1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2

97 407 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 0,94 MB

Nội dung

Hoạt động đầu tư là hoạt động mang lại sự phát triển cho xã hội. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng, thường có thời gian dài, lượng vốn tương đối lớn và khả năng rủi ro cao. Do vậy, muốn hoạt động đầu tư hiệu quả thì phải làm tốt ngay từ đầu công tác chuẩn bị đầu tư mà quan trọng là công tác lập dự án đầu tư. Thông qua các dự án, ý tưởng đầu tư được thực hiện và phát huy hiệu quả, hay dự án đầu tư chính là các hoạt động đầu tư được mô phỏng trên giấy. Tuy nhiên, sự thành bại của công cuộc đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào nó, nếu các dự án đầu tư được lập một cách khoa học, chính xác, cẩn thận thì tạo điều kiện tốt, trong hoạt động đầu tư sau này. Các dự án đầu tư cũng là một tài liệu không thể thiếu đối với các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp phép đầu tư hay ưu đãi, tài trợ vốn. Nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động lập dự án đầu tư, trong thời gian vừa qua thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2, em đã tìm hiểu và tiếp thu nhiều kiến thức bổ ích cho công tác lập án tại công ty, làm quen với công tác này trong thực tiễn và củng cố kiến thức chuyên ngành. Do vậy em đã lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2” làm đề tài thực tập của mình. Cháuyên đề gồm 2 chương: Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2. Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2. Em xin chân thành cảm ơn đến giảng viên và các nhân viên trong Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài viết chuyên đề tốt nghiệp này. Do thời gian còn hạn chế và trình độ nhận thức, chuyên môn chưa sâu nên chuyên đề không thể tránh khỏi sai sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy và các cô chú trong công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Hoạt động đầu tư là hoạt động mang lại sự phát triển cho xã hội Tuy nhiên,hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư xây dựng, thường có thời gian dài, lượng vốntương đối lớn và khả năng rủi ro cao Do vậy, muốn hoạt động đầu tư hiệu quả thìphải làm tốt ngay từ đầu công tác chuẩn bị đầu tư mà quan trọng là công tác lập dự

án đầu tư Thông qua các dự án, ý tưởng đầu tư được thực hiện và phát huy hiệuquả, hay dự án đầu tư chính là các hoạt động đầu tư được mô phỏng trên giấy Tuynhiên, sự thành bại của công cuộc đầu tư phụ thuộc rất nhiều vào nó, nếu các dự ánđầu tư được lập một cách khoa học, chính xác, cẩn thận thì tạo điều kiện tốt, tronghoạt động đầu tư sau này Các dự án đầu tư cũng là một tài liệu không thể thiếu đốivới các cơ quan có thẩm quyền trong việc cấp phép đầu tư hay ưu đãi, tài trợ vốn

Nhận thức được tầm quan trọng trong hoạt động lập dự án đầu tư, trong thờigian vừa qua thực tập tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2, em đã tìm hiểu và tiếp thunhiều kiến thức bổ ích cho công tác lập án tại công ty, làm quen với công tác nàytrong thực tiễn và củng cố kiến thức chuyên ngành Do vậy em đã lựa chọn đề tài

“Hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2” làm đề tài

thực tập của mình

Cháuyên đề gồm 2 chương:

Chương I: Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 Chương II: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2.

Em xin chân thành cảm ơn đến giảng viên và các nhân viên trong Công ty Cổphần Đầu tư PV2 đã giúp đỡ em hoàn thành tốt bài viết chuyên đề tốt nghiệp này

Do thời gian còn hạn chế và trình độ nhận thức, chuyên môn chưa sâu nênchuyên đề không thể tránh khỏi sai sót Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy và các cô chú trong công ty để chuyên đề được hoàn thiện hơn nữa.

Trang 2

CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PV2.

1.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Đầu tư PV2.

1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.

Công ty cổ phần đầu tư PV2 là công ty cổ phần được thành lập tại Việt Namtheo Giấy chứng nhận doanh nghiệp số 0102306389 do sở Kế hoạch và Đầu tư HàNội cấp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sửa đổi ngày 29/10/2012 Công ty đãniêm yết cổ phần tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội với mã cổ phiếu là PV2

a, Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PV2

Tên công ty bằng tiếng Anh: PV2 INVESTMENT JOINT STOCKCOMPANY

(Tên cũ: Công ty cổ phần đầu tư và phát triển PVI)

b, Trụ sở chính: Tầng 17, số 249A Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quậnTây Hồ, thành phố Hà Nội, Việt Nam

e, Người đại diện theo pháp luật của công ty:

Tổng giám đốc: Lê Thanh Tùng

f, Thông tin về chi nhánh:

Tên chi nhánh: CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁTTRIỂN PVI TẠI ĐỒNG NAI

Địa chỉ chi nhánh: phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai,Việt Nam

h, Lịch sử hình thành công ty:

• Năm 2007: Công ty cổ phần Đầu tư PV2 (trước đây là Công ty cổ phầnĐầu tư & Phát triển PVI) được chính thức thành lập và đi vào hoạt động từ ngày29/6/2007 Mục đích thành lập PV2 trở thành một đơn vị thành viên của PVI

Trang 3

chuyên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh BĐS và dịch vụ tài chính để khôngngừng gia tăng giá trị đầu tư cho PVI và các cổ đông.

• Năm 2008: Năm 2008 là năm nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, nhiềudoanh nghiệp Việt Nam ở trong tình trạng rất khó khăn, tuy nhiên PV2 vẫn vững tinvượt qua và đạt mức Doanh thu rất đáng khích lệ là 68,6 tỷ đồng Năm 2008 cònđánh giá sự thành công của PV2 trong việc tăng vốn điều lệ từ 150 tỷ đồng lên182,5 tỷ đồng

• Năm 2009-2010: Đây là những năm có nhiều sự kiện trọng đại và thànhcông nâng tầm thương hiệu của PV2 trên thương trường, đồng thời đánh dấu sựphát triển vững chắc của PV2 trong thị trường BĐS và hoạt động dịch vụ tài chính.Hàng loạt các dự án được đầu tư trong giai đoạn này triển vọng mang lại hiệu quảcao cho PV2 Để đáp ứng nhu cầu nguồn vốn cho các hoạt động đầu tư và tăng nănglực cạnh tranh trên thị trường của PV2, cuối năm 2010 PV2 đã thực hiện thành côngtăng vốn điều lệ từ 182,5 tỷ lên 373,5 tỷ đồng và PV2 chính thức niêm yết cổ phiểutại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với mã chứng khoán PV2 vào ngày16/12/2010 Trong giai đoạn này PV2 đã có tốc độ tăng trưởng tốt, năm 2009 doanhthu đạt 178 tỷ đồng, năm 2010 doanh thu đạt 194 tỷ đồng

• Năm 2011: Năm 2011 nền kinh tế của Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phátcao, phần lớn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản

và đầu tư tài chính thua lỗ, thậm chí phá sản thì PV2 vẫn đạt mức doanh thu 252 tỷđồng, hoàn thành trên 100% kế hoạch doanh thu được ĐHĐCĐ giao, tăng trưởng30% so với năm 2010

• Năm 2012: Kết quả kinh doanh của năm 2012 đã phải chịu nhiều ảnhhưởng nặng nề từ các khó khăn từ năm 2011 chuyển sang Kết quả hoạt động kinhdoanh của năm 2012 không đạt được kế hoạch đã đề ra song công ty vẫn cố gắngcầm cự và đảm bảo kinh doanh không thua lỗ Năm 2012, doanh thu công ty là22,168 tỷ đồng đạt 115,91% so với kế hoạch, lợi nhuận trước thuế là 0,672 tỷ đồngđạt 29,54% so với kế hoạch

1.1.2 Cơ cấu tổ chức, quản lý và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban.

1.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Trang 4

SƠ ĐỒ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty

1.1.2.2 Chức năng, quyền hạn của các phòng ban.

- Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): ĐHĐCĐ là cơ quan có thẩm quyền caonhất PV2 ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức mỗi năm 1 lần ĐHĐCĐ phải họpthường niên trong thời hạn 4 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính ĐHĐCĐ cóquyền thảo luận và thông qua báo cáo tài chính hằng năm, báo cáo của Ban kiểmsoát, các báo cáo của HĐQT và kế hoạch phát triển ngắn hạn và dài hạn của PV2.ĐHĐCĐ còn có nhiệm vụ thông qua mức cổ tức thanh toán hằng năm, quyết địnhcác phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư; tiến hành thảo luận thôngqua, bổ sung, sửa đổi Điều lệ công ty; bầu, bãi nhiệm HĐQT, Ban kiểm soát và cácnhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty

- Hội đồng quản trị (HĐQT) HĐQT của PV2 gồm năm thành viên HĐQT

là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh PV2, trừnhững thẩm quyền thuộc ĐHĐCĐ HĐQT có các quyền sau:

 Quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy của PV2;

 Quyết định chiến lược đầu tư, phát triển của Công ty trên cơ sở các mụcđích chiến lược do ĐHĐCĐ thông qua;

Trang 5

 Bổ nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, giám sát hoạt động của BGĐ và Kế toántrưởng;

 Kiến nghị, sửa đổi, bổ sung Điều lệ, báo cáo tình hình kinh doanh hằngnăm, báo cáo tài chính, quyết toán năm, phương án phân phối, sử dụng lợi nhuận vàphương hướng phát triển, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và ngân sáchhằng năm của PV2 trình lên ĐHĐCĐ;

 Triệu tập, chỉ đạo chuẩn bị nội dung và chương trình cho các cuộc họpĐHĐCĐ;

 Đề xuất việc tái cơ cấu hoặc giải thể PV2;

 Các quyền khác được quy định theo Điều lệ Công ty

- Ban kiểm soát (BKS): BKS do ĐHĐCĐ bầu ra gồm 03 thành viên để thựchiện giám sát HĐQT, Tổng giám đốc PV2 trong việc quản lý và điều hành PV2.BKS chịu trách nhiệm trước ĐHĐCĐ và pháp luật về những công việc thực hiệnnhiệm vụ được giao, bao gồm:

 kiểm tra sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính của PV2, kiểm tra tínhhợp lý, hợp pháp của các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của PV2, kiểmtra việc thực hiện các nghị quyết, quyết định của HĐQT;

 Trình ĐHĐCĐ báo cáo thẩm tra các báo cáo tài chính của PV2, đồng thời

có quyền trình bày ý kiến độc lập của mình về kết quả thẩm tra các vấn đề liên quantới hoạt động kinh doanh, hoạt động của HĐQT và ban tổng giám đốc;

 Yêu cầu HĐQT triệu tập ĐHĐCĐ bất thường trong trường hợp xét thấycần thiết;

 Các quyền khác được quy định tại điều lệ của Công ty

- Ban tổng giám đốc: Tổng giám đốc do HĐQT bổ nhiệm, chịu trách nhiệmtrước HĐQT và ĐHĐCĐ về điều hành và quản lý mọi hoạt động sản xuất kinhdoanh của PV2 Các Phó tổng giám đốc có trách nhiệm tham mưu Tổng giám đốcđiều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Ban giám đốc có các nhiệmvụ:

 Tổ chức, điều hành, quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của PV2theo nghị quyết, quyết định của HĐQT, nghị quyết của ĐHĐCĐ, điều lệ PV2 vàtuân thủ pháp luật;

 Xây dựng và trình lên HĐQT các quy chế quản lý điều hành nội bộ, kếhoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch tài chính hằng năm và dài hạn của PV2;

 Đề nghị HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng kỷ luật đốivới Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng văn phòng đại diện;

Trang 6

 Ký kết, thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự theo quy định củapháp luật;

 Các nhiệm vụ khác được quy định tại Điều lệ

- Phòng đầu tư và quản lý dự án: Là phòng tham mưu giúp Tổng giám đốctrong việc nghiên cứu thị trường Bất động sản, tìm kiếm và khai thác các dự ánBĐS để xúc tiến đầu tư; quản lý các dự án đầu tư, xây dựng, kinh doanh bất độngsản Phòng đầu tư dự án có nhiệm vụ:

