MỤC LỤC MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI 1 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện tử Sao Mai 1 1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển 1 1.1.2.Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của Công ty Điện tử Sao Mai trong một vài năm gần đây 4 1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện tử Sao Mai 6 1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Điện tử Sao Mai 7 1.3.1.Đặc điểm về sản phẩm và thị trường 7 1.3.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty 8 1.4.Đặc điểm bộ máy quản lý và các chính sách kinh tế tài chính của Công ty Điện tử Sao Mai 10 1.4.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 10 1.4.2.Các chính sách kinh tế tài chính tại Công ty 16 PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI 18 2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Điện tử Sao Mai 18 2.1.1.Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty 18 2.1.2.Phân công lao động kế toán trong Công ty 20 2.2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Điện tử Sao Mai 22 2.2.1.Chế độ, chính sách kế toán chung tại Công ty 22 2.2.2.Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán chung tại Công ty 25 2.2.2.1.Đặc điểm vận dụng chế độ Chứng từ kế toán 25 2.2.2.2.Đặc điểm vận dụng chế độ Tài khoản kế toán và chế độ Sổ kế toán 26 2.2.2.3.Đặc điểm vận dụng chế độ Báo cáo tài chính 27 2.3. Đặc điểm tổ chức các phần hành kế toán chủ yếu tại Công ty Điện tử Sao Mai 28 2.3.1. Phần hành kế toán Tài sản cố định 28 2.3.1.1.Phân hệ Tài sản cố định của phần mềm kế toán SAS 5.0 28 2.3.1.2.Vận dụng chế độ kế toán trên phần hành kế toán Tài sản cố định tại Công ty Điện tử Sao Mai 30 2.3.2.Phần hành kế toán Nguyên vật liệu 31 2.3.2.1.Phân hệ kế toán Hàng tồn kho của phần mềm kế toán SAS 5.0 31 2.3.2.2.Vận dụng chế độ kế toán trên phần hành kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Điện tử Sao Mai 33 2.3.3.Phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương 36 2.3.3.1.Phân hệ kế toán tổng hợp của phần mềm kế toán SAS 5.0 36 2.3.3.2.Vận dụng chế độ kế toán trên phần hành kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Điện tử Sao Mai 38 2.3.4.Phần hành kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Điện tử Sao Mai 40 2.3.4.1Đặc điểm kinh doanh hàng hoá và phân hệ kế toán bán hàng và công nợ phải thu của phần mềm kế toán SAS 5.0 40 2.3.4.2.Vận dụng chế độ kế toán trong phần hành kế toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty Điện tử Sao Mai 42 PHẦN III: ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI 45 3.1.Những thành tựu Công ty Điện tử Sao Mai đã đạt được trong công tác tổ chức hạch toán kế toán 45 3.1.1.Về tổ chức bộ máy kế toán 45 3.1.2.Về vận dụng chế độ kế toán 46 3.1.2.1.Về vận dụng chế độ kế toán chung 46 3.1.2.2.Về vận dụng chế độ kế toán trên một số phần hành cụ thể 47 3.2.Một số tồn tại và kiến nghị 50
PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI 1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện tử Sao Mai 1.