1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những điểm bất cập trong quy định của pháp luật về hoạt động khuyến mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định đó

20 1,1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 220,5 KB

Nội dung

Theo quy định tại khoản 1 điều 88 LTM khuyến mại được hiểu là: “ Là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho

Trang 1

Mục lục bài viết Trang

A LỜI MỞ ĐẦU……… 2

B NỘI DUNG……… 3

I Khái quát chung về khuyến mại……… 3

1 Khái niệm khuyên mại……… 3

2 Đặc điểm của khuyến mại……… 3

3 Vai trò của khuyến mại……… 3

II Những quy định pháp luật hiền hành về khuyến mại……… 4

1 Khái niệm……… 4

2 Nội dung cơ bản của pháp luật hiện hành……… 4

2.1 Chủ thể thực hiện khuyến mại……… 4

2.2 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại………

5 2.3 Hình thức khuyến mại……… 5

2.4 Quy định hạn chế, cấm đoán trong hoạt động khuyến mại………

8 III Bất cập trong quy định pháp luật về khuyến mại tại Việt Nam………

9 IV Hoàn thiện các quy định pháp luật về khuyến mại……… 16

A LỜI MỞ ĐẦU

Trong quá trình toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam đang dần mở rộng cánh cửa

thương mại Song chính trong môi trường mới này, khi hàng hoá được lưu thông tự

Trang 2

do hơn thì tính cạnh tranh của hàng hoá lại càng trở nên gay gắt hơn Do vậy, chỉ những sản phẩm nào chiếm được ưu thế trên thương trường, được người tiêu dùng chấp nhận, thì mới có thể đứng vững và tiếp tục phát triển Để làm được điều này thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những hoạt động tích cực hướng đến khách hàng nhằm hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp Theo đó hoạt động khuyến mại dần hình thành và phát triển, đóng góp vai trò hết sức quan trọng trong việc giúp các thương nhân tìm kiếm cơ hội , định hướng tiêu dùng cho khách hàng Với sự ra đời của Luật thương mại năm 2005, luật cạnh tranh năm 2004….đã đưa hoạt động khuyến mại vào diện điều chỉnh bằng cách thiết lập hành lang pháp lý cho hoạt động khuyến mại, xây dựng các hoạt động cần thiết cho các doanh nghiệp khi thực hiện các hành vi này, đồng thời thiết lập môi trường cạnh tranh lành mạnh bảo vệ lợi ích của khuyến mại Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển sôi động, chính vì thế mà những quy định về khuyến mại sớm bộc lộ những hạn chế cần khắc phục Để hiểu thêm về vấn đề này em xin đi sâu nghiên cứu

vấn đề : “ Phân tích những điểm bất cập trong quy định của pháp luật về hoạt

động khuyến mại và đề xuất các giải pháp hoàn thiện các quy định đó”

A NỘI DUNG

I Khái quát chung về khuyến mại.

1 Khái niệm khuyến mại.

Khuyến mại là hình thức xúc tiến thương mại khá phổ biến trong nền kinh tế nước ta trong thời gian trở lại đây Khuyến mại phát triển cùng với sự phát triển của

Trang 3

nền kinh tế thị trường với quan hệ sở hữu hàng hoá, dịch vụ ngày càng đa dạng,

phong phú Theo quy định tại khoản 1 điều 88 LTM khuyến mại được hiểu là: “ Là

hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định ”

2 Đặc điểm của khuyến mại.

● Chủ thể thực hiện hành vi khuyến mại là thương nhân Thương nhân được

phép tự mình tổ chức thực hiện việc khuyến mại hoặc có thể lựa chọn dịch vụ khuyến mại cho thương nhân khác để kinh doanh Quan hệ này phát sinh trên cơ sở hợp đồng dịch vụ khuyến mại giữa thương nhân có nhu cầu khuyến mại và thương nhân kinh doanh dịch vụ

● Cách thức xúc tiến thương mại: Mang lại cho khách hàng một số lợi ích nhất

định ( có thể là vật chất hoặc phi vật chất) để khuyến khích khách hàng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của thương nhân như quà tặng, hàng mẫu để dùng thử, mua hàng giảm giá…hoặc tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải trí, các chương trình khách hàng… Tùy thuộc vào mục tiêu của đợt khuyến mại, trạng thái cạnh tranh, điều kiện kinh phí dành cho đợt khuyến mại, lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng

● Mục đích của khuyến mại: Xúc tiến việc bán hàng và cung ứng dịch vụ để

tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường hàng hóa dịch vụ chủ yếu thông qua việc lôi kéo khách hàng thực hiện hành vi mua sắm, sử dụng dịch vụ, giới thiệu sản phẩm mới, kích thích trung gian phân phối chú ý hơn nữa tới hàng hóa của doanh nghiệp, tăng lượng hàng đặt mua

3 Vai trò của khuyến mại.

Khuyến mại là hình thức xúc tiến thương mại đang được sử dụng phổ biến hiện

nay Khuyến mại kích thích nhu cầu mua sắm của khách hàng và nhờ đó tăng cường

cơ hội thương mại bán sản phẩm cho doanh nghiệp, tạo doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp Việc tổ chức khuyến mại sẽ giúp cho doanh nghiệp xây dựng được hình ảnh của mình cũng như tăng cường được giá trị tài sản vô hình

Trang 4

II Những quy định pháp luật hiện hành về khuyến mại.

1 Khái niệm

Nghĩa rộng: tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong hoạt động khuyến mại: quan hệ giữa thương nhân khuyến mại với thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại; giữa thương nhân khuyến mại với các thương nhân

là đối thủ cạnh tranh của họ trên thị trường; giữa thương nhân với khách hàng, giữa thương nhân với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực khuyến mại…Các quy định của pháp luật về khuyến mại được ghi nhận trong nhiều văn bản

Nghĩa hẹp: là bộ phận của pháp luật thương mại bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ mang tính tài sản hình thành trong quá trình thương nhân tìm kiếm, thúc đẩy mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thông qua việc dành cho khách hàng những lợi ích nhất định

2 Nội dung cơ bản của pháp luật về khuyến mại.

2.1 Chủ thể thực hiện khuyến mại.

Được quy định tại khoản 2 điểu 88 và điều 91 LTM năm 2005, theo đó thương nhân thực hiện khuyến mại là thương nhân trực tiếp khuyến mại hàng hóa, dịch vụ

mà mình kinh doanh hoặc thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện khuyến mại cho hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đó

Thương nhân được quyền khuyến mại hoặc thuê thương nhân kinh doanh dịch

vụ khuyến mại thực hiện việc khuyến mại cho mình là thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân Việt Nam, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam Văn phòng đại diện không có quyền khuyến mại

2.2 Quyền và nghĩa vụ của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại.

2.2.1 Quyền của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại.

Quyền tự do kinh doanh cho phép thương nhân được áp dụng các kỹ thuật thuyết phục khác nhằm để tăng cường cơ hội bán hàng và cung ứng dịch vụ Khi tổ chức hoạt động khuyến mại, thương nhân có các quyền quy định tại điều 95 LTM năm

Trang 5

2005 Cụ thể như sau:

● Lựa chọn hình thức, thời gian, địa điểm khuyến mại hàng hóa, dịch vụ để KM

● Quy định những lợi ích cụ thể mà khách hàng được hưởng

● Thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại thực hiện việc KM cho mình

● Tự mình tổ chức thực hiện các hình thức khuyến mại theo quy định của pháp luật

2.2.2 Nghĩa vụ của thương nhân thực hiện hoạt động khuyến mại.

Thương nhân tổ chức hoạt động khuyến mại có các nghĩa vụ được quy định tại điều 96 LTM năm 2005

● Thực hiện đầy đủ các trình tự , thủ tục theo quy định của pháp luật để thực hiện các hình thức khuyến mại

● Thông báo công khai các nội dung thông tin về hoạt động KMi cho khách hàng ● Thực hiện đúng chương trình KM đã thông báo và các cam kết với khách hàng ● Nghĩa vụ trích 50% giá trị giải thưởng đã công bố vào ngân sách nhà nước trong trường hợp không có người trúng thưởng ( đối với các hình thức trao thưởng mang tính may rủi )