 Xây dựng mục tiêu, kế hoạch đầu tư và kinh doanh dự án của phòng hằng năm

 Tìm kiếm, tính toán hiệu quả kinh tế và đề xuất lãnh đạo Công ty ra quyếtđịnh đầu tư đối với các dự án bất động sản

 Thực hiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản

 Xây dựng quy trình hoạt động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của Phòng

 Quản lý các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác

Trong Phòng đầu tư dự án còn có các ban quản lý dự án với chức năng thammưu cho ban lãnh đạo Công ty, phòng Đầu tư Dự án về công tác kỹ thuật thi công,đấu thầu và quản lí dự án; quản lí, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chấtlượng dự

án Phòng có nhiệm vụ lập hồ sơ mời thầu dự án, lập biện pháp thi công, lập dựtoán, nghiệm thu, kiểm tra theo dõi tiến độ dự án, soạn thảo các hợp đồng kinh tếvới các nhà thầu phụ, phối hợp với các phòng chức năng khác trong công ty và cácnhiệm vụ khác được giao

- Phòng đầu tư tài chính: Là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốctrong lĩnh vực đầu tư tài chính, kinh doanh chứng khoán, giấy tờ có giá và mua bándoanh nghiệp Phòng đầu tư tài chính có nhiệm vụ:

 Nghiên cứu thị trường đầu tư tài chính để đưa ra các dự báo làm cơ sở chohoạt động đầu tư tài chính; Xây dựng kế hoạch kinh doanh cổ phiếu, trái phiếu, giấy

tờ có giá hằng năm, cơ cấu và phương án sử dụng vốn vào các dịch vụ đầu tư tàichính khác

 Nghiên cứu, xây dựng và quản lý danh mục đầu tư phù hợp với chức năngcủa phòng;

 Thực hiện kinh doanh cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu OTC, trái phiếu và giấy

tờ có giá;

 Thực hiện dịch vụ Repo cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác phùhợp với quy định của pháp luật; Tổ chức thực hiện hoạt động ủy thác, nhận ủy thácđầu tư; nghiên cứu phương án mua bán doanh nghiệp; đánh giá hiệu quả và đề xuất

ý kiến tiếp tục đầu tư, thu hồi vốn đầu tư hoặc đầu tư thêm vào các công ty cổ phần

mà Công ty góp vốn;

Trang 7

 Quản lý phần vốn góp của Công ty tại các doanh nghiệp khác;

 Xây dựng quy trình hoạt động liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ củaphòng;

 Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban lãnh đạo phân công

- Phòng Kế hoạch và Phát triển kinh doanh: Có chức năng tham mưu, giúpviệc cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực hoạch định chiến lược kinh doanh, xâydựng, giám sát và việc thực hiện kế hoạch và đề xuất các giải pháp thực hiện kếhoạch; Quản lý dòng tiền, phân bổ vốn cho các hoạt động kinh doanh của Công ty;Xây dựng và thực hiện các phương án phát triển kinh doanh Phòng có nhiệm vụ:

 Nghiên cứu thị trường Bất động sản, đầu tư tài chính để đưa ra các dự báolàm cơ sở cho hoạt động kinh doanh; xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh;Xây dựng kế hoạch; giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch kinh doanh củaCông ty

 Tổng hợp, phân tích, đánh giá và lập báo cáo tình hình hoạt động kinhdoanh, tiến độ công việc hàng tháng, quý, năm hoặc theo yêu cầu của Ban lãnh đạo

và đề xuất giải pháp điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh; Cânđối nguồn vốn đầu tư, huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn đầu tư; Tìm kiếm, tínhtoán hiệu quả kinh tế, đề xuất lãnh đạo công ty ra quyết định đầu tư đối với các dự

án Bất động sản;

 Lập phương án kinh doanh đối với các dự án đầu tư bao gồm: tính toánhiệu quả kinh tế, kế hoạch giải ngân, phương án huy động vốn cho dự án; Thảo vănbản cam kết, thỏa thuận liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh trong việc thamgia chuẩn bị và thực hiện các dự án đầu tư

 Lập phương án quảng cáo, marketing và thực hiện bán các sản phẩm của

dự án đầu tư; đầu mối ký kết các hợp đồng kinh tế, hợp đồng bán các sản phẩm dịch

vụ, dự án đầu tư trong phạm vi được giao; Xây dựng quy trình liên quan đến việcthực hiện nhiệm vụ của phòng

- Phòng Tổ chức Hành chính: Là phòng tham mưu, giúp việc cho Tổng giámđốc trong các lĩnh vực tổ chức, nhân sự, lao động, tiền lương; thư ký, tổng hợp;quản trị hành chính; pháp chế và quản lý cổ đông Phòng Tổ chức Hành chính cónhiệm vụ thực hiện các công tác liên quan tới tổ chức nhân sự, thư ký tổng hợp,phám chế và quản lý cổ đông cũng như công tác quản trị hành chính của Công ty

Trang 8

1.1.3 Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh của công ty Cổ phần đầu tư PV2

- ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

Với tiêu chí “Địa điểm và thời cơ” cùng với các mối quan hệ chặt chẽ, thôngtin đa chiều và sự nhạy bén về thị trường, PV2 luôn tìm kiếm các cơ hội đầu tưtrong lĩnh vực bất động sản Ngoài việc đầu tư trực tiếp, PV2còn hợp tác đầu tư vớicác chủ đầu tư lớn khác để thực hiện các dự án có quy mô lớn tại các tỉnh, thànhtrên cả nước Từ đó, PV2 đa dạng hoá hình thức đầu tư và lĩnh vực hoạt động đểkhai thác tối đa hiệu quả sử dụng nguồn vốn

Các ngành nghề kinh doanh bất động sản đăng ký:

- Lập dự án đầu tư, xây dựng các dự án nhà ở, văn phòng, khách sạn, trungtâm thương mại, siêu thị, khu đô thị mới , khu công nghiệp, khu kinh tế, khu côngnghệ cao, khu giải trí cao cấp, sân golf;

- Đầu tư cải tạo đất và đầu tư các công trình hạ tầng trên đất thuê để cho thuêđất đã có hạ tầng;

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, đầu tư công trình hạ tầng đểchuyển nhượng, cho thuê, thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng để cho thuê lại;

- Đầu tư tạo lập nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

- Mua nhà, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

- Thuê nhà, công trình xây dựng để cho thuê lại;

- Các dịch vụ: Tư vấn bất động sản, đấu giá bất động sản, quảng cáo bấtđộng sản, quản lý bất động sản,…

- ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH

Hoạt động đầu tư tài chính được hình thành và thực hiện trên cơ sở các đánhgiá và phân tích về môi trường kinh tế vĩ mô, triển vọng kinh tế thế giới và

Trang 9

Việt Nam, triển vọng phát triển kinh tế của các ngành nghề kinh tế và mục tiêu kinhdoanh cụ thể của công ty.

Các hoạt động đầu tư tài chính đang được thực hiện tại PV2:

- Kinh doanh chứng khoán trên thị trường niêm yết và thị trường OTC;

- Repo chứng khoán;

- Nhận uỷ thác đầu tư;

- Hợp tác đầu tư chứng khoán trên thị trường niêm yết

1.1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:

Trong những năm vừa qua, với cuộc khủng khoảng kinh tế mang tính toàncầu làm ảnh hưởng đến tất cả doanh nghiệp trong nước và PV2 không phải là ngoại

lệ Tuy nhiên, PV2 vẫn đạt được những thành công nhất định, cụ thể:

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị: VNĐ

doanh thu bán hàng & cung cấp

Lợi nhuận thuần từ hoạt động

Tổng lợi nhuận trước thuế 38.646.648.575 672.246.268

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 6.771.031.275

Lợi nhuận sau thuế thu nhập

doanh nghiệp

31.875.617.300 672.246.268

Nguồn: Báo cáo tài chính quý 4 năm 2012

Trang 10

1.2 Tổng quan và đặc điểm các dự án được lập tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2.

Từ khi thành lập, PV2 đã đầu tư vào nhiều dự án, cụ thể như các dự án Tòanhà hỗn hợp văn phòng và chung cư cao cấp tại đường Hoàng Quốc Việt – HN; dự

án thành lập địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa ICD; Dự án xây dựng nhà ởcán bộ công nhân viên nhà máy lọc dầu Dung Quất; Dự án khu biệt thự cao cấpNhơn Trạch – Đồng Nai; Dự án tòa nhà văn phòng PVIInvest – Biên Hòa; Dự ánxây dựng khách sạn Dầu khí Sapa,… và các dự án nhỏ lể khác

Tuy nhiên, chỉ có một vài dự án là PV2 lập dự án đầu tư như dự án tòa nhàvăn phòng PVIInvest – Biên hòa, dự án khách sạn dầu khí Sapa, dự án nhà ở cán bộcông nhân viên nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án Tòa nhà hỗn hợp văn phòng vàchung cư cao cấp tại đường Hoàng Quốc Việt,… Cụ thể, số lượng dự án được lậptại công ty theo các năm như sau:

Bảng 2: Số lượng dự án được lập tại Công ty theo các năm:

Nguồn: thống kê phòng Đầu tư dự án

Các dự án được lập ở Công ty thường có các đặc điểm sau:

 Chủ yếu các dự án được lập ở Công ty là các dự án xây dựng bất động sản,

cụ thể là xây dựng nhà ở, chung cư, biệt thự cao cấp và văn phòng cho thuê, chỉ cómột vài dự án có đặc điểm kỹ thuật hiện đại, phức tạp Do vậy, để có thị trường, cácsản phẩm phải có xu hướng cá biệt hóa về mặt kiến trúc Mặt khác, thị trường sảnphụ thuộc nhiều vào vị trí và địa hình của sản phẩm Thế nên, các quy hoạch địaphương và quy hoạch kiến trúc ảnh hưởng rất lớn đến công tác lập dự án ở đây

 Nguồn vốn để thực hiện dự án thường là từ nhiều nguồn khác nhau: vốn tự

có, vốn huy động hợp pháp của khách hàng, vốn vay từ các tổ chức tín dụng, vốnngân sách nhà nước,… do vậy khi tính toán các chỉ tiêu tài chính cần phải lưu ý đểtính toán tỷ suất chiết khấu cho dự án

 Thời gian thực hiện đầu tư và thu hồi vốn đầu tư kéo dài và không ổn định,thông thường từ 2 đến 5 năm, do vậy yếu tổ rủi ro lớn Các cán bộ lập dự án phảixem xét các yếu tố bất định để tính toán và dự đoán chính xác cho dự án, đặc biệt lànhu cầu thị trường, giá cả nguyên vật liệu, lãi suất ngân hàng, lạm phát,…

 Các dự án chủ yếu được thực hiện tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, một số

dự án thực hiện tại Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, đều là các khu đô thị đôngđúc, phức tạp, có sự phát triển nhanh chóng về số lượng nhà ở, bất đống sản, do vậykhía cạnh thị trường và các khía cạnh liên quan cần phải được phân tích kỹ lưỡng

Trang 11

 Một số dự án được chỉ định thầu hoặc từ công ty mẹ là Tập đoàn dầu khíViệt Nam giao xuống nên công tác lập dự án với những dự án này thường sơ sàihơn và đã có quyết định đầu tư Một số dự án nhận lại từ các đơn vị khác nên cũng

đã có quyết định đầu tư và báo cáo khả thi, tuy nhiên, Công ty vẫn phải lập lạinhững dự án này

1.3 Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác lập dự án tại PV2.

