1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện vĩnh bảo thành phố hải phòng nhằm đáp ứng nhu cầu dổi mới giáo dục hiện nay

31 861 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 581,25 KB

Nội dung

Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng nhu cầu dổi mới giáo dục hiện nay Trần Văn Hướng Trườ

Trang 1

Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng

nhu cầu dổi mới giáo dục hiện nay

Trần Văn Hướng

Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Quản lý giáo dục; Mã số: 60 14 05 Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đức Trí

Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên trường trung học phổ

thông (THPT), đổi mới giáo dục THPT, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và Hiệu trưởng trường THPT trong giai đoạn hiện nay Nghiên cứu thực trạng việc quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng Đưa ra các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay: xây dựng quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên THPT giai đoạn 2008-2015; đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên; thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giáo viên theo yêu cầu chuẩn hoá; tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên theo chuẩn giáo viên THPT; tạo mội trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên phát triển đáp ứng yêu cầu đổi mới

Keywords: Giáo viên; Hiệu trưởng; Quản lý giáo dục; Đổi mới giáo dục

Trang 2

cao chất lượng GD toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ GD phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới

Trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn có những bất cập, hạn chế Điều này đã được Chỉ Thị

40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà

giáo và cán bộ quản lý giáo dục” chỉ rõ: “ Số lượng GV còn thiếu nhiều, đặc biệt ở vùng sâu, vùng

xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Cơ cấu GV đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, vùng miền Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển KT – XH ” Từ Chỉ thị này, ngày 11 tháng 01 năm 2005 Thủ tướng

chính phủ ra Quyết định số 09/2005/QĐ -Tg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất

lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010”, với mục tiêu tổng quát:

“Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD theo hướng chuẩn hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo

đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và

có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”

Trong thời gian qua ngành GD - ĐT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đã xây dựng được một ĐNGV các cấp nói chung, cấp THPT nói riêng đông đảo về số lượng, phần lớn đạt chuẩn về bằng cấp, về cơ bản đảm bảo được việc giảng dạy, giáo dục trong các nhà trường hiện nay Song do các trường THPT đóng trên địa bàn một huyện nông nghiệp, nằm ở xa trung tâm thành phố, bình quân thu nhập đầu người thuộc loại thấp nhất thành phố, quy mô HS phát triển mạnh, nhân dân hiếu học, tạo ra sức ép về việc học THPT của học sinh ngày càng tăng Thực tế này làm cho ĐNGV THPT huyện Vĩnh Bảo trở lên bất cập, bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế đó là: Số lượng GV còn thiếu nhiều so với quy định; cơ cấu GV còn mất cân đối giữa các bộ môn, lứa tuổi, giới tính; một bộ phận không nhỏ GV có trình độ đào tạo chưa đạt chuẩn, NLSP còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới GDPT hiện nay

Từ thực tế này đặt ra yêu cầu nhất thiết phải xây dựng ĐNGV THPT đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của thành phố Hải Phòng nói chung và của huyện Vĩnh Bảo nói riêng

Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các

trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay”

2 Mục đích nghiên cứu

Trang 3

Đề xuất các biện pháp quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

ĐNGV ở các trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

4 Giả thuyết khoa học

Nếu triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý ĐNGV được đề xuất trong luận văn thì sẽ xây dựng ĐNGV của các trường THPT huyện Vĩnh Bảo đáp ứng được yêu cầu đổi mới GD hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định cơ sở lý luận về quản lý ĐNGV trường THPT

- Đánh giá thực trạng ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004 - 2008

- Đề xuất các biện pháp quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

6 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn giới hạn việc đánh giá thực trạng công tác quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2004 - 2008

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Sử dụng các phương pháp : phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá trong quá trình nghiên cứu các tài liệu để xác định những vấn đề lí luận cho vấn đề nghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nhằm tổng kết các kinh nghiệm quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: nhằm thu thập thông tin từ đội ngũ cán bộ quản lý và ĐNGV của các trường THPT về thực trạng quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường

- Phương pháp chuyên gia được sử dụng xem xét thực trạng và các biện pháp được đề xuất

- Phương pháp khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp được đưa ra

7.3 Phương pháp bổ trợ

Phương pháp xử lý số liệu thống kê

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông

Trang 4

Chương 2: Thực trạng việc quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng

Chương 3: Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG

1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã quan tâm nghiên cứu đến các vấn đề

về lý luận và thực tiễn về công tác quản lý ĐNGV cả ở góc độ quản lý vĩ mô và vi mô Nhiều hội thảo khoa học về quản lý ĐNGV dưới góc độ quản lý giáo dục theo ngành, bậc học đã được thực hiện Nhiều kết quả, nhiều công trình nghiên cứu về lý thuyết đã được ứng dụng trong các nhà trường

và các cơ sở giáo dục Có thể kể đến một số nghiên cứu loại này của tác giả Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Gia Quý, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Đức Trí, Phạm Viết Vượng,

Những năm gần đây, nhiều luận văn tốt nghiệp thạc sĩ đã chọn đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục, trong đó có vấn đề quản lý ĐNGV Các tác giả nghiên cứu về vấn

đề quản lý ĐNGV theo bậc học và ngành học, vùng miền khác nhau Có thể kể đến các tác giả Nguyễn

Thị Lan với " Những biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm

Nhạc - Hoạ trung ương", Phan Văn Anh với đề tài "Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trong các trường Trung cấp nghề thuộc tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước",

Nguyễn Hồng Sơn với đề tài " Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh

Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay", Đối với cấp học

THPT có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có các tác giả Nguyễn Tiến Dũng

với " Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Nam Định đáp

ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay", Phạm Hồng Dương với "Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng trường THPT Tân Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang", Nguyễn Đức Cường với

" Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Yên Bái trong giai đoạn hiện nay"

Đối với ngành GD - ĐT nói chung, giáo dục cấp THPT của huyện Vĩnh Bảo nói riêng chưa có một tác giả, một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ khoa học về công tác quản lý ĐNGV trong mối quan

hệ các trường học trên địa bàn huyện Chính vì vậy, nghiên cứu về quản lý ĐNGV ở các trường THPT huyện Vĩnh Bảo trong giai đoạn hiện nay là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu một cách khoa học và hệ thống

Trang 5

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Giáo viên

* Giáo viên: Nhà giáo giảng dạy ở các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp gọi là giáo viên; ở cơ sở giáo dục đại học gọi là giảng viên

* Giáo viên trường trung học:

- GV trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, GV bộ môn, GV làm công tác ĐTNCS Hồ Chí Minh

- Trình độ chuẩn đào tạo của GV trường THPT: có bằng tốt nghiệp ĐHSP hoặc có bằng tốt nghiệp ĐH và có chứng chỉ bồi dưỡng NVSP

1.2.2 Đội ngũ giáo viên

- ĐNGV là một tập hợp những người làm nghề dạy học - giáo dục được tổ chức thành một lực lượng, có chung một lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ là tạo ra sản phẩm giáo dục “Nhân cách – Sức lao động”

- Đội ngũ giáo viên THPT là những nhà giáo giảng dạy, giáo dục ở cấp THPT

1.2.3 Quản lý

1.2.3.1 Khái niệm về quản lý

Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức

Ngày nay, khái niệm về quản lý được định nghĩa một cách cụ thể hơn như là một quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra

1.2.3.2 Các chức năng cơ bản của quản lý

- Có bốn chức năng cơ bản đó là: Kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra - đánh giá

- Các chức năng QL tạo thành một chu trình QL Trong đó, từng chức năng vừa có tính độc lập tương đối, vừa có quan hệ biện chứng với nhau Trong quá trình QL thì yếu tố thông tin luôn có mặt trong tất cả các giai đoạn với vai trò vừa là điều kiện, vừa là phương tiện để tạo điều kiện cho chủ thể