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Điện tử Sao Mai là doanh nghiệp nhà nước tuuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng - Bộ Quốc phòng Tên giao dịch trong nước: Công ty Điện tử Sao Mai Tên giao dịch nước ngoài: Morning Star Electronic Corporation Tên viết tắt: MSC Điạ chỉ trụ sở chính: Nghĩa Đô - Cầu Giấy – Hà Nội Email: mschn@fpt.vn Điện thoại: 04.7564183/ 04.7564897 Fax: 04.7564263 Phiên hiệu quốc phòng: Nhà máy Z181 - Tổng cục CNQP Công ty Điện tử Sao Mai được thành lập ngày 15/09/1979, với tiền thân là cơ sở nghiên cứu linh kiện tích cực thuộc Viện Kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng (nay là Trung tâm KHKT và CN Quân sự). Ngày 15/09/1979, Nhà máy xản xuất bóng bán dẫn và các linh kiện, có phiên hiệu là Z181 được thành lập theo quyết định số 920/QĐ – QP của Bộ Quốc phòng, và trực thuộc Tổng cục Kỹ thuật – Bộ Quốc phòng. Công ty được thành lập ban đầu với số vốn điều lệ hơn 15 tỷ đồng, số cán bộ công nhân viên là 305 người và tổ chức Công ty gồm 9 phòng ban và 7 phân xưởng. Hoạt động trong ngành công nghiệp điện tử, Công ty vừa nghiên cứu tiếp nhận công nghệ, vừa tổ chức lắp ráp linh kiện bán dẫn điện tử để xuất khẩu ra nước ngoài, và thị trường chính của Công ty là các nước XHCN. Trong 11 năm, từ năm 1979 đến năm 1990, Công ty đã liên tục hoàn thành kế hoạch sản xuất được nhà nước và Quân đội giao cho. Trong những năm đầu của thập niên 90, tình hình thế giới có nhiều biến động. Hệ thống các nước XHCN suy yếu, Đông Âu tan rã, thị trường xuất khẩu chính Công ty trong những năm 80 không còn, Công ty gặp khó khăn về thị trường đầu ra. Trước tình hình đó, theo Quyết định số 293/QĐ – QP ngày 16/10/1989 của Bộ Quốc phòng, Nhà máy Z181 được tổ chức sắp xếp lại thành “Liên hiệp khoa học sản xuất bán dẫn Sao Mai”. Liên hiệp là đơn vị kết hợp giữa nghiên cứu và sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán kinh tế độc lập, được tổ chức gồm 4 phòng ban quản lý liên hiệp và 8 đơn vị thành viên. Công ty được phép mở tài khoản tại ngân hàng, kể cả tài khoản ngoại tệ và được trực tiếp xuất khẩu, sủ dụng con dấu dân sự để giao dịch. Không còn hoàn toàn còn sự bao cấp của Nhà nước, Công ty phải hoạt động như một doanh nghiệp kinh tế bình thường, chủ yếu tự lo toàn bộ cả đầu vào và hoạt động sản xuất đầudoanh, đã nỗ lực tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đứng vững trong nền kinh tế. Năm 1993, do có nhiều thay đổi trong điều kiện khách quan và trong chính sách quản lý của Nhà nước, căn cứ vào Nghị đinh jsố 388/1993/NĐ – HĐBT ngày 20/11/1993 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập lại các doanh nghiệp Nhà nước, Thông báo số 211/TĐ ngày 28/07/1993 của Văn phòng Chính phủ, Bộ Quốc phòng đã ra Quyết định số 563/QĐ – QP ngày 19/08/1993 đổi tên “Liên hiệp khoa học sản xuất bán dẫn Sao Mai” thành Công ty Điện tử Sao Mai, gồm 6 Công ty và 3 xí nghiệp sau: 1. Công ty Điện tử Sao Mai 2. Công ty Bình Minh 3. Công ty Hồng Hà 4. Công ty thương mại Sơn Hải 5. Công ty vật liệu và trang thiết bị công trình 6. Công ty linh kiện điện tử 7. Xí nghiệp thiết bị điện tử 8. Xí nghiệp Bắc Hà 9. Xí nghiệp khí công nghiệp 81 Năm 1996, theo thông báo số 1119/ĐMDN ngày 13/03/1996 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 504/QĐ – BQP ngày 18/04/1996 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, 6 Công ty và 3 xí nghiệp kể trên được sáp nhập thành Công ty Điện tử Sao Mai thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng và Kinh tế (nay là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng). Công ty có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, trụ sở tại thị trấn Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội. Công ty có con dấu ,điều lệ tổ chức và hoạt động, có bộ máy quản lý và điều hành, có vốn và tài sản, được mở tài khoản tại các ngân hàng. Bên cạnh việc hoàn thành các nhiệm vụ được cấp trên giao, Công ty còn được phép tận dụng các nguồn lực sẵn có tiến hành hoạt động kinh doanh để nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên, tăng phần đóng góp vào ngân sách Nhà nước. Cơ cấu bộ máy của Công ty bao gồm: 01 Viện nghiên cứu, 05 xí nghiệp, 02 phân xưởng và 07 phòng ban. Cụ thể là: 1. Viện nghiên cứu điện tử 8. Phân xưởng hoá chất 2. Xí nghiệp khí công nghiệp 81 9. Phòng Hành chính - Hậu cần 3. Xí nghiệp thiết bị điện tử 10. Phòng Kế hoạch tổng hợp 4. Xí nghiệp linh kiện điện tử 11. Phòng Tài chính - Kế toán 5. Xí nghiệp trang thiết bị công trình 12. Phòng Thị trường – Hợp tác - Đầu tư 6. Xí nghiệp nhựa xốp Sao Mai 13. Phòng kỹ thuật 7. Phân xưởng cơ khí 14. Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm 15. Phòng Chính trị Từ khi chính thức thành lập, Công ty đã có một số lần thay đổi tổ chức và thay đổi cơ cấu sản phẩm để vừa đảm bảo hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, vừa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Nhà máy sản xuất nhựa xốp tại Dương Xá – Gia Lâm – Hà Nội được xây dựng năm 1998 với số vốn đầu tư gần 40 tỷ đồng phục vụ bao gói các sản phẩm điện tử, điện lạnh; tới năm 2005 xí nghiệp này được cổ phần hoá thành Công ty cổ phần nhựa Sao Mai và vẫn do Công ty Điện tử Sao Mai nắm cổ phần chi phối. Hiện nay, theo Quyết định số 845/QĐ – CNQP ngày 05/11/2004, tổ chức của Công ty gồm các vị trí, phòng ban quản lý Công ty và các bộ phận sản xuất gồm 3 xí nghiệp, 3 phân xưởng và các tổ sản xuất. Hiện nay, Công ty Điện tử Sao Mai là một thành viên tích cực của Hiệp hội doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA). Trải qua nhiều lần thay đổi tổ chức, hiện nay Công ty Điện tử Sao Mai hoạt động theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 110744 do Sở kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 24/06/1996. Sau một quá trình hình thành và phát triển đầy thăng trầm, Công ty đã vượt qua mọi khó khăn và đứng vững trong nền kinh tế, khẳng định thương hiệu và vị thế của mình trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. 1.1.2.Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính của Công ty Điện tử Sao Mai trong một vài năm gần đây Công ty Điện tử Sao Mai xuất phát là một doanh nghiệp Quốc phòng nên trước đây chủ yếu làm nhiệm vụ nghiên cứu và sản xuất các thiết bị điện tử phục vụ quốc phòng. Nhưng trong những năm gần đây với cơ chế chính sách mới, doanh nghiệp đã được phép mở rộng những lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong các lĩnh vực tin học, điện tử, truyền thông Công ty đã nghiên cứu, chế thử và cung cấp được nhiều sản phẩm, dịch vụ có ý nghĩa, chất lượng cao trong sử dụng, hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày một nâng cao. Có thể thấy sự tiến bộ không ngừng ấy qua một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty 3 năm gần đây trong bảng sau: STT Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 1 Doanh thu trđ 107.595 61.835 79.500 2 Nộp ngân sách trđ 11.246 3.968 3.842 3 Lợi nhuận trđ 1.258 723 820 4 Số lượng LĐBQ trong danh sách người 333 288 302 5 Thu nhập BQ 1 lao động 1 tháng trong danh sách 1000đ 1.475 1.534 1.775 Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu kinh tế của Công ty Điện tử Sao Mai một vài năm gần đây Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong 3 năm 2004, 2005, 2006 tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty khá tốt. Các chỉ tiêu kinh tế có xu hướng tăng dần qua từng năm, song năm 2005 và 2006 có sự giảm của các chỉ tiêu kinh tế so với năm 2004 chủ yếu do Công ty cổ phần nhựa Sao Mai chính thức tách ra hoạt động độc lập từ 01/01/2005, đồng thời do sự biến động mạnh của thị trường đầu vào và đầu ra. Ngoài ra các mặt hàng