Hoạt động đầu tư phát triển, đặc biệt là đầu tư xây dựng mới thường có đặcđiểm đòi hỏi một lượng vốn lớn và vốn nằm khe đọng trong suốt quá trình thực hiệnđầu tư; nó cũng mang tính chất lâu dài do vậy mọi kết quả và hiệu quả của hoạtđộng đầu tư chịu không ít tác động của các yếu tố không ổn định về tự nhiên, xãhội, chính trị, kinh tế; các yếu tố không ổn định theo thời gian, không gian,… Cácthành quả của hoạt động đầu tư cũng có giá trị sử dụng lâu dài và nhiều năm Dovậy, để đảm bảo hoạt động đầu tư được tiến hành thuận lợi, đem lại hiệu quả về cảmặt kinh tế và xã hội thì trước khi tiến hành đầu tư phải xem xét, tính toán và dựdoán đến các vấn đề bất định tác động đến hoạt động đầu tư như các khía cạnh vềthị trường, kinh tế kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội,… hay những yếu

tố khác ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đầu tư, làm sao để hoạt động đầu

tư tránh được các rủi ro không đáng có dẫn đến thiệt hại đến lợi ích kinh tế và xãhội, đảm bảo kết quả đầu tư đem lại mang hiệu quả cao và dài lâu Mọi sự xem xét,tính toán và chuẩn bị này đều được thể hiện trong các việc soạn thảo các dự án đầu

tư hay là lập dự án đầu tư

Mặt khác, việc lập dự án đầu tư giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩmquyền có cơ sở để quản lý và cấp phép đầu tư, giúp cho hoạt động đầu tư có thểđược tiến hành Việc lập dự án cũng giúp cho chủ đầu tư có quyết định đầu tư hợp

lý và để cho các tổ chức tín dụng hay nhà nước có cơ sở để cấp vốn cho dự án Dovậy, có thể thấy việc lập dự án đặc biệt quan trọng trong mọi công cuộc đầu tư Việclập dự án tốt thì việc thực hiện dự án được tiến hành thuận lợi, có hiệu quả, đem lạilợi ích về cho cả chủ đầu tư và xã hội

Công tác lập dự án đầu tư là một công việc phức tạp, nghiên cứu các khíacạnh với quy mô rộng, số lượng công việc lớn, do đó đòi hỏi những người lập dự ánphải có chuyên môn sâu rộng, có hiểu biết thực tế, hiểu về pháp luật các quy địnhcủa nhà nước,… Trong khi đó, công tác soạn thảo các dự án đầu tư tại Công ty Cổphần Đầu tư PV2 lại chưa được xem trọng nhiều và còn chưa có nhiều kinh nghiệm

Do vậy việc hoàn thiện công tác lập dự án tại công ty là rất cần thiết

Trang 12

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án tại Công ty.

1.4.1 Nhân tố con người.

Con người luôn là nhân tố quan trọng nhất xuyên suốt quá trình đầu tư một

dự án, đặc biệt là trong hoạt động đầu tư xây dựng mới Bởi để có được một dự ánđầu tư thì phải ý tưởng dự án, có người lập dự án, thực hiện thi công, quản lý và vậnhành dự án Có thể nói, dự án đầu tư là một tập tài liệu mô phỏng ý định của conngười, với mỗi chủ thể khác nhau thì nội dung lập dự án có thể khác nhau do mụcđích hay ý định của chủ thể khác nhau, ví dụ như cùng một dự án, chủ đầu tư là cóthể là nhà nước hoặc doanh nghiệp thì dự án đó có thể khả thi hoặc không khả thi

Do vậy, công tác lập dự án không thể loại bỏ yếu tố con người

Dự án đầu tư luôn có sự tham gia của nhiều bên như chủ đầu tư, nhà thầu, cơquan cung cấp dịch vụ trong đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước,… Tuy nhiên, trong

đó, quan trọng nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến công tác lập dự án là chủ đầu tư

và các chuyên gia tư vấn lập dự án

 Chủ đầu tư:

Chủ đầu tư chính là người sở hữu vốn, người vay vốn hoặc là người đượcgiao nhiệm vụ trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy địnhcủa pháp luật Chủ đầu tư chính là người lập dự án, họ có thể thuê các công ty tưvấn lập dự án hoặc tự lập dự án nếu có đủ năng lực chuyên môn cần thiết Thôngthường, đối với các dự án PV2 làm chủ đầu tư thường do chính công ty lập nên

 Các chuyên gia tư vấn lập dự án

Các chuyên gia tư vấn lập dự án chính là những người trực tiếp lập dự án.Các dự án đầu tư có khả thi hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự phân tích, đánhgiá của các chuyên gia tư vấn, do vậy, họ phải có đủ trình độ năng lực, kiến thứcchuyên môn về kinh tế, pháp luật, ký thuật dự án; họ phải am hiểu về dự án như quytrình công nghệ sản xuất, quy mô, thị trường, hiện trạng, quy hoạch, chiến lượcphát triển,… và năng lực của chủ đầu tư để có thể lập được một dự án tốt Ngoài ra,

họ phải có đủ đạo đức để không bị tác động bởi những yếu tố bên ngoài ảnh hưởngđến dự án Các dự án được lập tại PV2 chính là do các cán bộ làm việc tại phòngđầu tư dự án của Công ty đảm nhiệm Họ là những cá nhân có đầy đủ chyên môn,kinh nghiệm về lập dự án

1.4.2 Nhân tố về cơ cấu tổ chức.

Một dự án đầu tư được lập có chất lượng đòi hỏi công tác tổ chức, lập dự ánphải có quy một quy trình rõ ràng, đặc biệt là đối với các dự án trong lĩnh vực xâydựng mới, có vốn đầu tư lớn, kỹ thuật phức tạp, thời gian dài như các dự án đầu tưPV2 làm chủ đầu tư Bởi vì các dự án này chắc chắn sẽ có nhiều rủi ro, biến cố bất

Trang 13

ngờ trong quá trình thực hiện, vận hành kết quả đầu tư, các dự án này đòi hỏi một sựnghiên cứu kỹ lưỡng hơn trong công tác lập dự án để cho ra một kết quả chính xác,tránh những tổn thất sau này Do vậy, đối với các dự án này, đòi hỏi công tác tổ chức,quy trình lập dự án phải rõ ràng và có phân định trách nhiệm chuyên môn giữa các bộphận ( ví dụ như bộ phận lập dự án và bộ phận thẩm định lại dự án hay phê duyệt dự

án phải được tách biệt rõ ràng) để có một sự nhận định khách quan nhất Các dự ánđầu tư được soạn thảo chi tiết và có cơ cấu tổ chức chuyên nghiệp, nhiều dẫn chứngthực tế chuẩn xác sẽ tạo thuận lợi hơn cho các chủ đầu tư có thể thuyết phục được cácbên tham gia khác, tạo điều kiện cho dự án đầu tư đạt kết quả tốt

1.4.3 Công nghệ sử dụng trong quá trình lập dự án.

Công nghệ chính là những sản phẩm khoa học do con người phát minh đểphục vụ cho cuộc sống của của con người trở nên dễ dàng hơn Sử dụng công nghệtrong lập dự án sẽ giúp thuận tiện hơn trong việc tính toán các số liệu kinh tế kỹthuật, đánh giá các chi tiêu hiệu quả đầu tư; giúp người lập dự án tiết kiệm đượcthời gian, tiền bạc, công sức,… đảm bảo độ chính xác, tin cậy cao và nhanh chóng.Đối với PV2, ý thức được ảnh hưởng của công nghệ vào quá trình đầu tư đặc biệt làlập dự án, Công ty ngay từ đầu đã quan tâm mua sắm thiết bị phần mềm, máy móchiện đại, mạng internet, hệ thống thông tin về các dự án bất động sản,… để giúp chocông tác lập dự án được dễ dàng hơn

1.4.4 Chi phí và thời gian lập dự án.

Công tác lập dự án là công tác đòi hỏi khá nhiều chi phí cho giai đoạn chuẩn

bị đầu tư, và cũng là công tác cần phải được chuẩn bị kỹ lưỡng vì nó ảnh hưởng đếnrất nhiều tới các giai đoạn tiếp theo của dự án Nếu không có đủ thời gian và kinhphí cần thiết, chắc chắn ràng dự án được lập sẽ rất sơ sài và không đảm bảo đượcchất lượng Công ty luôn hiểu rõ tầm quan trọng của việc lập dự án nên khá đầu tư

và quan tâm đến chất lượng dự án, nên chi phí và thời gian cần thiết cho công tácnày luôn được đảm bảo

Trang 14

1.5 Thực trạng công tác lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2.

1.5.1 Quy trình lập dự án tại công ty:

Sơ đồ 2: Quy trình thực hiện lập dự án tại công ty:

Bước 1: Tìm kiếm cơ hội đầu tư:

Thông thường, tìm kiếm cơ hội đầu tư sẽ do ban giám đốc hoặc các phòngkhác như phòng đầu tư dự án, đầu tư tài chính, phòng kế hoạch và phát triển kinhdoanh, hoặc các dự án đầu tư do chính công ty mẹ là Công ty Cổ phần Bảo hiểmDầu khí Việt Nam PVI giao xuống Các cơ hội đầu tư sẽ được trình lên Ban giámđốc xem xét

chuẩn bị lập dự án

triển khai lập dự án

Phê duyệt dự ánThẩm định lại dự án

phê duyệt, giao nhiệm vụ

Trang 15

Bước 2: Phê duyệt, giao nhiệm vụ:

Ban giám đốc sau khi đã xem xét các cơ hội đầu tư và trình lên Hội đồngquản trị và Ban kiểm soát nếu cần, nếu cơ hội đầu tư được chấp nhận, Ban giám đốc sẽphê duyệt và giao nhiệm vụ đến từng phòng ban cụ thể và lập ra nhóm soạn thảo dự ánđầu tư Nhóm này sẽ có vai trò và nhiệm vụ chính đối với dự án đầu tư được lập

Bước 3: Chuẩn bị lập dự án

Bước này sẽ do cán bộ phòng đầu tư dự án thực hiện, bao gồm việc tìm cáctài liệu cần thiết cho lập dự án như các văn bản pháp lý liên quan đến dự án, các quyhoạch kế hoạch của địa phương, ngành, số liệu về thị trường, kỹ thuật hay nhận tàiliệu do công ty mẹ hay chủ đầu tư trước đã cấp Trong bước này, Các cán bộ sẽ dựtrù kinh phí để lập dự án và trình lên Tổng giám đốc xem xét

Bước 4: Triển khai lập dự án:

Sau khi đã thu thập gần đủ những tài liệu cần thiết và được phê duyệt cấpkinh phí, các cán bộ của phòng đầu tư dự án sẽ bắt tay vào lập dự án Các dự ánđược lập sẽ bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở Phần thuyết minh sẽđược các các cán bộ trong nhóm soạn thảo thực hiện, còn phần thiết kế cơ sở, Công

ty sẽ thuê các công ty tư vấn bên ngoài Nếu dự án lớn hay đòi hỏi thời gian lập dự

án dài, các cán bộ lập dự án phải thường xuyên báo cáo cho Ban tổng giám đốctrong suốt quá trình lập dự án

Bước 5: Thẩm định dự án

Dự án sau khi lập xong sẽ được các cán bộ trong phòng Đầu tư dự án, đặcbiệt là các cán bộ không thuộc nhóm soạn thảo kiểm tra lại một cách kỹ lưỡng trướckhi trình lên Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị

Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị thẩm định lại dự án xem xét có nên raquyết định đầu tư hay không Nếu việc thẩm định lại dự án nằm ngoài khả năngchuyên môn của Tổng giám đốc hay Hội đồng quản trị hoặc vẫn chưa chắc chắn vềkết quả thẩm định hoặc vẫn chưa khả thi thì Công ty sẽ thuê một tổ chức tư vấnkhác để kiểm tra

Bước 6: Phê duyệt dự án

Các dự án sau khi thẩm định thấy khả thi sẽ được Tổng giám đốc phê duyệt

và trình lên Ban quản trị hoặc các Đại cổ đông nếu cần Các dự án đã phê duyệt sẽđược tiến hành ngay giai đoạn thực hiện đầu tư

Bước 7: Lưu hồ sơ dự án:

Các dự án đầu tư sau khi được phê duyệt và cấp phép, cấp vốn đầu tư xong

sẽ được chính phòng đầu tư dự án lưu trữ trong tủ hồ sơ để sau này tiện theo dõi vàkiểm tra, xem xét lại

Trang 16

1.5.2 Phương pháp lập dự án tại công ty.

1.5.2.1 Phương pháp thu thập thông tin:

Đây là phương pháp được các cán bộ lập dự án tại công ty sử dụng nhiềutrong các nội dung phân tích thị trường, nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật, nghiên cứu

tổ chức và quản lý, của dự án

Thông tin chính là dữ liệu chính trong lập dự án Các phương pháp khác đểthực hiện được đều phải có thông tin Ví dụ, trong dự án xây dựng khách sạn hoàngliên sa pa cán bộ lập dự án thu thập thông tin về đặc điểm khí hậu của Sa Pa như sauthông qua trung tâm dự báo khí tượng thủy văn như sau:

“Khu vực nghiên cứu lập dự án nằm trong thị trấn SaPa, đây là khu vực sát chí tuyến Bắc trong vành đai ôn đới Bắc bán cầu nên khí hậu tại đây mát mẻ trong mùa hè và giá lạnh trong mùa Đông.

