1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thành phố móng cái, tỉnh quảng ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

124 26 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 124
Dung lượng 2,32 MB

Nội dung

Là một cán bộ đang công tác tại Phòng GD&ĐT thành phố Móng Cái, nhậnthức rõ được tính cấp bách của việc xây dựng, thúc đẩy đội ngũ giáo viên cấp THCScủa Thành phố tập trung vào công tác

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN TRUNG DŨNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔNỞ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH THEO

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM–––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN TRUNG DŨNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔNỞ CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞTHÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH THEO

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI

Ngành: Quản lý giáo dụcMã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Cán bộ hướng dẫn: TS Lưu Lâm

THÁI NGUYÊN - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với tiêu đề “Quản lý hoạt động chuyên môn ởcác trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theochương trình giáo dục phổ thông mới” là kết quả nghiên cứu của bản thân, số

liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sửdụng để bảo vệ một học vị nào.

Thái Nguyên, ngày 26 tháng 06 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Dũng

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Với tình cảm và lòng biết ơn chân thành, tác giả luận văn xin được gửi lời cảmơn đến các thầy giáo cô giáo Khoa Quản lý giáo dục, phòng sau Đại học trường Đạihọc sư phạm thái nguyên đã tận tình giảng dạy, tư vấn, giúp đỡ tác giả trong suốt quátrình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn

Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo UBND thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh;lãnh đạo, các chuyên viên phòng GD&ĐT thành phố Móng Cái; Ban giám hiệu, giáoviên các trường THCS trên địa thành phố Móng Cái đã cộng tác, cung cấp thông tinvà tạo mọi điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn

Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Lưu Lâm,

người trực tiếp hướng dẫn đã dành cho tác giả những lời chỉ bảo tận tình, quý báutrong việc định hướng đề tài cũng như trong suốt quá trình nghiên cứu, hoàn thànhluận văn

Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thành luận văn, mặc dù tác giả đã có nhiềucố gắng nhưng không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự chỉbảo chân tình từ các thầy cô giáo và ý kiến đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để luậnvăn được hoàn thiện hơn

Xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 26 tháng 06 năm 2020

Tác giả luận văn

Nguyễn Trung Dũng

Trang 5

MỤC LỤC

Lời cam đoan i

Lời cảm ơn .ii

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3

4 Giả thuyết khoa học 3

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 3

7 Phương pháp nghiên cứu 4

8 Cấu trúc của luận văn 4

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN ỞTRƯỜNG THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNGMỚI 6

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6

1.1.1.Ở nước ngoài 6

1.1.2 Ở Việt Nam 8

1.2 Một số khái niệm 10

1.2.1 Khái niệm về quản lý 10

1.2.2 Chuyên môn và tổ chuyên môn 11

1.2.3 Hoạt động chuyên môn ở trường THCS 12

1.2.4 Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THCS 14

1.3 Một số vấn đề lý luận về hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dụcphổ thông mới 14

1.3.1 Những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đối với hoạtđộng chuyên môn 14

1.3.2 Mục tiêu hoạt động chuyên môn ở trường trung học cơ sở 15

Trang 6

1.3.3 Vai trò của tổ chuyên môn trong các hoạt động chuyên môn của THCS

theo chương trình giáo dục phổ thông mới 16

1.3.4 Nội dung hoạt động chuyên môn ở trường trung học cơ sở 17

1.3.5 Hình thức tổ chức hoạt động chuyên môn ở trường trung học cơ sở 18

1.4 Quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới 21

1.4.1 Lập kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới 21

1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới 23

1.4.3 Chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới 24

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn ở trường THCS theo chươngtrình giáo dục phổ thông mới 25

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới 26

2.1 Khái quát về kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục thành phố Móng Cái, tỉnhQuảng Ninh 31

2.1.1 Khái quát về kinh tế, chính trị, văn hóa thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

312.1.2 Khái quát về tình hình Giáo dục và Đào tạo của các trường THCS thànhphố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh 31

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới 34

Trang 7

2.2.1 Mục đích khảo sát 34

2.2.2 Phạm vi và đối tượng khảo sát 34

2.2.3 Nội dung khảo sát 34

2.2.4 Phương pháp khảo sát và phương thức xử lý số liệu 34

2.3 Thực trạng hoạt động chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thành phốMóng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trònh giáo dục phổ thông mới 35

2.3.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng trong thực hiện mục tiêu hoạt động chuyên môn ở trường THCS 35

2.3.2 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động chuyên môn ở trường THCS 38

2.3.3 Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động chuyên môn ở trường THCS 40

2.4 Thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thànhphố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

442.4.1 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS 44

2.4.2 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS

472.4.3 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS

512.4.4 Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn ở trường THCS

552.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trìnhgiáo dục phổ thông mới 59

2.6 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường trung học cơ sở thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáodục phổ thông mới 60

2.6.1.Ưu điểm 60

2.6.2 Hạn chế 62

2.6.3.Nguyên nhân của hạn chế 62

Kết luận chương 2 64

Trang 8

Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THCS THÀNH PHỐ MÓNG CÁI, TỈNH QUẢNG NINH THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI 65

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 65

Trang 9

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 65

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 65

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 66

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 66

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 67

3.2 Biện pháp quản lí hoạt động chuyên môn tại các trường có cấp THCS, thànhphố Móng Cái theo chương trình giáo dục phổ thông mới 67

3.2.1 Tăng cường bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cánbộ quản lý, giáo viên trong nhà trường 67

3.2.2 Tăng cường công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch chuyên môn theochươngtrình giáo dục phổ thông mới

713.2.3 Đổi mới công tác kiểm tra hoạt động chuyên môn ở các trường THCS theochương trình giáo dục phổ thông mới 75

3.2.4 Chỉ đọa đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểmtra, đánh giá, đổi mới phương pháp học tập của học sinh để nâng cao chất lượnggiáo dục đại trà, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi đáp ứngchương trình giáo dục phổ thông mới 77

3.2.5 Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để đội ngũ CBQL và giáo viên pháthuy tốt trình độ chuyên môn của mình 82

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 85

3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất 86

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 86

3.4.2 Đối tượng khảo nghiệm 86

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 86

3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 87

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 87

Kết luận chương 3 89

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94PHỤ LỤC

Trang 10

TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

2 BGD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo

28 QLHĐDH Quản lý hoạt động dạy học

31 TTGDTX Trung tâm Giáo dục thường xuyên

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Quy mô trường, lớp, học sinh cấp THCS 32Bảng 2.2 Số liệu về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 33Bảng 2.3 Số liệu về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên theo bộ môn 33Bảng 2.4 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng trong thực hiện mục tiêu hoạt

động chuyên môn ở trường THCS 36Bảng 2.5 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động chuyên môn ở trường THCS 38Bảng 2.6 Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động chuyên môn ở trường THCS 41Bảng 2.7 Thực trạng lập kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS 44Bảng 2.8 Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn ở

trường THCS 48Bảng 2.9 Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn ở

trường THCS 52Bảng 2.10.Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động chuyên môn ở

trường THCS 56Bảng 2.11 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động chuyên môn ở

các trường trung học cơ sở 59Bảng 3.1 Đánh giá của CBQL, GV về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản

lý hoạt động chuyên môn ở các trường THCS 87Bảng 3.2 Đánh giá của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý

hoạt động chuyên môn ở các trường THCS 88

Trang 12

MỞ ĐẦU1 Lí do chọn đề tài

Giáo dục đào tạo là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng,Nhà nước và của dân tộc Việt Nam Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳngđịnh: Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang Bởi vì không có thầy giáo thì

không có giáo dục Bác Hồ còn nói: “…Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là

thầy giáo - là người vẻ vang nhất Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không đượchưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh.Đây là một điều rất vẻ vang” Đội ngũ thầy, cô giáo phải là những người có thực học,

yêu nghề, phương pháp giảng dạy tiên tiến mới có thể đáp ứng yêu cầu đào tạo laođộng có trình độ và việc làm bằng kỹ thuật, trí tuệ khi nền kinh tế phát triển và mởcửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng toàn diện, sâu hơn Nghị quyết hội

nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X nhấn mạnh: “Xây dựng đội

ngũ tri thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đấtnước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thốngchính trị Đầu tư xây dựng đội ngũ tri thức là đầu tư cho sự phát triển bền vững”.