● Tuân thủ các thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ khuyến mại đã ký kết

2.3 Hình thức khuyến mại.

Được quy định tại điều 92 LTM năm 2005 Pháp luật đã quy định nhiều hình thức

khuyến mại khác nhau để thương nhân lựa chọn “ dành thêm” cho khách hàng những

lợi ích vật chất nhất định Theo đó, các hình thức khuyến mại bao gồm:

● Hàng mẫu miễn phí: Thương nhân đưa hàng mẫu, cung ứng dịch vụ mẫu để

khách hàng dùng thử không phải thực hiện bất kỳ nghĩa vụ thanh toán nào Hàng mẫu được sử dụng khi thương nhân cần giới thiệu một sản phẩm mới hoặc sản phẩm đã cải tiến, vì thế hàng mẫu là hàng đang bán hoặc hàng sẽ bán trên thị trường

● Tặng hàng hoá, cung ứng dịch vụ không thu tiền: Hàng hóa, dịch vụ làm quà

tặng có thể là hàng hóa, dịch vụ mà thương nhân đang kinh doanh hoặc là hàng hóa, dịch vụ của thương nhân khác Và không phải là hàng hoá, dịch vụ cấm lưu thông theo quy định của pháp luật Việt Nam Trị giá hàng hoá, dịch vụ dùng để tặng không

Trang 6

được vượt quá 50% giá trị của hàng hoá, dịch vị của doanh nghiệp và bán ra tính vào thời điểm trước khuyến mại Hình thức này góp phần khuyến khích sự liên kết, xúc tiến thương mại, nhằm khai thác lợi ích tối đa của thương nhân Tặng quà trong trường hợp này không chỉ thúc đẩy hành vi mua sắm sử dụng dịch vụ của thương nhân mà còn có cơ hội quảng cáo, giới thiêu hàng hoá, dịch vụ của nhau

● Bán hàng giảm giá: là hành vi bán hàng, cung ứng dịch vụ trong thời gian

khuyến mại với giá thấp hơn giá, giá cung ứng dịch vụ bình thường trước đó được áp dụng trong thời gian khuyến mại mà thương nhân đã đăng ký hoặc thông báo Khi khuyến mại bằng hình thức này thương nhân phải niêm yết thời gian khuyến mại, giá hàng hoá, dịch vụ bình thường trước khi khuyến mại và giá hàng hoá dịch vụ đã được giảm giá trong thời gian khuyến mại Giá khuyến mại tại thời điểm khuyến mại không được thấp hơn 50% giá của hàng hoá, dịch vụ trước thời gian khuyến mại

Đối với hàng hoá dịch vụ thuộc diện nhà nước quy định giá cụ thể thì không được giảm giá Trong trường hợp hàng hoá, dịch vụ được nhà nước quy định mức giá tối thiểu hoặc quy định khung giá hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ không được thấp hơn mức giá tối thiểu Đối với hình thức này khi thực hiện chương trình thương nhân cũng cần lưu ý về tổng thời gian thực hiện chương trình không quá 90 ngày trong 1 năm, 1 chương trình khuyến mại không quá 45 ngày Đặc biệt pháp luật hiện hành nghiêm cấm các hành vi lợi dụng hình thức khuyến mại để bán phá giá hàng hoá, dịch

vụ nhằm cạnh tranh không lành mạnh

● Bán hàng, cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn

người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố: Thương nhân tổ chức các

cuộc thi tìm hiểu về hàng hoá, dịch vị mà mình đã, đang và sẽ cung cấp nhằm nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng về sản phẩm đồng thời giúp các cơ sở sản xuất phân

bố, đánh giá đúng nhu cầu, mức độ quan tâm của khách hàng đối với hành hoá, dịch

vụ của mình từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh cho phù hợp Với điều kiện này phiều dự thi có thể mang lại những giải thưởng hoặc mang lại những lợi ích cho

Trang 7

khách hàng Do đó, sẽ tác động đến tâm lý hiếu kỳ của người tiêu dùng kích thích họ mua hàng hoá, dịch vụ cho thương nhân cung cấp