- Nhiệt độ trung bình năm từ 15 0 C đến 16 0 C có 5 tháng nhiệt độ trung bình dước 15 0 C số giờ nắng trong khoảng 1.400 giờ/ năm đến 1.460 giờ/năm.

- Lượng mưa của SaPa là cao nhất tỉnh Lào Cai, trung bình 3.131mm/năm, cao nhất là 3.484mm/năm Trong các tháng mùa khô lượng mưa trung bình từ 50mm/tháng đến 100mm/tháng.

- Mùa Hè có những cơn mưa lớn bất thường và kéo dài nhiều giờ gây sạt lở

và bào mòn mặt đất, có những trận mưa đá nhưng xảy ra không thường xuyên.

- Mùa Đông thường xuyên có sương mù dày đặc, tầm nhìn xa bằng mắt thường từ 5m-100m, có xảy ra hiện tượng băng giá và sương muối.”

Thông tin có thể được thu thập từ nhiều phương pháp khác nhau như phươngpháp lấy thông tin tại chỗ, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra thực tế,phương pháp quan sát,… Tuy nhiên, phương pháp lấy thông tin chủ yếu các cán bộlập dự án hay sử dụng là phương pháp lấy thông tin tại chỗ, tức là các thông tinđược sử dụng là những thông tin sẵn có, không tự điều tra Nguồn lấy các thông tincũng rất khác nhau, tùy theo nội dung thông tin cần lấy Ví dụ muốn lấy số liệu vềmôi trường có thể lấy thông tin từ sở tài nguyên môi trường, lấy thông tin về quyhoạch phát triển có thể lấy từ UBND tỉnh,… Tuy nhiên, nguồn thông tin phải luônđược đảm bảo về tính tin cậy, chân thực, có nguồn gốc rõ ràng, nếu thông tin lấyđược từ điều tra thì phải có cơ sở để chứng thực

1.5.2.2 Phương pháp dự báo.

Dự báo là việc tiên đoán những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai, trên cơ sởphân tích khoa học về các dữ liệu đã thu thập được Khi tiến hành dự báo cần phảicăn cứ vào việc thu thập, xử lý số liệu trong quá khứ và hiện tại hoặc cũng có thể làmột dự đoán chủ quan hoặc trực giác về định tính Tuy nhiên, với công việc lập dự

Trang 17

án, áp dụng phương pháp dự báo phải luôn có phân tích khoa học từ những cơ sởthông tin, dữ liệu chính xác và tin cậy Phương pháp dự báo là phương pháp khôngthể thiếu trong suốt quá trình lập dự án như dự báo về tình hình cung cầu, giá cả,doanh thu, chi phí, tổng đầu tư, chỉ tiêu hiệu quả,… vì lập dự án chính là nhữngxem xét, tính toán, chuẩn bị cho công cuộc đầu tư trong tương lai Do vậy, phươngpháp dự báo được sử dụng rất nhiều và chủ yếu trong các nội dung về phân tích thịtrường hay phân tích tài chính của dự án.

Ví dụ như dự báo về tình hình cung cầu khách sạn của Sa Pa trong dự án xâydựng khách sạn Hoàng Liên Sa Pa có viết:

“Hàng năm số khách du lịch cả trong và ngoài nước đến SaPa tăng nhanh Khi đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng được hoàn thành và đi vào sử dụng vào năm 2013, tiếp theo đó là dự án đường bay Hà Nội – Lào Cai cũng sớm hoàn thành trong tương lai dẫn đến khoảng cách và thời gian giữa Lào Cai và các tỉnh phía Bắc không xa Lào Cai nói chung và SaPa nói riêng sẽ thu hút đông số lượng người đến làm việc, hội nghị, hội thảo, du lịch Với số lượng và quy mô các khách sạn của SaPa hiện nay sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của khách đến làm việc, du lịch tại đây”

Tuy nhiên, phương pháp dự báo trong lập dự án tại Công ty vẫn đang được

sử dụng sơ sài, mới dự báo được xu hướng biến động mà chưa đưa ra được số liệu

dự báo cụ thể

Nếu số liệu chính xác và đầy đủ, nhìn chung đây là phương pháp dễ thựchiện Do nguồn thông tin, số liệu thu thập để dự báo là ở hiện tại hoặc quá khứ, nênnhược điểm của phương pháp này chính là không thể dự báo được chính xác những

gì xảy ra trong tương lai khi có những rủi ro bất định Mắt khác, công tác dự báokhông chỉ phụ thuộc vào nhận định vào người dự báo mà còn phụ thuộc vào thôngtin dùng để dự báo, dự báo có khả năng sai sót lớn hoặc không khách quan nếu nhưthông tin không đầy đủ, sai lệch,

1.5.2.3 Phương pháp cộng chi phí.

Đây là phương pháp chính để xác định tổng mức đầu tư, tổng chi phí, tổngdoanh thu của dự án Ví dụ tổng mức đầu tư của dự án xây dựng khách sạn Dầu khí

Sa Pa như sau:

Trang 18

Bảng 3: Tổng mức đầu tư dự án xây dựng khách sạn Dầu khí Sa Pa

TT HẠNG MỤC ĐẦU TƯ CHI PHÍ ĐẦU TƯ SAU THUẾ

hệ thống cấp nước, hệ thống cấp điện, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giaothông, cây xanh đường phố, Các sốliệu này lại được tính toán không hề đơn giản

Do vậy, phương pháp này có quá trình thực hiện phức tạp và rắc rối, phải sử dụngnhiều công nghệ trong tính toán và đòi hỏi sự chính xác Tuy nhiên, đây lại làphương pháp không thể thiếu đối với công tác lập dự án, đặc biệt là trong nội dungphân tích tài chính dự án

1.5.2.4 phương pháp so sánh, đối chiếu.

Đây là phương pháp được dùng rất nhiều trong phần giải pháp về hạ tầng kỹthuật trong một dự án đầu tư, đế so sánh đối chiếu, kiểm tra các thông số kỹ thuậtcủa các giải pháp về kỹ thuật được đưa ra hoặc so sánh với các quy định về tiêuchuẩn kỹ thuật hiện hành, mang thêm tính khách quan trong các lựa chọn mà ngườilập dự án đưa ra Hay phương pháp cũng được sử dụng trong phân tích thị trường để

so sánh giữa các nhóm khách hàng, giữa thị trường trong, ngoài nước,

Ví dụ trong dự án xây dựng tòa nhà văn phòng PVIInvest tại Biên Hòa, ĐồngNai, với việc so sánh kiểu tường xây gạch bằng lỗ và xây tường bằng gạch đặc, cáccán bộ lập dự án qua đó đã lựa chọn được phương án hợp lý cho từng kết cấu xâydựng:

Trang 19

“Tải trọng tường xây 110 (tính cho chiều cao tầng = 1m)

Phương án 1: tường xây bằng gạch lỗ:

Các lớp

(T/m3)

Chiều dày lớp ( mm )

Tải trọng tiêu chuẩn ( Kg/m3)

Hệ số vượt tải

Tải trọng tính toán ( Kg/m3)

Tải trọng tiêu chuẩn ( Kg/m3)

Hệ số vượt tải

Tải trọng tính toán ( Kg/m3)

Trên đây là những phương pháp thường được các cán bộ lập dự án trongCông ty Cổ phần Đầu tư PV2 áp dụng Mỗi dự án thường được sử dụng nhiềuphương pháp khác nhau và không nhất thiết phải sử dụng tất cả các phương pháptrong cùng một dự án Các dự án phải được sử dụng một cách linh hoạt để đạt đượcmục đích phân tích cho dự án

1.5.3 Nội dung lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2.

Nội dung lập dự án tại Công ty theo thứ tự bao gồm: Sự cần thiết, mục tiêuđầu tư và các căn cứ pháp lý, nghiên cứu các khía cạnh về thị trường, công nghệ -

kỹ thuật, tổ chức nhân sự và quản lý, tài chính, và kinh tế xã hội của dự án

1.5.3.1 Sự cần thiết, mục tiêu đầu tư và các căn cứ pháp lý.

Đây là nội dung đầu tiên trong các dự án đầu tư tại công ty Nội dung này có 3phần rõ rệt là sự cần thiết phải đầu tư, mục tiêu đầu tư và các căn cứ pháp lý của dự án

 Sự cần thiết phải đầu tư:

Trang 20

Nội dung của sự cần thiết phải đầu tư đó là đánh giá dự án một cách kháiquát và chung nhất, bao gồm các điều kiện về môi trường kinh tế, chính trị, xã hộixung quanh dự án; môi trường về tự nhiên hay tài nguyên thiên nhiên có thể khaithác cho dự án; những quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành vùng; dự báo vềkhả năng về thị trường; ảnh hưởng chung của dự án khi dự án được hoàn thành;…

để thể hiện có sự cần thiết phải đầu tư dự án

 Mục tiêu đầu tư:

Nội dung của mục tiêu đầu tư chính là chỉ ra những mục tiêu của Chủ đầu tưkhi tiến hành đầu tư dự án, bao gồm cả mục tiêu về quy hoạch, tài chính, mục đíchkinh doanh, mục tiêu chiếm lĩnh thị trường,… hay mục tiêu về phát triển kinh tế, xãhội tại các vùng, địa phương mà dự án được triển khai;…

Ví dụ về mục tiêu đầu tư của dự án xây dựng toà nhà chức năng hỗn hợpnam trung yên khu đô thị Nam Trung Yên – Hà Nội:

“Mục tiêu của dự án:

- Xây dựng và trang thiết biết bị đồng bộ về cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật.

- Khai thác triệt để lợi thế về vị trí của dự án, xây dựng một công trình hỗn hợp dịch vụ thương mại, văn phòng, xưởng lắp ráp thiết bị điện – điện tử hiện đại.

- Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động địa phương sau khi

đã bàn giao đất canh tác cho dự án.

- Tạo các dịch vụ tiện ích phục vụ dân cư trong đô thị.

- Tạo môi trường làm việc thuận lợi, tiện nghi cho các doanh nghiệp đặt trụ

sở văn phòng tại tòa nhà dự án.

- Góp phần làm đẹp cảnh quan kiến trúc khu đô thị.

- Tăng ngân sách thành phố thông qua các nguồn thuế của dự án.”

