- Đối với nguồn thông tin
d) Chiến lược chiêu thị cổ động
4.3.7. Tình hình tài chính
Tài chính là một yếu tố quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp, nguồn lực về tài chính có thể làm cho chiến lực khả thi hơn. Các yếu tố về tài chính có thể làm thay đổi chiến lược hiện tại và việc thực hiện kế hoạch.
- Phân tích tình hình tài chính qua kết quả sản xuất kinh doanh.
Bảng 4.12. Kết Quả Hoạt Động SXKD của Xí Nghiệp
ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch
± %
Doanh thu thuần 38.565.550 54.958.903 16.393.353 42,5
Tổng LN trước thuế 1.429.360 1.538.705 109.345 7,6
Thuế thu thập 0 0 - -
LN sau thuế 1.429.360 1.538.705 109.345 7,6
Nguồn: Phòng TC-KT
Qua bảng 4.12. ta thấy doanh thu năm 2007 tăng hơn so với năm 2006 là 16.393.353nghìn đồng tương ứng với tỷ lệ 42.5% cho thấy mức độ tiêu thụ sản phẩm được tăng lên. Tuy vậy tổng lợi nhuận trước thuế của Xí nghiệp năm 2007 chỉ tăng 7.6% so với năm 2006 tương ứng 109.345nghìn đồng. Đây là kết quả của tình hình tăng giá gỗ nguyên liệu và các chi phí sản xuất khác mà nguyên nhân sâu xa là do chịu ảnh hưởng của tình hình lạm phát của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007. Ở Xí nghiệp có một đặc điểm khác với các doanh nghiệp khác là doanh nghiệp không trực tiếp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà cuối năm tài chính Xí nghiệp sẽ báo cáo kết quả SXKD cho Tổng Công Ty Xuất Nhập Khẩu Cao Su và căn cứ vào đó Tổng Công Ty sẽ thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước thay Xí nghiệp. Xí nghiệp hoạt động SXKD rất có hiệu quả tuy nhiên là một Xí nghiệp trực thuộc được hạch toán độc lập trong quá trình hoạt động nhưng lại bị chi phối trong việc phân phối lợi nhuận cũng như một số hoạt động quan trọng khác, điều này làm hạn chế khả năng tự chủ, tự kiểm soát của Xí nghiệp. Chẳng hạn khi làm việc với các khách hàng mới ở nước ngoài Xí nghiệp sẽ trực tiếp trao đổi với khách hàng về quy trình công nghệ, mẫu mã các sản phẩm và kí kết hợp đồng. Tuy nhiên hợp đồng đó phải được Tổng Công Ty kiểm soát về hình thức thanh toán, khách hàng làm việc trực tiếp với Xí nghiệp nhưng khi mở L/C để thanh toán lại phải làm việc với Tổng Công Ty, điều này làm cho một số khách hàng cảm
thấy không thoải mái và hồ nghi…Có thể nói đây là một điểm hạn chế trong hoạt động tài chính của Xí nghiệp.
Phân tích một số chỉ số tài chính
+ Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
Bảng 4.13. Các Tỷ Số Về Khả Năng Thanh Toán (Liquidity Ratio) Khoản mục ĐVT Năm 2006 Năm 2007 So sánh ± Tỷ lệ % 1.TSLĐ và ĐTNH Triệu đồng 12.698 16.667 3.969 31,25 2. Hàng tồn kho Triệu đồng 12.659 16.391 3.732 29,5 3. Nợ ngắn hạn Triệu đồng 14.615 19.314 4.699 32,15 4. Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn Lần 0.87 0.86 - -
5. Tỷ số thanh toán nhanh Lần 0.003 0.014 - -
Nguồn: Phòng TC-KT * Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn (Current Ratio - CR)
CR= Tài sản lưu động / Tổng số nợ ngắn hạn
Dựa vào bảng trên có thể thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Xí nghiệp rất khả quan, năm 2006 là 0.87 lần, năm 2007 tuy giảm nhưng tỷ lệ giảm không nhiều chỉ 1.15% và tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn năm 2007 là 0.86 lần. Đây là những con số khá tốt và Xí nghiệp luôn đảm bảo thanh toán nợ đúng hạn, giữ uy tín với các tổ chức tín dụng, tạo thuận lợi trong những gian đoạn Xí nghiệp cần vốn.
* Tỷ số thanh toán nhanh (Quick Ratio- QR) QR= ( TSLĐ – Tài sản tồn kho)/ Nợ ngắn hạn
Trong năm 2006 tỷ số thanh toán nhanh của Xí nghiệp là 0.003lần và năm 2007 tỷ số này tăng lên thành 0.014 lần. Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn bằng các loại tài sản có tính thanh khoản cao như tiền mặt, khoản phải thu..mà không cần phải bán tài sản tồn kho của Xí nghiệp chưa được tốt, Xí nghiệp có lượng tiền mặt tại đơn vị hơi eo hẹp, điều này dễ gây khó khăn cho Xí nghiệp trong những tình huống phải thanh toán bất ngờ.
