tổ chức quốc tế khác đã mở rộng định nghĩa của Công ước Viên

Trang 4

về tội phạm nguồn để bổ sung cả những hành vi phạm tội nghiêm trọng khác Nếu như Công ước Viên chỉ quy định 1 tội phạm nguồn của tội rửa tiền thì đến Công ước Plermo 2000 đã quy định mở rộng hơn phạm vi các tội phạm được coi

là tội phạm nguồn Công ước này quy định nghĩa vụ đối với các nước thành viên

phải quy định “với phạm vi rộng nhất” các tội phạm nguồn của tội rửa tiền.

Phạm vi các tội phạm nguồn sẽ do Tòa án mỗi nước quyết định, chỉ tuân theo yêu cầu của Công ước Viên là việc buôn bán bất hợp pháp ma túy phải được coi

là tội phạm nguồn Và phạm vi các tội trong từng loại tội đã được chỉ định

Công ước Plarmo 2000 yêu cầu tất cả các nước thành viên phải áp dụng “giới hạn rộng nhất các tội phạm nguồn” của tội rửa tiền của Công ước này2 Theo

đó, có tất cả 20 loại tội được coi là tội phạm nguồn của tội rửa tiền (phụ lục)

 Yếu tố lỗi

Theo Công ước Viên, một người phạm tội rửa tiền khi người ấy tội

“biết” rằng tiền đó có nguồn gốc từ tội phạm nguồn Tuy nhiên các nước có thể

mở rộng phạm vi trách nhiệm pháp lý đối với hành vi “rửa tiền do vô ý”, khi kẻ

phạm tội đáng ra phải biết rằng tài sản đó là do phạm tội mà có Thực tế rất khó chứng minh yếu tố lỗi vô ý của người thực hiện hành vi, vì vậy Công ước Viên, Công ước Plarmo, Bốn mươi khuyến nghị và nhiều công cụ pháp lý khác quy định rằng luật pháp nên cho phép suy luận lỗi từ những hoàn cảnh thực tế khách quan Nếu các hoàn cảnh thực tế khách quan khớp với hoàn cảnh đó, thì yêu cầu

về yếu tố lỗi thỏa mãn

 Phương thức rửa tiền.

Các phương thức rửa tiền rất đa dạng, tinh vi Phương thức đơn giản nhất

là thông qua các giao dịch trực tiếp bằng tiền mặt, phương thức này được áp dụng bằng cách chia nhỏ khoản tiền thành những phần nhỏ hơn hòng loại bỏ sự chú ý, sau đó sẽ “pha trộn” với những khoản tiền sạch khác trong các giao dịch nhằm cắt đứt nguồn gốc bẩn của đồng tiền Phương thức khác đó là thông qua việc mua những động sản có giá trị lớn như vàng bạc, kim cương, đá quý Ngoài ra bọn tội phạm còn thực hiện rửa tiền thông qua việc mua ô tô, xe

2Paul Allan Schott, Hướng dẫn tham khảo về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2007.

Trang 5

máy, du thuyền, séc du lịch và thường được đăng ký dưới một tên khác để tránh gây sự chú ý của các cơ quan điều tra và cơ quan chống rửa tiền Rửa tiền cũng được thực hiện thông qua đầu tư vào gửi tiết kiệm, mở tài khoản ngân hàng Đây gọi là hình thức rửa tiền qua ngân hàng Sau khi gửi vào chúng sẽ để những khoản tiền này nằm im trong một thời gian phù hợp với quy định của từng quốc gia, sau đó chúng rút toàn bộ hoặc từng phần đưa vào lưu thông, biến những khoản tiền này thành tiền sạch Rửa tiền qua các sòng bạc cũng là một phương thức có hiệu quả đối với những khoản tiền “bẩn” không quá lớn Tiền

“bẩn” luôn dễ dàng được lưu thông tại đây do tại các sòng bạc luôn sẵn sàng lấy tiền mặt Sau đó chúng có thể được chuyển thành séc thanh toán – như là số tiền được bạc và có thể rút séc tại ngân hàng của sòng bạc Như vậy, có thể thấy, hoạt động rửa tiền có thể trải qua 3 bước:

- Thâu nhận các khoản tiền từ các hành vi tội phạm;

- Hợp pháp hóa tiền bằng nhiều cách thức khác nhau;

- Sử dụng công khai các khoản tiền đã được làm sạch

Thậm chí sau bước thứ ba, từ việc sử dụng các khoản tiền đã được làm sạch đó, các tổ chức tội phạm quốc tế lại tiếp tục cung cấp tài chính cho thế giới tội phạm như buôn bán ma túy, khủng bố, hối lộ… hoặc lũng đoạn cả nền kinh

tế, chính trị của quốc gia với bàn tay và bộ mặt sạch sẽ Vì thế toàn bộ quá trình rửa tiền (dù có lúc bí mật, có lúc công khai) luôn khép kín trong một vòng tròn lợi nhuận phi pháp

Các biện pháp đối kháng tội phạm rửa tiền.