Các văn bản pháp lý liên quan đến các dự án đầu tư thường là các quyết đinhcủa UBND về quy hoạch, kế hoạch phát triển của địa phương, công văn chủ trươngxây dựng, giải phóng mặt bằng,…; các quyết đinh của chủ đầu tư và văn bản pháp

lý khác liên quan

1.5.3.2 Nghiên cứu thị trường của dự án.

Trang 21

Nghiên cứu thị trường của dự án rất quan trọng Đây là quá trình thu thập, xử

lý các thông tin liên quan đến thị trương sản phẩm, dịch vụ nhằm xác định được nhucầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng; từ đó đi đến quyết định sản xuất kinhdoanh mặt hàng gì, sản xuất cho ai, quy mô và số lượng bao nhiêu, phương thức bánhàng, tiếp thị sản phẩm, khả năng cạnh tranh như thế nào,… Để có thể trả lời nhữngcâu hỏi đó trong các dự án đầu tư tại công ty thường có các nội dung:

a, Xác định cung cầu thị trường trong tương lai

Rõ ràng rằng phải có nhu cầu thị trường trong tương lai thì dự án mới có thểđạt được mục đích Tuy nhiên, để có thể xác định được quy mô đầu tư, trước tiên taphải dự đoán lượng cung cầu sản phẩm, sau khi dự án đi vào hoạt động Muốn biếtđược điều đó, trước tiên phải xác định lượng cung cầu sản phẩm ở hiện tại, sau đóbằng các phương pháp suy đoán,dự báo để xác định gần chính xác lượng cầu trongtương lai

b, Xác định sản phẩm của dự án:

Sau khi biết được tình hình cung cầu và thị hiếu của khách hàng trong tươnglai, người lập dự án phải xác định được sản phẩm của dự án để đảm bảo nhu cầu củakhách hàng Các sản phẩm thường phải có những đặc tính khác biệt so với các sảnphẩm cạnh tranh khác Những đặc tính khác biệt này giúp cho sản phẩm có mộthình ảnh riêng đối với khách hàng, có vị trí nhất định trên thị trường, thêm khả năngcạnh tranh với các sản phẩm khác

Đối với các dự án xây dựng bất động sản, đặc trưng của sản phẩm chính làkiểu thiết kế, vị trí, không gian, hệ thống cơ sở hạ tầng, các công trình công cộngphục vụ đời sống, các tiện ích đi kèm,…

Ví dụ như dự án xây dựng tòa nhà văn phòng PVIInvest tại Biên Hòa, ĐồngNai khi xác định sản phẩm của dự án đã nói rõ đặc trưng của dự án như sau:

“- Công trình có địa thế rất đẹp trên đường Võ Thị Sáu, gần trung tâm hành chính và thương mại cũng như các đầu mối giao thông liên tỉnh như nhà ga đường không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ Thông qua các đầu mối giao thông này từ

vị trí của dự án có thể dễ dàng liên hệ với các khu vực của thành phố, các khu công nghiệp, khu đô thị của tỉnh và các vùng lân cận.

- Theo quy hoạch chi tiết 1/500, công trình sẽ nằm trong khu thương mại dịch vụ tổ hợp của thành phố Biên Hoà, kề cận với các toà nhà khách sạn, văn phòng, siêu thị hiện đại tiện nghi, các khu dân cư nhộn nhịp, văn minh Đây sẽ là lợi thế cho các hoạt động kinh doanh giao dịch của các khách hàng thuê văn phòng tại đây.”

c, Phương án kinh doanh dự án

Trang 22

Nội dung bao gồm phân tích khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trườngcủa dự án, từ đó xác định các phương án kinh doanh, dự tính giá cả sản phẩm phùhợp, nghiên cứu các vấn đề về tiếp thị, quảng bá, phân phối sản phẩm, Đối với các

dự án là bất động sản, phương án kinh doanh thường chính là phương án bán, chothuê các sản phẩm bất động sản, các hoạt động này có thể kết thúc sau khi dự ánhoàn thành vài năm hoặc sau khi bàn giao cho chính chủ đầu tư

Sau khi nghiên cứu thị trường, các nhà đầu tư có căn cứ để xác định quy môđầu tư, từ đó xác định được kỹ thuật của dự án để phù hợp với quy mô và sản phẩmcủa dự án

1.5.3.3 Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật – công nghệ của dự án.

Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật – công nghệ của dự án là bước phân tích saunghiên cứu khía cạnh thị trường, và là tiền đề cho bước phân tích về nội dung tàichính của dự án Nếu không có các số liệu phân tích trước về mặt kỹ thuật thì khôngthể tính toán được mặt tài chính của dự án Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật – côngnghệ cũng là phân tích tính khả thi của dự án về phần kỹ thuật, chấp nhận những dự

án khả khi và loại bỏ những dự án không khả thi Quyết định đúng đắn về mặt kỹthuật sẽ giúp cho chủ đầu tư tiết kiệm được các nguồn lực, lựa chọn được cácphương án kỹ thuật tốt nhất, tạo thêm lòng tin về dự án đối với các cấp thẩm định

dự án, đặc biệt là với các dự án xây dựng mới, việc xem xét về kỹ thuật phải vôcùng thận trọng, khoa học, chính xác Để nghiên cứu kỹ thuật của một dự án thôngthường phải sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu để đưa ra các phương án sảnxuất, công nghệ và thiết bị, địa điểm phù hợp, trên cơ sở so sánh với các phương ánkhác và đối chiếu với các quy định pháp luật và sự ràng buộc về vốn, quy mô thịtrường, trình độ quản lý,…

Nghiên cứu kỹ thuật – công nghệ trong các dự án của công ty thường có cácnội dung:

1 Địa điểm thực hiện dự án

Vì các dự án của Công ty chính là các dự án xây dựng bất động sản, đối vớicác dự án này thì địa điểm xây dựng dự án phải ưu tiên xem xét đầu tiên Liên quanđến địa điểm thực hiện dự án chính là các phương án cải tạo đất, phương án đền bù,giải phóng mặt bằng,…

Một địa điểm thực hiện dự án tốt là địa điểm phù hợp với quy hoạch, với tìnhhình tài chính của chủ đầu tư, có cơ sở hạ tầng xung quanh thuận lợi, gần nguồncung cấp nguyên nhiên liệu hoặc thị trường tiêu thụ, thuận lợi trong việc hợp tác vớicác cơ sở sản xuất khác, đảm bảo ưu thế cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng loại,

Trang 23

Ví dụ về phương án địa điểm của dự án xây dựng khách sạn Dầu khí Sa Pa:

“Với vị trí khách sạn Dầu khí Sa Pa, tức vị trí của khách sạn Hoàng Liên cũ được tọa lạc trên mảnh đất số 08 phố Cầu Mây trung tâm thị trấn SaPa phía trước

là sân Quần, giao thông thuận lợi có thể nói là đẹp nhất ở SaPa hiện nay, nó chứa đựng những tiềm năng về cơ hội kinh doanh nhà hàng khách sạn thương mại dịch vụ

Vị trí giới hạn khu đất:

Địa điểm xây dựng: Phố Cầu Mây - Thị trấn SaPa - Tỉnh Lào Cai

- Phía Tây Bắc giáp phố Phan-xi-pang.

- Phía Đông Bắc giáp phố Cầu Mây.

- Phía Tây Nam giáp khu dân cư.

- Phía Đông Nam giáp khu dân cư.

- Nhiệt độ trung bình năm từ 15 0 C đến 16 0 C có 5 tháng nhiệt độ trung bình dước 15 0 C số giờ nắng trong khoảng 1.400 giờ/ năm đến 1.460 giờ/năm.

- Lượng mưa của SaPa là cao nhất tỉnh Lào Cai, trung bình 3.131mm/năm, cao nhất là 3.484mm/năm Trong các tháng mùa khô lượng mưa trung bình từ 50mm/tháng đến 100mm/tháng.

- Mùa Hè có những cơn mưa lớn bất thường và kéo dài nhiều giờ gây sạt lở

và bào mòn mặt đất, có những trận mưa đá nhưng xảy ra không thường xuyên.

- Mùa Đông thường xuyên có sương mù dày đặc, tầm nhìn xa bằng mắt thường từ 5m-100m, có xảy ra hiện tượng băng giá và sương muối.

- Thuỷ văn, địa chất khu đất:

Là vùng núi cao nhất của phía Bắc tổ quốc, độ dốc của địa hình nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, trên nền núi đá không có mực nước ngầm đáng kể.

Trang 24

Lớp này có sức chịu tải cao, độ biến dạng nhỏ;”

2 Lựa chọn hình thức đầu tư:

Có hai hình thức đầu tư là:

- Hình thức đầu tư mới: là đầu tư xây dựng mới, mua sắm thiết bị và máymóc mới toàn bộ

- Hình thức đầu tư cải tạo, mở rộng: trên cơ sở nhà máy, xí nghiệp có sẵn, chỉđầu tư cải tạo hoặc thay thế các loại tài sản cố định hiện có đã lạc hậu, hoặc mởrộng hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn hơn Hình thức đầu tư này cóthể phân thành 2 loại là đầu tư theo chiều rộng và đầu tư theo chiều sâu

Đối với hình thức đầu tư cải tạo, các hệ thống về hạ tầng kỹ thuật như điện,nước, hệ thống nhà xưởng đều được có sẵn, dễ dàng tận dụng khi đầu tư cải tạo,mởrộng Còn đối với đầu tư xây dựng mới, tất cả mọi cơ sở hạ tầng kỹ thuật đều phảixây dựng mới, không tận dụng được những thứ đã có của công trình cũ, tuy nhiênđầu tư xây dựng mới không phải có công đoạn tháo dỡ công trình cũ Do vậy, việclựa chọn hình thức đầu tư hợp lý sẽ làm giảm chi phí, thời gian, nhân lực cho dự án

3 Quy mô dự án:

Thông thường, để có thể xác định được quy mô dự án thì phải dựa trên cáccăn cứ như nhu cầu thị trường của sản phẩm dự án hiện tại và tương lai, khả năngchiếm lĩnh thị trường, các thông số kỹ thuật, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào,năng lực tổ chức, quản lý, và tài chính của chủ đầu tư Thông thường, đối với các

dự án đầu tư xây dựng bất động sản, quy mô dự án thường được thể hiện ở cácthông số như tổng diện tích xây dựng, tổng diện tích sàn, số tầng, tổng mức đầu tư,

… một cách khái quát

Ví dụ về quy mô của dự án xây dựng Tòa nhà văn phòng PVIInvest tại BiênHòa, Đồng Nai:

Trang 25

Bảng 4: Quy mô dự án Tòa nhà văn phòng PVIInvest tại Biên Hòa – Đồng Nai:

a, Giải pháp cho quy hoạch, kiến trúc:

Nội dung của giải pháp quy hoạch chính là quy hoạch các hạng mục côngtrình bao gồm các công trình chính, công trình phụ, phụ trợ, các cơ sở hạ tầng kỹthuật như điện, nước, thông tin liên lạc,… theo tổng mặt bằng đã quy hoạch Vì dự

án mà PV2 tham gia đều là các dự án xây dựng bất động sản nên giải pháp cho quyhoạch, kiến trúc thể hiện chung nhất đặc điểm của dự án mà chủ đầu tư mong muốn,dựa vào đó có thể thiết kế kiến trúc cụ thể cho dự án Ví dụ như trong dự án xâydựng Khách sạn Dầu khí Sa Pa:

* Phương án thiết kế kiến trúc:

- Tầng hầm: bố trí để xe, khu kỹ thuật phụ trợ, massage, xông hơi Chiều cao tầng 3m, diện tích 1084m2.

- Tầng 1: bố trí sảnh khách sạn, quản lý khách sạn, khu nhà hàng, khu bếp, khu phụ trợ và văn phòng cho thuê Chiều cao tầng 3,9m diện tích 879m2.

- Tầng 2-3: bố trí các phòng nghỉ khách sạn, phòng trực tầng và kho đồ Chiều cao 3m, diện tích sàn 909m2.

- Tầng áp mái: bố trí các phòng nghỉ khách sạn, phòng giặt là, kho đồ và sân phơi Chiều cao tính đến đỉnh mái là 5m, diện tích sàn 854m2.

