1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích những điểm khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở việt nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân

12 137 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 90,5 KB

Nội dung

Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lí thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và các cá nhân nhất định đồng thời quốc tịch còn xác định một cá nhân; mối quan hệ đó được thể biểu hiện

Trang 1

I LỜI MỞ ĐẦU

Chính sách mở cửa để hội nhập với thế giới của Nhà nước ta đã và đang được thực hiện ngày càng sâu rộng Thông qua việc thực hiện chính sách này mà số lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều Luật pháp nước ta đã có những quy chế pháp lý riêng để quy định cho những người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam Chắc chắn một điều là, vì có quốc tịch khác nhau nên quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú

ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam sẽ có những điểm khác biệt nhất định Vậy sự khác nhau đó là gì, được biểu hiện như thế nào; tại sao lại có sự khác biệt đó? Để làm rõ những vấn đề trên nhóm 2 –

Lớp NO4-TL2 chúng em xin được đề cập đến vấn đề: Phân tích những điểm

khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam và nêu rõ lí do của sự khác biệt đó.

II NỘI DUNG

1 Một số khái niệm .

- Công dân Việt Nam: Điều 49 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam” Như

vậy, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam Để xác định một người có phải là công dân của nhà nước Việt Nam hay không thì phải xác định họ có quốc tịch của nhà nước Việt Nam hay không? Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lí thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và các cá nhân nhất định đồng thời quốc tịch còn xác định một cá nhân; mối quan hệ

đó được thể biểu hiện trong tổng thể các quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với Nhà nước và ngược lại

- Người nước ngoài: Người nước ngoài là người có quốc tịch của một hay

nhiều quốc gia khác đang lao động, học tập, công tác, sinh sống trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Quy chế pháp lý hành chính: Là tổng thể các quy định của pháp luật đối với cá

nhân hoặc tổ chức trong quản lý hành chính nhà nước

Trang 2

- Quy chế pháp lí hành chính của công dân: Là tổng thể các quyền và nghĩa vụ

của công dân trong quản lý hành chính nhà nước Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước bắt nguồn từ Hiến pháp và chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành các quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành Thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, công dân tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lí nhà nước Nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết để thu hút nhân dân tham gia đông đảo vào quản lý nhà nước, nâng cao tính tích cực chính trị của mỗi cá nhân công dân

- Quy chế pháp lý của người nước ngoài: Là tổng thể quyền và nghĩa vụ pháp lí

của người nước ngoài được Nhà nước ta quy định trong Hiến pháp năm 1992 (Điều 81, 82) và những văn bản pháp luật khác như: Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 và nghị định hướng dẫn thi hành …

2 Đặc điểm quy chế pháp lí hành chính của công dân Việt Nam, người nước ngoài

2.1 Đặc điểm quy chế pháp lí hành chính của công dân Việt Nam

- Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, về

chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội … quyền này được quy định tại Điều 50 Hiến

pháp năm 1992: “…các quyền về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội

được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật.”

- Quy chế pháp lí hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền

và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định (Điều 50, 51, 52, …80 Hiến pháp năm 1992) Chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân

- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp Điều 52

Hiến pháp năm 1992 quy định “ Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”.

Trang 3

- Quyền và nghĩa vụ là hai mặt không thể tách rời Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm nghĩa vụ đối với Nhà nước Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lí giữa Nhà nước với công dân Điều 51 Hiến pháp năm 1992

quy định: “Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân…”;

chẳng hạn: Công dân có quyền tụ do kinh doanh theo quy định của pháp luật, đồng thời công dân cũng phải đóng thuế theo quy định của pháp luật

- Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến

mức cao nhất Điều 51 Hiến pháp năm 1992 quy định “… Nhà nước bảo đảm

các quyền của công dân ”.

- Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với công dân khi có hành vi xâm phạm do pháp luật quy định và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép

Chẳng hạn: Điều 72 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Không ai bị coi là có tội

và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật…”.

- Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lí hành chính của công dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lí nhà nước

II.2 Đặc điểm quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài.

- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật: Pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà họ mang quôc tịch; chẳng hạn: Anh A là người nước ngoài mang quốc tịch Lào cư trú tại Việt Nam, thì anh A phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật: pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước Lào

- Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề nghiệp;

- Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam

Trang 4

3 Những điểm khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam

Những điểm khác biệt cơ bản trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam thể hiện ở các lĩnh vực sau:

3.1 Lĩnh vực hành chính - chính trị

So với công dân Việt Nam thì các quyền dành cho người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có phần hạn chế hơn rất nhiều

- Về quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội : Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của người nước ngoài có phần hạn chế hơn so với công dân Việt Nam Chẳng hạn:

+ Với công dân Việt Nam: Điều 53 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân

có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị với cơ quan nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân” Đây là sự thừa nhận về mặt Nhà nước tầm quan trọng của quyền này trong đời sống chính trị của công dân mà với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, quyền này bị hạn chế, hầu như không có

Ví dụ: Điều 54 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân, không phân biệt dân

tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”

Như vậy chỉ có công dân Việt Nam mới có quyền bầu cử, ứng cử vào Quôc hội, Hội đồng nhân dân khi có đủ điều kiện nhất định, còn người nước ngoài không có quyền này

+ Công dân Việt Nam có quyền được tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước khi họ có đủ điều kiện nhưng với người nước ngoài thì Nhà nước ta không thừa nhận họ có quyền này

Trang 5

- Quyền tự do đi lại và cư trú:

Quyền tự do đi lại và cư trú của người nước ngoài cũng hạn chế hơn so với công

dân Việt Nam.Điều 68 hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do

đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật” Theo quy định này thì công dân Việt Nam có

quyền tự do đi lại và cư trú theo quy định của pháp luật Nhưng người nước ngoài không thể tự do đi laị, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam Pháp luật nước ta quy định một cách cụ thể về cư trú, đi lại của người nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải đăng kí mục đích, thời hạn và địa điểm cư trú tại Việt Nam và phải hoạt động đúng mục đích đã đăng kí, nếu thường trú tại Việt Nam thì phải đươc cơ quan quản lí xuất nhập cảnh có thẩm quyền cấp thẻ thường trú Phải trình diện, xuất trình thẻ thường trú với cơ quan cấp thể 3 năm một lần… Người tạm trú tại Việt Nam phải phù hợp với mục đích thời hạn đã đăng kí Tạm trú từ một năm trở lên thì được cấp thẻ tạm trú tại cơ quan có thẩm quyền Người nước ngoài không được tự do cư trú, đi lại ở những khu vực, địa điểm cấm người nước ngoài cư trú mà muốn vào phải có giấy phép của người có thẩm quyền như: các khu vực vành đai biên giới, các khu vực có yêu cầu bảo vệ

an ninh đặc biệt, khu vực liên quan đến bảo vệ an ninh, quốc phòng; những khu vực kinh tế quan trọng, nơi tập trung tiềm lực và những bí mật về tài nguyên, khoáng sản …

- Quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao : Với quyền này thì chỉ có người nước ngoài mới có, đó là: Đối với một số người nước ngoài thì Nhà nước ta dành một số quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao cụ thể là viên chức ngoại giao được hưởng quyền miễn trừ khi xét xử về hình sự tại Việt Nam, được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính trừ một số trường hợp Còn công dân Việt Nam thì không có quyền này

- Hình thức xử phạt vi phạm: Hình thức trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam trong việc xử phạt vi phạm đối với người vi phạm chỉ có thể bị áp dụng với

Trang 6

người nước ngoài, còn hình thức này không bị áp dụng đối với công dân Việt Nam

- Nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam: So với người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, công dân Việt Nam thực hiện một số nghĩa vụ mà người nước ngoài không phải thực hiện nghĩa vụ đó Chẳng hạn:

+ Điều 44 hiến pháp năm 1992 quy định: “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ

nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân Nhà nước củng cố

và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân; phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo

vệ vững chắc Tổ quốc Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và công dân phải làm đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định.” Theo như quy định này thì công dân Việt Nam phải làm đầy đủ các

nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định; có bổn phận làm nghĩa

vụ quân sự, tham gia thường trực quân dự bị Đây là nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam và chỉ công dân Việt Nam mới phải thực hiện còn người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không phải thực hiện nghĩa vụ này

+ Hay theo Điều 75 Hiến pháp năm 1992 quy định công dân Việt Nam phải: “…

trung thành với Tổ quốc Phản bội Tổ quốc là nặng nhất.”, còn người nước

ngoài không phải có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc, do vậy họ cũng không thể có tội phản bội Tổ quốc Việt Nam

3.2 Lĩnh vực kinh tế - xã hội.

- Quyền và nghĩa vụ lao động :

+ Công dân Việt Nam: Điều 55 Hiến pháp năm 1992 quy định lao động vừa là

quyền vừa là nghĩa vụ của công dân Nhà nước tạo điều kiện và mở rộng ngành nghề , tạo thêm việc làm, tạo thuận lợi cho công dân phát huy năng lực vốn có của mình trong lao động sản xuất; được đảm bảo từng bước trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội… Công dân có quyền lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với điều kiện của mình, có quyền lao động trong các khu vực kinh tế nhà nước, tập thể, kinh tế tư nhân Nhà nước quy định chế độ lương, nghỉ ngơi, bảo hiểm đối với cán bộn, công chức nhà nước và những người làm công ăn lương…

Trang 7

+ Khác với công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam: Không được tự do lựa chọn nghề nghiệp như công dân Việt Nam Pháp luật quy định người nước ngoài không được phép hoạt động như: không được làm nghề khai thác các loại lâm, thổ sản như gỗ, tre nứa ,không được làm nghề in, đánh máy; không được sửa chữa máy phát, thu thanh, thu hình,

- Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật :

Nhà nước không hạn chế ngành nghề đối với công dân Việt Nam, chú trọng những ngành nghề có lợi cho quốc kế dân sinh; công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam chỉ được kinh doanh trong một số nghành nghề nhất định theo pháp luật Việt Nam Điếu đó được biểu hiện cụ thể ở một số ngành nghề, lĩnh vực sau:

+ Ngành luật sư: Luật sư nước ngoài hành nghề trong chi nhánh của tổ chức luật

sư nước ngoài tai Việt Nam không được tư vấn về pháp luật Việt Nam về các lĩnh vực, mà chỉ được tư vấn về pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh thương mại, không được tham gia tố tụng với tư cách

là người bào chữa, người đại diện cho khách hành trước Tòa án Việt Nam Còn luật sư Việt Nam không bị hạn chế về quyền này Tổ chức cá nhân nước ngoài

có đủ các điều kiện theo luật định thì cho phép đặt chi nhánh tại Việt Nam và được đặt tối đa 2 chi nhánh

+ Đầu tư xây dựng: Năng lực chủ thể của các chủ thể được xác định theo pháp luật của nhà nước mà nhà thầu có quốc tịch; năng lực chủ thể của nhà thầu Việt Nam xác định theo pháp luật Việt Nam Nhà thầu nước ngoài chỉ được hoạt động tại Việt Nam sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam cấp giấy phép thầu, hoạt động của nhà thầu nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam ký kết; còn nhà thầu Việt Nam chỉ tuân theo pháp luật Việt Nam khi hoạt động tại Việt Nam

+Lĩnh vực tín dụng, thương mại, dịch vụ: Lĩnh vực này, người nước ngoài bị hạn chế trong một số ngành nghề nhất định, còn công dân Việt Nam được mở rộng hơn

Trang 8

- Quyền xây dựng nhà ở theo quy hoạch: Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện

để mọi tổ chức, cá nhân cải tạo, xây dựng nhà ở để bán hoặc ho thuê và những hoạt động nhà ở khác theo quy định của pháp luật Nhà nước bảo vệ quyền lợi của người cho thuê, công nhận và bảo vệ quyền sở hữu nhà ở của công dân Còn người nước ngoài có quyền thuê đất, có quyền mua nhà tại Việt Nam nhưng

phải theo quy định của luật đất đai năm 2003 và các văn bản pháp luật khác

- Quyền sở hữu thu nhập hợp pháp : Đây là quyền mà cả hai chủ thể cả người

Việt Nam và gười nước ngoài cư trú ở Việt nam đều được hưởng Tuy nhiên xét

về mọi khía cạnh thì người Việt Nam luôn được ưu tiên hơn Chẳng hạn: quyền

thừa kế nhà ở đối với người nước ngoài cư trú ở Việt nam Theo luật đất đai năm

2003 thì những người này chỉ được hưởng giá trị của phần đất đó chứ không được nhận quyền sử dụng đất

3.3 Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực Văn hóa – Xã hội

- Quy chế pháp lí hành chính của công dân Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa –

xã hội được quy định rõ ràng và cụ thể ở chương III (từ điều 30 đến điều 43) Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi năm 2001) bao gồm các vấn đề về văn hóa, giáo dục, sức khỏe, khoa học, công nghệ

- Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam trong lĩnh vực văn hóa – xã hội: người nước ngoài và con em họ cũng được hưởng các quyền và nghĩa vụ trong giáo dục, trong hoạt động thông tin văn hóa, quyền kết hôn, quyền được bảo hộ trong công nghệ, văn hóa nghệ thuật, quyền khám chữa bệnh và hưởng các chế độ bảo trợ xã hội…

Qua tìm hiểu các quy chế trên, chúng em nhận thấy có những sự khác biệt cơ bản trong lĩnh vực văn hóa – xã hội như sau :

- Giáo dục đào tạo: Quyền của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam bị hạn chế

và phải tuân thủ nghiêm ngặt hơn công dân Việt Nam Công dân Việt Nam được tự do học tập, tự do lựa chọn ngành học, cấp học…(nếu đủ tiêu chuẩn) còn người nước ngoài cư trú ở Việt Nam không được theo học ở một số trường đại học, trường chuyên nghiệp; một số ngành học trong các trường có liên quan đến

an ninh, quốc phòng Nếu có việc tiếp nhận, quản lí đào tạo đối với người nước

Trang 9

ngoài học tại các cơ sở giáo dục thuộc Bộ quốc phòng, Bộ công an, Thanh tra Chắnh phủ, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ban cơ yếu Chắnh phủ, Học viện chắnh trị - hành chắnh quốc gia thì phải thực hiện theo qui định riêng của pháp luật

- Hoạt động thông tin, báo chắ: Công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực

này được hưởng những quyền nhất định mà người nước ngoài cư trú tại Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực này không có

- Hôn nhân Ờ gia đình: Đối với công dân Việt Nam các thủ tục, trình tự trong

việc kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi có thể đáp ứng một cách dễ dàng hõn so với ngýời nýớc ngoài

- Một số vấn đề văn hóa Ờxã hội khác: Về bảo trợ xã hội đối với người nước

ngoài cũng hạn chế hơn so với công dân Việt Nam Về khen thưởng, kỷ luật: Người nước ngoài có công với Nhà nước Việt Nam cũng được khen thưởng, còn người Việt Nam không những được khen thưởng mà còn được hưởng thêm nhiều chắnh sách ưu đãi; như: con em thương, bệnh binh, liệt sĩ được miễn giảm học phắ, cấp học bổng Ầ

4.Lý do có sự khác biệt về quy chế pháp lý của hai nhóm đối tương trên :

4.1Nguyên tắc quốc tịch

Quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện mối quan

hệ mật thiết giữa nhà nước với cá nhân Từ nguyên tắc quốc tịch làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với nhà nước, đồng thời cũng làm phát sinh quyền và trách nhiệm của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với công dân Việt Nam Công dân Việt Nam là người mang quốc tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Người nước ngoài là người mang quốc tịch của một quốc gia khác đang sinh sống, làm việc tại Việt nam Mà theo Điều

4 Luật quốc tịch quy định thì: ỘNguyên tắc quốc tich Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác Ợ Như vậy, là công dân Việt Nam sẽ được bảo đảm các quyền và nghĩa vụ nhưng đồng thời phải làm tròn nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội theo quy định của pháp

Trang 10

luật Do đó mà quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam với người nước ngoài có sự khác biệt Có thể thấy rõ là quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam rộng hơn quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài

4.2 Chủ quyền lãnh thổ quốc gia

Chủ quyền quốc gia là quyền khẳng định sự toàn vẹn về lãnh thổ và độc lập chủ quyền của một quốc gia Khi một quốc gia bị tiêu vong tức là họ đã không giữ được độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.Về vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia luôn là mối quan tâm của rất nhiều quốc gia chứ không chỉ riêng mình nước ta Đối với những nước giàu tài nguyên nhưng trình độ phát triển lại chậm thì vấn đề chủ quyền lãnh thổ quốc gia càng quan trọng hơn Còn đối với nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì chủ trương bảo vệ chủ quyền lãnh thổ bằng việc chủ trương bảo vệ biên giới quốc gia bằng hòa bình Khi các quốc gia bên cạnh có xung đội về biên giới thì nước ta luôn lấy đàm phán làm hành đầu Cho nên mọi hoạt động nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia đều được nhà nước ta cân nhắc một cách kỹ lưỡng kể cả việc ban hành quy chế pháp lý hành chính đối với người nước ngoài Theo đó, để có thể đảm bảo được về an ninh quốc phòng, các công việc nội bộ của nhà nước thì Nhà nước ta đã hạn chế một

số quyền của người nước ngoài bên cạnh đó thì người nước ngoài cũng không phải thực hiện một số nghĩa vụ như công dân Việt Nam

5 Nhận xét và kiến nghị

+ Nhận xét: Luật pháp Việt Nam đã có quy chế pháp lí hành chính của người

nước ngoài cư trú ở Việt Nam; xong bên cạnh đó nhóm em nhận thấy vẫn còn một số bất cập như : Quy định của pháp luật đôi khi còn chưa cụ thể và chặt chẽ:

Ví dụ như đối với vấn đề buộc xuất cảnh đối với người nước ngoài lao động trên lãnh thổ Việt Nam mà không có giấy phép lao động; trong quy định này có nói đến hình thức buộc xuất cảnh nhưng pháp luật về xuất nhập cảnh hiện hành không quy định hình thức “buộc xuất cảnh” Việc xử lý vi phạm của người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ Việt Nam còn liên quan đến luật pháp của nước người

đó mang quốc tịch nhưng sự liên kết của Việt Nam với nước khác trong việc xử

Ngày đăng: 20/03/2019, 13:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w