- Tỷ giá hối đoá
c) Áp lực từ nhà cung ứng
- Đối với nguyên liệu đầu vào
Khi chúng ta nói đến các nhà cung ứng, chúng ta nghĩ ngay đến các doanh nghiệp cung cấp nguyên vật liệu và máy móc. Đối với ngành chế biến gỗ thì nguyên liệu gỗ tốt sẽ tạo được ưu thế cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành.
Hiện nay nguồn nguyên liệu gỗ mà Xí nghiệp dùng sản xuất gồm 2 loại: gỗ cao su và gỗ tràm. Xí nghiệp chế biến gỗ Dĩ An là đơn vị thuộc công ty Công Nghiệp và Xuất Nhập Khẩu Cao Su, do đó Xí nghiệp được ưu tiên nguồn nguyên liệu cao su thanh lí, được tổng công ty phân bổ theo kế hoạch sản xuất của Xí nghiệp. Đây là ưu thế của Xí nghiệp trong tình hình gỗ cao su trên thị trường có nhiều biến động. Trong khi đó, nguồn gỗ tràm Xí nghiệp phải thu mua từ các nguồn nhỏ lẻ nên nguyên liệu có phần khó khăn hơn so với gỗ cao su.
Bảng 4.2. Tình Hình Khai Thác Gỗ Cao Su Nguyên Liệu
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006Số lượngNăm 2007 ±So sánh %
Diện tích khai thác Ha 97,3 140,23 42,93 44,12
Số lượng gỗ bao bì Ste 11.592,22 18.762,5 7.170,28 61,85
Nguồn: Phòng KH-XNK
Qua bảng trên ta thấy năm 2007 Xí nghiệp được Công ty cho phép khai thác 140,23 ha tăng 42,93 ha so với năm 2006 tương ứng tăng 44,12%. Trong khi đó, số lượng gỗ bao bì năm 2007 là 18.762,5 Ste tăng 61,85% (ứng với tăng 7.170,28 Ste). Như vậy, trong năm 2007 lượng gỗ cao su khai thác tăng lên rất đáng kể nguyên nhân là do nhu cầu các loại sản phẩm sản xuất từ cao su như: thanh cao su, ván ghép cao su tăng lên rất nhiều để cung cấp cho thị trường Mỹ.
Bảng 4.3. Tình Hình Thu Mua Nguyên Liệu của Xí Nghiệp
Nguyên liệu Giá trịNăm 2006 % Giá trịNăm 2007 % ±So sánh Tỷ lệ %
Phôi tràm tươi 4.485.450 82,88 6.520.883 72,03 2.035.433 45,38
Phôi tràm sấy 76.732 1,42 0 0 - -
Phôi cao su sấy 849.601 15,70 2.531.859 27,97 1.682.257 198,01
Tổng cộng 5.411.775 100 9.052.743 100 3.640.967 67,28
Nguồn: Phòng KH-XNK
Qua bảng 4.3. ta thấy trong năm 2007 chi phí nguyên liệu tăng 3.640.967 nghìn đồng tương đương 67,28% so với năm 2006. Trong đó chi phí mua phôi tràm tươi vẫn chiếm một tỷ trọng lớn trong chi phí nguyên liệu, năm 2007 chiếm 72,03% tuy giảm về tỷ trọng nhưng lại tăng rất nhiều về giá trị (tăng 2.035.433 nghìn đồng) với tốc độ tăng là 45,38% so với năm 2006. Điều này cho thấy nhu cầu sản phẩm từ gỗ tràm vẫn còn tiếp tục tăng. Đối với phôi tràm sấy, trong năm 2007 Xí nghiệp không thu mua là do chi phí sấy cộng gộp vào giá phôi sấy là tương đối cao, khoảng 300.000đ/m3 và cũng là do Xí nghiệp muốn có nguyên liệu đạt chất lượng nên đã hợp tác với các doanh nghiệp có công nghệ cao để sấy phôi tươi. Riêng đối với phôi cao su sấy trong năm 2006 chỉ chiếm một tỷ trọng tương đối thấp là 15,7% trong chi phí nguyên liệu. Tuy nhiên, trong năm 2007chi phí mua phôi cao su sấy đã tăng lên 198,01% ứng với 1.682.257nghìn đồng so với năm 2006; nâng tỷ trọng lên 27,97% trong tổng chi phí nguyên liệu. Như đã đề cập ở trên, nhu cầu sản phẩm sản xuất từ gỗ cao su tăng nhanh trong năm 2007 nên mặc dù Xí nghiệp được Công ty cung cấp gỗ thanh lí nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu sản xuất.
Hiện tại để bảo vệ môi trường, chính phủ cho phép khai thác khoảng 200.000 đến 300.000 m3 gỗ từ nguồn gỗ tự nhiên. Con số này chỉ đáp ứng được khoảng 20% nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm gỗ, còn lại phải nhập khẩu. Xu hướng của người tiêu dùng thế giới đòi hỏi doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu cần chứng chỉ FSC. FSC (Forest Stewardship Council) là tên của Hội Đồng Quản Trị Rừng Quốc Tế và cũng là tên một loại chứng chỉ do chính hội đồng này quản lí. FSC là chương trình toàn cầu kiểm định chuỗi hành trình sản phẩm từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. FSC trong ngành chế biến gỗ giống như chúng chỉ ISO, hệ thống quản lí chất lượng quốc tế áp dụng cho các ngành nghề hoặc như HACCP: tiêu chuẩn chất lượng của
ngành thủy sản, GMP đối với ngành dược…FSC ngày càng trở nên quan trọng đối với sản phẩm gỗ chế biến xuất khẩu, nhất là những sản phẩm gỗ ngoài trời.
Hiện nay việc thu mua nguyên liệu gỗ của Xí nghiệp do phòng KH-XNK đảm nhiệm. Nguồn nguyên liệu thu mua chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ như: Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu. Như vậy, nguồn nguyên liệu trong nước tương đối eo hẹp, Xí nghiệp cần có giải pháp để nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu gỗ từ các nước, tuy nhiên cần quan tâm đến nguồn gốc gỗ nguyên liệu từ các nước.