Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT ngoài công lập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Đảng ta khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những độnglực quan trọng nhất thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiệntiên quyết để phát triển nguồn lực con người, yêu tố cơ bản để phát triển xã hội,tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[9], thông qua việc đổi mới toàn diện giáodục và đào tạo: đổi mới cơ cấu tổ chức, nội dung, phương pháp dạy học theo hướng
“chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, phát huy tính sáng tạo, khả năng vận dụng,thực hành của người học, phát triển nguồn nhân lực, chấn hưng giáo dục Việt Nam,trong đó đội ngũ giáo viên đóng vai trò then chốt quyết định chất lượng đào tạo.Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếukhông có thầy giáo thì không có giáo dục”[26] Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 BCH
TW Đảng khoá VIII đã khẳng định“Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáodục và được xã hội tôn vinh”[8]
Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư đã đề ra mục tiêu:
“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục được chuẩn hoá, đảm bảochất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnhchính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo thông qua việcquản lí, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng caochất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”[1]
Thời gian qua, được sự quan tâm, chỉ đạo, lãnh đạo kịp thời của các cấp, cácngành và chính quyền địa phương, các trường THPT ngoài công lập trên địa bàn Thị
xã Phú Thọ đã có nhiều cố gắng về mọi mặt, đưa sự nghiệp giáo dục và đào tạo củaThị xã từng bước nâng lên, góp phần đào tạo nguồn nhân lực lao động cho địaphương và công tác phổ cập bậc THPT Song chất lượng giáo dục vẫn chưa đáp ứngđược yêu cầu của xã hội, một trong những nguyên nhân đó là đội ngũ giáo viên cònthiếu về số lượng, không đồng bộ về cơ cấu, loại hình hợp đồng lao động, hạn chế về
Trang 2năng lực chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy, thiếu tính ổn định và khả năng thíchứng với nền kinh tế thị trường cũng như đặc thù của các trường ngoài công lập Xuất phát từ những lí do trên và qua thời gian học tập, qua thực tiễn trong công
tác quản lí giáo dục của mình tôi chọn đề tài: “Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ ” làm luận văn thạc sĩ khoa học chuyên ngành Quản lí giáo dục
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT ngoàicông lập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu phát triển của các trườngTHPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay
3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT ngoàicông lập Thị xã Phú Thọ
3.2 Khách thể nghiên cứu:
Đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ
4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài:
4.1 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPTngoài công lập Thị xã Phú Thọ
4.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ (02 trường) 4.3 Giới hạn về khách thể điều tra:
- Thành phần: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng chuyên môn và giáoviên các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ
- Số liệu nghiên cứu: năm học 2008 - 2009, 2009 – 2010 và 2010 – 2011
5 Giả thuyết khoa học:
Nếu đề xuất và áp dụng các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệutrưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ phù hợp với tình hình thực
tế địa phương, thì đội ngũ giáo viên các trường sẽ phát triển cân đối và toàn diện,góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của các trường THPT ngoài công lập
Trang 36 Nhiệm vụ nghiên cứu:
6.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng cáctrường THPT ngoài công lập
6.2 Phân tích thực trạng quản lí phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởngcác trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ
6.3 Đề xuất biện phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trườngTHPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ
7 Phương pháp nghiên cứu:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận:
7.1.1 Sưu tầm sách, tư liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
7.1.2 Phân tích, tổng hợp các tài liệu để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài,nghiên cứu các tài liệu liên quan đến đề tài; lựa chọn những khái niệm, luận điểm
cơ bản làm cơ sở lý luận cho đề tài, hình thành giả thuyết khoa học, dự đoán nhữngthuộc tính của đối tượng nghiên cứu; tổng hợp các tài liệu để giúp cho việc xâydựng cơ sở lý luận của đề tài
7.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học
7.2.2 Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
8 Những đóng góp mới của luận văn:
Luận văn đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Đây là một trong những vấn
đề đang được quan tâm của bậc học phổ thông nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng trong giai đoạn hiện nay
Trang 4Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
NGOÀI CÔNG LẬP1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Con người là trung tâm của sự phát triển Một xã hội phát triển dựa vào sứcmạnh của tri thức bắt nguồn từ việc khai thác tiềm năng của con người, lấy việc pháthuy nguồn lực con người làm nhân tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững.Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội
Lê nin cho rằng: “Nghiên cứu con người, tìm ra những cán bộ có bản lĩnhhiện nay đó là then chốt, nếu không thế thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽchỉ là mớ giấy lộn”[24]
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”,
“Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”[27]
Kế thừa và phát triển những tư tưởng đó về chiến lược cán bộ trong thời kỳcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 BCH TWĐảng khoá VIII đã khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cáchmạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốttrong công tác xây dựng Đảng”[8]
Đội ngũ giáo viên là một bộ phận quan trọng trong đội ngũ cán bộ của Đảng
và Nhà nước ta Việc phát triển đội ngũ giáo viên đã trở thành nhiệm vụ trọng tâm,cấp thiết vì “Khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặcbiệt chăm lo đào tạo và chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ cán bộ quản
lí giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”
Một ngày thiếu “giáo dục” đất nước không thể tồn tại được và “giáo dục”không có người thầy không thể vận động được
Người xưa thường nói “phi sư bất thành” (không thầy đố mày làm nên)
Trang 5Kết luận số 14-KL/TW của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khoá IX: “Đạtđược những thành tựu nói trên trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn đãthể hiện nỗ lực to lớn của toàn Đảng, toàn dân, sự đóng góp quan trọng của đội ngũgiáo viên và các cán bộ quản lí của ngành giáo dục trong cả nước, nhất là các thầy giáo,
cô giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số”[9]
Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư đã nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đàotạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là điều kiện để phát huy nguồn lựccon người Đây là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, trong đó nhà giáo và cán bộquản lí giáo dục là động lực nòng cốt, có vai trò quan trọng…Những năm qua,chúng ta đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí giáo dục ngày càngđông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyênmôn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao Đội ngũ này đã đáp ứng quan trọng yêucầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợicủa sự nghiệp cách mạng của đất nước”[1]
Xuất phát từ những định hướng đó, trong thời gian qua đã có nhiều tác giả đềcập vấn đề đào tạo giáo viên như: Trần Bá Hoành, Mai Trọng Nhuận, Nguyễn CảnhToàn…tại Hội thảo Chất lượng giáo dục và vấn đề đào tạo giáo viên ở khoa Sưphạm, Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 10/2004, Nguyễn Văn Lê với cuốn sánh
“Nghề thầy giáo”,…và nhiều đề tài khoa học nghiên cứu về quản lí phát triển độingũ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả đào tạo như:
- Qui hoạch phát triển giáo dục mầm non các huyện miền núi tỉnh QuảngNam đến năm 2015 Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Bá Hòa, 2006
- Một số biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên tiểu học ở Thị
xã Thủ Dầu 1 – Bình Dương giai đoạn 2005 – 2010 Luận văn thạc sĩ của TrịnhĐức Tài, 2005
- Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Thuận Thành – BắcNinh giai đoạn 2005 – 2010 Luận văn thạc sĩ của Lê Đình Thanh, 2005
Trang 6- Các giải pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng cáctrường THPT huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang Luận văn thạc sĩ của Lâm ĐìnhHưng, 2006.
- Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường THPThuyện Eaka (Đắc Lắc) Luận văn thạc sỹ của Lê Thanh Hùng, 2009
Các tác giả đã rất công phu nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của vấn
đề, khảo sát thực trạng về tình hình phát triển đội ngũ giáo viên của địa phương, nơimình công tác và đề xuất các giải pháp, biện pháp thiết thực, nhằm thực hiện tốt hơncông tác phát triển đội ngũ giáo viên Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, đơn vị cónhững điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau Sau một thời gian nghiên cứu, tác giảnhận thấy đến nay các đề tài nghiên cứu khoa học về biện pháp phát triển đội ngũgiáo viên chỉ mới tập trung ở bậc mầm non, tiểu học, THCS và khối chuyên nghiệp,bậc THPT công lập, ở bậc THPT ngoài công lập thì chưa có Mặt khác, ở Thị xãPhú Thọ chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng và đề xuất biệnpháp phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT ngoài công lập Vì vậy, việcnghiên cứu đề tài này là hết sức cần thiết nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáodục của các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài:
1.2.1 Quản lý:
Nhận thức của con người về quản lí rất phong phú Ngày nay thuật ngữ quản
lí đã trở nên phổ biến có thể dẫn ra một số định nghĩa như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Giáo dục, 1998), Quản lí là: Tổ chức điềukhiển hoạt động của đơn vị, cơ quan
Theo An Napu F F: “Quản lí là một hệ thống XHCN, là một khoa học và làmột nghệ thuật tác động vào một hệ thống xã hội, chủ yếu là quản lí con ngườinhằm đạt được những mục tiêu xác định Hệ thống đó vừa động, vừa ổn định baogồm nhiều thành phần có tác động qua lại lẫn nhau”[32]
Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lí là một quá trình cóđịnh hướng, quá trình có mục tiêu, quản lí là một hệ thống là quá trình tác động đến
Trang 7hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưngcho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lí mong muốn”[18].
Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lí là tác động có mục đích,
có kế hoạch của chủ thể quản lí đến tập thể những người lao động (khách thể quảnlí) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến”[29]
Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: “Quản lí là sự tác động liên tục có tổ chức,
có định hướng của chủ thể quản lí về các mặt văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội bằng
hệ thống luật lệ, các chính sách, các nguyên tắc, các phương pháp và các biện pháp
cụ thể nhằm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng”[11]
Nhóm tác giả Bùi Minh Hiền – Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo cho rằng:
“Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí tới đối tượngquản lí nhằm đạt mục tiêu đề ra”[16]
Quản lí là một quá trình điều khiển, là chức năng của những hệ có tổ chứcvới bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật v.v…) nó bảo toàn cấu trúc, duytrì chế độ hoạt động của các hệ đó Quản lí là tác động hợp qui luật khách quan, làmcho hệ vận động, vận hành và phát triển
Theo quan điểm tiếp cận hệ thống: “Quản lí là quá trình lập kế hoạch, tổchức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn
vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích xác định”
Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau, song có thể khái quát nội dung cơbản của quản lí được đề cập đến trong các khái niệm trên như sau:
- Quản lí là thuộc tính bất biến, nội tại của mọi quá trình hoạt động xã hội.Lao động quản lí là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vậnhành phát triển
- Quản lí được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội
- Quản lí là những tác động có tính hướng đích, là những tác động phối hợp
nỗ lực của các cá nhân thực hiện mục tiêu của tổ chức
- Quản lí bao giờ cũng là quản lí con người, trong đó chủ yếu bao gồm chủthể quản lí và đối tượng quản lí giữ vai trò trung tâm trong chu trình, hoạt độngquản lí
Trang 8- Quản lí là sự tác động mang tính chủ quan nhưng phải phù hợp với qui luậtkhách quan.
Như vậy, với cách hiểu quản lí là quản lí tổ chức của con người, hoạt độngcủa con người, tôi lựa chọn cách hiểu quản lí như sau:
Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lí (người quản lí) theo kế hoạch chủ động và phù hợp với qui luật khách quan tới khách thể quản lí (người bị quản lí) nhằm tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại, ổn định và phát triển của tổ chức.
Theo cách hiểu trên, quản lí luôn tồn tại với tư cách như là một hệ thống baogồm những thành tố cấu trúc cơ bản sau:
- Chủ thể quản lí: là trung tâm thực hiện những hoạt động khai thác, tổ chức
và thực hiện nguồn lực của tổ chức; thực hiện những tác động hướng đích, có chủđịnh đến đối tượng quản lí Chủ thể quản lí có thể là cá nhân hoặc tập thể
- Đối tượng quản lí: là những đối tượng chịu tác động và thay đổi dưới
những tác động hướng đích có chủ định của chủ thể quản lí Đối tượng quản lí làcon người (cá nhân và tập thể) trong tổ chức và các yếu tố được sử dụng là nguồnlực của tổ chức (thông qua việc khai thác, tổ chức thực hiện)
- Cơ chế quản lí: là phương thức vận động hợp qui luật của hệ thống quản lí,
mà trước hết là sự tác động lẫn nhau một cách hợp qui luật trong quá trình quản lí
- Mục tiêu quản lí: là trạng thái tương lai, cái tiêu điểm tương lai hay cái kết
quả cuối cùng mà một tổ chức mong muốn đạt đến
Hình 1.1 Sơ đồ mô tả hệ thống cấu trúc quản lí.
Chủ thể
quản lí
Đối tượng quản lí
Cơ chế quản lí
Mục tiêu Nội dung Phương pháp
Trang 9* Các chức năng cơ bản của quản lí:
- Kế hoạch: có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương
lai của tổ chức và các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mụcđích đó
- Tổ chức: là quá trình hình thành nên cấu trúc các quan hệ giữa các thành
viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các
kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức
- Chỉ đạo: là việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn
thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức Đây là khâuquan trọng tạo nên thành công của kế hoạch dự kiến
- Kiểm tra: là những hoạt động của chủ thể quản lí nhằm tìm ra những mặt
ưu điểm, mặt hạn chế, qua đó đánh giá, điều chỉnh và xử lý kết quả của quá trìnhvận hành tổ chức, làm cho mục đích của quản lí được hiện thực hóa một cách đúnghướng và có hiệu quả
Các chức năng quản lí có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, đan xen vàảnh hưởng lẫn nhau Khi thực hiện chức năng này thường liên quan đến các chứcnăng khác và ở mức độ khác nhau Các chức năng đều cần đến yếu tố thông tin đểhoạch định kế hoạch; cơ cấu tổ chức; chuyển tải mệnh lệnh chỉ đạo và phản hồi vàthông tin kết quả hoạt động
\ Hình 1.2 Sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các chức năng quản lí
Kế hoạch
Chỉ đạo Thông tin
Trang 101.2.2 Quản lí giáo dục
Giáo dục là một hiện tượng xã hội, một quá trình, một hoạt động của xã hội,
vì thế nó cần và phải được quản lí Từ đó, hình thành một dạng quản lí trong hệthống quản lí xã hội Dạng quản lí này có tên gọi là “Quản lí giáo dục” Quản lí giáodục cũng được biểu đạt một cách rất đa dạng tùy theo phương tiện nghiên cứu vàcách tiếp cận của nhà nghiên cứu về quản lí giáo dục Dưới đây là một số quan niệm
về quản lí giáo dục:
* Ở cấp vĩ mô
- Theo tác giả Nguyễn Kì, Bùi Trọng Tuân: “Quản lí giáo dục được hiểu lànhững tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quiluật) của chủ thể quản lí đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đếncác cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mụctiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội”[22]
- Theo PGS.TS Trần Kiểm: “Quản lí giáo dục là sự tác động liên tục, có tổchức, có hướng đích của chủ thể quản lí lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính vượttrội (tính trồi) của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của
hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảođảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động”[19]
* Ở cấp vi mô
- Theo chuyên gia giáo dục Liên Xô (cũ) P V Zimin, M.I Kônđacốp và N.I.Xaxerđôtôp: “Quản lí nhà trường là hệ thống xã hội sư phạm chuyên biệt, hệ thốngnày đòi hỏi những tác động có ý thức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản
lí lên tất cả các mặt của đời sống nhà trường để đảm bảo sự vận hành tối ưu xã hội –kinh tế và tổ chức sư phạm của quá trình dạy học và giáo dục thế hệ đang lớnlên”[41]
- Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lí trường học là thực hiện đườnglối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trườngvận hành theo nguyên lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạođối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh”[29]
Trang 11- Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lí nhà trường, quản lí giáo dục là tổchức hoạt động dạy học…Có tổ chức được hoạt động dạy học, thực hiện được cáctính chất của nhà trường phổ thông Việt Nam xã hội chủ nghĩa mới quản lí đượcgiáo dục, tức là cụ thể hóa đường lối giáo dục của Đảng và biến đường lối đó thànhhiện thực, đáp ứng yêu cầu của nhân dân, của đất nước”[15]
Như vậy, với những khái niệm phân tích trên, tôi lựa chọn quan niệm:
Quản lí giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch hợp qui luật của chủ thể quản lí, nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ
là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.
1.2.3 Giáo viên
1.2.3.1 Khái niệm
Theo Từ điển Tiếng Việt – NXB Khoa học xã hội – Hà Nội 1994, định nghĩa:Giáo viên (danh từ) là người dạy học ở bậc học phổ thông hoặc tương đương [40]
Điều 70 Luật giáo dục năm 2005, qui định đối với nhà giáo:
“Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ
sở giáo dục khác… Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổthông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên”[25]
1.2.3.2 Những tiêu chuẩn đối với nhà giáo:
* Phẩm chất chính trị và đạo đức
- Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ
- Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp
- Lý lịch bản thân rõ ràng [25]
+ Yêu cầu về mặt phẩm chất và năng lực của người giáo viên.
Nghị quyết TW2 khoá VIII đã chỉ rõ:“Giáo viên phải có đủ đức, đủtài”,“Phải nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ giáo viên”[8]
Theo Chuẩn nghề nghiệp Giáo viên Trung học do Bộ GD&ĐT ban hành thìphẩm chất và năng lực của người giáo viên được thể hiện ở các mặt sau:
Trang 12* Phẩm chất
- Phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu CNXH Chấp hành đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tham gia các hoạt động chínhtrị xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân
- Đạo đức nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học Chấp hành Luật
Giáo dục, điều lệ, qui chế, qui định của ngành Có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thầntrách nhiệm, Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo Sống trung thực, lànhmạnh, là tấm gương tốt cho học sinh
- Ứng xử với học sinh: Thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng với học
sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt
- Ứng xử với đồng nghiệp: Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, xây
dựng tập thể sư phạm tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục
- Lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc
dân tộc và môi trường giáo dục, có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học
* Năng lực.
- Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục:
Tìm hiểu đối tượng giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lý thông tinthường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu đượcvào dạy học, giáo dục
Tìm hiểu môi trường giáo dục: Có phương pháp thu thập và xử lý thông tin vềđiều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá – xã hộicủa địa phương
- Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục:
Xây dựng kế hoạch dạy học: Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướngtích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy họcphù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợphoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức củahọc sinh
Trang 13Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục khác: Kế hoạch các hoạt động giáodục khác (công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, công tácĐội, các công tác khác khi được phân công) được xây dựng đảm bảo tính khả thi,sát hoàn cảnh và điều kiện, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác.
- Năng lực thực hiện kế hoạch dạy học:
Đảm bảo kiến thức môn học: Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dungdạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lí các kiến thức liên môn theo yêucầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn
Đảm bảo chương trình môn học: Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiếnthức, kĩ năng và thái độ quy định trong chương trình môn học
Vận dụng các phương pháp dạy học: Vận dụng các phương pháp dạy học theohướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực
Quản lí hồ sơ dạy học: Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học
- Năng lực thực hiện kế hoạch giáo dục:
Giáo dục qua môn học: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái
độ thông qua môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt độngchính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng
Giáo dục qua các hoạt động giáo dục khác: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục quacác hoạt động giáo dục khác như: chủ nghiệm lớp, công tác Đoàn, Đội, hoạt độngngoài giờ lên lớp theo kế hoạch đã xây dựng
Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng: Thực hiện nhiệm vụ giáo dục quacác hoạt động trong công đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội… theo kếhoạch đã xây dựng
Trang 14Vận dụng các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục: Vận dụng các nguyêntắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụthể, phù hợp đối tượng, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
- Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện đạo đức:
Đánh giá kết quả học tập: Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập bảo đảm yêu cầucông khai, công bằng, khách quan, chính xác, toàn diện và phát triển năng lực tựđánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh dạy và học Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức: Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức mộtcách khách quan, công bằng, chính xác và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươnlên của học sinh
- Năng lực hoạt động chính trị xã hội:
Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng: Phối hợp với gia đình học sinh vàcộng đồng trong hỗ trợ và giám sát việc học tập, rèn luyện và hướng nghiệp của họcsinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường Tham gia hoạt động chính trị xã hội: Tham gia hoạt động chính trị xã hộitrong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xãhội học tập
- Năng lực phát triển nghề nghiệp:
Tự đánh giá, tự học hỏi và tự rèn luyện: Tự đánh giá, tự học hỏi và tự rèn luyện
về phẩm chất chính trị, đạo đức và chuyên môn, nghiệp vụ nhằm nâng cao chấtlượng, hiệu quả dạy học và giáo dục
Phát hiện và giải quyết vấn đề: Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trongthực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới
1.2.3.3 Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo
* Nhiệm vụ của nhà giáo (Điều 72, Luật giáo dục 2005)[25]
- Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lí giáo dục, thực hiện đầy đủ và
có chất lượng chương trình giáo dục;
- Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các qui định của pháp luật vàđiều lệ nhà trường;
Trang 15- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách củangười học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đángcủa người học;
- Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độchính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốtcho người học;
- Các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật
* Quyền của nhà giáo (Điều 73, Luật giáo dục 2005) [25].
- Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo;
- Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại các trường, cơ sởgiáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm thực hiện đầy
đủ nhiệm vụ nơi mình công tác;
- Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự;
- Được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo qui định của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo qui định của Bộ luật lao động
* Các hành vi nhà giáo không được làm (Điều 75, Luật Giáo dục 2005) [25].
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của người học;
- Gian lận trong tuyển sinh, thi cử, cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rènluyện của người học;
- Xuyên tạc nội dung giáo dục;
- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền
1.2.4 Giáo viên THPT:
1.2.4.1.Vai trò của người giáo viên THPT
- Vai trò người thiết kế
Người giáo viên nói chung và giáo viên THPT nói riêng là những người thiết
kế chương trình hình thành và phát triển nhân cách cho học sinh Căn cứ vào mụcđích, nội dung giáo dục và logic của quá trình sư phạm; trên cơ sở đặc điểm tâmsinh lý của học sinh; dựa trên các khả năng và điều kiện cho phép, người giáo viên
Trang 16phân tích mục tiêu giáo dục để thiết kế quá trình hình thành và phát triển nhân cáchcho học sinh Người giáo viên thiết kế để hướng dẫn cho học sinh tích cực tự thiết
kế và tự giác thi công Giáo viên chọn lựa nội dung giáo dục, xây dựng qui trìnhhoạt động, sử dụng phối hợp các phương pháp giảng dạy, giáo dục, thiết kế hoạtđộng chung của tập thể, đồng thời chú ý đến những trường hợp cá biệt của học sinh
- Vai trò người tổ chức
Giáo viên là người chỉ đạo lớp học, tổ chức các hoạt động và giao lưu chohọc sinh trong quá trình giáo dục – dạy học, làm cho mỗi học sinh phát huy đầy đủnăng lực và trách nhiệm, phát huy tính sáng tạo trong các hoạt động của mình, đồngthời giáo viên còn là người hướng dẫn quá trình tự giáo dục của học sinh Giáo dụchọc sinh là tổ chức các mối quan hệ nhiều mặt của họ với người khác và xã hội, vớithế giới xung quanh; là tổ chức các dạng hoạt động và giao lưu giữa các học sinhvới nhau và giữa học sinh với những người khác
- Vai trò người lãnh đạo, chỉ huy, động viên, cổ vũ
Ngoài vai trò là người thiết kế, tổ chức, người giáo viên còn là người lãnhđạo, chỉ huy, điều khiển, điều chỉnh, khích lệ quá trình học tập và rèn luyện của họcsinh Giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, uốn nắn, điều chỉnh, động viên, nhắc nhở họcsinh chủ động hình thành và phát triển nhân cách
- Vai trò người đánh giá
Trên cơ sở những thông tin thu nhận được về quá trình học tập và rèn luyệncủa học sinh, giáo viên thẩm định, đánh giá học lực và hạnh kiểm của học sinh.Giáo viên là người trọng tài cho quá trình học tập và rèn luyện của tập thể học sinh.Người giáo viên phải có đầy đủ năng lực, trách nhiệm để chỉ ra cái hay, cái độc đáo,đánh giá đúng những giá trị thật sự năng lực và phẩm chất nhân cách của học sinh
để từ đó tiếp tục hoàn thiện quá trình giáo dục
1.2.4.2.Nhiệm vụ của giáo viên THPT
* Nhiệm vụ của giáo viên (Điều 31, Điều lệ trường trung học cơ sở, trườngtrung học phổ thông và trường trung học phổ thông có nhiều cấp học – Năm 2007)[14]
Trang 17* Giáo viên bộ môn có những nhiệm vụ sau đây:
- Dạy học và giáo dục theo chương trình, kế hoạch giáo dục; soạn bài, dạythực hành thí nghiệm; kiểm tra, đánh giá theo đúng qui định; vào sổ điểm, ghi học
bạ đầy đủ; lên lớp đúng giờ; quản lí học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhàtrường tổ chức; tham gia các hoạt động của tổ chuyên môn;
- Tham gia công tác phổ cập giáo dục ở địa phương;
- Rèn luyện đạo đức, học tập văn hoá, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đểnâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục;
- Thực hiện Điều lệ nhà trường; thực hiện quyết định của Hiệu trưởng, chịu
sự kiểm tra của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục;
- Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo, gương mẫu trước họcsinh, thương yêu, tôn trọng học sinh, đối xử công bằng với học sinh, bảo vệ cácquyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp;
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên khác, gia đình học sinh, ĐoànTNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh trong dạy học và giáo dục học sinh;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo qui định của pháp luật
* Giáo viên chủ nhiệm, ngoài các nhiệm vụ qui định tại khoản 1 của Điềunày, còn có những nhiệm vụ sau đây:
