1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp quản lý hoạt động dạy hát xoan trong trường trung học cơ sở huyện lâm thao, phú thọ

115 209 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 2,23 MB

Nội dung

Trang 1

h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n / Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

DẠY HÁT XOAN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌCCƠ SỞ HUYỆN LÂM THAO - PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 2

h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n / Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

DẠY HÁT XOAN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌCCƠ SỞ HUYỆN LÂM THAO - PHÚ THỌ

Chuyên ngành: Quản lý giáo dụcMã ngành: 60.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TSKH NGUYỄN KẾ HÀO

THÁI NGUYÊN - 2015

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 1h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n /

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bấtcứ công trình nào khác.

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2015

Người viết luận văn

Nguyễn Thị Thu Huyền

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 2h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n /

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tổ lòng biết ơn sâu sắc đến: Ban giámhiệu, tập thể các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các thầy cô giáo của Trường Đạihọc sư phạm Thái Nguyên, Khoa Quản lý giáo dục, Khoa Sau đại học đã tậntình giảng dạy, chỉ dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứuvà làm luận văn.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TSKH Nguyễn KếHào, thầy đã tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hìnhthành đề tài, triển khai nghiên cứu và hoàn thiện luận văn tốt nghiệp này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ, quản lý, giáo viên đangcông tác tại Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở văn hoá thể thao và du lịch tỉnhPhú Thọ, Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Lâm Thao, CBQL, giáo viên âmnhạc các trường THCS trong huyện đã giúp đỡ, tạo điều kiện, đóng góp nhiều ýkiến quý báu trong quá trình nghiên cứu thực tế để hoàn thành luận văn khoahọc này.

Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng, xong do điều kiện thời gian vànăng lực nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Rất mong đượcnhận được sự cảm thông, những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô giáo vàđồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 3h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n /

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 4

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc luận văn 5

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HÁT TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

61.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề 6

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài 9

1.2.1 Dân ca và Hát Xoan 9

1.2.2 Dạy hát Xoan 11

1.2.3 Quản lý hoạt động dạy hát Xoan 13

1.3 Những vấn đề cơ bản của quản lý hoạt động dạy Hát Xoan trong trường THCS 19

1.3.1 Đặc điểm của hoạt động dạy Hát Xoan trong trường THCS 19

1.3.2 Mục tiêu, yêu cầu đối với hoạt động dạy hát Xoan trong trường THCS

221.3.3 Nội dung quản lý hoạt đông dạy Hát Xoan trong các trường THCS 23

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 4h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n /

1.3.4 Phương pháp quản lý hoạt động dạy hát Xoan trong các trường THCS 26

Trang 7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 5h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n /

1.4 Vai trò của hiệu trưởng nhà trường trong quản lý hoạt động dạy hát

Xoan cho HS ở trường THCS 28

1.4.1 Vị trí và vai trò trách nhiệm của người hiệu trưởng trường THCStrong sự nghiệp Giáo dục và đào tạo 28

1.4.2 Những yêu cầu cơ bản đối với người hiệu trưởng trường THCStrong sự nghiệp giáo dục và đào tạo 29

1.4.3 Vai trò của hiệu trưởng nhà trường trong quản lý hoạt động dạy hátXoan cho HS ở trường THCS 30

Kết luận chương 1 32

Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HÁT XOAN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LÂM THAO- TỈNH PHÚ THỌ

332.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, văn hóa, giáo dục của huyện Lâm Thao - tỉnh Phú Thọ 33

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 33

2.1.2 Truyền thống văn hoá 35

2.1.3 Tình hình giáo dục 38

2.2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học âm nhạc và dạy hát Xoan trongcác các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 42

2.2.1 Thực trạng quản lý nội dung chương trình dạy hát 43

2.2.2 Thực trạng quản lý hoạt động dạy của giáo viên 46

2.2.3 Thực trạng quản lý hoạt động học của học sinh 52

2.2.4 Đánh giá kết quả dạy Hát Xoan cho học sinh các trường THCShuyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ 56

2.3 Nguyên nhân của thực trạng 57

2.3.1 Nguyên nhân thành công 57

2.3.2 Nguyên nhân hạn chế, thiêu sót 58

Kết luận chương 2 59

Chương 3 CÁC BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẬY HÁT XOAN TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN LÂM THAO 60

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 60

Trang 8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 6h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n /

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 60

Trang 9

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 7h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n /

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 60

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 60

3.2 Các biện pháp nâng cao tính hiệu hoạt động dạy hát xoan trong các trường THCS huyện 60

3.2.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về giáo dụcnghệ thuật và dạy hát Xoan 60

3.2.2 Xây dựng kế hoạch dạy hát Xoan trong các trường THCS huyện 63

3.2.3 Quản lý, quy hoạch, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chogiáo viên dạy Hát Xoan 67

3.2.4 Giám sát, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động dạy Hát Xoan 70

3.2.5 Tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị và đồ dùng dạy hát Xoan đểnâng cao chất lượng dạy hát 74

3.3 Mối quan hệ của các biện pháp được đề xuất 75

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp 75

3.4.1 Mục đích của khảo nghiệm 75

3.4.2 Nội dung và phương pháp khảo nghiệm 75

3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 76

3.4.4 Kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của các biệnpháp đã đề xuất 76

Trang 10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 4 h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n /

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1 CBQL Cán bộ quản lý2 CSVC Cơ sở vật chất3 GV Giáo viên

4 HĐND, UBND Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân5 HT Hiệu trưởng

6 HQQL Hiệu quả quản lý7 HS Học sinh

8 PPDH Phương pháp dạy học9 QL Quản lý

10 TBDH Thiết bị dạy học11 THCS Trung học cơ sở

12 UNESCO Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liênhợp quốc

Trang 11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 5 h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n /

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô giáo dục huyện Lâm Thao - Phú Thọ năm học 2013-2014

40Bảng 2.2 Kết quả xếp loại học lực của HS trường THCS 41

Bảng 2.3 Đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp quản lý mục tiêu, kế hoạch dạy học môn âm nhạc và dạy Hát Xoan

44Bảng 2.4 Các biện pháp quản lý nội dung chương trình dạy học môn âm nhạc và dạy Hát Xoan 45

Bảng 2.5 Thực trạng về số lượng giáo viên âm nhạc trong các trườngTHCS huyện Lâm Thao 46

Bảng 2.6 Kinh nghiệm dạy Hát Xoan của giáo viên âm nhạc trong cáctrường THCS 47

Bảng 2.7 Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch giảng dạy của giáo viên vàhồ sơ chuyên môn của giáo viên 50

Bảng 2.8 Thực trạng quản lý hoạt động dạy học của giáo viên 51

Bảng 2.9 Kiến thức của học sinh về Hát Xoan 52

Bảng 2.10 Thực trạng các kênh học sinh tiếp cận kiến thức về Hát Xoan 52

Bảng 2.11 Số lượng bài Hát Xoan mà học sinh thuộc lời và có thể trình diễn được làn điệu 53

Bảng 2.12 Các kênh dạy Hát Xoan của học sinh trường THCS 54

Bảng 2.13 Nguyện vọng học Hát Xoan của học sinh trường THCS 55

Bảng 2.14 Các biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh 55

Bảng 3.1 Bảng đánh giá sự cần thiết của các biện pháp đề xuất 76

Bảng 3.2 Đánh giá tính khả thi của các biện pháp đề xuất 77

Trang 12

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN 6 h t t p : / / www l r c - t nu e d u v n /

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Số lượng bài hát Xoan giáo viên âm nhạc thuộc trong các

trường THCS huyện Lâm Thao 48Biểu đồ 2.2 Kinh nghiệm trình diễn Hát Xoan nơi đông người của giáo

viên âm nhạc trong các trường THCS 49

Trang 13

Ngay sau khi Hát Xoan - Phú Thọ được UNESCO công nhận là Di sảnvăn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp, tại Lễ đónbằng vinh danh công nhận di sản Hát xoan, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đãcông bố Chương trình hành động về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóaphi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp: Hát Xoan Phú Thọ giai đoạn2012 - 2015; Ngày 7.11.2013, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số2058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phivật thể - Hát Xoan Phú Thọ (giai đoạn 2013 - 2020) Với mục tiêu đến năm2015 đưa Hát xoan Phú Thọ ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp và trở thànhDi sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Trên cơ sở đó Sở Giáo dục vàđào tạo tỉnh Phú Thọ đã triển khai chương trình giáo dục về Di sản văn hóa

Trang 14

lồng ghép trong các chương trình chính khóa và ngoại khóa tại các trường họctrên địa bàn toàn tỉnh; đồng thời nhấn mạnh vai trò của việc đào tạo lớp nghệnhân kế cận, bảo đảm 100% người có công bảo tồn, gìn giữ, truyền dạy Hátxoan được tôn vinh và hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định; 5 di tích tại cácphường xoan gốc được đầu tư, duy trì và phát triển; không gian diễn xướng đượcphục hồi và mở rộng.

