PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ AN BÌNH DƯƠNG

78 364 0
PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ AN BÌNH DƯƠNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sau quá trình nghiên cứu và phân tích có thể thấy Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An là 1 doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh những sản phẩm sản xuất từ gỗ tràm và gỗ cao su. Trong những năm qua Xí nghiệp đã có những nổ lực đáng kể nhằm gia tăng lợi nhuận và nâng cao thu nhập cho CB – CNV.Đề tài “Phân tích chiến lược kinh doanh tại Xí nghiệp chế biêna gỗ Dĩ An – Bình Dương” với việc phân tích môi trường bên ngoài và bên trong để xác định những cơ hội, nguy cơ cũng như các điểm mạnh, điểm yếu của Xí nghiệp, tôi đề xuấtcác chiến lược phù hợp với Xí nghiệp như: chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường, chiến lược hội nhập theo chiều ngang và đề nghị một số biện pháp thực hiện các chiến lược đó.Do giới hạn của đề tài và kiến thức nên tôi chỉ đề xuất chiến lược nhằm khơi dậy sự quan tâm hơn nữa của tập thể và các nhà quản trị nhằm thích ứng tốt với môi trường kinh doanh. Mong rằng Xí nghiệp sẽ có những chiến lược hợp lí trong tương lai để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của mình.5.2. Kiến nghị5.2.1. Đối với nhà nướcChính phủ nên tổ chức cho các nhà nhập khẩu gỗ nguyên liệu, các nhà chế biến gỗ xuất khẩu ngồi lại với nhau để tính toán việc thành lập đầu mối nhập khẩu gỗ để giúp hạ giá gỗ nguyên liệu đầu vào cho các đơn vị chế biến gỗ xuất khẩu. Chính phủ cần tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết với chủ rừng nước ngoài để đảm bảo nguồn gỗ cung cấp lâu dài ổn định và có chất lượng. Chính phủ cần có sự hỗ trợ về mặt bằng để xây dựng kho bãi chứa gỗ, nguồn vốn vay ưu đãi trong chương trình tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của chính phủ.Nhà nước mà cụ thể là cục xúc tiến thương mại cần hỗ trợ nhiều hơn nữa trong công tác xúc tiến thương mại cũng như cung cấp thông tin cho sản xuất và kinh doanh. Ngoài ra, Nhà nước cũng cần cung cấp những thông tin về pháp luật, thị hiếu và những diễn biến trên thị trườg trong và ngoài nước.Mở rộng quan hệ ngoại giao cũng như giữ vững và phát triển quan hệ tốt đẹp với các nước để giữ vững và phát triển thị trường xuất khẩu.Cần có chính sách khuyến khích trồng rừng để phát triển nguồn nguyên liệu gỗ cho sản xuất và chế biến, giảm áp lực nhập khẩu. Ngoài ra cần có chính sách ngăn cấm việc khai thác gỗ quá mức và xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm để không làm cạn kiệt nguồn nguyên liệu gỗ hiện có.Tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ nói riêng cả về vốn, công nghệ và kinh nghiệm để họ có thể cạnh tranh với các công ty, tập đoàn nước ngoài.