- Tìm hiểu, và nắm vững học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổchức giáo dục sát đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của cả lớp;
- Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, chủ động phối hợp với các giáo viên
bộ môn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Đội TNTP Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội cóliên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh của lớp mình chủ nhiệm;
- Nhận xét, đánh giá và xếp loại học sinh cuối học kỳ và cuối năm học; đềnghị khen thưởng và kỷ luật học sinh, đề nghị danh sách học sinh được lên lớpthẳng, phải kiểm tra lại, phải rèn luyện thêm về hạnh kiểm trong kỳ nghỉ hè, phải ởlại lớp; hoàn chỉnh việc ghi vào sổ điểm, học bạ của học sinh
- Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất về tình hình của lớp với Hiệu trưởng
* Giáo viên thỉnh giảng cũng phải thực hiện các nhiệm vụ quy định như đã nêu ở trên
Trang 181.2.5 Tiêu chuẩn, quyền và nhiệm vụ của giáo viên THPT ngoài công lập:
Giáo viên trường THPT ngoài công lập phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chấtđạo đức, trình độ chuyên môn và sức khoẻ theo quy định của Luật giáo dục và Điều
lệ trường phổ thông, còn có những nhiệm vụ và quyền như sau:
Thực hiện đầy đủ nhiệm vụ theo hợp đồng lao động đã ký với nhà trường; cónhiệm vụ và quyền theo quy định của Luật giáo dục và Điều lệ trường phổ thông Được hưởng chế độ tiền công, tiền lương, tiền thưởng do nhà trường chi trả theohợp đồng lao động, được đóng bảo hiển xã hội, bảo hiểm y tế và có quyền tham giacác tổ chức xã hội và đoàn thể theo đúng quy định của pháp luật
Giáo viên được khen thưởng khi có thành tích theo quy định của các cấp quản
lý giáo dục, nếu có đủ các tiêu chuẩn theo quy định thì được xét phong tặng cácdanh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân và kỷ niệm chương vì sự nghiệp giáodục”[31]
1.2.6 Đội ngũ giáo viên THPT:
1.2.6.1 Đội ngũ
Theo từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng (1997): “Đội ngũ là tập hợp gồmmột số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tập hợp thành một lựclượng”[38]
Khái niệm đội ngũ tuy có nhiều cách hiểu khác nhau, nhưng đều có một điểmchung, đó là: một nhóm người được tổ chức và tập hợp thành một lực lượng, đểthực hiện một hay nhiều chức năng, có thể cùng hay không cùng nghề nghiệp,nhưng đều cùng một mục đích nhất định
Ta có thể hiểu: Đội ngũ là một tập thể gồm số đông người, có cùng lý tưởng,cùng mục đích, làm việc theo sự chỉ huy, thống nhất, có kế hoạch, gắn bó với nhau
về quyền lợi vật chất cũng như tinh thần
1.2.6.2 Đội ngũ giáo viên THPT
Có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước đã nêu lên quan niệm về đội ngũgiáo viên
Trang 19Các tác giả ngoài nước cho rằng: “Đội ngũ giáo viên là những chuyên gia tronglĩnh vực giáo dục, họ nắm vững tri thức và hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào
và có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực và tài năng của họ đối với giáo dục”[13]
Đối với các tác giả trong nước, vấn đề được quan niệm như sau: “Đội ngũgiáo viên trong ngành giáo dục là một tập thể người, bao gồm cán bộ quản lí, giáoviên và nhân viên, nếu chỉ đề cập đến đặc điểm của ngành thì đội ngũ đó chủ yếu làđội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lí theo giáo dục”[13]
Như vậy, từ những quan điểm nêu trên của các tác giả trong và ngoài nước,
ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên như sau:
Đội ngũ giáo viên là tập hợp những người làm nghề dạy học – giáo dục,được tổ chức thành một lực lượng (có tổ chức) cùng chung một nhiệm vụ là thựchiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra cho tập thể đó, tổ chức đó Họ làm việc có kếhoạch và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổqui định của pháp luật, thể chế xã hội
Từ những quan niệm chung về đội ngũ giáo viên, chúng ta có thể hiểu đội ngũ
giáo viên THPT là: Những người làm công tác giảng dạy – giáo dục trong nhà trường THPT có cùng một nhiệm vụ giáo dục, rèn luyện và giúp các em học sinh hình thành
và phát triển toàn diện nhân cách để các em tiếp tục bậc học cao hơn hoặc chọn đúng hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn cảnh của bản thân.
1.2.7 Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên:
1.2.7.1 Biện pháp
Từ điển tiếng Việt thông dụng (1998), Nhà xuất bản giáo dục – Hà Nội, địnhnghĩa biện pháp như sau: “Biện pháp (danh từ): cách làm, cách giải quyết một vấn
đề cụ thể như: biện pháp hành chính, biện pháp kĩ thuật, biện pháp kinh tế ”[ 39]
Muốn xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài cônglập Thị xã Phú Thọ một cách toàn diện cũng cần có một hệ thống các cách thức hoạtđộng thực tiễn, có các cách sử dụng trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên haynói cách khác đó là hệ thống các biện pháp
Trang 201.2.7.2 Phát triển:
Theo từ điển Tiếng Việt: “Phát triển (động từ) là biến đổi hoặc làm cho biếnđổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp”[39] Theoquan niệm này thì tất cả các sự vật, hiện tượng, con người và xã hội tự thân biến đổihoặc bên ngoài làm cho biến đổi tăng lên cả về số lượng hoặc chất lượng thì đóchính là sự phát triển
Như vậy “phát triển” là một khái niệm rất rộng Nói đến phát triển là người tanghĩ ngay đến sự đi lên của sự vật, hiện tượng, con người trong xã hội Sự đi lên đó thểhiện ở việc tăng lên về số lượng và chất lượng, thay đổi về nội dung và hình thức
Theo David C Korten: khi xét ở khía cạnh xã hội “Phát triển là một tiến trìnhqua đó các thành viên của xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định chếcủa mình để huy động và quản lí các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững …nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ”[21]
Theo quan điểm này thì phát triển là sự tăng trưởng, hoàn thiện khả năng,tạo ra sự phù hợp của bản thân bằng cách sử dụng mọi nguồn lực có thể được.Tiến trình đó không phải của riêng ai mà của các thành viên một tổ chức, một xãhội Khái niệm này phù hợp với quan điểm phát triển đội ngũ giáo viên, phát triểngiáo dục
Làm cho sự vật, hiện tượng biến đổi lại thuộc khái niệm “phát triển” Do vậykhái niệm “ xây dựng phát triển” tự bản thân nó đã bao hàm nhau, không tách rờinhau, có mối quan hệ biện chứng với nhau Thực tiễn chứng minh rằng, trong xâydựng có phát triển, trong phát triển có xây dựng
Như vậy, mọi sự vật, hiện tượng, con người, xã hội hoặc là biến đổi để tăng tiến số lượng, thay đổi chất lượng hoặc dưới tác động của bên ngoài làm cho biến đổi tăng lên đều được coi là phát triển.
1.2.7.3 Phát triển đội ngũ giáo viên:
Phát triển đội ngũ giáo viên trong giáo dục chính là phát triển một tổ chứcnhững người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có phẩm chấtđạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên môn vững vàng, có ý chí kiên định
Trang 21trong công cuộc xây dựng xây dựng và bảo vệ tổ quốc Biết gìn giữ và phát huy cácgiá trị văn hóa dân tộc đồng thời có khả năng tiếp thu nền văn hóa tiến bộ của nhânloại, phục vụ tốt yêu cầu của ngành giáo dục và của các nhà trường
1.2.7.4 Biện phát triển đội ngũ giáo viên THPT.
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên thực chất là việc thực hiện các chứcnăng quản lí như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm xây dựng đội ngũgiáo viên ổn định có đủ về số lượng; mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu, cótính kế thừa góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
* Về số lượng đội ngũ giáo viên.
Số lượng đội ngũ giáo viên trường THPT được xác định bởi số lớp học vàđịnh mức biên chế giáo viên theo thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006, định mức biên chế đối với cấp THPT là không quá 2,25 giáoviên/lớp, số lượng lớp trong trường được tính theo số học sinh/lớp (mỗi lớp khôngquá 45 học sinh)[12] Căn cứ vào kế hoạch phát triển số lớp học, chúng ta dễ dàngxác định được số lượng giáo viên cần có cho một trường theo định mức sau:
Số giáo viên cần có = Số lớp x 2,25 giáo viên/lớp
Trường phổ thông tư thục phải bảo đảm từ năm học đầu tiên tỉ lệ giáo viên cơhữu so với tổng số giáo viên theo quy định đối với trường phổ thông công lập ở cấphọc tương ứng như sau: cấp tiểu học 100%; cấp trung học cơ sở và trung học phổthông có ít nhất 40%[31]
Số giáo viên và nhân viên của trường phổ thông tư thục phải bảo đảm khôngthấp hơn quy định của Nhà nước về định mức giáo viên đối với từng cấp học vềgiáo viên, nhân viên [31]
Từ việc xác định số giáo viên hiện có và số giáo viên sẽ thôi hợp đồng, nghỉ
ốm, thai sản, bỏ việc, chuyển đi hoặc chuyển đến để lập kế hoạch bổ sung giáo viên.Trong thực tế, có nhiều biến động, liên quan chi phối đến việc tính toán số lượnggiáo viên như việc bố trí, sắp xếp lại đội ngũ, tình trạng bố trí số học sinh/lớp cũngnhư định mức lao động của giáo viên, chương trình môn học… đều có ảnh hưởngđến số lượng đội ngũ giáo viên
Trang 22Khi xem xét số lượng giáo viên, cần chú ý đến một yếu tố đó là: giáo viêntrong trường thường chấp nhận một định mức cao hơn qui định để tăng thu nhậpnâng cao đời sống, vì vậy sẽ làm sai lệch chuẩn tính toán lý thuyết Do đó, hiệutrưởng cần phải luôn rà soát số lượng giáo viên đã đủ theo yêu cầu của qui mô đàotạo hay chưa Nếu thiếu, tìm sự bổ sung; nếu thừa, phải tạo thêm việc làm, cân đốilao động để tránh lãng phí và nảy sinh các vấn đề liên quan.