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam Giáo dục THCS nhằm trang bịcho người học vốn học vấn khá đầy đủ về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, xã hội, kỹthuật làm cơ sở để phát triển và hoàn thiện nhân cách, từ đó có thể tiếp tục cấp họcTHPT, các ngành nghề thích hợp của trung học chuyên nghiệp hoặc có khả năng tiếpthu tiến bộ KH công nghệ vận dụng vào sản xuất Do đó, tiến hành giáo dục THCS làđiều kiện để chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Đểđạt được mục tiêu nói trên cần có sự nỗ lực của toàn xã hội, của nhiều lực lượng,trong đó đội ngũ giáo viên THCS (GV THCS) giữ vai trò quyết định Muốn thực hiệnđược trọng trách của mình, người GV THCS cần yêu nghề, nâng cao tinh thần sángtạo, tự học, tự đào tạo để bồi dưỡng, nâng cao trình độ sư phạm, kiến thức và thôngqua việc dạy học truyền thụ cho học sinh ý thức vươn lên, tinh thần tự học, lòng khátkhao tri thức mà rèn luyện, trưởng thành, nghĩa là người thầy phải làm được vai trògợi mở cho học sinh tinh thần sáng tạo, khám phá những cái mới trên nền tảng kiếnthức cơ bản, phong phú của nhân loại Mặt khác, để đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáodục THCS trong giai đoạn hiện nay, thì đội ngũ giáo viên có một vai trò vô cùngquan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, vì vậy phát triển, thúc đẩy độingũ giáo viên tập trung vào công tác chuyên môn là yêu cầu cấp thiết, là yếu tố cơbản có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển giáo dục

Trang 13

Thành phố Móng Cái nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, giáp vớithành phố Phòng Thành, Quảng Đông, Trung Quốc… Trên địa bàn thành phố hiện có

16 trường THCS (trong đó có 03 trường TH&THCS) Số trường đạt chuẩn quốc gia là 14/16 = 87,5%, tỷ lệ kiên cố hóa 16/16=100%; tổng số cán bộ, giáo viên (tính đến

30/7/2019) của cấp THCS là 386 người 100% cán bộ quản lí, giáo viên đều đạt

chuẩn trình độ đào tạo, số cán bộ giáo viên có trình độ trên chuẩn là 77,98%

Trong những năm qua Ngành giáo dục Thành phố đã chú ý đến việc bồi dưỡngvề nội dung và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viênnhưng việc đổi mới phương pháp vẫn còn nhiều bất cập, chưa có sự đồng nhất và giảipháp cụ thể Nhận thức của một số giáo viên còn hạn chế, số giáo viên cao tuổi ngạiđổi mới Đội ngũ giáo viên không đồng đều về trình độ chính trị, chênh lệch về trìnhđộ chuyên môn nghiệp vụ nhất là giáo viên ở vùng sâu, vùng xa, cơ cấu đội ngũ giáoviên THCS chưa đồng bộ, vừa thừa, vừa thiếu Hơn nữa, mặt yếu của đội ngũ GVhiện nay là rất hạn chế trong việc cập nhập kiến thức và phương pháp GD nên khôngphát huy được tính chủ động sáng tạo và năng lực tự học của HS, chưa tạo được hứngthú cho HS đến trường, chất lượng dạy học và giáo dục của đội ngũ GV THCS, bêncạnh đó do đặc thù kinh tế địa lí, giao thương với tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc nênmột bộ phận giáo viên chưa tập trung vào công tác chuyên môn mà còn dành nhiềuthời làm kinh tế bên ngoài; nhìn chung chưa đáp ứng với nhu cầu phát triển ngàycàng cao của GD Bên cạnh đó, công tác quản lý bồi dưỡng GV THCS tại các nhàtrường chưa thật sự được coi trọng và còn nhiều bất cập Do vậy, cần phải có nhữngbiện pháp quản lý bồi dưỡng, thúc đẩy đội ngũ giáo viên tập trung vào công tácchuyên môn để đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giai đoạn hiện nay và trong thời giantới

Là một cán bộ đang công tác tại Phòng GD&ĐT thành phố Móng Cái, nhậnthức rõ được tính cấp bách của việc xây dựng, thúc đẩy đội ngũ giáo viên cấp THCScủa Thành phố tập trung vào công tác chuyên môn trong điều kiện, tình hình mới, nên

Tác giả chọn đề tài: "Quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THCS thành

phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới" làm

đề tài luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục

2 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn ởcác trường THCS thành phố Móng Cái Đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng

Trang 14

cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dụcở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh.

Trang 15

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THCS thành phố Móng Cái, tỉnhQuảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

4 Giả thuyết khoa học

Hoạt động quản lý chuyên môn tại các trường THCS, thành phố Móng Cái đãđược quan tâm, chú ý Song vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế nên chưa đạt đượckết quả như mong muốn Nếu đề xuất được các biện pháp quản lí hoạt động chuyênmôn phù hợp với điều kiện thực tiễn của các trường THCS thành phố Móng Cái, thìsẽ khắc phục được những hạn chế, tồn tại, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tronggiai đoạn hiện nay

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về quản lí hoạt động chuyên môn ở cáctrường THCS

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chuyên môn trường THCSthành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chuyên môn tạicác trường THCS trên địa bàn Thành phố Móng Cái đáp ứng yêu cầu đổi mới chươngtrình giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

6.1 Nội dung

Luận văn tập trung nghiên cứu một số biện pháp quản lí hoạt động chuyên môntại các trường THCS, thành phố Móng Cái Thời gian nghiên cứu thực trạng là trong3 năm học liền kề và đề xuất giải pháp đến năm 2021, định hướng đến năm 2025.Chủ thể thực hiện biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THCS là hiệutrưởng nhà trường

Trang 16

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp các dữ liệu, những tài liệu trongsách, báo, các công trình nghiên cứu khoa học Luật GD, các văn bản, văn kiện, Nghịđịnh, Chỉ thị của Đảng, Nhà nước và các tài liệu khoa học có liên quan để xác định hệthống khái niệm công cụ và khung lý thuyết phục vụ cho việc triển khai quá trìnhnghiên cứu

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng hỏi: nhằm thu nhập thông tin cần thiết về đốitượng trong khảo sát (Giáo viên, Cán bộ quản lý)

- Phương pháp điều tra, khảo sát, tổng hợp thống kê.Mục đích của các phương pháp này là thu thập các tài liệu thực tế, tìm hiểu cácthông tin liên quan đến người Hiệu trưởng và hoạt động quản lý chuyên môn củaHiệu trưởng trên địa bàn thành phố Móng Cái

Hệ thống bảng hỏi nhằm thu thập số liệu đánh giá việc sử dụng các biện phápQLCM của Hiệu trưởng và làm rõ thêm những kết quả đã điều tra

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Nhằm thu nhập kinh nghiệm của cáctrường có cấp THCS ở thành phố Móng Cái về việc thực hiện nhiệm vụ chuyên môn

- Phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn: Thu nhập ý kiến của cácchuyên gia về các vấn đề đánh giá thực trạng, tính hợp lý, khả thi của các biện phápđược đề xuất

Trực tiếp gặp gỡ trò chuyện với một số Hiệu trưởng có uy tín, giáo viên giỏiđể thu thập lượng thông tin cần thiết hỗ trợ cho phương pháp khảo sát các tư liệu bổsung làm rõ các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng

7.3.Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học:

Sử dụng phương pháp thống kê toán học, phần mềm SPSS trong việc xử lýnhững số liệu đã điều tra, khảo sát để từ đó rút ra những kết luận khoa học xác đáng

8 Cấu trúc của luận văn

Bao gồm phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kếtcấu thành 3 chương

Trang 17

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động chuyên môn ở trường THCS

theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương 2 Thực trạng quản lí hoạt động chuyên môn ở các trường THCS

thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương 3 Biện pháp quản lí hoạt động chuyên môn ở các trường THCS thành

phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Trang 18

Chương 1CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG

THCS THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1.Ở nước ngoài

Nghiên cứu biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng nhằmnâng cao chất lượng dạy học của giáo viên là một vấn đề khó khăn, phức tạp và cơbản Vì thực chất công tác quản lý trường học của Hiệu trưởng chủ yếu là quản lýhoạt động chuyên môn với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy học củagiáo viên

Các nhà nghiên cứu quản lý giáo dục Xô Viết đã cho rằng: “Kết quả toàn bộ

hoạt động quản lý của nhà trường phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức đúng đắn vàhợp lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên” với kinh nghiệm 26 năm làm Hiệu

trưởng V.A.Xukhomlinxki (V.A.Xukhomlinxki - Một số kinh nghiệm lãnh đạo củaHiệu trưởng THPT) đã tổng kết được những thành công cũng như thất bại của mình.Cùng với nhiều tác giả khác, ông đã đưa ra một số biện pháp quản lý hoạt độngchuyên môn của nhà trường như sau: Việc phân công công việc hợp lý cho các thànhviên trong Ban giám hiệu, Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tổtrưởng tổ chuyên môn [dẫn theo 5]

Tác giả M.I Kônđacốp trong cuốn “Cơ sở lý luận của khoa học quản lí giáo

dục” đi sâu nghiên cứu công tác lãnh đạo hoạt động giáo dục, quản lý giáo dục trong

nhà trường và xem đây là khâu then chốt trong công tác quản lý hoạt động chuyênmôn [16,tr 9]

Tác giả V.A Xukhomlinxki khi tổng kết những kinh nghiệm quản lý chuyênmôn trong vai trò là hiệu trưởng nhà trường cho rằng “Kết quả hoạt động của nhàtrường phụ thuộc rất nhiều vào công việc tổ chức đúng đắn các hoạt động dạy học”.Ông đã nhấn mạnh đến sự phân công, sự phối hợp chặt chẽ, thống nhất quản lý giữahiệu trưởng và phó hiệu trưởng để đạt được mục tiêu đề ra [dẫn theo 5]

Ba tác giả K.B.Everad, Geroey Morris và Ian Wilson với tác phẩm “Quản trị

hiệu quả trường học” Tác phẩm có ý nghĩa thiết thực cho cán bộ quản lý trường học

và các cơ sở giáo dục Với nội dung thực tiễn cao, trên cơ sở lý luận về quản lý hoạtđộng chuyên môn hiện đại mà chính các tác giả là người thực hành viết cho nhữngngười thực hành Công trình đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý hoạt độngchuyên môn trong việc nâng cao chất lượng dạy học [11]

Trang 19

Tác giả V.Pxtrezicodin, Gigoocscaia, Zakhonop…nhấn mạnh sự phối hợpchặt chẽ, sự thống nhất quản lý chuyên môn giữa Hiệu trưởng và phó Hiệu trưởngphụ trách CM và TTCM để đạt mục tiêu đề ra Các tác giả đều khẳng định vai tròlãnh đạo toàn diện của Hiệu trưởng Trong những trang viết của mình các tác giả đềucho rằng một trong những chức năng chính của Hiệu trưởng nhà trường là phải xâydựng và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, phát huy được tính chủ động, sáng tạo trong laođộng và tạo ra khả năng ngày càng hoàn thiện tay nghề sư phạm của mình Muốn xâydựng đội ngũ giáo viên có trình độ CM, tâm huyết với nghề, người Hiệu trưởng phảicó quyền lựa chọn đội ngũ GV cho trường mình, đó là những người yêu trẻ, phải biếtgiao tiếp với trẻ, nắm vững CM giảng dạy, nắm vững các khoa học có liên quan cácmôn trong nhà trường, vận dụng linh hoạt lý luận dạy học, lý luận giao tiếp, tâm lýhọc, [dẫn theo 10].