FATF đã đặt ra các biện pháp đối kháng, những biện pháp này phải được

áp dụng từ từ, tương xứng và linh hoạt:

i) các yêu cầu nghiêm ngặt về nhận dạng khách hàng và tăng cường các cố vấn, bao gồm các cố vấn tài chính đối với các nước và vùng lãnh thổ cụ thể, cho các tổ chức tài chính để xác định chủ sở hữu hưởng lợi trước khi thiết lập các mối quan hệ với các cá nhân và các công ty từ các nước này;

ii)tăng cường các cơ chế báo cáo thích hợp hoặc tăng cường việc báo cáo một cách hệ thống các giao dịch tài chính mà cơ sở cho việc làm này là các giao dịch tài chính với những nước như vậy có thể bị nghi vấn nhiều hơn

Trang 6

iii) Cảnh báo các doanh nghiệp trong khu vực phi tài chính rằng những giao dịch với các thực thể bên trong các nước và khu vực bất hợp tác (NCCT) có thể dẫn tới các rủi ro về rửa tiền

iv) Cuối cùng, các biện pháp đối kháng có thể bao gồm việc chấm dứt các giao dịch của các nước thành viên FATF với các tổ chức tài chính từ một nước như vậy

Hợp tác quốc tế trong phòng chống tội phạm rửa tiền.

Các nước cùng nhau phê chuẩn và thực hiện các công ước quốc tế: các Công ước mà các nước nên ký kết và phê chuẩn như Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp chất ma túy và chất hướng thần 1988 (Công ước Viên), Công ước UN về chống tài trợ cho khủng bố năm 1995 và Công ước UN về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia năm 2000 (Công ước Plermo); Thực thi các khuyến nghị của FATF và các tiêu chuẩn quốc tế chuyên ngành khác; Hợp tác quốc tế giữa các cơ quan giám sát tài chính: hợp tác giữa các giám sát viên ngân hàng, hợp tác giữa các giám sát viên chứng khoán, hợp tác giữa các giám sát viên bảo hiểm; Hợp tác quốc tế giữa các cơ quan thu hành pháp luật và tư pháp Các biện pháp chế tài được áp dụng trong hoạt động chống rửa tiền:

- Hội đồng bảo an đưa ra các biện pháp đảm bảo an ninh thế giới, chống khủng bố

- Lực lượng đặc nhiệm tài chính về chống rửa tiền (FATF) đưa ra các biện pháp đối với các nước thành viên không tự nguyện thực hiện Bốn chín khuyến nghị về chống rửa tiền và chống tài trợ cho khủng bố; các biện pháp về tài chính; cơ chế xác định các nước và vùng, lãnh thổ bất hợp tác (NCCTs)

1.3 Sự tương thích của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế về tội rửa tiền.

Ngày 29/6/2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 1999 (BLHS), chính thức quy định tội danh Rửa tiền tại Điều 251 BLHS trên cơ sở sửa đổi tội danh Hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có Việc sửa đổi, bổ sung này nhằm bao quát các hành vi rửa tiền được đề cập trong các Công ước quốc tế, tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh có hiệu quả đối

Trang 7

với tội phạm rửa tiền ở nước ta, đồng thời góp phần thuận lợi cho hợp tác quốc

tế trong đấu tranh phòng, chống rửa tiền

Về cơ bản BLHS Việt Nam năm 1999 đã có sự kế thừa các quy định của các công ước này khi quy định về hành vi khách quan của tội phạm Nghiên cứu

về quy định hành vi khách quan như vậy của các văn bản pháp luật quốc tế cũng như Việt Nam ta nhận thấy các hành vi của tội rửa tiền không chỉ là những hành

vi trực tiếp mà còn bao gồm cả các hành vi gián tiếp Nghĩa là, không chỉ có chủ thể trực tiếp có tài sản do hành vi phạm tội mà có thực hiện rửa tiền mới bị xét

xử mà những người giúp đỡ, những người gián tiếp tham gia vào các giao dịch liên quan đến tiền, tài sản khi biết do hành vi phạm tội mà có đều bị xử lý

