Công cụ hoạch định chiến lược 1 Phân tích ma trận SWOT

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ AN BÌNH DƯƠNG (Trang 62)

- Đối với nguồn thông tin

d) Chiến lược chiêu thị cổ động

4.4. Công cụ hoạch định chiến lược 1 Phân tích ma trận SWOT

4.4.1. Phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT là một công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp nhà quản trị phát triển 4 loại chiến lược: chiến lược điểm mạnh – cơ hội(SO), chiến lược điểm yếu – cơ hội (WO), chiến lược điểm mạnh – nguy cơ (ST), chiến lược điểm yếu – nguy cơ (WT).

Để thiết lập ma trận SWTO, trước tiên liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ. Các yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của Xí nghiệp từ việc phân tích môi trường bên ngoài và môi trường bên trong sẽ được phân loại theo thứ tự ưu tiên và được xác lập theo các ô tương ứng. Việc kết hợp các yếu tố hợp lí với nhau sẽ hình thành các chiến lược cho Xí nghiệp.

Hình 4.6. Ma Trận SWOT Ma trận SWOT O – CÁC CƠ HỘI 1. Ngành chế biến gỗ đang tăng trưởng mạnh

2.Việt Nam gia nhập các tổ chức

3. Nhu cầu sử dụng sản phẩm gỗ tăng

T – CÁC NGUY CƠ

1. Tỷ lệ lạm phát cao 2. Nguồn gỗ nguyên liệu ngày càng khan hiếm 3. Có nhiều đối thủ cạnh tranh

hội Việt Nam ổn định. 5.Dân số Việt Nam là dân số trẻ.

5. Phụ thuộc nhiều vào khách hàng

S – CÁC ĐIỂM MẠNH

1. Đội ngũ CB-CNV đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm.

2.Nguồn nguyên liệu gỗ cao su tương đối ổn định. 3. Chất lượng sản phẩm 4.Uy tín với khách hàng. 5.Có lợi thế so sánh về giá sản phẩm. Kết hợp S-O: 1. S1,3,4O1,3: Đẩy mạnh sản xuất nhằm gia tăng lợi nhuận.

2. S1,3,5O2:Thâm nhập những thị trường mới. 3. S2,5O4,5: Cải tiến công nghệ, hạ giá thành sản phẩm để thâm nhập thị trường trong nước.

Kết hợp S-T: 1. S2,3,5T5: Nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành để cạnh tranh với các sản phẩm từ ngoài nước. 2. S1,2T1,2,4: Chủ động lập kế hoạch thu mua và dự trữ nguyên vật liệu. 3. S3,4,5T3,5: Tăng cường mối quan hệ để có khách hàng truyền thống nhiều hơn. W – CÁC ĐIỂM YẾU 1.Hoạt động Marketing chưa được chú trọng. 2.Hệ thống máy móc tương đối lạc hậu.

3.Chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. 4.Chưa nắm rõ về đối thủ cạnh tranh. 5.Phòng KD-XNK còn đảm nhận nhiều công việc.

Kết hợp W-O:

1.W2,4O1,2,3: Cải tạo hệ thống máy móc nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. 2. W1,3,5,6O1,2,3,5: Đẩy mạnh công tác marketing , chủ động mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thâm nhập các thị trường tiềm năng.

Kết hợp W-T:

1.W1,3,4T3,5: Thực hiện chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường. 2. W5,6T1,2,4: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị truờng.

trong hoạt động SXKD

Nguồn: TTTH.

Chiến lược kết hợp S-O:

1.Trước những cơ hội như Xí nghiệp đang hoạt động trong ngành tăng trưởng mạnh, Việt Nam gia nhập các tổ chức toàn cầu cũng như nhu cầu về các sản phẩm từ gỗ gia tăng (O1O2O3) thì việc tận dụng được những cơ hội dựa vào những điểm mạnh của mình là rất quan trọng. Những cơ hội này cho thấy khả năng tăng trưởng của ngành chế biến gỗ là ổn định cùng với việc Xí nghiệp có nguồn nhân lực mạnh và nguồn vốn cần thiết để kinh doanh, chất lượng sản phẩm đã được khẳng định, cũng như nguồn nguyên liệu cao su ổn định (S1S2S3), vì vậy chiến lược thích hợp là chiến lược kết hợp về phía trước mà cụ thể là đẩy mạnh sản xuất nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận.