* Về chất lượng đội ngũ giáo viên
Chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường bao gồm nhiều yếu tố cấuthành, tựu chung lại chất lượng giáo viên hiện nay thể hiện ở ba khía cạnh như sau:
- Chuẩn về trình độ chuyên môn: đạt chuẩn hay vượt chuẩn, đào tạo chínhqui hay không chính qui…
- Chuẩn về trình độ nghiệp vụ sư phạm: được thể hiện ở hiệu quả hoạt độngdạy học và giáo dục học sinh, khả năng thích ứng với thay đổi trong thực tiễn, khảnăng giao tiếp, xử lí tình huống sư phạm…
- Chuẩn về đạo đức tư cách người giáo viên: được thể hiện ở đạo đức, tưtưởng tốt, có nhân cách xã hội chủ nghĩa, có tâm hồn cao thượng, yêu nghề, mếntrẻ, có lý tưởng nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa, trung thực,giản dị Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói về đạo đức người cán bộ đó là phải:
“Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư”
* Về cơ cấu đội ngũ giáo viên
Cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT được xem xét trên các yếu tố sau:
- Cơ cấu về giảng dạy theo bộ môn: Là tổng thể về tỉ lệ giáo viên của cácmôn học hiện có, sự thừa thiếu giáo viên ở mỗi môn học Tỉ lệ này phải phù hợp vớiđịnh mức qui định thì nhà trường mới có được cơ cấu chuyên môn hợp lí là điềukiện cần và đủ để nâng cao chất lượng giáo dục
- Cơ cấu về trình độ nghiệp vụ sư phạm: Là sự phân chia giáo viên theo tỉ lệcủa trình độ đào tạo như đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và trình độ tương đương ở cácchuyên ngành không phải sư phạm Việc xác định một cơ cấu trình độ hợp lí cũng
là một biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, số giáo viên chưa đạt
Trang 23chuẩn cần phải chuẩn hóa, nhưng để có tỉ lệ vượt chuẩn cần xem xét thực trạng củanhà trường để vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế, vừa nâng cao chất lượng đội ngũ.Trong khi ngân sách còn hạn chế như hiện nay thì một đội ngũ có phẩm chất tốt và
đủ năng lực đáp ứng việc giảng dạy và giáo dục có lẽ tốt hơn một đội ngũ trênchuẩn mà không phát huy được hết khả năng của họ trong công việc
- Cơ cấu về tuổi đời: Việc phân tích đội ngũ giáo viên theo độ tuổi nhằm xácđịnh cơ cấu đội ngũ theo từng nhóm tuổi, là cơ sở để phân tích thực trạng, chiềuhướng của tổ chức và khoảng cách chuyên môn để từ đó có cơ sở khoa học cho việcxây dựng kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng…
- Cơ cấu về giới tính: Xem xét cơ cấu giới tính của đội ngũ giáo viên để có
kế hoạch phân công sử dụng, đào tạo bồi dưỡng, thời gian học tập của từng cá nhân,thời gian nghỉ dạy do sinh đẻ, con ốm, sức khỏe yếu … tất cả các yếu tố đó đều cótác động đến chất lượng đội ngũ giáo viên và là yếu tố quan trọng liên quan đếnchất lượng giáo dục và đào tạo
Tóm lại, biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên không chỉ đơn thuần là duytrì đội ngũ giáo viên, là những giải pháp tình thế mà phải được thực hiện trong một
kế hoạch tổng thể có tính chiến lược lâu dài, vừa mang tính ổn định vừa phát triểndựa trên những cái đã có làm cho đội ngũ ngày càng mạnh lên về số lượng, nângcao chất lượng và cơ cấu hợp lí theo sự phát triển của nhà trường và của xã hội
Chất lượng
Cơ cấu Số lượng
Hình 1.3 Nội dung biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT
Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THPT
Trang 241.2.8 Trường THPT ngoài công lập:
1.2.8.1 Vị trí:
Trường phổ thông tư thục là cơ sở giáo dục phổ thông thuộc hệ thống giáo dụcquốc dân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cánhân tự đảm bảo kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hoạt động bằng vốnngoài ngân sách Nhà nước; được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thànhlập và hoạt động giáo dục
Trường phổ thông tư thục có tư cách pháp nhân, có con dấu và được mở tàikhoản tại Kho bạc Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại [37]
1.2.8.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của trường THPT ngoài công lập:
Trường phổ thông tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập theoquy định tại Điều lệ trường tiểu học; Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trunghọc phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Quy chế về tổ chức và hoạtđộng của trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp tương ứng đối với mỗi cấphọc (sau đây gọi tắt là Điều lệ trường phổ thông) trong việc thực hiện mục tiêu,nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đếngiảng dạy, học tập, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng chứng chỉ vàcác quy định…
Trường phổ thông tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về thực hiện quyhoạch, kế hoạch phát triển, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triểnđội ngũ giáo viên, huy động, sử dụng và quản lý các nguồn lực để thực hiện mụctiêu giáo dục phổ thông
Trường phổ thông tư thục thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quyđịnh của pháp luật [37]
1.2.9 Hiệu trưởng trường THPT :
1.2.9.1 Vị trí, vai trò người hiệu trưởng trường THPT:
Hiệu trưởng trường THPT có vị trí, vai trò rất lớn trước xã hội Bởi vì, Hiệutrưởng vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà hoạt động xã hội, vừa là người quản lí (nhận trách
Trang 25nhiệm với cấp trên) cũng đồng thời là người lãnh đạo (điều hành giáo viên, học sinh vàcán bộ công nhân viên của nhà trường) thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh theochương trình, kế hoạch của Bộ GD&ĐT, là người chịu trách nhiệm trước cấp trên, trướcphụ huynh học sinh và cộng đồng xã hội về việc đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo
“nhân cách - sức lao động” cho xã hội, làm tăng nguồn vốn con người, vốn tổ chức vàvốn xã hội, nơi tạo ra con người mới, tri thức mới Để hoàn thành được công việc tinh tếphức tạp này, người Hiệu trưởng phải cần có trình độ chính trị, có lối sống theo cácchuẩn mực xã hội, là người giỏi chuyên môn và phải có nghệ thuật - khoa học trong quảnlí; thường xuyên phát triển kĩ năng xây dựng phong cách tốt; tầm nhìn sâu sắc và có kiếnthức về tâm lý - xã hội, khi đó người Hiệu trưởng mới giám sát, đôn đốc các công việc
và liên kết được các lực lượng trong nhà trường để cùng họ hoàn thành mục tiêu đề ra
1.2.9.2 Chức năng và trách nhiệm của Hiệu trưởng trường THPT trong công tác quản lí phát triển đội ngũ giáo viên
Ngoài trách nhiệm, quyền hạn của người Hiệu trưởng nhà trường đã đượcLuật Giáo dục (2005) qui định tại Điều 54, Điều 58 và Điều lệ trường Trung học cơ
sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông nhiều cấp học được ban hành theoQuyết định số 07/2007/QĐ–BGD&ĐT ngày 02/4/2007 tại khoản 1 Điều 19 Chứcnăng và trách nhiệm chủ yếu của Hiệu trưởng trong quản lí phát triển đội ngũ giáoviên gồm những nội dung cơ bản sau:
1.2.9.2.1 Chức năng của Hiệu trưởng
- Lập kế hoạch sử dụng và phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về sốlượng, mạnh về chất lượng và đồng bộ về cơ cấu phù hợp với tình hình thực tế củanhà trường, địa phương
- Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng việcnâng cao chất lượng giáo dục
- Quản lí duy trì và khuyến khích đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện hoànthành mục tiêu giáo dục của nhà trường
Trang 261.2.9.2.2 Trách nhiệm của Hiệu trưởng
- Thiết kế các mục tiêu về đội ngũ giáo viên trong một kế hoạch tổng thể củanhà trường; chỉ rõ sự đóng góp của công tác phát triển đội ngũ giáo viên đối vớimục tiêu của nhà trường; phân tích công việc, phân công lao động trong nhà trường
và đánh giá thực hiện nhiệm vụ được giao của giáo viên
- Thực hiện các biện pháp, chính sách lao động để nâng cao năng suất laođộng, thỏa mãn yêu cầu công việc đem lại hiệu quả cao; giúp tổ trưởng, trưởng cácđoàn thể, khối trưởng chủ nhiệm nhận thức được trách nhiệm của họ trong việcquản lí đội ngũ giáo viên của mình