Tuy nhiên, trên thực tế, việc quy định của luật hình sự Việt Nam với các quy định pháp luật trong quốc tế về vấn đề này còn có những điểm không tương thích sau:

- Về tội phạm nguồn: theo các văn bản quốc tế trên, tội phạm chính tạo ra

thu nhập mà khi tiền được chuyển đổi (rửa) sẽ dẫn đến tội rửa tiền gọi là tội phạm nguồn Việc quy định tội phạm nào là tội phạm nguồn của tội rửa tiền cần phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế Còn trong pháp luật Việt Nam vấn đề Tội phạm nguồn là vấn đề mới mẻ mà chưa được nhắc đến Tại Điều 251 BLHS năm 1999 chỉ quy định các hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà

có Quy định này chung cho tất cả các hành vi hợp pháp hoá tiền, tài sản có nguồn gốc phạm tội Quy định này chưa đủ và bao quát được hết các nội dung của hành vi rửa tiền như chuyển đổi, chuyển nhượng, nguỵ trang, nhận, sở hữu,

sử dụng, tham gia, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các hành vi trên… Do vậy cần có những quy định cụ thể hơn về hành vi này trong Bộ luật hình sự Bên cạnh đó, cần nghiên cứu quy định tội làm giàu bất chính trong pháp luật hình sự của nước ta Đây là hành vi có liên quan đến tội rửa tiền được quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng và pháp luật hình sự của hầu hết các quốc gia trên thế giới

- Về hành vi phạm tội Bên cạnh những quy định của BLHS về tội rửa

tiền, hiện nay luật phòng chống rửa tiền đã được thông qua và sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2013 Tuy nhiên, trong luật phòng chống rửa tiền cũng chưa đưa ra

Trang 8

được các quy định chi tiết về hành vi rửa tiền mà chỉ nêu ra khái niệm rửa tiền là

“hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có…”(khoản 1 Điều 4) Còn về các hành vi cụ thể thì luật này lại quy định là “được quy định trong BLHS.” Ngoài ra, trong luật có nêu thêm hai hành vi: một là, trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm

trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do

phạm tội mà có; hai là, chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết

rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản

Tóm lại, về tội phạm rửa tiền thì pháp luật việt nam hiện nay tuy là đã có BLHS năm 1999 và luật phòng chống rửa tiền sắp có hiệu lực nhưng quy định chưa được cụ thể và chi tiết về dấu hiệu hành vi của loại tội phạm này, mà mới tập trung vào quy định các vấn đề về các biện pháp phòng ngừa, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, không có sự chi tiết so với các Điều ước quốc tế trên đây

2 Phân tích tính chất quốc tế của các tội phạm về ma túy?

2.1 Khái quát chung về tội phạm ma túy.

Khái niệm.

Tội phạm ma túy được qui định trong Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma tuý và các chất hướng thần năm 1988 bằng cách liệt kê các hành vi cụ thể trong Khoản 1, 2, 3 Điều 3:

"1 Theo nội luật của mình, mỗi bên của Công ước sẽ áp dụng những biện pháp cần thiết để coi là tội phạm hình sự những hành vi dưới đây nếu chúng được cố ý thực hiện:

a) i) Sản xuất, điều chế, chiết xuất, pha chế, chào hàng, phân phối, bán, trao đổi dưới bất cứ hình thức nào như môi giới, gửi, quá cảnh, vận chuyển, nhập khẩu, xuất khẩu ma tuý và các chất hưởng thần trái với các quy định của Công ước 1961, Công ước 1961 sửa đổi hoặc Công ước 1971; ii) Trồng cây thuốc phiện, cây côca hay cây cần sa với mục đích sản xuất trái phép ma tuý, trái phép với các quy định của Công ước 1961 và Công ước 1961 sửa đổi; iii) Tàng trữ hoặc mua bán bất kỳ chất ma tuý hoặc chất hướng thần nào với mục đích thực hiện bất kỳ hoạt động nào quy định tại điểm (i) nói trên; iv) Điều chế,