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ AN- BÌNH DƯƠNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC Trang Danh mục các chữ viết tắt viii Danh mục các bảng ix Danh mục các hình x CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 1.4. Cấu trúc của luận văn 3 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp 4 2.2. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 5 2.2.1. Cơ cấu tổ chức 5 2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Xí nghiệp5 2.2.3. Quy trình sản xuất – công nghệ 8 2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp 10 2.3.1. Chức năng 10 2.3.2. Nhiệm vụ 10 2.3.3. Vị trí địa lí 10 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý luận 11 3.1.1. Khái niệm về quản trị chiến lược 11 3.1.2. Vai trò của quản trị chiến lược 11 3.1.3. Những mức độ quản trị chiến lược 12 3.1.4 Các giai đoạn quản trị chiến lược 14 3.1.5 Mục tiêu của tổ chức 17 3.1.6 Khái niệm về môi trường kinh doanh 17 3.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược 17 3.1.8 Các công cụ hoạch định chiến lược 21 vi 3.2. Phương pháp nghiên cứu 21 3.2.1. Các phương pháp cơ bản 21 3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh 21 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát thị trường kinh doanh của Xí nghiệp 23 4.1.1. Giới thiệu về sản phẩm của Xí nghiệp 23 4.1.2. Đặc điểm cung ứng sản phẩm của Xí nghiệp 24 4.1.3. Giá bán sản phẩm 24 4.1.4. Phương hướng, mục tiêu trong những năm tới 24 4.2. Phân tích môi trường ảnh hưởng đến CLKD 25 4.2.1. Môi trường vĩ mô 25 4.2.2. Môi trường vi mô 30 4.3. Các yếu tố bên trong 39 4.4. Công cụ hoạch định chiến lược 55 4.4.1. Phân tích ma trận SWOT 55 4.4.2. Phân tích ma trận SPACE 59 4.5. Các chiến lược có thể áp dụng cho Xí nghiệp 61 4.5.1. Chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường 61 4.5.2. Chiến lược hội nhập 62 4.6. Các biện pháp đề nghị 63 4.6.1. Phát triển các sản phẩm tủ, kệ âm tường 63 4.6.2. Xây dựng hệ thống trưng bày sản phẩm 64 4.6.3. Thành lập bộ phận marketing 64 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 67 5.2. Đề nghị 67 5.2.1. Đối với nhà nước 67 5.2.2. Đối với công ty CP công nghiệp và XNK Cao su 68 5.2.3. Đối với Xí nghiệp 68 TÀI KIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC vii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CB – CNV Cán bộ công nhân viên CLKD Chiến lược kinh doanh CSH Chủ sở hữu ĐTNH Đầu tư ngắn hạn EBIT Lợi nhuận trước lãi vay và thuế KH – XNK Kế hoạch - xuất nhập khẩu KT – SX Kỷ thuật - sản xuất MMTB Máy móc thiết bị RUBICO Công ty công nghiệp và xuất nhập khẩu cao su Việt Nam SXKD Sản xuất kinh doanh SPACE Ma trận vị trí chiến lược và đánh giá hoạt động SWOT Ma trận điểm mạnh - điểm yếu, cơ hội – nguy cơ TC – HC Tổ chức – hành chính TC – KT Tài chính - kế toán TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TSLĐ Tài sản lưu động WTO (World Trade Organization) Tổ chức thương mại thế giới viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 4.1. Một Số Chỉ Tiêu Tăng Trưởng Kinh Tế Giai Đoạn 2000-2006 25 Bảng 4.2. Tình Hình Khai Thác Gỗ Cao Su Nguyên Liệu 34 Bảng 4.3. Tình Hình Thu Mua Nguyên Liệu của Xí Nghiệp 35 Bảng 4.4. Doanh Thu Tiêu Thụ của Thị Trường Trong Nước và Xuất Khẩu 37 Bảng 4.5. Giá Trị Sản Lượng Tiêu Thụ của Các Khách Hàng Truyền Thống 37 Bảng 4.6. Số Lượng Một Số Sản Phẩm Chính của Xí Nghiệp 40 Bảng 4.7. Giá Bán Một Số Sản Phẩm Chính của Xí Nghiệp 41 Bảng 4.8. Cơ Cấu Lao Động 44 Bảng 4.9. Số Lượng Lao Động Theo Thâm Niên 45 Bảng 4.10. Tình Hình Thu Nhập của CB-CNV Xí Nghiệp 46 Bảng 4.11. Tình Hình Dự Trữ Nguyên Liệu 48 Bảng 4.12. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Xí Nghiệp 49 Bảng 4.13. Các Tỷ Số Về Khả Năng Thanh Toán 50 Bảng 4.14. Các Tỷ Số Về Đòn Cân Nợ 51 Bảng 4.15. Các Tỷ Số Về Hoạt Động 52 Bảng 4.16. Các Tỷ Số Về Doanh Lợi 53 Bảng 4.17. Xây dựng ma trận SPACE 66 ix DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1.Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An 5 Hình 2.2.Các Công Đoạn của Quy Trình Sản Xuất – Công Nghệ 9 Hình 3.1.Các Cấp Chiến Lược 13 Hình 3.2. Các giai đoạn và các hoạt động trong quá trình quản trị chiến lược 14 Hình 3.3. Mô Hình Quản Trị Chiến Lược Toàn Diện 16 Hình 4.1. Môi Trường Cạnh Tranh 30 Hình 4.2. Tỷ Lệ Giá Trị Tiêu Thụ của Khách Hàng Năm 2007 (%) 38 Hình 4.3. Sơ Đồ Kênh Phân Phối Sản Phẩm của Xí Nghiệp 42 Hình 4.4. Trình Độ Học Vấn của Lao Động Trong Xí Nghiệp 46 Hình 4.5. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Liên Tục 47 Hình 4.6. Ma Trận SWOT 56 Hình 4.7. Đồ Thị Ma Trận SPACE 61 Hình 4.8. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Phận Marketing 65 x DANH MỤC PHỤ LỤC xi CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của đề tài Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây đã có những chuyển biến thật mạnh mẽ và đầy triển vọng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao, chúng ta muốn cho thế giới thấy một Việt Nam đang vươn mình đi lên. Từ một quốc gia thiên về tỉ trọng nông nghiệp, Việt Nam đang cố gắng giảm dần tỉ trọng này và tăng dần tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Những năm gần đây, cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ cũng không ngừng tăng lên. Cuối năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (viết tắt là WTO). Cũng từ đây, sự tăng cường đầu tư của nước ngoài, các đoàn du lịch quốc tế .v.v…sẽ ồ ạt tràn vào Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bắt đầu hoạt động trong một môi trường mới, một môi trường kinh doanh phức tạp hơn và có nhiều rủi ro hơn. Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước sẽ khốc liệt hơn trong từng sản phẩm, từng dịch vụ. Chính vì vậy, vai trò của quản trị chiến lược và chính sách kinh tế cũng trở nên hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Cùng với quá trình đổi mới, vấn đề cấp bách hiện nay là làm thế nào có được những thông tin hữu ích về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung cấp kịp thời để đưa ra các quyết định đúng đắn cho các doanh nhân đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Để tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh gay gắt này đòi hỏi các công ty phải có chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tiễn, đồng thời phải biết nắm bắt cơ hội cũng như hạn chế những rủi ro mà công ty có thể gặp trong hoạt động kinh doanh của mình. Với tình hình đó, doanh nghiệp nào có chiến lược kinh doanh hợp lý, tạo khuynh hướng phát triển nhằm hướng tới những mục tiêu của mình cần đạt 1 được sẽ nhanh chóng vượt qua được những khó khăn bỡ ngỡ ban đầu để đi đến thành công. Gỗ là sản phẩm truyền thống của Việt Nam. Từ khi nhà nước có chính sách mở cửa thì việc kinh doanh sản phẩm gỗ đã được các nhà xuất nhập khẩu chú ý đến. Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ, vì vậy Xí nghiệp luôn trực diện với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công Ty Công Nghiệp Và Xuất Nhập Khẩu Cao Su. Xí nghiệp vừa tiến hành cổ phần hóa trong năm 2005 và được công ty cho phép tìm kiếm khách hàng. Do đó để thích nghi với điều kiện hiện tại và xu thế phát triển trong tương lai thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh cho Xí nghiệp là điều hết sức cần thiết, chiến lược kinh doanh đứng đắn sẽ giúp Xí nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên một cách hợp lí, khai thác được sức mạnh của Xí nghiệp, làm chủ trước sự biến động của thị trường… Được sự chấp thuận của ban lãnh đạo Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy Trần Đình Lý, sự nhiệt tình giúp đỡ của các cô chú, anh chị trong xí nghiệp, tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Phân tích chiến lược kinh doanh tại Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An” trên tinh thần trau dồi kiến thức đã học qua thực tế, góp phần đưa ra các giải pháp chiến lược nhằm tăng hiệu quả SXKD, cũng như nâng cao vị thế của Xí nghiệp trên thương trường. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá tình hình SXKD của Xí nghiệp, phân tích môi trường bên ngoài để nắm bắt những cơ hội cũng như xác định những nguy cơ tác động đến Xí nghiệp. Đồng thời phân tích nội bộ về tình hình hoạt động của để thấy rõ những thế mạnh cũng như những điểm yếu của Xí nghiệp. Từ đó đề xuất các giải pháp, chiến lược cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Xí nghiệp trong hiện tại cũng như tương lai. 1.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tiến hành nghiên cứu toàn diện về hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An cũng như những thuận lợi, khó khăn và những tồn tại trong quá trình hoạt động của công ty. Thông qua việc phân tích, đánh giá được hiện trạng của công ty để từ đó đưa ra những chiến lược phù hợp. Đề tài được tiến hành thông qua việc sử dụng số liệu nghiên cứu năm 2006 và năm 2007. 2 Không gian: Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An, thị trấn Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Thời gian: Từ 25/03/2008 đến 20/6/2008 tiến hành thu thập, nghiên cứu và phân tích số liệu của Xí nghiệp qua 2 năm: 2006-2007. 1.4. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm có 5 chương : - Chương 1: Đặt vấn đề Nêu lí do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài . - Chương 2: Tổng Quan Nêu lên quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban trong Xí nghiệp. - Chương 3: Nội Dung Và Phương Pháp Nghiên Cứu Trình bày một số khái niệm cơ bản về quản trị chiến lược cũng như vai trò của nó trong hoạt động kinh doanh của công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản trị chiến lược, đưa ra một số công cụ hoạch định chiến lược mà đề tài sử dụng khi tiến hành chiến lược hoạt động cho Xí nghiệp, các phương pháp nghiên cứu mà đề tài áp dụng. - Chương 4 : Kết Quả Và Thảo Luận Thông qua việc phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, xác định được điểm mạnh, điểm yếu của Xí nghiệp. Thông qua các ma trận, xác định các chiến lược tổng thể và các chiến lược cụ thể cho công ty. Từ đó chọn lựa các chiến lược phù hợp với thực trạng của Xí nghiệp. - Chương 5: Kết Luận và Đề Nghị Dựa vào những phân tích đã được đề cập, đưa ra các đề nghị đối với Xí nghiệp và nhà nước nhằm giúp hoạt động của Xí nghiệp ngày càng đi vào ổn định và hiệu quả hơn. 3 [...]... cấp kinh doanh (SBU) Chiến lược kinh doanh được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty, và nó xác định xem một công ty sẽ cạnh tranh như thế nào với một hoạt động kinh doanh cùng với vị trí đã biết của bản thân công ty giữa những người cạnh tranh của nó Chiến lược cấp các đơn vị kinh doanh của doanh nghiệp xác... động kinh doanh mà công ty theo đuổi, tạo ra các chính sách và các kế hoạch cơ bản để đạt các mục tiêu của công ty 11 Trong một tổ chức với qui mô và mức độ đa dạng, chiến lược công ty” thường áp dụng cho toàn bộ xí nghiệp Chiến lược công ty đề ra nhằm xác định các hoạt động kinh doanh mà trong đó công ty sẽ cạnh tranh và phân phối các nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh đó b )Chiến lược cấp kinh doanh. .. nhuận của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần phải hiểu rõ và nắm vững thị trường để đề ra chính sách thích hợp 22 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát thị trường kinh doanh của Xí nghiệp 4.1.1 Giới thiệu về sản phẩm của Xí nghiệp Sản phẩm của Xí nghiệp chủ yếu là các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và trang