Việc giữ gìn, kế thừa, lưu truyền, phổ biến, phát huy cho thế hệ mai saunhững giá trị văn hóa độc đáo mang tính xã hội, nhân văn, những phong tục, tậpquán tốt đẹp về Hát Xoan - Phú Thọ gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vươnglà nhằm nâng cao nhận thức và lòng tự hào trong cộng đồng, trách nhiệm củacác thế hệ, nhất là học sinh, sinh viên của các trường học trên toàn tỉnh trongviệc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hát xoan Từng bước bảo tồn, phát huygiá trị để Hát xoan trở thành sản phẩm du lịch văn hóa hóa tâm linh đặctrưng, góp phần thúc đẩy phát triển Kinh tế - Văn hóa - Xã hội trên địa bàn tỉnhPhú Thọ Công tác đào tạo lớp nghệ nhân kế cận và truyền dạy Hát Xoan trongcộng đồng được UBND tỉnh Phú thọ xác định là nhiệm vụ trọng tâm hàngđầu;đồng thời góp phần tích cực vào việc thực hiện các nhiệm vụ quan trọngmà Nghị quyết TW 5 khóa VIII của Đảng về xây dựng và phát triển nền vănhóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã đề ra và để tiếp tục đồng hành

với cuộc vận động xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" do Bộ

Giáo dục - Đào tạo và Bộ Văn hóa TT& Du lịch phối hợp phát động.

Để duy trì và phát triển Di sản văn hóa phi vật thể về Hát xoan; Đảng,Nhà nước và Chính quyền các cấp ở địa phương cần có những chính sách ưutiên, đãi ngộ phù hợp để tạo điều kiện chăm sóc và động viên các nghệ nhân hátXoan; hỗ trợ cộng đồng, các phường Xoan; các trường học tổ chức truyền dạy,đào tạo thế hệ trẻ để tiếp nối, duy trì và phát triển Di sản Hát xoan Chủ độngxây dựng các chương trình giáo dục thích ứng để giảng dạy Hát xoan trong cáctrường nghệ thuật và trường phổ thông Đưa di sản Hát xoan vào trường học

Trang 15

không phải chỉ là truyền dạy đơn thuần mà còn là giáo dục, nâng cao nhận thứcvề Di sản văn hóa Xuất phát từ nhận thức như vậy, cho nên trong kế hoạch củaTỉnh và của Ngành Giáo dục - Đào tạo Phú Thọ về việc duy trì, đào tạo, pháttriển Hát xoan đã đề ra mục đích: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên,học sinh tự hào với truyền thống và Di sản Hát xoan của tỉnh Phú Thọ, từ đóxác định trách nhiệm gìn giữ, bảo tồn Di sản và tuyên truyền sâu rộng đến cộngđồng Các nội dung giáo dục bảo đảm phù hợp theo chương trình giáo dụcchung của Bộ GD - ĐT; đồng thời phải phù hợp với khả năng và tâm, sinh lýtừng lứa tuổi học sinh, gây hưng phấn và thích thú cho học sinh, hát mà chơi;chơi mà hát.

Vơi nhưng ly do chủ yếu trên ; đồng thời là một người dân Đất Tổ, với tình yêu quê hương, yêu làn điệu Hát Xoan của quê hương và là người cán bộ làm công tác quản lý trong lĩnh vực Văn hóa - Xã hội của huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, tôi thấy rất đỗi vinh dự, tự hào và cũng nhận thấy là mình phải có trách nhiệm rất cao cùng với cộng đồng trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của Di sản Hát xoan - một Di sản văn hóa có mối gắn kết chặt chẽ với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương của Phú Thọ cũng đã được UNETCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại , cho nên tôi xin chon

nghiên cưu đê tai : "Biện pháp quản lý hoạt động dạy Hát xoan trong các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ".

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số biệnpháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy hát Xoan trong các trườngTHCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động dạy Hát Xoan và quản lý hoạt động dạy hát Xoan trong cáctrường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Trang 16

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động dạy Hát Xoan và quản lý hoạt động dạy hátXoan trong các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

4 Giả thuyết khoa học

Công tác quản lý hoạt động dạy Hát Xoan trong các trường THCS huyệnLâm Thao, tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhấtđịnh, tuy nhiên trong quản lý còn có những bất cập do các biện pháp chưa phùhợp nên chất lượng còn hạn chế Nếu đề xuất được những biện pháp quản lý hoạtđộng dạy hát Xoan trong các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ thựcsự cần thiết và có tính khả thi.

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu cơ ở lý luận về quản lý hoạt động dạy hát trong các

trường THCS.

5.2 Khảo sát thực trạng quản lý dạy hát Xoan trong các trường THCS

huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

5.3 Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy hát Xoang trong

các trường THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựngcơ sở lý luận của đề tài Thuộc nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận có cácphương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu.

- Phương pháp khái quát hóa các nhận định độc lập.

Trang 17

6.2 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi6.3 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

6.4 Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động6.5 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu,luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy hát trong các trường THCS.Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy hát Xoan trong các trường

THCS huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Chương 3: Biện pháp quản lý động dạy hát Xoan trong các trường THCS

huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HÁTTRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1 Vài nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề

Bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc, văn hoá địa phương là một trongnhững nhiệm vụ quan trọng của trường phổ thông nói chung và trường trunghọc cơ sở nói riêng Thông qua hoạt động đó giúp thế hệ trẻ hình thành và pháttriển niềm tự hào, tự tôn dân tộc, yêu nước, thương nòi, có ý thức đấu tranh,xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước Nghị quyết hội nghị lần thứ 5BCHTW khóa VIII, các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, XI nhiềulần đề cập đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá và việc giáo dục bồidưỡng con người Việt Nam về trí tuệ, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống cónhân cách, có bản lĩnh vững vàng ngang tầm sự nghiệp đổi mới đất nước, xâydựng nền giáo dục mới, tạo điều kiện cho các cá nhân phát triển tối đa tiềmnăng của mình.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ, di sản văn hoá truyền thống cónhững giá trị cơ bản, độc đáo, đặc sắc Người luôn nhắc nhở phải phát huy vốnquý báu của dân tộc, trong kế thừa di sản phải có thái độ nghiên cứu, chọn lọcnghiêm túc Giáo dục không chỉ là kiến thức khoa học, kiến thức văn hoá màcòn là xây dựng đức, trí, thể, mỹ một cách toàn diện Người căn dặn “người địaphương nào trước hết phải biết hát dân ca của địa phương mình, đó là điềuthuận lợi hơn người ở địa phương khác” Như vậy việc đưa dân ca Việt Nam nóichung hay Hát Xoan nói riêng vào trường học là một việc làm cần thiết gópphần bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá nhằm giáo dục con ngườimột cách toàn diện, bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, khả năng cảm thụ âm nhạc,tình yêu quê hương, đất nước.

Bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam có “cốt lõi” và được kết tinh trong disản văn hoá, gồm các giá trị bền vững, những tinh hoa của cồng đồng các dân

Trang 19

tộc Việt Nam được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựngnước và giữ nước Đó là lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinhthần đoàn kết, ý thức cộng đồng, gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc;lòng nhân ái, khoan dưng, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạotrong lao động, tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sông Các di sản văn hoáchỉ được phát huy tác dụng khi nó được xâm nhập vào con người, chính vì vậychủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: Văn hoá Việt Nam là đều đáng tự hào, phải làmsao chp văn hoá thấm dâu vào tâm lý quốc dân Từ nhận thức di sản văn hoá lànguồn lực đặc biệt tác động vào sự phát triển kinh tế - xã hội, trong những nămqua đặc biệt là từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nướcta đã quan tâm đến việc bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hoá - gắn kếtvới việc xây dựng môi trường sinh thái nhân văn và đời sống văn hoá côngđồng.