Tổng diện tích sàn 3551m2 (không kể diện tích tầng hầm) chiều cao công trình từ cao độ sàn tầng 1 đến đỉnh mái là 14,9m”

Trang 26

Sau khi có giải pháp về quy hoạch, Các cán bộ lập dự án sẽ đưa ra nhữnggiải pháp về kiến trúc phù hợp về hình khối kiến trúc ngôi nhà, độ cao hợp lý, cácgiải pháp kiến trúc toàn thể và với môi trường xung quanh,… Ví dụ về dự án xâydựng Khách sạn Dầu khí Sa Pa sau khi đã đưa ra giải pháp về quy hoạch :

“Giải pháp về kiến trúc :

*Yêu cầu chung:

- Yêu cầu thiết kế phải phân định được các khu chức năng độc lập, riêng biệt

về kiến trúc và kỹ thuật điện, nước, thông gió, chiếu sáng, thoát nhiệt để phục vụ cho việc quản lý và kinh doanh sau đầu tư.

- Tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên từ ánh sáng, hướng gió, đọ thông thoáng tự nhiên.

- Diện tích bề mặt tiếp xúc với thiên nhiên phải là tối đa.

- Bố trí các không gian hợp lý về chức năng sử dụng, khả năng sử dụng không gian linh hoạt có thể thay đổi cục bộ theo điều kiện cụ thể.

- Hệ thống kết cấu hợp lý, bền vững và tiết kiệm, khả thi với điều kiện thi công ở Việt Nam.

- Có công năng sử dụng đạt tối ưu theo đúng nhiệm vụ yêu cầu của công trình Trên cơ sở đó đề xuất được phương án khai thác, quản lý, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chưa khi công trình đi vào hoạt động Đồng thời đưa ra những gợi ý

về quy định sử dụng trong tòa nhà, đặc biệt về vấn đề môi trường, các thao tác về kĩ thuật chung của tòa nhà.

* Hình khối kiến trúc:

- Công trình với thiết kế hình khối bên ngoài mang phong cách kiến trúc hiện đại, với các góc cạnh và đường nét tạo ra sự hài hòa với kiến trúc tổng thể khu vực.Việc lựa chọn hình thức kiến trúc này giúp cho công trình có góc nhìn đẹp khi nhìn từ hai trục đường cũng như nhìn từ ngã ba đường.

- Công trình được sử dụng hình thức kiến trúc hiện đại, kiến trúc công trình được chia làm 3 phần:

+ Phần đế được tính là tầng 1 Hình thức được sử dụng là các diện cửa đi lớn chạy xung quanh và là loại cửa có ô thoáng dạng cuốn vồm Mầu sơn sử dụng

là loại mầu đậm tạo sự vững chắc cho khối đế công trình.

+ Phần thân được tính từ tầng 2 đến tầng 3 Các diện cửa được chuyển sang hình thức vuông kết hợp ban công nhỏ và lan can hoa sắt mỹ thuật gây hiệu quả tốt về thẩm mỹ, về tỷ lệ và tạo sự tương phản vật liệu với các mảng chi tiết mặt đứng khác.

+ Phần kết thúc của công trình: với phần mái dốc dán ngói đỏ tạo sự hài hòa và phù hợp với kiến trúc khu vực.

Trang 27

+ Phần sảnh công trình: sảnh chính được mở về phía đường phố, sử dụng

đá tự nhiên và gỗ hộp lớn tạo ra sự bề thế và sang trọng cho công trình.

- Tầng hầm: bố trí chỗ để xe và hệ thống các phòng massage xông hơi Có lối đi riêng biệt rất thuận tiện, tránh sự chồng chéo.

- Tầng 1: bố trí sảnh lễ tân khách sạn, nhà hàng, khu bếp, phòng quản lý và khu văn phòng cho thuê Từ các không gian dịch vụ công cộng có nhiều góc nhìn đẹp và thoáng đãng, tiếp cận với trục phố Cầu Mây và phố Phan-xi-pang Toàn bộ các không gian của công trình đều được tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên.

- Tầng 2, 3: toàn bộ không gian được bố trí phòng nghỉ với các ban công hướng ra đường Võ Thị Sáu , các phòng nghỉ đều có góc nhìn đẹp và tiếp xúc trực tiếp với tự nhiên.

- Tầng áp mái: bố trí các phòng nghỉ và khu vực sân phơi và phòng giặt là độc lập, thuận tiện cho việc sử dụng.”

b, Giải pháp cho kết cấu :

Đây chính là phần tính toán các giải pháp về kết cấu xây dựng công trình Để

có thể lựa chọn kết cấu xây dựng cần quan tâm đến yêu cầu kỹ thuật tiêu chuẩn, yêucầu của dây chuyền công nghệ, tính chất chịu lực (tải trọng) của công trình, yêu cầu

về thời gian xây dựng và tính kinh tế của các giải pháp,… Đặc biệt, trước khi đưa ragiải pháp kết cấu phải chỉ rõ các cơ sở hay tiêu chuẩn tính toán

Ví dụ trong dự án đầu tư xây dựng Tòa nhà văn phòng PVIInvest tại Biên Hòa,Đồng Nai, giải pháp kết cấu được phân tích theo trình tự: Các cơ sở tính toán; Vật liệu

sử dụng; Tải trọng; Giải pháp kết cấu; Tính toán; Các lưu ý trước khi thi công

* Về cơ sở tính toán:

“Tiêu chuẩn quy phạm áp dụng trong tính toán

Dựa trên các tiêu chuẩn của Việt nam như sau :

1 TCVN 2737-95 : Tiêu chuẩn thiết kế - Tải trọng và tác động.

2 TCVN 356-2005: : Tiêu chuẩn thiết kế - Kết cấu bê tông cốt thép.

3 TCVN 338-2005: : Tiêu chuẩn thiết kế - Kết cấu thép.

4 TCXD 45-78 : Tiêu chuẩn thiết kế - Nền, nhà và công trình.

5 TCVN 5573-91: Kết cấu gạch đá và gạch đá cốt thép

Trang 28

6 Quy chuẩn xây dựng: 03 tập

Tài liệu tham khảo về thiết kế và thi công

+ Mô đun đàn hồi E b = 270000kg/cm2

+ Mô đun biến dạng ngang của bê tông - hệ số poatxong = 0,2

+ Mô dun chống trượt G b = 0,4 E b = 108000 Kg/cm2

- Thép sử dụng là thép trong nước hoặc nhập ngoại phải đảm bảo đúng cường độ như sau :

+ Thép có đường kính D < 10 là thép nhóm CI (Ra=2250Kg/cm2)

+ Thép có đường kính 18>D≥10 là thép nhóm CII (Ra=2800 Kg/cm2)

+ Thép có đường kính D≥ 18 là thép nhóm CIII (Ra=3650 Kg/cm2)

Tải trọng tiêu chuẩn ( Kg/m3)

Hệ số vợt tải

Tải trọng tính toán ( Kg/m3)

Trang 29

Đối với hoạt tải:

dài hạn

TT tiêu chuẩn

Hệ số vượt tải

TT tính toán

Giải pháp phần thân

Căn cứ theo tính chất, quy mô và tải trọng công trình (5 tầng), chúng tôi sử dụng giải pháp thiết kế kết cấu phần thân là hệ kết cấu khung BTCT đổ toàn khối, gồm các cấu kiện: cột, dầm, sàn

- Chi tiết các cấu kiện cơ bản như sau :

- Sàn BTCT dầy 120 mm dùng cho ô sàn các tầng ( xem chi tiết bản vẽ mặt bằng kết cấu các tầng )

- Hệ cột BTCT có tiết diện 220x220, 220x300, 220x500

- Dầm chính có tiết diện b x h tương ứng là: 220x350, 220x500, 500x500,

- Bố trí các đai gia cường tại các vị trí nút khung

- Liên kết cột tường theo quy phạm được thể hiện trên bản vẽ.”

c, Giải pháp cho hệ thống hạ tầng kỹ thuật:

Phần này sẽ trình bày về những giải pháp cho các cơ sở hạ tầng kỹ thuật sửdụng trong dự án như hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc, phòng cháy chữa cháy,

… Ví dụ giải pháp về hệ thống cấp điện hay hệ thống tiếp đất an toàn, chống séttrong dự án xây dựng Tòa nhà văn phòng PVIInvest tại Biên Hòa, Đồng Nai nhưsau:

“Hệ thống tiếp đất an toàn, chống sét:

- Tiếp địa an toàn: Tiếp địa sử dụng cọc sắt bọc đồng D16 dài 2,5m được liên kết với nhau bằng băng đồng dẹt 20x3, đảm bảo điện trở tiếp đất không vượt quá 4 ôm Toàn bộ vỏ tủ bảng điện bằng kim loại, ổ cắm và các thiết bị đều được nối đất an toàn

Trang 30

- Hệ thống chống sét:

Sử dụng kim thu sét loại phát xạ sớm bán kính bảo vệ 55m lắp trên mái công trình Tiếp địa sử dụng cọc sắt bọc đồng D16 dài 2,5m được liên kết với nhau bằng băng đồng dẹt 25x3 đảm bảo điện trở tiếp đất không lớn hơn 10 ôm, cáp thoát sét

sử dụng dây đồng trần M70 đi dọc theo tường nhà.

Phần Cao thế: Xin điểm đấu cấp nguồn cao thế Đề nghị Sở điện lực tỉnh Đồng Nai cấp cáp cao thế về đến điểm đặt máy biến áp.

Phần hạ thế:

Từ máy biến áp sử dụng cáp ngầm cấp cho tủ điện tổng đặt tại tầng hầm Từ

tủ điện tổng sử dụng cáp đi trên thang cáp dọc theo hộp kỹ thuật tới cấp điện cho các tủ điện tầng Từ tủ điện tầng các lộ ra cấp điện cho các phòng được đi trên máng cáp.

Hệ thống điện chiếu sáng khu vực công cộng sử dụng đèn downlight, trong các tầng sử dụng đèn downlight và đèn gắn tường Khu vực cầu thang sử dụng đèn

ốp trần, khu vệ sinh sử dụng đèn downlight loại chống ẩm.

Dây cấp cho hệ thống điện chiếu sáng được luồn trong ống SP D20 đi ngầm trần hoặc ngầm tường Dây cấp cho ổ cắm được luồn trong ống SP D20 đi ngầm tường

Độ rọi tối thiểu trong các khu vực như sau:

- Khu văn phòng: 200 lux

- Khu hành lang: 150 lux

- Các khu phụ trợ: 100 lux”

5 Các giải pháp về bảo vệ môi trường:

Trong suốt quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư không thểtránh khỏi các tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường như chất thải rắn, nước thải,

ô nhiễm không khí, tiếng ồn, Do vậy mục đích của các giải pháp bảo vệ môitrường là đưa ra các biện pháp để xử lý, tránh hoặc giảm thiểu ô nhiễm môi trường

do dự án mang lại Ví dụ trong dự án xây dựng Tòa nhà văn phòng PVIInvest tạiBiên Hòa, Đồng Nai, các cán bộ lập dự án đưa ra các giải pháp bảo vệ như sau:

”Để hạn chế tới mức tối đa trong việc ảnh hưởng tới môi trường xung quanh Nhà thầu thi công cần phải lưu ý một số điểm như sau:

Trang 31

- Về tiếng ồn chủ yếu là do một số loại máy móc: Máy trộn bê tông, máy cắt Trong khi thi công sẽ bố trí những loại máy này tại những điểm khuất đảm bảo hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của nó.

- Về bụi bẩn: Giảm thiểu tối đa bụi bẩn ảnh hưởng tới môi trường xunh quanh bằng các giải pháp như: Quây bạt, tưới nước, vệ sinh, tập kết vật liệu đúng nơi quy định, xe chở vật liệu ra vào công trình phải được phủ bạt kín

- Các chất thải trong quá trình xây dựng phải được thu gom và đổ theo đúng nơi quy định.”