QL thực hiện các chức năng QL và đưa ra được các quyết định QL

1.2.4 Quản lý giáo dục

QLGD là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái về chất

1.2.5 Quản lý nhà trường

Trang 6

Quản lý trường học có thể hiểu là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm huy động và phối hợp sức lực, trí tuệ của họ vào mọi mặt hoạt động của nhà trường hướng vào việc hoàn thành có chất lượng và hiệu quả mục tiêu dự kiến

1.2.6 Quản lí nguồn nhân lực

* Quản lý nguồn nhân lực: Là chức năng quản lý giúp người quản lý tuyển mộ, lựa chọn, huấn luyện và phát triển của tổ chức

Quá trình quản lý nguồn nhân lực bao gồm bảy hoạt động: Kế hoạch hoá nguồn nhân lực; Tuyển mộ; Chọn lựa; Xã hội hoá hay định hướng; Huấn luyện và phát triển; Thẩm định kết quả hoạt động; Đề bạt, thuyên chuyển, giáng cấp và sa thải

* Quản lý ĐNGV: Là quá trình tác động có mục đích của chủ thể quản lý (người CBQL GD) tới người lao động (GV) như: xây dựng quy hoạch; tuyển chọn; đào tạo, bồi dưỡng; sử dụng; đánh giá năng lực thực hiện và đãi ngộ nhằm đạt được mục đích phát triển nhân lực của tổ chức nhà

1.3 Giáo dục Trung học phổ thông và đổi mới giáo dục Trung học phổ thông

1.3.1 Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới giáo dục phổ thông

- Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 09/12/2000 của Quốc hội khoá X đề ra mục tiêu đổi mới chương trình GDPT là quá trình đổi mới trên nhiều lĩnh vực của GD mà tâm điểm của quá trình này

là đổi mới chương trình GD từ tiểu học đến THPT

- Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới chương trình GDPT thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khoá X

- Chiến lược phát triển KT – XH 2001 – 2010 của nước ta đã đề ra nhiệm vụ: Khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước bộ chương trình và SGK phổ thông phù hợp với yêu cầu phát triển mới

1.3.2 Mục tiêu giáo dục Trung học phổ thông

Mục tiêu giáo dục THPT được xác định rất rõ trong Luật Giáo dục 2005 là: “Giáo dục THPT

nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”

1.3.3 Những yêu cầu đổi mới giáo dục Trung học phổ thông

Trang 7

- Do yêu cầu của sự phát triển KT – XH đối với việc đào tạo nguồn nhân lực trong giai đoạn mới

- Do sự phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính bùng nổ của KH - CN

- Do có những thay đổi trong đối tượng giáo dục

- Do nhu cầu phải hòa chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới

1.3.4 Những nội dung đổi mới giáo dục Trung học phổ thông

- Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục THPT

- Đổi mới phương pháp dạy học và giáo dục HS

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá HS

1.4 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

1.4.1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

- Điều 15 - Luật giáo dục 2005 đã chỉ rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo

chất lượng giáo dục Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học”

- Nhiệm vụ và quyền hạn của GV trường THPT được nêu rõ trong Điều 72 của Luật giáo dục

2005 và điều 31, 32 của Điều lệ trường THPT năm 2007

- Vai trò của GV THPT hiện nay: GV không còn chỉ đóng vai trò là người truyền đạt tri thức

mà phải là người tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, gợi mở, cố vấn, trọng tài cho các hoạt động học tập tìm tòi khám phá, giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức mới

1.4.2 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

* Vị trí, vai trò của Hiệu trưởng trường THPT

- Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường, do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm, công nhận Hiệu trưởng là người hình thành và hoàn thành sứ mệnh của nhà trường; thực hiện điều hành nhà trường trong một môi trường với sức ép lớn bởi những mong đợi cao của xã hội đối với cả cán bộ, GV và HS

- Hiệu trưởng vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà hoạt động xã hội, vừa là người QL (nhận trách nhiệm trước cấp trên), vừa là người lãnh đạo (điều hành cấp dưới) Hiệu trưởng vừa có vai trò thủ trưởng (giám sát đôn đốc các công việc), vừa có vai trò thủ lĩnh (liên kết được đa nhân cách)