Trên thế giới, việc nghiên cứu đưa dân ca, âm nhạc vào giảng dạy ở cáctrường phổ thông ở nhiều quốc gia đã được thực hiện theo một chiến lược, kếhoạch thống nhất Nhật Bản, Hàn Quốc, Inđônêxia, Nga đã triển khai thànhcông việc dạy dân ca kết hợp với các trò chơi địa phương trong trường phổthông.

Nhiều nhà giáo đã đề nghị đưa giáo dục nghệ thuật vào trường phổthông, cho đến những năm 90 của thế kỷ trước nhất là từ khi thực hiện chươngtrình đổi mới sách giáo khoa năm 2002, các môn âm nhạc, Mỹ thuật mới đượcchính thức có chỗ đứng trong chương trình giáo dục phổ thông (ở bậc Tiểu họcvà Trung học cơ sở) Tuy nhiên việc giảng dạy ở một số địa phương còn mangtính hình thức, chưa được quan tâm đúng mức Trong chương trình dạy âmnhạc ở THCS, các nhà sư phạm đã đưa dân ca vào sách giáo khoa nhưng mứcđộ còn hạn chế.

Hội thảo “Bảo tồn và phát huy dân ca trong giáo dục âm nhạc ở trườngphổ thông” ngày 29/10/2009 của trường Đại học sư phạm nghệ thuật Trung

Trang 20

ương đã tập trung đánh giá vai trò của dân ca trong đời sống xã hội, thực trạngviệc dạy và học dân ca trong trường đào tạo giáo viên âm nhạc và trong trường

Trang 21

phổ thông, đề xuất các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc trong nhà trường nói chung và dân ca nói riêng.

Dự án “Hỗ trợ đưa dân ca vào trường THCS” được Bộ GD&ĐT triển

khai từ năm 2009 với các sản phẩm tuyển tập Giới thiệu dân ca Việt Nam;hướng dẫn sử dụng các nhạc sản phẩm âm nhạc trong nhà trường Đây là cáctài liệu tham khảo rất quan trọng giúp cho việc dạy và học dân ca nói riêng vàgiáo dục âm nhạc nói chung ở trường THCS, giáo viên sẽ dùng các tài liệu đểbổ sung vào việc dạy và học cũng như tổ chức các hoạt động âm nhạc trong vàngoài nhà trường Song, so quan tâm giới thiệu dân ca các vùng, miền chỉ đượcgiới thiệu 1 bài.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn ThiệnNhân về Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệkhẩn cấp - Hát Xoan Phú Thọ, Bộ VHTTDL đã phối hợp với Ủy ban nhân dântỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý của các Bộ, ngành liên quan vàcác nhà khoa hoặc về Đề án do Ủy ban nhân tỉnh Phú Thọ xây dựng đề án “Bảotồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhânloại - Hát Xoan Phú Thọ Giai đoạn 2013-2020”.

Tiếp tục giữ gìn, lưu truyền, phổ biến, phát huy cho thế hệ mai saunhững giá trị độc đáo mang tính xã hội, nhân văn, những phong tục, tập quántốt đẹp về Hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương Nâng cao nhậnthức và lòng tự hòa trong cộng đồng, trách nhiệm của các thế hệ, nhất là của thếhệ trẻ trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Hát Xoan Từng bước bảotồn phát huy giá trị hát Xoan trở thành sản phẩm du lịch văn hóa hóa tâm linhđặc trưng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàntỉnh Phú Thọ Phấn đấu đến năm 2015 đưa Hát Xoan Phú Thọ ra khỏi tìnhtrạng cần bảo vệ khẩn cấp và trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện củanhân loại, đào tạo được lớp nghệ nhân kế cận tại các phường Xoan gốc kế tụclớp nghệ nhân cao tuổi hiện nay trong việc truyền dạy cho lớp trẻ tại cộng

Trang 22

đồng 100% người có công bảo tồn, giữ gìn và truyền dạy Hát Xoan được tôn vinh và hưởng chế độ đãi ngộ theo quy định.

Để triển khai đề án “Truyền dạy các bài Xoan cổ trong cộng đồng giaiđoạn 2013-2020” được thuận lợi và hiệu quả, việc dạy Hát Xoan trong cáctrường học được tỉnh và các địa phương rất hoan nghênh và tích cực thực hiện.

1.2 Một số khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1 Dân ca và Hát Xoan

1.2.1.1 Dân ca

Theo một số tài liệu nghiên cứu, người Đức gọi dân ca là bài ca của nhândân, người Pháp thì gọi dân ca là những bài ca phổ cập trong quần chúng, bàica mang tính nhân dân, người Ý thì gọi dân ca là bài ca mang tính sắc tộc haydân tộc.

Theo từ điển Tiếng Việt, khái niệm dân ca được hiểu là “Những bài hátlưu truyền trong dân gian, mang đặc trưng vùng miền và không rõ tác giả”.

Sách Âm nhạc và Mỹ thuật của nhà xuất bản Giáo dục ấn hành năm 2002cho rằng “dân ca được gọt giũa, sàng lọc qua năm tháng nên có sức sống vớithời gian”.

Như vậy, có thể hiểu dân ca là những bài hát đã đi vào kho tàng nghệthuật dân gian bằng cách truyền khẩu trong nhân dân, chúng được biến đổikhông phụ thuộc vào bản quyền của một tác giả nào ngay từ ban đầu Từ kháiniệm trên dân ca có các đặc điểm chính sau:

- Là những bài hát của nhân dân (gắn kiền với đời sống, sinh hoạt, laođộng, vui buồn) của nhân dân như bài hát về lao động, bài hát về nghi l ễphong tục…

- Là những bài hát được truyền khẩu trong dân gian có những bài đượcký âm.

- Là những bài không có tác giả rõ ràng Vì qua việc truyền khẩu, truyềnlại các bài dân ca, dân nhạc, mỗi người diễn xướng có quyền ứng tác tự do, góp

Trang 23

phần sáng tạo của mình vào tác phẩm trong quá trình biểu diễn Cho nên họ gầnnhư là đồng tác giả với người sáng tác ban đầu Mà người sáng tác ban đầu là aicũng không rõ.

- Là những bài hát không rõ xuất xứ.

- Là những bài hát có dấu ấn địa phương(địa danh, phong thổ, địa lý…).- Có những cung bậc đặc trưng.

- Trong dân ca, lời ca đóng vai trò chính, giai điệu luôn được phát sinh từdấu giọng ở lời ca nên phụ thuộc vào lời ca.

- Dân ca phát triển được nhờ truyền khẩu.

1.2.1.2 Hát Xoan

Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể quý báu của vùng đất Tổ PhúThọ nói riêng và trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc Việt Nam nói chung.Hát Xoan là loại hình dân ca nghi lễ, phong tục, còn gọi là hát cửa đình hay“Khúc môn đình”, là hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Ca nhạc, hát, múa p hụcvụ nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng Hát Xoan có bề dày lịch sử, có tổ chứcnghệ thuật chặt chẽ, không gian văn hóa rộng lớn và sức lan tỏa mạnh mẽkhắp cộng đồng.

Hát Xoan là tên gọi khác (nói chệch) của hai từ Hát Xuân hay Ca Xuân;là lối hát dùng trong nghi lễ, phong tục, lễ hội diễn ra vào mùa xuân Hát Xoanlà một thể loại ca nhạc lễ nghi tín ngưỡng Trong dân gian còn gọi lối hát này làhát Lãi Lèn, vì bắt nguồn từ câu hát đệm chính của Xoan: “Lý len… len là… lễlà… len hỡi là len…” và cũng chính vì vậy mà ngôi miếu ở làng Phù Đức - nơicác phường Xoan gốc đến hát đầu năm trước khi đi hát ở các cửa đình khác gọilà miếu Lãi Lèn.

Hát Xoan cũng như các loại hình dân ca khác, là một hiện tượng văn hóadân gian nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng của người Việt ở vùng đồngbằng và trung du Bắc bộ, có nội dung tín ngưỡng với mục đích thờ thần, cầuthần ban phát phù trợ cho dân làng tứ thời tiết lập, mưa thuận gió hòa, nhà nhàno đủ, đông đàn dài lũ, nhân khang thịnh vượng, quốc thái dân an…

Trang 24

1.2.2 Dạy hát Xoan

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quanbằng hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh Dạy học âm nhạc là quá trìnhtác động qua lại giữa giáo viên và học sinh nhằm truyền thụ hệ thống kiến thứcâm nhạc, hành thành và phát triển kỹ năng, kỹ xảo và thái độ cần thiết tronglĩnh vực âm nhạc cho học sinh, học sinh nhận thức và lĩnh hội chúng, qua đóthực hiện được mục đích giáo dục âm nhạc.

Giáo dục âm nhạc cho học sinh THCS là phương tiện có hiệu quả nhấtđể giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho học sinh, trang bị kiếnthức cơ bản, khả năng cảm thụ, hiểu biết nghệ thuật âm nhạc, phát huy sự sángtạo của học sinh.

Giáo viên dạy âm nhạc là người lãnh đạo, tổ chức, điều khiển hoạt độngnhận thức (học tập âm nhạc) của học sinh và giúp học sinh tìm tòi, khám phátiếp cận tri thức, qua đó thực hiện chức năng học của bản thân; các hoạt độngcủa giáo viên gồm:

-Đ ề ra mục đích, yêu cầu nhận thức việc học tập (âm nhạc) của học sinh.- Xây dựng kế hoạch dạy học dự kiến hoạt động tương ứng của học sinh(kiến thức, kỹ năng cần đạt).

- Tổ chức các hoạt động của thầy và trò.

- Kích thích tính tự giác, tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo của họcsinh bằng cách tạo nên các nhu cầu, động cơ, hứng thú, khêu gợi tính tò mò,ham hiểu biết, thích làm theo, học sinh xác định được trách nhiệm, nghĩa vụhọc tập của mình.

- Theo dõi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học tập của học sinh,thông qua đó có biện pháp điều chỉnh, sửa chữa kịp thời những thiếu sót, sailầm của học sinh, điều chỉnh phương pháp giảng dạy của chính mình.

Học sinh, dưới sự điều khiển của giáo viên tự giác, chủ động học tập đểlĩnh hội tri thức, tự tổ chức, tự điều khiển hoạt động nhận thức để thu nhận và

Trang 25

xử lý thông tin bên ngoài thành tri thức của bản thân, làm phong phú thêm kiếnthức, kỹ năng Các hoạt động của học sinh gồm:

- Tiếp nhận nhiệm vụ và kế hoạch học tập của giáo viên.

- Thực hiện các hoạt động học, các thao tác nhận thức trong học tập.- Tự điều chỉnh các hoạt động nhận thức dưới tác động kiểm tra, đánhgiá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh.

- Phân tích kết quả hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên(tự kiểm tra, đánh giá) qua đó tự điều chỉnh việc tập luyện, thực hành…

Hoạt động dạy và học âm nhạc thống nhất biện chứng với nhau Sự nỗlực của giáo viên và học sinh tạo nên sự cộng hưởng tích cực cho quá trình dạyvà học, kết quả hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia và ngược lại:

- Giáo viên đưa ra nhiệm vụ, yêu cầu nhận thức, đưa học sinh vào tìnhhuống có vấn đề kích thích tư duy của học sinh, từ đó học sinh đưa ra nhiệm vụhọc tập của chính mình.

- Học sinh ý thức được nhiệm vụ cần giải quyết, biến các nhiệm vụkhách quan thành yêu cầu chủ quan, giải quyết nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo củagiáo viên ở mức độ khác nhau.

- Giáo viên thu tín hiệu ngược lại từ học sinh, vừa giúp học sinh các hoạtđộng học, vừa tự điều chỉnh hoạt động dạy của mình Học sinh cũng thu tínhiệu ngược để tự phát hiện, tự đánh giá, tự điều chỉnh hoạt động của học tập.

- Giáo viên phân tích, đánh giá kết quả học tập của học sinh và của chính mình Vậy, dạy học âm nhạc là một quá trình dưới sự lãnh đạo, tổ chức, điều chỉnh

của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ động biết tự tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức- học tập của mình nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.

Dạy Hát Xoan cũng là hình thức dạy học âm nhạc, tróng đó giáo viênbám sát các đặc điểm của lối hát (diễn xướng), các kỹ thuật lấy giọng, nhả hơi,nhịp phách, luyến láy truyền thống để xây dựng nhiệm vụ, kế hoạch bài giảng,học sinh luyện tập, tiếp thu kiến thức, kỹ năng thực hành để thực hiện nhiệm vụmục tiêu đề ra.

Trang 26

Do hát Xoan tồn tại thông qua hình thức truyền khẩu nên dạy hát XoanPhú Thọ bằng phương pháp truyền khẩu làn (giọng) điệu từng câu, từng đoạnvà cả bài giữa giáo viên và HS theo nhịp phách Tuy nhiên, trong xã hội hiệnđại, để bổ trợ và tăng hiệu quả cho việc dạy hát vẫn có thể sử dụng các công cụhỗ trợ như: băng đĩa hình và tiếng.

1.2.3 Quản lý hoạt động dạy hát Xoan

1.2.3.1 Quản lý

Quản lý tồn tại trong mọi xã hội, ở bất cứ lĩnh vực nào và trong bất cứgiai đoạn phát triển nào Lao động của con người luôn luôn là lao động tập thể,mỗi người có một vị trí nhất định trong tập thể, nhưng có quan hệ và có giaotiếp với người khác, tập thể khác trong quá trình lao động Vì vậy, cần có sựquản lý để duy trì tính tổ chức, sự phân công lao động, các mối quan hệ giữanhững người trong một tổ chức xã hội và giữa các tổ chức xã hội trong quátrình sản xuất vật chất, trong quá trình xã hội nhằm đạt được những mục tiêunhất định.

Hiện nay, quản lý theo khoa học là một yêu cầu đặt ra đối với mọi lĩnhvực của đời sống xã hội Đây là một hoạt động giữ vai trò hết sức quan trọngnhưng cũng là hoạt động rất khó khăn, phức tạp vì nó liên quan trực tiếp đếncon người, đến tổ chức.

Quản lý là một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực củađời sống xã hội Do đối tượng quản lý phong phú, đa dạng tùy thuộc vào từnglĩnh vực hoạt động cụ thể, từng giai đoạn phát triển của xã hội mà có nhữngcách hiểu khác nhau về quản lý.

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Quản lý là chức năng và hoạt độngcủa hệ thống có tổ chức thuộc các giới khác nhau (sinh học, kỹ thuật, xãhội), bảo đảm giữ gìn một cơ cấu ổn định nhất định, duy trì sự hoạt động tối ưuvà bảo đảm thực hiện những chương trình và mục tiêu của hệ thống đó” [47,tr.580].

Trang 27

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quản lý là trông coi và giữ gìn theo nhữngyêu cầu nhất định” [48, tr 800].

Còn theo Mary Parker Follet thì quản lý là nghệ thuật khiên công việcđược thực hiện qua người khác.

* Trong cuốn “Khoa học quản lý nhà trường” Nguyễn Văn Lê và Tạ VănDoanh định nghĩa: “Quản lý là một hệ thống xã hội, khoa học và nghệ thuật tácđộng vào hệ thống mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiệu quả tốiưu theo mục tiêu đề ra (KH quản trị - NXB HCM - 95).

* Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ lại cho rằng: Quản lý là một quá trìnhcó định hướng, có mục tiêu; quản lý là một hệ thống, quá trình tác động đến hệthống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêu này đặc trưngcho trạng thái của hệ thống và người quản lý mong muốn.

Có tác giả lại hiểu quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằngcách vận dụng và thực hiện một cách sáng tạo các chức năng kế hoạch hóa, tổchức, chỉ đạo, kiểm tra.

Tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý làtác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đếnkhách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chứcđó vận hành và đạt được mục đích của mình” [16, tr 6].

Quản lý vừa là một khoa học, dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật pháttriển (quy luật tự nhiên hay xã hội) của các đối tượng khác nhau, vừa là mộtnghệ thuật, đòi hỏi phải có sự tác động thích hợp với từng khách thể quản lý.

Theo tôi, quản lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một nhóm (haynhiều nhóm xã hội) cùng nhau thực hiện những nhiệm vụ và mục đích chung.Quản lý giữ vai trò rất quan trọng đối với mọi hoạt động của xã hội.

1.2.3.2 Quản lý giáo dục

Giáo dục là quá trình truyền đạt và tiếp thu những kinh nghiệm lịch sử xãhội của các thế hệ loài người về hoạt động giáo dục, giáo dục là quá trình tác

Trang 28

động của xã hội và của nhà giáo dục đến đối tượng giáo dục bao gồm nhiều hành vi khác nhau.