trí nội thất từ 2 loại nguyên liệu chính là gỗ tràm và gỗ cao su Ngoài ra Xí nghiệp. .. mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu của nó để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu cấp công ty Nếu như công ty là đơn ngành thì chiến lược cấp đơn vị kinh doanh có thể được coi là chiến lược cấp công ty c )Chiến lược cấp chức năng Tập trung hỗ trợ vào việc bố trí của chiến lược công ty và tập trung vào các lĩnh vực tác nghiệp, những lĩnh vực kinh doanh Dù ở mức độ nào, các chiến lược cũng... phẩm mang tính cạnh tranh cao trên thị trường - Môi trường vi mô Bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngoại cảnh đối với doanh nghiệp, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành kinh doanh đó 18 + Đối thủ tiềm năng Là các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp một cách gián tiếp hoặc các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành Do đó, các doanh nghiệp cần phải bảo vệ vị thế cạnh tranh của... Xí nghiệp 2.3.3 Vị trí địa lí Xí nghiệp được đặt tại khu phố Thống Nhất, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương Xí nghiệp cách trung tâm TP.HCM khoảng 20km, cách quốc lộ 1A 8km, cách nhà máy chế biến gỗ Đông Hòa 4km, gần xa lộ Đại Hàn và quốc lộ 13 Vị trí trên tạo cho Xí nghiệp nhiều thuận lợi về mặt giao thông và vận chuyển gỗ đến nơi sản xuất, cũng như chuyên chở sản phẩm đến nơi tiêu thụ Xí. .. hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển SXKD, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động Với môi trường chính trị pháp luật như vậy, Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng qui mô SXKD, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu Tuy nhiên, Xí nghiệp cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp. .. đến vị trí và sự tồn tại của doanh nghiệp, cho nên, mỗi doanh nghiệp phải tự đưa ra cho mình một định hướng đúng đắn để phát triển Chính vì thế, sẽ có những nỗ lực nhất định cho các doanh nghiệp trong ngành Mức độ cạnh tranh cũng phụ thuộc nhiều vào số lượng doanh nghiệp tham gia trong ngành, cũng như tốc độ tăng trưởng của ngành Càng có nhiều doanh nghiệp tham gia thì áp lực cạnh tranh giữa các đơn vị... Marketing bao gồm bốn chiến lược chính là: chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối và chiêu thị cổ động Tuỳ theo tính chất mức độ, hiện trạng của công ty mà nhà quản trị có cách thiết lập các chiến lược trên một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh của đơn vị mình 20 3.1.8 Các công cụ hoạch định chiến lược a) Ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats)... hiệu quả 2.2 Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp 2.2.1 Cơ cấu tổ chức Hình 2.1.Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức Xí Nghiệp Chế Biến Gỗ Dĩ An Giám đốc Ghi chú: Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến Phó giám đốc Phó giám đốc Nguồn: Phòng TC-HC Bộ máy quản lí của Xí nghiệp được tổ chức theo kiểu quan hệ trực tuyến-chức năng Các bộ phận chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Xí nghiệp và có mối quan hệ với PX Phòng Tổ Tổ NTP . định các hoạt động kinh doanh mà trong đó công ty sẽ cạnh tranh và phân phối các nguồn lực giữa các hoạt động kinh doanh đó. b)Chiến lược cấp kinh doanh (SBU) Chiến lược kinh doanh được hoạch định. Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An là một doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm từ gỗ, vì vậy Xí nghiệp luôn trực di n với sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Xí nghiệp. xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Cùng với quá trình đổi mới, vấn đề cấp bách hiện nay là làm thế nào có được những thông tin hữu ích về hoạt động kinh doanh của doanh

Ngày đăng: 19/08/2015, 21:19

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan