ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM TRẦN VĂN HƯỚNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH BẢO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM
TRẦN VĂN HƯỚNG
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH BẢO THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS TS NGUYỄN ĐỨC TRÍ
HÀ NỘI - 2008
Trang 2MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
1.3.1 Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về đổi mới giáo
1.3.3 Những yêu cầu đổi mới giáo dục Trung học phổ thông 14 1.3.4 Những nội dung đổi mới giáo dục Trung học phổ thông 15 1.4 Vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và Hiệu
trưởng trường Trung học phổ thông trong giai đoạn hiện nay 17 1.4.1 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên Trung
1.4.2 Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường Trung
1.5 Những yêu cầu đối với đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông
Trang 31.5.1 Về số lượng 23
1.6 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giáo viên
1.6.3 Các yếu tố về phát triển quy mô giáo dục, mạng lưới trường lớp 29 1.6.4 Các yếu tố về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục 29
1.7 Những nội dung chủ yếu của công tác quản lý đội ngũ giáo viên
1.7.4 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên 33 1.7.5 Kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên 35 1.7.6 Tạo điều kiện, môi trường phát triển đội ngũ giáo viên 36 Chương 2: THỰC HIỆN VIỆC QUẢN LÝĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN
2.1 Khái quát về huyện Vĩnh Bảo và giáo dục - đào tạo huyện Vĩnh Bảo 37 2.1.1 Khái quát về vị trí địa lý, dân số, tình hình kinh tế chính trị, văn hoá
2.1.2 Vài nét về giáo dục - đào tạo của huyện Vĩnh Bảo 38 2.2 Thực trạng phát triển giáo dục Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo
2.2.5 Thực trạng đội ngũ giáo viên Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo 45 2.3 Thực trạng việc quản lý và các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo trong 4
2.3.1 Thực trạng công tác lập kế hoạch, quy hoạch đội ngũ giáo viên 55
Trang 42.3.2 Thực trạng công tác tuyển chọn đội ngũ giáo viên 55 2.3.3 Thực trạng việc bố trí, sử dụng đội ngũ giáo viên 57 2.3.4 Thực trạng việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 58 2.3.5 Thực trạng việc đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên 60 2.3.6 Thực trạng việc tạo môi trường, điều kiện phát triển đội ngũ giáo viên 61 2.3.7 Đánh giá chung về công tác quản lý và các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên ở các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo trong
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN VĨNH BẢO THÀNH PHỐ HẢI PHONG NHẰM ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI
3.1.1 Một số định hướng phát triển giáo dục Trung học phổ thông huyện
3.1.2 Nguyên tắc đối với việc đề xuất biện pháp quản lý 68 3.2 Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm đáp
3.2.1 Xây dựng quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên Trung học phổ
3.2.2 Đổi mới công tác tuyển chọn và sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên
3.2.3 Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, sàng lọc đội ngũ giáo viên
3.2.5 Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên phát triển
3.3 Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp 91
PHỤ LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với mục tiêu đến năm 2020 cơ bản nước ta trở thành nước công nghiệp Trong bối cảnh hội nhập, với xu thế toàn cầu hóa, cùng với nền kinh tế tri thức, sự bùng nổ của công nghệ thông tin thì sự phát triển toàn diện của một đất nước không chỉ dựa vào tài nguyên, vốn kỹ thuật mà yếu tố ngày càng trở nên quyết định chính là nguồn lực con người, tiềm năng và năng lực sáng tạo con người Chính vì vậy, Đảng
và nhà nước ta đã chọn GD - ĐT, KH – CN là khâu đột phá, phát huy yếu tố con người, coi con người là “vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển” Chưa bao giờ, Đảng ta lại coi trọng GD – ĐT như hiện nay Điều này đã được thể hiện rất rõ trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ II của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá
VIII:“Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải phát triển mạnh mẽ giáo dục đào
tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh chóng và bền vững” [14, tr.5] Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Phát triển
GD – ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [16, tr.19]
Ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, những yêu cầu của khoa học giáo dục, xu thế đổi mới chương trình giáo dục trên thế giới và hội nhập quốc tế, đặt giáo dục nước ta đứng trước yêu cầu ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực cho công cuộc CNH, HĐH đất nước Nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 9/12/2000 về đổi mới giáo dục phổ thông đã đánh dấu một bước tiến rất quan trọng của giáo dục Việt Nam trong giai đoạn mới, đề ra mục tiêu đổi mới chương trình GDPT là xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp GD, SGK phổ thông mới nhằm nâng cao chất lượng GD toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ GD phổ thông ở các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới
Trong những năm qua ngành GD - ĐT đã xây dựng được đội ngũ nhà giáo và
Trang 6cán bộ quản lý giáo dục ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao Đội ngũ này đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng của đất nước
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự phát triển giáo dục trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục còn có những bất cập, hạn chế Điều này đã được Chỉ Thị 40 – CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư
về việc “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”
chỉ rõ: “Số lượng giáo viên còn thiếu nhiều, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng
bào dân tộc thiểu số Cơ cấu giáo viên đang mất cân đối giữa các môn học, bậc học, vùng miền Chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo có mặt chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển KT - XH, đa số vẫn dạy theo lối cũ, nặng
nề về truyền đạt lý thuyết, ít chú ý đến phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học; một bộ phận nhà giáo thiếu gương mẫu trong đạo đức, lối sống, nhân cách, chưa làm gương tốt cho học sinh, sinh viên Năng lực đội ngũ cán
bộ QLGD chưa ngang tầm với yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục ” [1, tr 1]
Do đó, việc xây dựng và phát triển ĐNGV của ngành giáo dục - đào tạo nói chung và ĐNGV trường THPT nói riêng là vấn đề quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay, đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm Ban bí thư có Chỉ thị 40 – CT/ TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 về xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Từ Chỉ thị này, ngày 11 tháng 01 năm 2005 Thủ tướng chính phủ ra Quyết
định số 09/2005/QĐ -Tg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng
đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005- 2010”, với mục tiêu
tổng quát: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn
hoá, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm nghề nghiệp, tay nghề của nhà giáo, thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả
sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” [29, tr 1]
Trang 7Trong thời gian qua ngành GD - ĐT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng đã xây dựng được một ĐNGV các cấp nói chung, cấp THPT nói riêng đông đảo về số lượng, phần lớn đạt chuẩn về bằng cấp, chất lượng ngày càng được nâng cao, về cơ bản bước đầu đảm bảo được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay Song do các trường THPT đóng trên địa bàn một huyện nông nghiệp, nằm ở xa trung tâm thành phố, bình quân thu nhập đầu người thuộc loại thấp nhất thành phố, quy mô học sinh phát triển mạnh, nhân dân hiếu học, tạo ra sức ép về việc học THPT của học sinh ngày càng tăng Thực tế này làm cho ĐNGV THPT huyện Vĩnh Bảo trở lên bất cập, bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế đó là: Số lượng GV còn thiếu nhiềuso với quy định; Cơ cấu GV còn mất cân đối giữa các bộ môn, lứa tuổi, giới tính; Một bộ phận không nhỏ GV chưa đạt chuẩn đào tạo, NLSP còn nhiều hạn chế, tỉ lệ GV có trình độ trên chuẩn rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay Từ thực tế này đặt ra yêu cầu nhất thiết phải xây dựng ĐNGV THPT đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn hoá về trình độ góp phần phát triển sự nghiệp
GD - ĐT của thành phố Hải Phòng nói chung và của huyện Vĩnh Bảo nói riêng để thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và thành phố
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của
Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay”
2 Mục đích nghiên cứu
Đề xuất các biện pháp quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
ĐNGV ở các trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Trang 84 Giả thuyết khoa học
Nếu triển khai đồng bộ các biện pháp quản lý ĐNGV được đề xuất trong luận văn thì sẽ xây dựng ĐNGV của các trường THPT huyện Vĩnh Bảo đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lý luận về quản lý ĐNGV trường THPT
- Đánh giá thực trạng ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng giai đoạn 2004 - 2008
- Đề xuất các biện pháp quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