* Chức năng và nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường THPT

Được nêu rõ trong Điều 19 - Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học năm

Trang 8

1.5 Những yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

- Đủ về số lượng: Theo định mức quy định tính theo tỉ lệ HS/lớp, GV/lớp và tỉ lệ hợp lý giữa

các bộ môn Định mức biên chế theo qui định của nhà nước hiện nay là 2,25 GV/lớp

- Đồng bộ về cơ cấu: Cơ cấu bộ môn; giới tính; độ tuổi; trình độ đào tạo; NLSP,

- Đạt chuẩn về chất lượng:

+ Chất lượng của từng GV: đạt Chuẩn nghề nghiệp GV THPT

+ Chất lượng của ĐNGV: Trình độ đào tạo, trình độ NLSP của từng thành viên, tính đồng

thuận của đội ngũ,

1.6 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay

1.6.1 Các yếu tố về kinh tế - xã hội

1.6.2 Các yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông

1.6.3 Các yếu tố về phát triển quy mô trường lớp

1.6.4 Các yếu tố về các điều kiện đảm bảo chất lượng

1.6.5 Các yếu tố về chính sách và quản lý

1.7 Những nội dung chủ yếu của công tác quản lý đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông

1.7.1 Quy hoạch đội ngũ giáo viên

1.7.2 Tuyển chọn đội ngũ giáo viên

1.7.3 Sử dụng đội ngũ giáo viên

1.7.4 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

1.7.5 Kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên

1.7.6 Tạo điều kiện, môi trường phát triển đội ngũ giáo viên

Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH BẢO THÀNH PHỐ HẢI

PHÒNG

2.1 Khái quát về huyện Vĩnh Bảo và giáo dục - đào tạo huyện Vĩnh Bảo

2.1.1 Khái quát về huyện Vĩnh Bảo

2.1.2 Vài nét về giáo dục - đào tạo của huyện Vĩnh Bảo

2.2 Thực trạng phát triển giáo dục Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo

2.2.1 Quy mô phát triển trường lớp

- Hiện nay, toàn huyện Vĩnh Bảo có 5 trường THPT công lập: THPT Vĩnh Bảo, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Tô Hiệu, Cộng Hiền và Nguyễn Khuyến

- Hàng năm các trường THPT trong huyện Vĩnh Bảo tuyển sinh được khoảng 80% – 85% HS tốt nghiệp THCS vào học cấp THPT, cao hơn so với tỉ lệ TB 70% của thành phố

Trang 9

- Quy mô HS các trường hiện nay đều lớn: số lớp từ 30 lớp trở lên, sĩ số HS đông từ 50 – 55 HS/lớp và đều là trường hạng 1

Bảng 2.1: Số lượng HS các trường THPT huyện Vĩnh Bảo từ năm học 2004 – 2005 đến nay

TT Trường THPT

Năm học

2004 – 2005 2005 - 2006 2006 - 2007 2007 - 2008 Tổng

2.2.2 Cơ sở vật chất

Các trường đều có nhà học cao tầng, đủ phòng học 2 ca/ngày; ba trường THPT Tô Hiệu, Cộng Hiền, Nguyễn Khuyến HS vẫn còn phải học ở một số phòng học cấp 4, không đủ tiêu chuẩn Hầu hết các trường còn thiếu các phòng chức năng; thiết bị thí nghiệm, thư viện chưa đáp ứng đầy đủ cho yêu cầu đổi mới GD hiện nay

2.2.3 Chất lượng giáo dục của các trường

- Tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT bình quân hàng năm đạt từ 95% - 99%, đạt và vượt mặt bằng chung

của TP Tỉ lệ HS thi đỗ vào ĐH - CĐ bình quân đạt 28% - 32%, TCCN từ 45% - 50%

- Hạn chế: Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp; Kỹ năng sống, hoạt động tập thể của HS rất hạn chế; Chưa có HS đạt giải quốc gia