● Hình thức bán hàng cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử

dụng dịch vụ để khách hàng được hưởng hay không được hưởng một số lợi ích nhất định: Phiếu mua hàng thường có ý nghĩa giá hoặc mệnh giá thanh toán nhất định để

thanh toán những lần mua sau trong hệ thống bán hàng của thương nhân Phiếu sử dụng dịch vụ có thể cho sử dụng dịch vụ miễn phí theo điều kiện do nhà cung cấp đưa

ra Với cách này thương nhân có thể khuyến khích Giá trị tối đa của phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ được cung ứng trong thời gia khuyến mại không lớn hơn 50% giá trị hàng hoá, dịch vụ khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại

● Các hình thức bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo tham dự các chương

trình mang tính may rủi: Việc mở thưởng chương trình khuyến mại mang tính may rủi phải được tổ chức công khai, theo thể lệ đã công bố, có sự chứng kiến của khách hàng Trong trường hợp giá trị giải thưởng từ 100 000 000 trở lên, thương nhân phải công bố cho Sở thương mại nơi tổ chức khuyến mại Vé số dự thưởng phải có hình thức khác với xổ số do nhà nước độc quyền phát hành và không được sử dụng kết quả

xổ số của nhà nước để làm kết quả xác định trúng thưởng;

Tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên: theo đó việc tặng thưởng

cho khách hàng căn cứ trên số lượng hoặc trị giá mua hàng hóa, dịch vụ mà khách hàng thực hiện được thể hiện dưới hình thức thẻ khách hàng, phiếu ghi nhận sự mua hàng hoá, dịch vụ hoặc các hình thức khác

● Tổ chức cho khách hàng tham gia các chương trình văn hóa, nghệ thuật, giải

trí và các sự kiện khác vì mục đích khuyến mại.

● Các hình thức khuyến mại khác nếu được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp thuận

2.4 Quy định hạn chế, cấm đoán trong hoạt động khuyến mại.

2.4.1 Về quy định hạn chế trong hoạt động khuyến mại.

Trang 8

Hạn mức theo đơn giá: Theo quy định của pháp luật hiện hành giá trị vật chất

dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại ( trừ trường hợp hàng mẫu miễn phí; quà tặng; cung ứng dịch vụ có kèm theo phiếu dự thi cho khách hàng để chọn người trao thưởng theo thể lệ và giải thưởng đã công bố; tổ chức chương trình khách hàng thường xuyên; bán hàng, cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự chương trình khuyến mại mang tính may rủi)

Hạn mức tính theo tổng giá trị hành hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại: Tổng

giá trị của hàng hoá, dịch vụ mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không lớn hơn 50% tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ khuyến mại trừ trường hợp khuyến mẫu bằng đưa hành mẫu, cung ứng dịch vụ hành mẫu dùng thử không phải trả tiền

Hạn mức thời gian khuyến mại: Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến

mại đối với một nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không được quá 90 ngày trong năm, một chương trình khuyến mại không được quá 45 ngày Quy định này áp dụng đối với các hình thức khuyến mại: bán hàng, cung ứng dịch vụ giá giảm hơn so với giá bán hàng cung ứng dịch vụ trước đó

Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một nhãn hiệu hàng hoá dịch vụ không được qua 180 ngày trong 1năm và 1 chương trình khuyến mại không quá 90 ngày Hạn mức này áp dụng đối với các hình thức bán hàng: cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính chất may rủi

2.4.2 Các quy định cấm đoán trong hoạt động khuyến mại.

Để đảm bảo có môi trường cạnh tranh lành mạnh, trong đó có lợi ích hợp pháp của thương nhân khác, của người tiêu dung cũng như bảo vệ lợi ích của con người LTM đã quy định các hành vi cấm đoán trong hoạt động thương mại, điều 100: các hành vi bị cấm trong hoạt động khuyến mại:

+ Khuyến mại cho hàng hoá,dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa,dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá chưa được phép lưu thông,dịch vụ chưa được phép cung ứng

Trang 9

+ Sử dụng hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hóa chưa được phép lưu thông, dịch vụ chưa được phép cung ứng