Các nhà lý luận đã có nhiều công trình nghiên cứu và đưa ra những kháiniệm về quản lý giáo dục dưới góc độ khác nhau.

Theo Apharaxep A G., quản lý giáo dục nằm trong lĩnh vực văn hóa tư tưởng.

Theo Kondacop M I., quản lý giáo dục là tập hợp tất cả các biện pháptổ chức kế hoạch hóa, công tác cán bộ nhằm đảm bảo sự vận hành bìnhthường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, để tiếp tục mở rộng hệ thốngcả về số lượng cũng như chất lượng.

- Các tác giả Nguyễn Sinh Huy - Hà Hữu Dũng Quản lý giáo dục là tácđộng của một cách có mục đích và có kế hoạch vào toàn bộ lực lượng giáo dục,nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động của chúng, sử dụng một cách đúng đắncác nguồn lực và phương tiện, thực hiện có kết quả những chỉ tiêu phát triển vềsố lượng và chất lượng của sự nghiệp giáo dục theo phương hướng của mụctiêu giáo dục.

- Còn tác giả Nguyễn Ngọc Quang: Quản lý giáo dục thực chất là tácđộng một cách khoa học đến nhà trường nhằm tổ chức tối ưu quá trình dạy học,giáo dục thể chất theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, tiến tới mụctiêu dự kiến, tiến lên trạng thái chất lượng mới.

- Qua đó ta thấy có nhiều quan niệm về Quản lý giáo dục dưới góc độtiếp cận khác nhau, song có thể hiểu bản chất của Quản lý giáo dục là vận hànhcác hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh côngtác giáo dục - đào tạo theo yêu cầu phát triển của xã hội Quản lý giáo dục là hệthống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quảnlý nhằm làm cho hệ thống giáo dục vận hành theo đường lối và nguyên lý giáodục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam mà tâm

Trang 29

điểm chính là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, nhằm đạt được những mục tiêu đã định.

Từ đó có thể khái quát: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động cómục đích, có kế hoạch hợp quy luật của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lýtrong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, các cơ sởgiáo dục nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồidưỡng nhân tài.

Quản lý giáo dục có những đặc trưng chủ yếu sau:

- Sản phẩm giáo dục là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nên quảnlý giáo dục phải ngăn ngừa sự dập khuôn máy móc trong việc tạo ra sản phẩmcũng như không được phép tạo ra phế phẩm.

- Quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường nói riêng phải chú ýđến sự khác biệt giữa đặc điểm lao động sư phạm của đội ngũ giáo viên vớinhững đặc điểm lao động xã hội khác.

- Quản lý giáo dục phải đảm bảo những yêu cầu cao về tính toàn diện,tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển,

- Quản lý giáo dục là những tác động có chủ định của chủ thể quản lýgiáo dục đến đối tượng quản lý nhằm những mục tiêu đã xác định Sự khác biệtgiữa quản lý giáo dục và các lĩnh vực quản lý khác được thể hiện trong cấu trúccủa nó: Cấu trúc của hệ thống quản lý giáo dục bao gồm:

- Chủ thể quản lý giáo dục là trung tâm thực hiện có tác động hướng đíchtrung tâm ra quyết định điều hành và kiểm tra hoạt động của hệ thống Chủ thểquản lý giáo dục là cán bộ ngành giáo dục, các nhà giáo dục có kinh nghiệm vàcó năng lực lãnh đạo được chuyên môn hóa trong lao động với tư cách là cánhân hay một tập thể.

- Đối tượng quản lý giáo dục: Là những khách thể chịu sự tác độngcủa chủ thể quản lý và được biến đổi dưới tác động đó một cách phù hợp vớiquy luật khách quan và mục tiêu mà chủ thể quản lý đã đặt ra Đối tượn g

Trang 30

quản lý giáo dục bao gồm nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật của Giáo dục - Đào tạo.

- Cơ chế quản lý giáo dục: là phương thức thực hiện sự tác động qua lạigiữa chủ thể Quản lý giáo dục và đối tượng Quản lý giáo dục Cơ chế này baogồm cơ chế chính thức và cơ chế không chính thức Cơ chế chính thức lànhững quy định thành văn bản mang tính pháp lý được thực hiện duy trì quanhệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý như những truyền thống, phongtục, tập quán tồn tại ảnh hưởng đến hệ thống Quản lý giáo dục.

Dựa vào phạm vi quản lý, người ta chia ra làm hai loại quản lý giáo dục là:- Quản lý hệ thống giáo dục: Quản lý giáo dục được diễn ra ở tầm vĩ môtrong phạm vi toàn quốc, trên địa bàn lãnh thổ địa phương (tỉnh, thành phố).

- Quản lý nhà trường: Quản lý giáo dục ở tầm vi mô, trong phạm vi mộtđơn vị, một cơ sở giáo dục.

1.2.3.3 Quản lý hoạt động dạy hát Xoan cho học sinh THCS

Quản lý hoạt động dạy hát Xoan là một bộ phận của quản lý quá trìnhdạy học trong nhà trường Đây là hoạt động nhằm tổ chức, điều khiển công tácdạy hát Xoan trong nhà trường, đảm bảo cho công tác này đạt được các mụctiêu đã đề ra.

Quản lý hoạt động dạy hát Xoan bao gồm các nội dung:

1.2.3.4 Lập kế hoạch dạy hát Xoan cho học sinh trong trường THCS

Kế hoạch dạy hát Xoan cho học sinh phải nằm trong kế hoạch giáo dụcnói chung và kế hoạch giáo dục âm nhạc nói riêng của nhà trường Kế hoạchphải phù hợp với mục tiêu giáo dục theo cấp học và kế hoạch dạy học của nhàtrường.

Kế hoạch dạy hát Xoan cho học sinh phải được lượng hóa một cách rõràng, có thể làm công cụ để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện hoạt động dạy hátXoan cho học sinh ở trường THCS.

Kế hoạch phải thể hiện rõ các mục tiêu giáo dục của hoạt động dạy hátXoan, nội dung thực hiện, chương trình thực hiện, phương pháp và hình thức tổchức, các nguồn lực tham gia thực hiện kế hoạch và sản phẩm cần đạt được.

Trang 31

Kế hoạch dạy hát Xoan cho học sinh phải thể hiện rõ thời gian và địađiểm tiến hành và những hình thức kiểm tra đánh giá kết quả.

1.2.3.5 Tổ chức các nguồn lực để thực hiện kế hoạch dạy hát Xoan cho họcsinh theo kế hoạch xây dựng

Xây dựng cơ cấu bộ máy tổ chức thực hiện kế hoạch dạy hát Xoan chohọc sinh, thành lập Ban chỉ đạo thực hiện do hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởngphụ trách chuyên môn đứng đầu và các thành viên tham gia là giáo viên âmnhạc, giáo viên chủ nhiệm lớp, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Xác địnhquyền hạn, nhiệm vụ, quan hệ của từng cá nhân, tổ chức tham gia, lựa chọnphân công giáo viên có khả năng giáo dục âm nhạc phụ trách đứng lớp chính vàcác giáo viên trợ giảng để tổ chức tập luyện cho học sinh Chuẩn bị để cungứng kịp thời các điều kiện vật chất, tài chính và tinh thần cho việc thực hiện kếhoạch, khai thức mọi tiềm lực cho việc thực hiện kế hoạch dạy hát Xoan chohọc sinh một cách hiệu quả, đảm bảo tính hiệu quả trong và hiệu quả ngoài.

1.2.3.6 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy hát Xoan

Chỉ đạo hoạt động dạy hát Xoan cho học sinh:

Các biện pháp chỉ đạo thực hiện kế hoạch dạy hát Xoan cho học sinhphải phù hợp với nguồn lực và điều kiện của nhà trường và đặc điểm tâm lýhọc sinh, cán bộ giáo viên.

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện mục tiêu dạy hát Xoan nhằm thực hiện cóhiệu quả mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh, tăng hiệu quảgiáo dục trí tuệ và giáo dục đạo đức.

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện đúng, đủ, có chất lượng nội dung,chương trình dạy hát Xoan cho học sinh THCS, nhằm tạo môi trường học tập,rèn luyện cho học sinh trong nhà trường, nâng cao giá trị truyền thống vănhóa của nhà trường.

