Nghiên cứu và phát triển

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ AN BÌNH DƯƠNG (Trang 27)

Trong môi trường cạnh tranh hiện nay, công tác nghiên cứu và phát triển tại mỗi công ty là không thể thiếu. Các công ty đang theo đuổi chiến lược sản phẩm thì công việc càng trở nên quan trọng. Vì qua quá trình nghiên cứu và phát triển sẽ tạo ra những sản phẩm mới lạ làm giảm áp lực cạnh tranh của công ty trên thị trường. Đây là yếu tố rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Một công ty có tổ chức nghiên cứu về thị trường sẽ giúp cho đơn vị chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Marketing

Marketing có thể miêu tả như là một quá trình xác định, dự báo thiết lập và thoả mãn các nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ của người tiêu dùng. Marketing bao gồm bốn chiến lược chính là: chiến lược về giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối và chiêu thị cổ động. Tuỳ theo tính chất mức độ, hiện trạng của công ty mà nhà quản trị có cách thiết lập các chiến lược trên một cách hợp lý mang lại hiệu quả cao trong kinh doanh của đơn vị mình.

3.1.8. Các công cụ hoạch định chiến lược

a) Ma trận SWOT(Strengths, Weaknesses, Opportunities and Threats)

Đây là ma trận xác định những cơ hội, đe doạ, điểm mạnh, điểm yếu có tính then chốt của một công ty. Trên cơ sở liên kết những điểm trên để đưa ra chiến lược gợi ý. Tuy nhiên, đây không phải là chiến luợc cuối cùng của một công ty mà còn nhiều chiến lược được đưa ra từ những phân tích khác.

b)Ma trận Space

Là ma trận đánh giá các chiến lược thông qua các hoạt động của công ty. Đầu tiên ta đánh giá vị trí chiến lược bên trong và bên ngoài, sau đó thông qua số liệu thu thập từ việc tự đánh giá của nhân viên trong công ty, ta có thể phân tích rồi đưa ra kết quả nhận định, giúp công ty đề xuất chiến lược phù hợp.

3.2. Phương pháp nghiên cứu3.2.1. Các phương pháp cơ bản 3.2.1. Các phương pháp cơ bản

Để thực hiện đề tài này, tôi đã vận dụng và thực hiện những phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thu thập số liệu: Thu thập tài liệu từ các phòng ban trong Xí nghiệp, bao gồm các báo cáo về sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính, thu thập số liệu trên các tờ báo, trang web

- Phương pháp xử lí số liệu: Phân tích tình hình tài chính Xí nghiệp bằng cách tính toán các thông số, phân tích các số liệu về sản xuất, phân phối…để đưa ra những nhận định.

- Phương pháp so sánh: Tiến hành so sánh các số liệu về sản lượng sản xuất, sản lượng tiêu thụ, giá bán, doanh thu, lợi nhuận để đánh giá và đề xuất những chiến lược cho Xí nghiệp.

- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn về tình hình hoạt động của Xí nghiệp, các yếu tố tác động đến hoạt động SXKD của Xí nghiệp. Qua việc phỏng vấn các nhân viên am hiểu tình hình của Xí nghiệp làm cơ sở cho việc xây dựng ma trận SWOT, SPACE.

3.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

a) Yếu tố con người: bao gồm các yếu tố như trình độ quản lý, tổ chức sảnxuất kinh doanh, trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh…của cán bộ công xuất kinh doanh, trình độ, kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh…của cán bộ công

nhân viên. Do đó nhân tố con người trong bộ máy quản lý nếu được phát huy đúng mức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh như: lập kế hoạch, xây dựng cơ cấu tổ chức…

b) Cơ sở vật chất: đánh giá chính xác tính hợp lý của cơ cấu tài sản và nguồnvốn, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động vốn, đánh giá tình hình quản lý, sử dụng tài sản và sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động của công ty nhằm đề ra biện pháp sử dụng có hiệu quả.

c) Tổ chức quản lý: đây là yếu tố quan trọng quyết định đến kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp. Hoàn thiện tổ chức quản lý, quan tâm đến đời sống vật chất doanh của doanh nghiệp. Hoàn thiện tổ chức quản lý, quan tâm đến đời sống vật chất và khả năng quản lý sẽ làm cho mọi hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả.