6 Lịch trình thực hiện dự án:

Việc lập lịch trình thực hiện từng hạng mục công trình, từng công việc trongmỗi hạng mục công trình của dự án công ty đảm bảo làm sao cuối cùng dự án có thểbắt đầu đi vào sản xuất hoặc hoạt động theo đúng thời gian dự định Đặc biệt là các

dự án có quy mô lớn, nhiều hạng mục như các dự án mà PV2 thực hiện đầu tư thì đểlập lịch trình thực hiện dự án thì đòi hỏi phải có phương pháp như phương phápbiểu đồ Giantt, phương pháp CPM (hay pert),… Thông thường, các cán bộ lập dự

án tại Công ty hay sử dụng phương pháp biểu đồ Giantt Đối với các sự kiện chính,thì được liệt kê một cách cụ thể, ví dụ như trong dự án xây dựng Tòa nhà văn phòngPVIInvest tại Biên Hòa, Đồng Nai, các nội dung chính được thể hiện:

“Các mốc thời gian thực hiện dự án:

1 Lập dự án và hồ sơ thiết kế cơ sở: tháng 2/2010 - tháng 4/2010.

2 Lập bản vẽ thiết kế thi công và tổng dự toán, thẩm tra bản vẽ thiết kế thi công và tổng dự toán: tháng 7/2010.

3 Lập hồ sơ mời thầu và lựa chọn nhà thầu thi công công trình và cung cấp thiết bị: tháng 8/2010

4 Đầu tư xây dựng công trình: tháng 8/2010 – tháng 10/2011.

5 Lắp đặt thiết bị, nội thất công trình: tháng 7/2011 – tháng 12/2011.

6 Hoàn thiện, thu dọn mặt bằng, nghiệm thu: tháng 1/2012.”

1.5.3.4 Nghiên cứu khía cạnh tổ chức, quản lý nhân sự của dự án:

Vai trò của tổ chức quản lý xuất hiện ngay từ khi dự án bắt đầu hình thànhtrong ý tưởng của nhà đầu tư và tiếp tục xuyên suốt trong quá trình thực hiện và vậnhành kế quả đầu tư Việc nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự

án đầu tư là rất cần thiết trong nội dung dự án đầu tư Trong phần này thườngnghiên cứu 2 nội dung về cơ cấu tổ chức, quản lý dự án và dự kiến nhân sự, chi phínhân lực thực hiện dự án:

- Cơ cấu tổ chức, quản lý dự án: đề ra một bộ máy tổ chức, quản lý dự ánmột cách hợp lý cả về giai đoạn thực hiện và vận hành kết quả đầu tư Thường thì

Trang 32

đối với các dự án bất động sản, Chủ đầu tư lập một ban quản lý dự án riêng để tiếnhành quản lý dự án.

- Dự kiến nhân sự và chi phí nhân lực thực hiện dự án: sử dụng phương pháp

dự báo để dự kiến nhân sự, lao động của dự án cả về lao động trực tiếp và gián tiếp,

đề ra chế độ làm việc, dự trù chi nhân lực, và cả phương thức tuyển dụng, phươngthức đào tạo nếu cần

Ví dụ trong dự án xây dựng Khách sạn Dầu khí Sa Pa đã nghiên cứu khá đầy

đủ về tổ chức quản lý và nhân sự cho dự án: hình thức quản lý nhân sự được đưa ranhư sau:

“HÌNH THỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN

- Căn cứ vào Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 52/NĐ-CP ngày 18/7/1999, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính Phủ ban hành quy chế quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

- Căn cứ vào quy mô đầu tư và tính chất công trình xây dựng Khách sạn Dầu khí Sapa.

- Căn cứ quyết định số 23/2010/QĐ-HĐQT ngày 21/2/2010 của Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 về việc thực hiện phương án phá bỏ khách sạn Hoàng Liên cũ để đầu tư xây dựng mới thành ‘‘Khách sạn Dầu khí Sapa’’.

Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án như sau :

- Chủ đầu tư, thành phần ban quản lý dự án gồm :

+ Giám đốc Ban quản lý dự án ;

+ Phó giám đốc Ban quản lý dự án ;

+ Kế toán Ban quản lý dự án.

- Ban quản lý dự án sẽ chịu trách nhiệm thực hiện dự án đầu tư đến khi kết thuc dự án và dự án đi vào hoạt động.

- Tiến hành các công tác chuẩn bị đầu tư, có những công việc phải thuê tư vấn thực hiện quản lý chi phí xây dựng công trình.

- Lựa chọn đơn vị tư vấn để Lập Dự án đầu tư, khoan khảo sát địa chất, thiết

kế bản vẽ thi công, lập tổng dự toán thẩm định bản vẽ thiết kế và tổng dự toán, lập

hồ sơ mời thầu Phân tích dánh giá lựa chọn nhà thầu, giám sát thi công xây dựng

và lắp đặt thiết bị.”

Đối với phần chi phí nhân lực của dự án:

“Dự kiến khi khách sạn đi vào hoạt động thì cần 62 cán bộ (tham khảo của các khách sạn có quy mô tương đương) Tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lượng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ nhân viên trực tiếp làm việc

Trang 33

tại khách sạn, với thu nhập bình quân khoảng 2.500.000 đ/tháng/người Chi phí tiền lương sẽ được cộng 5% sau mỗi 3 năm tiếp theo.

Bảng 5: Chi phí tiền lương – dự án Khách sạn Dầu khí Sa Pa

tháng

Tiền lương năm

Nhân viên dọn buồng 6 2,100,000 12,600,000 151,200,000

Nhân viên bảo vệ 6 1,800,000 10,800,000 129,600,000 Nhân viên kỹ thuật điện 1 2,100,000 2,100,000 25,200,000 Nhân viên kỹ thuật nước 1 2,100,000 2,100,000 25,200,000

Phụ trách nhà hàng 1 6,000,000 6,000,000 72,000,000 Nhân viên bàn, bar, bếp 15 2,100,000 31,500,000 378,000,000

1.5.3.5 Phân tích khía cạnh tài chính của dự án:

Phân tích tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạnthảo dự án Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự

Trang 34

án Phân tích tài chính có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ đầu tư mà còn cảđối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư, các cơ quan tài trợ vốn cho

Ví dụ trong dự án Xây dựng Khách sạn Dầu khí Sa Pa xác định tổng mức dự án như sau:

Các nguồn vốn cho dự án có thể là nguồn vốn ngân sách, vốn vay (ngân hàng

và các tổ chức tín dụng), vốn tự có, vốn góp, vốn liên doanh hoặc vốn huy độngđược từ các nguồn khác Các nguồn vốn đầu tư cần phải được xem xét để luôn đảmbảo sự chắc chắn về lượng vốn và thời gian nhận vốn, đảm bảo khả năng và tiến độthực hiện các dự án đầu tư Tỷ trọng của các nguồn vốn đầu tư có thể cho biết dự án

có vững chắc về nguồn vốn cũng như chủ đầu tư có khả năng về tài chính haykhông Ví dụ như cơ cấu nguồn vốn đầu tư dự án xây dựng Khách sạn Dầu khí SaPa:

Trang 35

Các báo cáo tài chính giúp cho chủ đầu tư thấy được tình hình hoạt động tàichính hằng năm của dự án, xác định được dòng tiền dự án và là cơ sở để tính các chỉtiêu hiệu quả tài chính Các báo cáo tài chính cụ thể có các nội dung là tính toándanh thu, chi phí cho từng năm của dự án, dự trù mức lãi lỗ, dự trù cân đối kế toáncủa dự án và xác định dòng tiền dự án theo mẫu bảng:

Bảng 6: tính dòng tiền dự ánST

Năm kinh doanh

I Dòng tiền chi

1 Chi phí đầu tư ban đầu

2 Lãi vay đầu tư

3 Chi phí khấu hao

4 Đầu tư thay thế tài sản

5 Chi phí vận hành

II Dòng tiền thu

2 Giá trị thu hồi tài sản khi thanh lý

III Lợi nhuận trước thuế (II – I)

“Các nguồn thu từ kinh doanh khai thác của khách sạn:

- Nguồn thu từ kinh doanh phòng nghỉ:

Quy mô phòng nghỉ:

+ Tổng cộng 55 phòng

Trong đó: Số lượng phòng 2 giường: 38 phòng

Số lượng phòng 1 giường đôi: 12 phòng

Số lượng phòng vip: 5 phòng

Dựa trên các số liệu khảo sát tại thị trấn Sapa-Lào Cai đối với phòng tại khách sạn có tiêu chuẩn 3 sao đưa ra giá phòng ngày đêm dự kiến như sau:

Phòng nghỉ loại 2 giường đơn: 950.000 đ/ phòng ngày đêm.

Phòng nghỉ loại 1 giường đơn: 780.000 đ/ phòng ngày đêm.

Phòng nghỉ vip: 1.600.000 đ/ phòng ngày đêm.

Trang 36

Dự kiến khả năng khai thác năm đầu tiên khoảng 45%

Dự kiến khả năng khai thác năm thứ hai khoảng 48%

Từ năm thứ 3 trở đi dự kiến khả năng khai thác khoảng 51% con số khảo sát các khách sạn có quy mô tiêu chuẩn 3 sao tại Sapa hiện nay đạt 60% số lượng phòng.

Kinh phí cho thuê phòng nghỉ tăng 5% sau 3 năm tiếp theo của thời điểm năm trước.

- Nguồn thu từ kinh doanh nhà hàng:

Quy mô nhà hàng bao gồm: 3 phòng ăn vip riêng biệt, mỗi phòng 12 chỗ, 1 phòng lớn 120 chỗ.

Đối tượng phục vụ là khách tại khách sạn, khách du lịch tại Sapa, khách địa phương Phục vụ 2 bữa chính là bữa trưa và bữa chiều Như vậy công suất phục vụ tối đa là:

Phòng ăn vip: 12 chỗ x 3 phòng x 2 bữa = 72 lượt khách/ ngày đêm

Phòng ăn lớn: 240 lượt khách/ ngày đêm

Dự kiến năm đầu 28% công suất.

Dự kiến năm thứ 2 là 31% công suất.

Từ năm thứ 3 trở đi 40% công suất.

Lợi nhuận từ ăn uống tạm tính 50% doanh thu

- Nguồn thu từ dịch vụ massage, xông hơi:

Dịch vụ massage, xông hơi khép kín đồng bộ bao gồm các chức năng, xông hơi, xông ướt, ngâm thuốc và 11 phòng massage tiêu chuẩn.

Sau khi khảo sát đánh giá chất lượng phục vụ về dịch vụ massage, xông hơi ngâm thuốc tại địa bàn thị trấn Sapa đối với các dịch vụ tương đương và công suất khai thác phục vụ của các dịch vụ hiện nay đề xuất phương án kinh doanh như sau:

Số lượng phòng và quy mô dịch vụ được tạm tính Công suất khai thác tối đa

là 128 lượt khách/ ngày đêm Công suất tính toán khai thác trung bình là 50% cho hàng năm, giá dịch vụ dự kiến 250.000 đ/khách.

Dự kiến 3 năm đầu đạt 30% công suất hoạt động.

Dự kiến đạt 33% công suất cho 3 năm tiếp theo.

- Doanh thu từ cho thuê văn phòng và ki ôt:

Quy mô diện tích văn phòng cho thuê bao gồm:

Văn phòng tầng 1: 221m2

4 ki ôt diện tích 15m2/1 ki ôt: 60m2

Cộng diện tích:281m2

Trang 37

Dự kiến năm thứ nhất sẽ cho thuê khoảng 75% diện tích, năm thứ 2 là 80% diện tích, các năm tiếp theo là 90% diện tích Giá dự kiến trung bình là 180.000đ/m2/tháng.

Dự kiến sau mỗi 3 năm sẽ tăng 5% giá của thời điểm năm trước.

- Nguồn thu từ làm dịch vụ du lịch

Trong mỗi khách sạn tại Sapa đều có các dịch vụ, phục vụ đi kèm và điển hình là dịch vụ du lịch Theo khảo sát và tính toán đối với các khách sạn có quy mô tương đương thì dịch vụ về du lịch được tính khoảng 12.000.000 đ/tháng sau khi trừ phần chi phí Doanh thu hàng năm trung bình là 144.000.000đ/năm.

- Nguồn thu từ tài sản cố định sau 30 năm khấu hao:

Trong 30 năm khấu hao công trình vẫn thường xuyên được duy tu, bảo dưỡng và thay thế thiết bị Do vậy sau 30 năm tính khấu hao thì công trình vẫn khai thác và vận hành bình thường, giá trị còn lại để tính là 30% giá trị đầu tư ban đầu

* Các khoản chi phí của dự án:

- Chi phí khấu hao tài sản:

Công trình Khách sạn Dầu khí Sapa là công trình xây dựng cấp II, có quy

mô tương đương 3 sao Theo đánh giá và khảo sát về đầu tư kinh doanh khách sạn tại Việt Nam đối với đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước thì thời gian khấu hao được tính là 30 năm kể từ khi khai thác Phương pháp tính khấu hao sử dụng trong tính toán này là khấu hao đều.

- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lượng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của cán bộ nhân viên trực tiếp làm việc tại khách sạn Dự kiến khi khách sạn đi vào hoạt động thì cần 62 cán bộ (tham khảo của các khách sạn có quy mô tương đương) Với thu nhập bình quân khoảng 2.500.000 đ/tháng/người Chi phí tiền lương sẽ được cộng 5% sau mỗi 3 năm tiếp theo.

- Chi phí cho các hoạt động phòng nghỉ: theo khảo sát và các số liệu tham khảo thì chi phí trực tiếp đối với phòng nghỉ là 18% doanh thu, tỉ lệ gia tăng 5%, chu kỳ tăng là 3 năm, chi phí maketing là 1% doanh thu.

- Chi phí cho hoạt động của nhà hang: đối với khách sạn quy mô tương đương 3 sao theo số liệu tham khảo thì chi phí trực tiếp là 50% doanh thu, tỉ lệ gia tăng 5%, chu kỳ tăng là 3 năm, chi phí maketing là 1% doanh thu.

- Chi phí dịch vụ cho thuê diện tích làm văn phòng và kiot là 30.000đ/m2/tháng, tỉ lệ gia tăng là 5%, chu kỳ tăng là 3 năm, chi phí maketing là 1% doanh thu.

Trang 38

- Chi phí bảo hành, bảo dưỡng hàng năm: đối với loại hình kinh doanh là khách sạn theo tham khảo các dự án và phân tích đánh giá thì chi phí này được tính bằng 5% tổng doanh thu hàng năm (chưa bao gồm chi phí).

- Chi phí lãi vay ngân hàng: vốn vay dự kiến để thực hiện dự án là: 42.062.616.919đ thời gian vay sau 12 năm khai thác, lãi suất trung bình tạm tính là 12%/năm.

- Chi phí thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp (25%): trong tính toán này phần nguồn thu chưa bao gồm VAT, do đó phần chi phí không đưa thuế VAT vào tính toán Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm từ khai thác và kinh doanh các loại hình của dự án được tính là 25% lợi nhuận hàng năm.”

Tuy nhiên, dự án Xây dựng khách sạn Dầu khí SaPa vẫn chưa đưa ra đượcmức tổng doanh thu, chi phí hằng năm, chưa dự tính được mức lỗ lãi hằng năm vàxác định dòng tiền của dự án

* Tính toán các chỉ tiêu phân tích hiệu quả tài chính:

Sau khi lập xong báo cáo tài chính dự kiến của dự án, các cán bộ lập dự án sẽtính toán các chỉ tiêu hiệu quả tài chính, đây là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tưcủa dự án về mặt tài chính Các chỉ tiêu này thường là:

- Những chỉ tiêu phản ánh tiềm lực tài chính của chủ đầu tư;

- Chỉ tiêu lợi nhuận thuần, thu nhập thuần (NPV) của dự án;

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR);

- Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn (T);

- Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR);

Quan trọng và được quan tâm nhiều nhất là các chỉ tiêu IRR, T, NPV

Ví dụ các chỉ tiêu tài chính được tính toán trong dự án xây dựng Khách sạnDầu khí Sa Pa:

“1 Giá trị hiện tại của thu nhập thuần (NPV): 34.217.927.489 (Đ)

2 Chỉ tiêu hoàn vốn nội bộ (IRR): 15%

3 Thời gian hoàn vốn (T): 9,5 năm

( Thời gian phân tích dự án: 30 năm)”

1.5.3.6 Nghiên cứu khía cạnh kinh tế, xã hội của dự án:

Phân tích, đánh giá khía cạnh kinh tế, xã hội của dự án là việc so sánh, đánhgiá một cách hệ thống giữa những chi phí và lợi ích của dự án trên quan điểm củatoàn bộ nền kinh tế, xã hội Đây là một nội dung quan trọng không chỉ với nhà đầu

tư mà còn có ý nghĩa đối với cơ quan có thẩm quyền thẩm định dự án và các tổ chứctài trợ, cho vay vốn Một dự án nếu như chỉ có lợi về mặt tài chính cho chủ đầu tưnhưng gây trở ngại cho nền kinh tế, xã hội chung cũng sẽ không được chấp nhận

Trang 39

cũng như một dự án cho dù không khả thi về mặt tài chính nhưng có ích cho xã hộithì có thể được chấp nhận.

Ví dụ hiệu quả kinh tế xã hội của dự án xây dựng Khách sạn Dầu khí Sa Panhư sau:

“Hiệu quả về kinh tế xã hội:

- Giải quyết việc làm và thu nhập cho một số lao động trực tiếp và gián tiếp của địa phương;

- Tạo cảnh quan sạch, đẹp, hiện đại, cho địa phương và người dân xung quanh bằng việc cải tạo khách sạn cũ, xây dựng khách sạn mới.

- Giúp tăng thêm du khách đến với địa phương và thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi của du khách, nâng cao đời sống tinh thần cộng đồng, thúc đẩy phát triển ngành du lịch của địa phương.

- Giúp tăng đóng góp cho ngân sách địa phương hằng năm bao gồm:

Tiền sử dụng đất: 12.422.164.220

Thuế thu nhập doanh nghiệp: 14.821.721.452

1.6 Ví dụ minh họa về công tác lập dự án đầu tư Công ty Cổ phần Đầu tư PV2:

“Dự án xây dựng nhà ở cán bộ công nhân viên nhà máy lọc dầu Dung Quất”

Đây là dự án có nội dung có tính đầy đủ và chung nhất để thể hiện rõ về nộidung lập dự án tại Công ty Cổ phần Đầu tư PV2

Dự án này có đặc điểm từ năm 1998, dự án đã được UBND tỉnh Quảng Ngãiphê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu dân cư, chuyên gia thành phố VạnTường tại Quyết định số 4211/QĐ – UB ngày 18/12/1998l; và cấp địa điểm xâydựng dự án cho Công ty Liên doanh Nhà máy lọc dầu Việt – Nga tại quyết định số186/QĐ – UB ngày 18/12/1998

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, đối tác Nga đã chuyển toàn bộ lợi ích

và nghĩa vụ trong công ty liên doanh cho Tâp đoàn Dầu khí Việt Nam tiếp quảntrong đó có dự án Khu nhà ở CB CNV Nhà máy lọc dầu Dung Quất và Tập đoànDầu khí Việt Nam đã giao phó cho Ban quản lý nhà máy lọc dầu Dung Quất làmchủ dự án đầu tư Khi luật nhà ở năm 2005 có hiệu lực thì vai trò của chủ đầu tư củaBan quản ly dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất đối với dự án này không còn phùhợp

Năm 2007, UBND tỉnh Quảng Ngãi đã đề nghị Tập đoàn Dầu khí Việt Namchọn một đơn vị trực thuộc ngành dầu khí có chức năng kinh doanh Bất Động Sản

để trực tiếp đầu tư theo đúng quy hoạch đã đề ra Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đãchỉ định Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển PVI (nay là Công ty Cổ phần Đầu tư

Trang 40

PV2) làm chủ đầu tư PV2 đã làm lại báo cáo khả thi của dự án đệ trình lên Tậpđoàn Dầu khí Việt Nam và UBND tỉnh Quảng Ngãi UBND đã đồng ý cấp phépcho Công ty Cổ phần đầu tư PV2 làm chủ đầu tư dự án theo - công văn số2707/UBND-CNXD.

Đây là một dự án phục vụ với mục đích xã hội không mang tính chất thươngmại, giải quyết nhu cầu thực tế về nhà ở cho CBCNV nhà máy lọc dầu Dung Quất

và thành phố Vạn Tường trong tương lai

1.6.1 Sự cần thiết, mục tiêu đầu tư và cơ sở pháp lý của dự án:

 Sự cần thiết phải đầu tư:

Mục này đã thể hiện rất rõ khả năng về thị trường của dự án bằng cách đưa racon số thống kê về lực lượng lao động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, kế hoạchphát triển của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thể hiện sự cấp bách của dự án đối vớiNhà máy và thành phố Vạn Trường:

“Khu kinh tế Dung Quất ngày càng phát triển và từng bước trở thành hạt nhân tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Các lĩnh vực đầu tư phát triển tại khu vực như luyện cán thép, cơ khí chế tạo, hóa dầu – hóa chất có quy

mô lớn và nhu cầu sử dụng nhiều lao động.

Theo số liệu thống kê của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, hiện nay Khu kinh tế đã thu hút gần 12.000 lao động; dự báo đến năm 2015cần đến 25.000 lao động Riêng trong năm 2011, toàn khu kinh tế thu hút 13.500 lao động (Nguồn: Chinhphu.net)

Đặc biệt, việc đầu tư xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất là nhiệm vụ chính trị và là mục tiêu phát triển kinh tế trọng tâm của Khu kinh tế Dung Quất nói riêng và của đất nước nói chung Dự án đòi hỏi phải tập trung một lượng lớn lao động có tay nghề cao từ khắp mọi miền đất nước và kể cả chuyên gia nước ngoài đến làm việc lâu dài.

Trong những năm tháng đầu năm 2011, nhà máy lọc dầu Dung Quất đã phát huy hoạt động đến 100% công suất Lực lượng lao động của nhà máy hiện nay là 1.700 người Theo kế hoạch, nhu cầu phát triển có thể trên 2000 lao động trong những năm tiếp theo.

Sau những bước phát triển tạo đà của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, Chính phủ Việt Nam đã có kế hoạch phát triển giai đoạn 2 nâng công suất từ 6,5 triệu tấn hiện nay lên 10 triệu tấn Với quy mô công suất 10 triệu tấn chắc chắn Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ thu hút càng nhiều lao động hơn.

Ngày đăng: 18/08/2015, 15:55

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư “Xây dựng khách sạn Dầu khí Sa Pa” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng khách sạn Dầu khí Sa Pa
7. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án “Xây dựng tòa nhà văn phòng PVIInvest tại Biên Hòa, Đồng Nai” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng tòa nhà văn phòng PVIInvest tại Biên Hòa, Đồng Nai
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư – PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS. TS Từ Quang Phương – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
2. Giáo trình Lập dự án – PGS. TS Nguyễn Bạch Nguyệt – NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Khác
3. Báo cáo tài chính các năm 2010, 2011, 2012 của Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 Khác
5. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư “Xây dựng nhà ở cán bộ công nhân viên nhà máy lọc dầu Dung Quất Khác
8. Tờ trình kế hoạch phát triển Công ty giai đoạn 2011 – 2015, Công ty Cổ phần Đầu tư PV2 Khác
9. Website chính thức của Công ty Cổ phẩn Đầu tư PV2: www.pv2.com.vn 10. Luận văn tốt nghiệp các khóa khoa Đầu tư Khác
11. Thông tin tham khảo từ các website khác:www.vi.wikipedia.org/wiki/ Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w