chủ yếu của Công ty như mặt hàng điện, điện tử dân dụng, cơ khí hoá chất gặp khó khăn do giá cả nguyên vật liệu tăng, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ nên sức cạnh tranh còn chưa cao. Tuy nhiên, Công ty vẫn hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra đều đạt và vượt mức. Để giữ vững và tăng tốc độ phát triển trong những năm tới, Công ty luôn chú trọng tới công tác xây dựng kế hoạch và định hướng kinh doanh sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế. Trong năm 2007, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh chính mà Công ty đặt ra là: 1. Tổng giá trị sản xuất:28.722 triệu đồng, trong đó từ sản xuất công nghiệp: 26.000 triệu đồng; 2. Doanh thu: 85.000 triệu đồng, trong đó từ sản xuất công nghiệp: 26.000 triệu đồng; 3. Nộp ngân sách: 4.335 triệu đồng; 4. Lợi nhuận: 400 triệu đồng; 5. Giá trị tăng thêm: 8.159 triệu đồng; 6. Thu nhập BQ cho một lao động trong danh sách: 1.898.000Đ/ người/ tháng. Để đạt được các mục tiêu đề ra, năm 2007 Công ty chủ trương: - Duy trì và phát triển các hướng sản xuất kinh doanh như năm 2006, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động; - Bám sát các nhiệm vụ quốc phòng của Tổng cụ, chủ động xây dựng lực lượng và các yếu tố đảm bảo cơ sở kỹ thuật, tích cực tham gia vào các nhiệm vụ thực hiện theo chương trình Nghị quyết 27/BCT; - Triển khai thực hiện lắp đặt dây chuyền sx mạnh trong nhiều lớp. Chuẩn bị xong các điều kiện để triển khai các nhiệm vụ dự án “I” và dự án “Kính nhìn đêm” phần sản xuất ống KĐAS; - Đẩy mạnh xúc tiến thương mại và hợp tác, tìm kiếm cơ hội đầu tư, phát triển sản xuất của Công ty; - Đảm bảo phát triển vốn trong Công ty cổ phần nhựa Sao Mai; - Thực hiện tốt công tác xây dựng đơn vị và đảm bảo hậu cần đời sống, công tác Đảng, công tác chính trị. Năm 2007, tình hình thế giới và khu vực vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất ổn định, các thế lực thù địch tăng cường chống phá Việt Nam dưới nhiều hình thức. Đây cũng là năm đầu tiên Việt Nam chính thức là thành viên của WTO với nhiều thời cơ và thách thức mới, Công ty Điện tử Sao Mai với một kế hoạch kinh doanh chu đáo sẽ hứa hẹn một năm hoạt động thành công, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế Việt Nam, đưa hình ảnh nền kinh tế đang phát triển ở Việt Nam gần gũi hơn với thế giới. 1.2.Chức năng, nhiệm vụ của Công ty Điện tử Sao Mai Xuất phát là một doanh nghiệp Quốc phòng, vì thế tuy hiện nay Công ty đã thực hiện hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường, nhưng khi có nhiệm vụ về Quốc phòng Công ty vẫn luôn hoàn thành tốt những công việc được giao đó. Trước đây, chức năng chủ yếu của Công ty là nghiên cứu và sản xuất các thiết bị điện tử, bóng bán dẫn, linh kiện điện tử phục vụ Quốc phòng, nhưng trong những năm gần đây, với cơ chế chính sách mới, Công ty đã được phép mở rộng những lĩnh vực, hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Trong giai đoạn hiện nay, Công ty đang thực hiện những nhiệm vụ sau: - Sản xuất các loại thiết bị điện tử để phục vụ cho Quốc phòng và toàn bộ nền kinh tế; - Tổ chức các nghiệp vụ kế hoạch về bán dẫn điện tử nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của Công ty ở trong và ngoài nước; - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, bảo toàn và phát triển vốn được giao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp; - Quản lý lao động, vật tư hàng hoá chặt chẽ theo đúng quy định của Nhà nước; - Tuân thủ đúng các chế độ chính sách của Nhà nước về tài chính và kinh tế. Trên cơ sở những nhiệm vụ phải thực hiện, hiện nay Công ty đang tiến hành hoạt động trong một số lĩnh vực sau: - Công nghiệp kỹ thuật điện tử; - Xuất nhập khẩu và kinh doanh hàng điện tử điện lạnh; - Sản xuất kinh doanh vật liệu như linh kiện điện tử, máy công nghiệp, xe máy, quạt điện… 1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Điện tử Sao Mai 1.3.1.