Tác giả Ollingsworth, H., & Oliver với tác phẩm “A Japanese Approach to

Improving Mathematics Teaching and Learning, Routledge” (Cách tiếp cận của

người Nhật để cải thiện việc dạy và học toán) Tác giả nhấn mạnh, hiệu trưởng phảibiết đề ra yêu cầu nâng cao trình độ CM của từng GV trong trường, từ đó có nộidung, hình thức tổ chức bồi dưỡng cho phù hợp Những biện pháp bồi dưỡng có hiệuquả được các tác giả đề cấp đến là tổ chức cho GV học tập có hệ thống về triết học,kinh tế chính trị học, với các hình thức phong phú và hấp dẫn, trao đổi thông tin, triểnlãm khoa học, giao lưu với GV dạy giỏi, nhằm mục đích: Nâng cao nhận thức củaGV, nâng cao trình độ bộ môn mình giảng dạy, đồng thời cũng hoàn thiện tay nghềsư phạm của mình [23]

Tác giả Sonia Bland f ord với tác phẩm “Managing Professional Development

in Schools” (Quản lý phát triển chuyên môn trong trường học) Tác phẩm nhấn mạnh

tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường đã từ lâutrở thành vấn đề quan tâm của các nước trên thế giới Trong đó việc quan trọng là cầnphải phát triển kỹ năng quản lý chuyên môn trong nhà trường, muốn làm được điềunày Hiệu trưởng nhà trường phải không ngừng học tập, bồi dưỡng phát triển tri thức,kỹ năng, tầm nhìn…[21]

Tác giả Glover với tác phẩm “Managing Professional Development in

Education” (Quản lý phát triển chuyên môn trong giáo dục) Tác giả nhấn mạnh tầm

quan trọng trong việc dự giờ và phân tích bài học là đòn bẩy trong công tác quản lýchuyên môn của giáo viên Việc phân tích bài học trước hết phải nêu cho giáo viênbiết cách khắc phục thiếu sót, phát huy các mặt mạnh để nâng cao chất lượng bàigiảng, từ đó nâng cao chuyên môn cho giáo viên Tác giả đã đề ra các yêu cầu và quytrình phân tích một giờ dạy để giúp cho hiệu trưởng thực hiện có hiệu quả biện pháp

Trang 20

quản lý này Tác giả đã nêu lên rất cụ thể cách tiến hành dự giờ và phân tích sư phạmcủa sách giáo khoa, nội dung dạy trong chương trình Tiếp theo là giáo viên và hiệutrưởng dự giờ lẫn nhau và cùng nhau dự giờ giáo viên giỏi, cứ như vậy giáo viên đãđược hiệu trưởng hướng dẫn cho rất nhiều về phương pháp dạy học, về cách thức tổchức dạy học để nâng cao trình độ học vấn của học sinh, thông qua đó sẽ phát triểnđược trình độ chuyên môn cho giáo viên [22].

1.1.2 Ở Việt Nam

Hoạt động chuyên môn là hướng nghiên cứu đã được nhiều nhà khoa học quantâm Được thể hiện trong các công trình nghiên cứu như Vũ Quốc Long, Phạm QuangHuân & Trần Thị Hải Yến, Nguyễn Thị Lan Anh, Vũ Thị Sơn… Các nhà khoa học

đều đã khẳng định: “Quản lý hoạt động chuyên môn có vai trò quan trọng trong việc

thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá - Nguyên nhân của việcchuyển biến chậm trong đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá là côngtác quản lý hoạt động đổi mới PPDH và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của họcsinh ở các trường trung học còn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là công tácchỉ đạo chuyên môn - mắt xích vô cùng quan trọng trong việc thực hiên đổi mớiPPDH và kiểm tra, đánh giá” [1], [9], [15], [17].

Tác giả Vũ Thị Sơn bàn về nội dung quản lý hoạt động chuyên môn trong đổi

mới sinh hoạt chuyên môn “SHCM được xem là một hình thức tự bồi dưỡng, năng

cao năng lực của đội ngũ giáo viên tại trường Về mặt quản lý, sinh hoạt chuyên môncó khả năng xây dựng nên bầu không khí sư phạm trong đời sống nhà trường” Điều

đó có nghĩa là sinh hoạt chuyên môn được tổ chức tốt có thể mang lại lợi ích thiếtthực cho không chỉ học sinh mà cả giáo viên và nhà trường Tuy nhiên, chất lượngsinh hoạt chuyên môn phụ thuộc rất nhiều vào công tác quản lý chuyên môn của nhàtrường, vào ban giám hiệu có chiến lược tổ chức và quản lý sinh hoạt chuyên mônthường xuyên và quán triệt mục tiêu chất lượng giáo dục cũng như quan tâm thúc đẩyđộng lực học tập phát triển của giáo viên hay không Điều này có liên quan rất nhiềuđến sự quyết tâm của tập thể sư phạm nhà trường để cải tạo thực tiễn theo mục tiêuphát triển chất lượng dạy học [17]

Các tác giả Phạm Quang Huân, Trần Thị Hải Yến cho rằng một trong cáchướng phát triển chuyên môn cho giáo viên là phải tăng cường công tác tổ chức tự

học cho đội ngũ giáo viên trong “Tổ chức hoạt động thực hành cho đội ngũ giáo viên

là 1 nội dung quan trọng của quản lý hoạt động chuyên môn Quản lý nhà trườngcũng như quản lý hoạt đông jchuyên môn suy cho cùng đó là những tác động có ýthức, có kế hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý lên tất cả các mặt đời sống của

Trang 21

nhà trường, của tổ chuyên môn đề đảm bảo sự vận hành tối ưu quá trình dạy học vàgiáo dục Trong những nội dung quản lý hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng nâng caonăng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên là vấn đề then chốt, bởi giáo viên là nhântố quyết định chất lượng giáo dục Trong hoạt động bồi dưỡng thì tổ chức và thúcđẩy hoạt động tự bồi dưỡng có ý nghĩa quyết định vì nó phát huy nội lực chủ quancủa đội ngũ giáo viên Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động bồi dưỡng chuyên mônnhất là việc tổ chức hoạt động thực hành của giáo viên là hạt nhân cho mọi hoạtđộng bồi dưỡng khác” [9].

Tác giả Giáp Văn Khoa với đề tài “Quản lý hoạt động tổ chuyên môn của Hiệu

trưởng trường THPT Tân Yên- Bắc Giang” Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận

liên quan đến quản lý hoạt động TCM ở cấp THPT và thực trạng quản lý hoạt độngTCM tại trường THPT Tân Yên - Bắc Giang với những thành tích và hạn chế nhấtđịnh Từ đó tác giả đề xuất các biện pháp khắc phục hạn chế và nâng cao chất lượngquản lý hoạt động TCM [14]

Tác giả Cao Thị Minh Tú với đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động của tổ

chuyên môn trường THPT Đoàn kết - Hai Bà Trưng- Hà Nội” Ở đề tài này tác giả đã

chỉ ra rằng hoạt động TCM là nơi thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,Nhà nước, của ngành, của địa phương, là nơi thực thi các nhiệm vụ, chính sách về đổimới giáo dục, đồng thời cũng là nơi phản hồi một cách chính xác nhất tính hiệu quảcủa các biện pháp QLGD của hiệu trưởng Tuy nhiên một số biện pháp chưa đượcquan tâm chỉ đạo đúng mức, chưa được thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả chưacao Từ đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TCM để khắc phụcnhững hạn chế còn tồn tại [18]

Trong một số công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục chuyênngành quản lý và tổ chức công tác văn hóa, giáo dục bước đầu tổ chức nghiên cứuthực trạng và hệ thống được một số vấn đề quản lý cũng như đề xuất một số biện

pháp quản lý trường học như đề tài “Biện pháp quản lý hoạt động chuyên môn của

Hiệu trưởng ở các trường THPT thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây của Nguyễn Sỹ Khiêm”

(2002) [13]; “Một số biện pháp nâng cao năng lực quản lý chuyên môn cho Hiệu

trưởng các trường THCS huyện Thanh Trì thành phố Hà Nội của Trần Thị Vương”

(2003) [20]; “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học của Hiệu trưởng nhằm

nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS huyện Đông Sơn - Thanh Hóa của LêThị Hải” (2003) [4]; Các công trình nghiên cứu đã giới thiệu về mặt lý luận và thực

tiễn các vấn đề QLCM cũng như quản lí hoạt động dạy học Nhưng các đề tài nàymới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số biện pháp QL nói chung của một cấp học,

Trang 22

một hoạt động giáo dục của trường học Trong khi đó thực tiễn luôn nảy sinh nhữngvấn đề mới cần tổ chức nghiên cứu, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi các nhàkhoa học, người Hiệu trưởng QLCM ở trường THCS quan tâm, nghiên cứu sao chophù hợp với môi trường và đối tượng QL hiện nay một cách sâu sắc, đáp ứng yêu cầuđổi mới giáo dục phổ thông mới.