Trang 9

vận chuyển hay cung cấp phương tiện, nguyên liệu hoặc các chất trong các Bảng I và Bảng II mà biết rõ những chất đó được sử dụng để trồng trọt, sản xuất, điều chế trái phép các chất ma tuý hoặc các chất hướng thần; v) Tổ chức, chỉ đạo hoặc tài trợ cho bất kỳ hành động phạm tội nào quy định tại các điểm (i), (ii), (iii) hoặc (iv) nói trên;

b) i) Chuyển đổi hoặc chuyển giao tài sản khi biết rằng tài sản đó thu được

từ bất kỳ hành vi phạm tội nào được quy định tại điểm (a) của khoản này hoặc

từ việc tham gia vào hoạt động phạm tội đó với mục đích che giấu hoặc ngụy trang nguồn gốc bất hợp pháp của tài sản hoặc giúp bất kỳ người nào có dính líu vào hành vi phạm tội như vậy trốn tránh trách nhiệm hình sự của hành vi đó; ii) Che giấu hoặc ngụy trang bản chất thực sự nguồn gốc, địa điểm, chuyển nhượng, chuyển quyển sở hữu tài sản mà biết rõ tài sản đó thu được từ hoạt động phạm tội đã được quy định tại điểm (a) được quy định tại điểm này;

c) Dựa theo những quy định của Hiến pháp và những khái niệm cơ bản của hệ thống pháp luật của từng nước; i) Việc có được sở hữu, hoặc sử dụng tài sản mà vào thời điểm đó biết rõ đấy là tài sản do phạm tội quy định tại điểm (a) khoản này hoặc do tham gia vào những hoạt động phạm tội đó mà có; ii) Tàng trữ những phương tiện, nguyên liệu hoặc các chất liệt kê trong Bảng I và Bảng

II mà biết rõ những thứ đó đang hoặc sẽ được sử dụng trái phép cho các mục đích trồng, sản xuất hoặc điều chế các chất ma tuý và các chất hướng thần; iii) Bằng mọi cách kích động hoặc xúi giục người khác phạm tội quy định tại Điều này hoặc sử dụng trái phép các chất ma tuý và các chất hướng thần; iv) Tham gia, cấu kết hoặc có âm mưu phạm các tội quy định tại Điều này, cũng như có hành vi giúp sức, xúc giục, thúc đẩy hoặc dụ dỗ người khác phạm bất kỳ tội nào quy định tại Điều này."

Hầu hết các tội phạm về ma túy đều được quy định là những tội có cấu thành hình thức Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của CTTP của những tội phạm này Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã thực hiện hành vi khách quan

Khách thể của tội phạm.

Trang 10

Khách thể của tội phạm ma túy là các chất ma túy Cho đến nay, trên thế giới không có một khái niệm thống nhất về “ma túy” (drugs) hay “chất ma túy” (narcotic drugs) Công ước thống nhất về các chất ma túy năm 1961 (gọi tắt là Công ước 1961) áp dụng phương pháp liệt kê để xác định trực tiếp danh mục các chất ma túy bị kiểm soát

Mặt chủ quan của tội phạm

Mặt chủ quan chủa tội phạm ma túy là lỗi cố ý, trong đó đa số là cố ý trực tiếp Có những trường hợp có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp Khoản 2,

3 Điều 3 Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất

ma tuý và các chất hướng thần năm 1988 qui định:

"2 Dựa theo những quy định của Hiến pháp và những khái niệm cơ bản của hệ thống pháp luật của mình, mỗi bên có những biện pháp cần thiết để coi

là tội phạm hình sự theo luật riêng của mình, khi hành vi đó là cố ý sử dụng, tàng trữ hoặc trồng các loại cây có chất ma tuý hoặc chất hướng thần phục vụ cho mục đích cá nhân trái với những quy định của Công ước 1961, Công ước

1961 sửa đổi hoặc Công ước 1971.

3 Ý thức, ý định hoặc mục đích được coi như một yếu tố cấu thành tội phạm quy định tại Khoản 1 Điều này có thể xác minh bằng những hoàn cảnh thực tế khách quan."

Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của hầu hết các tội phạm về ma túy là chủ thể thường, có đủ năng lực và trách nhiệm hình sự

Hình phạt

Căn cứ vào tính chất nghiêm trọng của của các tội qui định tại Khoản 1

Điều 3 Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất

ma tuý và các chất hướng thần năm 1988, các quốc gia thành viên sẽ xác định hình phạt tương ứng như tù giam hoặc các hình thức tước quyền tự do khác, phạt tiền và tịch thu tài sản Bên cạnh đó có thể quy định bổ sung cho việc kết án hoặc hình phạt đối với người phạm các tội quy định tại khoản 1 của Điều này, các biện pháp như cai nghiện, giáo dục, chăm sóc sau điều trị phục hồi tái hoà nhập vào xã hội

Ngày đăng: 29/01/2016, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w