- Tỷ giá hối đoá
e) Môi trường công nghệ
Ngày nay không có một doanh nghiệp sản xuất nào muốn tồn tại và phát triển lại không dựa vào việc áp dụng những thành tựu tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ. Khoa học kỹ thuật và công nghệ ngày càng tinh vi thì càng cho phép các doanh nghiệp sản xuất được nhiều loại hàng hóa phù hợp hơn với nhu cầu của con người hiện đại. Công nghệ thường xuyên biến đổi, công nghệ tiên tiến liên tục ra đời, chúng tạo ra các cơ hội cũng như nguy cơ rất lớn cho các doanh nghiệp. Việc tận dụng được sự phát triển công nghệ không chỉ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn nâng cao được uy tín của doanh nghiệp đó.
Trong điều kiện hội nhập hiện nay, Việt Nam là nước đi sau nên có nhiều cơ hội để tiếp cận các công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay tỷ trọng doanh nghiệp có công nghệ cao của Việt Nam mới đạt khoảng 25% so với các nước khác trong khu vực như Philippines 30%; Indonesia 31.5%; Thailand 54.6%, Singapor 76% thì Việt Nam có trình độ công nghệ còn thấp và lạc hậu so với khu vực và thế giới. Đó là thách thức đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu phải cạnh tranh về chất lượng sản phẩm với các doanh nghiệp nước ngoài có trình độ công nghệ hiện đại hơn.
4.2.2. Môi trường vi mô
Môi trường vi mô còn gọi là môi trường cạnh tranh, đây là môi trường gắn trực tiếp với doanh nghiệp.
Để phân tích môi trường cạnh tranh này, ta dựa vào 5 tác lực cạnh tranh của Michael .E.Porter.
Hình 4.1. Môi Trường Cạnh Tranh
Nguy cơ đe doạ từ những người mới vào cuộc
Áp lực thương Áp lực thương lượng của người lượng của người cung ứng mua
Nguy cơ đe doạ từ sản phẩm và dịch vụ thay thế
( Nguồn: Michael .E. Porter: Chiến Lược Cạnh Tranh, NXB Khoa Học, 1996, trang 12).