Hiệu trưởng chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức dạy hát Xoan chohọc sinh nhằm tạo hứng thú và thu hút tấp cả các học sinh cùng tham gia, tạo raphong trào sâu rộng trong nhà trường, tạo nếp sống văn hoá truyền thống củanhà trường và của địa phương.

Trang 32

Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện nề nếp dạy và học, chỉ đạo thực hiện đánhgiá kết quả dạy hát Xoan cho học sinh nhằm tạo động lực cho việc dạy HátXoan phát triển và có hiệu quả giáo dục cao.

1.2.3.7 Kiểm tra, đánh giá việc truyền dạy Hát Xoan

Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy Hát dân ca cho học sinh phảiđược thực hiện theo kế hoạch, tính pháp chế Đảm bảo tính khách quan, tínhchính xác, tính công bằng và tính hiệu quả Hiệu trưởng nhà trường cần nângcao ý thực tự kiểm tra, tự đánh giá cho giáo viên dạy Hát dân ca, giáo viên chủnhiệm, Đoàn thanh niên, Đội Thiếu niên là những người trực tiếp tổ chức họchát dân ca cho học sinh nhằm biến quá trình kiểm tra thành quá trình tự kiểmtra, tự đánh giá.

1.3 Những vấn đề cơ bản của quản lý hoạt động dạy Hát Xoan trongtrường THCS

1.3.1 Đặc điểm của hoạt động dạy Hát Xoan trong trường THCS

Giáo dục âm nhạc có mục tiêu, yêu cầu cơ bản là giáo dục thẩm mỹ.Giáo dục âm nhạc trong nhà trường trang bị các kiến thức âm nhạc cơ bản, kỹnăng cần thiết để cảm thụ, củng cố tình cảm, đạo đức niềm tin về thị hiếu âmnhạc và nhu cầu âm nhạc cho học sinh Nhiệm vụ của dạy âm nhạc trong nhàtrường là cung cấp kiến thức cơ bản, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo cho họcsinh lòng yêu thích âm nhạc, trình độ nhận thức và khả năng hoạt động âmnhạc để học sinh chủ động sáng tạo.

Sáu nguyên tắc trong giảng dạy âm nhạc là:

- Tạo cho học sinh nghe, nhìn, thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.- Dạy lý thuyết vừa đủ phục vụ thực hành, qua thực hành dạy lý thuyết- Không tách rời chuyện môn.

- Kết hợp giữa giảng dạy với tìm hiểu tâm lý học sinh.

- Phương pháp giảng dạy cần đổi mới, khoa học, phù hợp với thị hiếucủa học sinh.

Trang 33

- Kết hợp các hoạt động chính khoá với các hoạt động ngoại khoá Phương pháp dạy âm nhạc trong trường THCS thường được áp dụng là:- Phương pháp thuyết trình: Giáo viên dùng ngôn ngữ để giảng giảicho học sinh hiểu vấn đề trong giáo dục âm nhạc, giới thiệu, phân tích lờithơ, bài hát.

- Phương pháp dùng lời: giáo viên diễn giải, giải thích, nêu vấn đề, đặtcâu hỏi, các biện pháp này xen kẽ các biện pháp khác giúp học sinh chủ độngtiếp thu bài học.

Về diễn giải: nêu khái quát ý, nội dung, ý nghĩa lời ca, bài hát, có thể nêutrước hoặc sau khi hát mẫu, dùng từ đơn giản, dễ hiểu để giới thiệu, diễn giải.

Giải thích: khi gặp từ khó, từ địa phương.

Nêu vấn đề và đặt câu hỏi: sử dụng khi dẫn dắt vào bài, chuyển ý,chuyển đoạn.

- Phương pháp trực quan: dùng tranh, ảnh, băng hình, đĩa tiếng đặc biệtlà dùng giọng hát để chuyển tải nội dung.

- Phương pháp luyện tập: được sử dụng lặp đi lặp lại trong quá trình dạyhọc, giáo viên cần tập luyện từ đơn giản đến phức tạp, kịp thời sửa chữa lỗi saisót của học sinh Giáo viên khuyến khích học sinh tự luyện tập theo nhóm, tựsửa lỗi sai sót.

- Phương pháp hướng dẫn thực hành - luyện tập: giáo viên đóng vai tròchủ đạo, gợi mở học sinh tự làm.

- Phương pháp sửa sai: Giáo viên dừng hoạt động (luyện tập, thực hành)trước điểm sai để sửa Phương pháp này bổ trợ các phương pháp khác.

- Phương pháp truyền khẩu: Giáo viên hát mẫu từng câu, từng đoạn,hướng dẫn học sinh hát theo (phương pháp dạy nối tiếp mọc xích): giới thiệu,hát mẫu, dạy từng câu, hát hoàn chỉnh cả bài, hát truyền cảm Phương pháp nàychủ yếu trong dạy hát các làn điệu dân ca.

Hát Xoan cũng như các loại hình dân ca khác, là một hiện tượng văn hóadân gian nói chung và âm nhạc dân gian nói riêng của người Việt ở vùng đồng

Trang 34

bằng và trung du Bắc bộ được UNESCO đánh giá cao về giá trị văn hoá, tậpquán xã hội, nghệ thuật trình diễn, kỹ thuật hát, múa, nhịp phách, phương cáchứng sử văn hoá, bài bản, ngôn từ và cả trang phục., có nội dung tín ngưỡng vớimục đích thờ thần, cầu thần ban phát phù trợ cho dân làng tứ thời tiết lập, mưathuận gió hòa, nhà nhà no đủ, đông đàn dài lũ, nhân khang thịnh vượng, quốcthái dân an…

Ca nhạc của Xoan là ca nhạc biểu diễn với đầy đủ các dạng thức nhạc hát:hát nói, hát ngâm, ngâm thơ và ca khúc Trong hát Xoan múa và hát luôn đicùng và kết hợp với nhau, dùng điệu múa minh họa nội dung cho lời ca Cáctiết mục múa hát thường theo thứ tự nhất định Nét đặc sắc hơn cả của hát Xoanlà khi múa có hát và ngược lại khi hát có múa trong âm vang tiếng nhạc cụ chỉlà một chiếc trống da Sức sống của hát Xoan chính là ở sự kết hợp của loạihình hát lễ nghi với hát giao duyên, tồn tài lâu dài và được nhiều thế hệ yêuthích.

Hát Xoan là làn điệu hết sức gần gũi, thân thuộc và thấm đượm tình quê.Chỉ cần nghe từng lời ca, giai điệu thôi cũng đã thấy không gian làng quê thanhbình yên ả hiện ra trước mắt Nghe rồi sẽ thấy tâm hồn lắng đọng và bồi hồicảm xúc về cái đẹp, cái nhân văn trong mỗi làn điệu.

Là nghệ thuật dân gian, Hát Xoan có đầy đủ tỉnh truyền miệng và tínhtập thể, tính truyền thống và tính sáng tạo với sự tham gia, chỉnh lý, cải biêncủa nhiều người, ở nhiều vùng khác nhau, qua nhiều thế hệ trước, sau Chính vìvậy công tác dạy Hát Xoan trong các trường THCS Huyện Lâm Thao vừamang đặc điểm dạy âm nhạc chung, vừa mang đặc điểm riêng đó là:

- Phương pháp dạy hát chủ yếu là dạy hát bằng truyền khẩu.

- Sự dạy hát sẽ có sự tham gia của nghệ nhân các phường Xoan ở khâubồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên.

- Ngoài giờ lên lớp học sinh sẽ được tham gia giao lưu với cộng đồng,hội thi, hội diễn trong các hoạt động ngoại khoá.

- Học sinh được tiếp cận với nhiều công cụ hỗ trợ: tranh, ảnh, băng đĩa,hoạt động tổ, nhóm, câu lạc bộ.

Trang 35

1.3.2 Mục tiêu, yêu cầu đối với hoạt động dạy hát Xoan trong trường THCS

1.3.2.1 Mục tiêu công tác dạy hát Xoan trong trường THCS

- Theo Quyết định số 43/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 09/11/2001 của Bộgiáo dục và đào tạo về đổi mới nội dung chương trình giáo dục phổ thông xácđịnh mục tiêu dạy học âm nhạc như sau:

- Hình thành một trình độ văn hoá âm nhạc tối thiểu cho học sinh.

- Bước đầu giúp các em học sinh làm quen với một số kỹ năng đơn giảnvề ca hát và thói quen tập hát đúng.

