Môi trường chính trị pháp luật

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ AN BÌNH DƯƠNG (Trang 34)

- Tỷ giá hối đoá

b)Môi trường chính trị pháp luật

Trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều biến động phức tạp, đặc biệt là ở khu vực châu Á , cuộc chiến tranh Iraq, khủng hoảng hạt nhân ở CHDCND Triều Tiên và Iran, ở khu vực Đông Nam Á có khủng hoảng chính trị tại Thái Lan, Indonesia, Phillipines đe dọa tất cả các quốc gia trên thế giới, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển chung của thế giới.

Môi trường chính trị và xã hội của Việt Nam được đánh giá là ổn định và lành mạnh. Tại Việt Nam có rất ít những vấn đề liên quan đến tôn giáo, ngôn ngữ hay xung đột sắc tộc. Công ty tư vấn rủi ro chính trị và kinh tế (PERC) của Hồng Kông đã xếp Việt Nam vào vị trí số 1 trong khu vực sau sự kiện 11/9. Việt Nam không ngừng thiết lập quan hệ ngoại giao, mở rộng quan hệ thương mại để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu. Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với hơn 180 quốc gia trên thế giới.

Về môi trường pháp lí, kể từ khi ban hành vào năm 1987 đến nay, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã qua 4 lần sửa bổ sung theo hướng cởi mở, minh bạch, có tính cạnh tranh cao, thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư và từng bước xóa bỏ khác biệt giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, tiến tới một hệ thống pháp lí áp dụng chung cho các doanh nghiệp phù hợp với thông lệ quốc tế. Việt Nam đã có những cố gắng vượt bậc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến các hoạt động kinh tế nói chung và đầu tư nói riêng. Hành lang pháp lí đồng bộ cho hoạt động của doanh nghiệp đã được ban hành: Luật thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng, Luật khuyến khích đầu tư trong nước….Gần đây luật đầu tư của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam số 59/2005/QH11 ra ngày 29/11/2005, Luật này có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, đây là một tiền đề rất tốt cho sự thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo nghị định 90/2001/CP-NĐ ngày 23/11/2001, sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội,

đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp nhỏ và vừa phát huy tính chủ động sáng tạo, nâng cao năng lực quản lí, phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, mở rộng các mối liên kết với các loại hình doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển SXKD, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.

Với môi trường chính trị pháp luật như vậy, Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An sẽ có nhiều cơ hội để mở rộng qui mô SXKD, mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, Xí nghiệp cũng phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp cùng ngành trong và ngoài nước có lợi thế về vốn và công nghệ.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ AN BÌNH DƯƠNG (Trang 34)