Đặc điểm về sản phẩm và thị trường Công ty Điện tử Sao Mai là một doanh nghiệp Nhà nước, thuộc Tổng cục Công nghiệp – Bộ Quốc phòng, với tiền thân là một cơ sở nghiên cứu thuộc Viện kỹ thuật quân sự - Bộ Quốc phòng, nhưng hiện nay Công ty đã nỗ lực vươn lên trở thành đơn vị kinh doanh đạt hiệu quả cao trong nền kinh tế thị trường. Gần 30 năm qua, Công ty luôn nhạy bén, thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh trong và ngoài nước. Ban đầu, hoạt động chủ yếu của Công ty chủ yếu trong lĩnh vực điên tử nhưng khi nhận thấy sự bão hoà của thị trường và khả năng canh tranh còn hạn chế, Công ty đã tiến hành chuyển đổi sang một số lĩnh vực khác, cùng với đó là sự thay đổi về sản phẩm sản xuất và nhập khẩu, mục tiêu cao nhất là hoàn thành nhiêm vụ được giao và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường. HIện nay, các mặt hàng mà Công ty sản xuất có thể kể tới như xe máy, quạt điện, tivi, amply, đầu đĩa, khí công nghiệp, vôi bột… và nhiều mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài như điều hoà, tủ lạnh, máy giặt, thép không gỉ…Các mặt hàng, đặc biệt là sản phẩm Công ty tự sản xuất tuy không đa dạng về chủng loại nhưng về chất lượng thì luôn được đảm bảo, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Hoạt động trong ngành điện tử dân dụng nên Công ty luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường, nhưng với sự quản lý tài tình của bộ máy quản lý và tinh thần, kết quả làm việc hiệu quả của cán bộ công nhân viên trong tổ chức, thị trường đầu vào và đầu ra của Công ty luôn được đảm bảo. Thời gian qua Công ty đã có được những bạn hàng, những đối tác làm ăn tin cậy trong nước và cả nước ngoài. Một số nhà cung cấp thường xuyên của Công ty:trong nước có Công ty cơ khí Đông Anh, Công ty TNHH khí công nghiệp Bắc Việt Nam, Công ty TNHH thương mại và vận tải PNG,…;ngoài nước có Tianjin Toan International trading Co.Ltd (Trung Quốc), Sumimôt Corperation Taiwan Ltd (Đài Loan), BASF Singapore PTE Ltd (Singapore)…; khách hàng chủ yếu của Công ty thì có Công ty TNHH khí công nghiệp Hà Tây, Công ty TNHH Thiên Ân ( Hà Nội), Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Thanh Hoàng (TP. Hồ Chí Minh)… Với đà phát triển như hiện nay, mục tiêu của Công ty trong thời gian tới là xây dựng tốt mối quan hệ lâu dài với khách hàng, mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm; đẩy mạnh xúc tiến thương mại vàquảng cáo để đưa thương hiệu sản phẩm ngày càng gần gũi hơn với người tiêu dùng. 1.3.2.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty Hoạt động của Công ty bao gồm 3 hoạt động chính: - Kinh doanh hàng hoá; - Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sản xuất; - Cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp; Với hoạt động kinh doan hàng hoá, Công ty tiến hành nhập khẩu các mặt hàng điện tử, điện lạnh và bán cho các Công ty trong nước theo hình thức bán buôn qua kho. Công ty không tổ chức bộ phận bán hàng riêng cũng như không có các cửa hàng phân phối sản phẩm mà toàn bộ hoạt động kinh doanh được tiến hành bởi các nhân viên phòng Kế hoạch – Kinh doanh kết hợp với nhân viên phòng Tài chính - Kế toán. Với hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm sản xuất và