- Tạo cho học sinh hứng thú, có niềm vui khi học hát, nghe ca nhạc, giáodục năng lực cảm thụ âm nhạc, kích thích niềm đam mê nghệ thuật, làm chođời sống tinh thần của học sinh thêm phong phú, góp phần giáo dục tính tậpthể, tỉnh kỷ luật, tính chính xác, khoa học.

- Phát triển trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm phong phú, lành mạnh, hướng tớicái tốt đẹp, góp phần làm thư giãn đầu óc, làm cân bằng các nội dung học tậpkhác ở học sinh.

Như vậy, quản lý hoạt động dạy hát Xoan cũng không ngoài mục tiêudạy học âm nhạc, bên canh đó, nó giúp học sinh có kiến thức về văn hoá vùngĐất Tổ, thực hiện được một số bài hát, một số làn điệu Xoan cổ qua đó bồidưỡng thị hiếu âm nhạc, giúp học sinh biết yêu quý, trân trọng làn điệu dân cacủa quê hương, kích thích tinh thần tự hào dân tộc, tự giác bảo tồn và phát huygiá trị di sản văn hoá vùng Đất Tổ.

1.3.2.2 Yêu cầu đối với hoạt động dạy Hát Xoan trong các trường THCS

Điều lệ trường THCS quy định về quản lý việc dạy học môn âm nhạc:- Âm nhạc là môn văn hoá bắt buộc Tất cả các học sinh đều được học đểcó trình độ văn hoá âm nhạc nhất định trong nền học vấn ở THCS.

- Kế thừa và phát triển chương trình âm nhạc đã có, chú trọng đến tínhdân tộc và hiện đại.

- Quan tâm đến tính vừa sức, tính thực tiễn của chương trình.

- Coi trọng việc rèn luyện thực hành, giảm nhẹ nội dung lý thuyết âm nhạc.

Trang 36

- Xây dựng chương trình xuất phát tự đặc trưng nghệ thuật âm nhạc phùhợp với lứa tuổi học sinh đại trà, kết hợp với những định hướng về đổi mớiphương pháp dạy học, gắn liền với thiết bị dạy học.

- Những nơi có đủ điều kiện phải thực hiện đầy đủ chương trình; nhữngvùng khó khăn thực hiện nội dung dạy hát là chủ yếu, có thể dạy thêm nội dungâm nhạc thường thức; nội dung tập đọc nhạc tuỳ điều kiện có thể vận dụng linhhoạt; dành một số tiết để tự chọn các làn điệu phù hợp dạy cho học sinh.

Đối với chương trình dạy Hát Xoan, vận dụng quan điểm trên yêu cầutính vừa sức, tính thực tiễn, đòi hỏi phải lựa chọn số lượng các bái hát và bố trítiết hợp lý, dạy từ bài dễ đến bài khó đồng thời coi trọng việc dạy thực hành âmnhạc: tạo điều kiện để học sinh được tập hát, tự thể hiện các bài Hát Xoantruyền thống Về phương pháp truyền khẩu truyền thống, kết hợp với cácphương tiện giáo cụ trực quan như: đĩa tiếng, đĩa hình, tranh ảnh, đặc biệt là đểhọc sinh giam gia các câu lạc bộ, giao lưu với các nghệ nhân, cộng đồng, cácphường Xoan để rèn luyện tri thức âm nhạc và có nhận thức đầy đủ về lối sốngcủa người dân quê hương Đất Tổ - nơi cội nguồn, gốc rễ của dân tộc Việt Nam.

1.3.3 Nội dung quản lý hoạt đông dạy Hát Xoan trong các trường THCS

- Quản lý việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy Hát Xoan:

Cán bộ quản lý phải nắm vững mục tiêu, kế hoạch dạy Hát Xoan trongtrường THCS, chỉ đạo giáo viên nghiên cứu, quán triệt sâu sắc mục tiêu, kếhoạch môn học âm nhạc nói chung và dạy Hát Xoan nói riêng; tổ chức, chỉ đạoviệc thực hiện mục tiêu, kế hoạch dạy học; yêu cầu giáo viên lập kế hoạch dạyhát Sử dụng các phương tiện quản lý như biểu, bản, theo dõi sổ sách, phiếu báogiảng, lịch kiểm tra học tập; động viên khích lệ, kiểm tra, đánh giá việc thựchiện mục tiêu, kế hoạch dạy hát từng thời gian.

- Quản lý thực hiện chương trình, nội dung, phương pháp dạy hát Xoan: Tổ chức cho giáo viên nắm vững nội dung; kiểm tra việc thực hiện nộidung, phương pháp dạy hát, tiến độ thực hiện theo tuần, tháng; việc chuẩn bị kếhoạch bài giản và hồ sơ chuyên môn của giáo viên, đồng thời thảo luận về thựchiện nội dung, phương pháp và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Trang 37

- Quản lý hoạt động dạy hát của giáo viên:

+ Quản lý việc chuẩn bị của giáo viên, yêu cầu giáo viên xác định đúngmục đích, yêu cầu bài học cần đạt được về tri thức, kỹ năng, thái độ.

+ Xác định các kiến thức cơ bản, trọng tâm bài và thời gian từng hoạt động.

+ Xã định phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp với mỗi bài.

- Quản lý giờ lên lớp của giáo viên, cán bộ quản lý cần thực hiện các nộidung quản lý:

+ Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp phù hợp với điều kiện thựctế của nhà trường.

+ Xây dựng thời khóa biểu chi tiết, khoa học để quản lý, theo dõi tiến độthực hiện kế hoạch và giờ lên lớp của giáo viên.

+ Cán bộ quản lý có kế hoạch dự giờ, thăm lớp định kỳ, kiểm tra độtxuất Sau mỗi lần dự giờ, thăm lớp, kiểm tra phải được tổ chức góp ý, phân tíchsư phạm tiết dạy, rút kinh nghiệm, giúp giáo viên phát huy tối đa ưu điểm, khắcphục nhược điểm.

- Quản lý hoạt động học âm nhạc của học sinh:

+ Ở trên lớp: Cán bộ quản lý cùng vơi giáo viên giáo dục tinh thần, tháiđộ học tập, xác định động cơ học tập đúng đắn cho học sinh; xây dựng quy chế,thực hiện nghiêm túc quy chế, quy định về nề nếp học tập trên lớp của học sinh,có biện pháp khuyến khích, động viên học sinh học tập, đồng thời có biện phápxử lý nghiêm những sai phạm của học sinh trong quá trình học tập trên lớp;phối hợp các lực lượng giáo dục quản lý hoạt động của học sinh; cần đề cao vaitrò của tổ chức đoàn, hội, câu lạc bộ, tổ nhóm trong quản lý học sinh trên lớp.

+ Quản lý hoạt động tự học của học sinh ngoài giờ lên lớp: quản lý hoạtđộng trên lớp và tự học ngoài giờ lên lớp là quá trình tác động có mục đích, cótổ chức của chủ thể quản lý để đạt mục tiêu đề ra Hai quá trình này không táchrời mà bổ sung cho nhau Giáo viên cần thực hiện:

Giáo dục và nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của việc tựhọc của học sinh ngoài giờ lên lớp.

Trang 38

Quản lý kế hoạch tự học của HS ngoài giờ lên lớp.Quản lý nội dung tự học của HS ngoài giờ lên lớp.Quản lý phương pháp tự học.

Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS ngoài giờ lên lớp.Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

- Cán bộ quản lý chỉ đạo giáo viên thực hiện kiểm tra, đánh giá kết quảhọc tập của học sinh với những nội dung sau:

+ Có lịch kiểm tra cho từng đợt học.

+ Thực hiện đúng chế độ kiểm tra, cho điểm, tính điểm như kế hoạch.+ Báo cáo với cán bộ quản lý kết quả kiểm tra, đánh giá theo quy định.+ Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học: đây là tác độccó mục đích của người quản lý đến đối tượng quản lý nhằm huy động và sửdụng hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ truyền dạy hát, việc quảnlý cơ sở vật chất trang thiết bị gồm:

+ Xây dựng mục tiêu và lập kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạyhọc để có các điều kiện đảm bảo về cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạyhọc đáp ứng nhu cầu dạy.

+ Sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị tiết kiệm, hiệu quả.

+ Bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học để sử dụng nhiềulần.