d)Thị phần tiêu thụ: là khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp được thể hiện thông qua doanh thu đạt được, tổng doanh thu của doanh nghiệp phụ thuộc vào khối lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Ngoài việc tổ chức, tiêu thụ tốt cũng ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của đơn vị. Mặt khác còn có sự ảnh hưởng của cơ chế quản lý nhà nước.

e) Yếu tố giá cả: giá cả sản phẩm, dịch vụ đều ảnh hưởng trực tiếp đến lợinhuận của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần phải hiểu rõ và nắm vững thị trường nhuận của doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần phải hiểu rõ và nắm vững thị trường để đề ra chính sách thích hợp.

CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát thị trường kinh doanh của Xí nghiệp4.1.1. Giới thiệu về sản phẩm của Xí nghiệp 4.1.1. Giới thiệu về sản phẩm của Xí nghiệp

Sản phẩm của Xí nghiệp chủ yếu là các sản phẩm đồ gỗ dân dụng và trang trí nội thất từ 2 loại nguyên liệu chính là gỗ tràm và gỗ cao su. Ngoài ra Xí nghiệp còn có thể xuất các bán thành phẩm khi thị trường có nhu cầu.

Các sản phẩm gỗ của Xí nghiệp sau khi sản xuất sẽ được xuất khẩu là chủ yếu. Do đó đối tượng tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của Xí nghiệp là các nhà phân phối nước ngoài. Xí nghiệp cung ứng sản phẩm theo đơn đặt hàng, có 2 trường hợp:

Đối với khách hàng có số lượng đơn hàng ít

Khách hàng sẽ đặt hàng bằng cách Fax đến Xí nghiệp hoặc đặt hàng qua Email, điện thoại với Xí nghiệp. Xí nghiệp sẽ gửi bảng báo giá cho khách hàng. Nếu khách hàng đồng ý với giá mà Xí nghiệp đưa ra theo thiết kế bản vẽ, Xí nghiệp sẽ tiến hành làm mẫu, giao cho khách hàng. Hàng mẫu được chấp nhận, hai bên tiến hành làm hợp đồng. Sau đó Xí nghiệp tiến hành sản xuất và giao hàng theo đúng thời hạn hợp đồng.

Đối với khách hàng có số lượng đơn hàng nhiều

Quy trình cũng tương tự như đối với khách hàng có số lượng đơn hàng ít. Tuy nhiên, khách hàng sẽ đặt hàng thông qua Công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su và Công ty sẽ phân phối lại cho Xí nghiệp. Xí nghiệp gửi bảng báo giá cho Công ty, Công ty sẽ báo lại cho khách hàng. Trong trường hợp này tất cả thủ tục khách hàng đều làm việc với Công ty, Xí nghiệp chỉ sản xuất theo sự phân phối của Công ty mà thôi.

4.1.3. Giá bán sản phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tùy thuộc vào loại sản phẩm, kích cỡ của sản phẩm theo đơn đặt hàng của khách hàng, sự thay đổi của mức giá nguyên vật liệu trên thị trường mà Xí nghiệp điều chỉnh và đưa ra giá cho sản phẩm của mình để báo lại với khách hàng.

4.1.4. Phương hướng, mục tiêu trong những năm tới

Trong những năm tới, Xí nghiệp có những mục tiêu sau đây:

- Đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm từ gỗ cao su, thu hẹp sản xuất đối với các sản phẩm từ gỗ tràm

- Có chiến lược thu mua, dự trữ gỗ nguyên liệu để chủ động sản xuất khi có đơn hàng, thông qua các hình thức sau:

+ Quan hệ với các tỉnh để thu mua gỗ tràm nguyên liệu. + Nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ các nước.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị, tìm kiếm thị trường xuất khẩu

4.2. Phân tích môi trường ảnh hưởng đến CLKD 4.2.1. Môi trường vĩ mô 4.2.1. Môi trường vĩ mô

a) Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ DĨ AN BÌNH DƯƠNG (Trang 27)