+ Khuyến mại hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mại cho người dưới 18 tuổi + Khuyến mại hoặc sử dụng thuốc lá, rượu có độ cồn từ 30 độ trở lên để khuyến mại dưới mọi hình thức

+ Khuyến mại thiếu trung thực hoặc gây hiểu lầm về hàng hoá, dịch vụ để lừa dối khách hàng

+ Khuyến mại để tiêu thụ hàng hoá kém chất lượng, làm phương hại đến môi trường, sức khoẻ con người và lợi ích công cộng khác

+ Khuyến mại tại trường học, bệnh viện, trụ sở của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân

+ Hứa tặng, thưởng nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng

+ Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh

+ Thực hiện khuyến mại mà giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại vượt quá hạn mức tối đa hoặc giảm giá hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại quá mức tối đa theo quy định tại khoản 4 Điều 94 của Luật này

III BẤT CẬP TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ KHUYẾN MẠI TẠI VIỆT NAM

Hoạt động khuyến mại kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy người tiêu dùng mua và mua nhiều hơn các hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp hoặc phân phối Ngoài ra hoạt động khuyến mại còn nhằm mục đích quảng bá thương hiệu sản phẩm

và doanh nghiệp Khuyến mại nếu được sử dụng đúng sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực và những lợi ích cho doanh nghiệp, người tiêu dùng và toàn xã hội Ngược lại nó có thể gây ra những tiêu cực Luật thương mại ra đời đã góp phần điều chỉnh có hiệu quả hoạt động này Tuy nhiên vẫn còn một số quy định bất cập, vướng mắc cần khắc phục Cụ thể là:

Trang 10

Thứ nhất, về hình thức khuyến mại.

Luật Thương mại 2005 và các văn bản hướng dẫn tuy đã quy định thế nào là hàng mẫu, quà tặng Tuy nhiêu nếu quy định như vậy thì không rõ ràng và người tiêu dùng dễ bị nhầm lẫn, hiểu lầm khi thương nhân dùng hành hoá dịch vụ của mình được kinh doanh hợp pháp để phát tặng khuyến mại mà không kèm theo hành vi mua bán thì khi nào là hành mẫu khi nào là quà tặng Tháng 6/2006 tại Trung tâm thương mại Big C ( Hà Nội), Công ty TNHH nước giải khát Coca Cola tổ chức phát quà uống Coca Cola với số lượng lớn tại chỗ cho mọi đối tượng khách hàng Đó là hình thức tặng quà hay hàng mẫu ? Nếu là hàng mẫu thì thương nhân không phải thực hiện bất kỳ quy định nào về hạn mức khuyến mại, nếu là quà tặng thì thực hiện các quy định về hạn mức tối giá trị hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại (tổng giá trị hàng hoá dùng để khuyến mại trong 1 chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ được khuyến mại)

Xem xét mục đích của thương nhân khi đưa hàng mẫu cho khách hàng là giới thiệu với họ về hàng hoá, dịch vụ mình mà định hướng cho hành vi mua bán của họ sau khi kiểm nghiệm chất lượng hàng mẫu Còn mục đích của hình thức tặng quà là dụng giá trị quà để thu hút khách hàng mua hàng hoá, dịch vụ của thương nhân Chính vì vậy pháp luật chỉ nên quy định việc tặng quà kèm theo việc mua bán hàng hoá sử dụng dịch vụ còn lại các trường hợp đưa hàng hoá cho khách hàng không thu tiền được coi là hình thức hàng mẫu Mặt khác việc xác định rõ bản chất ở đây của hình thức quà tặng cho phép phân biệt với các hình thức xúc tiến thương mại khác như quảng cáo thương mại

Thứ hai, quy định về hạn mức thời gian giảm giá.

Theo quy định tại khoản 4 điều 9 nghị định của chính phủ số 37/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2006 quy định chi tiết luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại: Thời gian thực hiện giảm giá đối với 1 loại nhãn hiệu hành hoá, dịch vụ không được vượt quá 90 ngày trong 1 năm và 1 chương trình khuyến mại khác bị giới hạn giá trị dùng để khuyến mại tính cho cả đợt khuyến mại sau

Ngày đăng: 30/01/2016, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w