- Cung cấp các công cụ và phương tiện, trang thiết bị dạy học cần thiết tạomôi trường làm việc thuận lợi phù hợp với sự phát triển của giáo viên
- Chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho công tác tuyển dụng, lựa chọn, sử dụng
và đề bạt, phát triển đội ngũ giáo viên; giúp giáo viên hiểu rõ các chính sách quản lí;nắm bắt kịp thời các qui định của Nhà nước có liên quan đến nhà trường, đến độingũ giáo viên
- Phối hợp với các đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, đoàn thanhniên…) để khuyến khích tính sáng tạo của giáo viên Quan tâm đến các lợi ích, nhucầu của cá nhân giáo viên, công tác bồi dưỡng và phát triển
1.3 Nội dung phát triển đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng trường THPT ngoài công lập:
Giáo viên trường THPT ngoài công lập là những người không phải là côngchức, viên chức nhà nước; được nhà trường tuyển dụng và áp dụng các chế độ làmviệc, thực hiện chính sách theo quy định của pháp luật lao động
1.3.1 Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập:
1.3.1.1 Quy hoạch:
Quy hoạch phát triển giáo dục là quy hoạch ngành và là một bộ phận của quyhoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung Trên cơ sở lý luận chung, thì quy hoạch
Trang 27phát triển Giáo dục – Đào tạo là một bản luận chứng khoa học dựa trên cơ sở đánhgiá phân tích thực trạng giáo dục hiện tại, dự đoán nắm bắt những cơ hội, tiên đoán
xu thế phát triển giáo dục của đất nước để xác định quan điểm, phương pháp, mụctiêu giáo dục của đơn vị từ đó đưa ra những giải pháp phát triển và phân bố hệthống Giáo dục – Đào tạo của các trường THPT ngoài công lập, chỉ rõ yêu cầu vềchất lượng Giáo dục – Đào tạo, phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý
1.3.1.2 Kế hoạch:
Là sự sắp đặt, hoạch định đường lối có hệ thống của những công việc dựđịnh làm Kế hoạch là chương trình dự định làm, là sự cụ thể hóa một việc hoặcnhằm mục tiêu trong phạm vi không gian, thời gian và nguồn lực nhất định Kếhoạch là sự tiên đoán những sự kiện cụ thể, chi tiết của tương lai bằng việc xác địnhcác mục tiêu cụ thể, chính xác; nêu rõ nhiệm vụ, con đường và phương tiện thựchiện Có sự cân đối giữa các mục tiêu và nguồn lực để đạt được kết quả, có thể đánhgiá và định hướng được với nguồn lực để sử dụng một cách tối ưu Ngoài việc sửdụng tối ưu các nguồn lực, kế hoạch phải đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hợp lý giữacác lực lượng tham gia thực hiện kế hoạch
1.3.2 Tuyển chọn đội ngũ giáo viên
Tuyển chọn là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm xem xét, đánh giá,lựa chọn, quyết định trong số những người được tuyển dụng ai là người đủ tiêuchuẩn làm việc trong nhà trường Tuyển chọn thực chất là sự lựa chọn người theotiêu chuẩn cụ thể rõ ràng do tổ chức đặt ra, để đạt được mục đích: đủ về số lượng,đồng bộ về cơ cấu, đáp ứng yêu cầu về chất lượng và tinh thần, thái độ với côngviệc được giao
Quá trình tuyển chọn phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Tuyển chọn phải xuất phát từ quy hoạch của nhà trường
- Tuyển chọn được những người có chuyên môn cần thiết cho công việc đểđạt hiệu quả công tác tốt
- Tuyển chọn được những người có phẩm chất tốt, yêu nghề, gắn bó với côngviệc và am hiểu đặc thù của nhà trường
Trang 28Nhà trường có thể tuyển chọn từ nhiều nguồn khác nhau:
- Nguồn nội bộ: là các giáo viên đang làm việc có thể nhận làm thêm giờ,kiêm nhiệm thêm công việc, đã chuyển biên chế tới các trường công lập…
- Nguồn bên ngoài: Các trường Sư phạm và các nguồn đào tạo khác, cáctrường THPT khác (thỉnh giảng), tự xin việc…
Tuyển chọn giáo viên có trình độ đào tạo đạt chuẩn để bổ sung vào đội ngũgiáo viên các trường THPT là một công việc quan trọng nhằm thúc đẩy quá trìnhphát triển đội ngũ giáo viên theo hướng đảm bảo cho tăng nhanh về số lượng với cơcấu hợp lí và có chất lượng đáp ứng theo yêu cầu Điều này còn giúp cho nhàtrường giảm được các chi phí phải tuyển chọn lại, đào tạo lại trong quá trình thựchiện công việc
1.3.3 Bồi dưỡng
Bồi dưỡng là các hoạt động làm tăng thêm trình độ hiện có về kiến thức, kỹnăng, thái độ nhằm giúp cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên thực hiện công việcđạt kết quả tốt hơn
Quan niệm trên cho thấy:
- Chủ thể bồi dưỡng là người lao động đã được đào tạo và đã có một trình độchuyên môn nhất định
- Bồi dưỡng thực chất là quá trình bổ sung kiến thức, kĩ năng để nâng caotrình độ trong một lĩnh vực hoạt động chuyên môn nhất định
- Bồi dưỡng giúp chủ thể bồi dưỡng có cơ hội củng cố, mở mang hoặc nângcao hệ thống tri thức, kĩ năng, kĩ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng caochất lượng hiệu quả công việc đang làm
Nội dung bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng,đạo đức lối sống
- Bồi dưỡng những kiến thức pháp luật, kiến thức về quản lí; về văn hóa,ngoại ngữ, tin học, sức khỏe, thể dục thể thao, văn nghệ
Trang 29- Bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: bồi dưỡng theo chu kỳ thường xuyên,bồi dưỡng chuẩn hóa, trên chuẩn, bồi dưỡng thay sách, bồi dưỡng chuyên đề nângcao, đổi mới phương pháp dạy học, những kiến thức tâm lí học, giáo dục học…
Hình thức bồi dưỡng:
- Bồi dưỡng thường xuyên: Là hình thức được áp dụng rộng rãi và phổ biếnnhất vì nó phù hợp với đặc điểm công việc của giáo viên và điều kiện các nhàtrường; nhất là việc bố trí thời gian để giáo viên tự bồi dưỡng, nghiên cứu các nộidung học tập và liên hệ thực tế vào bài học cụ thể Việc bồi dưỡng thường thôngqua các hội nghị khoa học, báo cáo chuyên đề, hội thảo, seminar, các đợt tập huấn,thao giảng, dự giờ, kèm cặp
- Bồi dưỡng định kỳ: Giúp giáo viên vượt qua sự lạc hậu về tri thức do khôngđược cập nhật tri thức thường xuyên
- Bồi dưỡng nâng cao: Là hình thức bồi dưỡng các giáo viên nòng cốt trongnhà trường để làm hạt nhân cho sự phát triển của đơn vị cũng như tạo nguồn cán bộquản lí trong tương lai
1.3.5 Kiểm tra, đánh giá
1.3.5.1.Kiểm tra
Kiểm tra là một khâu quan trọng trong quản lí nói chung và quản lí phát triểnđội ngũ giáo viên nói riêng nhằm kiểm tra khả năng, năng lực chuyên môn của đội
Trang 30ngũ giáo viên, là dịp để họ thể hiện những khả năng, phẩm chất và rèn luyện kĩnăng Kết quả kiểm tra không chỉ để phục vụ cho việc đánh giá xếp loại giáo viên
mà còn là một kênh thông tin quan trọng để hiệu trưởng nắm bắt thực tế kết quả làmviệc của đội ngũ giáo viên, từ đó có những điều chỉnh, uốn nắn kịp thời về nội dung,phương pháp giảng dạy
1.3.5.2 Đánh giá
Đánh giá là việc dùng các phương pháp thu thập thông tin, phân tích, đánhgiá kết quả công việc theo các mục tiêu đã xác định của tập thể hay cá nhân trongnhà trường Việc đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng nó giúp nhà quản lí một số nộidung sau:
- Có được thông tin một cách tương đối đầy đủ và khách quan về thực trạngtình hình hoạt động của nhà trường mà trọng tâm là đội ngũ giáo viên
- Giúp giáo viên điều chỉnh, sửa chữa các thiếu sót trong quá trình làm việc,đồng thời kích thích động viên, tạo động lực làm việc cho họ
- Đánh giá năng lực thực hiện công việc sẽ giúp nhà trường có cơ sở cho cácvấn đề về nhân sự như: bồi dưỡng, khen thưởng, đề bạt, thuyên chuyển, cải tiến cơcấu tổ chức…
- Thông qua đánh giá năng lực làm việc, hiệu trưởng có thể điều chỉnh việcphân công giáo viên cho phù hợp với công việc giúp họ phát triển toàn diện Tăngcường quan hệ tốt đẹp giữa cấp trên và cấp dưới
- Đánh giá của giáo viên với giáo viên
- Cá nhân mỗi cán bộ, giáo viên tự đánh giá
Trang 31* Nội dung đánh giá bao gồm: Phẩm chất đạo đức; hoạt động giảng dạy; thựchiện qui chế chuyên môn; bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các công tác khác(công tác chủ nhiệm, công tác xã hội, đoàn thể ).