+ Nhóm chỉ tiêu đòn cân nợ
Bảng 4.14. Các Tỷ Số Về Đòn Cân Nợ
%
1. Nợ phải trả Triệu đồng 26.301 35.607 9.306 35,4
2. Tổng tài sản Triệu đồng 34.009 40.515 6.506 19,13
3. EBIT Triệu đồng 2.166 2.894 728 33,6
4. Lãi nợ vay Triệu đồng 737 1.355 618 83,9
5. Tỷ số Nợ/Tài sản Lần 0,77 0,88 0,11 14,3
6. Khả năng trả lãi vay Lần 2,94 2,14 -0,8 -27,2
Nguồn: Phòng TC- KT • Tỷ số nợ trên tổng tài sản (Debt per Total Assets Ratio – D/A)
D/A = Tổng số nợ / Tổng tài sản
Năm 2007 tỷ lệ này là 0.88 tăng 14.3% so với năm 2006 là 0.77, nguyên nhân là do tốc độ tăng của các khoản nợ nhanh hơn tốc độ tăng của tài sản mà nguyên nhân sâu xa là do giá cả tăng cao cùng với tỷ lệ lạm phát nên Xí nghiệp cần có nguồn tài chính nhiều hơn. Theo tỷ số này thì trong năm 2007có 88% tổng tài sản của Xí nghiệp là do nguồn vốn vay. Mặc dù vốn vay chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn của Xí nghiệp nhưng Xí nghiệp hoạt động hiệu quả từ nguồn vốn vay đó nên Công Ty và các khách hàng vẫn luôn an tâm về khả năng tài chính của Xí nghiệp.
• Khả năng thanh toán lãi vay (Times Interest Earned – TIE)
TIE = Lợi nhuận trước thuế và lãi(EBIT) / Lãi nợ vay
Năm 2007 khả năng thanh toán lãi vay từ thu nhập của Xí nghiệp là 2.14 lần , tuy giảm so với năm 2006 là 2.94 lần nhưng nói chung khả năng trả lãi từ thu nhập của Xí nghiệp vẫn cao. Nợ vay chiếm phần lớn trong tổng nguồn vốn của Xí nghiệp nhưng do Xí nghiệp phương án sử dụng vốn hiệu quả tạo ra được doanh thu cao nên vẫn đảm bảo trả lãi hàng kì đúng hạn và thanh toán nợ khi đáo hạn từ thu nhập của Xí nghiệp. Đây là một điểm mạnh của Xí nghiệp trong việc sử dụng vốn , tạo uy tín với các tổ chức tín dụng.
+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Bảng 4.15. Các Tỷ Số Về Hoạt Động
Khoản mục ĐVT Năm 2006 Năm 2007 So sánh
± Tỷ lệ %
1.Doanh thu thuần Tr.đồng 38.566 54.959 16.393 42,5 2.Hàng tồn kho Tr.đồng
3.Tổng tài sản Tr.đồng 34.009 40.515 6.506 19,13 4.Các khoản phải thu Tr.đồng 0 220 220 - 5.Vòng quay hàng tồn kho Lần 3,05 3,35 0,3 9,8 6.Hiệu quả sử dụng toàn bộ TS Lần 1,13 1,36 0,23 20,3 7.Kỳ thu tiền bình quân Ngày 0 1,5 1,5 - Nguồn: Phòng TC- KT Chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover - IT)
IT = Doanh thu thuần / Hàng tồn kho
Năm 2007 vòng quay hàng tồn kho là 3.35 lần cao hơn năm 2006 là 0.3lần. Nhìn vào chỉ tiêu này có thể thấy Xí nghiệp đã giữ hàng tồn kho ở mức độ hợp lí, vừa đảm bảo khả năng sản xuất vừa hạn chế được chi phí tồn trữ. Khả năng bán hàng tồn kho hay nói cách khác mức các khoản tồn kho được chuyển thanh doanh thu tiêu thụ cũng đạt ở mức cao.
• Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản (Total Asset Turnover – TAT)
TAT = Doanh thu thuần / Tổng tài sản
Tỷ số này cho biết một đồng tài sản đầu tư tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2006 tỷ số này của Xí nghiệp là 1.13 và năm 2007 tỷ số này đã tăng lên là 1.36, có nghĩa là cứ 1đồng tài sản được đem ra đầu tư thì Xí nghiệp thu về 1.36 đồng, tỷ số này được tăng lên hàng năm cho thấy Xí nghiệp làm ăn ngày càng hiệu quả.
• Kỳ thu tiền bình quân (Days of Sales Outstanding – DSO)
DSO = Các khoản phải thu /(Doanhthu/365)
Do Xí nghiệp chủ yếu xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài theo hợp đồng sản xuất nên việc khách hàng thanh toán diễn ra rất nhanh chóng và thuận lợi. Các đơn hàng được thanh toán qua L/C và ngày thanh toán được ghi ngay trên hợp đồng nên vệc thu tiền hàng của Xí nghiệp rất thuận lợi, trong năm 2007 chỉ tiêu này là
1.5ngày. Điều này giúp Xí nghiệp thu hồi vốn nhanh không gây ứ đọng vốn trong thanh toán, làm tăng tốc độ vòng quay của vốn.
+ Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi Bảng 4.16. Các Tỷ Số Về Doanh Lợi Khoản mục ĐVT Năm 2006 Năm 2007 So sánh ± Tỷ lệ % 1.Doanh thu thuần Tr.đồng 38.566 54.959 16.393 42,5 2.Thu nhập ròng Tr.đồng 1.429 1.539 109.345 7,6 3.Tổng tài sản Tr.đồng 34.009 40.515 6.506 19,13 4.Vốn CSH Tr.đồng 19.381 21.175 1.794 9,26 5.Tỷ suất lợi nhuận Lần 0,04 003 -0,01 - 6. Doanh lợi đầu tư
Lần 0,042 0,038 -0,004 - 7.Doanh lợi vốn CSH Lần 0,074 0,073 -0,001 - Nguồn: Phòng TC-KT
• Tỷ suất lợi nhuận (Net Profit Margin – NPM)
NPM = Thu nhập ròng / Doanh thu thuần
Chỉ số này cho biết cứ 1 đồng doanh thu được tạo ra sẽ đưa lại bao nhiêu đồng thu nhập ròng. Năm 2006 tỷ số này là 0.04 nhưng năm 2007 là 0.03, có sự sụt giảm này là do năm 2007 các chi phí liên quan đến hoạt động đều tăng cao mặc dù doanh thu tạo ra lớn hơn năm 2006 đến 16.393triệu đồng. Nếu trong những năm tới chính phủ có các chính sách bình ổn giá cả, hạn chế lạm phát thì với tốc độ tăng nhanh của doanh thu thì thu nhập ròng mang lại cũng sẽ rất lớn.
• Doanh lợi đầu tư ( Return On Investment – ROI)
ROI = Thu nhập ròng / Tổng tài sản
Cứ 1đồng tài sản đầu tư sẽ mang lại 0.042 đồng thu nhập ròng năm 2006 và 0.038 đồng vào năm 2007, có nghĩa là cứ 1đồng vốn bỏ ra, quá trình đầu tư sản xuất kinh
doanh Xí nghiệp sẽ thu lại được 1đồng đó và cộng thêm phần thặng dư của riêng mình 0.038đồng sau khi đã loại bỏ các khoản chi phí khác. Như vậy mặc dù có giảm so với năm 2006 nhưng Xí nghiệp vẫn hoạt động rất hiệu quả và có lãi.
Đánh giá
Qua quá trình thực tập, nghiên cứu ở Xí nghiệp và phân tích số liệu cho thấy Xí nghiệp đang SXKD rất có hiệu quả khi mức tăng trưởng luôn ổn định, doanh lợi ngày càng tăng. Xí nghiệp đã chú trọng thực hiện chiến lược giá cả cạnh tranh, chiến lược về nhân sự; tuy nhiên bên cạnh đó Xí nghiệp vẫn còn tồn tại không ít điểm yếu khi hoạt động Marketing vẫn chưa được quan tâm, công tác mở rộng thị trường chưa thực hiện tốt
Điểm mạnh
Đội ngũ CB-CNV đòan kết và ăn ý với nhau trong công việc, đặc biệt là các cán bộ quản lý do các phòng ban được thiết kế tập trung, sự liên lạc giữa các phòng ban rất nhịp nhàng.
Xí nghiệp có nguồn gỗ cao su ổn định do Xí nghiệp được ưu tiên nguồn nguyên liệu cao su thanh lí, được Công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su phân bổ theo kế hoạch sản xuất.
Chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao và ngày càng nhận được sự tín nhiệm của khách hàng.
Xí nghiệp có 1 lượng khách hàng ổn định và trung thành với Xí nghiệp, đó là tập đoàn IKEA (Thụy Điển), tập đoàn Amstrong Cabinet (Mỹ). Điều này cũng khẳng định sự tín nhiệm của khách hàng nói chung và 2 tập đoàn này nói riêng về số lượng cũng như chất lượng qua một quá trình hợp tác với Xí nghiệp.
Có lợi thế so sánh về giá sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm chế biến từ gỗ cao su với các đối thủ khác.
Ban lãnh đạo luôn quan tâm đến đời sống của CB- CNV, có những chiến lược khá linh hoạt với những thay đổi của môi trường bên ngoài.
Điểm yếu
Hệ thống mấy móc nhà xưởng tuy đã được cải tiến và nhập mới một số nhưng vẫn còn tương đối lạc hậu.
Chưa có bộ phận Marketing riêng biệt nên hoạt động marketing chưa được Xí nghiệp quan tâm thực hiện, vì vậy sản phẩm của Xí nghiệp vẫn chưa được nhiều khách hàng biết đến.
Phòng KH – XNK còn đảm nhận nhiều công việc.
Chưa chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường.
Chưa nắm rõ thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng như chưa có chiến lược đối phó với những biến động bất ngờ.
Chưa tìm được nhà phân phối sản phẩm ở trong nước để thâm nhập và phát triển thị trường nội địa.
Xí nghiệp phụ thuộc vào Công ty Công nghiệp và Xuất nhập khẩu cao su rất nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong tài chính, kế hoạch sản xuất và làm việc với khách hàng.