2.Việt Nam gia nhập các tổ chức toàn cầu, đây là một bước ngoặt quan trọng cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Thuận lợi cho doanh nghiệp là thị trường được mở rộng, khả năng tìm kiếm được các thị trường mới là rất cao bên cạnh thị trường sản phẩm từ gỗ đang rất phát triển. Từ những cơ hội này kết hợp với đặc điểm của Xí nghiệp là nguồn nhân lực mạnh, sản phẩm uy tín và giá cả cạnh tranh thì Xí nghiệp có rất nhiều cơ hội với chiến lược thâm nhập thị trường mới.

3.Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia ổn định về chính trị, môi trường đầu tư an toàn với lực lượng lao động trẻ, khỏe, năng động. Trước những cơ hội này Xí nghiệp cần kết hợp với những thế mạnh của mình như nguồn nguyên liệu gỗ cao su ổn định và có lợi thế so sánh về giá cả các sản phẩm để cải tiến công nghệ hạ giá thành sản phẩm và thâm nhập thị trường trong nước.

1.Xí nghiệp có ít các khách hàng truyền thống, việc sản xuất kinh doanh chỉ theo đơn đặt hàng từ các nhà phân phối do đó sự phụ thuộc vào khách hàng là rất lớn. Tuy nhiên Xí nghiệp có thể tận dụng những thế mạnh của mình như chất lượng sản phẩm tốt, có uy tín với các bạn hàng và nguồn nguyên liệu ổn định để chủ động hạ giá thành, nâng cao chất lượng hơn nữa nhằm cạnh tranh với các sản phẩm của nước ngoài.

2.Xí nghiệp phải đối diện với những đe dọa về nguồn nguyên liệu gỗ khan hiếm (gỗ tràm) và tỷ lệ lạm phát cao cùng với đó là giá cả xăng dầu tăng cao nên Xí nghiệp cần tận dụng thế mạnh về nguồn nhân lực để tăng năng suất lao động, đồng thời tận dụng ưu thế về nguồn gỗ cao su thanh lí để phát triển những sản phẩm mới. Tuy nhiên chiến lược hợp lí nhất đối với Xí nghiệp là phải có kế hoạch thu mua và dự trữ nguyên liệu hợp lí.

3.Với việc chưa biết rõ về đối thủ cạnh tranh và lại có nhiều đối thủ cạnh tranh, đó là nguy cơ thường trực đối với Xí nghiệp. Xí nghiệp phải có chiến lược về chất lượng sản phẩm, dịch vụ giao hàng trên cơ sở tận dụng những thế mạnh về chất lượng, uy tín, giá cả để không những giữ chân được những khách hàng hiện tại mà còn có thêm nhiều khách hàng khác nữa.

Chiến lược kết hợp W-O:

1.Thiếu máy móc hiện đại, chưa nắm rõ đối thủ cạnh tranh nhưng ngành đang tăng trưởng mạnh, nhu cầu gia tăng, thị trường mở rộng thì Xí nghiệp cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc cải tiến máy móc thiết bị.

2.Thị trường chưa bão hòa, khả năng mở rộng là rất cao, nguồn lực lao động rất dồi dào tuy nhiên Xí nghiệp lại chưa làm tốt công tác marketing, chưa chủ động tìm kiếm khách hàng…Chính vì vậy Xí nghiệp cần thấy rõ điều này để đẩy mạnh công tác marketing, chủ động mở rộng thị trường trong và ngoài nước, thâm nhập các thị trường tiềm năng.

Chiến lược kết hợp W-T:

1.Xí nghiệp cần giảm đến mức thấp nhất những yếu kém về marketing, nghiên cứu thị trường, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để hạn chế nguy cơ từ quá tình hội nhập cùng như từ phía khách hàng. Xí nghiệp cần tăng cường công tác marketing, tìm hiểu thị trường để thực hiện chiến lược thâm nhập và phát triển thị trường.

2.Việc chưa chủ động tìm kiếm thị trường cộng với việc có nhiều đối thủ cạnh tranh trong lúc bị chi phối nhiều từ Công ty thì Xí nghiệp cần khắc phục bằng cách đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ AN BÌNH DƯƠNG (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w