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên:Cán bộ quản lý rà soát, kiểm tra, nắm chắc trình độ chuyên môn nghiệpvụ của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng theo từng năm học Yêu cầu cán bộtổ bộ môn, giáo viên đăng ký tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ vào dịp hè, mờinghệ nhân hát Xoan, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu phối hợp tập huấn kiếnthức, kỹ năng truyền dạy; cán bộ quản lý tổ chức, chỉ đạo đảm bảo các điềukiện về vật chất, tinh thần, động viên giáo viên tự nghiên cứu, bồi dưỡngnghiệp vụ do nghệ nhân truyền dạy cho giáo viên.

- Quản lý hoạt động, đổi mới phương pháp dạy học: phương pháp dạyhọc là tổ hợp các cách thức phối hợp hoạt động dạy và hoạt động học nhằm đạt

Trang 39

mục tiêu dạy học Quản lý đổi mới phương pháp dạy học là quá trình tác độngcó tổ chức, có mục đích của cán bộ quản lý đến đội ngũ giáo viên nhằm tạođộng lực dạy tốt hơn Nội dung quản lý đổi mới phương pháp dạy học gồm:

+ Cán bộ quản lý hướng dẫn giáo viên nghiên cứu, thảo luận để nhậnthức sâu sắc về yêu cầu và vai trò của đổi mới phương pháp dạy học.

+ Yêu cầu đổi mới theo hướng tích cực hóa người học và nội dungphương pháp dạy học theo hướng tích cực hó các hoạt động học để thống nhấtcác mục tiêu dạy học.

+ Cán bộ quản lý chỉ đạo, kiểm tra giáo viên đổi mới cách đánh giá, kiểmtra hoạt động củ HS.

- Chỉ đạo huy động các nguồn lực quản lý có hiệu quả hoạt động học hátXoan của HS THCS: Huy động giáo viên âm nhạc kết hợp với giáo viên chủnhiệm lớp, Tổng phụ trách Đội, Bí thư Đoàn thanh niên, Hội cha mẹ HS và cácnghệ nhân ở các phường Xoan tổ chức có hiệu quả các hoạt động học hát Xoanvà rèn kỹ năng hát Xoan cho HS thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lênlớp ở trường THCS thông qua chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạtđộng văn hóa, văn nghệ của trường.

- Quản lý các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả dạy hát Xoan trongtrường THCS Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải tạo được động lực cho hoạtđộng học hát Xoan của HS phát triển, biến hoạt động học hát theo chường trìnhkế hoạch thành nhu cầu học hát trong HS THCS Hoạt động kiểm tra đánh giákết quả dạy học hát Xoan phải theo sát kế hoạch, mục tiêu, nội dung chươngtrình dạy hát Xoan cho HS, đồng thời phải tính đến đặc điểm tâm lý HS và điềukiện dạy học ở nhà trường.

1.3.4 Phương pháp quản lý hoạt động dạy hát Xoan trong các trường THCS

Phương pháp quản lý là cách thức của cán bộ quản lý thực hiện kế hoạchdạy hát (dạy học âm nhạc) nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Phương pháp tổ chức hành chính: cán bộ quản lý xắp sếp, bố trí đủ giáoviên âm nhạc cho các trường, xây dựng kế hoạch dạy hát Xoan một cách khoa

Trang 40

học cụ thể; các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường được phối hợp ăný để tổ chức tốt các hoạt động câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa, tổ chức hội thi,hội diễn có sự giúp đỡ của nghệ nhân hát Xoan và cộng đồng hát Xoan Cán bộquản lý đảm bảo cơ sở vật chất như phòng học, trang thiết bị, đồ dùng dạy họctạo điều kiện cho giáo viên thực hiện kế hoạch bài giảng có hiệu quả Ban hànhhệ thống các văn bản hướng dẫn và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạchdạy và học hát Xoan Phú Thọ trong trường học.

Phương pháp kinh tế: Cán bộ quản lý đảm bảo chế độ lương và tiềnthưởng theo quy định hiện hành, thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng,kịp thời động viên giáo viên, HS và các lực lượng giáo dục làm tốt công táctruyền dạy, khuyến khích các phong trào thi đua đổi mới phương pháp dạy học,đăng ký “giờ dạy tốt”, giáo viên dạy giỏi môn âm nhạc” Thực hiện xã hội hóagiáo dục, động viên các câu lạc bộ hát Xoan đỡ đầu, hướng dẫn dạy hát choHS, động viên HS đạt giải hát hay trong các kỳ hội thi, hội diễn, HS xuất sắc.

- Phương pháp tâm lý xã hội: hát Xoan là niềm tự hào của người dân PhúThọ, di sản đang có sức lan tỏa lớn nên cần khuyến khích việc dạy hát trong vàngoài nhà trường, khuyến khích các ông bà, cha mẹ truyền khẩu, truyền nghềcho HS, thông qua việc tôn vinh nghệ nhân để giáo dục ý thức bảo tồn và pháthuy giá trị di sản.

- Phối hợp các phương pháp quản lý: việc đưa hát Xoan vào dạy ở bậcTHCS mới được thực hiện nên cần kết hợp các phương pháp tổ chức hànhchính (chỉ đạo chặt chẽ từ Sở Giáo dục và Đào tạo đến các Phòng Giáo dục vàĐào tạo, đến các trường THCS, từ cán bộ quản lý đến giáo viên) để thống nhấtnhận thức về triển khai kế hoạch và tổ chức thực hiện với phương pháp kinh tếhuy động các lực lượng giáo dục tích cực tham gia, kết hợp giữa nhà trường -gia đình và xã hội để quản lý và tăng hiệu quả xã hội - tâm lý trong dạy hátXoan Phú Thọ.

Ngày đăng: 12/01/2019, 10:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ An (1972), Bác Hồ của chúng ta với văn nghệ Dân tộc - Hội san“Những vấn đề âm nhạc và múa”, Vụ âm nhạc và múa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bác Hồ của chúng ta với văn nghệ Dân tộc - Hội san"“Những vấn đề âm nhạc và múa”
Tác giả: Vũ An
Năm: 1972
2. Ban tư tưởng văn hóa Trung ưng (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa,Xưởng in Tổng cục công nghệ Quốc phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tác giả: Ban tư tưởng văn hóa Trung ưng
Năm: 2003
3. Nguyễn Lương Bằng, "Vai trò của GD-ĐT đối với sự phát triển kinh tế xã hội", Tạp chí nghiên cứu lý luận, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của GD-ĐT đối với sự phát triển kinh tếxã hội
4. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường,NXB Chính trị quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường
Tác giả: Đặng Quốc Bảo
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia Hà Nội
Năm: 2007
5. Đặng Quốc Bảo, "Khái niệm về quản lý giáo dục và chức năng QLGD", Tạp chí phổ thông, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái niệm về quản lý giáo dục và chức năng QLGD
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Các văn bản pháp luật hiện hành về giáo dục và đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các văn bản pháp luật hiện hành vềgiáo dục và đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2002
7. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT - Bộ GD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung họcphổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ GD&ĐT
Năm: 2011
8. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Giới thiệu dân ca Việt Nam (Đề án “Hỗ trợ đưa dân ca vào trường THCS” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu dân ca Việt Nam "(Đề án “Hỗtrợ đưa dân ca vào trường THCS
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
9. Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ giáo dục và Đào tạo (2009)
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Năm: 2009
10. Bộ giáo dục và Đào tạo, Một số hướng dẫn về nội dung, phương pháp giảng dạy và thực hiện PPCT môn âm nhạc (áp dụng từ năm học 2009- 2010) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số hướng dẫn về nội dung, phương phápgiảng dạy và thực hiện PPCT môn âm nhạc
11. Bộ giáo dục và Đào tạo (2000), Quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dục Đào tạo về ban hành điều lệ trường tiểu học và trung học, NXB Giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định của Bộ trưởng Bộ giáo dụcĐào tạo về ban hành điều lệ trường tiểu học và trung học
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáodục Hà Nội
Năm: 2000
12. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III môn âm nhạc tập I, NXB giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chogiáo viên THCS chu kỳ III môn âm nhạc tập I
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội
Năm: 2006
13. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kỳ III môn âm nhạc tập II, NXB giáo dục Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chogiáo viên THCS chu kỳ III môn âm nhạc tập II
Tác giả: Bộ giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: NXB giáo dục Hà Nội
Năm: 2007

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w