cung ứng dịch vụ trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp được tổ chức theo các xí nghiệp, các phân xưởng và các tổ sản xuất, cụ thể: - Xí nghiệp Thiết bị điện tử - Xí nghiệp Linh kiện điện tử - Xí nghiệp trang thiết bị công trình - Phân xưởng khí công nghiệp - Phân xưởng cơ khí điện tử - Phân xưởng hoá chất Và các tổ sản xuất chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cung ứng dịch vụ gia công cơ khí. Để hiểu rõ hơn về tổ chức hoạt động sản xuất của Công ty, ta tìm hiểu về quy trình sản xuất nhựa xốp của Công ty Điện tử Sao Mai qua sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất nhựa xốp của Công ty Điện tử Sao Mai 1.4.Đặc điểm bộ máy quản lý và các chính sách kinh tế - tài chính của Công ty Điện tử Sao Mai 1.4.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình cơ cấu trực tuyến - chức năng, thực hiện quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Theo đó, trong bộ máy quản lý của Công ty tồn tại các mối quan hệ cơ bản: - Liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ giữa các cán bộ có cương vị chỉ huy trực tuyến cấp trên, cấp dưới; người đứng đầu một bộ phận với cán bộ, nhân viên trong bộ phận đó. Cụ thể, Giám đốc - với sự tham mưu của các PGĐ và các phòng chức năng - là người đưa ra quyết định cao nhất đối với mọi hoạt động của Công ty. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được giám đốc thông qua, biến thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo tuyến đã quy định; - Liên hệ chức năng: Là mối liên hệ giữa các bộ phận chức năng trong Công ty với nhau; giữa bộ phận chức năng cấp trên với cán bộ nhân viên chức năng cấp dưới nhằm hướng dẫn, giúp đỡ về mặt chuyên môn nghiệp vụ. Các phòng chức năng có trách nhiệm tham mưu cho toàn bộ hệ thống trực tuyến. Các phòng chức năng không có quyền ra mệnh lệnh cho các phân xưởng, các bộ phận sản xuất ; - Ngoài ra, trong bộ máy quản lý của Công ty còn tồn tại mối liên hệ tư vấn, đó là mối liên hệ giữa cán bọ chỉ huy trực tuyến với các chuyên gia kinh tế, kỹ thuật, với các hội đồng được tổ chức theo từng loại công việc. Ta có thể khái quát mô hình tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Điện tử Sao Mai ở sơ đồ dưới đây: [...]... Phòng kế toán của Công ty 2.2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Điện tử Sao Mai 2.2.1.Chế độ, chính sách kế toán chung tại Công ty Hiện nay, Công ty Điện tử Sao Mai đang áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và có sự thiế kế riêng cho phù hợp với đặc thù của Công ty - Niên độ kế toán của Công ty... kinh doanh, bộ máy kế toán của Công ty Điện tử Sao Mai được tổ chức theo mô hình hỗn hợp: nửa tập trung nửa phân tán Theo mô hình này, bộ máy kế toán của Công ty Điện tử Sao Mai bao gồm Phòng kế toán ở tại Công ty và các Ban kế toán ở các xí nghiệp hạch toán độc lập Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được khái quát theo mô hình sau: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp kiêm kế toán chi phí và giá thành, thành... hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Điện tử Sao Mai Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Điện tử Sao Mai khác biệt với đa số các đơn vị kinh doanh khác Đó là bởi vì tổ chức tại Công ty Điện tử Sao Mai bao gồm nhiều xí nghiệp và phân xưởng với mô hình tổ chức và sự phân cấp trong bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau ở từng bộ phận Các xí nghiệp và phân xưởng khí công nghiệp là những... thành phẩm Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán thanh toán và kế toán xây dựng cơ bản Nhân