6 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn việc đánh giá thực trạng công tác quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng trong giai đoạn
2004 - 2008
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá trong quá trình nghiên cứu các tài liệu để xác định những vấn đề
lí luận cho vấn đề nghiên cứu
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: nhằm tổng kết các kinh nghiệm quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Vĩnh Bảo
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: nhằm thu thập thông tin từ đội ngũ cán
bộ quản lý và ĐNGV của các trường THPT về thực trạng quản lý ĐNGV của Hiệu trưởng các trường
- Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong việc xem xét thực trạng và các biện pháp được đề xuất
- Phương pháp khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp được đưa ra trong luận văn
Trang 97.3 Phương pháp bổ trợ
Phương pháp xử lý số liệu thống kê
8 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đội ngũ giáo viên trường Trung học phổ thông Chương 2: Thực trạng việc quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng
Chương 3: Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng các trường Trung học phổ thông huyện Vĩnh Bảo thành phố Hải Phòng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Từ xưa tới nay, giáo dục luôn là một lĩnh vực mà ở bất kỳ thời đại nào, quốc gia nào cũng dành được nhiều sự quan tâm của toàn xã hội Ngày nay, các nước đều nhận thức được tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đối với sự phát triển của quốc gia nên giáo dục được đặt ở vị trí trung tâm trong các chiến lược phát triển đất nước Các nước trên thế giới đều coi việc phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhân tố quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia Để phát triển giáo dục cần nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng nhất là ĐNGV - nhân tố quyết định chất lượng giáo dục
Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu khoa học giáo dục đã quan tâm nghiên cứu đến các vấn đề về lý luận và thực tiễn về công tác quản lý ĐNGV cả ở góc độ quản lý
vĩ mô và vi mô Nhiều hội thảo khoa học về quản lý ĐNGV dưới góc độ quản lý giáo dục theo ngành, bậc học đã được thực hiện Nhiều kết quả, nhiều công trình nghiên cứu đã và đang được ứng dụng trong các nhà trường, hệ thống giáo dục các cấp Có
Trang 10thể kể đến một số nghiên cứu loại này của tác giả Phạm Minh Hạc, Đặng Quốc Bảo, Trần Kiểm, Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Gia Quý, Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị
Mỹ Lộc, Nguyễn Văn Lê, Nguyễn Đức Trí, Phạm Viết Vượng, Trần Kiều, Tuy nhiên việc nghiên cứu ứng dụng thực tiễn vào các cấp học, ngành học, vùng miền, các trường học trên địa bàn dân cư cụ thể, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, miền núi vẫn còn hạn chế
Những năm gần đây, nhiều luận văn tốt nghiệp thạc sĩ đã chọn đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực quản lý nguồn nhân lực trong giáo dục, trong đó có vấn đề quản lý ĐNGV Các tác giả nghiên cứu về vấn đề quản lý ĐNGV theo bậc học và ngành học,
vùng miền và địa phương khác nhau, như tác giả Lưu Hoài Nam với đề tài " Một số
biện pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên của trường Đại học Dân lập Quản lý và Kinh doanh Hà Nội", Nguyễn Thị Lan với " Những biện pháp xây dựng
và phát triển đội ngũ giảng viên của trường Cao đẳng Sư phạm Nhạc - Hoạ trung ương", Phan Văn Anh với đề tài "Biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên trong các trường Trung cấp nghề thuộc tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH đất nước", Nguyễn Hồng Sơn với đề tài " Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên tiểu học ở huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học trong giai đoạn hiện nay",
Đối với cấp học THPT có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về vấn đề này, như
tác giả Trần Thị Thu Hương với đề tài "Những biện pháp quản lí đội ngũ giáo viên
trường THPT huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây", Nguyễn Tiến Dũng với " Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Nam Định đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay", Đặng Xuân Cát với "Các biện pháp quản lí công tác chuẩn hoá đội ngũ giáo viên trường THPT Lục Nam, Bắc Giang",
Phạm Hồng Dương với "Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên của Hiệu trưởng
trường THPT Tân Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang", Nguyễn Đức Cường với
"Các biện pháp quản lý đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Yên Bái trong giai đoạn hiện nay", Các tác giả đã tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận; tìm hiểu
và đánh giá thực trạng về ĐNGV và công tác quản lý ĐNGV; đề ra các giải pháp,