Qua nghiên cứu tôi nhận thấy vấn đề QL hoạt động chuyên môn nói chung đãđược thể hiện rất rõ ràng và cụ thể trong các nghiên cứu, đánh giá của các tác giả.Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào về quản lý hoạt động chuyên môn tạitrường THCS trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới Chính vì

thế tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động chuyên môn ở các trường THCS

thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh theo chương trình giáo dục phổ thôngmới” làm đề tài nghiên cứu Luận văn sẽ đóng góp vai trò quan trọng trong việc hoàn

thiện và áp dụng các nghiên cứu về lý thuyết quản lý hoạt động chuyên môn đáp ứngyêu cầu đổi mới chương trình giáo dục hiện nay

1.2 Một số khái niệm

1.2.1 Khái niệm về quản lý

Quản lý có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội, con người muốn tồntại và phát triển đều phải dựa vào sự nỗ lực của tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến phạmvi rộng lớn hơn, ở tầm quốc gia, quốc tế đều phải thừa nhận và chịu một sự quản lýnào đó Từ những nhận định trên, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều quan niệm về

quản lý dưới các góc độ khác nhau: Theo K Marx và Friedrich Engels thì: “Quản lý

là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó gắn liền với sự phân công và phốihợp, nhưng khi nói đến sự phân công và phối hợp thì sự chỉ huy thống nhất để đảmbảo sự đồng bộ, ăn khớp trong hoạt động của các bộ phận cấu thành hệ thống, điềuchỉnh hoạt động của các bộ phận này trên cơ sở mục tiêu chung là yêu cầu tất yếukhách quan hết sức cần thiết Xét đến cùng thì điều đó chỉ có thể thực hiện được trêncơ sở tổ chức Chức năng chủ yếu của quản lý là phối hợp các mặt hoạt động của tổchức và của những người trong tổ chức đó thành một chủ thể” [11].

Nhiều nhà nghiên cứu lý luận Liên Bang Nga cho rằng: “Quản lý một hệ thống

xã hội là khoa học, là nghệ thuật tác động (của chủ thể quản lý) vào hệ thống, chủyếu là vào con người, nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội nhất định(Aunaful, Kecgienxep, Kondacop) hoặc “Quản lý là tính toán sử dụng hợp lý cácnguồn lực (nhân lực, vật lực và tài chính) nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ với kếtquả tối ưu về kinh tế - xã hội” [5].

Trang 23

Các tác giả nghiên cứu quản lý phương Tây cũng có những định nghĩa quản lý

rất cụ thể như: “Quản lý chính là dự báo, lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp

và kiểm tra” (H.Fayol - Pháp) [19] Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo phối

hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được những mục tiêu của nhóm mục tiêu củamọi nhà quản lý là hình thành một môi trường mà con người có thể đạt được cácmục tiêu của các nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất Vớitư cách thực hành thì quản lý là nghệ thuật, còn các kiến thức về quản lý thì quảnlý là khoa học

Từ những cách tiếp cận khác nhau đó thì thuật ngữ về quản lý đã được các nhànghiên cứu khoa học ở Việt Nam đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về quản lý.Sau đây là một vài định nghĩa:

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003) thì: “Quản lý là hoạt động của con

người tác động vào tập thể, người khác để phối hợp, điều chỉnh, phân công, thực hiệnmục tiêu chung” [8].

Theo tác giả Hà Sỹ Hồ cho rằng: “Quản lý là một quá trình tác động có định

hướng, có tổ chức nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng được ổn định và làm chonó phát triển tới mục đích đã định” [7].

Các tác giả Đặng Vũ Hoạt & Hà Thế Ngữ cho rằng: “Quản lý một hệ thống là

quá trình tác động đến nó nhằm đạt được những mục tiêu nhất định Những mục tiêunày đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà nhà quản lý mong muốn” [6,

tr.225]

Theo tác giả Hoàng Chung và Phạm Thanh Liêm: “Quản lý là tác động có

mục đích đến tập thể những con người nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động của họ,động viên kích thích họ trong quá trình lao động” [3].

Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành

động, có thể khái niệm: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể

quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.

1.2.2 Chuyên môn và tổ chuyên môn

Chuyên môn là tổng hợp các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo thực hành mà con

người tiếp thu được, qua đó tạo lập để có khả năng thực hiện một loạt công việc trongphạm vi một ngành nghề nhất định theo phân công của xã hội

Trình độ chuyên môn gồm nhiều khía cạnh khác nhau của hiệu suất công việcnhư: sẵn sàng xử lý những tình huống bất ngờ nhanh chóng và êm đẹp, thực hiện tốt

Trang 24

và hiệu quả các nhiệm vụ được giao, biết cách kết hợp và quản lý cùng lúc nhiềunhiệm vụ khác nhau trong một công việc chuyên ngành

Trang 25

Từ khái niệm trên tác giả đưa ra khái niệm chuyên môn là khả năng áp dụng

các kiến thức, kỹ năng được học tập, rèn luyện vào môi trường thực tế của doanhnghiệp một cách có hiệu quả, biết điều chỉnh phù hợp để hoàn thành tốt nhiệm vụ cóliên quan tới yếu tố chuyên môn.

Tổ chuyên môn là một bộ phận quan trọng trong tổ chức nhà trường Đứng

đầu tổ chuyên môn là tổ trưởng, tổ trưởng chịu trách nhiệm trực tiếp quản lý điềuhành mọi hoạt động của tổ

Tổ chuyên môn là hình thức tổ chức nghề nghiệp đã có từ lâu trong nhàtrường Đây là đơn vị cơ sở trực tiếp nhất với các hoạt động của giáo viên Tổ chuyênmôn là một tổ chức trong nhà trường, tập hợp các giáo viên có cùng chuyên môn giúphọ hành động theo mục tiêu thống nhất Hoạt động của tổ chuyên môn là tạo điều kiệncho giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình dạy học - giáo dục.Thông qua tổ chuyên môn, hiệu trưởng sẽ nắm được sâu sát hoạt động của giáo viên,phát huy cao độ sự thống nhất giữa hiệu trưởng với các thành viên trong tập thể sưphạm Vì vậy, tăng cường chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn là mối quan tâmthường xuyên của hiệu trưởng Hay nói cách khác, quá trình quản lý hoạt động dạyhọc của hiệu trưởng luôn luôn gắn chặt với việc chỉ đạo hoạt động của tổ chuyên môn

Tại Khoản 1 Điều 16, Điều lệ trường THCS, THPT và trường THPT có nhiềucấp học, ban hành theo Thông tư số 12/2011/TT/-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ

Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: “Hiệu trưởng, các phó Hiệu trưởng, GV, viên chức

thư viện, viên chức thiết bị thí nghiệm của trường trung học được tổ chức thànhTCM theo môn học hoặc nhóm môn học” Mỗi TCM có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ

phó chịu sự QL, chỉ đạo của Hiệu trưởng, do Hiệu trưởng bổ nhiệm và giao nhiệmvụ vào đầu mỗi năm học [2]

Như vậy theo qui định của Điều lệ có thể hiểu: TCM là một bộ phận của nhà

trường, gồm một nhóm GV (từ 3 người trở lên) cùng giảng dạy về một môn học haymột nhóm môn học hay một nhóm viên chức làm công tác thư viện, thiết bị giáodục, tư vấn học đường,…được tổ chức lại để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ theoqui định tại khoản 2 điều 16 của Điều lệ nhà trường.

1.2.3 Hoạt động chuyên môn ở trường THCS

Hoạt động chuyên môn là hoạt động quan trọng nhất trong các nhà trường,hoạt động này có vai trò quyết định đến chất lượng của nhà trường Hoạt độngchuyên môn hàng năm phải bám sát nội dung, chương trình dạy học theo quy địnhcủa Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục, phòng Giáo dục và của nhà trường

Trang 26

Hoạt động chuyên môn là hoạt động chủ yếu và đặc trưng nhất, quyết địnhtoàn bộ hoạt động khác trong nhà trường, thu hút lực lượng tinh nhuệ nhất của nhàtrường là giáo viên và cán bộ quản lý tham gia thực hiện mục tiêu, kế hoạch và mụctiêu đào tạo Do đó Hiệu trưởng trường THCS có vai trò cao nhất trong việc chỉ huy,động viên, tổ chức và phối hợp các nguồn lực, sử dụng phương pháp và công cụ quảnlý, đề ra các biện pháp quản lý, đảm bảo cho hoạt động chuyên môn được thực hiệnđúng kế hoạch và hiệu quả cao.

Chất lượng hoạt động chuyên môn của nhà trường thể hiện qua chất lượnggiáo dục mọi mặt (năng lực trí tuệ, đạo đức, tác phong, phẩm chất chính trị ) Hoạtđộng của tổ chuyên môn trong trường THCS bao gồm:

+ Tổ chức hoạt động giảng dạy của giáo viên ở trên lớp theo phân phốichương trình của Bộ Giáo dục

+ Tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên.+ Tổ chức các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chấtlượng dạy và học trong nhà trường

+ Tổ chức và theo dõi đánh giá hoạt động tự học tự bồi dưỡng hoặc chia sẻ,trao đổi kinh nghiệm trong sinh hoạt chuyên môn, thường xuyên hoặc theo dõi định kì

+ Tổ chức các hoạt động thao giảng, thi giáo viên giỏi cấp tổ, tuyển chọnnhững giáo viên có chuyên môn tốt nhất để dự thi giáo viên giỏi cấp trường…

Hoạt động chuyên môn là hoạt động mà người giáo viên giữ vai trò chủ đạo

trong việc thực hiện các nội dung, chương trình giáo dục theo quy định của Bộ, Sở,Phòng GD&ĐT và của nhà trường Người giáo viên ngoài việc thực hiện tốt nhiệmvụ dạy học của mình, mà còn cần không ngừng học tập, bồi dưỡng hoàn thiện, nângcao trình độ chuyên môn để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chương trình giáodục Chính vì vậy, hoạt động chuyên môn không chỉ bao gồm hoạt động dạy học màcòn bao gồm các hoạt động như: Hoạt động tập huấn bồi dưỡng nâng cao trình độchuyên môn, hoạt động sinh hoạt chuyên môn, hoạt động nghiên cứu khoa học, hoạtđộng thi viết sáng kiến, Hoạt động thao giảng, hoạt động thi giáo viên dạy giỏi…Cóthể nói mục tiêu của hoạt động chuyên môn chính là nâng cao năng lực cho giáo viên,từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong các nhà trường

Như vậy, hoạt động tổ chuyên môn trong nhà trường có vai trò quyết định đếnsự phát triển của nhà trường nói riêng và sự phát triển giáo dục nói chung Hoạt độngcủa chuyên môn là nhân tố quyết định trực tiếp đến chất lượng dạy học trong các nhàtrường hiện nay

Trang 27

1.2.4 Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THCS

Quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THCS là tác động có mục đích củahiệu trưởng để chỉ đạo, điều khiển giáo viên thực hiện các nhiệm vụ chuyên mônnhằm đạt được mục tiêu dạy học và giáo dục theo từng năm học

Muốn quản lý tốt được hoạt động chuyên môn, hiệu trưởng phải am hiểutường tận việc giảng dạy, nắm vững nội dung chương trình các môn học, nắm vữngđặc trưng phương pháp giảng dạy từng bộ môn Thường xuyên nắm bắt và cập nhậtcác kiến thức và thành tựu về đổi mới phương pháp dạy học để chỉ đạo tập thể giáoviên nhà trường thực hiện

Bên cạnh đó, người hiệu trưởng phải có năng lực tổ chức và điều hành để chỉđạo các tổ trưởng chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chuyênmôn từ đó nâng cao hoạt động chuyên môn thúc đẩy chất lượng dạy học

Nói tóm lại, chúng ta có thể hiểu quản lý hoạt động chuyên môn ở trường

THCS là quá trình quản lý của người hiệu trưởng thông qua các chức năng lập kếhoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên, nhằm giúpgiáo viên thực hiện đúng các mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, đánh giáhọc sinh, thông qua đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.

1.3 Một số vấn đề lý luận về hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.3.1 Những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đối với hoạt độngchuyên môn

CTGDPT là toàn bộ phương hướng và kế hoạch GDPT, trong đó nêu rõ mụctiêu GDPT, quy định yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đối với học sinh,phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt độnggiáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, chuyên đề học tậpvà hoạt động trải nghiệm ở mỗi lớp và mỗi cấp học của GDPT

Chương trình giáo dục trung học cơ sở giúp học sinh phát triển các phẩm chất,năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theocác chuẩn mực chung của xã hội; hình thành phương pháp học tập, hoàn chỉnh trithức và kỹ năng nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặctham gia vào cuộc sống lao động

Những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới đối với hoạt độngchuyên môn là:

Trang 28

- Đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn theo chương trình giáo dục phổthông mới.

- Đổi mới về phương pháp sinh hoạt tổ chuyên môn theo chương trình giáodục phổ thông mới

- Đổi mới về phương thức quản lý các hoạt động chuyên môn của giáo viêntheo chương trình giáo dục phổ thông mới

- Đổi mới hoạt động dạy học của giáo viên theo chương trình giáo dục phổthông mới (đổi mới PPDH, hình thức tồ chức dạy học và đồi mới kiểm tra đánh giáHS)

1.3.2 Mục tiêu hoạt động chuyên môn ở trường trung học cơ sở

Mục tiêu hoạt động chuyên môn ở trường THCS là nhằm thực hiện có chấtlượng, hiệu quả các nhiệm vụ chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học của nhàtrường và chất lượng của từng môn học Phát triển năng lực đội ngũ giáo viên, pháttriển nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục theo chương trình giáo dục phổthông mới

Hoạt động chuyên môn được tiến hành có hiệu quả sẽ giúp tổ bộ môn và nhàtrường thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục, đảm bảo chất lượng giáodục theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

Hoạt động chuyên môn được coi trọng, được quản lý chặt chẽ, giúp cho bộmôn, nhà trường tiến hành một cách khoa học mọi hoạt động chuyên môn, tạo niềmtin đối với giáo viên, học sinh, xây dựng văn hóa chất lượng và văn hóa quản lý củanhà trường

Mục tiêu hoạt động chuyên môn ở trường trung học cơ sở là nhằm:- Giúp nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường đáp ứng theo chuẩnchương trình giáo dục phổ thông mới

- Giúp nâng cao năng lực hoạt động chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quảnlý trong nhà trường

- Giúp giáo viên biết chủ động lựa chọn nội dung để xây dựng các chuyên đềdạy học trong mỗi môn học và các chuyên đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổchức hoạt động học tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh

- Giúp đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức dạy học theochương trình giáo dục phổ thông mới; đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng dạy học

Trang 29

tích cực, hướng vào hoạt động học của học sinh, đảm bảo cơ hội học tập, góp phầnphát triển năng lực cho mọi học sinh.

Trang 30

- Giúp giáo viên nắm vững quan điểm, phương pháp, kỹ thuật dạy học, chủđộng điều chỉnh nội dung sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn học tập/hướng dẫn hoạtđộng giáo dục cho cập nhật, phù hợp với đối tượng học sinh, vùng miền và quá trìnhtổ chức hoạt động học tập theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Giúp xây dựng và phát triển quan hệ đồng nghiệp thân thiện, tôn trọng theohướng hợp tác, hỗ trợ và dân chủ; đảm bảo cơ hội phát triển chuyên môn cho mọigiáo viên

1.3.3 Vai trò của tổ chuyên môn trong các hoạt động chuyên môn của THCS theochương trình giáo dục phổ thông mới

Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành của trường THCS Các tổ, nhómchuyên môn có mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụkhác và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện các nhiệm vụ của tổ và các nhiệm vụkhác của chiến lược phát triển nhà trường để đưa nhà trường đạt được các mục tiêuđã đề ra

Tổ chuyên môn là nơi trực tiếp triển khai các mặt hoạt động của nhà trường,trong đó trọng tâm là hoạt động giáo dục và dạy học

Tổ chuyên môn là đầu mối quản lý mà Hiệu trưởng nhất thiết phải tập trungdựa vào đó để quản lý nhà trường trên nhiều phương diện, nhưng cơ bản nhất là hoạtđộng giáo dục, dạy học và hoạt động sư phạm của GV

Đặc biệt, TCM là nơi tập hợp, đoàn kết, tìm hiểu nắm vững tâm tư, tình cảmvà những khó khăn trong đời sống của các GV, kịp thời động viên, giúp đỡ GV trongtổ hoàn thành tốt nhiệm vụ của người GV trong trường trung học

Trong trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, Tổ chuyênmôn là một tổ chức hoạt động dưới sự chỉ đạo của ban lãnh đạo nhà trường với cácvai trò cụ thể như sau:

- Xây dựng và thực thi các kế hoạch hoạt động của chuyên môn.- Thực hiện các nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn (Tổ chức một cáchkhoa học các hoạt động nghiên cứu tài liệu chuyên môn, phát hiện các vấn đề cầntháo gỡ trong chuyên môn, đặc biệt là các vấn đề phát sinh trong việc thực hiệnchương trình giáo dục phổ thông tổng thể)

- Thực hiện đảm bảo nội dung chương trình giảng dạy, bám sát Chuẩn kiếnthức kĩ năng theo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới

- Quản lý hồ sơ chuyên môn của GV theo đúng quy định

Trang 31

- Quản lý thực hiện đúng quy chế chuyên môn của giáo viên Việc xây dựngquy chế chuyên môn được tiến hành vào đầu mỗi năm học nhằm đề ra cách thức làmviệc đảm bảo tiến độ, tiến trình đề ra, nâng cao chất lượng giáo dục.

- Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theochương trình giáo dục phổ thông mới (đặc biệt là việc kiểm tra, đánh giá HS theochuẩn kiến thức kĩ năng, theo yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông mới và theocác thông tư của Bộ GD&ĐT)

- Quản lý sử dụng có hiệu quả cao, tránh lạm dụng các đồ dùng, thiết bị dạyhọc và ứng dụng CNTT trong giảng dạy

- Thực hiện các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của GV Công tác bồi dưỡngnâng cao chất lượng đội ngũ GV nhằm hoàn thiện và nâng cao hệ thống tri thức khoahọc, ngoại ngữ, CNTT đáp ứng công việc

1.3.4 Nội dung hoạt động chuyên môn ở trường trung học cơ sở

Hoạt động chuyên môn ở trường trung học cơ sở bao gồm các nội dung sau:- Xây dựng nội dung chương trình giáo dục: Căn cứ chương trình giáo dục phổthông mới, các nhà trường soát nội dung dạy học trong sách giáo khoa hiện hành, tinhgiản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng củachương trình giáo dục phổ thông hiện hành; lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung cácbài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thànhmột số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạchgiáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực,phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế

- Hoạt động chuẩn bị cho giờ lên lớp của giáo viên như: làm kế hoạch giảngdạy, chuẩn bị những đồ dùng dạy học cần thiết, các loại sổ sách chuyên môn, sưu tầmtài liệu tham khảo, nghiên cứu các phương pháp giảng dạy, đặc biệt là các phươngpháp giảng dạy mới…

- Hoạt động dạy của giáo viên: Công tác chuẩn bị, nội dung kiến thức, phươngpháp dạy học, sử dụng đồ dùng dạy học, phân phối thời gian;

- Hoạt động học của học sinh: Nề nếp học tập, phương pháp học tập, khả năngtiếp thu kiến thức kỹ năng, kết quả học tập;

- Hoạt động ngoại khóa cho học sinh: Các hoạt động ngoại khóa tạo điều kiệncho học sinh khả năng mở rộng và đào sâu tri thức đã tiếp thu được ở chương trìnhbắt buộc Đồng thời tạo thêm hứng thú học tập và làm phát triển thêm năng lực riêngcủa từng học sinh Qua đó góp phần hướng nghiệp cho học sinh Một số hoạt động

Trang 32

ngoại khóa phù hợp với trường phổ thông là: Câu lạc bộ khoa học, hội “Các nhà khoahọc trẻ tuổi”, các hội thi, tham quan học tập…

- Hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên trongnhà trường

- Hoạt động sinh hoạt khoa học của tổ chuyên môn: Nội dung của sinh hoạtkhoa học của tổ chuyên môn cần tập trung giải quyết những vấn đề sau: giải quyết,tháo gỡ những vấn đề mới và khó khăn như thiết kế bài soạn theo hướng đổi mới,thống nhất những mục tiêu và nội dung cơ bản của từng đơn vị bài học, lựa chọnphương pháp và xác lập tiến trình dạy học, chuẩn bị thiết bị dạy học, thống nhất hìnhthức đề kiểm tra chất lượng học sinh…

1.3.5 Hình thức tổ chức hoạt động chuyên môn ở trường trung học cơ sở

Căn cứ vào kế hoạch chuyên môn đã xây dựng hiệu trưởng nhà trường trunghọc cơ sở có thể tổ chức hoạt động chuyên môn thông qua các hình thức sau:

+ Tổ chức hoạt động dạy học:Hoạt động dạy học là hệ thống những hành động phối hợp, tương tác giữa giáoviên và học sinh, trong đó, dưới tác động chủ đạo của giáo viên, học sinh tự giác, tíchcực, chủ động lĩnh hội hệ thống tri thức khoa học,kỹ năng, kỹ xảo, phát triển năng lựcnhận thức, năng lực hành động, hình thành thế giới quan khoa học và những phẩmchất của nhân cách

Hoạt động dạy học gồm hai mặt của quá trình đó là dạy và học luôn đi kèmbiện chứng với nhau Hoạt động dạy là hoạt động của giáo viên nhằm tạo ra, tổ chứcvà hướng dẫn hoạt động học của học sinh Hoạt động học là một hoạt động của họcsinh nhằm chiếm lĩnh giá trị tri thức văn hóa của nhân loại, nhờ đó mà hình thành vàphát triển những năng lực và nhu cầu của mỗi người Thông qua hoạt động dạy họcgiáo viên sẽ phát triển được năng lực chuyên môn, tích lũy được nhiều tri thức, kinhnghiệm…

+ Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp:Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoàigiờ học các môn học Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và thốngnhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, gópphần quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh

Trong quá trình thực hiện hoạt động ngoài giờ lên lớp, giáo viên là ngườihướng dẫn, cố vấn cho học sinh chủ động tổ chức và điều hành hoạt động của tập thể,tạo điều kiện để phát huy vai trò tự chủ của học sinh trong hoạt động Mặt khác hoạtđộng này cũng đòi hỏi giáo viên cần tổ chức nhiều hình thức, phương pháp dạy học

Trang 33

nhằm phát huy tính chủ động học tập của mọi đối tượng học sinh Đây là nên tảngcơ

Trang 34

bản, là động lực quan trọng để thúc đẩy giáo viên đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học, từ đó phát triển được năng lực chuyên môn cho bản thân giáo viên.

+ Tổ chức sinh hoạt chuyên môn:Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệpvụ, năng lực sư phạm cho giáo viên Buổi sinh hoạt chuyên môn có chất lượng sẽgóp phần không nhỏ giúp giáo viên tự học, tự bồi dưỡng, tháo gỡ những khó khăntrong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ hoạt động chuyên môn của mình

Bộ giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo việc giao quyền tự chủ cho các trườngTHCS xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường đáp ứng mục tiêu củachương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn dựatrên nghiên cứu bài học để nâng cao năng lực sư phạm của đội ngũ nhà giáo trên tinhthần "bồi dưỡng tại công việc” Nội dung cơ bản của sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môndựa trên nghiên cứu bài học là: các giáo viên trong tổ/nhóm chuyên môn cùng nhauxây dựng nội dung và tiến trình bài học; thực hiện bài học và dự giờ; phân tích, rútkinh nghiệm bài học thông qua phân tích hoạt động học của học sinh, qua đó các giáoviên trao đổi, chia sẻ, học tập lẫn nhau về hình thức, phương pháp, kĩ thuật tổ chứchoạt động học của học sinh

+ Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ chuyên mônDự giờ là hoạt động thăm lớp nhằm kiểm tra, xem xét, hỗ trợ, tư vấn hoạtđộng dạy học của giáo viên, đây là một phương pháp giúp nâng cao việc dạy và họctại các nhà trường Các tiết dự giờ sẽ giúp cho các giáo viên chủ động, tích cực hơntrong bài giảng của mình Khi đồng nghiệp đến dự giờ thì giáo viên giảng dạy sẽchuẩn bị bài kỹ hơn, sẵn sàng trao đổi về bài dạy trước khi lên lớp, đây là một việclàm hết sức thiết thực và cần thiết đối với mỗi giáo viên hiện nay Những lớp học cógiáo viên đến dự giờ cũng sẽ sôi nổi, ý thức học tập của học sinh cũng nghiêm túchơn, đó là điều kiện thuận lợi để giáo viên phát huy được sự sáng tạo trong tiết họccủa học sinh

Theo chương trình giáo dục phổ thông mới thay vì theo dõi, ghi chép tiến trìnhbài học và quan sát hoạt động dạy của giáo viên là chính, giáo viên đã biết hướng sựchú ý vào hoạt động học của học sinh về việc tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệmvụ; thực hiện nhiệm vụ học tập; sản phẩm học tập; báo cáo kết quả và thảo luận.Bước đầu giáo viên đã quen với việc dự các tiết học tổ chức hoạt động học của họcsinh trong tiến trình bài học, biết đặt hoạt động dạy và học liên kết chặt chẽ với nhau

Quan điểm phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy dựa trên phân tích hoạt độnghọc của học sinh đã bước đầu được thực hiện tốt trong các buổi sinh hoạt chuyên môn

Trang 35

sau dự giờ Quy trình thực hiện một buổi phân tích, rút kinh nghiệm giờ dạy đã đượcphần lớn tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn điều hành có hiệu quả Việc nhận xét,chia sẻ của người dạy và người dự giờ đã phân tích được những diễn biến và kết quảchính của mỗi hoạt động học được tổ chức cho học sinh, qua đó nêu được những mặtđược/chưa được trong hoạt động dạy của giáo viên Bước đầu khắc phục được tìnhtrạng nhận xét theo tiến trình giờ dạy và đánh giá ưu điểm/hạn chế của người dạy mộtcách chủ quan.Nhận xét, rút kinh nghiệm dựa trên minh chứng là hoạt động học củahọc sinh đã phát huy hiệu quả, tạo được môi trường sư phạm dân chủ, cởi mở, đoànkết, học tập lẫn nhau để cùng tiến bộ.

+ Tổ chức thao giảng trong trường hoặc tham gia thao giảng trong cụm trườngThao giảng là hoạt động chuyên môn của quá trình dạy học, nhằm thực hiệnmột tiết dạy mẫu trong phạm vi cấp tổ, cấp trường, cấp tỉnh thành, cấp ngành để đánhgiá chất lượng giáo viên Hay nói cách khác thao giảng là việc thực hiện một bài lênlớp có sự tham dự của giáo viên khác

Thông qua hoạt động tổ chức thao giảng sẽ giúp nâng cao chất lượng dạy họccủa giáo viên; đánh giá được thực chất trình độ, năng lực giảng dạy của giáo viên;giáo viên học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau Từ đó giáo viên sẽ tích lũy được nhiều kinhnghiệm và phát triển được năng lực chuyên môn cho bản thân

+ Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm từ các trường bạnTổ chức tham quan học tập kinh nghiệm từ các trường bạn là hoạt động tổchức thăm quan các trường điển hình tiên tiến về hoạt động dạy học và chất lượnghoạt động dạy học Từ đó tăng cường trao dồi, học hỏi nâng cao trình độ chuyênmôn; học tập kinh nghiệm về công tác chuyên môn ở tổ chuyên môn đối với các tổtrưởng chuyên môn; học tập các mô hình, hình thức và kinh nghiệm hoạt độngchuyên môn

- Tăng cường công tác giao lưu, tạo mối quan hệ tốt đẹp của hai trường.Hiệu trưởng nhà trường xây dựng mối quan hợp tác, hữu nghĩ, truyền thống,gắn bó, thân thiết với trường bạn Nhằm duy trì sự tương tác hai chiều trong nhiềulĩnh vực của hoạt động chuyên môn như: Hoạt động dạy, hoạt động đổi mới phươngpháp, hình thức, nội dung giáo dục…