Như vậy, việc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên là rất quan trọng
và cần thiết, nếu đánh giá được tiến hành nghiêm túc, đúng đắn sẽ có tác động tíchcực, mạnh mẽ tới tinh thần, thái độ và trách nhiệm của giáo viên giúp họ làm việchiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Tóm lại, phát triển đội ngũ giáo viên là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố đảm bảocho sự phát triển của nhà trường thông qua việc tuyển chọn, bồi dưỡng nâng caotrình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và thái độ nghề nghiệp, phân công sửdụng; kiểm tra đánh giá; tạo môi trường làm việc Công việc này không chỉ đơnthuần là duy trì kế hoạch mà phải có định hướng lâu dài trong tương lai và quá trình
đó phải được liên tục phát triển
Trang 32Tiểu kết chương 1
Để nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu xã hội phải thật sự coiphát triển đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm trong mỗi nhà trường Do vậy,việc nghiên cứu tìm ra các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, cơcấu hợp lí, có trình độ chuyên môn cao, có tính ổn định lâu dài là vô cùng quantrọng, cấp thiết và mang tính tất yếu
Để làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề, tác giả đã nêu và phân tích các khái niệm
cơ bản có liên quan như: Quản lý, phát triển ; giáo viên; giáo viên THPT; đội ngũ giáo viên,Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên; nội dung biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên; vị trí, vai trò, chức năng và trách nhiệm của Hiệu trưởng trường THPT trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên…
Tuy nhiên, để có cơ sở thực tiễn đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu phần thực trạngbiện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị xã PhúThọ trong chương 2
Trang 33Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT NGOÀI CÔNG LẬP
THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ
2.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, giáo dục Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ.
2.1.1 Điều kiện tự nhiên:
Thị xã Phú Thọ được thành lập năm 1903, thuộc vùng trung du Bắc Bộ, giáp giớigiữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi Cách thành phố Việt Trì 35 km, cáchthủ đô Hà Nội 100 km về phía Tây Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là 64,5 km2, dân
số 77.000 người, chủ yếu là người Kinh, mật độ dân số 1.081 người/ km2 Thị xãđược chia thành 10 đơn vị hành chính (6 xã, 4 phường) và đã được công nhận là đôthị loại ba vào năm 2010 Là địa phương có ưu thế để phát triển các ngành nôngnghiệp, công nghiệp, dịch vụ và là trung tâm về văn hoá, giáo dục của tỉnh Phú Thọ
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội:
Được sự chỉ đạo trực tiếp, kịp thời của Tỉnh ủy, UBND các cấp và sự hỗ trợcủa các sở, ban ngành, đoàn thể của tỉnh cùng sự nỗ lực của các tầng lớp nhân dântrong Thị xã đã tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế,chính trị, xã hội và giáo dục Hệ thống giao thông thuận lợi cho việc giao lưu vàphát triển kinh tế với các huyện trong tỉnh cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc vàthủ đô Hà nội và các tỉnh Đồng bằng sông Hồng; lực lượng lao động dồi dào Tốc
độ tăng giá trị sản xuất bình quân 24,73%/năm, ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp vàthủy sản chiếm tỉ trọng 8,3%, Công nghiệp xây dựng chiếm tỷ trọng 48,5%, ngànhdịch vụ chiếm tỷ trọng 43,2%, công tác xóa đói giảm nghèo có chuyển biến tíchcực, đến nay Thị xã đã cơ bản xoá hết hộ đói, số hộ nghèo chỉ còn 4,92%, 100%trạm y tế có bác sỹ tại chỗ và đạt chuẩn quốc gia về y tế Mặc dù sự phát triển kinh
tế - xã hội ngày càng chuyển biến tích cực nhưng so với tiềm năng của Thị xã vẫn
Trang 34chưa tương xứng, chưa đồng đều và vững chắc Do vậy, đã ảnh hưởng phần nào đến
sự phát triển chung của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo của Thị xã
2.2 Sự phát triển của Giáo dục và Đào tạo Thị xã Phú Thọ
2.2.1 Khái quát về sự nghiệp giáo dục của Thị xã Phú Thọ.
Hệ thống giáo dục của Thị xã Phú Thọ phát triển khá hoàn thiện từ bậc tiểuhọc đến đại học Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Thị xã trong thời gian qua đãthu được nhiều thành tựu quan trọng, số lượng trường lớp và học sinh tăng đáng kể,chất lượng giáo dục ở các cấp học cũng như năng lực quản lí, trình độ chuyên môn
và nghiệp vụ sư phạm của giáo viên được nâng cao Toàn Thị xã có 39 trường(trong đó Đại học 1, Cao đẳng 2, TCCN 1, Dạy nghề 1, THPT 4, Trung tâm giáodục thường xuyên 1, Trung tâm KTTH – HN 1, Trường Bồi dưỡng nhà giáo và cán
bộ quản lý giáo dục 1, Trường THCS 9, Trường TH 11) tỉ lệ phòng học được tầnghóa chiếm 100%, 100% trường học có đảng viên và có 39/39 trường học có Chiđảng bộ Toàn Thị xã có 406 giáo viên giỏi và 1045 học sinh giỏi các cấp, số họcsinh được công nhận tốt nghiệp THCS đạt 100 %, tỉ lệ đậu tốt nghiệp THPT 98,0 %,Thị xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục bậc THCS và đã có 7/10 xã (phường) đạtchuẩn phổ cập bậc THPT, có 23 trường đạt chuẩn quốc gia (mầm non 6/11, tiểu học11/11, THCS 5/9, THPT 1/4), huy động 100% trẻ em vào lớp 1
2.2.2 Giáo dục THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ.
Giáo dục THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ trong những năm qua luônđược sự quan tâm và lãnh đạo chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền và các ban ngànhcủa sở và địa phương Đặc biệt là sau khi có Nghị quyết số 40/2000/QH10 củaQuốc hội về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và chỉ thị số 40-CT/TW ngày15/6/2004, của Ban Bí thư về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
và cán bộ quản lí giáo dục Thị xã Phú Thọ hiện có 4 trường THPT (Có 2 trườngTHPT ngoài công lập), các trường ngoài công lập được chuyển đổi từ mô hình Dânlập và Bán công sang Tư thục từ năm học 2008 – 2009 (Trường THPT Thị xã đượcchuyển đổi từ trường THPT Dân lập Thị xã Phú Thọ, Trường THPT Trường Thịnh
Trang 35được chuyển đổi từ trường THPT Bán công Hùng vương) Số học sinh THPT ngoàicông lập năm học 2008 – 2009, là 949 em, với 39 giáo viên, số giáo viên đạt chuẩn
là 38/39 chiếm tỉ lệ 97,4%, trên chuẩn 1/39 chiếm tỉ lệ 2,6 %: Số giáo viên thỉnhgiảng là 17, giáo viên là hợp đồng cơ hữu 20/39 chiếm tỷ lệ 51,3% Qua điều tra,khảo sát thực tế tại từng trường từ khi thành lập đến nay và đặc biệt là từ sau khichuyển đổi mô hình số lớp học tăng hàng năm Đến nay, Khối THPT Ngoài cônglập có 29 lớp với 1433 học sinh, tỉ lệ học sinh lên lớp sau thi lại là 98%, tỉ lệ tốtnghiệp THPT là 98,9%, học sinh đậu vào các trường Đại học là 30%; trang thiết bị -thí nghiệm dạy học, cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng tăng, công tác tập huấn,bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên được thực hiện thường xuyên từ đó chất lượng độingũ giáo viên được nâng lên đáp ứng một phần đối với việc nâng cao chất lượnggiáo dục của các nhà trường
2.2.2.1 Qui mô trường lớp khối THPT ngoài công lập:
Thị xã Phú Thọ có 2 trường THPT ngoài công lập (Trường THPT Thị xã PhúThọ có diện tích 8.000m2 được xây dựng kiên cố, có tường rào, khuôn viên xanh vàsạch, Trường THPT Trường Thịnh hiện nay đang học nhờ tại trường THPT Hùngvương, Khuân viên mới của trường THPT Trường Thịnh với diện tích khoảng10.000m2 đang được đầu tư xây mới và từ năm học 2011 – 2012 trường sẽ chuyển
về cơ sở mới) Các trường được bố trí tương đối phù hợp với sự phân bố dân cư,đảm bảo cự ly thuận lợi cho việc đi lại học tập của con em địa phương, nhất là khiđiều kiện kinh tế của các gia đình còn nhiều khó khăn phương tiện cá nhân còn hạnchế Các trường ngoài công lập đóng trên địa bàn Thị xã thu hút một phần nhỏ họcsinh của Thị xã, số còn lại là của huyện Thanh Ba, huyện Phù Ninh nên địa bàncách xa nhất khoảng trên 10km Trước nhu cầu lớn về học tập của nhân dân cáctrường Bán công và Dân lập được thành lập tạo điều kiện giúp cho con em nhân dântrong vùng có cơ hội tham gia học tập để nâng cao trình độ, kiến thức
2.2.2.2 Số lượng học sinh THPT ngoài công lập:
Trang 36Bảng 2.1 Qui mô phát triển số lượng học sinh các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ(từ năm học 2008-2009, 2009-2010, 2010-2011).