Trình độ lý luận chính trị Độ tuổi Thâm niên

quản lí

Tham gia các lớp bồi dưỡng CBQL

Thạc

sĩ ĐH Cao cấp

Trung cấp

Sơ cấp

Trang 10

* Hạn chế: Một số CBQL nhiệt tình nhưng hạn chế về lý luận và nghiệp vụ quản lý; Một số CBQL lớn tuổi còn nặng tư tưởng cục bộ, ngại học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; thiếu tính năng động, sáng tạo trong công tác

2.2.5 Thực trạng đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo

số

HS

Tổng

số lớp

Tỉ lệ HS/

lớp

TS

GV thực

TS GV cần có theo thực tế

Thừa (+) Thiếu (-)

Tổng

số lớp (45 HS/lớp)

Tỉ lệ GV/

lớp

TS

GV cần

Thừa (+) Thiếu (-)

- Về cơ cấu bộ môn: Các bộ môn Toán, Văn, Ngoại ngữ thừa GV; trong khi đó các môn Vật

lý, Hoá học, Lịch sử, Địa lý, Tin học, GDQP và Tự chọn thiếu nhiều GV

- Cơ cấu độ tuổi : GV trẻ chiếm tỉ lệ rất cao gần 80%; GV dưới 30 tuổi chiếm 47.6%

- Cơ cấu giới tính: GV nữ chiếm tỉ lệ cao 64%; nữ dưới 35 tuổi chiếm 46% trong tổng số GV

0 50 100 150 200 250 300 350 400 450

2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008

TS GV thùc cã

TS GV cÇn cã

Trang 11

2.2.5.3 Về chất lượng đội ngũ giáo viên

- Về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống: 100% GV được xếp loại từ TB trở lên, trong đó loại Tốt, Khá chiếm khoảng 95%

- Về trình độ đào tạo của ĐNGV THPT huyện Vĩnh Bảo như sau:

Bảng 2.4 :Trình độ đào tạo ĐNGV THPT huyện Vĩnh Bảo từ năm học 2007 – 2008

Hình 2.2: Biểu đồ trình độ đào tạo ĐNGV THPT huyện Vĩnh Bảo năm học 2007 - 2008

- Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của ĐNGV THPT huyện Vĩnh Bảo:

Bảng 2.5: Số liệu thống kê kết quả đánh giá xếp loại GV năm học 06 – 07 và 07 - 08

Năm học 2006 - 2007 Năm học 2007- 2008 Tổng

số Xuất sắc Khá Đạt Không

đạt Tổng số

Xuất sắc Khá Đạt Không

đạt Tổng 366 130 169 64 3 391 125 177 89 0

Tỉ lệ % 100% 35.5% 46.2% 17.5% 0.8% 100% 32% 45.3% 22.7% 0% Bảng 2.6: Số liệu thống kê số lượng GVG, chiến sĩ thi đua các cấp

Năm học

2004 - 2005 2005 - 2006 2006 - 2007 2007- 2008 Tổng Cấp

94.4%

Trang 12

+ Ngoại ngữ : Đại học :5%, Chứng chỉ C : 10%, Chứng chỉ A,B : 48%

+ Tin học : Đại học :15%, Chứng chỉ C : 11%, Chứng chỉ A,B : 45%

* Nhận xét về chất lượng của ĐNGV THPT của huyện Vĩnh Bảo:

- Tỉ lệ đạt chuẩn về trình độ đào tạo chiếm 95%, thấp hơn so với tỉ lệ TB 99.8% của TP

- Tỉ lệ GV chưa đạt chuẩn chiếm gần 5%, cao hơn nhiều so với tỉ lệ 0.2% của thành phố

- Tỉ lệ GV có trình độ trên chuẩn rất thấp khoảng 1.0%, thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 8.3% của TP

- Tỉ lệ GV có loại hình đào tạo không chính quy khá cao chiếm 27.1%

- Tỉ lệ GV giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp chiếm khoảng 30%, có xu hướng giảm