viên kinh tế tại các phân xưởng và tổ Kế toán vật tư kiêm kế toán tiền lương, kế toán TSCĐ và thống kê kinh tế Kế toán hàng hoá, bán hàng, công nợ với khách hàng kiêm kế toán thuế Thủ quỹ kiêm phụ trách máy vi tính Trưởng ban kế toán tại các đơn vị thành viên kiêm kế toán tổng hợp Kế toán vốn bằng tiền, thanh toán, ... không thể không nhắc đến là phân công lao động kế toán Trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc tổ chức kế toán, bộ máy kế toán của Công ty Điện tử Sao Mai được xây dựng đảm bảo mỗi vị trí trong đó đều có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn riêng rõ ràng Cụ thể như sau: Phòng kế toán tại Công ty Phòng kế toán tại Công ty thực hiện việc kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các nghiệp vụ kinh tế tài chính có liên... năng đó * Phó trưởng phòng kế toán: Có trách nhiệm giúp kế toán trưởng trong việc phụ trách công tác kế toán của toàn Công ty Đảm nhận phần hành kế toán tổng hợp, kế toán chi phí và giá thành, kế toán thành phẩm và kế toán tiêu thụ thành phẩm; * Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế toán thanh toán, kế toán xây dựng cơ bản: Có trách nhiệm theo dõi việc thu chi qua các chứng từ gốc, thực hiện việc giao dịch với... chức, quản lý công tác quân y, nhà trẻ; - Tổ chức, quản lý công tác bảo vệ; - Đảm bảo thông tin liên lạc * Phòng Tài chính - Kế toán - Tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về công tác hạch toán kế toán; - Tổ chức hệ thống kế toán doanh nghiệp, quản lý tài chính * Phòng Kế hoạch – Kinh doanh - Tham mưu, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ về công tác kế hoạch, công tác kinh doanh, xuất nhập... thực hiện nhập xuất quỹ tiền mặt và lập các báo cáo thuộc phân nhiệm của mình; theo dõi công tác kế toán trên máy tính Ban kế toán tại các đơn vị thành viên Ban kế toán tại từng đơn vị được phân công tuỳ thuộc theo quy mô của từng đơn vị, nhìn chung được tổ chức như sau: * Trưởng ban kế toán: kiêm kế toán tổng hợp, kế toán tài sản cố định, kế toán chi phí – giá thành; * Kế toán vốn bằng tiền kiêm kế. .. chức thực hiện công tác Đảng, công tác chính trị; - Tổ chức thực hiện công tác cán bộ, tuyên huấn, kiểm tra; - Tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, dân vận; - Tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; - Tổ chức thực hiện công tác quần chúng * Phòng Hành chính - Hậu cần - Tổ chức thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, bảo mật; - Tổ chức quản lý công tác hậu cần, đời sống, doanh. .. đồ 2.4: Tổ chức phân hệ kế toán Hàng tồn kho 2.3.2.2.Vận dụng chế độ kế toán trên phần hành kế toán Nguyên vật liệu tại Công ty Điện tử Sao Mai Tại Công ty Điện tử Sao Mai, NVL được theo dõi chặt chẽ ở cả mức độ chi tiết và tổng hợp Hạch toán chi tiết Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu được hạch toán chi tiết theo phương pháp Thẻ song song Dưới đây là sơ đồ thể hiện quy trình hạch toán theo phương pháp . máy kế toán tại Công ty Điện tử Sao Mai Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Điện tử Sao Mai khác biệt với đa số các đơn vị kinh doanh khác. Đó là bởi vì tổ chức tại Công ty Điện tử Sao Mai bao. II ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAO MAI 2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Điện tử Sao Mai 2.1.1.Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Để một bộ máy hoạt. mô hình này, bộ máy kế toán của Công ty Điện tử Sao Mai bao gồm Phòng kế toán ở tại Công ty và các Ban kế toán ở các xí nghiệp hạch toán độc lập. Tổ chức bộ máy kế toán của Công ty được khái