(Nguồn số liệu do điều tra tại các trường THPT ngoài công lập)
Qua số liệu trên, chúng ta dễ nhận thấy số lớp, số học sinh của các trườngTHPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ phát triển ổn định và có chiều hướng pháttriển so với năm học trước Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm 2010 – 2015, mụctiêu phấn đấu của Thị xã Phú Thọ là xây dựng một trường THPT ngoài công lập đạtchuẩn quốc gia Điều này đồng nghĩa với việc tỉ lệ giáo viên/lớp cũng sẽ tăng theotiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia Đây là vấn đề đang được các nhà trường quantâm, chú trọng trong việc tìm kiếm những biện pháp phát triển đội ngũ giáo viênphù hợp với tình hình phát triển của nhà trường và địa phương, thông qua công tácxây dựng kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng, sử dụng, kiểm tra đánh giá đội ngũ giáoviên… để vừa đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn, vừa đảmbảo việc nâng cao chất lượng giáo dục các nhà trường ngoài công lập trong giaiđoạn hiện nay
Bảng 2.2 Thống kê số học sinh bỏ học của các trường THPT ngoài công lập từ
Trang 372010 - 2011 34 4,1 9 1,5
(Nguồn số liệu do điều tra tại các trường THPT ngoài công lập)
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, tỉ lệ học sinh bỏ học tăng lên với tỉ lệtrung bình 2,6% ở các trường THPT ngoài công lập trong toàn Thị xã Năm học
2010 – 2011 có tỉ lệ học sinh bỏ học tới 3,0% Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tìnhtrạng này như đời sống của một bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn, giá cả không
ổn định, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế; chương trình và sách giáo khoa, hìnhthức kiểm tra, đánh giá mới cũng gây không ít khó khăn cho học sinh khi thay đổithói quen học tập, dẫn đến nhiều học sinh không đủ điều kiện lên lớp Bên cạnh đó,một số học sinh bị ảnh hưởng của mặt trái cơ chế thị trường, thích cuộc sống thựcdụng hơn là chú tâm vào học tập văn hóa để lập thân, lập nghiệp Đây là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết của các nhà trường trong việc tìm ra các biệnpháp để giảm thiểu học sinh bỏ học nhiều, chất lượng giáo dục thấp, tỉ lệ tốt nghiệpkhông cao…
2.2.2.3 Chất lượng học tập của học sinh THPT ngoài công lập.
Với sự quan tâm của các cấp, các ngành các trường THPT Thị xã Phú Thọ đãchủ động xây dựng kế hoạch năm học phù hợp với tình hình thực tế của từng nhàtrường, sớm chuẩn bị các điều kiện phục vụ triển khai nhiệm vụ năm học Do đó,cùng với nỗ lực cố gắng khắc phục khó khăn của đội ngũ giáo viên và tinh thần hiếuhọc của học sinh, trong những năm qua các trường đã đạt được nhiều kết quả đáng
tự hào Cụ thể kết quả xếp loại hai mặt của học sinh các trường THPT ngoài cônglập Thị xã Phú Thọ trong những năm học 2008 - 2009, 2009 – 2010 và 2010 - 2011như sau:
Bảng 2.3 Kết quả xếp loại học lực của học sinh các trường THPT Thị xã Phú Thọ
từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2010 - 2011.
Năm
học
TS học
Trang 38(Nguồn số liệu do điều tra tại các trường THPT ngoài công lập cung cấp)
Từ số liệu các bảng 2.3 và 2.4 cho thấy: Chất lượng giáo dục của các trườngTHPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ so với các trường THPT công lập trên địa bànThị xã Phú Thọ và tỉnh Phú Thọ là tương đối ổn định và có nhiều chuyển biến tíchcực, kết quả năm sau cao hơn năm trước Số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt, khá;xếp loại học lực giỏi, khá và học sinh giỏi toàn diện, tỉ lệ tốt nghiệp THPT tăng hơn,
số học sinh xếp loại học lực yếu và kém giảm từ 11,9% năm học 2008 - 2009 xuốngcòn 8,2% và không có loại kém năm học 2010 – 2011, số học giỏi cấp tỉnh và quốcgia không có, vẫn còn học sinh xếp loại yếu về hạnh kiểm (0,2%) Như vậy, mặc dùđược đầu tư, được sự quan tâm của toàn xã hội đối với các trường nhưng chất lượnggiáo dục đang có hiện tượng đứng lại, chất lượng đào tạo mũi nhọn còn yếu, tỷ lệ đỗĐại học và Cao đẳng không cao… vấn đề này rất cần sự quan tâm hơn nữa của cáccấp, các ngành nói chung và ngành giáo dục nói riêng, nhưng trước hết nhà trườngcần đánh giá, rà soát lại chất lượng đội ngũ giáo viên tìm ra những bất cập trong quátrình dạy và học
2.2.2.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ.
Trang 39Bảng 2.5 Thống kê tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật ở các
(Nguồn kinh phí nhà nước hỗ trợ và phụ huynh học sinh)
Qua số liệu trên (bảng 2.5) chúng ta thấy, trong những năm qua việc quantâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trường THPT ngoài công lậpThị xã Phú Thọ đã được các cấp, các ngành và xã hội quan tâm Các trường vừa chủđộng đề xuất với cấp trên vừa tích cực đầu tư xây dựng trường lớp khang trang, muasắm nhiều trang thiết bị phục vụ việc dạy và học, tranh thủ sự đồng thuận của toàn
xã hội trong công tác xã hội hóa giáo dục để xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chấttheo hướng chuẩn hóa Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn thiếu một số lượng lớn phòng
bộ môn, nghe nhìn, thí nghiệm - thực hành, phòng chức năng… Nhưng nhìn chung
về cơ sở vật chất và trang thiết bị của các trường đã được cải thiện so với nhữngnăm trước, đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của công cuộc đổi mới giáo dục
2.3 Thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọ.
2.3.1 Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THPT ngoài công lập
2.3.1.1 Số lượng đội ngũ giáo viên.
Trang 40Bảng 2.6 Thống kê số lượng giáo viên các trường THPT ngoài công lập Thị
xã Phú Thọ từ năm học 2008 – 2009 đến năm học 2010 – 2011
(không kể giáo viên thỉnh giảng - tỉ lệ GV là 2,25)
Tên trường TS Năm học 08 - 09 Năm học 09 - 10 Năm học 10 - 11
GV
TS Lớp
TL GV/L Thiếu
TS GV
TS Lớp
TL GV/L Thiếu TS
GV
TS Lớp
TL GV/L Thiếu
THPT Thị xã
THPT Trường
(Nguồn số liệu do điều tra tại các nhà trường – không kể số giáo viên thỉnh
giảng từ các trường trên địa bàn Thị xã ) (TS: Tổng số, TLGV/L: Tỉ lệ giáo viên/Lớp, TSGV: Tổng số giáo viên)
Qua số liệu thống kê của các trường THPT ngoài công lập Thị xã Phú Thọcho thấy: Về cơ bản, đội ngũ giáo viên ở các trường vẫn còn thiếu so với thông tưliên tịch số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT và BNV hướng dẫn định mức biên chế giáoviên THPT là 2,25 giáo viên/lớp, tình trạng thiếu giáo viên không còn nhiều, nhưng
ở các nhà trường còn sử dụng một lượng giáo viên thỉnh giảng (năm học 2010 –
2011 Trường THPT Thị xã là 9 giáo viên chiếm 20,9%, Trường THPT TrườngThịnh là 5 giáo viên chiếm 15,6%) điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt độnggiáo dục của nhà trường, số giáo viên thỉnh giảng đều thuộc biên chế các trườngcông lập, kế hoạch giảng dạy thường xuyên bị động và phụ thuộc vào kế hoạchgiảng dạy của giáo viên trường bạn về thời gian, số lượng giáo viên… đội ngũ nàychỉ tham gia khi hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà trường nơi họ công tác Việc tìm
ra các biện pháp khắc phục số giáo viên còn thiếu ở các bộ môn là vấn đề được hiệutrưởng nhà trường xác định là trọng tâm trong công tác xây dựng kế hoạch năm họctrong những năm qua
2.3.1.2 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Bảng 2.7 Tổng hợp trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên các
Tổng Trình độ đào tạo Năng lực chuyên môn, nghiệp Xếp loại thi đua