- Tỉ lệ GV có kiến thức về Tin học và Ngoại ngữ khoảng 70%, thấp so với tỷ lệ TB 80% của thành phố

2.2.5.4 Đánh giá chung về ĐNGV THPT huyện Vĩnh Bảo trong 4 năm qua

- Cơ cấu bộ môn, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính còn có sự bất hợp lý, chưa động bộ

- Chất lượng ĐNGV còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới : Còn một

bộ phận không nhỏ 5% chưa đạt chuẩn đào tạo; Tỉ lệ GV có trình độ trên chuẩn rất thấp, kém xa so với tỉ lệ chung của thành phố Tỉ lệ GV giỏi chỉ chiếm 30%; Tỉ lệ GV xếp loại TB còn cao 23% Khả năng sử dụng ngoại ngữ và tin học trong giảng dạy và học tập nâng cao trình độ CM, NV của phần lớn GV rất hạn chế

* Nguyên nhân của những hạn chế

- Nguyên nhân khách quan

+ Do việc thực hiện đổi mới chương trình GDPT và tăng tỉ lệ GV từ 2,1 GV/ lớp lên 2.25 GV/lớp làm cho số lượng GV thiếu nhiều và chất lượng GV chưa đáp ứng kịp yêu cầu đổi mới + Do việc tăng số lượng học sinh đầu cấp và sức ép thực hiện việc phổ cập bậc trung học và nghề trên địa bàn huyện vào năm 2007 cũng làm cho việc thiếu hụt GV

Trang 13

+ Do ảnh hưởng của vùng miền kinh tế, văn hoá nông thôn xa trung tâm thành phố, thu nhập thấp nên các giáo sinh tốt nghiệp loại khá, giỏi; các GV có trình độ trên chuẩn; các GV ở nơi khác không muốn về công tác tại các trường trong huyện

- Nguyên nhân chủ quan

+ Phần lớn ĐNGV là GV trẻ, có sự nhiệt tình nhưng còn thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và

và giáo dục HS

+ Ý thức tự học bồi dưỡng của một bộ phận giáo viên còn yếu Một bộ phận GV thiếu ý chí vươn lên, an phận, không muốn học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngại đổi mới phương pháp dạy học

+ Một số GV trẻ có ý thức học tập phấn đấu vươn lên khẳng định mình để thuyên chuyển đến nơi thu nhập tốt hơn mà không ở lại huyện công tác

+ Nhiều trường chưa chú ý đúng mức đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho GV

2.3 Thực trạng việc quản lý và các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo trong 4 năm vừa qua

2.3.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch, quy hoạch đội ngũ giáo viên

- Trong các năm qua các trường thực hiện việc lập kế hoạch tuyển chọn GV cho từng năm học

để giải quyết tình trạng thiếu GV do các trường đều tăng trưởng về quy mô HS

- Việc lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV chưa được chú ý, đặc biệt trong công tác đào tạo vượt chuẩn

- Tất cả các trường đều chưa xây dựng được kế hoạch chiến lược và quy hoạch phát triển ĐNGV trong giai đoạn trung hạn 3 - 5 năm hay 5 – 10 năm

2.3.2 Thực trạng công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên

- Việc tuyển chọn GV chủ yếu là dành cho các giáo sinh mới ra trường

- Công tác tuyển dụng viên chức nhà nước được tiến hành theo quy định của UBND TP, không được tiến hành thường xuyên theo năm học

- Thẩm quyền tuyển dụng có sự khác nhau giữa hai đợt tuyển dụng: Đợt 1: Sở GD&ĐT tổ chức tuyển dụng cho các trường; Đợt 2: Các trường được giao trực tiếp tuyển dụng

- Hình thức tuyển dụng được tiến hành đó là: Thi tuyển, xét tuyển hoặc phối hợp cả hai

- Công tác tuyển dụng đối với ĐNGV THPT huyện Vĩnh Bảo có những ưu điểm sau:

+ Đối với xét tuyển: đảm bảo tính khách quan, công khai dân chủ; hình thức đơn giản, gọn nhẹ; thời gian tiến hành nhanh chóng; đỡ tốn kém về mặt chi phí

+ Đối với thi tuyển: đánh giá được năng lực của thực tế của người dự tuyển

- Đồng thời cũng bộc lộ mặt hạn chế đó là:

Trang 14

+ Đối với xét tuyển: Chưa đánh giá được trình độ thực sự của người dự tuyển Vì xét tuyển chỉ dựa vào hồ sơ, văn bằng chứng chỉ và các giấy tờ chứng nhận ưu tiên, trong khi quy chế lại không phân biệt loại hình đào tạo (chính quy, tại chức, chuyên tu ), trường đào tạo

+ Đối với thi tuyển: dễ tạo ra sự thiếu khách quan vì việc đánh giá mang tính cảm tính, phụ thuộc vào tính công tâm và trình độ của giám khảo

+ Thực tế các trường đều phải phải chấp nhận tuyển cả các GV có trình độ chưa đạt chuẩn; các

GV có trình độ CM, NV chưa đáp ứng được yêu cầu chuẩn hoá vì lý do thiếu GV

2.3.3 Thực trạng việc bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên

- ĐNGV các trường được bố trí thành các tổ chuyên môn, theo đúng điều lệ trường THPT

- Việc bố trí sử dụng ĐNGV ở các trường về cơ bản là đúng người, đúng việc phù hợp với chuyên môn, năng lực sở trường của GV và điều kiện thực tế của các trường

- Tuy nhiên, do một số bộ môn, một số trường thiếu trầm trọng GV nên việc bố trí còn hạn chế, chưa hợp lý: Bố trí KTCN dạy Vật lý, Thể dục dạy GDQP – AN; Nhiều bộ môn phải bố trí GV dạy vượt quá mức quy định

- Việc bố trí GV làm tổ trưởng chuyên môn ở một số trường còn gặp nhiều khó khăn do trường chưa có GV đầu đàn

2.3.4 Thực trạng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

- Việc đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn và trên chuẩn; BDTX, bồi dưỡng theo chu kỳ; bồi dưỡng đổi mới chương trình và SGK chủ yếu dựa vào kế hoạch của Sở GD&ĐT

- Bồi dưỡng NVSP được tiến hành tại các nhà trường, cụm liên trường

Bảng 2.7 Thống kê số lượng GV tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2004 – 2005 đến nay

sĩ Thạc sĩ Đại học

Chuyên môn

Nghiệp

vụ

Tin học

Ngoại ngữ

Bồi dưỡng kiến thức QL

+ Công tác tự bồi dưỡng, NCKH của GV còn hình thức, chưa thiết thực, chưa hiệu quả

2.3.5 Thực trạng việc đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên

Trang 15

- Việc đánh giá, xếp loại GV được các trường tiến hành thường xuyên trong các năm học theo Quy chế hướng dẫn của Bộ nội vụ, Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT

- Nội dung đánh giá, xếp loại GV tập trung chủ yếu trên hai mặt: Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ

- Kết quả đánh giá, xếp loại giáo viên được thể hiện qua bảng 2.5

2.3.6 Thực trạng việc tạo môi trường, điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên

* Thực trạng về thực hiện chính sách về lương và các chế độ đãi ngộ

- Hiện tại, chế độ chính sách đối với GV chưa có sự thống nhất: mỗi trường có quy định riêng

về việc thanh toán chi trả lương cho các GV hợp đồng; dạy tăng giờ của GV khác nhau

- Chế độ chính sách cho GV đi học để nâng cao trình độ CM, NV cũng thực hiện rất khác nhau: có trường bắt GV phải dạy đủ tiêu chuẩn quy định mới cho đi học, có trường không phải dạy

và cho hưởng nguyên lương, có trường hỗ trợ thêm kinh phí cho việc học tập,

* Thực trạng về tạo điều kiện làm việc, môi trường thuận lợi cho ĐNGV

- Hầu hết các trường còn thiếu các phòng học chức năng và trang thiết bị dạy học hiện đại và tài liệu sách báo tham khảo

- Việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của các trường còn hạn chế GV chủ yếu sống bằng nguồn lương chính, nhất là các GV không dạy các môn chính và các GV trẻ

2.3.7 Đánh giá chung về công tác quản lý và các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo trong các năm qua

2.3.7.1 Mặt mạnh

- Các trường đều chú trọng công tác tuyển mới, từng bước bổ sung ĐNGV đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu Công tác tuyển dụng theo đúng quy trình, đảm bảo sự khách quan, dân chủ

- Việc bố trí, sử dụng ĐNGV ở các trường về cơ bản là hợp lý

- Các trường đã chú ý đến việc nâng cao chất lượng cho ĐNGV như cử đi học tập đạt chuẩn, chú trọng bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho ĐNGV

- Việc kiểm tra đánh giá ĐNGV cũng được các trường tiến hành thường xuyên đã góp phần tác động vào ý thức nghề nghiệp của giáo viên

- Hiệu trưởng các trường đã đưa ra một số biện pháp quản lý ĐNGV Các biện pháp QL đã đưa

ra là các giải pháp tình thế giải quyết được những yêu cầu trước mắt, ngắn hạn

2.3.7.2 Những tồn tại, hạn chế

- Các trường đều chưa xây dựng được quy hoạch dài hạn cho công tác phát triển ĐNGV

Ngày đăng: 08/02/2014, 12:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Số lượng HS cỏc trường THPT huyện Vĩnh Bảo từ năm học 2004 – 2005 đến nay - Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện vĩnh bảo thành phố hải phòng nhằm đáp ứng nhu cầu dổi mới giáo dục hiện nay
Bảng 2.1 Số lượng HS cỏc trường THPT huyện Vĩnh Bảo từ năm học 2004 – 2005 đến nay (Trang 9)
Bảng 2.3: Số lượng GV cần cú tớnh theo số lớp thực tế và theo định mức chuẩn của cỏc trường THPT huyện Vĩnh Bảo từ năm học 2004 – 2005 đến nay  - Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện vĩnh bảo thành phố hải phòng nhằm đáp ứng nhu cầu dổi mới giáo dục hiện nay
Bảng 2.3 Số lượng GV cần cú tớnh theo số lớp thực tế và theo định mức chuẩn của cỏc trường THPT huyện Vĩnh Bảo từ năm học 2004 – 2005 đến nay (Trang 10)
Bảng 2.7. Thống kờ số lượng GV tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2004 – 2005 đến nay - Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện vĩnh bảo thành phố hải phòng nhằm đáp ứng nhu cầu dổi mới giáo dục hiện nay
Bảng 2.7. Thống kờ số lượng GV tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ năm 2004 – 2005 đến nay (Trang 14)
Bảng 3.4: Dự bỏo nhu cầu ĐNGV THPT huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2008 – 2015 TT Năm học Tổng số  - Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện vĩnh bảo thành phố hải phòng nhằm đáp ứng nhu cầu dổi mới giáo dục hiện nay
Bảng 3.4 Dự bỏo nhu cầu ĐNGV THPT huyện Vĩnh Bảo giai đoạn 2008 – 2015 TT Năm học Tổng số (Trang 18)
Bảng 3.8: Kết quả khảo sỏt về mức độ cần thiết và tớnh khả thi của cỏc biện phỏp quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng cỏc trường THPT huyện Vĩnh Bảo  thành phố Hải Phũng nhằm đỏp ứng yờu  cầu đổi mới giỏo dục hiện nay  - Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện vĩnh bảo thành phố hải phòng nhằm đáp ứng nhu cầu dổi mới giáo dục hiện nay
Bảng 3.8 Kết quả khảo sỏt về mức độ cần thiết và tớnh khả thi của cỏc biện phỏp quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng cỏc trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phũng nhằm đỏp ứng yờu cầu đổi mới giỏo dục hiện nay (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w