+ Tổ chức các cuộc thi gắn với các nội dung về chuyên mônTổ chức các cuộc thi gắn với các nội dung về chuyên môn sẽ khuyến khíchgiáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm có liên quan đến mônhọc và gắn liền với thực tiễn; Góp phần đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức

Trang 36

dạy học, đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập, tăng cường sử dụng thiết bịdạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

+ Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viênTổ chức tập huấn, bồi dưỡng giáo viên là một trong những bước quan trọng đểthực hiện đổi mới căn bản giáo dục, giúp giáo viên hoàn thiện kiến thức, đáp ứng yêucầu chương trình giáo dục phổ thông mới Giáo viên tham dự tập huấn, bồi dưỡngcó nhiệm vụ chia sẻ những kiến thức thu được cho giáo viên trong toàn trường.Thông qua đó hoạt động tập huấn, bồi dưỡng sẽ giúp bổ sung thêm tri thức, cập nhậtthêm những cái mới để làm tăng thêm vốn hiểu biết, kỹ năng chuyên môn từ đó nângcao hoạt động chuyên môn trong các nhà trường

1.4 Quản lý hoạt động chuyên môn của Hiệu trưởng trường THCS theo chươngtrình giáo dục phổ thông mới

1.4.1 Lập kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THCS theo chươngtrình giáo dục phổ thông mới

Kế hoạch được hiểu là tập hợp những mục tiêu cơ bản được sắp xếp theo mộttrình tự nhất định, với chương trình hành động cụ thể để đạt được các mục tiêu đã xácđịnh Kế hoạch được đặt ra xuất phát từ đặc điểm tình hình cụ thể của tổ chức vànhững mục tiêu định sẵn mà tổ chức có thể hướng tới để đạt được mong muốn

Xây dựng kế hoạch là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình quản lý hoạtđộng chuyên môn theo chương trình GDPT mới của hiệu trưởng Kế hoạch là nềntảng của quản lý, là sự quyết định lựa chọn lộ trình hoạt động chuyên môn của hiệutrưởng, từng GV phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu của của hoạt độngchuyên môn Hoạt động này nhằm xác định hệ thống mục tiêu, nội dung hoạt động,các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu Cấu trúc của một bản kế hoạch quản lýhoạt động chuyên môn ở các trường THCS bao gồm:

- Mục tiêu kế hoạch: Hiệu trưởng nhà trường cần xác định rõ mục tiêu củaquản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường nhằm nâng cao được kiến thức, kỹnăng, thái độ cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường

- Thời gian thực hiện kế hoạch: Bản kế hoạch phải xác định rõ thời gian thựchiện kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn Thời gian nào thực hiện hoạt động bồidưỡng, thời gian nào thực hiện hoạt động tập huấn, thời gian nào thực hiện hoạt độngdạy học, hoạt động ngoại khóa…

- Xác định các bộ phận, cá nhân tham gia vào quản lý hoạt động chuyên môncho giáo viên

Trang 37

- Xác định các biện pháp, cách thức thực hiện quản lý hoạt động chuyên môncho giáo viên THCS.

- Xác định kinh phí để thực hiện quản lý hoạt động chuyên môn cho giáoviên THCS

- Xác định các địa điểm thực hiện hoạt động chuyên môn cho giáo viên THCSnhư các hoạt động bên trong và bên ngoài nhà trường

Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ năm học, căn cứ vào xu thế phát triển của giáodục phổ thông giai đoạn hiện nay, hiệu trưởng cần lập kế hoạch hoạt động chuyênmôn phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới, công việc này để chuẩn bịcho nhà trường vận hành kịp thời đáp ứng yêu cầu của chương trình GDPT mới.Đồng thời kế hoạch hoạt động chuyên môn theo chương trình GDPT mới, hiệutrưởng nhà trường cần có định hướng cụ thể về đội ngũ thực hiện, nghiên cứu chươngtrinh môn học trong chương trình GDPT mới, bồi dưỡng năng lực chuyên môn choGV, kế hoạch về cơ sở vật chất phục vụ hoạt động chuyên môn, vấn đề quản lý của tổchuyên môn trong công tác tổ chức thực hiện

Từ kế hoạch chuyên môn chung của nhà trường theo chương trình GDPT mớiđịnh hướng giao tổ chuyên môn (cụ thể là tổ trưởng tổ chuyên môn) xây dựng kếhoạch dạy học môn theo chương trình GDPT mới Trên cơ sở kế hoạch triển khaihoạt động dạy học, có kế hoạch triển khai cụ thể theo mạch nội dung kiến thức trêntừng khối lớp cũng như kế hoạch chuẩn bị về con người thực hiện nhiệm vụ mới này.Trên thực tế đây là một yêu cầu mới trong nhiệm vụ chuyên môn nên đòi hỏi có sựchuẩn bị kỹ về nhân sự thực hiện trên cơ sở kế hoạch hoạt động chuyên môn đã đượcthiết lập trong phạm vi tổ để đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình triển khai thựchiện

Kế hoạch hoạt động chuyên môn được thực hiện đồng bộ kế hoạch triển khaicác hoạt động chuẩn bị cho dạy học theo chương trình GDPT mới bao gồm: kế hoạchtổ chức nghiên cứu nội dung chương trình trong GDPT mới, xây dựng những địnhhướng mạch nội dung kiến thức tích hợp để triển khai trong hoạt động dạy học, nhânsự phụ trách thực hiện, thời gian triển khai, năng lực của giáo viên trong tổ chuyênmôn, cơ sở vật chất cần thiết, triển khai theo khối lớp kèm lộ trình cụ thể

Để đảm bảo chất lượng hoạt động chuyên môn, mỗi cá nhân cần thực hiện tốtkế hoạch đã đề ra, đồng thời cán bộ quản lý nhà trường cần theo dõi, kiểm tra đôn đốcsát sao, tạo điều kiện tốt nhất, giáo viên đạt được mục tiêu đã đề ra trong kế hoạch

Nội dung lập kế hoạch quản lý hoạt động chuyên môn ở trường THCS theochương trình giáo dục phổ thông mới cụ thể như sau:

Trang 38

[1] Phân tích thực trạng hoạt động và quản lý hoạt động chuyên môn theochương trình giáo dục phổ thông mới

[2] Xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt của hoạt động chuyên môn và đánh giátính khả thi của chỉ tiêu, mục tiêu đó

[3] Xác định các hoạt động chuyên môn tương ứng với các mục tiêu củachương trình giáo dục phổ thông mới

[4] Lập kế hoạch nguồn lực thực hiện hoạt động chuyên môn[5] Lập kế hoạch tổ chức cho GV nghiên cứu chương trình giáo dục phổthông mới

[6] Lập kế hoạch của nhà trường về triển khai dạy học theo chương trình giáodục phổ thông mới

[7] Kế hoạch triển khai sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu củachương trình giáo dục phổ thông mới

[8] Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên về phát triển năng lực chuyên môn[9] Lập kế hoạch, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện hoạt động chuyên môntheo chương trình giáo dục phổ thông mới

[10] Kế hoạch rút kinh nghiệm, đánh giá việc thực hiện hoạt động chuyên môntheo chương trình giáo dục phổ thông mới

1.4.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS theochương trình giáo dục phổ thông mới

Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS theochương trình giáo dục phổ thông mới là quá trình triển khai, thực hiện một hoạt độngcụ thể trong kế hoạch hoạt động chuyên môn đã được xác định Tổ Tổ chức thực hiệnkế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS cần trả lời các câu hỏi cơ bản như:Có những hoạt động cụ thể nào? Phân công phối hợp như thế nào cho có hiệu quả?

Cơ sở để tổ chức thực hiện kế hoạch: Kế hoạch phải phù hợp với yêu cầu củacác cấp quản lý, phù hợp với đặc điểm tình hình đơn vị, thuận lợi, khó khăn xác địnhphương hướng, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động hợp lý với đơn vịmang tính khả thi tránh chỉ tiêu quá cao không phấn đấu được gây áp lực điểm số, chỉtiêu quá thấp dẫn đến hiệu quả hoạt động chuyên môn đạt không cao

Điều kiện để đảm bảo tổ chức thực hiện kế hoạch: Đội ngũ giáo viên và cánbộ quản lý phải đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng Cơ sở vật chất kỹ thuật, trangthiết bị phục vụ cần đáp ứng cho các hoạt động chuyên môn Nguồn lực tài chínhtrong và ngoài ngân sách và vốn đóng góp của xã hội hóa giáo dục phục vụ kịp thờicho hoạt động chuyên môn

Trang 39

Hiệu trưởng họp Hội đồng giáo dục, công bố mục tiêu chương trình GD củaBộ, của Ngành; Phân công thực hiện hoạt động chuyên môn trong nhà trường.

Để thực hiện tốt công tác tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động chuyên môn ởtrường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới, hiệu trưởng nhà trường cầnthực hiện các công việc sau:

[1] Thành lập ban chỉ đạo hoạt động chuyên môn theo chương trình giáo dụcphổ thông mới

[2] Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về hoạt động chuyên môn theochương trình giáo dục phổ thông mới

[3] Tổ chức phân công cho CBQL và giáo viên thực hiện hoạt động chuyênmôn theo chương trình GDPT mới

[4] Triển khai tập huấn, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn cho GV[5] Tổ chức giám sát, hỗ trợ hoạt động chuyên môn theo chương trình giáodục phổ thông mới

[6] Điều chỉnh kế hoạch hoạt động chuyên môn cho phù hợp với tình hìnhthực tiễn tại các trường THCS thành phố Móng Cái

[7] Tổ chức thu thập thông tin, kết quả về hoạt động chuyên môn theo chươngtrình giáo dục phổ thông mới

[8] Tổ chức các nguồn lực phục vụ hoạt động chuyên môn theo chương trìnhgiáo dục phổ thông mới

[9] Tổ chức phối hợp các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường đểnâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn

1.4.3 Chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động chuyên môn ở trường THCS theochương trình giáo dục phổ thông mới

Hiệu trưởng quản lý hoạt động chuyên môn theo chương trình DGPT mới,nghĩa là Hiệu trưởng chỉ đạo, tổ chức để GV thực hiện đúng và đầy đủ yêu cầu, nộidung chương trình theo quy định của Bộ GD&ĐT Để thực hiện tốt nhiệm vụ nàyHiệu trưởng nghiên cứu kỹ nhiệm vụ năm học, mục tiêu, chương trình và kế hoạchdạy học, phương pháp dạy học phù hợp với từng môn học, từng khối lớp học Từ đólàm căn cứ để thực hiện tốt chức năng chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động chuyênmôn

Hiệu trưởng các trường chỉ đạo triển khai kế hoạch hoạt động chuyên môntheo chương trình GDPT mới, gồm các nội dung sau:

[1] Chỉ đạo xác định chuẩn năng lực chuyên môn cho giáo viên[2] Chỉ đạo thực hiện đúng, đủ, có chất lượng chương trình hoạt động chuyênmôn theo chương trình GDPT mới

Trang 40

[3] Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy học theo chươngtrình GDPT mới

[4] Chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn tổ bộ môn nhằm nâng cao năng lực chogiáo viên

[5] Chỉ đạo đổi kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn theo chương trìnhGDPT mới

[6] Chỉ đạo tạo điều kiện thuận lợi về CSVC và TBDH để hỗ trợ GV thực hiệnhiệu quả các hoạt động chuyên môn theo chương trình GDPT mới

[7] Chỉ đạo tổ trưởng TCM động viên và khích lệ GV tích cực triển khai, duytrì các hoạt động chuyên môn theo chương trình GDPT mới

1.4.4 Kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn ở trường THCS theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Chủ thể quản lý phải thu thập những thông tin từ đối tượng quản lý để xemxét, đánh giá, kịp thời phát hiện những sai sót để điều chỉnh Đồng thời tìm ra nhữngnguyên nhân của thành công và thất bại để rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trìnhquản lý tiếp theo

Kiểm tra đánh giá là chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý nói chung vàtrong công tác quản lý hoạt động chuyên môn theo chương trình GDPT mới nóiriêng Theo lý thuyết thông tin, kiểm tra nhằm thiết lập mối quan hệ ngược và là khâukhông thể thiếu trong quản lý, kiểm tra là để quản lý, muốn quản lý tốt thì phải kiểmtra tốt

Nhờ có kiểm tra, đánh giá mà quá trình quản lý của hiệu trưởng được khép kínvà được điều chỉnh kịp thời Trong kiểm tra các hoạt động chuyên môn cần chú trọngcác vấn đề: Tiến độ thực hiện chương trình dạy học, phát hiện các vấn đề chưa hợp lýđể điều chỉnh; chất lượng giáo án và giờ dạy trên lớp; giáo viên đánh giá kết quả họctập của học sinh: kiểm tra, chấm bài, cập nhật điểm, đánh giá chất lượng có đúng tiếnđộ thời gian theo kế hoạch hay không,

Các nội dung kiểm tra: việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học và giáodục; việc thực hiện quy chế chuyên môn của tổ; việc thực hiện các chuyên đề của tổ;nền nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ; việc thực hiện các hoạt động ngoại khoá

Hình thức kiểm tra: Kiểm tra toàn diện: kiểm tra tất cả các khâu, các hoạtđộng của giáo viên trong tổ nhằm đánh giá một cách chính xác chất lượng của cáchoạt động; Kiểm tra chuyên đề: kiểm tra một mảng hoạt động nào đó như việc đổimới phương pháp dạy học, sử dụng thiết bị dạy học hiệu quả, ứng dụng công nghệthông tin vào dạy học,…

Ngày đăng: 09/11/2020, 01:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Lan Anh (2012), "Tìm hiểu vai trò của tổ trưởng chuyên môn ở trường THPT", Tap chi quản lý giáo dục, số 43/2012, tr.38-40.1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu vai trò của tổ trưởng chuyên môn ởtrường THPT
Tác giả: Nguyễn Thị Lan Anh
Năm: 2012
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lê trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học,Thông tư số 12/2011/TT- BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Điều lê trường trung học cơ sở, trường trunghọc phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2011
3. Hoàng Chung, Phạm Thanh Liên (1982), Một số vấn đề quản lý giáo dục, trường Quản lý giáo dục - TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề quản lý giáo dục
Tác giả: Hoàng Chung, Phạm Thanh Liên
Năm: 1982
4. Lê Thị Hải (2003), Một số biện pháp quản lý hoat động day học của Hiêu trưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ơ trường THCS huyện Đông Sơn - Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp quản lý hoat động day học của Hiêutrưởng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ơ trường THCS huyện Đông Sơn -Thanh Hóa
Tác giả: Lê Thị Hải
Năm: 2003
5. Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich (1992), Nhưng vấn đề cốt lõi của quản lý, NXB Khoa học ky thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhưng vấn đề cốt lõi của quản lý
Tác giả: Harold Koontz, Cyril Odonnell và Heinz Weihrich
Nhà XB: NXB Khoa học ky thuật
Năm: 1992
6. Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ (2006), Quá trình day học. Nxb Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình day học
Tác giả: Đặng Vũ Hoạt - Hà Thế Ngữ
Nhà XB: Nxb Đại học sư phạm
Năm: 2006
7. Hà Sy Hồ (1992), Những bài giảng về quản lý trường học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những bài giảng về quản lý trường học
Tác giả: Hà Sy Hồ
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1992
9. Phạm Quang Huân, Trần Thị Hải Yến, "Tổ chuyên môn trường phổ thông tổ chức hoạt động tự học cho đội ngũ giáo viên", Tap chi GD, số 21/2012.11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổ chuyên môn trường phổ thông tổchức hoạt động tự học cho đội ngũ giáo viên
11. K.B EERARA CEOFREY MORRIS IAN WILSON (2011), Quản trị hiêu quảhọc đường, Dự án SREM sưu tầm và biên soạn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị hiêu quả"học đường
Tác giả: K.B EERARA CEOFREY MORRIS IAN WILSON
Năm: 2011
12. K. Marx và Friedrich Engels, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
13. Nguyễn Sy Khiêm (2002), Biên pháp quản lý hoat động chuyên môn của Hiêu trưởng ơ các trường THPT thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên pháp quản lý hoat động chuyên môn của Hiêutrưởng ơ các trường THPT thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây
Tác giả: Nguyễn Sy Khiêm
Năm: 2002
14. Giáp Văn Khoa (2012), Quản lý hoat động tổ chuyên môn của Hiêu trưởng trường THPT Tân Yên- Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý hoat động tổ chuyên môn của Hiêu trưởngtrường THPT Tân Yên- Bắc Giang
Tác giả: Giáp Văn Khoa
Năm: 2012
16. M.I. Kônđacốp (1984), Cơ sơ lý luận của khoa học quản li giáo dục, Trường cán bộ Quản lý Giáo dục và đào tạo Trung ương 1, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sơ lý luận của khoa học quản li giáo dục
Tác giả: M.I. Kônđacốp
Năm: 1984
17. Vũ Thị Sơn (2011), "Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng xây dựng văn hóa học tập ở nhà trường thông qua nghiên cứu bài", Tạp chi giáo dục Hà Nội số 269/2011.27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng xây dựng vănhóa học tập ở nhà trường thông qua nghiên cứu bài
Tác giả: Vũ Thị Sơn
Năm: 2011
18. Cao Thị Minh Tú (2013), Biên pháp quản lý hoat động của tổ chuyên môn trường THPT Đoàn kết - Hai Bà Trưng- Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biên pháp quản lý hoat động của tổ chuyên môntrường THPT Đoàn kết - Hai Bà Trưng- Hà Nội
Tác giả: Cao Thị Minh Tú
Năm: 2013
20. Trần Thị Vương (2013), Một số biện pháp nâng cao năng lưc quản lý chuyên môn cho Hiêu trưởng các trường THCS huyên Thanh Trì thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ.II. Tài liệu tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số biện pháp nâng cao năng lưc quản lý chuyênmôn cho Hiêu trưởng các trường THCS huyên Thanh Trì thành phố Hà Nội
Tác giả: Trần Thị Vương
Năm: 2013
21. Blandford, Sonia (2000), Managing Professional Development in Schools, Routledge Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managing Professional Development in Schools
Tác giả: Blandford, Sonia
Năm: 2000
22. Glover, Derek & Law, Sue (1996), Managing Professional Development in Education, Routledge Sách, tạp chí
Tiêu đề: Managing Professional Development inEducation
Tác giả: Glover, Derek & Law, Sue
Năm: 1996
23. Ollingsworth, H., & Oliver, D. (2005), Makoto Yoshida, Lesson Study: A Japanese Approach to Improving Mathematics Teaching and Learning, Routledge Sách, tạp chí
Tiêu đề: AJapanese Approach to Improving Mathematics Teaching and Learning
Tác giả: Ollingsworth, H., & Oliver, D
Năm: 2005
8. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2013), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w